1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tuyến du lịch Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm vì sao ít thu hút du khách ​
    Sau lễ công bố tuyến du lịch ?oTheo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm?, đến nay đã hơn 5 tháng, bản quy họach tổng thể tuyến du lịch, việc tái tạo phục dựng các di tích và lập hồ sơ công nhận di tích văn hóa ?" lịch sử cấp tỉnh, ? vẫn chưa hoàn thành. Theo báo cáo mới nhất của Công ty Cổ phần du lịch Quảng Ngãi, đến nay tuyến du lịch này chỉ mới đưa đón được 2500 khách du lịch và tổng doanh thu vỏn vẹn có 40 triệu đồng.

    Còn nhớ, tháng 6 năm ngoái, khi câu chuyện về nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, thông qua cuốn nhật ký, đã dần hé mở trên các trang báo, và đầu tháng 3 năm nay, sau lễ công bố tuyến du lịch ?oTheo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm?, rất nhiều du khách từ khắp nơi đã đến với tuyến du lịch này. Điều hết sức đặc biệt là trong dịp về làm việc tại Quảng Ngãi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Trưởng Ban TTVH Trung ương Nguyễn Khoa Điềm và một số đồng chí lãnh đạo khác cũng đã dành thời gian đến thăm nơi chị Trâm làm việc và hy sinh.

    Từ khi công bố tuyến du lịch, các hãng lữ hành, các công ty du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã lặn lội về Đức Phổ, lần theo dấu chân chị Thùy Trâm để tìm ra nơi chị từng sống, chiến đấu và ngã xuống, và chuẩn bị lên kế hoạch đưa khách đến với tuyến du lịch hết sức hấp dẫn này. Thế nhưng sau một vài lần thử đưa khách đến, họ đành phải tạm biệt trong nỗi nuối tiếc.

    Vì đâu nên nỗi.

    Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự việc này, có lẽ nguyên nhân chính là do CTCPDL Quảng Ngãi không tận dụng cơ hội liên kết với các hãng, các công ty du lịch để đưa khách đến với tuyến du lịch nhằm quảng bá thương hiệu và kinh doanh có hiệu quả hơn sau khi công ty này đã được cổ phần hóa. Từ ngày đó đến giờ, có vẻ như là CTCPDLQN đứng ngoài cuộc trước cơ hội ?ongàn vàng?. Ngoài việc đưa một số du khách đi theo đoàn của các tổ chức xã hội và một số đoàn tham quan khác thì lượng khách đi tour đến với tuyến du lịch này rất ít. Theo báo cáo mới nhất của công ty: một ngày doanh thu của tuyến du lịch này chỉ khoảng hơn 250 ngàn đồng, tính như vậy đủ biết mỗi ngày có bao nhiêu khách đến đây. Đó là nếu tính bình quân còn phải trừ đi lượng du khách đến rất đông vào ngày thành lập Đoàn 26/3 và dịp lễ 30 tháng 4 vừa qua.

    Để đưa đón du khách qua hồ Liệt Sơn, CTCPDLQN đóng mới 1 chiếc thuyền nhưng lại quên bản thiết kế, nên mãi đến nhiều tháng sau mới đăng kiểm xong. Lúc đăng kiểm xong thì hồ Liệt Sơn cũng không còn nước để chạy thuyền.

    Bây giờ (đầu tháng 8/2006), do hồ Liệt Sơn không còn nước, nên khách đến tham quan phải đi bộ 5 cây số mới đến được nơi chị Trâm hy sinh. Việc mở tuyến đường bộ đến với địa điểm du lịch cũng đã được CTCPDLQN tính đến. Tuy nhiên, mở đường thì phải đụng đến rừng phòng hộ. Hơn nữa, tuyến đường bộ lại phải cắt ngang qua lòng hồ Liệt Sơn (vi phạm phạm vi quản lý lòng hồ thủy lợi). Theo một nhân viên của công ty, mới hồi tháng trước, công ty đưa một đoàn khách ngang qua hồ Liệt Sơn đã bị Trạm quản lý Thủy nông số 6 lập biên bản.

