1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoixuquang

    nguoixuquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Mục này thấy toàn good news, chơi một phát kg good cái nào:
    http://www2.thanhnien.com.vn/Phapluat/2006/1/12/135436.tno
    Mà cũng chẳng biết mình đặt ở đây có ok kg nữa
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi ​

    Sau một thời gian tiến hành các thủ tục cổ phần hoá theo luật định, ngày 15/01/2006 Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt trước đông đảo quan khách và bà con nông dân trồng mía các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum cùng khách hàng truyền thống của Công ty trên khắp 3 miền đất nước.
    Sau 30 năm xây dựng và phát triển, ngày nay Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm chế biến đường và các sản phẩm sau đường lớn trong cả nước và là đơn vị chiếm gần 2/3 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ chỗ chỉ có một nhà máy đường công suất 1.500 tấn mía/ngày và một nhà máy cồn 1.2 triệu lít/năm, Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi đã có 11 nhà máy, xí nghiệp với hơn 40 loại sản phẩm có mặt trên hầu hết các thị trường cả nước và đã tham gia xuất khẩu sang các nước và lãnh thổ Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Campuchia và các nước Trung đông, 4 sản phẩm của Công ty đã vinh dự nhận danh hiệu Sao vàng đất Việt, được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty đã thu hút gần 4.000 lao động tại địa phương, thu nhập bình quân 1,9 triệu đồng.người/tháng, nộp ngân sách (năm 2005) 150 tỷ đồng. Công ty còn nhận phụng dưỡng 40 mẹ VNAH, xây mới 51nhà tình nghĩa, 3 trường học, tặng 150 sổ tiết kiệm...Sự tồn tại và phát triển của Công ty gắn chặt với hàng ngàn hộ nông dân trồng mía ở 3 tỉnh.
    Với quyết định số 2610/QĐ/BNN-**DN ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi chính thức ra đời có tổng vốn điều lệ gần 50 tỷ đồng (trong đó vốn nhà nước chiếm 28%) với 3.100 cổ đông tham gia ( 1 cổ đông là đại diện vốn nhà nước, 2 cổ đông là pháp nhân, 3.097 cổ đông là cá nhân). Lãnh đạo Công ty Cổ phần là Hội đồng quản trị gồm 9 thành viên và Ban Tổng giám đốc điều hành có 4 thành viên.
    Trong báo cáo của Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Lễ ra mắt Công ty cổ phần cho thấy, trong những năm đến, Công ty đã hoạch định một chiến lược kinh doanh khá thận trọng nhưng có tính khả thi cao. Hy vọng, Công ty sẽ phát huy tốt những kinh nghiệm tích luỹ trong 30 năm qua và những kết quả đạt được trong những năm gần đây, phát huy tốt những lợi thế mới dưới mô hình Công ty Cổ phần để tạo bước đột phá trong những năm đến .

