1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Triển khai 06 đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ ​

    Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định cho phép triển khai 06 đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ chuyển tiếp từ năm 2005 sang năm 2006. Tổng kinh phí của 06 đề tài này là 1,5 tỷ đồng.
    Sáu đề tài đó là: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chuyên canh mía kết hợp chăn nuôi bò và các giải pháp đồng bộ phát triển hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; xây dựng cơ chế, chính sách và mô hình sản xuất, kinh doanh thuỷ sản gắn kết quá trình đánh bắt, nuôi trồng, thu mua nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành thuỷ sản; hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất ?" tiêu thụ rau an toàn tại xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi; điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước ngầm vùng cát ven biển trên địa bàn huyện Mộ Đức, Đức Phổ, đề xuất giải pháp quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý; thử nghiệm giống mía ROC22 và xây dựng quy trình thâm canh trên các loại đất trồng mía chính tại Quảng Ngãi.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ba Tơ phát triển nuôi cá nước ngọt ​


    Ba Tơ là huyện miền núi, đồng bào dân tộc Hre chiếm 86,6% dân số toàn huyện. Tuy là huyện khá nhất trong các huyện miền núi của tỉnh nhưng đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

    Những năm gần đây, thực hiện các nghị quyết và chủ trương của Đảng, Chính phủ đẩy mạnh phát tiển kinh tế - xã hội ở miền núi, xoá đói giảm nghèo, Ba Tơ chú trọng nuôi cá nước ngọt, nhằm tạo nguồn thực phẩm tươi sống, cung cấp cho nhân dân, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Việc đào ao nuôi cá còn tạo nguồn nước để phát triển kinh tế vườn. Vì vậy nhân dân nhiều nơi tích cực hưởng ứng.
    Năm 2005, toàn huyện có 285 ao nuôi cá hộ gia đình với diện tích mặt nước tổng cộng 8ha, phân bố rải rác ở 15/19 xã, thị trấn trong toàn huyện. Cá giống chủ yếu thả nuôi là các loại trôi, chép, trắm cỏ. Sản lượng cá ước thu được là 17 tấn cá.
    Ba Tơ đã thực hiện thành công mô hình trình diễn nuôi cá ao hộ gia đình ở miền núi. Diện tích ao là 5000 m2/8 ao/8 hộ gia đình tham gia tại thị trấn Ba Tơ, đối tượng nuôi là cá rô phi đơn tính. Thời gian thực hiện từ 01/6/2005-30/10/2005; mật độ cá thả 2con/m, tỷ lệ sống đạt 80- 85%, trọng lượng cá thu hoạch bình quân 0,4- 0,5 kg/con. Hiệu quả kinh tế: Tổng chi phí về giống, công sửa chữa và vệ sinh ao, công chăm sóc, thức ăn, thuốc phòng trừ bệnh là 1.775.000đ. Tổng thu : 400kg 7.000đ = 2.800.000đ. Sau khi, trừ các khoảng chi còn lại: 1.025.000đ/500m2 ao (lấy đơn vị tính là 500m2/ao).
    Mô hình nầy đã cổ vũ bà con nhiệt tình đầu tư nuôi cá.
    Ba Tơ xây dựng làng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sán hồ núi Ngang xã Ba Liên, vài năm qua hoạt động đạt kết quả tốt. Số hộ làng nghề đến nay là 21 hộ, năm 2005, cá giống đã thả xuống hồ là 59.000 con, gồm cá mè 49.000 con, cá trôi 10.000 con, cỡ cá từ 10- 12cm. Sản lựợng cá khai thác trong năm được 12.580kg cá thịt, thu nhập bình quân một hộ của làng nghề từ 40.000- 50.000đ/ngày. Kế hoạch vào đầu năm 2006, làng nghề sẽ thả 20.000 con cá giống các loại xuống hồ núi Ngang.
    Ba Tơ là huyện đi đầu trong phong trào nuôi cá nước ngọt ở miền núi tỉnh ta, góp phần đáng kể cải thiện đời sống nhân dân.

