1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Thống nhất mở phân hiệu tại Quảng Ngãi ​
    Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý với ý kiến của UBND tỉnh sẽ tiếp nhận toàn bộ cán bộ, công nhân viên, hiện trạng cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi tại đường Nguyễn Du và đường Quang Trung và đầu tư thành phân hiệu Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi. Trường sẽ là nơi đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung, Tây nguyên.

    Dự kiến trong tháng 12 đến, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành khảo sát, lập phương án chi tiết và phối hợp, thống nhất với tỉnh ta để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định các bước tiếp theo.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: 05 ngày kỷ luật hai giám đốc​
    Ngày 28/11/2006, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định về việc tạm đình chỉ công tác, chức vụ đối với ông Trần Ngọc Âu - Giám đốc Công ty In- Phát hành sách và thiết bị Quảng Ngãi trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày 28/11/2006, do đang bị tạm giam về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Trước đó, ngày 24/11/2006 Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã quyết định cách chức đối với ông Đỗ Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh do đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

    Ông Đỗ Văn Sơn đã vi phạm Pháp lệnh Kế toán thống kê trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ cung ứng và tiêm vắcxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm Y tế dự phòng tỉnh từ tháng 10/2002 đến tháng 7/2005. Ngoài ra, trong sinh hoạt tại cơ quan ông Sơn đã có hành vi vi phạm về mặt đạo đức, tư cách lối sống của người cán bộ đảng viên, gây tác động xấu trong ngành y tế và dư luận xã hội.
    Ngày 24/11, ông Trần Ngọc Âu, đã bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Ngãi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo điều tra ban đầu, trong hai năm 2003- 2004, ông Âu đã hợp đồng với một công ty ở Hà Nội để mua 6.800 chiếc kèn do Trung Quốc sản xuất với giá 330.000 đ/ chiếc. Ông Âu đã thương thảo với công ty này lập lại hợp đồng, ghi là hàng của Nhật Bản với giá 406.300 đ/chiếc. Sau khi mua về, ông cho khắc lại nhãn hiệu từ kèn Trung Quốc thành kèn Nhật Bản bán cho Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi gần 2.000 chiếc với giá tới 637.000 đ/chiếc.
    Thật đáng buồn khi đưa tin này
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ghi ở thôn văn hóa dưới chân núi Ấn ​
    Nằm dưới chân núi Ấn, thôn văn hóa Long Bàn, xã Tịnh An (Sơn Tịnh) có 3 khu dân cư, với 762 hộ, 3.900 nhân khẩu. Thôn nằm dọc theo Quốc lộ 24B, nên nơi đây còn có một số hộ kinh doanh buôn bán và sản xuất tiểu thủ công nghiệp như các ngành nghề làm chả, làm mộc, làm sắt. Đa số dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp.

    Diện tích tự nhiên của thôn Long Bàn khoảng 296 ha, trong đó đất thổ cư chiếm hơn một nửa. Mặc dù đất chật người đông, điều kiện canh tác khó khăn (do thiếu nguồn nước tưới), nhưng người dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ. Người dân trong thôn đã đóng giếng để tưới hầu hết các diện tích trồng rau, hoa màu và trồng cỏ phát triển chăn nuôi bò lai. Đến nay, bình quân lương thực đầu người đạt hơn 450 kg/năm, (chưa tính các khoản thu nhập khác).
    Đường làng ngõ xóm sạch đẹp, quang đãng. Trong các khu dân cư đều có một hoặc hai tuyến đường bêtông thuận lợi cho việc đi lại, cũng như vận chuyển hàng hoá. Hơn 99% số hộ trong thôn có nhà ngói (có 93% được xây dựng cơ bản); 99% số hộ được dùng điện và nước sạch; toàn thôn không có hộ đói, chỉ còn 67 hộ nghèo (những hộ này chủ yếu là những hộ có người già yếu, neo đơn); 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, có 98% hộ gia đình không sinh con thứ 3; phần lớn các hộ trong thôn đều có xe máy và phương tiện nghe nhìn.