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quy định về tổ chức giết mổ và bán thịt, trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ​
    Nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý việc giết mổ, vận chuyển, mua bán thịt, trứng gia cầm để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và quyền lợi người tiêu dùng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định ban hành phương án tổ chức giết mổ và bán thịt gia cầm, trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh, được triển khai bắt đầu từ ngày 14/01/2006 đến trước ngày 30/3/2006.
    Phương án này qui định cụ thể các điều kiện về cơ sở giết mổ gia cầm, điều kiện bán thịt gia cầm, trứng gia cầm, giá mua bán trứng, thịt gia cầm; mạng lưới giết mổ, mua bán thịt gia cầm, trứng gia cầm sạch... Theo đó, các cơ sở giết mổ gia cầm phải bố trí ở nơi sạch sẽ, thoáng mát; có hố sát trùng cho người và phương tiện ra vào lò mổ; nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị đảm bảo vệ sinh, người giết mổ được khám sức khoẻ định kỳ; có đủ nước sạch để giết mổ, có nơi xử lý chất thải, có cán bộ Thú y có thẩm quyền kiểm tra.
    Cơ sở chế biến thịt, trứng gia cầm phải thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ chế biến sản phẩm, có các biện pháp xử lý chất thải đạt loại B/TCVN. Cơ sở kinh doanh thịt, trứng gia cầm phải có thiết bị bảo quản mát, đông lạnh, bàn khay, tủ kính phải làm bằng thiết bị không rỉ, không thấm nước, vô trùng; thịt và trứng gia cầm khi đưa ra thị trường phải có bao bì, nhãn mác và có kiểm dịch thú y...
    Việc vận chuyển gia cầm, trứng gia cầm phải đảm bảo gia cầm khoẻ hoàn toàn mạnh, có nguồn gốc nuôi dưỡng rõ ràng; gia cầm ở vùng không có dịch cúm gia cầm hoặc có dịch cúm gia cầm nhưng đã đảm bảo thời gian cách ly an toàn được cơ quan thú y xác nhận; gia cầm đã được tiêm phòng vắc xin phòng sau thời gian ít nhất 14 ngày. Việc mua, bán, vận chuyển gia cầm liên huyện, liên tỉnh: phải được cơ quan thú y xác định nguồn gốc và kiểm dịch theo quy định; phương tiện vận chuyển chuyên dùng phải có biển báo ?oXe vận chuyển gia cầm đã kiểm dịch?
    Về mạng lưới giết mổ: ở thành phố Quảng Ngãi sẽ có từ 3 đến 4 cơ sở giết mổ tập trung, dự kiến tại Khu công nghiệp Quảng Phú 1 điểm, xã Nghĩa Dũng từ 2 đến 3 điểm; các điểm bán hàng được bố trí khu vực chợ Quảng Ngãi từ 1- 2 điểm, Siêu thị Quảng Ngãi 1 điểm, chợ Thu Lộ 1 điểm. Ở các huyện có thể tổ chức một điểm giết mổ tập trung tại chợ Trung tâm, Thị trấn hoặc chính quyền hướng dẫn cho nhân dân tự giết mổ và bán hàng tại một khu vực riêng biệt trong chợ.
    Sở Thương mại - Du lịch cấp phép kinh doanh tạm thời hoặc uỷ quyền cho các huyện thành phố cấp giấy phép tạm thời cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh, bảo quản thịt và trứng gia cầm.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bốn kiến nghị gửi Thủ tướng chính phủ về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất ​
    Ngày 13/01/2006, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội Hồ Đức Việt đã ký văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tưởng Chính phủ báo cáo kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
    Sau phần nhận xét, ghi nhận 6 kết quả thực hiện được của Ban quản lý Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ sau khi Quốc hội có nghị quyết 44 về ?oTập trung chỉ đạo xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất?, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường nêu ra ba vấn đề cần đặc biệt quan tâm: việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho Nhà máy thực hiện chậm; cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ xây dựng Nhà máy và phát triển kinh tế- xã hội ở Dung Quất chưa đáp ứng yêu cầu và các gói thầu EPC 5A, 5B và 7 do các nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện đều chậm tiến độ. Đoàn giám sát đưa ra bốn kiến nghị gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết khó khăn, bảo đảm tiến độ xây dựng Nhà máy lọc dầu theo Nghị quyết số 44 của Quốc hội.
    Một là ?oKiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nâng cấp tuyến đường từ Bình Long đến Cảng Dung Quất, trước hết là đoạn tuyến từ Nhà máy lọc dầu đến Cảng; đồng thời xây dựng các bến cảng sao cho kịp phục vụ nhu cầu vận chuyển để xây dựng Nhà máy lọc dầu và không cản trở giao thông khi Nhà máy bước vào giai đoạn thi công, xây dựng?. Hai là ?okiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành hữu quan tạo điều kiện cho các nhà thầu thuộc quyền quản lý của mình bổ sung năng lực về vốn và thiết bị để thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình?. Ba là ?oKiến nghị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các nhà thầu cần kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh theo nguyên tắc không được thay đổi tiêu chuẩn dự án, không được tăng giá trị hợp đồng vì lý do chủ quan, tự chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề phát sinh và bảo đảm đúng tiến độ xây dựng Nhà máy?. Bốn là ?oKiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo việc hoàn thiện và phê duyệt kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu, tạo điều kiện cho Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất lập dự án về đào tạo nghề, nâng cấp Trường dạy nghề Dung Quất phục vụ cho Khu kinh tế Dung Quất?.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Liên kết dạy nghề kỹ thuật lập trình tin học ​
    Ngày 13/01/2006, UBND tỉnh có văn bản đồng ý cho Trung tâm Đào tạo và phát triển công nghệ thông tin Dung Quất liên kết với Công ty cổ phần tin học công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức lớp dạy nghề kỹ thuật lập trình tin học tại Quảng Ngãi năm 2006.
    Cũng trong văn bản này UBND tỉnh giao nhiện vụ cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội: hướng dẫn Trung tâm Đào tạo và Phát triển công nghệ thông tin Dung Quất thực hiện liên kết dạy nghề; quản lý chương trình dạy nghề, tổ chức quá trình dạy nghề đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước; kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức lớp dạy nghề của Trung tâm Đào tạo và Phát triển công nghệ thông tin Dung Quất để xác định số lượng tuyển sinh năm 2006 cho phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy và học.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    THƯƠNG HIỆU VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỨC LỢI
    Tỉnh Quảng Ngãi có khá nhiều làng nghề truyền thống, các sản phẩm nổi tiếng tiêu thụ không những trong tỉnh mà còn tiêu thụ đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: nghề làm nước mắm Kỳ Tân, An Chuẩn (xã Đức Lợi), nghề làm mạch nha ( xã Đức Tân), nghề đan võng (xã Đức Chánh), nghề Đúc đồng (Đức Hiệp- huyện Mộ Đức), nghề đan đác (Tịnh Ấn Tây), nghề rèn (Tịnh Minh- huyện Sơn Tịnh), nghề làm đường phèn, đường phổi ở nhiều địa phương trong tỉnh.

