1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ gần 74 triệu đồng vào quỹ người nghèo xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
    Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ để gây quỹ giúp người nghèo. Trong đêm giao lưu này, các doanh nghiệp, đơn vị thi công, các tập thể và cá nhân đã ủng hộ vào quỹ người nghèo xã Bình Trị gần 74 triệu đồng.

    Trong đó, Tổng công ty lắp máy Lilama và Công ty cổ phần xây lắp và lắp máy COMA 25, hai đơn vi đang thi công xây dựng Nhà máy lọc dầu ủng hộ 25 triệu đồng để xây dựng nhà đại đoàn kết và trao 2 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân ủng hộ 15 triệu đồng. Trước đó, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Bình Sơn cũng đã chuyển số tiền 35 triệu đồng vào quỹ người nghèo xã Bình Trị để xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Ngoài ra, các xã đoàn khu đông huyện Bình Sơn còn nhận đỡ đầu một em học sinh nghèo vượt khó ở xã Bình Trị với mức hỗ trợ 50 nghìn đồng mỗi tháng./.

    Nguyễn Minh
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi sẽ đón trên 300 ngàn lượt du khách​
    Theo Đề án phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010, đến năm 2010 Quảng Ngãi sẽ đón trên 300 ngàn lượt khách du lịch, trong đó khoảng 30 ngàn lượt khách quốc tế và 280 ngàn khách nội địa. Doanh thu ước đạt 300 tỷ đồng tăng gấp 3,75 lần so với năm 2005, giải quyết việc làm cho trên 6000 lao động.
    Hiện nay, Quảng Ngãi có 1 địa điểm kinh doanh lữ hành quốc tế và 3 địa điểm lữ hành nội địa. Trên địa bàn tỉnh có 33 cơ sở lưu trú du lịch với gần 900 phòng trong đó các cơ sở lưu trú đã được xếp hạng, phân loại chiếm 50%.
    Nhằm quảng bá hình ảnh Quảng Ngãi đến với du khách trong và ngoài nước, các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang khẩn trương xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tập trung khai thác các sản phẩm du lịch nhằm bổ sung những cái mới lạ, đa dạng vào danh mục để Quảng Ngãi thực sự là điểm hẹn của du khách.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thanh niên tình nguyện ở suối Nước Ri ​
    Trung tuần tháng 7/2006, địa danh suối Nước Ri, thôn Ra Bân, xã Sơn Dung (Sơn Tây) bỗng trở nên sôi động, bởi sự có mặt của trên 600 thanh niên tình nguyện của 6 thôn ở xã Sơn Dung về giúp nhân dân khai hoang ruộng bậc thang.

    Ông Nguyễn Thanh Vương - Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Dung cho biết: Xã hiện có 6 thôn, với trên 5.000 nhân khẩu, hộ đói nghèo chiếm trên 72%, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, nhưng hiện nay diện tích lúa nước của xã lại thiếu (trên 200 ha). Từ yêu cầu bức xúc của địa phương, Huyện đoàn Sơn Tây phối hợp với UBND xã Sơn Dung tổ chức cho trên 600 thanh niên tình nguyện của xã ra quân giúp đồng bào thôn Ra Bân khai hoang ruộng bậc thang.

    Để chuẩn bị cho chiến dịch ra quân, Huyện đoàn cùng UBND xã thống nhất chủ trương, công việc và tham mưu cho UBND huyện Sơn Tây khảo sát toàn bộ diện tích đất cần khai hoang; định mức, phân bổ công lao động cho từng đơn vị. Nhờ thế khi đến nơi, thanh niên tình nguyện bắt tay ngay vào công việc. Với ý nghĩa thiết thực giúp nhân dân thôn Ra Bân khai hoang ruộng bậc thang, nên hầu hết các thôn được huy động thanh niên đều có số quân đảm bảo. Tiêu biểu là thôn Huy Măng mặc dù cách thôn Ra Bân đến 20km, nhưng thanh niên tình nguyện không ngại khó khăn gian khổ, vai mang cuốc, xẻng, rựa, đi bộ cả ngày đường để tập trung về nơi ******** nguyện. Tham gia chiến dịch còn có cả các em học sinh, sinh viên của địa phương đang theo học ở các trường trong và ngoài tỉnh về nghỉ hè. Em Đinh Thị Tân (ở thôn Ra Manh) - học sinh lớp 8, Trường Dân tộc nội trú huyện Sơn Tây tâm sự: Về nghỉ hè, mặc dù công việc gia đình rất bận rộn, nhưng khi được thôn huy động, em vẫn tình nguyện tham gia để góp một phần công sức giúp dân thôn Ra Bân có ruộng sản xuất.

