1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn tăng tốc phát triển KKT Dung Quất (05/12/2005)


    Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thành lập Khu kinh tế Dung Quất, tình hình thu hút các Dự án đầu tư vào KKT Dung Quất đã có chuyển biến mạnh mẽ, nhiều Dự án có quy mô lớn đã và đang đăng ký đầu tư vào KKT Dung Quất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, chế biến, dịch vụ...
    Tính đến đầu tháng 11/2005, tại Khu kinh tế Dung Quất đã thu hút được 64 dự án với tổng vốn đầu tư dăng ký trên 50.200 tỷ đồng (tương đương khoảng 03 tỷ USD), đã có 15 dự án đi vào hoạt động, giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng trong năm 2005 ước đạt 180 tỷ, kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD, hàng hoá qua cảng Dung Quất đạt trên 550 nghìn tấn. Ngoài ra, hiện có 27 dự án với số vốn là 18.000 tỷ đồng đang đăng ký.
    Những kết quả nêu trên là cuộc cách mạng chuyển mình, làm đổi đời 1 vùng đất nghèo khó ở huyện Bình Sơn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nhiều Khu kinh tế tại khu vực miền Trung cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với những cơ chế quản lý và chính sách ưu đãi không kém gì KKT Dung Quất; vì vậy, việc thu hút đầu tư vào Dung Quất cũng đang gặp sự cạnh tranh khá quyết liệt. Mặt khác, việc đưa vào thực tiễn các nội dung về chủ trương của Bộ Chính trị tại Thông báo số 155-TBTW ngày 09/3/2005 và Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai các dự án có quy mô lớn tại Dung Quất, nhất là Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang đặt ra yêu cầu về phát triển hạ tầng ở quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, đồng bộ hơn, bao gồm cả sân bay, bến cảng, đường bộ, đường sắt, nơi ăn ở, chất lượng nguồn nhân lực, các yêu cầu về sinh hoạt, học hành, chữa bệnh, giải trí và các dịch vụ tiện ích... Từ Nhà máy luyện thép lò cao, các dự án hoá dầu, hoá chất, công nghiệp nặng, điện tử đã và đang đăng ký đầu tư vào Dung Quất và yêu cầu phục vụ triển khai Nhà máy lọc dầu Dung Quất đòi hỏi phải tính đến việc thay đổi tuyến đường cao tốc Dốc Sỏi ?" Cảng Dung Quất để có quỹ đất đủ yêu cầu cho Nhà máy luyện phôi thép lò cao, Nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp nặng gắn với cảng chuyên dùng cho nhà máy để nhập quặng và xuất sản phẩm, Khu dịch vụ hậu cần Cảng + Khu bảo thuế; nảy sinh vấn đề thiếu cảng xuất nhập khẩu hàng hoá và cần thiết phải triển khai ngay việc xây dựng khu dịch vụ hậu cần Cảng và khu dịch vụ dầu khí phục vụ cho quá trình xây dựng Nhà máy lọc dầu, các nhà máy hoá dầu ?" hoá chất, công nghiệp quy mô lớn khác; yêu cầu đảm bảo về hệ thống hạ tầng như: đường giao thống vận chuyển thiết bị dầu khí (250.000 tấn thiết bị, trong đó có loại thiết bị siêu trường siêu trọng nặng trên 1.000 tấn), cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, cấp điện, quy hoạch hệ thống cấp gas và hơi; vấn đề đền bù, GPMB, tái định cư với số lượng lớn với yêu cầu tiến độ khẩn trương, cùng lúc; việc ăn ở, chữa bệnh, đi lại, nghỉ ngơi, sinh hoạt của khoảng 600-700 chuyên gia nước ngoài và 13.000-15.000 công nhân xây dựng sẽ có mặt vào thời điểm cuối năm 2006 để xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, khoảng 200 ?" 300 chuyên gia nước ngoài và khoảng 10.000 công nhân xây dựng các nhà máy đóng tàu, luyện thép, công nghiệp nặng Doosan... và trên 10.000 công nhân lao động trong các nhà máy khác của Khu kinh tế Dung Quất.
    Đây là những vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài cần tập trung chỉ đạo, giải quyết và tất yếu là phải huy động nhiều nguồn lực và với sự nổ lực cao; không chỉ từ Nhà nước mà còn từ các Doanh nghiệp, không chỉ của tỉnh Quảng Ngãi mà liên quan đến cả khu vực với cấp độ khác hơn, với tính tính chất và quy mô lớn hơn. Hơn bao giờ hết, yêu cầu của sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất phải bắt đầu từ sự chủ động, sử nổ lực tổng lực để vượt qua thách thức trong giai đoạn này.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Vị Tướng tài hoa Nguyễn Chánh (1914-1957) (08/12/2005) ​
    Đồng chí Nguyễn Chánh quê ở Thọ Lộc (nay thuộc xã Tịnh Hà) huyện Sơn Tịnh. Ông sinh ra ở một trong mười hai cảnh đẹp của Quảng Ngãi (Hà nhai vãn độ ). Nơi đây, ngày xưa sát bờ sông là chợ chiều buôn bán tấp nập, bến Biền ghe thuyền qua lại đông vui, xóm làng sầm uất, kéo dài từ sát bờ sông ra phía Bắc giáp đường lộ từ huyện lỵ Sơn Tịnh đi Đồng Ké. Ở đây đào giếng nơi nào cũng mạch nhiều, nước ngọt lịm nên có câu ca:
    ?oAi xa nhớ trở về quê
    Trước sông, sau chợ, giếng kề một bên?

