1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hỗ trợ 4,5 tỷ đồng cho Trường Đào tạo nghề Dung Quất để nâng cao năng lực đào tạo nghề ​

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phê duyệt danh sách các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề được đầu tư tập trung bằng kinh phí Dự án ?oTăng cường năng lực đào tạo nghề? thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2006-2010.
    Theo đó, Trường Đào tạo nghề Dung Quất được hỗ trợ 4,5 tỷ đồng để mua thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, phát triển chương trình đào tạo và sửa chữa nâng cấp nhà xưởng. Trong năm nay, Trường Đào tạo nghề Dung Quất còn tiếp nhận một số thiết bị do Nhà thầu Technip cung cấp để đào tạo công nhân hàn, cấp chứng chỉ quốc tế và một số thiết bị để phục vụ đào tạo các ngành: Cơ khí, điện - điện tử và lọc hóa dầu thuộc nguồn vốn ODA, trị giá 5 triệu đô la Mỹ do Đan Mạch tài trợ. Trường Đào tạo Nghề Dung Quất phấn đấu đến cuối năm 2006 cung ứng 2.000 công nhân cho các nhà máy ở Khu Kinh tế Dung Quất.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    1.200 tấn thiết bị đầu tiên phục vụ thi công Nhà máy lọc dầu đã cập bến số 1, Cảng Dung Quất ​

    Lô hàng thiết bị đầu tiên cọc ống thép phục vụ thi công gói thầu EPC 5B (cảng xuất sản phẩm) thuộc dự án Nhà máy lọc dầu vừa cập bến số 1, Cảng Dung Quất.
    Lô hàng này có trên 350 cọc ống thép với trọng tải 1.200 tấn. Mỗi cọc ống thép dài từ 10 đến 19 mét, phi 610 và có bề dày 16 mm. Đây là lô hàng thiết bị loại cọc ống thép đầu tiên trong 3 lô hàng có trọng tải tổng cộng 4.500 tấn cọc ống thép được nhập từ Inđônêxia để phục vụ thi công gói thầu EPC 5B (cảng xuất sản phẩm) Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
    Từ nay đến đầu tháng 3, hai lô hàng gồm 1000 cọc ống thép có trọng tải 3.300 tấn sẽ lần lượt cập cảng để phục vụ thi công gói thầu này. Sau khi thiết bị được tập kết đến chân công trình, các Nhà thầu sẽ tiến hành gia công cọc ống thép, khoan cọc, trộn bê tông vào cọc ống thép khu vực cảng xuất sản phẩm lọc dầu.
    Từ nay đến đầu tháng 6 tới, Bến số 1 Cảng Dung Quất còn tiếp nhận các lô hàng thiết bị phục vụ thi công mặt bằng trước khi các thiết bị siêu trường, siêu trọng được đưa về để thi công lắp ráp tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường giao thông trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi ​


    Để xử lý các vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đường: Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Phương và bàn về việc triển khai dự án Khu dân cư trục đường Bầu Giang - Cầu Mới, mới đây ông Nguyễn Xuân Huế-Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh khẩn trương tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng.

    Cụ thể đối với dự án đường Nguyễn Trãi được chia làm 02 giai đoạn để thực hiện đầu tư xây dựng: giai đoạn I (đoạn từ ngã 5 mới đến đường Nguyễn Đình Chiểu) giữ nguyên mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt (Bn= 9,25m x 2 + 1,5m + 6m x 2 = 32m); hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo đúng chỉ giới quy hoạch được duyệt (Bn=32m); đối với một số nhà kiên cố nằm trong phạm vi giải toả dưới 1m thì tạm thời giữ lại; tổ chức thi công dứt điểm trong tháng 7/2006, không được phép trễ hơn; thống nhất bổ sung hạng mục thoát nước dọc của đoạn tuyến này vào dự án và được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để thi công xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện để thi công khu Tái định cư Gò Trẩy. Giai đoạn II (đoạn từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Hoàng Văn Thụ) giữ nguyên mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt (Bn= 9,25m x 2 + 1,5m + 6m x 2 = 32m), việc đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai thi công sẽ được xem xét thực hiện sau khi ngân sách bố trí được.

