1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tháng 1: Toàn tỉnh thu được khoảng 117 tỷ đồng

    Báo cáo của Cục Thuế tỉnh cho biết, trong tháng 01 năm 2006, toàn tỉnh ước thu được 117 tỷ đồng, bằng 381,8% so với cùng kỳ năm trước (30,644 tỷ đồng) và đạt 20% kế hoạch năm (585 tỷ đồng).
    Khoản thu đạt cao là thu thuế ngoài quốc doanh (11,5 tỷ đồng), đặc biệt thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 88,7 tỷ đồng. Đây là điều đáng phấn khởi trong hoạt động thu ngân sách của tỉnh ta trong năm 2006 và với những khởi sắc trong phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động sôi động của các doanh nghiệp trên địa bàn, chắc chắc tỉnh ta sẽ thu vượt kế hoạch nhiệm vụ ngân sách năm 2006.
    Kết quả trên được xem là tín hiệu vui đầu năm của tỉnh, báo hiệu cho một năm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2006, năm đầu thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 17.


  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Người làm ra máy ?oăn? tiền ​

    Ông là người được Cơ quan Bản quyền - Phát minh Mỹ cấp bằng sáng chế máy giao dịch tự động ATM. Ông là Đỗ Đức Cường, quê ở Quảng Ngãi.

    Tôi đẩy cửa, bước vào. Trong góc phòng, một người đàn ông gày gò, nét mặt cứng cỏi, ngồi bên chiếc bàn nhỏ, trên có ổ bánh mì đã nguội ngắt và một chén lớn đậu phộng luộc. Nhận ra tôi, ông đứng dậy nói: "Đây là một vài trong số 58 bằng sáng chế liên quan đến máy ATM và những thiết bị viễn thông của tôi. Chúng ở tất trên mạng, chỉ cần tải xuống, in ra". Tôi nhìn vào trang giấy đầu tiên, chứng nhận "Đỗ Đức Cường, inventor of Automated Teller Machine" (người sáng chế máy giao dịch tự động ATM của Cơ quan Bản quyền - Phát minh Mỹ. Ra thế, ông là "cha đẻ" máy ATM.

    Một giấc mơ, một đời người

    Năm 1977, đang là kỹ sư trưởng của một công ty đồ họa máy tính để tạo ra hình ảnh trong làm phim, Đỗ Đức Cường được Walter Briston, Tổng giám đốc Citibank lúc đó, mời về làm việc. Citibank vừa hoạch định xong chiến lược mở rộng hoạt động ra các quốc gia, tăng nhanh lượng khách hàng trên cơ sở giảm thiểu chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ý tưởng của W. Briston là chuyển khách hàng từ kênh chi nhánh qua kênh giao dịch tự động. Muốn thế, phải có những công cụ mới. Công cụ ấy thế nào, ông Cường là người được giao phó trách nhiệm. Ông cùng đội ngũ kỹ sư bắt đầu mày mò với quyết tâm tạo ra giao dịch viên bằng... máy. Ở Mỹ thời điểm này, máy bán kẹo, thuốc lá tự động đã xuất hiện, nhưng giao dịch ngân hàng thì không thể giống máy bán kẹo được. Một năm sau, chiếc máy giao dịch tự động đầu tiên ra đời, nó to gấp bốn lần máy ATM bây giờ, nặng nề và "ngốn" của Citibank một triệu đô la Mỹ chi phí. To thế, nhưng máy chỉ làm được một việc cơ bản: đọc thẻ, gửi yêu cầu của khách hàng về kho dữ liệu để triển khai giao dịch rút tiền, gửi tiền. Từ chiếc máy đơn giản ấy, ông Cường cải tiến, hoàn thiện, đeo đuổi mãi như một giấc mơ trong suốt 20 năm gắn bó cùng Citibank. "Tôi nhận ra một điều khi làm việc với Citibank: nếu ngân hàng không nhìn những người dân bình thường như khách hàng tiềm năng, ngân hàng không phát triển được. Quần chúng hóa các dịch vụ, ngân hàng sẽ thành công", ông nói.

    Tháng 6-2003, theo yêu cầu của Việt Nam trợ giúp kỹ thuật cho SEA Games 22, ông Cường về nước sau hơn 30 năm ở Mỹ. Ông tìm hiểu, làm quen với ngân hàng Việt Nam. Đó là bước ngoặt trong đời ông. Khi ấy, ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới chỉ có máy ATM của một số ngân hàng nước ngoài và Vietcombank, chủ yếu dành cho khách hàng sử dụng thẻ quốc tế. Hiển nhiên dân thường đâu biết nhiều về ATM. Vậy mà ông lại là một trong những người sáng chế ra nó. Phải làm sao để cái máy phục vụ mọi người, trở thành cầu nối đưa dịch vụ ngân hàng đến với giới bình dân. Ông Cường khát khao thế, một khát khao lạ lùng ở cái tuổi của ông.

    "Chuyên gia vé số"

    Nghỉ hưu ở Citibank, ông có thể sống những năm tháng còn lại của cuộc đời an nhàn cùng gia đình bên Mỹ. Nhưng ông đã về Việt Nam, làm hùng hục. Ông chẳng ham tiền, ham giàu, chỉ nghiện việc. Với căn bệnh tim, đã từng qua phẫu thuật và trái tim hiện đập với bảy chiếc lò xo trợ lực sức khỏe không còn hào phóng với ông.

    Tôi nhớ có một lần, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, nói mục tiêu của Đông Á là làm sao để khách hàng có thể giao dịch ngoài giờ, làm sao để ngân hàng hoạt động 24/24 giờ. Bẵng đi một thời gian, ông vui mừng báo "tìm ra rồi". Cái "tìm ra rồi" ấy là giải pháp ATM. Và Đông Á đang trên con đường biến các máy ATM thành điểm giao dịch ngân hàng tự động bằng cách trang bị thêm các dịch vụ cho nó.