    Anh Nguyễn Văn Tấn, một du khách đến từ quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh bộc bạch, quá nóng lòng muốn đến với vùng đất đã từng in dấu chân của chị Thùy Trâm trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, chúng tôi lặn lội đến đây nhưng chỉ thấy có hai tấm bia nơi chị Trâm làm việc và hy sinh, và chấm hết, không nước uống, không quà lưu niệm, không có cả hướng dẫn viên du lịch, ?

    Những giải pháp thu hút khách cho tuyến du lịch

    Ngày 4/8/2006, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp với UBND các huyện Ba Tơ, Đức Phổ và các cơ quan liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc, và tiếp tục triển khai công việc nhằm khai thác hiệu quả tuyến du lịch. Tại cuộc họp đồng chí Đinh Thị Loan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục nhắc lại tinh thần công văn 744/UBND-TCTM và chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phối hợp triển khai một số công việc nhằm khai thác tuyến du lịch hiệu quả hơn.

    Về phía huyện Đức Phổ, theo tinh thần công văn này, huyện phải tái tạo, phục dựng lại các di tích, đầu tư xây dựng các hạng mục trên tuyến du lịch, kinh phí trích từ số tiền đóng góp cho Quỹ anh hùng ?" bác sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Bên cạnh đó, Sở Thương mại du lịch Quảng Ngãi phải khẩn trương lập bản quy hoạch chi tiết tổng thể khu du lịch; phối hợp với ngành VHTT lập hồ sơ di tích trình UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh; lập qui chế quản lý tuyến du lịch,?

    Điều đáng ghi nhận là, huyện Ba Tơ đã chủ động ***g ghép các chương trình 134, 135, WB. Theo ông Lê Hàn Phong - Phó chủ tịch UBND Ba Tơ thì đối với 15 hộ dân làng đồng bào Hrê ở xóm Đồng Lớn, thôn Nước Đang, xã Ba Trang (Ba Tơ), huyện đã hỗ trợ cho mỗi hộ dân mỗi hộ 10 triệu đồng làm mới nhà ở. Những ngôi nhà sàn này được làm mới nhưng sẽ giữ lại nguyên kiểu nhà theo phong tục - tập quán của người Hrê nhằm thu hút khách du lịch đến đây, và những người dân xóm Đồng Lớn sẽ về nhà mới trong cuối tháng 9 này.

    Những giải pháp trên có được thực hiện đúng tiến độ (trước mùa mưa bão) hay không còn tùy thuộc vào quyết tâm của các cơ quan liên quan. Mùa mưa bão đã đến cận kề, mùa du lịch năm nay cũng sắp hết, bao giờ tuyến du lịch này mới thực sự thu hút du khách và đem lại hiệu quả như mong muốn, một cơ hội quảng bá thương hiệu và giới thiệu với du khách trong và ngoài nước tour du lịch độc đáo này vẫn còn phải?chờ.

    Huỳnh Thế
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hơn 150 cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên và nhân dân huyện Trà Bông tham gia hiến máu nhân đạo ​
    Sáng ngày 12/8/2006, Trung tâm y tế huyện Trà Bồng phối hợp cùng Bệnh viện đa khoa tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh và Huyện đoàn Trà Bồng đã tổ chức ngày hiến máu nhân đạo với lời kêu gọi ?ohiến máu vì sức khỏe cộng đồng?

    Thực hiện tốt việc tuyên truyền đến toàn thể người dân trên toàn huyện nên trong buổi sáng ngày 12/8/2006 đã có hơn 150 cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia đăng ký hiến máu và đã hiến hơn 70 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu tỉnh giao cho huyện 20 đơn vị máu.
    Anh Thư
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chậm nhất đến năm 2008, các huyện miền núi trên toàn tỉnh có thể bắt sóng truyền hình của đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi​
    Tại 6 huyện miền núi và 01 huyện hải đảo của tỉnh ta hiện nay đa số chưa thể bắt sóng trực tiếp của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi (PTQ), do các huyện này bị chắn bởi nhiều đồi núi cao, anten phát sóng của PTQ không thể nào phủ sóng đến các huyện trên.

