1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu hành động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010)​

    Trong 5 năm qua (2001 ?" 2005), Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) tỉnh Quảng Ngãi đã cùng với các cấp, các ngành, hội đoàn thể triển khai kế hoạch hành động VSTBPN và đã đạt được những thành công đáng kể trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên một số chỉ tiêu kế hoạch đạt được còn khá khiêm tốn.
    Nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, Ban VSTBPN tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra những mục tiêu hết sức thiết thực, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trong nhiều lĩnh vực: Lao động, việc làm; giáo dục ?" đào tạo; chăm sóc sức khoẻ; tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội để đến năm 2010 phải phấn đấu đạt được. Cụ thể: Hàng năm tỷ lệ lao động nữ tăng dần, đạt 50% trong tổng số lao động có việc làm mới; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn tăng lên đến 80%; giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống dưới 4%; 90% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xoá đói, giảm nghèo; 50% phụ nữ trong tổng số người được vay vốn tín dụng và 60% tập huấn khuyến nông và dự các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật; xoá mù chữ cho 95% phụ nữ ở độ tuổi dưới 40; tỷ lệ nữ lao động được đào tạo 30%, đào tạo trên đại học trên 35%; nữ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý hành chính, tin học, ngoại ngữ 30% trở lên và nâng cao đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài; tuổi thọ trung bình phụ nữ đạt 73 tuổi; tăng tỷ lệ có thai được khám thai đủ 3 lần lên 70 ?" 75%; tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản lên 95%; tham gia các cấp uỷ đảng đạt tỷ lệ 15% trở lên; tỷ lệ tham gia HĐND nhiệm kỳ 2009-2014: Cấp tỉnh 28%, cấp huyện 25%, cấp xã đạt 20%; đạt 50% cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội các cấp có nữ tham gia lãnh đạo và 30% cán bộ nữ tham gia vào ban lãnh đạo chủ chốt các ngành, khối doanh nghiệp,?
    Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2006 Ban VSTBPN Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu cùng các Sở, Ban, ngành, Liên đoàn lao động và các hội, đoàn thể tỉnh nhà phấn đấu thực hiện để hoàn thành các mục tiêu đề ra.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bình Hải: Sau ngày ?osóng dữ? ​