    Đối với dự án đường Nguyễn Công Phương cũng được chia làm 02 giai đoạn để thực hiện đầu tư xây dựng. Giai đoạn I (đoạn từ ngã 5 cũ đến ngã 5 mới) thay đổi mặt cắt ngang từ 21m (10,5m + 5,25m x 2 = 21m) xuống còn 17,5m (10,5m + 3,5m x 2 = 17,5m. Tuy nhiên đối với nhà cửa, vật kiến trúc khi cấp giấy phép xây dựng mới vẫn quản lý theo chỉ giới xây dựng quy định tại quy hoạch chi tiết thành phố Quảng Ngãi được phê duyệt; tổ chức giải phóng mặt bằng trong phạm vi 17,5m và tổ chức thi công dứt điểm trong năm 2006; thống nhất bổ sung hạng mục thoát nước dọc của đoạn tuyến này vào dự án và được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để thi công xây dựng đồng bộ. Giai đoạn II (đoạn từ ngã 5 mới đến kênh N6) giữ nguyên mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt (10,5m + 5,25m x 2 = 21m), hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo chỉ giới quy hoạch được duyệt (Bn=21m) trong năm 2006, việc triển khai thi công giai đoạn này sẽ được xem xét thực hiện sau.

    Về hai dự án đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Phương: Hoàn chỉnh thủ tục bổ sung hạng mục thoát nước dọc nói trên vào các dự án theo đúng quy trình để sớm thực hiện dự án đầu tư xây dựng đồng bộ; nghiên cứu cân đối, bổ sung vốn cho 02 dự án này vào lần điều chỉnh kế hoạch vốn 6 tháng đầu năm 2006 để Chủ đầu tư có thể triển khai thi công các hạng mục thoát nước dọc (phần bổ sung) và tiến hành thực hiện việc chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho giai đoạn 2 của các dự án; nghiên cứu cân đối để thay thế việc đầu tư bằng các tuyến thoát nước khác cho phù hợp với nguồn vốn tương ứng và tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi,...

    Về dự án Khu dân cư trục đường Bàu Giang - Cầu Mới: Đây là dự án đầu tư theo hình thức tạo vốn từ quỹ đất nhằm hình thành không gian kiến trúc đô thị mới, hiện đại, mỹ quan, giải quyết tốt môi trường đô thị ở phía Nam thành phố theo đúng quy hoạch chi tiết thành phố Quảng Ngãi đã được phê duyệt. Do đó cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, nhằm phát huy tốt hiệu quả do dự án mang lại. Trước hết, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách ngành làm Trưởng Ban, với sự tham gia của một số lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan. Hoàn chỉnh trình duyệt dự toán công bố và cắm mốc giới quy hoạch; hoàn chỉnh dự án đầu tư và các thiết kế cơ sở, thuyết minh dự án, phương án đền bù GPMB tổng thể của dự án để thẩm định, phê duyệt...

  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tín hiệu vui từ các gói thầu dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất

    Trong khí thế rộn ràng đầu năm 2006, cùng với những bước chuyển tích cực của các dự án tại KKT Dung Quất, tiến độ triển khai các gói thầu dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã có những khởi sắc đáng kể.