    Đi ?othị sát? một vòng nơi lao động của từng thôn, chúng tôi thấy niềm vui được thể hiện trên những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi của thanh niên tình nguyện, nhưng có lẽ niềm vui được thể hiện rõ nhất là của thanh niên tình nguyện thôn Ra Bân. Gặp chúng tôi, anh Đinh Văn Trí - Trưởng thôn Ra Bân vui mừng cho biết: Lần này thanh niên tình nguyện của thôn khác giúp thôn Ra Bân khai hoang thêm diện tích ruộng lúa nước nên thôn huy động toàn dân cùng tham gia; và đã có trên 155 người tham gia tình nguyện.

    Với phương châm "Nhanh chóng hoàn thành công việc", dẫu có nhiều khó khăn, vất vả, song với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, chỉ trong vòng 4 ngày, thanh niên tình nguyện đã khai hoang trên 8 ha ruộng bậc thang, giúp đồng bào thôn Ra Bân có thêm ruộng sản xuất.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Đêm hội cồng chiêng ở Sơn Tây ​
    Phòng VHTT-TT huyện Sơn Tây vừa tổ chức liên hoan cồng chiêng và đàn hát dân ca lần thứ 4 năm 2006. Đây là một trong những hoạt động truyền thống được tổ chức định kỳ hai năm một lần, nhằm góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của hơn 15 ngàn đồng bào các dân tộc K?Tdong, H?Tre đang sinh sống trên vùng đất Sơn Tây.
    Dân tộc K?Tdong và dân tộc H?Tre đang cư trú ở huyện Sơn Tây hiện vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống khá độc đáo. Hiện nay dân số huyện Sơn Tây có trên 15 ngàn người, trong đó dân tộc K?Tdong chiếm đa số, với hơn 13 ngàn người. Cùng với những làn điệu dân ca ra nghế, dê ô dê, và các nhạc cụ dân tộc như : Đàn Vrook ziêng, đàn vrook t?Tru, đàn vrook krâu; vrook akhung? người K?Tdong còn có bộ gõ khá phong phú, đó là bộ chiêng năng gồm 7 chiếc, bộ chiêng Hơ lênh 12 chiếc và bộ chiêng núm 2 chiếc. Có thể nói, chiêng là một loại nhạc cụ gắn liền với chu kỳ vòng đời của người K?Tdong từ lúc mới sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng cho đến lúc giã từ trần thế. Nhưng hiện nay, vì nhiều lẽ khác nhau, một số bộ chiêng quý ở các xã vùng cao huyện Sơn Tây đang có nguy cơ bị mai một, thậm chí có thôn chỉ còn một hai gia đình giữ được những bộ chiêng. Để góp phần gìn giữ và trao, truyền di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, huyện Sơn Tây đã duy trì hình thức liên hoan cồng chiêng và đàn hát dân ca theo định kỳ hai năm một lần dành riêng cho hai cộng đồng dân tộc K?Tdong và H?Tre đang sinh sống tại đây.
    Mặc dù chưa đầy đủ, nhưng cuộc liên hoan cồng chiêng và đàn hát dân ca lần thứ 4 của huyện Sơn Tây đã có trên 80 nghệ nhân và diễn viên văn nghệ quần chúng là người dân tộc của các xã Sơn Bua, Sơn Mùa, Sơn Tinh, Sơn Dung về tham gia. Ngoài việc tạo nên một sân chơi văn hóa, cuộc liên hoan còn tạo điều kiện cho đồng bào các xã trong huyện giao lưu, trao đổi và học hỏi lẫn nhau trong việc trao truyền nghệ thuật âm nhạc truyền thống. Bởi vì, tuy cùng một điệu chiêng, nhưng nghệ nhân ở mỗi vùng lại có cách thể hiện khác nhau, và cách thể hiện đó đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong thang âm, điệu thức và cách diễn tấu?