    Nhờ sự phân công cụ thể của Ban vận động phong trào ?oToàn dân đoàn kết XDĐSVH?, các tổ chức đoàn thể của thôn Long Bàn đã gắn hoạt động với những việc làm thiết thực và hiệu quả trong việc vận động nhân dân thực hiện tốt việc giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chi hội Phụ nữ thôn Long Bàn là một trong những chi hội mạnh nhất của xã Tịnh An (có 400 hội viên). Chi hội đã đứng ra vay 250 triệu đồng (dưới dạng tín chấp của ngân hàng chính sách) hỗ trợ hội viên tăng gia sản xuất. Trong đó có chăn nuôi heo, bò đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chị Nguyễn Thị Bích Vân nhờ vốn vay của ngân hàng, đến nay đã có nhà xây, kinh tế gia đình ổn định. Chị Vân tâm sự: Trước đây kinh tế gia đình tôi hết sức khó khăn, khi vay được vốn, nhờ sự tận tâm giúp đỡ, góp ý của các chị ở chi hội phụ nữ, nên gia đình tôi hiện đã nuôi được hai con bò lai, 5 con heo đang chuẩn bị xuất chuồng.

    Chi hội nông dân của thôn đã tổ chức cho 17 hội viên vay hơn 50 triệu đồng từ quĩ xóa đói giảm nghèo. Các chi hội người cao tuổi, cựu chiến binh, đoàn thanh niên? đều tổ chức cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, sinh hoạt định kỳ thường xuyên, nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, góp phần thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây được nhà ngói và có tiền nuôi con ăn học. Đời sống của từng hội viên khấm khá hơn trước. Công tác đền ơn đáp nghĩa, cải thiện nhà ở cho các hộ thuộc diện chính sách trong thôn được mọi người đồng sức đồng lòng đóng góp. Đến nay thôn đã xây dựng 3 nhà tình nghĩa, 5 nhà đại đoàn kết, 1 nhà tình thương.

    Long Bàn là một trong những thôn đầu tiên của xã Tịnh An được công nhận là thôn văn hóa. Cũng trong buổi lễ đón nhận danh hiệu thôn văn hóa, cán bộ và nhân dân thôn Long Bàn cùng nhau ký kết giao ước thi đua, quyết tâm phấn đấu trong những năm đến phải có nhà sinh hoạt văn hóa, 85% số hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định, nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi; 5% số hộ nghèo và không có hộ đói. Ông Nguyễn Đồng - Trưởng thôn Long Bàn cho biết: Để giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, ban thôn cùng với các hội, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng cho bà con hiểu về phong trào ?oToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cùng giúp nhau làm kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh?
    Đi lên từ sản xuất nông nghiệp, thôn văn hóa Long Bàn là một trong những điểm sáng của phong trào XDĐSVH ở xã Tịnh An và của huyện Sơn Tịnh.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường ở KKT Dung Quất: Cần có giải pháp đồng bộ ​
    KKT Dung Quất có quy mô 10.300 ha. Mặc dù hiện nay các dự án có quy mô lớn mới triển khai đầu tư xây dựng, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Do vậy, cần sớm có giải pháp đồng bộ để xử lý ô nhiễm môi trường tại KKT này.
    RÁC TỪ KHU DÂN CƯ, CHẤT THẢI TỪ CÁC DỰ ÁN:
    Khu dân cư phía tây sông Trà Bồng thuộc xã Bình Thạnh (Bình Sơn) xây dựng cách đây gần 5 năm, với diện tích gần 24 ha phục vụ tái định cư cho 500 hộ dân nhường đất để xây dựng một số dự án trên địa bàn. Lo đất ở cho dân mà "quên" xây dựng khu xử lý rác thải, trong khi dân thiếu ý thức nên nhiều năm qua, các hộ dân thải rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Nghiêm trọng hơn, nhiều hộ dân còn đổ bừa rác thải xuống sông Trà Bồng, gây ô nhiễm nguồn nước vốn không mấy dồi dào ở các xã khu Đông huyện Bình Sơn.
    Tại các dự án đang triển khai thi công, tình trạng xả chất thải cũng diễn ra tương đối phổ biến. Do san lấp nền dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không đảm bảo, nên nhà thầu Technip buộc phải "bóc" lớp nền để xử lý lại. Khổ nỗi các bên liên quan đều bất ngờ đối với sự cố này nên chưa "quy hoạch" khu vực đổ lớp đất bị bóc. Thế là đơn vị thi công nền tự ý đổ đất thải một cách bừa bãi ven các tuyến đường cao tốc, đường trục, vừa gây mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trong KKT.
    Không chỉ ở dự án này, mà cả KKT Dung Quất tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đáng báo động, bởi toàn bộ khu vực Dung Quất và thành phố Vạn Tường đều chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Ông Nguyễn Tăng Bính - Giám đốc Sở Tài nguyên&Môi trường cho biết: Việc xử lý rác thải hiện đang thực hiện một cách tự phát và cục bộ. Một số đơn vị hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để thu gom (vận chuyển về bãi rác Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa), còn một số đơn vị thì xử lý bằng biện pháp đốt và chôn lấp chất thải trong khuôn viên đất của dự án. Riêng về nước thải, thì một số đơn vị đang hoạt động trực tiếp xả vào hệ thống thoát nước mưa mà chưa qua xử lý...
    CẦN CÓ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ:
    Để xử lý chất thải, BQL KKT Dung Quất đã xây dựng khu xử lý rác thải rắn tại xã Bình Nguyên, có vốn đầu tư 29 tỷ đồng. Công trình gồm các hạng mục: Bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường; bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại; thiết bị và công nghệ đốt để xử lý chất thải; trạm xử lý nước rác (công suất 72m3/h); đập ngăn, hồ sinh học và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ. Hiện đơn vị thi công đang khẩn trương hoàn thành bãi chôn lấp rác thải (còn các hạng mục khác vẫn thi công dở dang). Khu xử lý này có diện tích 40 ha, nhưng giai đoạn 1 chỉ đầu tư xây dựng 10 ha, nên khi hoàn thành cũng chỉ giải quyết một phần rác thải từ KKT. Về hệ thống xử lý nước thải, trên địa bàn KKT Dung Quất có 3 trạm xử lý nước thải (ở Bệnh viện Dung Quất, phân khu công nghiệp Sài Gòn-Dung Quất và thành phố Vạn Tường-đang triển khai thi công) nhưng mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu.