    Đông Á là ngân hàng đầu tiên mà ông Cường hợp tác. Ban đầu, khi nghe ông nói sẽ cố gắng để những tiểu thương ở chợ cũng có thể gửi tiền bằng ATM, có người cười trừ. Họ bảo ông giống người bán vé số hơn chuyên gia ngân hàng, mà lại là chuyên gia kỹ thuật! Ông im lặng, lấy công việc để minh chứng. Nhân viên Ngân hàng Đông Á nể và "sợ? ông. Ông giúp đào tạo họ, những chuyên viên kỹ thuật mạng, vận hành, bảo trì máy ATM. Ông có thể đột ngột ba giờ sáng tới kiểm tra xem trung tâm xử lý dữ liệu của Đông Á có chạy đều không. Ông có thể nửa đêm chạy tới bật kỳ máy ATM nào của mạng VNBC để coi nó có hoạt động tốt không. Có máy vào 23 giờ trên mạng báo hết tiền, ông kêu nhân viên đi nạp. Nguyên tắc của ông là dịch vụ phải trên hết, khách hàng luôn luôn đúng. Có lẽ vì thế mà các máy ATM của mạng VNBC chưa bao giờ xảy ra sự cố trả tiền thiếu, sai hay mất tiền trong tài khoản của khách hàng.

    "Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang"

    Đỗ Đức cường sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, mảnh đất, như ông tả, bốn tháng nắng, tám tháng mưa, đất cằn không trồng nổi khoai mì. Ông bảo nghèo vẫn có cách đi lên của người nghèo. Với máy ATM cũng thế. Khi hợp tác với SaigonBank, ông giải thích: "Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang?. Và ATM phải mang đến cho khách hàng lợi ích, cho ngân hàng lợi nhuận lâu dài, phải giúp những ngân hàng ít vốn cũng có thể xây dựng hệ thống tương thích với các ngân hàng lớn. Hệ thống VNBC hiện mới chỉ có hai ngân hàng, nhưng đã kết nối với hệ thống Chia Union Pay của Trung Quốc. Sắp tới sẽ có Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nhà Hà Nội gia nhập VNBC. Trong chuyến trở về Mỹ gần đây, ông Cường đã thuyết phục được Citibank gia nhập hệ thống VNBC.

    Để giúp các thành viên VNBC trang bị máy ATM, ông Cường trao bản quyền tám phát minh của mình, không lấy một xu, cho một cựu đô đốc thủy sư của Hải quân Trung Quốc để họ chế tạo những chiếc máy ATM cho ngân hàng Việt Nam. Ông ra điều kiện nơi chế tạo không được bán máy qua công ty trung gian nhằm giảm giá thành cho ngân hàng Việt Nam, đồng thời phải hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dài hạn. Đó là một trong những lý do giai thích vì sao máy của Đông Á, Saigonbank khấu hao nhanh, chỉ năm rưỡi đến hai năm là hòa vốn. Sau đó, các ngân hàng bắt đầu thu lợi.

    Phía trước là cạnh tranh

    Nếu hỏi ông Cường về thế giới máy ATM, ông sẵn sàng bộc bạch hết những gì ông biết. Từ cấu tạo từng loại máy, đời mới, cũ, bộ phận đếm tiền chân không hay ma sát, sản xuất ở đâu, giá cả thế nào, phù hợp với mạng thanh toán nào... Khi ngân hàng đầu tư cho hệ thống thẻ, một trong những điểm cốt yếu là hệ thống đó phải nối mạng được với các mạng thanh toán quốc tế, để thẻ nội địa cũng xài được ở nước ngoài. "Đó là cách để các ngân hàng Việt Nam chuẩn bị cho cạnh tranh ngay từ giờ?, ông Cường nhấn mạnh. Vì như ở Mỹ, ở châu Âu và bây giờ là châu Á, các công ty cung cấp dịch vụ độc lập quốc tế đầu tư rất nhiều cho máy ATM. Họ tạo mạng lưới máy ATM cho khách hàng của ngân hàng sử dụng và họ thu phí. Những máy ATM này sẽ đáp ứng chuẩn mực mạng quốc tế, và thẻ của những ngân hàng nào kết nối được với mạng quốc tế, sẽ xài được ở những máy ATM đó. Những máy ATM chỉ cung ứng dịch vụ cho một loại thẻ của một ngân hàng sẽ không có cơ may cạnh tranh và tồn tại. Hiện nay các ngân hàng trong nước vẫn đang được bảo hộ tuyệt đối ở mảng ATM. Thế nhưng, áp lực chấm dứt bảo hộ đang ngày một mạnh và thời gian bảo hộ đang rút ngắn dần.

    Ông Cường có thói quen nhâm nhi ly cà-phê ở quán ven đường. Một lần, ông bảo ông vui kinh khủng khi thấy cô bán cà-phê, vào cuối ngày, tất tả vuốt thẳng những đồng tiền, rồi chạy lại cái máy ATM để gửi tiền vào đó. Cô phân bua với người khách là ông, rằng cái máy tiện lợi quá, biết "ăn" tiền. Cô làm thế vừa tiết kiệm mỗi ngày một ít, đỡ phải giữ tiền bên mình. Hôm sau, nếu cần tiền, cô ra rút lại. Ông Cường tự hỏi những người dân lao động, buôn thúng bán bưng như cô, liệu có bao giờ vào ngân hàng gửi 30 nghìn đến 50 nghìn đồng không nhỉ! Rồi phải ký giấy, mở sổ tiết kiệm, nhiều thủ tục lắm. Nhưng quan trọng hơn là cái không khí ngân hàng, với những ô-tô chở tiền, những người thu nhập cao, giới tài chính, thương mại... có khiến cô bán cà-phê ngại ngùng. Khi tất cả những người bán cà-phê biết xài ATM như cô bán cà-phê của ông Cường, hẳn bộ mặt ngân hàng Việt Nam sẽ khác