    Cùng với việc trình tấu các điệu chiêng và nhạc cụ dân tộc, diễn viên văn nghệ quần chúng của các xã còn trình bày các bài hát dân ca, hát ru truyền thống, có cả những làn điệu đã được phát triển thành ca khúc. Và đặc biệt hơn cả là khán giả đã được chứng kiến cách chế tác một số nhạc cụ dân tộc như đàn vrook, đàn klôngpút, đàn vrook krâu. Tại cuộc liên hoan này, đa số các nghệ nhân và diễn viên văn nghệ là những người còn trẻ tuổi, đây là nét khác biệt đáng ghi nhận so với những cuộc liên hoan trước đây. Bởi đó là dấu hiệu đáng mừng của sự trao truyền những giá trị văn hóa truyền từ lớp người già sang thế hệ trẻ, phần nào nói lên ý thức tự giác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số đang sinh sống ở huyện Sơn Tây.
    Anh Đinh Minh Túc - Đội văn nghệ quần chúng xã Sơn Bua (Sơn Tây) cho biết: ?oTừ thôn Măng He, xã Sơn Bua, chúng tôi phải đi bộ bốn tiếng đồng hồ để về dự liên hoan. Tuy mệt nhưng ai cũng vui vì có dịp đánh chiêng, đánh đàn và diễn văn nghệ cho mọi người cùng xem. Bây giờ thanh niên thích nhạc mới nhiều lắm, nhưng người K?Tdong vẫn thường đánh chiêng trong những ngày lễ, ngày vui của làng. Chiêng Hơlênh là chiêng dành cho thanh niên hoặc trẻ em vui chơi, còn chiêng năng thường dành cho người lớn tuổi đánh chiêng để báo tin vui hay cúng thần linh?.
    Còn chị Đinh Thị Vương - thành viên của đội văn nghệ xã Sơn Tinh (Sơn Tây) bộc bạch: ?oXã Sơn Tinh có 14 người về tham gia liên hoan, chúng tôi chỉ biểu diễn 3 tiết mục thôi. Nhưng để diễn được như tối nay, thanh niên chúng tôi phải tập gần 1 tháng. Những người già trong làng chỉ lại cho chúng tôi luyện tập. Không có người già thì không biết được đâu. Người H?Tre có bộ chiêng ba chiếc là lâu đời nhất. Loại chiêng này được người già lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong liên hoan lần này chúng tôi còn được học cách làm những cái đàn của các xã bạn. Ai cũng thấy rất vui?.
    Liên hoan cồng chiêng và đàn hát dân ca lần thứ 4 của huyện Sơn Tây có thể chưa được trọn vẹn bởi sự thiếu vắng của hai xã Sơn Lập, Sơn Tân. Nhưng dù sao, cuộc liên hoan là một trong những việc làm thiết thực của huyện Sơn Tây đối với việc tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Liên hoan cũng nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân ở miền núi.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Dấu tích làng cổ Thiên Xuân ​
    Dấu tích ngôi làng cổ hiện nằm ở chân Núi Nứa thuộc thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành). Sau nhiều lần khảo sát và điền dã, nhóm nghiên cứu khảo cổ học của Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện được vết tích của một ngôi làng từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng cách nay mấy trăm năm về trước. Đó là cổng làng, cây đa, giếng nước,? và những dòng suối được xếp đá khá độc đáo dưới lòng suối để dẫn nước về làng.

    Dấu xưa còn lại

    Chu vi của làng gần 2 cây số vuông, toàn bộ ngôi làng được vây bọc bởi một hệ thống thành (không có hào) bằng đá rất vững chãi. Mặt thành rộng 1 mét, cao từ 2,5 mét đến 3 mét, không phát hiện ra bất cứ một loại vôi vữa nào gắn kết giữa các tảng đá, mà người ta chỉ chồng đá lên nhau, móc xích mấu các tảng đá lại, tạo thành một khối rất vững chắc.