    Vì vậy người dân ở đây chưa xem được các Chương trình của Đài PTQ, nếu có cũng chỉ qua các Trạm phát thanh, thu phát lại Truyền hình, do đó thông tin đến với người dân không còn nhanh chóng và kịp thời.

    Để giải quyết hạn chế này, PTQ đã trình UBND tỉnh Đề án Quy hoạch phát triển ngành Phát thanh - Truyền hình Quảng ngãi giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015. Theo Đề án từ nay đến năm 2008 sẽ phủ sóng truyền hình Quảng Ngãi đến trung tâm các huyện trong toàn tỉnh thông qua phương án truyền dẫn tín hiệu qua mạng cáp quang của Bưu điện tỉnh.

    Được biết, đến nay hệ thống cáp quang của Bưu điện tỉnh đã phủ rộng đến tấc cả các huyện miềm núi của tỉnh. Như vậy, chậm nhất đến năm 2008, các huyện miền núi trên toàn tỉnh có thể bắt sóng truyền hình của Truyền hình Quảng Ngãi.

    Ngoài ra, Đề án còn đưa ra các phương hướng phát triển ngành Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi trong thời gian tới sẽ phát triển đồng bộ, hiện đại cả về kỹ thuật cũng như chất lượng các chương trình.

    Anh Thư
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị nguồn nhân lực tay nghề cao cho Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất ​
    Nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao cho Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, Trường đào tạo nghề Dung Quất vừa phối hợp với Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức kỳ thi tuyển sinh hệ Đại học về chuyên ngành đóng và sửa chữa tàu thuỷ.

    Đây được xem là bước đột phá trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao cho ngành công nghiệp đóng tàu tại Khu kinh tế Dung Quất. Có trên 220 thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông ở Quảng Ngãi và Quảng Nam đăng ký dự thi vào học chuyên ngành công nghệ đóng và sửa chữa tàu thuỷ. Trước xu thế phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu tại miền Trung, nhiều thí sinh đã quyết định chọn lĩnh vực này cho tương lai nghề nghiệp của mình. Thí sinh Đinh Văn Chương, quê ở huyện Nghĩa Hành đã tự tin thổ lộ : ?o Ngành công nghiệp đóng tàu là ngành mới, trong xu thế các nhà máy đóng tàu ngày càng phát triển tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở Dung Quất cũng có Nhà máy đóng tàu qui mô có thể đóng tàu trọng tải trên 100.000 tấn. Ngành đóng tàu cần nhiều lao động tay nghề vững, do vậy khi nghe Trường đào tạo nghề liên kết với Trường Đại học Hàng Hải tổ chức đợt tuyển sinh này em đã chuẩn bị tâm thế tốt nhất để dự kỳ thi. Hy vọng em có kết quả thi thật cao, vào học em sẽ phấn đấu hết mình để sau này có việc làm ổn định?

    Từ năm 2004 đến nay, Trường Đào tạo nghề Dung Quất đã liên kết với Trường Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh đào tạo 355 sinh viên hệ đại học chính qui chuyên ngành Quản trị điều hành doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp và Tài chính Ngân hàng; liên kết với Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đào tạo gần 110 sinh viên hệ trung cấp phòng cháy chữa cháy; liên kết với Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Nam đào tạo 100 vệ sĩ. Việc liên kết với Đại học Hàng hải tổ chức tuyển sinh, mở khoá đào tạo kỹ sư chuyên ngành đóng và sửa chữa tàu biển cho ngành công nghiệp đóng tàu ở Dung Quất, chi phí đào tạo cho khoá học này sẽ do Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hỗ trợ. Thạc sỹ Đào Thị Thanh Thuỷ, Phó Hiệu Trưởng Trường Đào tạo nghề Dung Quất phấn khởi cho biết thêm: ?o Một điều may mắn của nhà trường là trước khi tổ chức lớp học này, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã ký hợp đồng với Trường phối hợp 3 bên cùng với Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, sau này các em ra trường sẽ về làm việc tại các nhà máy đóng tàu của Tập đoàn tàu thuỷ Việt Nam. Chính ngay từ lúc đầu Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã hỗ trợ một nửa chi phí cho các em học tập?

    Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường phối hợp với Tổng công ty tàu thuỷ Dung Quất và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam định hướng việc làm cho học viên ngay từ đầu. Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất đã đi vào hoạt động là lợi thế cho sinh viên có điều kiện thực hành trong các phân xưởng nhà máy, đỡ phải đi xa tốn kém chi phí. Trường Đại học Hàng hải đang nỗ lực cải tiến phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung đào tạo và mở rộng khu vực đào tạo ra các tỉnh duyên hải miền Trung để góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Tỉnh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải Việt Nam cho rằng: ?oVới qui mô phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho đến nay mới đáp ứng được trên 30%. Nghĩa là số số cán bộ khoa học kỹ thuật cần phải được đào tạo nhiều hơn. Đặc biệt là khu vực miền Trung khi Khu kinh tế Dung Quất phát triển, nhất là Nhà máy đóng tàu Dung Quất được xây dựng để đóng tàu cỡ lớn nhất của Việt Nam. Đây là một nhu cầu rất lớn đòi hỏi của ngành nói chung, đối với cơ quan đào tạo chúng tôi nói riêng là làm sao có đội ngũ để phục vụ cho ngành công nghiệp này. Vấn đề đặt ra là phải có một đội ngũ ban đầu làm sao đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, đồng thời tiếp cận được với công nghệ mới.?

    Cùng với dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất được xem như là biểu tượng có sức vươn lên mạnh mẽ ở Khu kinh tế Dung Quất. Từ nay đến sau năm 2010, trung bình mỗi năm Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất có nhu cầu tuyển dụng trên 1000 kỹ sư, công nhân có tay nghề. Tốc độ phát triển sẽ rất nhanh tuy nhiên hiện tại số lượng kỹ sư, công nhân đã qua đào tạo ở Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất mới chỉ đáp ứng 1/10 so với nhu cầu. Do vậy, việc liên kết với Trường Đại học Hàng hải tổ chức thi tuyển để đào tạo đội ngũ kỹ sư có tay nghề cho ngành công nghiệp đóng tàu tại Dung Quất là rất thiết thực. Song song với việc liên kết, tăng cường mở rộng qui mô đào tạo, Trường đào tạo nghề Dung Quất đang chuẩn bị thành lập Trung tâm đào tạo thợ hàn quốc tế tại đây. Lô thiết bị hàn đầu tiên do Tổ hợp nhà thầu Technip hỗ trợ xây dựng Trung tâm đào tạo thợ hàn quốc tế tại Dung Quất đã về đến xưởng thực hành của Trường. Toàn bộ gói thầu thiết bị hàn có trị giá trên 100.000 USD. Technip cũng hỗ trợ khoảng 100.000 USD cho Công ty APAVE Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Tập đoàn APAVE (Pháp) để mua sắm vật tư và chi phí đào tạo thợ hàn bậc cao tại Trường đào tạo nghề Dung Quất. Kết thúc mỗi khoá đào tạo, APAVE sẽ tổ chức thi, kiểm tra tay nghề và cấp chứng chỉ thợ hàn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mới đây, Tập đoàn Megatek (Thái Lan) và Công ty Arams Development (Mailaixia) chuyên về đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực quốc tế phục vụ các dự án lớn trên thế giới trong các lĩnh vực: công nghiệp chế tạo thiết bị, lọc - hoá dầu, hàng hải?cũng đã đặt vấn đề với Trường đào tạo nghề Dung Quất để liên kết đào tạo thợ hàn bậc cao cho Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Hiện nay, nhà trường đang lắp đặt hệ thống điện và cùng với đơn vị trúng gói thầu là DEC GROUP lắp đặt máy và chạy thử. Trung tâm đào tạo thợ hàn quốc tế này bắt đầu đào tạo khoá đầu tiên vào ngày 01 tháng 9 tới. Hiện các công trình có qui mô lớn tại Khu kinh tế Dung Quất đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cần rất nhiều thợ hàn. Do vậy Trung tâm này thành lập và đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động ở Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận.