    Ngày 21-2, sau 2 ngày xảy ra vụ chìm tàu làm mất tích 6 ngư dân, không khí làng chài Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn vẫn còn nặng trĩu. 6 ngư dân vẫn bặt vô âm tín, cả xóm chài nhỏ chen chúc nhau, dõi mắt về hướng biển với những tia hy vọng?Hiện tại, Chính quyền địa phương đang huy động lực lượng tại chỗ tập trung nỗ lực khắc phục hậu quả?
    Người từ cõi chết trở về
    Tôi tìm vào nhà ông Đặng Xưa, chủ chiếc tàu xấu số, người duy nhất may mắn còn sống sót, trên giường, ông đang nằm vật vã, nước mắt người đàn ông giàn giụa, không ngớt kêu tên 2 đứa con trai vừa bị thuỷ thần cướp đi mạng sống. Dưới nền nhà, vợ ông đờ đẫn nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng đưa tay lên đấm thình thịch vào ngực như ?oxoa dịu? và nén chặt nỗi đau vào lòng. Trước nỗi mất mát quá lớn, Bà nấc lên từng hồi rồi lại ngất lịm đi. Trong một ngày mất 2 đứa con trai, lòng người mẹ như bị cắt. An ủi mãi, ông Đặng Xưa mới nguôi. Nhưng khi tôi hỏi chuyện, ông lại bật lên, nấc nghẹn: khoảng 18 giờ chiều hôm đó (19-2), sau khi nghe thông báo có gió lớn xuất hiện, thuyền của ông đang giăng lưới đánh bắt cá nục tại vùng biển Lý Sơn vội vàng trở về đất liền. Nhưng, còn khoảng 3 hải lý nữa (hơn 5 km) là vào tới bờ, bất thình lình một lốc xoáy xuất hiện, chưa biết chuyện gì đã xảy ra, không kịp trở tay, chiếc thuyền bị lật úp. Khi ông ngoi được lên mặt nước thì chỉ nhìn thấy 2 đứa con trai trong số 6 người bị nhấn chìm cũng đang chống chọi với thuỷ thần. Chiếc thuyền bị chìm, vỡ ra từng mảng, ông vớ được một mảng, bơi lại chỗ 2 đứa con, ba cha con dồn hết sức lực bám lấy chiếc ?ophao cứu sinh? vùng vẫy với hy vọng sống sót. Nhưng sức lực con người có hạn, gió to, sóng lớn đẩy ba cha con nhấp nhô trên biển, càng vùng vẫy thì càng nhanh đuối sức, mảng gỗ thì quá nhỏ cho ba cha con. Người con trai đầu đuối sức, dần chìm xuống, ông nhìn con bất lực. Thằng thứ 2 thấy cha cũng sắp chìm, liền bỏ mảng gỗ ra nhưng còn kịp nói với ông: ?ocha bơi vào bờ đi? rồi thả tay chìm theo. Đói và lạnh khiến người ông lả đi. Lúc tỉnh dậy thấy mình đã dạt vào đất liền, vắt hết sức lực còn lại, ông bới cát và ?ochôn? mình xuống để ủ ấm cơ thể rồi lại lịm đi. Khoảng 5 giờ sáng, ông tỉnh dậy bò, lết vào phía có nhà dân, được phát hiện và đưa ông về nhà?Cảnh tượng kinh hoàng đó diễn ra như thước phim quay chậm bám riết và ám ảnh ông. Kể đến đây, ông nằm thượt, nước mắt ráo hoảnh, mắt nhìn trân trân lên trần nhà, không gượng dậy được nữa.

  3. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Thông báo : Hôm nay Chủ Nhật , reporter nghĩ . Mai lại tiếp tục ....
  4. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ngày 01/03/2006! Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Phạm Văn Đồng rồi!
    Các bác nhớ Post bài về bác Đồng nhá.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh Bác Phạm Văn Đồng trong lòng người Anh hùng Hồ Giáo ​

    Sinh thời Bác Phạm Văn Đồng đã quan tâm và dành tình cảm rất nhiều cho ông Hồ Giáo- người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động đến 2 lần. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Phạm Văn Đồng, chúng tôi lên Trại chăn nuôi trâu ở xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành) tìm gặp và được nghe Anh hùng lao động Hồ Giáo kể về tình cảm mà Bác đã dành cho ông.