    Bên ngoài lũy đá (trước đây) được trồng tre gai dày đặc nhằm chống lại thú dữ. Phía Nam của làng còn sót lại dấu vết một đền thờ, cũng theo tiến sĩ Khôi thì đó là nơi thờ thần núi ?" một tập quán của người Việt cổ ở khu vực miền Trung, nhất là những làng ở gần núi cao như làng Thiên Xuân này. Ngôi miếu chỉ còn sót lại phần nền và một tảng đá, rộng khoảng 1 mét vuông, được mài nhẵn phần mặt, dùng làm nơi đặt lễ vật mỗi khi cúng tế. Làng dựa vào chân núi Nứa, phía Tây của làng (trước đây) là dòng sông Vệ uốn quanh tạo nên những vực xoáy, nước ở vực sâu khoảng 4-5 mét, tương truyền làng có tục danh là Xóm Xoáy (Khoái).

    Bên trong lũy thành vẫn còn dấu tích của tất cả các nền nhà, giếng nước, bình vôi, gốc khế, dây trầu?.các mảnh vườn trong làng được chia thành những ô nhỏ vuông vắn, mỗi ô rộng chừng 300 mét vuông, ngăn cách nhau cũng bằng những dãy tường đá được xếp thấp hơn nhiều so với lũy thành. Trong từng mảnh vườn là các gốc cây khế, gốc cây mít, cây sung, ? sừng sững với thời gian. Trước khi đến cổng làng, người ta đi qua dãy đá tam cấp được xếp chồng lên nhau, bên gốc đa đầu làng còn dấu tích của cổng làng được làm bằng gỗ lim, phía đông của làng chính là ngọn núi Nứa nằm trong dãy núi Vàng hùng vĩ.

    Nước được dẫn về làng bằng những dòng suối nhỏ, lòng suối dài hơn 1 km đều được xếp bằng đá chồng lên nhau ngay ngắn và đẹp mắt ?" một sự kỳ công hiếm thấy ở các làng cổ người Việt, một hệ thống dẫn thủy độc đáo, vừa chống xói lở, vừa ?olọc? được tạp chất của nước qua lớp đá này.

    Sau thời gian phát hiện, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức đào thám sát tại bến nước của làng. Tại hiện trường, ngoài các loại bình vôi còn có các lớp gốm Việt, dưới các lớp gốm là bộ xương thú còn khá nguyên vẹn. Theo tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi, việc sử dụng các loại gốm ở Thiên Xuân là sự kế tục giữa văn hóa Chăm và văn hóa Việt ngay từ buổi ban đầu khẩn hoang lập làng.

    Ông Hồ Trọng Tấn ?" một cư dân của làng năm nay đã 84 tuổi, cho biết, đến đời ông là cháu đời thứ 6 của họ Hồ. Làng Thiên Xuân này có bốn tộc họ Nguyễn, Hồ, Lê, Đoàn là những họ tiền hiền đến đây khẩn hoang lập làng. Sau năm 1945, vì nhiều lẽ khác nhau, trong đó theo lời kể lại của một số người cao tuổi ở làng, một trận dịch bệnh đã làm chết nhiều người và cư dân làng phải chuyển xuống vị trí làng hiện giờ cách đó không xa, sát với dòng sông Vệ (đã đổi dòng) hiện nay. Cho đến nay, mặc dù không còn định cư trong ngôi làng cổ này, nhưng con cháu các tộc họ ở làng Thiên Xuân vẫn thừa kế đất đai của tổ tiên để lại và canh tác từ bấy đến giờ.

    Làng nằm trên tuyến du lịch.

    Làng cổ Thiên Xuân nằm sát bên tỉnh lộ 628 từ thành phố Quảng Ngãi đi Ba Tơ ngang qua đèo Đá Chát, nối với quốc lộ 24 thông lên các tỉnh Tây Nguyên. Đây sẽ là điểm dừng chân du lịch lý thú cho du khách khi tham quan tuyến du lịch Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm. Thiên Xuân chỉ cách bệnh xá Đặng Thùy Trâm hơn 10 cây số. Bên cạnh đó, cách Thiên Xuân không xa còn là Di tích vụ thảm sát Khánh Giang ?" Trường Lệ cũng nổi tiếng không kém gì vụ thảm sát Sơn Mỹ.