    Quê hương ông đã sinh ra biết bao nhiêu người có học vị, cử nhân, tú tài nho học. Nhiều nhà yêu nước đứng lên lãnh đạo nhân dân, tổ chức nhiều cuộc bạo động chống Tây xâm lược và triều đình phong kiến bán nước. Hàng chục sĩ phu đã bị quân giặc xử chém, bêu đầu, nhưng phong trào vẫn liên tiếp bùng nổ lan rộng. Bản thân ông Tây học không bao nhiêu, nhưng Hán học thì rất giỏi. Gia đình ông nhất là về phía mẹ là một gia đình có truyền thống văn chương, mẹ ông thường ca ngợi cuộc khởi nghĩa do Lê Trung Đình lãnh đạo. Ông sinh ra trên mãnh đất địa linh nhân kiệt, sản sinh nhiều nhà yêu nước, nhiều nhà thơ phú. Ông đã hấp thụ dòng sữa của mẹ có dòng máu tài hoa, phong phú, thâm thuý. Có thể coi là nền tảng văn hoá sâu sắc, ông cũng làm nhiều thơ. Ông tham gia cách mạng rất sớm, bị địch bắt tra tấn tù đày ở lao Quảng Ngãi, về năm 1933 ông có làm bài thơ kích động phong trào cách mạng, cổ vũ thanh niên đứng lên bẻ gãy gông xiềng:
    ?oĐường dài còn lắm nỗi chông gai
    Tri kỷ ai về nhắn với ai
    Vàng thật quản gì lo lửa đốt
    Ngựa hay đâu sá nỗi đường dài
    Mong cho thành Gấm: Chờ thêu dệt
    Muốn được nên Kim: Đợi sắt mài
    Nước chảy đá mòn là thế ấy
    Cho hay thành bại bởi nhân tài?
    Ông đã có nhận định, làm cuộc cách mạng này phải trải qua một con đường dài, lắm nỗi chông gai. Thật vậy, từ ngày ra đời của bài thơ ấy cho đến cách mạng tháng tám thành công phải trải qua mười hai năm, biết bao nhiêu thăng trầm, nhiều cuộc nổi dậy bị dìm trong bể máu, nhiều chiến sĩ bị chặt, bêu đầu. Tuy vậy, ông cũng khuyên những người tri kỹ ?oVàng thật không quản gì lửa đốt, ngựa hay không sá nỗi đường dài. Mong cho thành Gấm (Quảng Ngãi) chờ thêu dệt? thành những bông hoa tươi thắm. Quả thật như vậy, một người ngã xuống thì mười ngưòi đứng lên, làm nên cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945), cùng cả nước cướp chính quyền trong cách mạng tháng tám (14/8/1945). Câu kết của bài thơ mới tuyệt làm sao: ?oCho hay thành bại bởi nhân tài?. Câu này làm chúng ta nhớ lại câu kết truyện Kiều của Nguyễn Du
    ?oThiện căn ở tại lòng ta
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài?
    Với Nguyễn Chánh, cuộc cách mạng có thành công hay không chính là ở con người, con người làm nên lịch sử, phải là con con người hiền tài, phải có cả đức lẫn tài mới làm nên sự nghiệp vẻ vang . Ở Nguyễn Du rất coi trọng chữ tâm, coi đạo đức là gốc, nếu có tài mà không có đức cũng trở thành vô dụng.
    Sau khi thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù, Nguyễn Chánh là ngôi sao toả sáng, có nhiều công lao ở Quảng Ngãi và liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp, là Bí thư liên Khu uỷ kiêm Chánh uỷ Quân khu 5. Sau khi tập kết ông giữ trọng trách ở Bộ Quốc phòng, là chủ nhiệm Tổng Cục cán bộ. Nhưng tiếc thay, viên ngọc toả sáng ấy không dài, ông đã mất năm 1957 ở tuổi 43 đầy sức sống.