    Nhưng có thể thấy rằng hiện nay nhiều làng nghề trong tỉnh đã mai một, sản xuất cầm chừng với sản lượng nhỏ. Trong những làng nghề truyền thống ấy, hiện nay đang phát triển sôi nổi và nhộn nhịp nhất là các làng nghề làm nước mắm Kỳ Tân, An Chuẩn (xã Đức Lợi, Mộ Đức) và nghề mây tre đan (Tịnh Ấn Tây, Sơn Tịnh) đang thu hút hàng trăm gia đình tham gia sản xuất với qui mô lớn tiêu thụ rộng rãi trong nước và tham gia xuất khẩu. Riêng làng nghề truyền thống làm nước mắm ở xã Đức Lợi được coi là nơi tiên phong trong cơ chế thị trường đó là đăng ký thương hiệu sản phẩm, chính vì thế làng nghề này phát triển ngày càng mạnh và qui mô hơn những năm trước rất nhiều.

    TỪ MỘT LÀNG NGHỀ NỔI TIẾNG...
    Tâm sự với chúng tôi, anh Lê Thanh Phách, Chủ tịch UBND xã Đức Lợi cho biết: Nghề làm nước mắm ở làng Kỳ Tân, An Chuẩn này là làng nghề chế biến nước mắm truyền thống, "nó" đã gắn bó từ bao đời nay đối với người dân ven biển, ven sông ở vùng quê nghèo này. Đã có lần anh hỏi các cụ cao niên trong làng về "ông Tổ" của làng nghề nước mắm quê mình là ai, không cụ nào nhớ được mà chỉ nói từ đời ông, đời cha đã có và cứ thế truyền từ đời này sang đời khác, đời trước truyền nghề lại các đời sau cho con, cho cháu làm ăn. Hiện nay toàn xã Đức lợi có hơn 8.500 người dân với 1.650 hộ sinh sống. Là một xã phía Đông mặt giáp biển, phía Bắc giáp với đọan cuối dòng sông Vệ và cửa Lở, bà con ngư dân xã này không phát triển mạnh nghề đánh bắt hải sản được bởi đây là vùng bãi ngang, cửa biển thường bị bồi lấp, tàu thuyền lớn không vào ra được bình thường như các cửa biển khác trong tỉnh, do vậy nên cả xã chỉ có hơn 80 hộ có tàu thuyền với tổng công suất gần 2.400 mã lực, chủ yếu đánh bắt hải sản ven bờ. Từ xa xưa, hai làng nghề này cũng chỉ có khoảng 50 gia đình chuyên chế biến nước mắm, sản xuất ra đến đâu các gia đình giao cho con, cháu trong gia đình gánh đi bán khắp các huyện trong tỉnh, kể cả các huyện lỵ ở miền núi, nhiều khi gánh một gánh nước mắm khoảng 50- 60 lít đi bán mất vài ngày mới xong. Còn theo ông Trần Quang Hiền, chủ cơ sở thương hiệu nước mắm Bảy Hiền cho biết: Theo lời chỉ bảo của ông, cha và kinh nghiệm các đời sau này cho thấy: Muốn chế biến nước mắm cá cơm hoặc cá nục có hương vị thơm ngon nhất phải đánh bắt cá cơm tại vùng biển địa phương từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm, bởi thời gian này cá không còn lượng bùn, sống trong vùng nước sạch. Còn chế biến nước mắm từ cá nục phải mua từ tháng ba đến tháng 6 âm lịch, đây chính là vụ cá nổi rộ nhất. Ngoài ra, bà con ở đây còn làm mắm ngừ, mắm mực, mắm kình, mắm nhum, mắm tôm...là những loại mắm đặc sản chỉ dùng trong gia đình hoặc biếu cho người thân.
    ĐẾN THƯƠNG HIỆU VỀ LÀNG NGHỀ
    Còn ngày nay, ở làng Kỳ Tân, An Chuẩn có khoảng 300 hộ chuyên chế biến và buôn bán nước mắm, Theo anh Lê Thanh Phách, Chủ tịch UBND xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức thì hàng năm toàn xã sản xuất với sản lượng nước mắm cá cơm đạt từ 3 triệu đến 3,5 triệu lít từ 22- 25 độ đạm. Để chế biến đạt sản lượng trên, những hộ chuyên làng nghề chế biến nước mắm ngoài việc mua cá cơm của ngư dân trong tỉnh như cửa biển Mỹ Á, Sa Cần, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Cửa Đại chiếm khoảng 30%, số lượng cá còn lại phải đi các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên để mua, những ngày mùa vụ bình quân mỗi ngày trong mùa vụ mua cá chế biến khoảng 50 tấn cá tươi. Đến nay hai làng nghề này đã có 21 cơ sở sản xuất nước mắm đã đăng ký thương hiệu sản phẩm, mỗi cơ sở nhỏ có từ 5 đến 7 lao động, cơ sở lớn có vài chục lao động. Hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí mỗi cơ sở còn thu lãi từ 30 đến 50 triệu đồng. Những thương hiệu nước mắm như: Hồng Út, Bảy Hiền, Xuân