    Bảo tàng tỉnh và huyện Nghĩa Hành đang phối hợp đo đạt và lập hồ sơ đề nghị công nhận làng cổ Thiên Xuân là di tích lịch sử văn hóa. Thiên Xuân đang chờ đợi ngành du lịch đầu tư vào đây để trở thành một điểm tham quan lý thú cho du khách. Có thể thời gian không xa nữa, Thiên Xuân sẽ không còn hoang vắng và đìu hiu của ngôi làng không còn người ở. Cách xếp đá trong việc xây dựng ngôi làng - từ lũy thành cho đến các kiến trúc khác một cách độc đáo của Thiên Xuân sẽ cho du khách thấy được sức lao động của những người buổi đầu đi khai hoang lập ấp là vất vả và kiên nhẫn đến chừng nào.

    Làng cổ Thiên Xuân được phát hiện đã thu hút sự chú ý của Trường Viễn đông bác cổ tại Việt Nam, một đoàn cán bộ nghiên cứu của trường - dẫn đầu là ông Andrew Hardy ?" Trưởng đại diện đã đến tận nơi tìm hiểu ngôi làng này. Ông Hardy đánh giá khá cao giá trị lịch sử của ngôi làng này và cho rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho giới khảo cổ học Việt Nam trong việc nghiên cứu các ngôi làng cổ ở khu vực miền Trung.

    Cũng theo tiến sĩ Khôi, những hiện vật sau đào thám sát ở hiện trường cho thấy có khả năng làng được hình thành vào thế kỷ 15. Những cư dân Việt đến đây khẩn hoang lập làng dưới triều đại Hồ Quý Ly. Sau sự kiện vua Chămpa tiến quân chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân Đế chế Minh Trung Hoa xâm chiếm Đại Việt, những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ bị kẹt lại ở đây, và họ đã lập làng cố thủ ở vùng đất bán sơn địa này.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Gần 25.000 tấn vật tư, thiết bị đã cập cảng Dung Quất phục vụ thi công xây dựng Nhà máy lọc dầu ​
    Liên tiếp trong những ngày qua, nhiều chuyến tàu đã cập cảng để nhập hàng ngàn tấn cọc ống thép và thép tấm nhằm phục vụ thi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất.Dự kiến từ nay đến cuối năm còn nhiều lô hàng vật tư, thiết bị nhập từ nước ngoài sẽ tiếp tục cập cảng Dung Quất.

    Từ đầu năm đến nay có 9 chuyến tàu chở gần 25.000 tấn vật tư, thiết bị đã cập bến số 1, cảng Dung Quất phục vụ thi công xây dựng Nhà máy lọc dầu. Trong đó phần lớn là cọc ống thép và thép tấm, các phương tiện cơ giới chuyên dụng được đặt mua từ các nước Trung Quốc, Inđônêxia, Mailaixia và Nhật Bản.

    Năm nay, mục tiêu đề ra cao nhất đối với các gói thầu EPC 1+2+3+4, các gói thầu chính của dự án Nhà máy lọc dầu là kết thúc cơ bản công tác thiết kế, hoàn tất các đơn đặt hàng và nhập thiết bị về công trường phục vụ công tác lắp đặt thiết bị công nghệ vào đầu năm 2007.

    Hiện tại, nhà thầu đã huy động trên 900 chuyên gia, kỹ sư khẩn trương hoàn chỉnh bản vẽ thiết kế nhà máy. Trên công trường Nhà máy lọc dầu, hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia và công nhân của các nhà thầu là Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Licogi, Công ty cổ phần xây dựng Dầu khí, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA, Công ty kỹ thuật dịch vụ dầu khí? tập trung xử lý nền móng, gia công bồn bể chứa dầu thô, thi công ống dẫn nước biển, nước thải, xây dựng hệ thống ống ngầm Nhà máy lọc dầu. Các nhà thầu phấn đấu đến cuối năm nay hoàn thành hạng mục xử lý nền móng nhà máy, các công trình ngầm và đổ đá, thả Acropode thi công đê chắn sóng đạt cao độ dương (+) 3,7 mét bảo đảm an toàn thi công cảng xuất sản phẩm lọc dầu?/.
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Nơi hội tụ của các nền văn hoá ​
    Sự phát hiện mới đây về Ngôi làng Việt cổ khoảng 600 năm tuổi nằm ở dưới chân núi đá Dâu và cụm di tích Tháp Chàm trên đỉnh đồi Đá Hai càng minh chứng cho một nền văn hóa đa dang của Quảng Ngãi xưa kia.