    Học tập ông, noi gương đồng chí, chúng ta hãy cống hiến nhiều hơn nữa. Vì sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đưa tỉnh nhà thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiếng lên ngang với các tỉnh trong phạm vi cả nước./.
    Hồ Ngọc Chu

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chủ trương đầu tư dự án Tin học hóa hoạt động Thư viện tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi ​
    UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương chuẩn bị đầu tư dự án Tin học hóa hoạt động Thư viện tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu của dự án nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Thư viện tổng hợp tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của Thư viện.
    Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho Thư viện tổng hợp tỉnh; bao gồm : trang bị hệ thống mạng cục bộ, hệ thống máy chủ và máy trạm cho các ứng dụng, các thiết bị nhập liệu và thiết bị ngoại vi, kết nối internet và mạng diện rộng; trang bị phần mềm thư viện điện tử, phần mềm địa chỉ, trang thông tin điện tử (Website) của Thư viện; xây dựng cơ sở dữ liệu và hồi cố dữ liệu; đào tạo, tập huấn cán bộ.
    Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 1.500 triệu đồng, từ nguồn ngân sách cấp. Dự án là một thành phần thuộc Đề án 112 của tỉnh.
  4. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Thông qua đây mình xin chúc mừng Thư viện KHTH Quảng Ngãi đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án tin học hoá trong hoạt động thư viện.
    Thư viện này có với mình rất nhiều kỉ niệm một thời học sinh,đặc biệt mình rất cảm kích sự nhiệt tình của các anh chị phục vụ trong thư viện đối với mọi người đến học hay mượn tài liệu
    Chúc các anh chị luôn dồi dào sức khoẻ
    Được lEVANTAM20_11 sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 12/12/2005
  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0

    Được lEVANTAM20_11 sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 12/12/2005
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tân Thành- Dung Quất đi vào hoạt động (12/12/2005)

    Sáng ngày 11 tháng 12, tại Phân Khu Công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tân Thành- Dung Quất làm lễ khánh thành và chạy thử, chuẩn bị đưa nhà máy vào hoạt động . Đến dự có ông Nguyễn Kim Hiệu - Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Thanh Quang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng Lãnh đạo Ban quản lý KKT Dung Quất và các doanh nghiệp đầu tư tại Dung Quất?
    Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tân Thành - Dung Quất được xây dựng trên diện tích 8,6 ha có tổng vốn đầu tư 72 tỉ đồng. Giai đoạn 1 Công ty xây dựng 6 phân xưởng, công suất sản xuất mỗi tháng 40 container, xuất khẩu sản phẩm bàn ghế gỗ sang thị trường Mỹ, giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động. Giai đoạn 2, Nhà máy sẽ xây dựng thêm 6 phân xưởng, nâng tổng công suất nhà máy lên gấp đôi, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ dân dụng sang Hà Lan và Hàn Quốc.
    Tại buổi lễ, ông Nguyễn Kim Hiệu, Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những nỗ lực của của công ty đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng chuẩn bị đưa nhà máy đi vào hoạt động và tin tưởng Công ty sẽ làm ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu?