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khai thác hải sản ở huyện đảo Lý Sơn- trúng lớn ngay từ đầu năm ​

    Rạng sáng ngày hôm qua (06/02), gần 200 chiếc tàu đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã nhổ neo sau những ngày nghỉ Tết để ra khơi thực hiện mục tiêu khai thác đạt hơn 4000 tấn hải sản ngay trong qúy I này.
    Ông Trần Trọng Lưu- Trưởng phòng Kinh tế huyện đảo Lý Sơn cho biết, toàn huyện hiện có 323 tàu thuyền đánh cá các loại với tổng công suất đạt gần 21.800 CV. Trong những ngày từ mùng 4 Tết đến nay, tuy chưa ra khơi khai thác hải sản dài ngày nhưng các phương tiện tàu thuyền của ngư dân trên đảo đã được mùa ngay trong ngư trường gần bờ. Bình quân mỗi chiếc tàu đánh cá có công suất vừa và nhỏ sau một đêm khai thác, sau khi trừ các khoản chi phí sản xuất, mỗi chiếc đem lại nguồn thu nhập từ 5 triệu đến 7 triệu đồng, đồng thời đưa tổng sản lượng thủy sản khai thác trong tháng đầu năm 2006 đạt trên 1000 tấn hải sản các loại. Đặc biệt mới đây chiếc tàu của ông Phan Qủa ở thôn Tây, xã An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn) sau một đêm khai thác đã trúng được mẻ cá nục, cá bạt má, cá ngân trị gía trên 70 triệu đồng. Cùng với việc khai thác hải sản bằng các phương tiện tàu thuyền và ngư lưới cụ hiện đại, trong những ngày đầu tháng 2 này hàng trăm chiếc thuyền thúng của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức khai thác và trúng mùa mực ống, mực nang. Mỗi chiếc thúng câu sau một đêm câu mực đạt từ 35 Kg đến 50 Kg, trị gía từ 2,7 triệu đến trên 3 triệu đồng./.

  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tình hình mua bán những ngày sau tết ​

    Ba ngày tết đã đi qua, dường như nó cũng đã mang theo trong đó tất cả không khí nhộn nhịp, sôi động của những buổi chợ tết. Chợ trung tâm (Quảng Ngãi) thời gian này vẫn còn vắng lắm, nhiều hàng quán vẫn còn đóng cửa im lìm như chưa có một động thái mua bán nào diễn ra.
    Ngày mồng mười tháng giêng đi qua, cũng đồng nghĩa với cái thói quen vui chơi cho hết ?oba ngày tết, bảy ngày xuân? của người dân Quảng kết thúc. Thời tiết đã ấm dần lên thuận lợi cho mùa màng, rau quả, người nông dân đã bắt tay vào chuẩn bị cho việc đồng áng, mùa vụ; ngư dân cũng đã ra quân đánh bắt những chuyến đầu tiên; các công ty, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã dần đi vào hoạt động ổn định ngay từ những ngày đầu xuân Bính Tuất năm 2006. Riêng các cơ quan nhà nước cũng đã ổn định công việc ngay từ ngày 3/02/2006 (mùng 6 tết). Nhưng xem ra, với một số tiểu thương ở chợ Quảng Ngãi dường như mùa tết vẫn còn dư âm đâu đó. Cũng có thể ?odo cả năm buôn bán vất vả nên giờ mới tranh thủ những ngày này khi người dân chưa có nhu cầu mua sắm nhiều để nghỉ ngơi lấy sức? chuẩn bị cho một năm buôn bán mới.
    Một số mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trong những ngày trước tết như: quần áo, vải vóc, giày dép, túi xách, mỹ phẩm... đến giờ mới chỉ một vài hàng được ?obày bán sớm chủ yếu là để lấy cái ngày hạp, ngày tốt, mang cái hên, cái may mắn cho cả năm mà thôi chứ mua bán những ngày này ít khách lắm! Một vài người mua khẩu trang, bao tay, kem chống nắng và vài thứ mỹ phẩm dưỡng da thôi, mùa nắng tới rồi còn gì! Nhưng đắt hàng thì cũng phải độ năm, bảy ngày nữa khi sinh viên các trường bắt đầu học trở lại bán sẽ được hơn ?- chị Thanh Tuyền (một chủ sạp mỹ phẩm) tâm sự với chúng tôi, chị cũng là một trong những chủ sạp hàng mới dọn hàng bán trong ngày hôm nay.
    Qua khảo sát, tình hình mua bán ở các hàng rau, củ, quả trong chợ thì người dân quan tâm chủ yếu vào các loại rau xanh, rau sạch và một số loại củ, quả dễ chế biến, ít cần dầu, mỡ để lấp bớt phần nào lượng chất béo tiêu thụ quá nhiều trong những ngày tết. Giá rau xanh tuy có giảm đi so với những ngày trước và trong tết nhưng xem ra vẫn còn chênh lệch rất nhiều so với những năm trước đây. Giá của các loại trái cây đã giảm gần một nửa so với những ngày 28, 29 mồng 3 và mồng 4 tết nhưng sức tiêu thụ vẫn ngày càng giảm. Giá các mặt hàng tươi sống như: thịt bò loại I còn 80.000 đồng/kg, thịt heo nạt còn 40.000 đồng/kg đã giảm xuống từ 10.000 đến 15.000 đồng/ kg, sấp sỉ bằng giá ngày thường; thịt gà sạch đã qua kiểm dịch giá có giảm nhưng chưa đáng kể. Các loại hải sản như: cua, ghẹ, tôm sú, tôm càng, mực các loại vẫn còn giữ giá rất cao: tôm có giá từ 60.000 đến 65.000 đồng/ kg, mực khoảng từ 30.000- 35.000 đồng/ kg, riêng các loại cá biển do thời tiết tốt, ngư dân đánh bắt thuận lợi nên giá đã giảm nhiều so với thời điểm trước tết. Những ngày này, lượng hải sản được bán ra tại chợ Quảng Ngãi rất nhiều, sức tiêu thụ có phần mạnh hơn các loại thịt gia súc, gia cầm được bán ở đây.
    Số hoa tươi do ảnh hưởng của thời tiết xấu vào cuối năm Ất Dậu, không nở kịp phục vụ trong dịp tết, thì giờ đây đã được bà con nông dân trồng hoa thu hoạch rộ nên các loại hoa tươi cắm bình như: Cúc, Lay ơn, huệ, ly ly, hồng, cẩm chướng,... giá rất rẻ. Người dân tiêu thụ mạnh cũng chỉ vì ?ohoa rẻ quá, mua về cắm chơi cho đẹp chứ giá cả cũng chẳng đáng là bao?- cô Lan, một khách hàng ở đường Lê Trung Đình nói, chính vì thế mà thị trường hoa cũng có phần sôi nổi hơn.
    Đi dọc trên các con đường lớn có nhiều hàng quán nhất của Quảng Ngãi như: Hùng Vương, Nguyễn Nghiêm, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo... các quan ăn, quán nước, quán cà phê là luôn sôi động, nhộn nhịp khách ra vào, các tiệm tạp hoá, các cửa hàng quần áo, thời trang... một số vẫn chưa mở cửa đón khách. Tại siêu thị Quảng Ngãi, sức mua hàng sau tết cũng giảm. Sách và các loại văn phòng phẩm do sinh viên ở các trường cao đẳng, trung học trong tỉnh chưa nhập học nên số lượng bán ra không nhiều, chủ yếu chỉ bán cho những sinh viên xa nhà đi học ở các tỉnh khác.
    Thời điểm này, người dân Quảng chỉ vừa mới trải qua một mùa tết, một mùa mua sắm đã chi tiêu tốn kém nhiều nên sau tết thị trường mua bán các loại hàng hoá có thể sẽ chững lại trong một thời gian. Nhưng chắc chắn rằng chỉ sau một thời gian ngắn nhu cầu mua sắm của người dân sẽ trở lại với nhịp điệu bình thường của cuộc sống, thành phố Quảng Ngãi sẽ tấp nập, nhộn nhịp trở lại theo đúng với quy luật vốn có của nó.