    Hiện tại Nhà thầu đang tập trung thiết kế và mua sắm vật tư thiết bị các gói thầu EPC 1+4 và 2+3 tại 04 Trung tâm là Pari (Pháp), Madrid (Tây Ban Nha), Yokohama (Nhật Bản) và KualaLumpur (Mailaixia) theo tiến độ tổng thể gói thầu. Trong tháng 1 vừa qua, Nhà thầu cùng chủ đầu tư tiếp tục xem xét các sơ đồ nguyên lý các phân xưởng công nghệ và phụ trợ tại 4 Trung tâm thiết kế. Theo đó kết quả đạt được là hoàn thiện các tài liệu qui trình dự án bao gồm các qui trình về quản lý, thiết kế, mua sắm, xây dựng và chạy thử; hoàn thành xem xét các sơ đồ nguyên lý phân xưởng chính CDU, RFCC, CCR và các phân xưởng phụ trợ để đánh giá rủi ro các phân xưởng này tại các trung tâm thiết kế; thực hiện bóc tách vật tư, nguyên liệu thiết bị đường ống trên cơ sở các bản vẽ nguyên lý để phục vụ công tác mua sắm, đặt hàng. Hoàn thành 7 mốc công việc thuộc gói thầu EPC số 1, thiết kế kỹ thuật và kết thúc mốc công việc số 1 gói thầu EPC số 2+3. Tại các Trung tâm thiết kế Nhà thầu bố trí 60 người trực tiếp giám sát, trong đó có 34 chuyên gia của tư vấn PMC và 26 chuyên gia của chủ đầu tư. Trung tuần tháng 1 vừa qua, Technip chuyển Trung tâm điều hành từ Pari sang Kuala Lumpur để thuận lợi cho việc giám sát tiến độ thi công dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
    Trong những ngày đầu tháng 2 này, Lô hàng thiết bị đầu tiên 1.200 tấn trong tổng số 3 lô hàng có trọng tải 4.500 tấn loại cọc ống thép phục vụ thi công gói thầu EPC 5 B( Cảng xuất sản phẩm) Nhà máy lọc dầu đã cập bến số 1, cảng Dung Quất. Đến nay, Nhà thầu đã hoàn thành khu nhà xưởng gia công cọc ống thép, sẵn sàng mặt bằng công trường, sửa chữa bến tạm và lắp đặt trạm trộn bê tông tại công trường để thi công Cảng xuất sản phẩm lọc dầu. Về gói thầu EPC 5A (thi công đê chắn sóng), Chủ đầu tư đã phê duyệt thiết kế chi tiết thân đê chắn sóng. Công ty Lũng Lô đang tập trung khai thác đá và đổ đá thân đê. Còn gói thầu EPC số 7, Nhà thầu COMA đang tiến hành thi công nhà hành chính, nhà bảo vệ và nhà ăn cho công nhân tham gia xây dựng Nhà máy lọc dầu. Để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ vận hành Nhà máy, Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn tất công tác tuyển dụng 145 kỹ sư bổ sung vào các chức danh còn thiếu theo kế hoạch đào tạo nhân lực vận hành và các hợp đồng EPC đã ký. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu tuyển chọn tư vấn Cung cấp dịch vụ đào tạo và trợ giúp vận hành trong giai đoạn chạy thử để phát hành hồ sơ mời thầu.
    "Trái tim Khu kinh tế - Nhà máy lọc dầu Dung Quất" đang từng ngày chuyển mình với nhịp đập mạnh mẽ. Những tín hiệu tốt lành đầu năm về tiến độ các gói thầu dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã mở ra hy vọng năm 2006 KKT Dung Quất tự tin bước vào giai đoạn tăng tốc đầu tư với thế và lực mới.

  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    "Cuộc hội thảo khoa học về thơ Bích Khuê"
    http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa2006/2/19/139197.tno
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Mở tuyến du lịch ?oTheo dòng nhật ký của Liệt sĩ- Bác sĩ Đặng Thùy Trâm? ​


    Chiều 17/02/2006, tại văn phòng Sở Thương mại và Du lịch, với sự chứng kiến của đại diện Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng có liên quan, Sở Thương mại và Du lịch, UBND huyện Đức Phổ, UBND huyện Ba Tơ đã thống nhất ký kết biên bản thỏa thuận mở tuyến du lịch ?oTheo dòng nhật ký của Liệt sĩ- Bác sĩ Đặng Thùy Trâm?.
    Việc mở tuyến du lịch này nhằm góp phần đẩy mạnh việc phát triển du lịch Quảng Ngãi và tăng cường quảng bá sự kiện ?oTheo dòng nhật ký của Liệt sĩ- Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm? đến với du khách trong và ngoài nước, qua đó giúp cho thế hệ trẻ cũng như học sinh, sinh viên Việt Nam hiểu thêm về tinh thần đấu tranh anh dũng của quân và dân ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là quân và dân Quảng Ngãi nói chung và quân, dân ở hai huyên Đức Phổ và Ba Tơ nói riêng.