    Ông Nguyễn Đức Hoài - Phó Giám đốc Sở Công nghiệp lo lắng: Không chỉ dự án NMLD Dung Quất, mà tới đây nhiều khả năng lớp nền của hai dự án lớn là Tycoons và Doosan sẽ được chủ đầu tư "làm lại". Do vậy Ban quản lý KKT Dung Quất cần khẩn trương quy hoạch khu đổ đất, đá thải của các dự án công nghiệp, nhằm giảm tình trạng ô nhiễm. Còn theo ông Nguyễn Tăng Bính - Giám đốc Sở Tài nguyên&Môi trường thì BQL KKT Dung Quất cần phối hợp với UBND huyện Bình Sơn và Công ty Môi trường đô thị Quảng Ngãi xây dựng phương án thu gom và xử lý rác thải ở các khu dân cư, đồng thời BQL KKT Dung Quất đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành các trạm xử lý nước thải trong KKT để xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực.

    Có thể nói, việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường ở KKT Dung Quất cần được các ngành chức năng sớm vào cuộc và giải quyết đồng bộ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi yêu cầu BQL KKT Dung Quất khẩn trương phối hợp với các ngành liên quan để điều chỉnh Quy hoạch chung KKT Dung Quất, để từ đó quy hoạch những khu xử lý chất thải phù hợp và đầu tư xây dựng đồng bộ. Đối với chính quyền các xã trong KKT cũng cần nâng cao vai trò trong việc quản lý và xử lý vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường. Có như thế mới đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường ở KKT Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: Bước vào giai đoạn thi công sôi động ​
    Một năm sau ngày khởi công lại các gói thầu chính, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đang bước vào giai đoạn thi công khẩn trương và sôi động. Trên công trường xây dựng nhà máy mỗi ngày có hơn 3.800 chuyên gia, kỹ sư, công nhân của nhà thầu Technip và các nhà thầu phụ làm việc.

    Ông Trương Quang Tuyến- Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu cho biết: Thật ra việc thi công nền móng các hạng mục công trình được làm ồ ạt từ tháng 4, tháng 5 đến giờ. Càng về sau công việc càng khẩn trương hơn. Dự kiến cuối năm có khoảng 10.000 người làm việc trên công trường và đầu năm 2007 có thể lên tới 15.000 người. Việc thi công cấp tập là để bù lại thời gian bị chậm tiến độ.

    Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên diện tích 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Phần diện tích trên mặt đất đang là một công trường lớn với hàng chục đơn vị thi công xử lý, gia cố nền móng, đường ống dẫn- thoát nước, các móng bể chứa, phân xưởng công nghệ, các trạm điện, nhà điều khiển... Đã có hơn 1.000 cọc khoan nhồi được đóng xuống và 24.000m3 bê tông đổ làm nền móng.
    Khu bể chứa dầu thô gồm 6 bể và khu bể chứa trung gian 23 bể đang được khẩn trương thi công phần móng, đáy bể, bắt đầu lắp đặt phân thân một số bể. Mỗi bể chứa dầu thô có đường kính lên tới 69m, cao 22,4m, có tải trọng 1.655 tấn, dung tích xây lắp 502.600m3.

    Sát mé biển một hạng mục lớn đang được thi công là trạm bơm, xử lý nước. Móng công trình xử lý sâu 10m so với mặt nước biển. Từ đây, 4 máy bơm công suất lớn sẽ bơm nước biển vào giảm nhiệt dây chuyền thiết bị nhà máy khi đi vào vận hành và đưa nước thải ra bể xả xử lý.

    Theo các chuyên gia của nhà thầu Technip thì việc thi công nền móng các công trình trong năm nay cơ bản đã gần xong. Năm 2007 còn phải đổ 25.000m3 bêtông để làm nền móng tiếp các công trình lớn.
    Đến thời điểm này, các công việc quan trọng như bố trí công nghệ, bố trí mặt bằng, đánh giá độ an toàn khi vận hành, thiết kế không gian 3 chiều cho nhà máy đã hoàn thành 90% khối lượng. Phần còn lại là thiết kế của các nhà cung cấp thiết bị và bản vẽ thi công xây lắp.

    Cùng với công tác thiết kế, nhà thầu Technip tiến hành lựa chọn nhà cung cấp và đặt hàng mua vật tư, thiết bị phục vụ thi công. Đã có gần 300.000 tấn thiết bị với hàng nghìn đầu thiết bị được đặt hàng; trong đó có nhiều loại quan trọng như lò chưng cất, thiết bị trao đổi nhiệt, máy nén, lò hơi tuabin, máy phát điện... Đến cuối tháng 11/2006, nhà thầu đã nhập về hơn 90.000 tấn vật tư, thiết bị phục vụ xây dựng nhà máy, chủ yếu là đường ống và thép tấm. Riêng hai gói thầu đang thi công ngoài mặt nước là đê chắn sóng (gói thầu 5A), cảng xuất sản phẩm (gói thầu 5B) để khắc phục tình trạng chậm tiến độ, nhà thầu chính đã cho một số nhà thầu phụ nước ngoài có kinh nghiệm vào thi công. Nhà thầu VODMC của Hà Lan vào thế chân công ty Lũng Lô thi công tiếp đê chắn sóng. Trên công trường cảng xuất sản phẩm (5B), ngoài nhà thầu trong nước Cienco 1 còn có 3 nhà thầu nước ngoài vào thi công là Antarakoh (singapore), Runskin-M&H (Canada) và Bridge Budarian (Hàn Quốc).

    Nhìn lại một năm khởi động dự án nhà máy lọc dầu, ông Patrick de Labrusse- Giám đốc công trình thuộc nhà thầu Technip cho biết: Năm 2006, khắc phục nhiều khó khăn về xử lý địa chất nền móng phức tạp, về việc huy động nhân lực, các nhà thầu phụ, các đơn vị thi công đã thực hiện gần đạt tiến độ công trường đề ra. Thành công nhất là khâu an toàn lao động. Đến nay công trường đã thực hiện được hơn 3,7 triệu giờ lao động an toàn, không có tai nạn lao động. Cũng theo ông Patrick de Labrusse, để bù lại thời gian chậm tiến độ, nhà thầu Technip sẽ làm việc với các nhà thầu phụ huy động thêm kỹ sư, công nhân làm việc 3 ca để kết thúc sớm việc thi công nền móng, chuyển sang thi công phần cơ khí, lắp đặt các bồn bể, tháp chưng cất, đường ống trong năm 2007. Tuy nhiên, thách thức lớn đối với nhà thầu là nhiều nhà chế tạo thiết bị quá tải, không đáp ứng thời gian giao hàng như dự kiến, thiếu nhân lực cho giám sát và xây dựng, đặc biệt là thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề cao thuộc các ngành cơ khí, điện máy, nhiều nhà thầu cùng thi công trên công trường rất khó có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý...