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Phụ nữ thành phố Quảng Ngãi tổ chức Hội trại mừng ngày 8- 3 ​

    Nhân kỷ niệm 96 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2006) và 1966 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáng nay (3/3), tại sân nhà thi đấu Diên Hồng, thành phố Quảng Ngãi, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với Phòng VHTT- TT thành phố tổ chức giao lưu Hội trại văn hoá- thể thao phụ nữ thành phố Quảng Ngãi năm 2006.
    Tham gia Hội trại lần này có khoảng 400 hội viên phụ nữ của 11 đơn vị xã, phường trong thành phố. Hội trại sẽ diễn ra trong thời gian một ngày với các hoạt động sôi nổi như: trang trí, trưng bày sản phẩm hàng hoá; sinh hoạt cộng đồng; liên hoan văn nghệ; thi nữ công gia chánh; thi kéo co và nhiều hoạt động khác.
    Qua Hội trại này sẽ giúp cho chị em phụ nữ trong thành phố có cơ hội được giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó, nâng cao tinh thần tập thể, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa chị em các đơn vị, xã, phường trong thành phố; phát huy tinh thần học tập, sáng tạo trong công tác cũng như trong đời sống, tạo không khí thi đua, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng gia đình văn hoá ngày một tốt đẹp hơn.

  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch động thổ xây dựng trường


    Theo dự kiến vào 1/3/2006 sẽ tiến hành động thổ xây dựng trường Đại học Phạm Văn Đồng (nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bác Phạm Văn Đồng)
    Vào ngày 1/3 sẽ động thổ xây dựng khu tái định cư, là khu được xây dựng đầu tiên trong kế hoạch xây dựng trường Đại học Phạm Văn đồng. Dự kiến tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng, kính phí này do UBND tỉnh Quảng Ngãi đầu tư.

  5. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Vì sao 7 gói thầu đều chậm tiến độ ?
     




    [​IMG]

    Đìu hiu công trường thi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất (ảnh chụp ngày 3.3.2006) - ẢNH: VPBĐ
    Tại lễ khởi công các gói thầu số 1+4 và 2+3 thuộc dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLDDQ) vào cuối tháng 11.2005, Phó thủ tướng thường trực *************** đã chỉ đạo: dự án NMLDDQ là công trình trọng điểm quốc gia, không thể chấp nhận bất cứ nguyên nhân nào để tiếp tục làm chậm trễ tiến độ. Tuy nhiên, sau 8 tháng triển khai thi công, tiến độ của 7 gói thầu đều chậm so với kế hoạch đề ra.Sự chậm trễ đầu tiên là tiến độ của các gói thầu quan trọng 1+4 và 2+3 (nhà máy lọc dầu, bể chứa sản phẩm, phao rót dầu không bến và đường ống dẫn dầu). Đến nay, tổ hợp nhà thầu Technip đã phát hành được khoảng 6.500 đầu tài liệu gồm: bản vẽ, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà máy và các tài liệu về quy trình kỹ thuật để mua sắm thiết bị... Theo báo cáo của nhà thầu này, đến cuối tháng 1.2006, khối lượng thiết kế các gói thầu 1+4 và 2+3 chỉ đạt 17,9% (kế hoạch đặt ra là 21,5%), chậm tiến độ 3 tuần. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ là do nhà thầu chưa huy động đủ nguồn nhân lực và chất lượng san lấp mặt bằng của nhà máy không đảm bảo nên cần phải xử lý lại. Một sự chậm trễ đáng lo ngại nhất là việc mua sắm vật tư, thiết bị cho nhà máy. Trong 172 hạng mục thiết bị cần thiết, đến nay chỉ có 103 hạng mục được phê duyệt, 69 hạng mục còn lại phải chờ xem xét. So với kế hoạch đề ra thì việc triển khai công tác mua sắm vật tư thiết bị đã chậm tiến độ 8 tuần. Giải trình về sự chậm trễ này, phía nhà thầu cho rằng, hiện nay nhiều nhà cung cấp thiết bị từ chối đơn đặt hàng hoặc bản chào kỹ thuật của các nhà cung cấp thiết bị chưa đạt yêu cầu, đồng thời công tác phê duyệt để quyết định mua sắm thiết bị của chủ đầu tư cũng chưa kịp thời... Sau khi xử lý xong nền đất yếu thuộc gói thầu 5A (đê chắn sóng), liên danh các nhà thầu Việt Nam đang tiến hành thi công phần chân đê nhưng tiến độ thi công quá chậm, chỉ đạt 1/10 so với  yêu cầu. Để đảm bảo đúng tiến độ, năng suất khai thác và đổ đá của các nhà thầu phải đạt từ 5.000 đến 6.000m3/ngày, nhưng hiện chỉ đạt 500m3/ngày. Riêng gói thầu 5B (cảng xuất sản phẩm) và gói thầu số 7 (nhà hành chính và dịch vụ) phải điều chỉnh lại thiết kế và còn trông chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt.Với tiến độ thi công của các nhà thầu như hiện nay thì kế hoạch đến năm 2009 đưa NMLDDQ vào vận hành, tạo ra sản phẩm là rất khó thực hiện được. Ngoài các vướng mắc nêu trên, cũng cần phải xem xét lại năng lực của các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu trong nước, hầu như chưa chuẩn bị tốt về thiết bị thi công cũng như nhân lực phục vụ dự án. 