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Lý Sơn với kinh tế biển ​

    Đã từ lâu, Lý Sơn được xác định là một địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế biển; trải qua các kỳ đại hội, kinh tế biển của huyện đảo Lý Sơn được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn, nhân tố cơ bản quyết định sự tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh đất nước.

    Vùng biển Lý Sơn thuộc địa bàn của tỉnh Quảng Ngãi khá rộng; diện tích khoảng 48.150km2, trong đó ngư trường đánh bắt có hiệu quả 11.000 km2, nguồn lợi thuỷ sản khá phong phú, có sản lượng và giá trị kinh tế cao. Nhân dân cần cù lao động, có kinh nghiệm làm ăn; lực lượng lao động dồi dào, có tinh thần lao động sáng tạo. Bờ biển của đảo Lý Sơn có chiều dài 25km, thuận lợi cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Đảo Lý Sơn có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh của đất nước. Trên cơ sở đó, việc phát triển kinh tế biển ở Lý Sơn được tỉnh và Trung ương chú trọng.
    Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế thuỷ sản, các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện phát huy nội lực, tập trung sức thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
    Năm 2005, toàn hyện có 319 tàu thuyền khai thác hải sản với tổng công suất 21.550 cv, tăng 101 chiếc tàu và 12.258 cv so với năm 2000. Sản lượng khai thác hải sản tăng bình quân hàng năm 20,8%; năm 2005 đạt 16.750 tấn. Giá trị sản xuất về khai thác hải sản năm 2005 đạt 117. 214 triệu đồng, tăng 140% so với năm 2000.
    Cơ sở hạ tầng nghề cá được đầu tư xây dựng; các dịch vụ, hậu cần nghề cá sơ chế biến hải sản được củng cố và phát triển.
    Kinh tế biển của huyện đảo Lý Sơn đạt được một số thành tựu như trên, song còn nhiều tồn tại yếu kém cần khắc phục.
    Ngành khai thác hải sản tuy có bước phát triển nhưng tốc độ còn chậm, tàu thuyền công suất nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong khi tàu công suất lớn còn ít, lại chưa mạnh dạn vươn ra khơi xa khai thác hải sản. Nhìn chung trang bị hành nghề ở các tàu cá còn thô sơ, chưa đảm bảo yêu cầu mở rộng ngư trường khai thác.
    Ngành nuôi trồng thuỷ sản chưa khai thác tiềm năng để đầu tư phát triển.
    Cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng bước đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn điện kinh tế biển.
    Phần lớn ngư dân trong huyện chưa có điều kiện áp dụng các tiến bộ KHKT vào khai thác hải sản; chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; một số dự án đánh bắt xa bờ làm ăn không có hiệu quả; thua lỗ, không trả được vốn vay của nhà nước... Tình trạng ngư dân dùng vật liệu nổ khai thác hải sản vẩn còn xảy ra, huỷ hoại nguồn lợi hải sản; gây ô nhiểm môi trường, đe doạ mạng sống con người.
    Với vị trí địa lý đặc biệt của huyện đảo Lý Sơn, kinh tế biển vẫn là mục tiêu hàng đầu trước mắt và lâu dài của huyện, trong giai đoạn 2005- 2010 huyện tập trung phát triển toàn diện, bền vững kinh tế biển, đầu tư đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản; làm tốt dịch vụ nghề cá, chế biến hải sản và dịch vụ du lịch. Khai thác cần đi đôi với nuôi trồng; chú trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Năm 2010, sản lượng thuỷ sản phấn đấu đạt 28.300 tấn, số lượng tàu thuyền 420 chiếc, với tổng công suất là 36.250cv.
    Để đạt được các chỉ tiêu trên, cần có kế hoạch cụ thể, tập trung thực hiện một số công việc sau: Huy động các nguồn vốn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để cải hoán đóng mới tàu thuyền, nâng công suất và số lượng tàu thuyền, trang bị các phương tiện hành nghề đầy đủ và hiện đại, đảm bảo đánh bắt khai thác xa bờ. Xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản với các đối tượng nuôi chủ yếu như ốc, cá mú, rong biển, ba ba, tôm, hải sâm...Tăng cường công tác quản lý nhà nước, chú ý truyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi hải sản trong nhân dân. Xử lý nghiêm những trường hợp cố tình dùng chất nổ khai thác hải sản. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật về khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản cho nhân dân, tạo điều kiện để người dân tham gia lao động ngành nghề tại địa phương. Xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với vũng neo đậu tàu thyền trú bão, đảm bảo thu mua hải sản, phát triển các cơ sở chế biến, giải quyết lao động của địa phương.