Lan, Phát Hải... được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Khi thương hiệu sản phẩm của làng nghề hình thành các sản phẩm của họ càng tăng thêm uy tín, lượng hàng hoá bán ra ngày càng mạnh trên thị trường. Sau khi chế biến ra nước mắm, ngoài việc giao cho con cái trong gia đình và bà con trong họ hàng trực tiếp đi bán, còn có từ 500- 600 lao động nữ trong xã dùng xe máy vận chuyển mắm từ làng nghề đến bán ở các chợ, các làng quê trong tỉnh để bán. Ngoài ra, còn giao cho những đại lý ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, thành phố Đà Nẵng tiêu thụ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm gia đình ở vùng quê nghèo khó.
    Làng nghề chế biến nước mắm truyền thống ngày nay ở Kỳ Tân, An Chuẩn (Mộ Đức, Quảng Ngãi) đã và đang mang vào sản phẩm của mình những thương hiệu mới đầy sức sống để phát triển mạnh hơn. Đi đôi với việc đăng ký thương hiệu, các chủ sơ sở chế biến nước mắm tại làng nghề càng coi trọng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế thương hiệu và sản phẩm của họ ngày càng được đứng vững trên thị trường không những trong tỉnh mà còn nhiều tỉnh, thành phố trong nước .
    Nguyễn Đăng Lâm

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tổng quan tình hình trước, trong và sau tết Bính Tuất- năm 2006 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. ​

    Theo báo cáo chung từ các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, tình hình hoạt động trong các lĩnh vực trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính Tuất 2006 diễn ra ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các hoạt động vui tết đón xuân được tổ chức với tinh thần vui tươi, phấn khởi, tiết kiệm và lành mạnh; các hoạt động sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, địch vụ đảm bảo ổn định; việc cung cấp điện, dịch vụ bưu chính viễn thông luôn được duy trì liên tục và ổn định trong suốt dịp tết.
    Tình hình tai nạn giao thông trong dịp tết cơ bản được đảm bảo. Toàn tỉnh xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ (giảm 7 vụ so với cùng kỳ năm trước), làm chết 08 người, bị thương 12 người. Thị trường trong tỉnh vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính Tuất năm 2006 sôi động, mặc dù giá cả có biến động, đặc biệt là giá các loại rau tăng từ 2- 3 lần nhưng sức mua của người dân trong dịp tết tăng từ 40- 50% so với năm trước, do điều kiện kinh tế phát triển và đời sống của nhân dân được nâng lên. Hàng hoá lưu thông trong dịp tết khá dồi dào, phong phú, mẫu mã đẹp, chất lượng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp tết. Giá cả một số mặt hàng thực phẩm tăng như thịt heo, thịt bò loại I, các mặt hàng : bia Sài Gòn, rượu ngoại các loại, trái cây... giá cũng tăng do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời điểm giáp tết tăng. Bên cạnh đó, công tác quản lý thị trường được tỉnh tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt; dịch vụ du lịch được triển khai thuận lợi, phục vụ chu đáo nơi nghỉ cho du khách đến Quảng Ngãi, chủ yếu là đón khách Việt Kiều về quê ăn tết.
    Sau tết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành, các cấp sẽ tập trung lực lượng ra quân thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: đảm bảo chỉ tiêu giao, tuyển quân của tỉnh năm 2006; hoàn thành chỉ tiêu trồng cây xanh ở các thị trấn, thị tứ, thành phố; tổ chức các lễ ra quân sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản, kiên cố hoá kênh mương và làm giao thông nông thôn, khởi công các công trình xây dựng cơ bản ngay từ những ngày đầu năm; chuẩn bị tốt cho lễ kỷ niệm 100 năm- ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tiếp tục đảm bảo an toàn giao thông, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra trong năm 2006.