    Thái Anh - Hoàng Thuyên
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 06/03/2006
  6. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    Nghĩ từ một khu lưu niệm
    00:31:59, 04/03/2006



    Khu lưu niệm (KLN) cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vừa được khởi công xây dựng tại quê hương của Bác Đồng - xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác (1.3.1906 - 1.3.2006). Với diện tích hơn 2 ha, KLN sẽ là nơi lưu giữ những kỷ vật thuở sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là nơi đón nhân dân và du khách đến tham quan. Có thể coi KLN này thuộc hạng một bảo tàng danh nhân được xây dựng ngay tại nơi sinh thành danh nhân ấy. Vì vậy, đây phải được coi là một điểm du lịch văn hóa-lịch sử. Sinh thời, Bác Đồng là người rất quan tâm đến văn hóa và chăm lo đến sự nghiệp phát triển văn hóa. Do vậy, thiết kế tổng thể của KLN trước hết phải mang tính văn hóa cao, chứ không đơn giản chỉ là xây một cái nhà lưu niệm.Nhiều người nói với tôi, họ muốn nhìn thấy mô hình phác thảo thiết kế tổng thể KLN được dựng dưới dạng pa-nô lớn ngay trước khu đất sẽ xây KLN, và ngay tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi để nhiều người được ngắm nhìn và đóng góp ý kiến, trước khi nó chính thức được phê duyệt. Đó vừa là cách lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, vừa là cách quảng bá trước về KLN này. Rất tiếc, cho đến khi công trình được phát lệnh khởi công thì ngay người dân xã Đức Tân, huyện Mộ Đức và người dân Quảng Ngãi cũng không hề được biết KLN sẽ được xây như thế nào. Một quan chức của huyện Mộ Đức nói với nhà báo là ông cũng chưa hề được biết "gương mặt" của KLN tương lai vì đơn giản là không ai cho ông biết cả. Rút kinh nghiệm khi xây dựng lại Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ, cho đến khi khu nhà chính đã được xây xong, người ta mới tá hỏa vì không ngờ nó... xấu đến như vậy! Y hệt một tháp canh. Và mới xây chưa ráo nước sơn mà tường nhà đã thấm nước, nội thất đã bị nước mưa tạt ướt... Chất lượng công trình là chuyện sẽ bàn sau, nhưng thiết kế công trình là cái sẽ làm nên "gương mặt" công trình thì cần được biết trước để nếu cần, có thể điều chỉnh, sửa đổi. Đừng để khi mọi sự "đã rồi" thì chừng đó dù công luận có lên tiếng cũng đã quá muộn, không còn cơ hội thay đổi hay sửa chữa được nữa. Và khi đã có dự án xây dựng một KLN lớn như thế thì bên ngành du lịch phải có ngay kế hoạch để đưa KLN vào "bản đồ tour", kết nối KLN Phạm Văn Đồng với những điểm du lịch văn hóa - lịch sử khác trong tỉnh, hầu có thể cho du khách một cái nhìn bao quát về lịch sử và văn hóa của vùng đất Quảng Ngãi - một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa hàng nghìn năm mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác và quảng bá. Cách đây vài ngày, tôi có nhận được e-mail của anh Nguyễn Thanh Tuấn - người chuyên mở những tour du lịch truyền thống cách mạng và lịch sử - văn hóa thuộc Công ty DREAMLAND Travel & Trading. Anh Tuấn là người đã tích cực du khảo để mở tour du lịch "Bệnh xá Đặng Thùy Trâm" tại Đức Phổ - Quảng Ngãi. Tôi rất tán đồng với ý tưởng của anh Tuấn khi muốn "bệnh xá Đặng Thùy Trâm" sẽ được xây dựng thành một viện - trường đào tạo cán bộ y tế và truyền thông y tế cộng đồng. Kết hợp đó là một điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước chứ không phải xây thành một "bệnh xá" hay "bệnh viện" đơn thuần. Và viện - trường - điểm du lịch ấy được kết nối với những điểm du lịch khác trong tỉnh Quảng Ngãi, trước mắt có thể lấy trục tam giác Đức Phổ - Ba Tơ - Mộ Đức cho một tour du lịch truyền thống - lịch sử - văn hóa. Những KLN chỉ thực sự sống, thực sự sinh sắc nếu thường xuyên có khách tham quan, du lịch. Muốn thế, nó phải thu hút khách không chỉ nhờ nội dung trưng bày mà còn nhờ hình thức đẹp, hấp dẫn, có văn hóa cao. Và phải được đưa vào "bản đồ tour", phải thành một điểm du lịch. "KLN Phạm Văn Đồng" có đủ điều kiện để trở thành một điểm du lịch truyền thống - văn hóa nếu những người có trách nhiệm biết cách làm.
    Thanh Thảo
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 06/03/2006
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 61 năm ngày khởi nghĩa Ba Tơ ​