    Sau khi hoàn thành, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất ra 6 loại sản phẩm chủ yếu là xăng Mogas 90/92/95, LP6, propylene, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diezel dùng cho ôtô và dầu nhiên liệu (FO), nên thiết kế nhà máy chủ yếu là bồn bể và đường ống. Nhà máy có tổng cộng 61 bể chứa, hệ thống ống dẫn các loại dài hàng chục kilômét, 24 phân xưởng công nghệ và năng lượng phụ trợ. Những hạng mục công trình quan trọng này đang được tập trung xử lý nền móng rất nghiêm ngặt để bảo đảm độ an toàn, vững chắc khi thi công phần cơ khí.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có siêu thị Co.opMart tại thành phố Quảng Ngãi ​
    UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý cho Liên minh Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh đầu tư dự án siêu thị Co.copMart Quảng Ngãi với tổng mức vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, địa điểm tại bến xe nhỏ thuộc phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi.
    Siêu thị Co.copMart Quảng Ngãi được xây dựng và vận hành theo mô hình chuẩn của hệ thống bán lẻ do Liên minh Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh đầu tư với các khu siêu thị tự chọn; khu nhà sách; khu trung tâm điện máy, điện tử; khu giải trí cho thanh thiếu niên; khu ăn uống giải khát; các gian hàng cho thuê kinh doanh?
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Triển khai công tác phòng tránh cơn bão số 9 (Durian) ​
    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định do ảnh hưởng của bão số 9, ngày 01/12 khu vực phía Đông và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12, sóng biển cao từ 8 đến 10 mét. Biển động dữ dội.

    Dự báo của các cơ quan khí tượng quốc tế cho thấy sau ngày 05/12 bão số 9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Trung bộ. Trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đến 13 giờ ngày 02/12 vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,7 độ vĩ Bắc; 116,3 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560 km về phía Đông Nam.

    Riêng tại tỉnh ta, theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCLB và TKCN) tỉnh tính đến chiều nay (01/12), toàn tỉnh hiện còn 36 tàu thuyền với trên 492 lao động đang đánh bắt tại vùng nguy hiểm. Ngay sau khi nhận được tin bão số 9 có khả năng vào biển Đông nước ta, Văn phòng PCLB qua các phương tiện thông tin hiện có đã kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền tìm nơi trú bão an toàn. Tính đến 19 giờ ngày 30/11/2006 còn 08 tàu với 107 ngư dân (2 tàu của Bình Sơn và 6 tàu của Lý Sơn) chưa liên lạc được do tàu không mở máy liên lạc. Riêng có 01 tàu của đảo Lý Sơn do ông Bùi Nam (Bùi Thông) làm chủ, tàu mang số hiệu QNG 96139 trên tàu có 16 lao động, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 12 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 200 hải lý bị gãy cốt máy hiện không hoạt động được. Trước mắt BCH PCLB và TKCN tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thông báo cho chủ phương tiện mở thông tin liên lạc 24/24 giờ và thông qua các kênh liên lạc để nắm các phương tiện ở khu vực gần tàu bị sự cố để yêu cầu đến lai dắt vào đảo Hoàng Sa tạm thời trú ẩn.