  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ban Quản lý KKT Dung Quất cấp giấy phép đầu tư dịch vụ vận tải hành khách bằng xe bus (ô tô buýt) cho Công ty xe khách miền Trung ​
    Đây là dự án đầu tiên được BQL KKT Dung Quất cấp giấy phép trong năm 2006 và cũng là dự án đầu tiên đầu tư về dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô buýt vào KKT này.
    Dự án có tổng vốn đầu tư là 50 tỷ đồng nhằm mục tiêu xây dựng trạm điều hành, các trạm đón trả khách, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải hành khách với quy mô 60 ôtô buýt... Trong đó, Trạm điều hành được xây dựng tại khu đô thị mới Vạn Tường với diện tích gần 7.000 m2; các trạm đón trả khách tại các vị trí dọc theo các tuyến đường trục trong KKT Dung Quất, Dốc Sỏi - Bình Sơn - Sơn Tịnh - thành phố Quảng Ngãi.

  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tưởng nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng ​
    Đồng chí Phạm Văn Đồng, bí danh Tô, sinh ngày 1/3/1906, trong một gia đình công chức, tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức. Tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi. Hoạt động cách mạng liên tục trên 70 năm, hơn 30 năm làm Thủ tướng, tham gia 7 khoá Quốc hội (từ khoá I đến khoá VII). Đã đi vào cõi vĩnh hằng ngày 29/01/2000.
    Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi rất tự hào về đồng chí Phạm Văn đồng. Không bao giờ quên những công lao to lớn của đồng chí đối với tổ quốc, với đảng, dân tộc và quê hương Quảng Ngãi.
    Cuối năm 1946, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng vào làm đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam Trung Bộ. Ngày 11/11/1946 hàng ngàn đồng bào Quảng Ngãi vui mừng chào đón đồng chí tại đầu cầu Trà Khúc.
    Quảng Ngãi là vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp, bị địch bao vây kinh tế. Đồng chí đã tập trung sức lực chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc để kháng chiến lâu dài. Trồng bông dệt vải đi bộ đội và nhân dân có vải mặc. Được sự lãnh đạo của đồng chí, Quảng Ngãi đã thoát khỏi nạn đói khủng khiếp.
    Để chống giặc dốt, đồng chí đã chỉ đạo thành lập trường Bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ, bổ túc văn hoá. Đồng chí trực tiếp chỉ đạo thành lập trường Trung học bình dân Liên khu 5 trên đất Quảng Ngãi.
    Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí luôn theo dõi, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Quảng ngãi.
    Tháng 3/1985, kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng Nghĩa Bình, đồng chí đã về thăm, có lời căn dặn: ?oLàm việc, làm việc và làm việc - Phần cho hôm nay, phần mai sau?.
    Những năm cuối đời, vào dịp sau Tết Nguyên đán (ngày sinh của đồng chí), đồng chí đã về thăm tỉnh nhà. Mỗi lần về thăm, đồng chí trực tiếp góp ý về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể, động viên khẩn trương hoàn thành công trình thuỷ lợi Thạch Nham; phát triển các vùng trong tỉnh, đẩy mạnh sự nghiệp văn hoá xã hội.
    Nhiều bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí, cả nước không bao giờ quên: ?oMuốn nâng cao đời sống vật chất phải làm công tác kinh tế, muốn nâng cao đời sống tinh thần phải phát triển văn hoá.?
    Theo đồng chí Phạm Văn Đồng, trong toàn bộ công tác của chúng ta có 4 bánh xe: kinh tế, văn hoá, nội chính, quân sự. Bốn bánh xe này cùng hoạt động như nhau. Trước mắt phải củng cố nhà nước, xây dựng quốc phòng cho tốt. Đến lúc nào đó, sau này chỉ làm hai công tác: kinh tế và văn hoá. Cho mãi đến chủ nghĩa cộng sản vẫn còn làm 2 công tác kinh tế và văn hoá.
    Quan niệm của đồng chí về văn hoá theo nghĩa rộng bao gồm: văn hóa, văn nghệ, khoa học, giáo dục, y tế... Công tác văn hoá là công tác tư tưởng, làm công tác giáo dục kiến thức, giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Không có văn hoá thì không có con người mới, không có con người mới thì không có CNXH. Tư tưởng và văn hoá không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.
    Văn học nghệ thật là vũ khí tư tưởng sắc bén, có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước tới nay đã xác nhận. Người chiến sĩ phải có vốn chính trị, vốn sống, vốn tri thức và phải có tài, phải công phu thì mới làm nên những tác phẩm. Trong văn học có tiếng nói nào xúc động lòng người hơn tiếng nói của lẽ phải và lương tri, những tiếng nói về phẩm giá con người, vì hạnh phúc của con người. Theo nghĩa rộng, văn hoá là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp đến con người. Quan niệm của Phạm Văn Đồng: ?oĐổi mới là văn hoá, văn hoá là đổi mới?, định hướng XHCN cũng là văn hoá.
    Đồng chí Phạm Văn Đồng ra đi đã 5 năm, để lại cho đồng bào, đồng chí Quảng Ngãi niềm thương tiếc vô hạn. Thương nhớ đồng chí chúng ta hãy biểu hiện thành hành động cụ thể, đẩy mạnh CNH- HĐH làm cho nhân dân Quảng ngãi thực sự giàu mạnh, văn minh./.

