1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    GẠO CỨU ĐÓI VẪN CHƯA CẤP CHO DÂN​

    Sáng 19-9, UBND tỉnh Quảng Ngãi và một số sở, ban, ngành phải ?ogiật mình? khi nghe ông Hồ Văn Cảnh, phó chủ tịch UBND huyện Tây Trà, báo cáo hiện số gạo cứu đói được phân bổ từ tháng 6-2006 với hơn 101 tấn vẫn còn nằm trong kho của huyện, chưa cấp cho dân. Ông Cảnh nói do việc vận chuyển số gạo này đến các địa phương tốn kinh phí lớn trong khi huyện lại thiếu kinh phí. Được biết, huyện Tây Trà hiện có trên 96% số hộ thuộc diện nghèo.
    Ông Trương Ngọc Nhi, phó chủ tịch UBND tỉnh, đã phê bình sự chậm trễ của huyện Tây Trà trong việc phân bổ gạo cứu đói đến dân và yêu cầu huyện bằng mọi giá từ nay đến hết tháng chín số gạo trên phải đến tay người dân. Tuy nhiên, trước khi cấp gạo cho dân phải kiểm tra số gạo trên đảm bảo không mất chất lượng và  mốc. 
    Trà Minh(Theo TT)
  2. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0

    CÁC CƠ SỞ KINH DOANH SAI PHẠM GẦN 10 TỶ ĐỒNG​


    Từ đầu năm đến nay, qua 169 cuộc thanh tra tại 1.886 đơn vị, cơ sở kinh doanh, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện sai phạm của các đơn vị lên đến 9,997 tỷ đồng.Trong số tiền sai phạm, Thanh tra Quảng Ngãi kiến nghị thu hồi vào ngân sách Nhà nước 2,460 tỷ đồng; xuất toán khỏi giá trị công trình 193,47 triệu đồng; kiến nghị Chủ tịch UBND các cấp xử lý theo thẩm quyền 355 triệu đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý 3 vụ, 6 đối tượng và 1 chủ cơ sở kinh doanh... Đồng thời đề xuất hàng trăm kiến nghị chấn chỉnh việc chấp hành chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội 
    Theo CAND
  3. cau_begia2x