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bước đột phá trong nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ngãi (12/12/2005)

    Năm 2005, đánh dấu bước phát triển mới về nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Quảng Ngãi trên 2 lĩnh vực nuôi nước lợ, nước ngọt; cả 3 mặt diện tích, năng suất, sản lượng đều đạt được kết qủa khả quan, từng bước nâng lên rõ rệt.
    Đến nay; diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là 730 ha, đạt 100% kế hoạch năm; trong đó 580 ha vùng triều, 150 ha vùng đất cát, sản lượng tôm thu được khoảng 3005 tấn (tôm sú 600 tấn, tôm chân trắng 2405 tấn), đạt 200 % kế hoạch năm. Đây là sản lượng tôm nuôi cao nhất từ trước đến nay.
    Nuôi tôm sú: Diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh là 492,5 ha, sản lượng thu hoạch 600 tấn/ha; năng suất bình quân đạt 1,2 tấn/ha; một số nơi năng suất đạt 3 tấn/ha (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức). Diện tích nuôi tôm sú bị dịch bệnh trong năm 2005 chừng 32 ha, giảm đáng kể so với các năm trước đây.
    Nuôi tôm chân trắng (trên đất cát; vùng triều). Diện tích nuôi tôm chân trắng là 237,5 ha (trong đó nuôi tôm trên cát 150 ha; vùng triều 87,5 ha). Chủ yếu tập trung ở hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ; thu hoạch trên 2400 tấn tôm, năng suất bình quân 8-10 tấn/ha/vụ. Đa số hộ thả nuôi từ 2-3 vụ, có hộ đã thả nuôi vụ thứ 4 trong năm. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên đất cát khá cao, bình quân một hồ nuôi có diện tích từ 2500-3000 m2, mỗi vụ nuôi lãi từ 25 triệu ?" 30 triệu đồng.
    Nuôi tôm chân trắng vùng triều 87,5 ha, năng suất đạt 5-6 tấn/ha/vụ; hiệu quả kinh tế khá cao, vì ít bị dịch bệnh.
    Nuôi cá nước ngọt: Toàn tỉnh có 670 ha mặt nước nuôi cá đạt 100% kế hoạch, năng suất khá cao, bình quân đạt 1,2 tấn/ha; sản lượng 808 tấn gấp 5,3 lần so với năm 2000. Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống như cá mè, trắm cỏ, cá chép, cá trôi... đã đưa vào nuôi một số đối tượng mới như cá rô phi đơn tính, cá lóc, cá chình, cá tra, cá bống tượng, ếch... đều phát triển tốt.
    Hình thức nuôi phong phú, đa dạng bao gồm nuôi ở ao hồ nhỏ, mặt nước lớn, nuôi ***g, nuôi đăng quần, nuôi cá lúa kết hợp...
    Đã tổ chức tốt việc tập huấn kỹ thuật nuôi cá cho nhân dân các huyện miền núi thông qua chương trình khuyến ngư và thực hiện hỗ trợ cước vận chuyển cá giống đối cới huyện miền núi nên đã thu hút hàng ngàn hộ dân tham gia nuôi cá. Riêng huyện Trà Bồng có 294 hộ gia đình nuôi cá diện tích 8,1 ha; huyện Minh Long có 149 hộ gia đình nuôi cá diện tích 13 ha gồm 131 ao nuôi... năng suất bình quân 1,5-2 tấn/ha.
    Phong trào nuôi cá ở miền núi phát triển, góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo ở miền núi Quảng Ngãi.
    Những kết quả trên, tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản có thể phát triển nhanh, mạnh, ổn định và bền vững trong thời gian đến, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 3,5 triệu USD vào năm 2006 và 8 triệu USD vào năm 2010.
    Tuy nhiên, nội lực Nuôi trồng thuỷ sản chưa mạnh, khâu có tính quyết định là con giống thì sản xuất còn quá ít; số lượng trại giống có thể sản xuất được là 13 trại, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với phong trào nuôi tôm. Năm 2005, toàn tỉnh đã sản xuất và ương nuôi được 105 triệu con giống PL 15, đạt 75% kế hoạch; do yêu cầu về tôm giống chân trắng rất cao, khoảng 400 trăm triệu con giống PL 15 nên phần lớn phải nhận giống ngoài tỉnh, trong khi số lượng tôm giống qua kiểm dịch chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng giống thả nuôi./.

