1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Toàn tỉnh có 87.862 hộ nghèo. ​

    Theo kết quả điều tra của Ban chỉ đạo điều tra xác định hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2006- 2010 tỉnh Quảng Ngãi, tính đến thời điểm 01/01/2006, toàn tỉnh có 87.862 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 31,94% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn. Địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Tây Trà (chiếm 95,64%), kế đến là huyện Sơn Tây (85,97%), huyện Trà Bồng (79,48%)...

    Kết quả điều tra này là cơ sơ để xác định chỉ tiêu giảm hộ nghèo giai đoạn 2006- 2010 của tỉnh, đồng thời, cũng là cơ sở để xây dựng chương trình, mục tiêu xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách đối với người nghèo. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006- 2010 ở tỉnh ta vẫn còn ở mức cao so với một số tỉnh trong khu vực. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đến năm 2010, sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống dưới 20%. Mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải có một chương trình và giải pháp tốt, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần tham gia mới có thể đạt được.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Phê duyệt đầu tư xây dựng Dự án nâng cấp, mở rộng Trường THPT Trần Quốc Tuấn ​

    Dự án nâng cấp, mở rộng Trường THPT Trần Quốc Tuấn vừa được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Mục tiêu đầu tư xây dựng nhằm nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia, nâng cao chất lượng dạy và học của trường Trần Quốc Tuấn.

    Qui mô của đầu tư xây dựng Trường bao gồm: Nhà học lý thuyết với công suất thiết kế 1215 học sinh/năm, khối nhà cấp IV, cao 4 tầng; nhà thư viện công suất thiết kế 10.000 đơn vị sách, khối nhà cấp IV, cao 2 tầng; nhà hành chính quản trị công suất thiết kế 118 biên chế và 6 phòng học bộ môn, khối nhà cấp IV, cao 4 tầng; các hạng mục phụ trợ như hệ thống cấp thoát nước, sân vườn,?Toàn bộ diện tích sử dụng của khu trường là 25.364 m2. Tổng mức đầu tư của dự án là 10,728 tỷ đồng.

    Trường THPT Trần Quốc Tuấn được thành lập năm 1955. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, Trường Trung học Trần Quốc Tuấn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất với qui mô khá lớn. Trường có hệ thống nhà thí nghiệm, nhà tập đa năng, sân chơi, bãi tập, các sân thể thao, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, đường đi nội bộ. Do vậy, việc tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng sẽ góp phần đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết, góp phần giúp thầy và trò nhà trường tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu: Trường đạt chuẩn quốc gia, ngọn cờ đầu bậc THPT tỉnh nhà và xứng đáng với ngôi trường được vinh dự mang tên Người anh hùng kiệt xuất của dân tộc - Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Năm 2006, Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất sẽ tiếp nhận trên 800 công nhân kỹ thuật ​

    Năm nay, Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất có kế hoạch tiếp nhận 800 công nhân kỹ thuật tham gia sản xuất trên công trường. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, trung bình mỗi tháng Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất sẽ giải quyết việc làm thêm cho 100 công nhân kỹ thuật với các ngành nghề: Cơ khí, gò hàn, thuỷ động lực, cắt gọt kim loại...

    Hiện tại, Nhà máy đang tập trung gần 100 phương tiện nạo vét cửa Ụ khô, san ủi mặt bằng chuẩn bị sản xuất máy móc phụ, tàu kéo và đóng xà lan có khả năng vận chuyển hàng hoá nặng 20.000 tấn; tập trung triển khai những phân đoạn đầu tiên để đóng chiếc tàu có trọng tải 100.000 tấn phục vụ vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm lọc dầu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tổng kết phong trào vận động hiến máu tình nguyện ​



    Sáng ngày 14/3, Sở Y tế tổng kết phong trào vận động hiến máu tình nguyện năm 2005 và triển khai kế hoạch năm 2006.

    Trong năm 2005, Sở Y tế tỉnh đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội đoàn thể liên quan và địa phương phát động, tổ chức nhiều đợt hiến máu tình nguyện, vận động được nhiều thành phần xã hội tham gia, đặc biệt là lực lượng thanh niên, nên số người tham gia hiến máu tình nguyện đạt 2.450 lượt người, thu gom được 1.886 đơn vị máu, đáp ứng 50% nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị tại bệnh viện. Năm 2006, phấn đấu vận động đạt 60% (khoảng 1.800 đơn vị máu) số lượng máu tình nguyện cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại bệnh viện.

    Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Lâm- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi (một trong những đơn vị làm tốt phong trào vận động hiến máu tình nguyện) thì mặc dù năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện của tỉnh ta đạt kết quả cao nhất trong các năm nhưng so với các tỉnh và nhu cầu thì vẫn còn quá hạn chế, hiện nay số máu dự trữ ở các đơn vị sử dụng chưa nhiều. Cũng theo Bác sĩ để phong trào hiến máu tình nguyện đạt được như mong muốn, trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, xem hiến máu tình nguyện là sự nghiệp nhân đạo cao cả, là trách nhiệm của toàn xã hội đối với cộng đồng, bên cạnh đó cũng cần tăng kinh phí vận động và có kế hoạch chăm lo cho những người hiến máu.

  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Có đường link này mình suy nghỉ lâu lắm rồi không biết có nên đưa lên hay không, nhưng nay nhắm mắt đưa liều đây thông tin có liên quan về Dung Quất,hỏi trong này có anh em nào có biết sự thật có phải như vậy không ? http://www2.ttvnol.com/f_187/669270.ttvn
    Được Levantam20_11 sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 15/03/2006
  6. thuxaqn

    thuxaqn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Bài này ở bên Vnexpress http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/03/3B9E7610/
  7. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Sức sống Tư Cung


    Với địa bàn chiến lược khá quan trọng, phía trước núi Đồi Voi (còn gọi là núi Tham Thai), đường Quốc lộ 24B chạy ngang nên thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê (Sơn Tịnh) được bọn Mỹ nguỵ chọn làm bàn đạp tấn công khu đông Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thị xã Quảng Ngãi. Để thực hiện được ý đồ này, bọn giặc đã dùng mọi âm mưu, thủ đoạn, ngày đêm lùng sục, càn quét, đánh phá các cơ sở cách mạng; thực hiện chính sách bình định, xúc dân đưa vào khu dồn tập trung đồng thời rải hàng ngàn tấn bom đạn, chất độc hoá học để huỷ diệt sự sống.

    Chúng thực hiện 3 sạch: "Giết sạch, phá sạch, đốt sạch". Tội ác man rợ nhất mà đến nay người dân Tư Cung vẫn không bao giờ quên là vụ thảm sát Sơn Mỹ vào sáng ngày 16/03/1968. Giặc Mỹ đã giết chết 407 thường dân vô tội thôn Tư Cung. Sau vụ thảm sát ấy chỉ còn hơn 10 người dân Tư Cung còn sống sót. Tuy nhiên, với lòng trung kiên, một lòng theo Đảng, Bác Hồ, nhân dân vẫn anh dũng, kiên cường đấu tranh giành độc lập cho quê hương.