    Theo lời của Anh hùng lao động Hồ Giáo thì năm 1961, ông được phân công về làm việc ở Trung tâm nghiên cứu bò sữa Ba Vì. Trong một lần Bác Đồng lên thăm, các anh em ai nấy đều quây quần bên Bác, còn ông chỉ đứng khép nép. Bác lại gần hỏi chuyện và biết ông quê ở Quảng Ngãi. Bác nói: ?oQuê hương núi Ấn sông Trà đấy, người Quảng Ngãi cần cù, chịu khó lắm?. Qua lần trò chuyện ngắn ngủi ấy, sự gần gũi chân thành của Bác, ông Giáo đã bộc bạch với Bác rằng mình mới chỉ học hết lớp 1. Khi biết chuyện học hành của ông Giáo, Bác động viên nên cố gắng học hành để biết chữ, ?obiết chữ mới làm tốt công tác cách mạng ?.
    Sau chuyến thăm, về Hà Nội, Bác Đồng bảo Văn phòng chính phủ gửi bút, mực, sách vở lên Trung tâm cho ông Giáo đi học và dặn ?ocháu phải cố gắng học, khó mấy cũng phải học, khi nào biết chữ hãy viết thư cho Bác?. Chuyện học hành lúc đó đối với ông Giáo như một cực hình. Nhưng nhớ lời Bác, hai tháng tập đánh vần, tập viết rồi ông cũng viết bức thư đầu tiên chưa đầy một mặt giấy gửi cho Bác. Có lần Bác gọi ông Giáo đến gặp Bác ở phủ Chủ tịch và hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình. Biết được hoàn cảnh của ông Giáo, Bác dành tình cảm cho ông như người chú đối với cháu vậy. Có những hôm ông Giáo đến thăm Bác và được Bác bảo ở lại dùng cơm trưa. Ông Giáo kể: ?oTrong bữa ăn Bác hay gắp thức ăn cho tôi và thường nói, nếu con muốn nhanh chóng về miền Nam thì phải cố gắng lao động cho tốt, mà muốn lao động tốt phải cố gắng học hành. Phải học ở thầy, học ở bạn và học ở những người biết hơn mình. Tình thương yêu và lời dạy của Bác với tôi là động lực để vững tin hơn trong học tập, công tác?. Năm 1966 trong lần được phong tặng Anh hùng lao động lần thứ nhất, tôi đến thăm Bác, Bác nắm chặt tay tôi và nói: như vậy là tốt, nhưng muốn về quê hương thì cháu phải làm tốt việc hơn nữa để tăng năng suất góp phần cho miền Nam thân yêu. Nghe lời Bác, ông Giáo lại lao vào lao động sản xuất. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông Giáo về công tác ở Trung tâm nghiên cứu trâu sữa và đồng cỏ Bình Cát, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Nơi đây, lại một lần nữa ông Giáo được Nhà nước phong tặng danh hiêụ Anh hùng. Đến năm 1990, đúng năm ông Giáo 60 tuổi, ông được phép nghỉ hưu. Lúc này, Bác Đồng được Thủ tướng Ấn Độ tặng 15 con trâu Mu-ra, Bác đem tặng lại cho nhân dân Quảng Ngãi và việc gánh vác nhiệm vụ chăm sóc đàn trâu quý lại trao trọn trên đôi vai ông Hồ Giáo. Thế là, sau gần 40 năm đi theo Cách mạng, cuối cùng ông Giáo cũng về lại Quảng Ngãi quê hương ông và tiếp tục chăn nuôi đàn trâu của Bác Đồng tặng. Nghe ông gọi mỗi tên con trâu gắn liền với mỗi địa danh của quê hương Quảng Ngãi như: Tây Trà, Trà Câu, Cà Đam... mà ấm cả lòng. Ông Giáo cho hay: ?oKhi nhận đàn trâu Mu-ra chăm sóc, Bác Đồng căn dặn nhiều lắm ?ocon phải chăm sóc cho kỹ. Nuôi đàn trâu này không chỉ lấy sữa giúp trẻ em nghèo mà còn nhân giống giúp bà con phát triển chăn nuôi?. Thế là từ 15 con trâu ban đầu, ông Giáo chăn nuôi chăm sóc, đàn trâu sinh sôi lên đến 40 con. Theo chủ trương con nào có khả năng phát triển tốt thì chuyển về cho các huyện để cải tạo dần đàn trâu trong vùng.
    Những năm cuối đời về thăm quê, Bác Đồng đã ghé thăm trại và hỏi chuyện về đàn trâu. Ông Giáo kể : ?oKhi Bác thấy đám cỏ cạnh chuồng trâu xanh tốt bời bời, Bác hỏi giống cỏ gì? Đã trồng lâu chưa?? Tôi thưa với Bác đã trồng 6 năm mà chưa phá gốc. Bác bảo giống cỏ tốt đấy, cố gắng chăm sóc mà nhân cỏ cải tạo đàn trâu, giúp bà con nông dân lai tạo giống trâu này để chăn nuôi phát triển kinh tế?. Ông Giáo nhớ mãi lần cuối cùng, Bác ghé Trại chăn nuôi thăm và dặn dò ông Giáo hơn 30 phút. Bác nắm tay ông Giáo rồi bảo: ?oTay của cháu làm nông nên cứng cáp hơn tay của Bác?. Ông Giáo ứa nước mắt và chợt nhận biết sức khoẻ Bác Đồng kém hơn nhiều.
    Giờ đây, Bác Đồng đã đi xa, ông Giáo cũng đã già yếu, bởi ông đã hơn 77 tuổi nhưng đàn trâu Mu-ra vẫn mãi sinh sôi nhân rộng đến các huyện trong tỉnh. Hiện nay, sáng nào dù mưa hay nắng, tết hay ngày lễ, ông Giáo cũng cắp ***g cơm lên trại chăn nuôi Hành Thịnh, rồi mang ủng đi quét dọn chuồng, cắt cỏ, cho trâu tắm mãi. Công việc cứ cuốn hút Ông cho đến tối mịt.