  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thành lập trường Cao đẳng tư thục Kỹ thuật ?" Công nghiệp Quảng Ngãi
    Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đồng ý về nguyên tắc việc thành lập trường Cao đẳng tư thục Kỹ thuật ?" Công nghiệp Quảng Ngãi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
    Để trường được thành lập đúng quy định và đảm bảo chất lượng dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, đảm bảo các điều kiện giảng dạy và học tập ở trình độ cao đẳng, lập đề án khả thi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan quyết định thành lập theo thẩm quyền đã quy định.
    Trường Cao đẳng tư thục Kỹ thuật ?" Công nghiệp Quảng Ngãi đi vào hoạt động sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và chuyển dịch cơ cấu trình độ lao động ở địa phương hợp lý hơn để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà và thực hiện nhiệm vụ đột phá về phát triển nguồn nhân lực do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đề ra./.

  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Vượt lên hoàn cảnh ​

    Nằm khuất sau những khu nhà lớn, được chăm chút cẩn thận trong lòng thị trấn Ba Tơ là căn nhà của gia đình cậu sinh viên người dân tộc Hre Đinh Ngọc Hữu (sinh năm 1982)- đây là một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt ở huyện Ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
    Tai ương liên tiếp
    Năm 1991, khi gia đình đang sống vui vẻ, kinh tế ổn định nhờ lương cán bộ của bác Đinh Huồng- ba Hữu (lúc này đang là Trưởng phòng nông nghiệp, Ủy viên ban thường vụ huyện ủy huyện Ba Tơ) và vườn cây ăn trái, thì tai họa bỗng đâu giáng xuống. Mẹ Hữu- bác Nguyễn Thị Huệ, bị tai nạn khi đang thu hoạch trái cây, sau một thời gian dài chạy chữa, đánh đổi cả gia sản nhưng bệnh vẫn không có gì biến chuyển, bác bị liệt nửa thân dưới, hai tay teo quắp, chỉ còn nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hằng ngày phải nhờ vào sự giúp đỡ của chồng và các con. Gia đình bắt đầu lâm dần vào cảnh túng quẩn. Gánh nặng kinh tế gia đình dồn hết lên đôi vai của bác Huồng, vừa lo chạy tiền thuốc ********* vợ, vừa lo học phí cho bốn đứa con, lại còn chi phí sinh hoạt của gia đình... Một mình phải chịu cảnh ?otrăm dâu đổ đầu tằm?, bác không than thở lấy một lời, tìm mọi cách khắc phục hoàn cảnh, những lúc bí quá cũng phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, tất cả hy vọng bác dồn vào chị Hương- đứa con gái lớn, mong ngày chị ra trường sẽ phụ bác lo lắng, đỡ đần công việc gia đình.
    Rồi cái ngày bác mong chờ đã tới, Chị Hương ra trường và về dạy ở trường mầm non 11/3 Ba Tơ, gia đình đã có thêm nguồn thu nhập mới từ chị. Những tưởng cuộc sống của gia đình sẽ được khắc phục đỡ hơn phần nào, ngờ đâu tai họa một lần nữa lại giáng xuống đầu họ. Năm 1996, do làm việc quá sức và sức khoẻ đã yếu, bác Huồng lại phải nằm viện sau một cơn tai biến não, mất hết trí nhớ, mất hết khả năng nhận biết, không thể làm chủ được hành động của bản thân, chỉ nằm một chỗ như một ?ocái xác không hồn?, thì mọi sự chăm sóc từ ăn uống, đi lại, tắm rửa... lại tiếp tục nhờ vào các con, khó khăn lại chồng chất trong gia đình họ.
    Nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sau 3 năm học khoá cử tuyển ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi, chị Hoài (chị kế Hữu) được phân công về dạy tại một trường THCS trong huyện, với lương của giáo viên miền núi được ưu tiên nhiều nên chị có thu nhập khá cao. Hai chị thay nhau chăm sóc cho ba, mẹ của mình và lo cho hai đứa em Hữu, Nghị còn đang học phổ thông.