    Để phòng tránh thiệt hại do cơn bão số 9 có thể gây ra cho người dân tỉnh ta, nhất là các ngư dân đang đánh bắt xa bờ, chiều ngày 01/12/2006, ông Trương Ngọc Nhi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCH PCLB và TKCN tỉnh đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác phòng tránh cơn bão số 9. Phó Chủ tịch chỉ đạo khẩn trương tìm mọi biện pháp để thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đang hoạt động tại vùng nguy hiểm, đặc biệt là các tàu thuyền đang đánh bắt xa bờ để chủ động di chuyển phương tiện, tìm nơi trú bão an toàn; nghiêm cấm các tàu thuyền đang ở bến đi ra khơi; thường xuyên tham khảo thông tin các đài Quốc tế và các nước trong khu vực để có dự báo chính xác hướng bão đi và quy mô của bão tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo. Tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi, chủ động tham mưu đề xuất xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra. Đối với các công trình đang thi công trên địa bàn tỉnh đôn đốc các đơn vị thi công khẩn trương có phương án sắp xếp và trú bão an toàn. Phó Chủ tịch cũng chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh tiên tục cập nhật, đưa tin và cảnh báo về bão cho nhân dân để chủ động phòng, tránh bão.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Những làng quê chống lũ ​
    Bây giờ miền Trung mới chính thức bước vào mùa mưa lũ. Đi dọc ven sông Trà Khúc, Trà Bồng, sông Vệ (Quảng Ngãi), chúng tôi đã gặp những người dân quê đang chạy đua trước lũ, tìm cách chống lũ...
    Làng ?ocan nhựa?
    Cuối tháng mười, chúng tôi về xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành), một xã nằm nơi đầu nguồn sông Vệ luôn hứng con nước từ vùng núi rừng Ba Tơ đổ về. Năm 1999, mưa lũ trắng trời, Hành Tín Tây từng trở thành ?orốn lũ? của Quảng Ngãi. Qua khỏi Nông trường mía 24-3 rẽ vào, chúng tôi thấy nhiều người xách những can nhựa loại 30 lít có ghi chữ PCLB. Anh Nguyễn Văn Thanh - trưởng thôn Tân Phú 2, hai tay xách chục can nhựa - nói: ?oNhận can trên xã về chống lụt bão đây. Cũng nhờ ba cái can này mà nhiều người thoát chết...?.
    Tác giả của chiếc can nhựa PCLB - Nguyễn Minh Tâm, nay là chủ tịch UBND xã Hành Tín Tây - nghe hỏi chuyện về chiếc can cười xòa: ?oCách chống lũ của vùng quê nghèo mà...?. Mùa mưa lũ năm 2000, cũng trong một chiều mưa lâm thâm cuối tháng mười, mấy anh em ngồi họp bàn cách cứu hộ khi lũ về. Tất cả thở dài bởi ai cũng biết xã có chín thôn gồm 1.183 hộ với 4.813 nhân khẩu nhưng có đến 37,7% hộ nghèo. Khi đài báo mực nước sông ở mức báo động 2 thì chín thôn đều bị cô lập và đến báo động 3 thì cả xã đã là biển nước mênh mông. Làm sao đảm bảo an toàn tính mạng cho lũ trẻ khi đi qua sông, suối, để bà con di dời tránh lũ khi bốn bề nước vây quanh? Trong chiều mưa năm đó, anh Tâm rụt rè nói: ?oHay là mình đi mua can nhựa để làm phao cho rẻ, chứ phao tròn, áo phao gần 100.000 đồng/cái lấy đâu ra...? .
    Phòng họp bỗng ồn ào. Mấy anh em trong đội PCLB chạy ngay về nhà mang đến UBND xã mấy can nhựa rồi bàn tính. Sau đó họ mang can nhựa ra sông Vệ để thử xem chiếc can hiệu quả đến đâu.
    Thế rồi ngày hôm sau chỉ trong một buổi sáng, ở Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, hàng trăm can nhựa treo bán lủng lẳng bị vét sạch. Can đem về xã đánh dấu ?oPCLB? rồi thông báo cho các đội PCLB ở chín thôn đến nhận.
    Cũng từ đó, trên những chuyến ghe trong mùa mưa lũ ở Hành Tín Tây đều có những chiếc can. Anh Lê Quang Minh, thành viên ban PCLB thôn Tân Phú, kể: ?oXã cho can, cho luôn dây dù. Mình đem dây cột vào cái đai của can rồi tròng chéo xuống dưới đáy là có thể đeo sau lưng như đeo balô thay cho mặc áo phao. Đó cũng là phao cứu hộ nữa. Khi thấy ai chấp chới trong dòng nước lũ là mình bơi thuyền đến tung can ra...?.
    Chuyện cứu hộ theo kiểu nhà nghèo của xã Hành Tín Tây có hiệu ứng không ngờ: nhà nào cũng mua năm ba chiếc can về làm phao. Chuyện ?oxã phao can? lan rộng khắp vùng ven đầu nguồn sông Vệ. Qua Hành Tín Đông, đến Hành Thiện cũng thấy bà con đổ đi mua can nhựa. Nhà nghèo khó thường ngày dùng can đựng mắm, nhưng khi thấy trời mưa xuống là súc can sạch cột dây vào làm phao chống lũ. Năm nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã cấp được một số ghe, nhưng phao can vẫn là phương tiện chủ lực của làng quê.
    Lên gò Đình, trên gò cao giáp bìa núi trồng bạch đàn lưa thưa, chúng tôi thấy hàng trăm người đang chặt tre vót rui mè, lấy tranh, rơm bện thành tấm để làm mái chuồng cho trâu bò ở tạm. Ông Đào Văn Nhân ngồi trên mái chuồng bò đón lấy từng bó rơm do con chuyển lên, nói: ?oChuyển người đi thì có ghe thuyền, nhưng trâu bò thì không thể nên chúng tôi phải làm chuồng tạm chuyển chúng lên trước...?. Nhiều năm rồi, khi vụ hè thu kết thúc, rơm rạ được chuyển thẳng lên gò Đình để chất thành cây. Trước mùa lũ, đàn ông, trai tráng lại kéo lên gò làm mới hoặc tu sửa lại chuồng trại để nhốt trâu bò tránh lũ.