    Mới đó mà đã gần 40 năm! Với sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân thôn Tư Cung bằng chính nội lực của mình, cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước đã vươn lên trong công cuộc đổi mới. Đến thăm Tư Cung trong những ngày đầu tháng 3, chúng tôi được đi trên trên con đường bêtông hoá, nhựa hoá rộng rãi khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá của nhân dân ở các vùng. Đến thăm gia đình anh Nguyễn Bạo (xóm Khê Thuận) khi anh đang chăm sóc vườn khổ qua để được nghe chuyện gia đình anh có 3 người thân bị bọn Mỹ đưa xuống hầm bắn chết trong vụ thảm sát Sơn Mỹ; rồi chuyện anh đã áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để trở thành nông dân sản xuất kinh giỏi của xã. Anh Bạo tâm sự: Với 1,5 sào đất lúa nước cho năng suất thấp, không đủ nuôi sống gia đình, tôi đã chuyển toàn bộ diện tích đất sang trồng rau muống xen khổ qua, hàng năm cho thu nhập gần 12 triệu đồng. Anh Bạo chỉ là một trong những gương mặt điển hình của thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước truyền thống cha anh, để góp phần làm hồi sinh vùng đất hoang tàn, đổ nát xưa kia. Nông nghiệp được xem là nguồn thu nhập chính của người dân. Hàng năm, bà con được trạm khuyến nông mở các lớp IPM, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc các giống cây, con mới cho năng suất cao; đồng thời đưa các giống lúa mới, năng suất cao vào sản xuất. Nhờ vậy, năng suất lúa luôn đạt ở mức từ 40 tạ (năm 2000) lên 55 tạ/ha (năm 2005), đưa lương thực bình quân đầu người lên 468 kg/người/năm. Cùng với cây lúa, bà con nơi đây trồng 39 cây rau màu các loại: Diếp cá, đậu đỗ, khổ qua? đem lại nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng được xem là thế mạnh của thôn. Ngày nay, Khu chứng tích Sơn Mỹ được đầu tư xây dựng khang trang đã thu hút đông đảo khách thập phương về tham quan. Các loại hình dịch vụ đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động qua các dịch vụ du lịch. Nhờ vậy, cuộc sống của 3.429 khẩu ở thôn Tư Cung đã có sự chuyển biến vượt bậc. Bình quân thu nhập gần 4 triệu đồng/người (năm 2005), tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18% (theo chuẩn mới). Phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương, cụ Võ Đình Sơn, xóm Khê Thuận vui mừng nói với chúng tôi: "Người dân thôn Tư Cung bây giờ không lo đói nữa, nhà nào cũng mua sắm xe máy, các đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, nhà cửa được ngói hoá". Kinh tế phát triển, người dân có điều kiện chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của con em. Cứ mồng 6 tết âm lịch hàng năm, học sinh - sinh viên đang học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh được các hội đoàn thể trong thôn tập trung lại để gặp gỡ, động viên, nhắc nhở nâng cao tinh thần hiếu học nhằm góp phần xây dựng quê hương. Trao đổi với đồng chí Phùng Văn Sáu - Bí thư chi bộ thôn Tư Cung - chúng tôi được biết: Từ khi triển khai, thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" (trong đó làm nông nghiệp chiếm hơn 80%), tình làng, nghĩa xóm của người dân được bền chặt hơn. Nhờ vậy, thôn Tư Cung hiện có 5 KDC thì cả 5 KDC đều đạt KDC văn hoá, trên 80% gia đình được công nhận gia đình văn hoá.

    Hy vọng rằng, với những kết quả đã đạt được của ngày hôm nay cộng với bàn tay và khối óc của người dân sẽ góp phần xây dựng thôn Tư Cung ngày càng giàu đẹp.

    (theo Báo Quảng Ngãi)

    Được chai_qn sửa chữa / chuyển vào 19:04 ngày 16/03/2006
  8. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Sơn Mỹ xưa và nay


    Như những người con của đất Quảng, tôi vẫn được nghe thầy cô giáo, các cụ lớn tuổi, lớp người đi trước kể rất nhiều về một buổi sáng đẫm máu- sáng 16/3/1968- ngày đế quốc Mỹ đã thực hiện vụ thảm sát tàn khốc tại thôn Tư Cung, xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Là ngày 504 dòng máu của người dân vô tội đổ vào lòng đất mẹ, ngày tang tóc của dân tộc Việt Nam, ngày lòng căm thù bọn giặc cướp nước chồng chất cao độ trong triệu triệu trái tim yêu nước mà theo thời gian không thể xóa nhòa.

    Là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời bình, chúng tôi không thể hiểu hết được lòng căm thù giặc cướp nước, cũng như không thể biết được nỗi đau thương mất mát của người dân khi ấy lớn như thế nào. Nhưng thời gian qua đi, cái ngày khủng khiếp đó cũng đã dần phai mờ trong trí nhớ của người dân ở đấy, duy chỉ có nhà Chứng tích vẫn hiện hữu giữa làng Mỹ Lai, với những hiện vật, những dư ảnh, những nhân chứng sống hùng hồn chứng minh và tố cáo tội ác vô cùng dã man của đế quốc Mỹ ngày ấy.