    cau_begia2x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2005
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Hồi hôm tôi nghe đc thông tin xẽ triển khai 1 con đường ven biển kéo dài từ Dung Quất => Xa Huỳnh. Bác nào có thông tin chi tiết kô nhỉ.
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Dung Quất - việc ?okhát? người
    Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Hàng loạt nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng và đi vào hoạt động, khiến nhu cầu lao động ở đây đang thiếu trầm trọng.
    Thiếu hàng vạn kỹ sư, công nhân!
    Ông Dominique Perffeit, phó chủ tịch của Tổ hợp nhà thầu Technip tại châu Á - Thái Bình Dương (nhà thầu chính xây dựng nhà máy này), cho biết dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bắt đầu triển khai xây dựng và lúc này đang rất cần thợ hàn với số lượng lớn: khoảng 2.000 thợ bậc cao.
    Vào giai đoạn cao điểm, công trình xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cần khoảng 15.000 chuyên gia, kỹ sư và CN. Ngoài ra, công trình này còn cần rất nhiều CN cơ khí đủ khả năng lắp ráp dây chuyền thiết bị siêu trường, siêu trọng.
    Và đó mới chỉ là nhu cầu nhân lực cho việc xây dựng nhà máy; khi nhà máy đi vào sản xuất còn phải cần một lượng lớn lao động nghề hóa dầu nữa. Nhu cầu nhân lực để vận hành dây chuyền công nghệ khi nhà máy hoàn thành cũng là một vấn đề nan giải. ?oBởi vì hiện nay CN bậc cao ở VN rất khó tìm? - ông Dominique Perffeit nói.
    Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất cũng đang có nhu cầu tuyển dụng CN lành nghề với số lượng lớn. Từ nay đến cuối năm, mỗi tháng cần thêm 100 CN; để đến năm 2008 có đủ 5.000 kỹ sư, CN. Tháng 9-2006, nhà máy bắt tay vào đóng tàu chở dầu đầu tiên có trọng tải 100.000 tấn mang tên Dung Quất 1 để kịp hạ thủy vào năm 2007. Mới đây, Công ty
    Tàu thủy Việt Nam có qui định các đơn vị thành viên Vinashin, kể cả các nhà máy đóng tàu ở miền Trung, trả lương cho CN tay nghề cao không được thấp hơn mức 1.800.000 đồng/tháng. Để được hưởng mức lương khá cao này, người lao động phải được đào tạo bài bản, có tay nghề cao.
    Chính vì thế càng xảy ra tình trạng khan hiếm CN kỹ thuật cao tại các nhà máy đóng tàu, đặc biệt là ở khu vực miền Trung như Dung Quất, Đà Nẵng, Qui Nhơn.
    Ông Đinh Tiến Dũng, phó tổng giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, cho biết: ?oChúng tôi thấy rõ tầm quan trọng của lao động có tay nghề nên phải có chính sách thu hút loại lao động này. Chẳng hạn tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt, phương tiện đưa đón, chế độ tiền lương ưu đãi...?.
    Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Dung Quất cũng đã đầu tư lớn, sắm dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
    Để vận hành có hiệu quả các thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động có tay nghề.
    Riêng bốn nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu đang cần trên 200 kỹ sư, CN kỹ thuật lành nghề. Ông Nguyễn Văn Hải, phó giám đốc Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Minh, cho biết trong chu trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, nếu có kỹ sư thiết kế mẫu thì sản phẩm mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.
    Các dự án công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng cũng đang gặp nhiều trở ngại vì không đủ CN để hoạt động. Trường hợp Công ty may mặc xuất khẩu Việt Mỹ (ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) là một ví dụ. Theo kế hoạch, nhà máy chính thức hoạt động từ đầu tháng 6-2006, nhưng hơn hai tháng rồi máy móc vẫn còn ?ođắp mền? vì thiếu đến 2.000 CN.
    Trước đó, công ty đã chủ động đặt hàng nhân lực với Trường Đào tạo nghề và Trung tâm Giới thiệu việc làm Dung Quất cùng các trung tâm đào tạo nghề ở Quảng Ngãi, đồng thời ráo riết tìm CN ở các tỉnh miền Trung nhưng đến nay mới chỉ được khoảng 20% so với nhu cầu.
    Công ty đã đầu tư hơn 30 tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng với 48 dây chuyền may, hơn 1.000 máy may các loại và mỗi tháng phải trả 150 triệu đồng lãi vay ngân hàng.
    Một số dự án khác có qui mô lớn như nhà máy luyện cán thép lò cao của Tập đoàn Tycoons (Đài Loan), Nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc) cần trên 10.000 kỹ sư và CN tay nghề cao.
    Tuyển dụng và đào tạo: không tương thích
    Ông VÕ PHIÊN (phó giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi):
    Trung bình mỗi năm có trên 6.000 HS Quảng Ngãi thi đậu vào các trường ĐH, CĐ, THCN; chưa kể khoảng 5.000 lao động đào tạo nghề nữa. Mỗi năm tỉnh chỉ tuyển 500-700 sinh viên, số còn lại đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm.
    Mà các doanh nghiệp hiện cần tuyển dụng chủ yếu là công nhân kỹ thuật. Hiện nay, trước xu thế phát triển của Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh, chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi một số cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực về lại quê hương.
    Ông NGUYỄN VĂN ANH (phó hiệu trưởng Trường Đào tạo nghề Dung Quất):
    Trường Đào tạo nghề Dung Quất sẽ nâng qui mô đào tạo từ 2.000 lên 3.000 HS, trong đó hệ CNKT từ 1.000 lên 1.500. Ngoài ra, trường đang hoàn thành đề án và các thủ tục để Bộ LĐ-TB&XH nâng thành trường cao đẳng nghề vào năm học 2007-2008, với nguồn nhân lực đào tạo đa dạng.
    Hiện nay, trường tập trung nâng cao đội ngũ giáo viên có trình độ sau ĐH. Đồng thời, nhà trường sẽ liên kết với các trường dạy nghề trong khu vực, các trường ĐH trong nước để đào tạo thêm một số ngành nghề mà Khu kinh tế Dung Quất đang có nhu cầu nhưng trường chưa đào tạo được.
    Chẳng hạn liên kết thành lập trung tâm đào tạo thợ hàn bậc cao cho các nhà thầu Technip (thi công nhà máy lọc dầu), dự kiến khóa đầu tiên khai giảng vào tháng 9-2006.
    Từ tháng 10-2006 đến đầu năm 2008:
    * Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, từ nay đến cuối năm 2007: cần 2.400 kỹ sư và CN kỹ thuật bậc 3/7 trong các lĩnh vực: lắp ráp vỏ tàu thủy, cơ khí động lực, gò hàn, điện, điện tử, gia công cơ khí?
    * Công ty Kỹ thuật dịch vụ dầu khí (PTSC), giai đoạn 2007- 2008: cần 530 CN kỹ thuật 3G- 6G với các nghề: hàn, lắp ống, kết cấu thép, điện.
    * Công ty Hanvico - Dung Quất: tháng 10-2006 cần 260 CN trình độ trung cấp trong các lĩnh vực: hàn, pitup (gá lắp), điện, thợ phụ.
    * Công ty Chiến Thắng: tháng 10-2006 đến tháng 1-2007, cần 230 CN kỹ thuật bậc 2/7 đến 6G, trong các lĩnh vực: hàn điện, gia công cơ khí...
    * Công ty Thiên Đàng: tháng 11-2006 cần 62 nhân viên: lễ tân, giao tế, đầu bếp chuyên các món ăn Âu, Á, phục vụ nhà hàng, kỹ thuật viên massage (có ngoại hình, biết ít nhất một ngoại ngữ).
    * Công ty may mặc xuất khẩu Việt Mỹ đang cần 2.000 CN may; Công ty may Phương Đông cần khoảng 500 CN may.
    Cơ sở đào tạo tại Quảng Ngãi
    * Hai trường dạy nghề trực thuộc trung ương: Trường Công nhân cơ giới 2 (thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) và Trường Đào tạo nghề Dung Quất (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất).
    * 14 trung tâm dạy nghề thuộc các sở, ngành, UBND huyện và của tư nhân.
    * Khoa công nghiệp công nghệ (thuộc Trường cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi).
    * Hai trung tâm giới thiệu việc làm: Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi và Trung tâm giới thiệu việc làm Khu kinh tế Dung Quất (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất).