    Dân xã ven sông Trà tu sửa lại thuyền ghe cứu hộ - Võ Quý Cầu
    Ghe hốt sạn, bắt cá thành... tàu cứu hộ
    Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi), vùng hạ lưu ven sông Trà Khúc, nơi mà trong mùa lũ năm 1999 máy bay trực thăng phải thả nước, mì tôm cho bà con, đã có bờ kè dọc sông dài khoảng 1km. Nhưng anh Cao Bạt, thành viên đội cứu hộ, cứu nạn của thôn, cho biết: ?oBờ kè kiên cố thật, nhưng hễ khoảng báo động 2 là con nước chồm lên rồi ào vào doi cát tạo thành nhánh sông nhỏ nước chảy xiết nghe rợn người?.
    Còn ở thôn 2, nền đất bị sạt lở, nhiều hộ bị đe dọa nên phải lo chuyện di dời. Phó chủ tịch UBND xã Cao Tùng cho hay: ?oLũ, toàn xã có 360 hộ sẽ bị cô lập, bị sạt lở nên xã đã lập ba đội thuyền cứu hộ gồm 20 thuyền máy, ghe chèo...?. Chỉ ra phía ngoài sông nơi có những ghe chèo tay, chạy máy đang neo đậu, anh giải thích: ?oGhe của anh em hốt sạn, bắt cá bống đó.
    Tất cả họ đều trong đội phòng chống lụt bão hết. Ngày ngày họ đi kiếm sống, nhưng khi lũ về thì trở thành đội viên cứu hộ. Chỉ cần ới một tiếng là anh em giong thuyền tới ngay?. Đội cứu hộ thôn 2 hiện có 14 thành viên với tám chiếc ghe. Năm nào cũng vậy, khi mưa lũ nước dâng cao, đội thuyền ghe cứu hộ lại xuất kích trong mưa bão đến từng nhà đưa người già, phụ nữ, trẻ em lên gò cao, rồi chạy ghe máy canh chừng nhà cửa cho bà con. Năm 2002, sau những ngày quăng quật trong lũ, mấy anh em trong đội cứu hộ cứu nạn của xã nghe cô giáo Hạnh bị nước cuốn trôi trên Nghĩa Dõng, cả đoàn lại chống sào bơi thuyền đi...
    Những ngày này, ở những làng ngập lũ ven sông Trà Bồng (Bình Sơn), con sông đã đi vào thơ ca với dòng nước ?osoi bóng những hàng tre...? không còn xanh trong nữa mà chuyển màu đùng đục. Phó chủ tịch UBND xã Bình Dương Huỳnh Công Lập cho hay: ?oMấy hôm rồi trời chuyển mùa, anh em chia nhau đi khảo sát nắm lại toàn bộ số nhà kiên cố, trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và tính toán lại số hộ ở mỗi vùng sẽ phải di chuyển để có gì thì chuyển bà con đến. Xã cũng đã họp chủ 22 ghe máy, ghe bơi và chủ ba chiếc tàu làm nghề rỗi là các ông Đặng Thanh Hà, Lê Văn Bưởi và Nguyễn Dũng để bàn cách cứu hộ, cứu nạn khi lũ về?.
    Anh Lê Văn Bưởi, chủ chiếc tàu đã được xã hợp đồng, nói: ?oHợp đồng gì đâu, bà con chòm xóm cả. Ngày ngày mình đưa tàu đi làm nghề rổi, mưa lũ về thì bơi đi cứu bà con ấy mà?...
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chuyện lạ xung quanh một khu mộ cổ​
    Việc khai quật khu mộ Gò Quê cho thấy nhiều điều lạ về văn hoá Sa Huỳnh: Ngoài chum, họ còn chôn người chết trong các huyệt đất.
    Nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng và khá quen thuộc vì đã được phát hiện cách đây gần... 100 năm. Nhưng với những cuộc khai quật gần đây thì đã có khá nhiều hiện vật và phát hiện mới lạ. Một số những phát hiện mới lạ vừa được "bật mí" khi khai quật khu mộ Gò Quê vào đầu năm nay.
    Chuyện lạ đầu tiên chính là sự phát hiện ra khu mộ này. Nếu như không có việc giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy đóng tàu thủy trong khu công nghiệp Dung Quất thì bà con trong làng chài Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chẳng thể nào ngờ được rằng, làng mình lại có một di tích cổ hơn 2.000 năm.