    Hy vọng với những cách làm như thế này, Trường đào tạo nghề Dung Quất sẽ từng bước giảm thiểu tình trạng khan hiếm lao động có tay nghề cao cho ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng và cho các ngành công nghiệp nặng nói chung tại Khu kinh tế Dung Quất, các Khu kinh tế, khu công nghiệp tại miền Trung.

    Nguyễn Minh
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Cần có doanh nghiệp đầu đàn về chế biến thuỷ sản xuất khẩu
    Nguồn nguyên liệu dồi dào từ khai thác và nuôi trồng là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh ta ngày càng tăng trưởng nhưng chế biến thuỷ sản vẫn luôn là khâu yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

    Hiện nay, toàn tỉnh có 10 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản với tổng công suất các nhà máy chế biến thuỷ sản trên 6000 tấn/năm. Trong đó, có 01 doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài đã ngừng hoạt động 01 năm nay; 01 DN nhà nước hiện đang làm thủ tục phá sản; 02 DN không có nhà xưởng, chỉ gia công cho các đơn vị khác; 04 DN vừa làm hàng đông vừa làm hàng khô và 02 DN chỉ làm hàng đông với mặt hàng chủ yếu là cá.

    Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Công ty TNHH Đại Dương Xanh là được đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ và đồng bộ còn lại hầu hết đều không hội đủ các điều kiện sản xuất kinh doanh. Hoạt động chế biến thuỷ sản của các DN vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ nguồn thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đưa vào chế biến còn quá ít; sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt quá thấp so với năng lực chế biến của nhà máy (6 tháng đầu năm 2006 kim ngoạch xuất khẩu đạt trên 1,8 triệu USD); các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu hầu hết ở dạng sơ chế với mặt hàng cá là chủ yếu (chiếm tỷ lệ trên 90%); tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất khẩu trực tiếp rất thấp (từ 18- 25% so với tổng sản lượng thuỷ sản chế biến hàng năm). Trong khi đó các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao (tôm, mực) phần lớn gia công cho các đơn vị ngoài tỉnh.

    Theo nhận định của Sở Thuỷ sản thì nguyên nhân của tình trạng trên là trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở tỉnh ta có quy mô sản xuất nhỏ, yếu về mặt năng lực tài chính, sức cạnh tranh, dẫn đến khó khăn trong thu mua dự trữ nguyên liệu, đầu tư máy móc trang thiết bị sản xuất, tìm kiếm thị trường.. Với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp rất khó đạt được kế hoạch năm 2006 (theo kế hoạch hoàn thành chỉ tiêu kim ngoạch xuất khẩu thuỷ sản 3,5 triệu USD) vì vào mùa mưa bão hầu như các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng hay nghỉ hẳn vì không có nguyên liệu chế biến.

    Trong buổi làm việc mới đây giữa lãnh đạo UBND tỉnh với các Sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh về biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản trong những tháng còn lại, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề và cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng giải pháp được xem là nổi bật nhất để chấm dứt tình trạng yếu kém hiện nay là xây dựng mô hình doanh nghiệp đầu đàn về chế biến thuỷ sản xuất khẩu để làm đầu kéo thúc đẩy xuất khẩu.

    Trong lúc tỉnh ta chưa có nhiều cơ chế hỗ trợ trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, vốn sản xuất và chưa có doanh nghiệp đầu đàn về chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì giải pháp tạm thời vẫn là các doanh nghiệp chế biến phải tự nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ và đầu tư quy mô sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tăng cường sự hợp tác liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở, nhất là giữa người cung cấp nguyên liệu với cơ sở sản xuất để cùng nhau phát triển.
    T.T
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Làm việc với tổ tư vấn xây dựng và thành lập Trường Đại học Phạm Văn Đồng ​
    Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường, chiều ngày 15/8/2006 lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi làm việc với Ban điều hành và tổ tư vấn xây dựng Trường Đại học Phạm Văn Đồng để bàn về kế hoạch, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, xây dựng cơ sở vật chất cho Trường nhằm đảm bảo mục tiêu tuyển sinh vào năm 2008.