    Một xã hội thu nhỏ của người Việt cổ từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI

    Ngôi làng Việt cổ khoảng 600 tuổi có niên đại vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, diện tích trên 10.000m2, được bao bọc bởi bờ thành đá có chiều cao từ 2,5m - 3m, bề rộng bờ thành từ chân đến đỉnh là 1,5 - 1m, khu cư trú bên trong thành được phân chia cho các hộ gia đình, các nhà được xây dựng san sát nhau khoảng 100 hộ. Ngôi làng nằm ở thượng nguồn sông Vệ, phía dưới có bến thuyền giao lưu buôn bán các loại hàng hóa, nông lâm, thổ sản với vùng xuôi. Người dân làng Việt cổ đã khai khẩn vùng đất ven sông Vệ, tạo ra ruộng vườn trù phú đến ngày nay. Việc xếp bờ thành đá cao rất công phu ở làng Việt cổ này là để phòng thủ và phòng chống thú dữ xâm nhập vào bên trong. Việc xếp đá này đã thấy ở Gio Linh (Quảng Trị), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bên ngoài ngôi làng cổ này còn có cả một khu vực dành riêng để chăn nuôi gia súc khoảng từ 5.000 - 7.000m2, được bao bọc bằng bờ thành xếp đá có chiều cao trên 1m, bề rộng khoảng 1m; có hệ thống mương dẫn nước được xếp đá 2 bên tạo thành dòng chảy tự nhiên từ suối trên núi cao đưa về làng. Hệ thống nước này giống như hệ thống dẫn nước đối với người dân tộc thiểu số Hrê (Quảng Ngãi). Qua khai quật bước đầu tại đền thờ thần Bạch Hổ, Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi đã thu lượm được nhiều hiện vật có giá trị, chủ yếu là bình vôi (ăn trầu), nhiều mảnh gốm vỡ. Trong nhiều bình vôi thu được, có 2 bình vôi và một số mảnh gốm của người Chăm, còn lại của người Việt.

    Một kinh đô Chiêm Thành còn tồn tại

    Cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi chừng 8km về hướng Đông Bắc có một thành cổ của người Chăm. Thành cổ này có tên là thành Ðại La hay thành Châu Sa (vì nằm ở làng Châu Sa, nay là xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh). Khuôn viên của thành được bao bọc bởi những bờ hào khá sâu. Thành còn có hai gọng thành (gọi là càng cua) nối thành nội với sông Trà (người Chăm rất giỏi thủy chiến nên thường xây dựng thành quách ở gần những con sông lớn). Châu Sa là địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ nên được các nhà quân sự chọn làm điểm xây thành. Nơi đây vẫn còn sót lại những hào thành có hình bàn cờ nổi với Cổ Lũy vốn là tiền đồn của người Chăm. Vào những đêm tối trời chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở đây là quan quân ở thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân giặc tới. Ở gọng thành phía đông ngày xưa vốn là nơi sản xuất gốm. Qua khai quật người ta đã tìm thấy ở đây nhiều loại gốm với chủng loại văn hoá khác nhau. Ở vùng của biển Sa Kỳ và bến sông Vực Hồng vùng Thu Xà cũng tìm được những mảnh gốm có cùng niên đại với Châu Sa. Ðiều đó đã nói lên sự giao thương mở rộng giữa thành cổ với khu vực phụ cận qua mạng lưới đường thủy.

    Mới đây các nhà khảo cổ lại phát hiện thêm cụm di tích Tháp Chàm nằm trên đỉnh đồi núi Đá Hai nằm trong diện tích khoảng 300m2. Cụm tháp chỉ còn lại phần chìm trong lòng đất, có cổng chính hướng về phía Đông Nam, nhìn xuống dòng sông Vệ. Hiện vật thu được là những viên gạch hình chữ nhật, màu nâu đỏ, mặt nhẵn còn rất chắc, có kích thước khoảng 20x30cm.