    MINH THU (báo Tuổi Trẻ ngày 5/9/2006)
  5. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: bệnh sán lá gan gia tăng
    TT - Trưởng khoa nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi Đặng Thị Hiền cho biết: trong hai tháng trở lại đây số người mắc bệnh sán lá gan đến khám và điều trị ở khoa tăng nhanh, có ngày 40-50 người đến khám bệnh.
    Khoa đã tiếp nhận và điều trị 226 bệnh nhân bị bệnh sán lá gan. Mặc dù nguyên nhân bị bệnh chủ yếu là ăn các món như gỏi cá sống, các loại rau thủy sinh khiến ấu trùng sán lá gan qua thức ăn vào cơ thể, nhưng khi đến bệnh viện phần lớn bệnh nhân không hề biết vì sao mình mắc bệnh.
    V.Q.CẦU
  6. detingroup

    detingroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bắt tạm giam trưởng CA xã
    Ngày 27-9, ông Võ Cao Đức, Viện trưởng VKSND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết Công an huyện Bình Sơn vừa bắt tạm giam ông Đỗ Thanh Vương, trưởng Công an xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn), về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
    Cùng với việc bắt giam trưởng công an xã, hai phó công an xã Bình Thạnh là Nguyễn Ngọc Ánh và Lê Quang Minh cũng đã bị đình chỉ công tác. Nguyên nhân, trong quá trình tách hộ, các đối tượng này đòi hàng chục trường hợp bồi dưỡng với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.