    Chúng tôi đến thăm nhà Chứng tích vào một buổi sáng tháng 3, Sơn Mỹ đã không còn như những gì tôi được nghe kể, nắng xuân đang rải những chuỗi hạt óng ánh lên cánh đồng xanh mơn mỡn của lúa, của ngô, của khoai và các loại rau màu khác, người dân đang hăng say với công việc đồng áng của mình, các em nhỏ tung tăng cặp sách trên đường tới trường. Làng quê Sơn Mỹ đang từng ngày, từng ngày hồi sinh trên chính vùng đất hoang tàn ngày trước.

    Cô Phạm Thị Thuận, người đã thoát chết trong vụ thảm sát ngày 16/3 bùi ngùi kể lại cho chúng tôi những gì cô chứng kiến được ?ohình ảnh đó cứ ám ảnh cô suốt, giờ thì đỡ bớt phần nào rồi đó, chứ như ngày xưa cô không thể nào ngủ được, cứ nhắm mắt là cô lại nhìn thấy cảnh bắn giết, cảnh chết chóc, cảnh máu me đỏ cả đường, sợ lắm!?. May mắn là thế, thoát được khỏi tay của ?otử thần? trong gang tấc nhưng cô phải chịu cảnh dày vò bởi quá khứ trong suốt cả một thời gian dài. ?oCăm lắm chứ làm sao mà không được, nhưng đành chịu đựng trong lòng thôi, hòa bình rồi, mình cũng nên độ lượng, khoan dung, không ai ép buộc cả, tự mình thấy cần thiết thì làm như thế thôi! vả lại, Nhà nước mình cũng có nhiều chính sách mở cửa đón tiếp người ta, mỗi ngày, nhà Chứng tích đón cả trăm người khách nước ngoài, người nào cũng muốn nghe mình kể chuyện và nói cảm nghĩ khi thoát khỏi cái chết trong gang tấc, mình cũng đành dối lòng để tiếp họ?- cô nói với chúng tôi, đôi mắt già nua rưng rưng đôi giọt lệ nửa như muốn che giấu cảm xúc của mình, nửa như chực vỡ òa, trào tuôn. Cô may mắn nhưng cũng không tránh khỏi mất mát, thương tâm. Cha, anh, chị và các em- tất cả 6 người đã rời bỏ cô trong trận càn hôm ấy- ?okhông vì hai đứa con, vì tương lai của làng, chắc có lẽ cô không thể nào sống nổi, đau lắm!?.

    Chúng tôi gặp và trò chuyện với một đoàn khách đến thăm nhà Chứng tích Sơn Mỹ, ghi nhận được cảm nhận của họ khi đến đây, hết thảy họ đều ?okính cẩn nghiên mình để chia sẻ nỗi đau, nỗi bất hạnh mà đế quốc Mỹ đã gây ra cho nhân dân Sơn Mỹ?, họ là những đoàn viên, những sinh viên từ khắp nơi trong cả nước viếng thăm vùng đất lịch sử và gặp gỡ những người dân ở đây để bổ sung kiến thức cho mình. ?oLúc chưa đến đây tôi chưa thể tưởng tượng được những điều đã xảy ra, chúng tôi không dám nhìn vào những bức ảnh đó, thật là khủng khiếp!?- chị Ánh Tuyết- y tá Bệnh viện Tiên Phước- Quảng Nam sau khi thăm nhà Chứng tích đã xúc động nói. Với những người mới đến đây lần đầu là vậy, nhưng với chị Trương Thị Xanh- Quảng Nam- chị ?ođã đến đây nhiều lần, nhưng lần nào nghe giọng thuyết trình êm êm của cô hướng dẫn viên Vân Kiều chị cũng không khỏi rơi nước mắt, có lẽ chị nhạy cảm quá cũng nên!?. Tôi đã phần nào hiểu được cảm xúc của họ, tôi cũng đã nhận được cái cảm giác đau ấy từ lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất, đến khu nhà Chứng tích, tôi nghe như chính cơ thể mình đang bị cắt, xé, như chính mình bị bom đạn dày xéo tâm can, như máu trong cơ thể mình đang tuôn chảy.

    Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, những đau thương mất mát của người dân Sơn Mỹ đang dần khép lại, trên mảnh đất hoang tàn ngày ấy giờ đã phủ điệp một màu xanh bạt ngàn của rau, của lúa, màu của sự sinh sôi, nẩy nở, màu của sự sống, sự phát triển. Quê hương Sơn Mỹ đang ngày một đổi thay, vùng đất cằn đã không phụ lòng mong mỏi của con người, vẫn ngày đêm oằn lưng cõng những nỗi nhọc nhằn vất vả, chắt chiu từng giọt nắng, hạt mưa làm giàu cho đất mẹ, vun từng hạt phù sa góp công làm nên mùa màng thắng lợi, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nghèo khó.

    Tôi xin phép dùng lời của bạn Trần Thị Linh- lớp Sử 2A- Đại học Sư phạm Huế, đoàn viên trường Cao đẳng Sư phạm Tam Kỳ, Quảng Nam và một số du khách lưu lại trong tập lưu bút tại nhà Chứng tích Sơn Mỹ để khép lại những cảm xúc của tôi về Sơn Mỹ- ?ođất nước đã hoà bình rồi, chúng tôi tin rằng nhân dân Sơn Mỹ với sự cần cù, nỗ lực, đoàn kết sẽ xây dựng quê hương ngày một tươi đẹp hơn, mãi xứng đáng với niềm tin yêu trong lòng nhân dân cả nước?, chúng tôi đến đây hôm nay vừa ?otrang bị cho mình những kiến thức cụ thể hơn về lịch sử dân tộc nói chung và con người Sơn Mỹ nói riêng, vừa cảm thương cho số phận những người đã khuất, vừa khâm phục sự nỗ lực, cố gắng vươn lên trong công cuộc xây dựng quê hương, kiến thiết nước nhà của nhân dân Sơn Mỹ, ?. Cầu chúc cho nhân dân vùng đất mang nặng đau thương này vượt lên khó khăn để phục hồi và phát triển sự sống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

  9. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Du khách đến với Sơn Mỹ ngày càng tăng (16/03/2006)



    Từ đầu năm đến nay, đã có 9.286 lượt du khách đến tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, trong đó có 7.370 lượt khách trong nước và 1.616 khách nước ngoài đến từ 24 nước khác nhau trên thế giới. Khách nước ngoài đa số là đến từ các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,?


    Được biết, trong năm 2005, tổng số lượt khách đến tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ là 38.956 người, trong đó có 8.450 khách nước ngoài đến từ 31 nước trên thế giới. Qua thống kê các năm cho thấy, số lượng du khách đến với Sơn Mỹ ngày càng tăng.

    Cảm nhận chung của đa số các du khách khi đến tham quan Khu chứng tích này đều căm giận và lên án tội ác dã man của đế quốc Mỹ đã gây ra đối với nhân dân Sơn Mỹ và mong muốn nhân dân Sơn Mỹ sẽ vượt qua đau thương, cố gắng xây dựng quê hương ngày càng phát triển và sẽ luôn được sống trong hoà bình.

    Cùng với việc mở tuyến du lịch ?oTheo dòng nhật ký của Liệt sĩ- Bác sĩ Đặng Thùy Trâm?, kết hợp với nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng của tỉnh, chắc chắc ngày càng sẽ có nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Sơn Mỹ.


  10. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Lễ dâng hương tưởng niệm 504 người dân trong vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/03/2006)



    Sáng ngày 16/3/2006, trước tượng đài tưởng niệm tại nhà Chứng tích Sơn Mỹ, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng UBND huyện Sơn Tịnh tổ chức lễ dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ 504 người dân vô tội đã chết trong vụ thảm sát ngày 16/3/1968- ngày giỗ của 504 con người bất hạnh.

    Đến dự lễ có đại diện HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện các Sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh, lãnh đạo huyện Sơn Tịnh, xã Tịnh Khê, những người dân còn sống sót trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, du khách trong và ngoài nước, và đông đảo học sinh, nhân dân xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.

    Tại buổi lễ tưởng niệm, những người đến tham dự cùng nhau nhắc lại nỗi đau thương, mất mát mà người dân Sơn Mỹ đã trải qua cách đây 38 năm, qua đó nhắc nhở nhân dân Sơn Mỹ nói riêng, nhân dân Quảng Ngãi nói chung và thế hệ trẻ của tỉnh nhà luôn nhớ đến những mất mát hy sinh này để không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển

Chia sẻ trang này