    Tất cả những công trình vượt thời gian trên càng khẳng định rằng Quảng Ngãi là cái nôi của nền văn hoá cổ đại phong phú và đa dạng. Sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác đã lý giải cho một nền văn hoá có từ rất sớm có trên 3000 năm lịch sử đó là Văn hoá Sa Huỳnh. Sự phát hiện những di tích khảo cổ trên vô cùng quan trọng góp phần minh chứng cho mảnh đất vốn được xem là cái nôi văn hoá lịch sử người Việt cổ xưa trên miền đất địa linh nhân kiệt này.
  8. hailua_quangngai

    hailua_quangngai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Phải đảm bảo tiến độ dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất
    TT- (Quảng Ngãi) - Sáng 4-8, Thủ tướng *************** cùng với lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
    Theo Ban quản lý dự án, đến thời điểm này tất cả gói thầu của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được khởi động. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện một số gói thầu hiện đang bị chậm do khối lượng thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị khá lớn hoặc phải thay đổi xuất xứ thiết bị ở một số hạng mục.
    Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng *************** chỉ đạo các bộ, ngành T.Ư, Tổng công ty Dầu khí VN hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ các nhà thầu, không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
    Đối với việc thay đổi xuất xứ một số hạng mục thiết bị các gói thầu EPC 1+2+3+4, Thủ tướng yêu cầu nhà thầu Technip phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, thiết bị công nghệ không làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án.
    Riêng các gói thầu 5A (đê chắn sóng), 5B (cảng xuất sản phẩm), Thủ tướng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trong tuần tới đề xuất những phương án cụ thể để khắc phục những khó khăn của hai gói thầu này.
    TRÀ MINH
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thành lập Tổ công tác để giải quyết các thủ tục cần thiết tại KKT Dung Quất
    Tham mưu giúp UBND tỉnh trong quan hệ, xử lý, giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh liên quan đến KKT Dung Quất, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện theo cơ chế ?omột cửa?. Đó là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Tổ công tác mà UBND tỉnh vừa có Quyết định thành lập để giải quyết các thủ tục cần thiết phục vụ việc triển khai các dự án đầu tư tại KKT Dung Quất.

    Ngoài ra, Tổ công tác sẽ trực tiếp giải quyết hoặc phối hợp giải quyết các thủ tục cần thiết cho các dự án đầu tư tại KKT Dung Quất thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở, ngành, địa phương theo trình tự, thủ tục và thời gian quy định.

    Chủ động phối hợp hoặc đề nghị các cơ quan chức năng của Trung ương, của Ban Quản lý KKT Dung Quất và các Sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh có liên quan để xử lý, giải quyết theo thẩm quyền hoặc làm thủ tục trình UBND giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh tại KKT Dung Quất.

    Định kỳ thứ 6 hàng tuần, Tổ công tác làm việc tại Ban quan lý KKT Dung Quất để trực tiếp xem xét, giải quyết kịp thời các thủ tục cần thiết cho các nhà đầu tư và tuần đầu tiên của mỗi tháng báo cáo kịp thời cho Chủ tịch UBND tỉnh những tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh để xử lý.
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Gặp gỡ các bạn sinh viên tình nguyện Mùa hè xanh tại huyện Mộ Đức ​
    Các sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh năm 2006 tại huyện Mộ Đức là những sinh viên quê Quảng Ngãi đang học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tại Hà nội đã tổ chức báo cáo tổng kết hoạt động Mùa hè xanh tại huyện Mộ Đức.

    Tham gia chiến dịch tình nguyện này, nhóm sinh viên làm một số nghiên cứu, khảo sát về đời sống cũng như những khó khăn của những người là nạn nhân của chất độc da cam, lập dự án hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam?

    Tại buổi thăm và gặp gỡ các sinh viên, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đánh giá cao việc làm của các bạn tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa nhân văn lớn, góp phần cùng cộng đồng chia sẽ với những khó khăn, bất hạnh của các nạn nhân chất độc da cam. Đồng thời qua hoạt động này cũng cho thấy và để khẳng định thế hệ trẻ Quảng Ngãi luôn luôn mong muốn được học tập, làm việc đóng góp cho sự phát triển của quê hương.

Chia sẻ trang này