    Thời gian trôi qua, các chị ngày càng lớn tuổi, rồi cũng đến lúc phải lập gia đình. Chị Hương về nhà chồng, niềm vui, hạnh phúc khi có một mái ấm mới không thể khỏa lấp nỗi lo lắng của chị. Như đã được sắp đặt sẵn, chị Hoài lại một tay gánh vác việc gia đình cũng như ba và chị mình trước đó. Nhưng rồi chị cũng lên xe hoa theo chồng, gia đình lại một lần nữa lâm vào cảnh khó khăn. Một trong hai đứa em Hữu, Nghị sẽ phải thay chị đảm đương công việc gia đình. Sau những suy tính của mẹ và các chị, Nghị- đứa em út trong nhà đã phải hy sinh tương lai của mình nghỉ học dành thời gian chăm lo cho sức khoẻ của ba, mẹ để Hữu yên tâm tiếp tục con đường học tập.
    Ngày Hữu thi đậu vào trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, niềm vui của gia đình lớn bao nhiêu thì cũng là lúc lo lắng tăng lên bấy nhiêu, nhìn đứa con bước vào con đường tương lai tươi sáng mà người mẹ không cầm được nước mắt. Vui khi con đã trưởng thành, đã chọn được một hướng đi tốt nhưng lại buồn vì gia đình không có điều kiện để lo cho Hữu trong suốt thời gian đi học, sợ rằng rồi đây con mình sẽ khổ khi phải một mình bơ vơ nơi đất khách, quê người. Song, có lẽ đó cũng chính là niềm hy vọng, niềm tin lớn nhất của gia đình ấy vào một tương lai tươi đẹp hơn khi Hữu ra trường.
    Con đường chông gai

    Trên đất Sài Gòn, nơi mà thu nhập và nhu cầu cuộc sống của người dân rất lớn, vật giá đắt đỏ, trong khi những sinh viên khác được gia đình bảo bọc mỗi tháng cả triệu đồng, nhưng riêng Hữu chỉ với 500.000 đồng mà gia đình chắt bóp, tằng tiện gửi cho, Hữu vừa phải lo trang trải học phí, vừa phải lo ăn ở đi lại... trăm thứ cần đến tiền như vậy khiến cho cậu gặp rất nhiều khó khăn.
    Sau một tháng làm quen với miền đất lạ, số tiền mà gia đình gởi cho đã cạn nhưng mọi thứ chi tiêu lại đang cần nên ngoài giờ đi học ở trường, thời gian còn lại Hữu dành hết vào việc tìm kiếm công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập tự lo cho mình và đỡ đần phần nào nỗi lo cơm áo cho gia đình. Mới đầu chưa có kinh nghiệm, chưa được tin tưởng, làm nhiều nhưng lương cũng chẳng được bao nhiêu, ?ođi học buổi sáng thì làm ca chiều và tối, ra khỏi KTX (kí túc xá) từ sáng sớm để lên giảng đường, trưa về ăn vội cái gì đó rồi lại đạp xe đến chỗ làm. Nhiều khi, việc làm không ổn định, lương được trả không đủ để đóng tiền học, tiền trọ thì việc phải ăn mì gói cả tháng cũng là chuyện bình thường, sinh viên mà, ai chẳng vậy! Hữu thấy nhiều bạn cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình mà nhìn nhau rồi cùng cố gắng thôi.?- Hữu đã từng nói như vậy với tôi khi được hỏi về khó khăn của mình.
    Bốn năm học rồi, cũng đã bốn năm Hữu xa gia đình, nhưng số lần Hữu được về thăm nhà có đếm cũng chưa hết năm đầu ngón tay. Mỗi lần nhìn thấy các bạn cùng lứa được về nghỉ hè, nghỉ tết với gia đình, Hữu không khỏi chạnh lòng. Lại một mùa tết trôi qua trên đất lạ, không có gia đình, không có người thân.?oVậy mà cũng đã qua bốn mùa xuân, bốn cái tết rồi đó! Nhiều khi nhớ nhà không thể tả nhưng chẳng làm gì được vì tiền đâu mà về xe, lại còn quay vào nữa chứ! chỉ tính sơ hai lượt đi về thôi đã mất hơn 500.000 rồi, mất đi cả 3 tháng học phí như vậy thì tiếc lắm. Ở lại làm thêm kiếm ít tiền để chi tiêu trong năm, tới hè mình về chơi thăm gia đình vài ngày là được rồi?. Cũng đã từng là sinh viên xa nhà, từng có một thời gian dài sống trên mảnh đất đô thành ấy, chứng kiến cuộc sống của nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường, tôi cũng phần nào hiểu được sự thiếu thốn, cực khổ của Hữu cũng như nỗi lo của gia đình khi nhìn con mình ốm dần vì phải tự lo kiếm sống.