    X.Long (NLD)
  7. detingroup

    detingroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Làng thổ cẩm bên sông Liêng
    Từ quốc lộ 1A, đoạn qua Thạch Trụ (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), theo quốc lộ 24 về Kon Tum chừng 25km là gặp làng Teng thuộc xã Ba Thành huyện Ba Tơ. Đây là ngôi làng duy nhất của đồng bào Hrê hiện nay còn giữ được nghề dệt thổ cẩm. Gần như toàn bộ phụ nữ các dân tộc thiểu số vùng cao của Quảng Ngãi đều lấy vải của làng này để may những bộ váy áo đẹp nhất dùng trong các lễ hội của dân tộc mình.

    Làng Chăm Hrê
    Sông Liêng hung dữ lao từ trời xanh của vùng rừng thượng nguồn Ba Tơ, đến đoạn xã Ba Thành, đột ngột dừng lại, lượn một vòng như thể làm dáng. Kết quả của việc ?olàm dáng? của con sông đã để lại một doi đất có tên làng Teng. Làng Teng đặc biệt không chỉ là ngôi làng duy nhất của đồng bào thiểu số ở Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm mà phụ nữ làng Teng có khuôn mặt không giống với phụ nữ Hrê hiện nay.
    Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi gọi làng Teng bằng một tên khác: Làng Chăm Hrê.
    Ai cũng đẹp một cách hoang dại với sống mũi rất cao, da trắng hoặc ngăm ngăm, mắt thẳm một màu huyền bí, khác với phụ nữ Hrê thường có chiếc mũi tẹt, da rất đen. Tiến sĩ Vũ đưa ra giả thiết cho rằng, nhiều thế kỷ trước đây, trong cuộc tao loạn giữa các đế chế phong kiến của hai quốc gia Việt-Chăm, một bộ phận người Chăm dưới vùng xuôi chạy dạt lên vùng núi này để lánh nạn. Sau nhiều đời, những cuộc hòa huyết giữa Chăm và Hrê đã tạo nên một bộ phận người Hrê hơi khác lạ này. Đó là giả thiết, song điều có thể tin được rằng người làng Teng đã kế thừa truyền thống dệt vải của dân Chăm một cách hoàn hảo.
    Chọn mảnh đất ven sông để định cư rồi lập làng, gắn với nghề dệt thổ cẩm, biến nó thành một thứ hàng hóa để bán cho trên 200 làng dân tộc thiểu số khác, thì chỉ có dân mang dòng máu Chăm mới làm được mà thôi.
    Thổ cẩm truyền đời
    Bà Phạm Thị Thảo (dân Hrê ở Ba Tơ không có họ, hiện lấy họ Phạm như là sự tri ân đối với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - chú giải của tác giả) 70 tuổi, một trong những cựu trào của nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng nói: ?oBà nội tôi là người truyền nghề cho tôi từ năm tôi 12-13 tuổi. Trước đây, phụ nữ làng Teng ai cũng biết nghề này, xem đó như một bảo chứng cho phụ nữ làng này. Vả lại, dệt thổ cẩm còn là một nghề để kiếm sống và tồn tại nữa?.
    Theo các già làng ở đây thì, dệt thổ cẩm bị tàn lụi kể từ sau ngày giải phóng miền Nam đến nay. Hiện tại, phụ nữ người dân tộc thiểu số thay đổi rất nhiều về trang phục. Họ ăn mặc gần như người Kinh nên các loại thổ cẩm chỉ còn tồn tại trong các lễ hội mà thôi. Tuy nhiên, trên 30 phụ nữ, được gọi là nghệ nhân của làng thì vẫn còn duy trì nghề này. Nếu như trước đây, một tấm vải thổ cẩm (khoảng 1 mét), đổi được một chiếc ?onồi bảy? (loại nồi đúc bằng đồng rất có giá trị), thì nay chỉ bán được 200.000 đồng, trong khi tiền chỉ để dệt đã chiếm 40.000 đồng. Dệt trên 10 ngày mới xong một tấm, tính ra ngày công kiếm được 10.000 đồng. Quá hẻo. Dù vậy người làng Teng vẫn không bỏ nghề, họ xem đó như một cách để ?ogiữ làng? vậy.
    Tiếp sức cho làng
    Nhằm hỗ trợ việc bảo tồn các di sản nghệ thuật văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, một dự án duy trì nghề dệt thổ cẩm cho làng Teng được Quỹ hỗ trợ bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân gian đang được triển khai tại đây.
    Trên 30 nghệ nhân của làng đang mở một lớp truyền nghề cho gần 100 thiếu nữ người Hrê. Những khung cửi bắt đầu rộn lên âm thanh của ngày mùa. Không còn cảnh lặn lội vào rừng tìm cây cho màu để nhuộm vải hoặc phải trồng bông như ông bà của họ, các thiếu nữ Hrê này chỉ mất một giờ xe máy là có trong tay tất cả nguyên liệu mình cần cho một vuông vải thổ cẩm. Có điều, các bà, các mẹ vẫn phải đứng bên họ suốt trong nhiều tháng trời thì thổ cẩm làng Teng mới giữ đúng thương hiệu của mình.
    Từ cách phối màu, các họa tiết, cách dệt, khổ vải đều phải được tuân thủ theo cách của làng Teng. Để nhân rộng mô hình này, trong số gần 100 học viên nói trên có 3 thiếu nữ Hrê thuộc xóm Đồng Lớn, thôn Nước Đang, xã Ba Trang. Làng người Hrê có 3 thiếu nữ nói trên cũng hết sức đặc biệt: Đây là cửa rừng dẫn về nơi bác sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh từ 36 năm trước. Ngành văn hóa và huyện Ba Tơ định biến nơi đây trở thành điểm du lịch nằm trong tuyến du lịch Đặng Thùy Trâm.
    Trên hành trình xuyên Tây Nguyên bằng quốc lộ 24, du khách sẽ có dịp mục sở thị những tấm thổ cẩm rất bắt mắt mang nhãn hiệu ?oMade in làng Teng"
    Báo Bình Định
  8. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Có dịch, không có số liệu gia súc, gia cầm​
    Dịch lở mồm long móng gia súc đang hoành hành, dịch cúm gia cầm ngấp nghé nhưng Quảng Ngãi lại không nắm được số gia súc, gia cầm hiện có 
    Ngày 28/9, ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Chi cục Thú y Quảng Ngãi cho biết, dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc của tỉnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là ở các huyện miền núi. Đến thời điểm này, Quảng Ngãi vẫn còn 30 xã thuộc 9 huyện chưa chấm dứt được dịch bệnh này.
     