    Ông Trần Thanh Vân - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Ba Tơ
    Sáng ngày 11/3/2006, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ba Tơ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 61 năm ngày khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945- 11/3/2006). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo huyện, các đồng chí lão thành cách mạng cùng đông đảo cán bộ, quân và dân trong huyện.

    Ngày này, cách đây 61 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã nổ ra và giành thắng lợi trọn vẹn. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với quân và dân Quảng Ngãi cũng như quân và dân cả nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến tới tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã đi vào lịch sử như một chiến công chói lọi trong lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam.

    Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Trần Thanh Vân- Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Ba Tơ đã ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của quân và dân Quảng Ngãi, của những chiến sĩ du kích Ba Tơ anh dũng, kiên cường làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Thay mặt Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, ông Trần Trung Chính- Chủ tịch UBND huyện đã phát động phong trào thi đua, kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, quân và dân các dân tộc huyện nhà phát huy tinh thần lao động sáng tạo, triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng năm 2006 mà Nghị quyết kỳ họp thứ 5- HĐND huyện khoá IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đã đề ra, xây dựng quê hương Ba Tơ giàu đẹp, xứng đáng là quê hương anh hùng trong kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới.

  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Xếp hạng di tích quốc gia ​

    Bộ Văn hóa- Thông tin vừa quyết định xếp hạng khu di tích quốc gia: Di tích lịch sử ?oKhu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng?.
    Khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng (gồm: Nhà lưu niệm- nơi Bác Đồng sinh ra và lớn lên thời kỳ niên thiếu và nhà bà Phạm Thị Sinh- nơi ở và hoạt động của Bác năm 1936- 1939, tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép khởi công xây dựng vào ngày 01/3/2006 (nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng), với tổng số vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12/2006.
    Khu lưu niệm này cũng là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Phạm Văn Đồng; nơi giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của Bác đối với đất nước; là địa chỉ tham quan du lịch lịch sử bổ ích đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    ?oPhố bờ đê? ​

    Không biết từ bao giờ, cái thuật ngữ ?ophố bờ đê? đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân Quảng Ngãi. ?oPhố bờ đê? được dùng để chỉ khu vực đê bao dọc sông Trà Khúc có khung cảnh thoáng mát, thích hợp cho việc vui chơi, giải trí những đêm hè oi bức- nơi một số hộ dân tận dụng để mở các quán cóc, quán nhậu nhỏ phục vụ đời sống tinh thần của người dân thành phố Quảng.