    Trao đổi tại buổi làm việc, Giáo sư Phạm Phụ- Giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, thành viên Tổ công tác xây dựng đề án thành lập trường Đại học đẳng cấp quốc tế thuộc Ban chỉ đạo đổi mới chương trình đổi mới giáo dục Đại học của Chính phủ cùng các thành viên Tổ tư vấn đã góp ý kiến xoay quanh các vấn đề như: gắn việc đào tạo kỹ sư thực hành với nhu cầu nhân lực thực tế của các doanh nghiệp, các Khu công nghiệp trong tỉnh, Khu kinh tế Dung Quất để nâng cao hiệu quả đào tạo, phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong tương lai; xác định rõ nội dung đào tạo, ngành nghề đào tạo, trên hết là khảo sát nhu cầu thực tế của thị trường lao động tay nghề cao để có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy bằng nhiều hình thức; thỉnh giảng, hợp đồng bán thời gian, biên chế, thỏa thuận,? nhằm đảm bảo phục vụ công tác đào tạo lâu dài; xã hội hóa giáo dục, đưa ra các biện pháp nhằm khống chế các hình thức siêu lợi nhuận trong công tác quản lý đào tạo; xây dựng cơ chế Hội đồng trường, phát huy quyền quyết định tập thể (thay cho việc ra quyết định cá nhân của Hiệu trưởng) để làm tăng quyền tự chủ cho trường Đại học?

    Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Xuân Huế- Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và cảm ơn những góp ý trên của Tổ tư vấn. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp này, tỉnh sẽ chỉ đạo Ban điều hành áp dụng để xây dựng Trường tốt hơn. Đồng chí Chủ tịch cũng đã đề nghị Tổ tư vấn tìm ý tưởng để giúp Trường ứng dụng các công nghệ mới vào công tác giảng dạy, đảm bảo khai giảng khoá đầu tiên vào đầu năm học 2008- 2009.

    Lam Uyên
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hơn 3.9 tỉ đồng viện trợ không hoàn lại cho Dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường Quảng Ngãi ​
    Tổ chức Plan International viện trợ không hoàn lại 3.907.260.000 đồng cho Dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường Quảng Ngãi tại 16 xã thuộc 3 huyện: Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và Sơn Tịnh. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2007.

    Nguồn kinh phí này dùng để chi phí cho các hoạt động của dự án có liên quan trực tiếp đến người hưởng lợi, chi phí cho các chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài trong các hoạt động tư vấn của dự án, phần còn lại là chi phí quản lý dự án.

    Mục tiêu của dự án là góp phần vào việc cải thiện sức khỏe và tăng cường sự bình đẵng giới thông qua các hoạt động nhằm cải thiện các điều kiện về nước sạch và vệ sinh môi trường cho vùng dự án.