  8. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Mạng không vào được nên không thấy Reporter nhỉ ???
  9. phocuong

    phocuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0

    Sáng ngày 23/02/2006, ông Nguyễn Xuân Huế- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) về việc thỏa thuận bàn giao đất để xây dựng nhà máy bia Sài Gòn- Quảng Ngãi.
    Thời gian qua, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo BQL các Khu công nghiệp tỉnh và các ngành chức năng trong tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để tạo điều kiện cho dự án sớm được triển khai.
    Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Xuân Huế khẳng định, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp diện tích 14 ha trong Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng Ngãi và giao cho Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn quản lý và xây dựng nhà máy bia Sài Gòn- Quảng Ngãi trước tháng 5/2006. Theo dự kiến, đầu tháng 5/2006, nhà máy bia khởi công xây dựng, lắp đặt thiết bị để mùa xuân 2007 sẽ cho ra mắt sản phẩm đầu tiên. Dự án nhà máy bia Sài Gòn- Quảng Ngãi có công suất khoảng 50 triệu lít/ năm (giai đoạn 1) và sẽ nâng lên 100 triệu lít/ năm (giai đoạn 2), với tổng mức đầu tư khoảng 450 tỷ đồng.
    Cũng trong buổi làm việc này, hai bên đã thống nhất việc SABECO đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bia tươi và hệ thống nhà hàng tiêu thụ, trụ sở công ty thương mại dịch vụ làm nhiệm vụ phân phối bia Nam miền Trung tại phường Trần Phú- thành phố Quảng Ngãi.


  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nhà máy Bê tông ly tâm Dung Quất đi vào hoạt động

    Sau hơn 6 tháng khẩn trương thi công, Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Dung Quất vừa chính thức đưa Nhà máy Bê tông ly tâm Dung Quất tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn thuộc Khu kinh tế Dung Quất đã đi vào hoạt động.
    Nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 có tổng số vốn là 30 tỷ đồng do Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần Bê tông ly tâm An Giang, Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức và một số cổ đông tại thành phố Hồ Chí Minh liên danh đầu tư. Hiện tại, Nhà máy đang tập trung sản xuất để cung cấp 12.460 cọc bê tông dự ứng lực cho Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất. Số cọc này dùng đưa vào thi công Cửa ụ khô số 1 phục vụ đóng chiếc tàu dầu có trọng tải 100.000 tấn đầu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Mỗi cọc có chiều dài từ 7 đến 15 mét, đường kính 600milimét, nặng từ 3 đến 6 tấn.
    Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Dung Quất dự kiến trong năm nay sẽ cung cấp 16.000 cọc bê tông dự ứng lực cho Nhà máy liên hợp Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất tạo điều kiện việc làm cho 200 lao động.

Chia sẻ trang này