    Mới nghe tên, người ta có thể liên tưởng tới những điều không hay, không tốt. ?oBờ đê?, ?obờ kè? thường là chỗ trú chân của những kẻ lang thang, là nơi phát sinh ra nhiều thói hư, tật xấu... Nhưng không, ở ?ophố? này, hàng đêm, bên bờ sông Trà thơ mộng, dưới những ánh đèn neon rực rỡ của phố thị, các cặp thanh niên nam, nữ của đất Cẩm Thành vẫn thường về đây dạo chơi, vừa ngắm cảnh, vừa thưởng thức các món ăn dân dã, vừa hóng những cơn gió mát dịu mang hơi nước từ dưới sông đưa lên xua đi cái nóng của mùa hè. Có lẽ không còn gì thú vị hơn thế. Nếu bạn là người thích yên tĩnh, muốn có được cảm giác thoải mái khi hóng mát, ngắm cảnh hoặc tự do thư giãn bằng một vài động tác thể dục mà không muốn ngồi quán cóc, thì dọc trên bờ đê bao, đã có những băng ghế đá sẵn sàng đón bạn, là điểm mà bất kỳ ai cũng có thể ghé chân.

    Tôi đến đây vào một đêm mùa xuân trời vẫn còn se lạnh, tưởng như ?ophố bờ đê? sẽ vắng hơn vì thời tiết này không phù hợp cho việc hóng gió cũng như dạo mát nhưng không thế, tất cả các hàng quán ở đây từ đầu đến cuối ?ophố? đều tấp nập người, xe ra ra, vào vào tạo nên một không khí náo nhiệt. Thực đơn ở phố này đơn giản chỉ có một số loại dân dã: khô mực, cá, ốc hút, ram bắp, trứng gia cầm các loại,.. dùng để các cô, các cậu thanh niên nhâm nhi sau buổi dạo chơi, hoặc cho khách bình dân ?olai rai? sau một ngày lao động.

    Tôi hỏi một nhóm thanh niên đang lượn xe tìm chỗ ?ođậu? thì được cho biết, ?okhu nhậu bình dân này là điểm đến của sinh viên tụi em đó chị ơi, thời tiết như thế này mà được ngồi đây nhâm nhi vài con khô mực, vài quả trứng, uống vài ly với bạn bè thì quả là tuyệt! có lạnh chút đỉnh nhưng có ?ophông? rồi sợ gì nữa, chủ quán ở đây chiều khách lắm!?- Thanh và nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi vừa nói vừa chỉ vào cây dù mà các cậu vẫn gọi là ?ophông? chắn gió. Nhìn xung quanh, hàng chục cây dù đang nghiêng mình che chắn cho các ?othượng đế? đang ngồi thu lu trong cái lạnh của gió, của hơi nước.

    Đảo một vòng quanh đấy, hầu như hàng nào cũng đầy những người, có nơi mới 08 giờ tối đã không còn một bàn trống, nơi thì ồn ả bởi các nhóm đông người, nơi im ắng chỉ một vài người, có lẽ đang suy nghĩ và cảm nhận khí trời. ?oNgồi đây ngắm cảnh sông nước vào những đêm có trăng thì lãng mạn phải biết?, ?ođi một mình cũng vui chứ chẳng cần chi đông?- Tùng, Thức sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng và một vài người bạn đang tổ chức sinh nhật kiểu ?osinh viên nghèo? vui vẻ trò chuyện với tôi. Mỗi người đến đây với một tâm trạng khác nhau, nhưng họ có điểm chung khi tìm đến đây là thư giãn sau một ngày làm việc, học tập vất vả.