    Ông Tuấn cũng cho biết, đến nay đã có 135/135 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc tiêm phòng vắcxin cho gia cầm đợt II (01/09-22/9), với tổng số trên 1 triệu con; 108 xã/12 huyện đang triển khai tiêm phòng vắc xin LMLM ở gia súc đợt I (đã tiêm được cho hơn 133.000 con).
     
    Theo ông Tuấn, thời gian qua ngành thú y địa phương đã có những sai sót, trì trệ và thiếu triệt để trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt là chưa chuẩn bị tốt cho công tác tiêm phòng, không có lực lượng theo dõi giám sát dịch bệnh ở cơ sở.
     
    Nhiều biện pháp chống dịch không được tổ chức thực hiện như gia súc bị bệnh không được khống chế tại chỗ theo quy định mà vẫn chăn thả, vận chuyển ra khỏi vùng dịch. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh cũng còn rất thấp.
     
    Đáng lo ngại hiện nay, theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi Đào Minh Hường, là các ngành chức năng vẫn chưa thống kê sát đúng được số lượng đàn gia cầm, gia súc hiện có. Hiện vẫn còn 6 huyện chưa báo cáo thống kê cụ thể về số lượng đàn gia cầm, gia súc ở địa phương. Cũng chưa có huyện nào báo cáo thống kê các lò ấp vịt con cũng như quản lý các đàn vịt thả rong. Nếu không tiêm phòng cho số lượng gia cầm này sẽ rất nguy hiểm nếu có dịch cúm xảy ra.
     
    Theo ông Đào Minh Hường, thời gian tới tỉnh Quảng Ngãi sẽ kiên quyết hơn trong công tác phòng chống dịch, bằng mọi biện pháp hữu hiệu xoá ổ dịch cũ, không để ổ dịch mới xảy ra. Trước mắt phát động trong toàn tỉnh tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia cầm (20/9-20/10/2006).
     
    Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra và làm việc trực tiếp với ban chỉ huy, ban chỉ đạo một số huyện còn yếu trong công tác phòng chống dịch, tăng cường lực lượng đội ngũ phòng chống dịch ở các cơ sở chuẩn bị mọi điều kiện để triển khai tiêm phòng đợt II dịch LMLM ở gia súc trong tháng 11/2006.
    (Theo vietnamnet)
    Được cuorknia sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 29/09/2006
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    DỰNG TƯỢNG LIỆT SĨ ĐẶNG THÙY TRÂM
    Sáng qua 27-9, tại bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở xã Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã diễn ra lễ tiếp nhận và dựng tượng bác sĩ Đặng Thùy Trâm (ảnh), do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN trao tặng.
    Tượng được tạc bằng đá hoa cương, có chiều cao 3,1m, nặng hơn 6 tấn, diện tích xây dựng mặt bằng 120m2 với kinh phí trên 500 triệu đồng, do Xí nghiệp Mỹ thuật quân đội thực hiện.
    Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn bởi tượng Đặng Thùy Trâm được dựng đúng vào ngày cách đây tròn 38 năm, ngày 27-9-1968, bác sĩ Đặng Thùy Trâm được kết nạp vào Đảng Cộng sản VN.
    Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Vũ Văn Bình đã cảm ơn tấm lòng của các chiến sĩ quân đội. Đây là một món quà đầy ý nghĩa cho công trình bệnh xá Đặng Thùy Trâm. Với trách nhiệm của mình, báo Tuổi Trẻ sẽ cùng đơn vị thi công tiếp tục hoàn thiện những hạng mục còn lại, phấn đấu đưa công trình bệnh xá Đặng Thùy Trâm vào hoạt động trong tháng 12-2006. Sau buổi lễ, đông đảo cán bộ và nhân dân, học sinh địa phương đã đến thắp nhang tưởng niệm trước tượng bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
    Dịp này, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng Thanh niên TP.HCM đã trao tặng 12 suất học bổng và 10 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi của xã Phổ Cường. Công ty Điện lực 3 và Điện lực Quảng Ngãi cũng đã bàn giao công trình đường dây và trạm biến áp trị giá gần 300 triệu đồng cho bệnh xá Đặng Thùy Trâm.
    TRÀ MINH (Báo Tuổi Trẻ-28/9)
  10. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Mọi người nhớ xem phát sóng phim '' Vì nước việt hùng mạnh" trên đài Truyền hình QN. Hổng biết khi nào ở tp phát sóng, nếu có ai biết tin cho người khác biết nhé :
    Bình Định - Quảng Ngãi: Phát sóng phim Vì nước Việt hùng mạnh trên 3 kênh truyền hình
    23:55:35, 04/10/2006

    Nhà báo Hà Tùng Sơn - Trưởng phòng Biên tập chương trình Đài PT-TH Bình Định (BTV) kiêm Trưởng ban Biên tập Trung tâm truyền hình cáp Quy Nhơn (QCATV) cho biết: Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15.10.1956 - 15.10.2006), bộ phim Vì nước Việt hùng mạnh sẽ được phát sóng trên cả 2 kênh truyền hình BTV (vào lúc 21 giờ 45 ngày 9.10) và QCATV (vào lúc 12 giờ ngày 11.10).
    Tại Quảng Ngãi, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh, ông Nguyễn Ngọc Trạch cho biết Truyền hình Quảng Ngãi (PTQ) cũng sẽ phát sóng bộ phim này vào lúc 8 giờ sáng 14.10 và phát lại vào lúc 11 giờ ngày 15.10.
    Vì nước Việt hùng mạnh là bộ phim tài liệu dài 42 phút do Hãng phim Thanh Niên (thuộc Báo Thanh Niên) sản xuất. Bộ phim thể hiện toàn cảnh diễn đàn Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ trên Báo Thanh Niên và tường thuật sống động sự kiện Ngày hành động vì nước Việt hùng mạnh do Báo Thanh Niên tổ chức nhằm gây Quỹ Đào tạo nhân tài đất Việt.
    Ngọc Toàn

Chia sẻ trang này