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Về dự án xây dựng tuyến đường Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Dung Quất ​
    Tuyến đường Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Dung Quất với tổng chiều dài khoảng 92 km, tổng mức đầu tư giai đoạn I là 1.049 tỷ 948 triệu đồng có điểm đầu tại ngã ba thị trấn Trà My Bắc.
    Tuyến đường này đi qua huyện Trà My Bắc thuộc tỉnh Quảng Nam và các huyện Trà Bồng, Bình Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có điểm cuối tuyến tại Cảng Dung Quất. Ý nghĩa của tuyến đường là đáp ứng nhu cầu vận tải chiến lược, phát triển kinh tế kết hợp với an ninh, quốc phòng khu vực, đặc biệt là phục vụ cho quá trình xây dựng và hoạt động của toàn bộ khu kinh tế Dung Quất. Dự án đi qua các điểm khống chế Trà My - Trà Bồng - Bình Long - cảng Dung Quất, cùng với tuyến Nam Quảng Nam - Kon Tum tạo thành đường ngắn nhất nối khu vực Tây Nguyên với khu vực đồng bằng Trung Trung bộ, nhất là nối với vùng kinh tế trọng điểm Dung Quất - Chu Lai. Về mặt giao thông, tuyến đường này sẽ cùng với đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14E và Quốc lộ 24 sẽ hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khép kín trong khu vực, tạo điều kiện cho việc giao lưu đi lại thuận lợi, nối liền các huyện vùng sâu, vùng xa của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, góp phần trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đồng thời phát triển kinh tế- xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Địa bàn tuyến đi qua chính là căn cứ của Khu uỷ Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, một căn cứ địa cách mạng nhưng đến nay nhiều huyện trong vùng vẫn là những huyện nghèo nhất trong cả nước. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác an ninh, quốc phòng vì đây là tuyến đường nối giữa vùng đồng bằng duyên hải miền Trung với khu vực Tây nguyên và biên giới Việt - Lào.
    Với sự cần thiết như trên, ngày 18/01/2006, Bộ Giao thông vận tải đã có Tờ trình số 385/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Trà My - Trà Bồng - Bình Long - cảng Dung Quất bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư đoạn Km0-Km70 (Trà My - Bình Long) và do Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất làm chủ đầu tư đoạn Km70-Km91+629 (Bình Long - Cảng Dung Quất). Dự kiến dự án sẽ được khởi công xây dựng trong Quý III năm 2006 và thời gian thi công trong vòng 24 tháng./.

Chia sẻ trang này