  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ngành Y tế Quảng Ngãi kỷ niệm 51 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

    Sáng nay (27/2), ngành Y tế Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 51 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955- 27/02/2006), và tổng kết công tác y tế năm 2005, phương hướng, nhiệm vụ năm 2006. Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Hoàng Sơn đến dự và phát biểu chào mừng lễ kỷ niệm.

    Cách đây 51 năm, trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, tháng 2/1955, Hồ Chủ tịch viết: ?oNgười bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khoẻ của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang...? Hằng năm, cứ vào ngày 27/2, lại thêm một lần để những người thầy thuốc tổng kết một năm hoạt động với bao nỗi buồn vui trong nghề.

    Trong năm 2005, ngành Y tế tỉnh đều thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn của ngành. Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được cải thiện (khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu lượt người, đạt 113,03% kế hoạch năm); tinh thần thái độ phục vụ người bệnh đã có chuyển biến tích cực; công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế đều được tổ chức, triển khai có hiệu quả. Đi đôi với công tác khám, chữa bệnh, ngay từ đầu năm, ngành đã đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và phòng, chống các bệnh dịch nguy hiểm. Đặc biệt, năm qua, ngành đã có nhiều nỗ lực và đạt nhiều thành công trong các công tác như: phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiêm chủng mở rộng; xây dựng và cũng cố mạng lưới y tế cơ sở. Tuy nhiên ngành cũng còn những tồn tại, trăn trở cần phải phấn đấu vượt qua, đâu đó vẫn còn những cán bộ y tế thiếu y đức...

    Điểm lại những thành tựu của ngành trong năm qua, bác sĩ Phạm Hồng Phương- Giám đốc Sở y tế tỉnh khẳng định: trong năm 2006, ngành sẽ cố gắng giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiểm gây ra; không để dịch lớn xảy ra; từng bước thực hiện công bằng và hiệu quả trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; tiếp tục thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở...

    Tại buổi lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn đã biểu dương những thành quả mà ngành đã đạt được trong năm qua và mong muốn ngành phát huy hơn nữa trên tinh thần vì nhân dân phục vụ; trách nhiệm và thái độ ân cần, tận tuỵ của người thầy thuốc là động lực quan trọng cho người bệnh vượt qua thử thách; nghề Thầy thuốc là một nghề cao quý, một nghề đặc biệt liên quan đến sức khỏe, đến tính mạng của con người nên người làm công tác y tế phải luôn đặt vấn đề y đức làm tiêu chuẩn hàng đầu; tiếp tục xây dựng ngành y tế tỉnh nhà ngày một hiện đại để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thực hiện chính sách Dân tộc của tỉnh Quảng Ngãi

    Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi- Nguyễn Kim Hiệu và Phó Chủ tịch- Đinh Thị Loan đã có buổi tiếp và làm việc với Thứ Trưởng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc- Hoàng Công Dung về việc kiểm tra tình hình thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Quảng Ngãi.

    Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc Trung ương, của UBND tỉnh cũng như sự hỗ trợ của các ngành chức năng trong tỉnh, trong năm 2005, năm đầu thực hiện Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và là năm kết thúc giai đoạn I của chương trình 135, công tác Dân tộc của tỉnh đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như: đầu tư xây dựng 129 công trình, với tổng vốn 28,5 tỷ đồng; đầu tư xây dựng 29 công trình thuộc 11 trung tâm cụm xã, với tổng số vốn đầu tư là 9.546 triệu đồng; hỗ trợ sản xuất cho 4.236 hộ, cung cấp 523 con giống vật nuôi, 2.973 cây giống các loại, tập huấn cho 740 lượt người trong vùng dự án (đạt 100% kế hoạch giao); đào tạo dài hạn cho 50 cán bộ xã thuộc chương trình 135 và tập huấn cho 691 lượt cán bộ xã, thôn, bản trên địa bàn 54 xã vùng cao về công tác quản lý các chương trình, dự án; cử 58 học sinh người dân tộc thiểu số đi học theo chế độ cử tuyển tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh; mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức người dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; tăng cường cán bộ y tế cơ sở; hỗ trợ cho 773 hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn khoảng 750 triệu đồng; bán hàng trợ giá, trợ cước vận chuyển: 780 tấn muối Iốt, 73 tấn dầu hỏa, 262,2 tấn lúa giống, 117,3 tấn cá nước ngọt, 2.941 tấn phân bón hóa học; trợ cước tiêu thụ sản phẩm gồm: 5.111 tấn mì (sắn), 75.028 tấn mía, cấp không thu tiền 211 tấn muối Iốt, 11 tấn dầu hỏa; xây dựng 3.001 ngôi nhà cho 3.001 hộ theo dự án 134, giải quyết cho 1.075 hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; hỗ trợ khai hoang 38,2 ha đất sản xuất giúp cho 364 hộ có đất canh tác và ổn định đời sống,...

    Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Kim Hiệu- Chủ tịch UBND tỉnh và bà Đinh Thị Loan- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đưa ra một số kiến nghị đối với Ủy ban Dân tộc Trung ương: tiếp tục đầu tư kinh phí cho các TTCX để hoàn chỉnh các công trình còn đang dở dang; tiếp tục bổ sung nguồn kinh phí để địa phương triển khai dự án 135 giai đoạn II; thực hiện chính sách không thu tiền giấy, vở và sách giáo khoa cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước và tăng thêm mặt hàng bán trợ giá, trợ cước đưa đến trung tâm xã thay vì TTCX như hiện nay; thêm chỉ tiêu số lượng học sinh các trường nội trú dân tộc ở tỉnh, huyện và các chỉ tiêu cử tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
    Ông Hoàng Công Dung- Thứ trưởng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã ghi nhận những kiến nghị từ phía lãnh đạo tỉnh và đánh giá rất cao sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của UBND tỉnh trong vấn đề dân tộc, thông qua kết quả thực hiện công tác dân tộc của tỉnh trong năm 2005; công nhận, biểu dương những thành tựu mà Ban Dân tộc tỉnh đã đạt được trong việc thực hiện các chính sách dân tộc. Tuy nhiên, ông cũng nhận xét về tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn các xã thuộc chương trình 134, 135 còn rất cao (kể cả một số xã đã ra khỏi chương trình 135), chất lượng, năng lực quản lý của cán bộ xã còn yếu, việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp xã là việc làm vô cùng cấp bách. Qua đó, ông mong muốn rằng, trong thời gian đến, UBND tỉnh cũng như Ban Dân tộc tỉnh cần chủ động hơn trong cơ chế quản lý và xây dựng các quy chế cụ thể trong việc quản lý các dự án ở địa phương; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp xã, nhất là các xã tập trung đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đúng chủ trương, chính sách để hỗ trợ cho hộ dân tộc thiểu số khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt để đời sống của người dân có điều kiện sống tốt hơn.

  8. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Mít- tinh kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Phạm Văn Đồng (01/03/2006)


    [​IMG]
    Sáng 01/03/2006, trong không khí tưng bừng, phấn khởi của toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh thi đua lao động học tập, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Phạm Văn Đồng (01/3/1906 ?" 01/3/2006).

    Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, Ban, ngành, đại diện Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các Mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động, các vị lão thành cách mạng, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đại diện chính quyền xã Đức Tân, huyện Mộ Đức-quê hương đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện dân tộc Hre, huyện Ba Tơ-dân tộc mang họ Phạm và gia đình Bác Phạm Văn Đồng cũng về dự lễ kỷ niệm.

    Đồng chí Hồ Nghĩa Dũng-Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã long trọng ôn lại cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của Bác Phạm Văn Đồng. Trong diễn văn của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, đã nhấn mạnh đến quá trình hoạt động cách mạng qua các giai đoạn của Bác Phạm Văn Đồng, những đóng góp to lớn của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, sôi nổi và phong phú của Bác Đồng gắn liền với những chặng đường đấu tranh quyết liệt và đầy tự hào của nhân dân Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp của Bác gắn liền với những sự liện trọng đại của đất nước đã đi vào lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc. Suốt 41 năm là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 35 năm là Uỷ viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, Bác Phạm Văn Đồng là nhà lý luận chính trị và văn hoá xuất sắc, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, tư duy năng động và sắc sảo, tình cảm chan hoà với nhân dân; nhạy cảm, thấu hiểu được nguyện vọng của đồng bào. Nhờ vậy, Bác đã có nhiều đóng góp lớn trong việc hoạch định, làm thấu suốt và chỉ đạo thục hiện đường lối của cách mạng Việt Nam suốt hơn bảy mươi năm.

    Chín mươi tư tuổi đời, 75 năm hoạt động cách mạng liên tục, Bác Phạm Văn Đồng đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân và lý tượng Cộng sản chủ nghĩa.

    Không chỉ là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sỹ cách mạng kiên trung, tài ba, Bác Phạm Văn Đồng còn là người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi-người luôn giành cho quê hương những tình cảm sâu đậm, thuỷ chung. Bác có tác phong giản dị, gần gũi, thăm người già, hỏi người trẻ, nên mỗi lần về thăm quê, Bác luôn được đồng chí, đồng bào kính trọng, mến yêu. Bác thường thăm hỏi, động viên thế hệ trẻ và đồng bào dân tộc miền núi trong tỉnh; giành nhiều tâm huyết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và giáo dục của tỉnh nhà.

    Với cương vị Thủ tướng Chính phủ, dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn dành nhiều tình cảm đối với đồng bào, chiến sĩ quê hương, thường xuyên thăm hỏi đồng bào, động viên, nhắc nhở các cấp chính quyền chăm lo sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

    Trong những năm cuối đời, dù tuổi cao sức yếu, nhưng dường như năm nào Bác cũng về thăm quê và lần cuối Bác về thăm quê là vào ngày 04/3/1999.

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Phạm Văn Đồng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi càng ghi nhớ công lao, cống hiến to lớn của Bác. Mỗi chúng ta càng biểu thị quyết tâm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Nói như đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại lễ kỷ niệm: Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng sự nghiệp, tình cảm của Bác Phạm Văn Đồng sẽ mãi mãi không phai nhoà trong mỗi con người Quảng Ngãi. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Quảng Ngãi quyết tâm noi guơng Bác, kế tục sự nghiệp Bác, quyết tâm xây dựng quê hương phát triển, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỉnh trở thành tỉnh khá như lời căn dặn của đồng chí.

    Cũng tại buổi lễ này, Bộ Bưu chính viên thông đã phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Phạm Văn Đồng nhằm ghi nhận công lao to lớn của Bác.