    ?oMùa này lạnh, khách tới đây chủ yếu là sinh viên nam ở khắp nơi về đây trọ học, có cả đồng bào trên các huyện miền núi xuống và cánh lao động, thu nhập thấp uống rượu gạo và ăn các món ăn nóng, cay thôi, nhưng lượng khách cũng đông lắm, nhất là vào những ngày trước và trong tết Nguyên đán! Mùa hè thì có phần đa dạng hơn, vì thời gian này sinh viên đi học ở khắp nơi trở về, tụi này ?ochơi xộp? lắm! gặp vài ba lượt khách như vậy là đủ ?olời? rồi! ngoài ra, do trời nóng, khách hàng thích ngồi hóng gió, uống các loại nước giải khát và dùng các loại thức ăn nhẹ hơn là uống bia, rượu nên dễ bán và ít gặp rắc rối hơn. ?- Chị Tâm, một chủ quán, vừa tất bật luộc trứng cho khách vừa trò chuyện với chúng tôi về những gì chị nhìn thấy và cảm nhận được trong thời gian bán hàng ở ?ophố? này. Cả nhà chị, bốn miệng ăn, tất cả đều trông chờ vào cái ?oquán ăn di động? này- ?ohai đứa con, ngày đi học, còn tối về phụ ba, má bưng bê, dọn dẹp...? Tôi nhìn hai đứa nhỏ, mồ hôi đang rịn ra trên khuôn mặt non nớt của các em, vậy mà đôi tay các em vẫn thoăn thoắt lau chùi, dọn rửa như không còn biết gió lạnh vẫn đang từng đợt ùa về.

    Nhìn ?ophố bờ đê? của mình, tôi chợt nghĩ tới hai con đường Bạch Đằng với những dãy ?ophố nhậu? chạy dọc theo sông Hàn ở thành phố Đà Nẵng, ?ophố? của mình cũng sạch và đẹp lắm, cũng ồn ào, cũng náo nhiệt, cũng vui tươi có thua kém ai, nhất là từ khi cả hai bờ đê bao của sông Trà được quy hoạch và xây dựng quy mô với hai hàng đèn chạy dọc bờ sông. Thoạt trông không khác gì so với Bạch Đằng của Đà Nẵng. Tuy còn những điều cần chấn chỉnh nhưng với cảm nhận của tôi lúc này, có thể nói đây là nơi vui chơi, là điểm hẹn giải trí để xua đi cái nóng trong những ngày hè sắp tới.

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh quảng Ngãi ​

    Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) hiện nay đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, xu hướng cộng đồng dân cư tham gia ứng dụng, khai thác dịch vụ CNTT và TT ngày càng nhiều, góp phần quan trọng trong việc gia tăng năng lực quản lý, điều hành trong các cơ quan công quyền đến việc nâng cao năng suất và hiệu quả công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như an ninh quốc phòng.

    Trong thời gian đến, tỉnh Quảng ngãi sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT và TT vào công tác quản lý hành chính nhà nước ở các cấp, các ngành làm thay đổi phong cách và phương thức phục vụ của bộ máy công quyền, từng bước thực hiện các dịch vụ công đối với tổ chức và công dân qua mạng máy tính; xây dựng ngành viễn thông và CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng, tạo nhiều việc làm cho xã hội; phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và TT có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên toàn tỉnh với dung lượng lớn, chất lượng cao, giá thành rẻ, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng; phổ cập viễn thông và internet trên phạm vi toàn tỉnh, rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ giữa các vùng, miền; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống dân trí; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT và TT trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh- quốc phòng trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập kinh tế quốc tế; 100% Sở, Ban, ngành, khối UBND huyện, thành phố, 10% UBND cấp xã, phường thị trấn có mạng LAN, đồng thời có kết nối Internet băng rộng, hình thành mạng internet Quảng Ngãi, với các ứng dụng: dịch vụ công, cơ sở dữ liệu văn bản pháp qui cung cấp thông tin cho cộng đồng dân cư.

    Trong giai đoạn 2006- 2010, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông và internet; thực hiện dự án ?oquy hoạch mạng bưu chính, viễn thông và CNTT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến 2020?, đề án ?ophát triển ứng dụng CNTT và TT giai đoạn 2006- 2010, hướng tới năm 2020? và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, từng bước hình thành chính quyền điện tử với công dân điện tử và xã hội điện tử trong chiến lược và kế hoạch của Chính phủ; xây dựng công nghiệp trên cơ sở chương trình hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ chuyên ngành, từng bước xây dựng và thực hiện dự án số hóa thông tin và dữ liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phục vụ công tác quản lý đa lĩnh vực, đa ngành nghề trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ trang này