    Nghe bác Huệ nói thì ?onăm nay Hữu đi thực tập, không còn thời gian để đi làm thêm nữa, gia đình và chính bản thân Hữu cũng đang rất lo rồi đây lấy đâu ra tiền để đi lại, ăn ở và làm báo cáo thực tập nữa. Nếu như có máy vi tính thì chi phí viết, in, sửa báo cáo sẽ đỡ hơn, ít tốn hơn, nhưng đàng này Hữu còn thiếu đủ bề, cái nọ chồng chéo lên cái kia nhìn đâu cũng thấy thiếu cả?. Cũng may, nhờ chính quyền huyện và bà con làng xóm quan tâm, giúp đỡ, trong đợt tết Bính Tuất vừa rồi, gia đình bác đã được nhận một xuất quà của ************* và bà con trong tổ dân phố tùy tâm đóng góp cũng đã ủng hộ cho gia đình bác một số tiền khoảng hơn 1.000.000 đồng. Phần quà biếu, gia đình đã sử dụng trong mấy ngày tết còn khoản tiền lớn đó bác để dành cho Hữu trong kỳ thực tập tới.

    Tôi không biết động viên như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của gia đình Hữu trong lúc này, khi chỉ còn một năm nữa thôi Hữu sẽ tốt nghiệp, ra trường. Thứ tôi có thể làm được trong lúc này không gì khác ngoài việc hy vọng trong thời gian tới đây, chính quyền địa phương, bà con trong tổ dân phố cũng như các nhà hảo tâm sẽ quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn để giúp cho gia đình hai bác Huệ- Huồng tạo điều kiện để Hữu tiếp tục những năm học cuối cùng này. Tôi tin rằng rong tương lai mọi thứ có thể sẽ đổi khác, sẽ không còn khổ nữa, Hữu sẽ đi làm, nuôi gia đình và lo cho Nghị tiếp tục đi học những gì em thích, gia đình sẽ không còn khó khăn như lúc này mà thôi...


  7. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi :Một ngư dân trúng mẻ lưới trên 70 triệu đồng http:www.thanhnien.com.vn/kinhte/2006/2/8/138043.tno
    Được Levantam20_11 sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 10/02/2006
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Không để vốn vay giải quyết việc làm bị tồn đọng ​

    Kiên quyết không để nguồn vốn từ Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm bị tồn đọng trên 500 triệu đồng trong thời gian một tháng là một trong những giải pháp cơ bản được ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi thực hiện ngay từ đầu năm nay nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 32.000 lao động trong năm 2006 này.
    Trong năm 2006, nguồn vốn từ Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm đã đến hạn thu hồi từ các dự án và nguồn vốn được hỗ trợ thêm của Trung ương cho tỉnh Quảng Ngãi được trên 14 tỷ đồng. Để quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu qủa, ngành
    Lao động- Thương binh- Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn này cho cho các địa phương trong tỉnh đồng thời thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn nhanh chóng giữa các địa phương để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhằm đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Hiện nay nguồn vốn từ Qũy Quốc gia giải quyết việc làm ở tỉnh Quảng Ngãi đã lên đến trên 39 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn cho 250 dự án vừa và nhỏ chủ yếu là đầu tư phát triển kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển những ngành nghề mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm cho trên 6000 lao động ở vùng nông thôn.
    Cùng với việc sử dụng nguồn vốn từ Qũy Quốc gia giải quyết việc làm; trong năm nay thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra các giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động. Cụ thể là các khu công nghiệp, nhất là Khu kinh tế Dung Quất, từ năm 2006 sẽ thu hút thêm từ 4.500 đến 5000 lao động, các khu công nghiệp của tỉnh thu hút từ 3000 đến 3500 lao động./.