    Tăng Khôi
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Giá dầu Dung Quất sẽ cao hơn giá thế giới​
    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Kiên, đã xác nhận thông tin trên trong cuộc trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Theo ông, VN đang rất cần một lộ trình ổn định vĩ mô về giá cả trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
    * Chính phủ vừa quyết định tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong năm và theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá, mức giá xăng dầu mới sẽ khiến các mặt hàng tăng giá từ 0,05-4,9% tùy theo lĩnh vực. Ông có nhận định gì về nguồn năng lượng của chúng ta?
    - Năng lượng hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu nên phải tìm cách ứng phó lâu dài. Trong việc tăng giá xăng dầu, nếu để xảy ra những cơn sốc thì cái thu được có thể đáp ứng yêu cầu trước mắt, trong khi cái hại thì chưa tính hết được. Vì thế, việc tăng giá xăng dầu cần phải đi đôi với nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, tức Chính phủ sẽ mở dần chiếc van thả nổi giá xăng dầu.
    * Có ý kiến cho rằng giá xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khi xuất xưởng vào năm 2008 sẽ cao hơn giá nhập khẩu?
    - Theo tính toán, nếu ngay từ đầu áp dụng theo quy định khấu hao hiện hành thì giá xăng dầu do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất sẽ không thấp hơn giá nhập khẩu. Chính phủ hiện chưa có lộ trình cụ thể về việc này, nhưng theo tôi, cần vận dụng linh hoạt cơ chế khấu hao. Giai đoạn đầu của nhà máy, công suất chưa được khai thác tối đa nên không thể khấu hao đủ và phải từng bước tăng dần tỷ lệ khấu hao để tạo sự tương thích với giá xăng dầu trong nước.
    Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể hoàn thành trong năm 2008 thì sản lượng cũng mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu trong nước. VN vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu.
    * Theo dự báo của Bộ Công nghiệp, đến năm 2013, VN sẽ chính thức trở thành một nước nhập khẩu năng lượng. Điều này cảnh báo sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế sẽ gắn chặt vào sự biến động của giá cả thế giới. Chính phủ đã có phương án gì để tạo cho doanh nghiệp và người dân tâm lý quen dần với sự biến động của giá cả?
    - Hội nhập là xu thế tất yếu. Bất kỳ thành phần nào cũng phải tôn trọng quy luật của hội nhập và cần phải chia sẻ những khó khăn này.
    Chúng ta cần một lộ trình ổn định vĩ mô về giá cả. Ví dụ như việc cho tư nhân nhập xăng dầu cũng cần cân nhắc kỹ để không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.
    Thông thường, việc điều chỉnh giá cả có hai cách, giữ bí mật đến cùng và ?odạo nhạc? để những chủ thể liên quan chuẩn bị ứng phó. Với trường hợp Việt Nam, theo tôi nên chọn cách thứ hai.
    * Nhưng trên thực tế, thời gian qua việc điều hành giá cả xăng dầu của chúng ta không hề có ?odạo nhạc?, thậm chí, một vài quan chức còn cố tình đánh lừa dư luận?
    - Có chuyện đó vì chúng ta quản lý thị trường chưa tốt, hệ thống phân phối xăng dầu chính thống chưa đủ mạnh. Việc mua bán ngoài kiểm soát diễn ra phức tạp và chính những người kinh doanh xăng dầu còn lợi dụng chuyện tăng giá để kiếm lợi nên Nhà nước phải chọn phương án vừa kín vừa hở và điều này thường sinh ra những quyết định đột ngột.
    * Việc Chính phủ lần thứ hai trong năm tăng giá xăng dầu, cùng với việc dịch cúm gia cầm quay trở lại và dịch lở mồm long móng có khiến ông lo ngại về lạm phát?
    - Lạm phát luôn gắn rất chặt với biến động giá cả của thị trường. Vì thế, lạm phát đang là một thách thức lớn trong năm nay. Theo tôi biết thì hiện lạm phát vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng việc giữ không để chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn GDP là một thách thức rất lớn.
    Quy luật thị trường là tổng giá cả bằng tổng giá trị. Tổng giá cả là sức mua của dân, tức sức mua của một người dù giá tăng nhưng vẫn chỉ có thế: mua rau muống thì thôi rau cải, mua thịt bò thì thôi cá. Cho nên, dù nói giá cả hiện tăng ít nhưng thực ra tăng trên cái nền đã tăng cao. Vì thế, khi thu nhập sản xuất chênh với giá cả thì giọt nước sẽ tràn ly.
    Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Đồng hành cùng những bước chân tình nguyện ​
    Theo chân những chiến sĩ tình nguyện trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2006, chúng tôi đến Trà Hiệp, một xã vùng cao của huyện miền núi Trà Bồng. Trà Hiệp nằm cách trung tâm huyện lỵ Trà Bồng khoảng 20 km về phía Tây, tiếp giáp với huyện Tây Trà, là một xã miền núi, đa số là đồng bào dân tộc ít người, chủ yếu là người Cor, đời sống còn nhiều khó khăn, hệ thống giao thông chưa phát triển.