  9. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Lễ dâng hương và khởi công xây dựng Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (01/03/2006)


    Ảnh khởi công
    Như tin đã đưa, sáng nay, sau kết thúc lễ mitting trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Phạm Văn Đồng (01/3/1906- 01/3/2006) tại Nhà văn hoá Lao động tỉnh, vào lúc 08 giờ 30 phút, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, Ban, ngành, đại diện UBND các huyện, thành phố; các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động, các vị lão thành cách mạng, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; đại diện dân tộc Hre, huyện Ba Tơ-dân tộc mang họ Phạm; gia đình Bác Phạm Văn Đồng và đông đảo các tầng lớp nhân dân huyện Mộ Đức đã về tham dự lễ dâng hương và lễ khởi công xây dựng Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Khu lưu niệm), tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi- quê hương Bác Phạm Văn Đồng.


    Trong buổi lễ khởi công xây dựng Khu lưu niệm, đồng chí Hồ Nghĩa Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh một lần nữa nhắc đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Phạm Văn Đồng và những đóng góp to lớn của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như những giá trị văn hoá tinh thần Bác đã để lại cho nhân dân ta. Qua đó, đồng chí mong muốn nhân dân Quảng Ngãi mà nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên, sinh viên, học sinh phải luôn luôn ghi nhớ công ơn của Bác đối với con người, đối với quê hương núi Ấn- sông Trà, học tập theo gương Bác và rèn luyện, trao dồi đạo đức để trở thành những người công dân có ích.

    Vào lúc 09 giờ 15 phút, ông Nguyễn Kim Hiệu- Chủ tịch UBND tỉnh phát lệnh khởi công xây dựng Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Khu lưu niệm được xây dựng tại khu nhà cũ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi- phía đông Quốc lộ 1A), trên nền đất rộng khoảng 2 ha, sẽ là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác; nơi giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của Bác với cách mạng Việt Nam cho du khách trong và ngoài nước. Ngay sau lệnh khởi công, hàng trăm công nhân và các phương tiện thi công đã đồng loạt ra quân thực hiện những hạng mục đầu tiên của công trình xây dựng Khu lưu niệm.

    ]
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    5 lợi thế để phát triển ngành công nghiệp thép tại Dung Quất ​

    Ông Lê Văn Dũng-Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và Thương mại Khu kinh tế Dung Quất cho biết: Hiện tại KKT Dung Quất có 5 lợi thế để phát triển ngành công nghiệp thép.
    Thứ nhất, Dung Quất đã có một hệ thống hạ tầng khá tốt, sẵn sàng đáp ứng cho nhà đầu tư triển khai dự án công nghiệp thép. Nếu đầu tư vào một địa điểm khác nhà đầu tư phải bỏ ra ngay từ đầu 200 triệu USD cho hệ thống hạ tầng, chưa kể phải mất nhiều năm để xây dựng hạ tầng, đền bù giải toả và xây dựng các khu tái định cư. Thứ hai, Dung Quất có vịnh nước sâu với 2 tuyến đê chắn sóng và cát phía Bắc và phía Tây, có thể xây dựng cảng chuyên dùng cho loại tàu từ 7 đến 8 vạn tấn trở lên. Thứ ba nguồn cung cấp nước ở Dung Quất có thể đạt trên 300.000 m3/ngày mà dự án thép cần rất nhiều nước. Thứ tư Dung Quất có nền hạ tốt, lại không nằm trong vùng chịu đe doạ của động đất. Thứ năm là hiện nay Việt Nam chưa giải được bài toán nguyên liệu trong nước, có nghĩa là phải nhập quặng và than cốc thì đặt nhà máy luyện phôi thép ở Dung Quất sẽ có nhiều thuận lợi cho việc tiêu thụ.
    Đến nay, Tập đoàn Tycoons đã cơ bản hoàn thành Dự án Nhà máy luyện thép đầu tư tại Dung Quất. UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban Quản lý KKT Dung Quất đã cam kết sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và san nền vào cuối tháng 6 để tháng 7 năm nay, Tycoons khởi công xây dựng nhà máy. Dự kiến vào đầu năm 2009, Nhà máy luyện phôi thép lò cao Dung Quất sẽ hoàn thành giai đoạn 1, đi vào vận hành cùng thời điểm với Nhà máy lọc dầu.

Chia sẻ trang này