  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kho tiền cổ có một không hai ở Quảng Ngãi
    Hiệu thuốc bắc Bố Di- Tuyền Lợi là ngôi nhà bốn tầng bề thế vào hàng bậc nhất ở trị trấn Châu Ổ thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
    Chủ nhân của hiệu thuốc bắc nổi tiếng một vùng này là lương y Lâm DZũ Xênh nay đã sắp sửa bước vào tuổi ngũ tuần. Tiệm thuốc bắc Bố Di- Tuyền Lợi lúc nào cũng đông khách, song cùng với công việc hằng ngày là chẩn đoán bệnh và bốc thuốc để cứu người, lương y Lâm DZũ Xênh - Chi hội trưởng Hội Y học cổ truyền thị trấn Châu Ổ còn một thú đam mê khác đó là sưu tầm tiền cổ, cứu tiền cổ. Kho tiền cổ của anh nay đã lên đến gần 1,4 tấn với hơn hai trăm lọai tiền bằng kim loại gồm nhiều mệnh gía khác nhau và không ngừng được bổ sung. Tầng bốn của ngôi nhà là một "mê cung" tiền của. Nói đây là "Tiền cổ viện" cũng không ngoa chút nào.
    Con đường dẫn Lâm DZũ Xênh đến với thú đam mê tốn kém và rất mực công phu này cũng hết sức tình cờ. Nhờ đọc và dịch được chữ Tàu nên Lâm DZũ Xênh đã dịch sang tiếng Việt và lần lượt cho xuất bản hai cuốn sách về nghệ thuật nấu ăn của người Trung Quốc. Nhiều nhà hàng, khách sạn ở Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận đã cử đầu bếp tìm đến Lâm DZũ Xênh để học nghề để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn nổi tiếng của Trung Hoa nhằm thu hút thượng đế. Cũng nhờ biết chữ Tàu nên Lâm DZũ Xênh thường xuyên được bà con trong vùng đọc giúp bia mộ để phiên âm dịch nghĩa và viết gia phả bằng chữ Hán cho nhiều dòng tộc mà không hề lấy tiền công. Làm việc nghĩa cộng với tài năng bốc thuốc chữa bệnh nên anh được nhiều người biết tiếng. Xênh kể, cách đây khoảng chục năm, có một gia đình ở thôn Bến Thủ thuộc xã Bình Thới, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trong khi đào móng xây nhà đã bắt được hai hủ tiền đồng. Không thể đọc được chữ trên những đồng tiền này, gia đình nọ ôm hai hủ tiền đến nhờ thầy Xênh đọc hộ và Xênh đã dễ dàng nhận ra đây là những hủ tiền cổ của những thương nhân thời xa xưa đã bị sóng biển chôn vùi cùng với chủ nhân của nó trong những chuyến giao thương bằng đường biển. Không biết sử dụng những đồng tiền cổ này vào việc gì, gia đình nọ bèn nhờ anh mua giùm. Con đường đến với thú đam mê sưu tầm tiền cổ đến với Lâm DZũ Xênh vào một buổi sớm đẹp trời trong tình cảnh ngẫu nhiên như vậy. Mua được hai hủ tiền cổ, hàng ngày sau những giờ bốc thuốc chữa bệnh, Lâm DZũ Xênh giành thời gian còn lại cho việc phân loại số tiền ấy thành từng loại riêng biệt. Từ ngẫu nhiên đến với tiền cổ và với vốn kiến thức của mình nên anh đã ý thức được mỗi hủ tiền cổ như vậy qủa thật là một bộ sưu tập có gía trị về nhiều mặt về văn hóa, lịch sử cần phải được giữ gìn. Cũng xuất phát từ ý thức như vậy mà đồng tiền cổ có sức hút ghê gớm đã "vận" vào anh lúc nào mà ngay cả chính anh cũng không hề hay biết. Vậy là từ đó đến nay, ngoài công việc chính là hành nghề bốc thuốc Bắc, anh Xênh dành phần lớn thời gian còn lại để đi dọc các tỉnh miền Trung sưu tầm tiền cổ.
    Kho tiền cổ của anh Lâm Zũ Xênh hiện có trên 200 loại tiền cổ được đúc bằng đồng và trên 50 loại tiền cổ được đúc bằng kẽm với tổng khối lượng gần 1,4 tấn. Để phân loại số tiền cổ đã sưu tầm được, anh Lâm Zũ Xênh mua một dàn máy vi tính, kết nối Internet và thường xuyên vào mạng để tìm kiến tài liệu nghiên cứu về tiền kẽm Việt Nam để tra cứu và đối chiếu với những đồng tiền mà anh sưu tầm được. Ngao du trên mạng Internet, Lâm DZũ Xênh đã biết được nhiều điều mà không phải ai chơi tiền cổ cũng biết được. Ví như những thông tin thời sự về thị trường tiền cổ quốc tế chẳng hạn. Anh cho biết, giới chơi tiền cổ ở ta hay xem thường loại tiền An Nam tức là các loại tiền lưu hành ở các triều đại Nhà Nguyễn- Việt Nam. Nhưng trên thị trường tiền cổ Quốc tế vẫn được chào bán với gía khá cao. Bởi vậy nên trong số vô vàn các loại tiền trong kho tiền cổ của mình nhưng Lâm DZũ Xênh vẫn thích nhất là bộ sưu tập tiền kẽm của các triều đại nhà Nguyễn. Anh giới thiệu, bộ sưu tập tiền kẽm triều Nguyễn mà anh có được lên tới trên 40 loại với đủ các loại từ thời vua Gia Long đến thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến đồng tiền cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là đồng tiền xu có khắc 4 chữ "Bảo Đại Thông Bảo". Cũng nhờ chu du tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và không ngại học hỏi những người có cùng niềm đam mê sưu tầm tiền cổ trong cả nước nên Lâm DZũ Xênh đã bước vào thế giới tiền cổ một cách chững chạc và tự tin. Nhờ vậy nên anh biết trong kho tiền cổ của anh sưu tập được phần lớn là tiền cổ được sử dụng trong các triền đại phong kiến ở các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Pháp. Đồng tiền cổ nhất mà anh sưu tập được là đồng tiền Ngũ Thù mua ở Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam), đồng tiền này có từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Ngoài đồng tiền cổ xưa qúy hiếm này, trong kho tiền cổ của Lâm DZũ Xênh còn sưa tập đủ các loại tiền từ thời Bắc Tống đến thời Đại Thanh (Trung Quốc) và đồng tiền của cảctiều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê đến thời Nhà Nguyễn đều có đủ. Ngoài số lượng tiền cổ có gía trị thanh toán, anh Xênh còn sưu tập được một bộ hàng chục đồng tiền của nhà vua ở các triều đại phong kiến Việt Nam dùng để ban thưởng cho những người có công lớn với vua, với nước. Kho tiền cổ của anh cũng có những đồng tiền qúy hiếm như tiền Bát quái , tiền có khắc chữ bùa phép để trấn yểm, đuổi ma, trừ tà và đặc biệt là những đồng tiền "Phong hoa tuyết nguyệt" đúc nổi hình 4 cặp nam nữ đang làm cuộc mây mưa. Anh Xênh giải thích, đồng tiền này chỉ để dành riêng cho khách làng chơi chốn lầu xanh thuở xưa. Trong kho tiền cổ của anh Lâm Zũ Xênh không những chỉ có các loại tiền đồng, tiền kẽm riêng lẻ, anh còn sưu tập được rất nhiều hủ chứa đầy các loại tiền. Mỗi hủ có khối luợng tiền nặng từ 10 Kg đến hơn 30 Kg. Đây là những hủ tiền cổ còn giữ nguyên được các dấu niêm phong, chưa tung ra sử dụng trên thị trường.
    Ngoài việc sưu tầm tiền cổ, anh Lâm Zũ Xênh còn sưu tập được một bộ đồ gốm sứ cổ gồm hơn 50 chiếc được xác định là dòng gốm sứ Nam Định. Trong kho đồ cổ của anh còn có đến hàng mấy trăm món đồ cổ qúy như chén, bát, tô, đĩa, bình, ly...tượng cổ. Anh Xênh lo lắng, không biết đến hết đời anh, các con của anh có còn được thú đam mê sưu tầm và chơi tiền cổ, đồ gốm sứ cổ nữa hay không. Bởi vậy nên anh có tâm nguyện là đến một lúc nào đó anh sẽ hiến toàn bộ kho tiền cổ
    và đồ gốm cổ của mình cho Nhà nước để có điều kiện giữ gìn tốt hơn./.