  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DUNG QUẤT (13/12/2005)

    Nhằm phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất triển khai xây dựng Khu kinh tế Dung Quất theo đúng các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Chương trình hành động đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
    Nội dung Chương trình bao gồm 10 Chương trình sau đây:
    -Chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ
    -Chương trình ứng dụng khoa học, công nghệ mới, xây dựng khu công nghệ cao
    -Chương trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
    -Chương trình Dịch vụ, Du lịch và các dịch vụ khác
    -Chương trình đào tạo, nguồn lực
    -Chương trình Xúc tiến đầu tư
    -Chương trình quảng bá, tuyên truyền
    -Chương trình Đền bù, tái định cư
    -Chương trình bảo đảm An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, An ninh quốc phòng
    -Chương trình thực hiện Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất.
    Các mục tiêu cụ thể, đơn vị phụ trách được xác định cho mỗi chương trình. Chương trình cũng đã đề ra 6 giải pháp lớn tổ chức thực hiện, thể hiện quan điểm nhất quán, phối hợp toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp, quyết tâm xây dựng thành công Khu kinh tế Dung Quất.


  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện chính trị trọng đại (13/12/2005)​

    Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII khai mạc là sự kiện chính trị trọng đại trong đời sống chính trị tỉnh nhà.
    Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đổi mới và phát triển, các đại biểu sẽ tập trung sức lực bàn việc Đảng, việc dân.Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII diễn ra trong thời cơ, vận hội mới, trong tình hình kinh tế-xã hội tỉnh nhà có những chuyển biến tích cực. 5 năm qua, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mức cao, xấp xỉ 10,3%. Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết XVI đều đạt và vượt. Các công trình đầu tư bắt đầu phát huy hiệu quả tốt. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Sự nghiệp văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế miền núi, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương... đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh ta đã tạo được thế và lực rất cơ bản cho hành trình vào giai đoạn tăng tốc 2006-2010.
    Cùng với năng lực phát triển nội tại, Khu Kinh tế Dung Quất đang và sẽ chuyển động mạnh với mục tiêu năm 2009 có sản phẩm dầu và hàng loạt nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và bền vững với những sản phẩm mạnh ra đời sẽ tác động rất tích cực đối với tỉnh ta nói riêng và khu vực nói chung.
    Đại hội XVII có trách nhiệm đánh giá, phân tích những thành tựu, tổng kết thực tiễn, chỉ rõ những khuyết điểm, thu hút trí tuệ toàn Đảng, toàn dân để vạch hướng đi tới, đồng thời bầu Ban chấp hành mới đủ đức, đủ tài, đủ sức gánh vác trọng trách trước Đảng, trước dân. Đảng bộ và nhân dân trao gửi trọn niềm tin tưởng và phấn khởi vào Đại hội. Đại hội XVII sẽ thể hiện rõ trách nhiệm, ý chí tự lực cánh sinh, nắm lấy vận hội, đẩy lùi nguy cơ, đúc rút những bài học kinh nghiệm bổ ích cho nhiệm kỳ mới.
    Với phương châm phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; với giải pháp huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp - dịch vụ theo hướng CNH, HĐH; với động lực là phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân; mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế 17 - 18%, đạt tỉnh khá vào năm 2010 đang đặt lên vai Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.
    Đó cũng chính là sứ mệnh lịch sử của Đại hội XVII.
    Theo Q.N
    NHỮNG ĐỊA DANH
    TỔ CHỨC CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH

    1. Làng Hùng Nghĩa, huyện Đức Phổ: Đại hội lần thứ Nhất - tháng 6/1930.
    2. Trường Nông khí An Nhơn - Tịnh An, Sơn Tịnh: Đại hội lần thứ 2- tháng 6/1946 .
    3. Xã Hành Đức, Nghĩa Hành: Đại hội lần thứ 3 ?" tháng 2/1949.
    4. Khu Rừng Dê, Tịnh Sơn, Sơn Tịnh: Đại hội lần thứ 4 ?" tháng 3/1950.
    5. Bàu Súng, Đức Chánh, Mộ Đức: Đại hội lần thứ 5, từ 26-3 đến 12/4/1950.
    6. Di Ngâu, Trà Trung, Trà Bồng: Đại hội lần thứ 6 ?" tháng 2/1960.
    7. Xã Ba Điền, Huyện Ba Tơ: Đại hội lần thứ 7 ?" tháng 1/1965.
    8. Xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà: Đại hội lần thứ 8 ?" tháng 10/1968.
    9. Mang Xinh,Trà Bồng: Đại hội lần thứ 9 ?" tháng 11/1970.
    10. Đá Sơn, Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa: Đại hội lần thứ 10 ?" tháng 8/1973.
    11. Thành phố Quy Nhơn: Các Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình.
    lần thứ 11,12,13.
    12. Thị xã Quảng Ngãi: Đại hội lần thứ 14 - tháng 10/1991; Đại hội lần thứ 15 - tháng 5/1996; Đại hội lần thứ 16 - tháng 3/2001.


  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII nhiệm kỳ 2005- 2010 - ************* Trần Đức Lương tham dự và chỉ đạo Đại hội. (14/12/2005)

    Đồng chí Trần Đức Lương - Uỷ viên Bộ Chính trị - ************* phát biểu chỉ đạo Đại hội
    Sáng nay, tại thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2005- 2010. Tham dự đại hội có 299 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 30.000 đảng viên tại 20 Đảng bộ trực thuộc. Tham dự Đại hội còn có đại điện lãnh đạo các Ban, Vụ Trung ương Đảng; các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ... Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi vui mừng đón đồng chí Trần Đức Lương, Uỷ viên Bộ chính trị, ************* về tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
    Sau khi nghe đồng chí Phạm Sy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Ngãi báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2005- 2010; đồng chí Nguyễn Kim Hiệu, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ************* Trần Đức Lương phát biểu chỉ đạo Đại hội: Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Đức Lương nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng và những kết quả tiến bộ mà Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được trong 5 năm qua. Đồng chí Trần Đức Lương đề nghị: Trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ qua, quán triệt và vận dụng sáng tạo các định hướng lớn của Trung ương để đưa ra phương hướng mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sát đúng, giải quyết có hiệu quả các vấn đề vừa thiết thực vừa mang tầm chiến lược lâu dài đặt ra từ thực tiễn của địa phương. Đồng chí nhấn mạnh: Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cần gắn kết chặt chẽ, hài hoà sự phát triển của tỉnh dưới mái nhà chung là các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây nguyên. Khu kinh tế Dung Quất đang trở thành Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc hoá dầu, hoá chất và các ngành công nghiệp có qui mô lớn khác. Nơi đây đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi đáp ứng đến đâu cơ hội "ngàn vàng" này. Đồng chí đề nghị tỉnh Quảng Ngãi phải gắn kết chặt chẽ 3 nội dung: Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá- nền tảng tinh thần của xã hội; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó, về phát triển kinh tế phải tạo ra sự phát triển nhảy vọt của ngành công nghiệp trên cơ sở tận dụng lợi thế do sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, phát triển mạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ đi liền với kiểm soát chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường; phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ phục vụ trực tiếp cho quá trình tăng trưởng. Điều quan trọng là tỉnh phải huy động tối đa các nguồn lực đang còn tiềm tàng trong nhân dân và các nhà đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng. Đối với phát triển văn hoá và thực hiện chính sách xã hội phải luôn gắn chặt với mục tiêu kinh tế; bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá, phát huy các giá trị truyền thống xây dựng nếp sống văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng và trong hệ thống chính trị thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội và chương trình xoá nhà tạm cho người nghèo, nhất là quan tâm chăm lo đối với gia đình chính sách. Trong công tác xây dựng Đảng, đồng chí Trần Đức Lương chỉ đạo: Quảng Ngãi phải coi trọng yêu cầu đổi mới tư duy, chống cho được bệnh bảo thủ, trì trệ; phải chăm lo nhiều hơn nữa cho sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ mà trước hết là Ban chấp hành; xây dựng cho được đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, có phẩm chất, có năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
    Đại hội tiếp tục làm việc đến ngày 16/12/2005.

Chia sẻ trang này