    Sau những cơn mưa rừng chiều hôm trước, con đường đất đỏ trở nên lầy lội và trơn trượt, có những đoạn đầy đá lởm chởm làm xe của chúng tôi trồi lên, hụp xuống như một "con ngựa bất kham". Qua đó cũng cho thấy những khó khăn, vất vả của đồng bào nơi đây và những cán bộ làm công tác cơ sở. Chúng tôi đến Trà Hiệp thì trời đã về trưa, cán bộ và nhân dân xã đã có mặt đông đủ tại sân trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Buổi lễ ra quân chiến dịch tình nguyện ?oMùa hè xanh? được tổ chức khá đơn giản nhưng nghiêm túc. Sau lễ ra quân, mọi người bắt tay vào việc giúp đỡ nhân dân trong xã sửa nhà, làm đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh mương thủy lợi, ai cũng hăng hái, nhiệt tình và không khí trở lên sôi nổi, cởi mở khi những bài ca tình nguyện cất lên.

    Tối hôm đó, trong buổi giao lưu sinh hoạt cộng đồng, những cán bộ Tư pháp chúng tôi tiến hành việc tuyên truyền pháp luật cho bà con nhân dân trong xã. Đông đảo bà con, trong đó đa phần là các bạn trẻ có mặt trong buổi sinh hoạt đã chú ý lắng nghe chúng tôi phổ biến các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, dân số, hộ tịch...

    Thời gian qua, bằng nỗ lực của các cấp chính quyền, đời sống nhân dân nơi đây đã được cải thiện, các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đã giúp đồng bào nâng cao nhận thức, từ đó loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội những hủ tục lạc hậu, các quy định của pháp luật cũng đã đến được với người dân thông qua công tác tuyên truyền của cán bộ Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở. Mặc dù đây là xã miền núi, điều kiện giao thông khó khăn nhưng những cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật vẫn đến được với bà con. Trong thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ngãi vẫn thường xuyên về đây để trợ giúp pháp lý miễn phí, cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật; Sở Tư pháp phối hợp với tổ chức Plan thực hiện chương trình ?ođăng ký khai sinh cho trẻ em các huyện miền núi, hải đảo? và Trà Hiệp là một trong những xã nằm trong dự án này.

    Tiếp xúc với các bạn thanh niên trong xã tôi được biết, thông qua việc tuyên truyền pháp luật của các cán bộ và qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân nơi đây đã bắt đầu nhận thức được việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo pháp luật, họ đã nhận thức được rằng: khi muốn lấy vợ, lấy chồng phải đi đăng ký kết hôn mới được công nhận là vợ chồng; nam, nữ phải đủ tuổi mới được kết hôn; khi sinh con ra phải đăng ký khai sinh đầy đủ để sau này nó được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước; sinh nhiều con sẽ không có điều kiện để nuôi dạy con tốt?.Đây chính là kết quả đáng mừng cho những nỗ lực không mệt mõi của các cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật, họ đã không ngại khó, ngại khổ để đem pháp luật đến những vùng núi xa xôi hẻo lánh.

    Rời Trà Hiệp sau những ngày lao động vất vả nhưng đầy niềm vui, chúng tôi mong một ngày nào đó sẽ trở lại đem theo những kiến thức pháp luật mà mình có được để giúp đỡ đồng bào nơi đây trong việc ?oxóa mù? pháp luật, giúp họ có thể thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình.

    Chí Phương
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khởi công xây dựng Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hội nông dân tỉnh ​
    Sáng ngày 17/8/2006, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội.

    Công trình xây dựng với tổng vốn đầu tư 7,6 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, loại công trình cấp III, kiến trúc hiện đại, hài hòa, phù hợp với cảnh quan chung của khu vực, cao 4 tầng với diện tích sử dụng 1.100m2 bao gồm khu phòng học và xưởng thực hành; nhà ăn và sân thể thao. Sau khi hoàn thành công trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân tỉnh tổ chức đào tạo, dạy nghề cho nông dân, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề, đào tạo nghề giúp nông dân tự tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo đồng thời đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài nước.

    Được biết từ năm 2003 đến nay, Trung tâm đã đào tạo 595 học viên hệ dài hạn, 1016 học viên hệ ngắn hạn, bao gồm các ngành nghề khuyến nông, lâm ngư, chăn nuôi thú y, mộc, điện dân dụng, sửa chữa và vận hành máy nông nghiệp...

    Dự kiến công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 4/2007.

    Văn Huy

Chia sẻ trang này