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2015 ​
    Giải quyết nguồn nước tưới cho nông nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, phòng chống lũ lụt và cấp nước duy trì dòng chảy cho hạ lưu, khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên nước phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đây là mục tiêu của Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2015 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 279 ngày 10/02/2006.

    Theo Quy hoạch được duyệt, trong giai đoạn này tỉnh sẽ cấp nước tưới với mức đảm bảo 75% cho khoảng 70.000 ha đất canh tác trên địa bàn tỉnh và cấp nước cho chăn nuôi gia súc, gia câ?m; cấp nước cho công nghiệp va? sinh hoạt với mức đảm bảo 90%. Trong đó, tạo nguồn cấp nước cho Khu Kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp Qua?ng Phú, Khu công nghiệp Tịnh Phong, Khu công nghiệp Phổ Phong, với tổng lưu lượng 394.000m3/ ngày-đêm; cấp nước cho các khu đô thị: Thành phố Vạn Tường, thành phố Quảng Ngãi, khu du lịch Mỹ Khê, với tổng lưu lượng 65.000m3/ ngày-đêm; tạo nguồn và cấp nước cho 3.000 ha nuôi trô?ng thuy? sa?n; pho?ng chống luf, gia?m thiệt hại ít nhất vê? ngươ?i va? ta?i sa?n trong vu?ng với lũ sớm P = 5%, luf chính vụ P = 10%; tiêu úng cho khoảng 2.800 ha lưu vực sông Thoa, đảm bảo sản xuất 2 vụ; duy tri? do?ng cha?y hạ lưu sông vào các tháng mùa kiệt để đảm bảo hệ sinh thái hạ lưu; khai thác thuy? điện trên do?ng chính, tận dụng triệt đê? địa hình trên các lưu vực sông đê? xây dựng các hô? chứa nước lớn đa mục tiêu: Phát điện, bô? sung nước cho hạ lưu, cắt luf.
    Tại Quyết định này, UBND tỉnh xác định vùng thượng lưu Tra? Bô?ng sẽ nâng cấp 02 công trình hiện trạng là Nà Hú, Suối Nguyên để đảm bảo tưới 13 ha; xây dựng mới 17 công trình đảm bảo tưới cho 280 ha (vùng Tây Trà Bồng) và nâng cấp hoàn chỉnh và kiên cố hoá kênh mương của 18 công trình hiện trạng để tưới cho 739 ha; xây dựng mới 29 công trình, trong đó 16 hồ chứa, 13 đập dâng; với năng lực thiết kế 2.290 ha (vùng Đông Trà Bồng). Vu?ng thượng lưu sông Tra? Khúc sẽ sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện có để tưới diện tích đã được thiết kế 2.097 ha; đặc biệt chú ý đến 23 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới 809 ha và xây dựng mới 87 công tri?nh thuy? lợi nho? tưới 3.830 ha; xây dựng 2 hô? chứa lớn đa mục tiêu ơ? thượng lưu la? hô? chứa Nước Trong va? Hô? Đăk Đrinh nhằm bô? sung nước cho hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham va?o các tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8 để cấp nước tưới và sinh hoạt, công nghiệp. Vu?ng hạ lưu đập Thạch Nham (hạ lưu sông Tra? Bô?ng-Tra? Khúc- sông Vệ) phải đảm bảo tưới 50.000 ha; nâng cấp, kiên cố hoá kênh chính, kênh cấp I, cấp II và kênh nội đồng của hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham để đảm bảo tưới theo diện tích thiết kế; sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi nhỏ thuộc hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham; xây dựng 17 công trình thuỷ lợi nhỏ nhằm tận dụng nguồn nước tại chỗ để tưới hỗ trợ cho hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham; xây dựng đập dâng Trà Khúc cách cầu Trà Khúc 1.100m về hạ lưu, có nhiệm vụ nâng, giữ mực nước hạ lưu cầu Trà Khúc ở cao độ+4,20m, tạo thuận lợi cho giao thông thuỷ, tăng mực nước ngầm, cảnh quan, môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông; xây dựng đập ngăn mặn sông Trà Bồng; xây dựng 3 hệ thống đê, kè: Châu Ổ-Bình Trung, Bình Dương và Bình Minh (huyện Bình Sơn). Các khu vực khác như vu?ng thượng lưu sông Vệ, vùng lưu vực Trà Câu, vùng đảo Lý Sơn cũng được xác định các phương án cấp nước cụ thể.
    Tổng vốn đầu tư để thực hiện Quy hoạch này là 3.825.580 triệu đồng, được chia làm 3 phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 2006-2010 là 2.603.186 triệu đồng; giai đoạn 2011-2015 là 739.041 triệu đồng và giai đoạn sau 2015 là 483.353 triệu đồng.

Chia sẻ trang này