    Khu mộ này nằm gọn trong lòng một quả gò, từ đỉnh gò đến các mộ táng có độ sâu tới 4 mét đất, không một công trình xây dựng dân dụng nào có thể chạm tới độ sâu này được.
    Thông thường, các khu mộ chỉ được chôn nông khoảng 50 cm. Vậy hà cớ chi người Sa Huỳnh nơi đây mất công đào huyệt sâu như vậy để chôn người chết? Câu trả lời chỉ có được khi công trường khai quật kết thúc và phục dựng được cảnh quan ban đầu. Thì ra, lúc đầu gò ở đây không cao đến thế.
    Người xưa cũng chôn mộ ở độ sâu như các nơi khác. Nhưng sau hơn 2.000 năm, một quả gò lớn đã vùi sâu chôn chặt cả khu mộ. Làm nên chuyện này chính là... gió. Khu vực mộ táng là nơi hứng gió quẩn từ vịnh đổ vào khá mạnh, các động cát như có chân ngao du khắp một khu vực rộng, đến thời hiện tại thì phủ hoàn toàn lên khu mộ xưa.
    Chuyện lạ thứ hai là ở cách chôn cất của người xưa. Từ gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh, các nhà khoa học vẫn quan niệm người Sa Huỳnh gắn liền với tục chôn cất trong mộ chum. Có thể có những ý kiến khác nhau về cách sử dụng chum.
    Ví dụ như chôn nguyên xác bỏ vào trong chum rồi đậy lại, cũng có ý kiến cho là thiêu xác rồi mới bỏ tro vào chum (hình thức hỏa táng). Có học giả còn đi xa hơn khi giả thuyết là trong chum chẳng hề có... xác chết nào cả mà chỉ là một cách chôn tượng trưng thôi. Vì người Sa Huỳnh gắn với biển cả, cuộc mưu sinh cũng lênh đênh theo các dòng hải lưu ven bờ, khi chết họ cũng gửi lại thân xác cho biển, chỉ đến khi vào bờ họ mới chôn các chum gốm và đồ tùy táng vào các động cát như một động thái tưởng nhớ người quá cố...
    Dẫu nhiều ý kiến còn tranh luận nhưng dường như đều thống nhất ở một điểm: những chiếc chum gốm gắn liền với phong tục chôn cất của người Sa Huỳnh như một tiêu chí bất di bất dịch. Thậm chí một vài nơi như vùng cửa biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi khi mới được phát hiện hồi đầu thế kỷ XX có la liệt chum gốm đến nỗi nhà khảo cổ học người Pháp H.Parmentier không còn từ nào để gọi ngoài từ ?oBãi mộ chum Sa Huỳnh?.
    Nhưng với những tài liệu gần đây thì không hẳn như vậy, mà điển hình là ở khu mộ Gò Quê. Ngoài chum, họ còn chôn người chết trong các huyệt đất. Đặt nằm người chết và đập vỡ đồ gốm, thậm chí đập cả những chiếc chum nguyên lấy mảnh để rải xung quanh thân. Tỉ lệ mộ đất và mộ chum ở đây là 13 mộ đất so với 18 mộ chum cho thấy người xưa có 2 hình thức chôn cất, đồ đạc trong mộ giống nhau, các mảnh gốm giống nhau.
    Không nhiều lắm các khu mộ Sa Huỳnh có được cả hai cách chôn cất như vậy. Điều đó cũng góp phần phủ nhận giả thuyết về chuyện người Sa Huỳnh bỏ xác người chết xuống biển. Thực ra, họ có chôn người thân trong chum (thực nghiệm khoa học gần đây cho thấy chum gốm có thể bỏ lọt được người với điều kiện phải thu nhỏ tối đa hình hài như dáng nằm co trong bụng mẹ) và chôn người đặt nằm (chiều dài mộ cũng như đường viền các mảnh gốm rải phù hợp với kích thước chiều cao của người trưởng thành).
    Chuyện lạ thứ ba là ở đồ tùy táng tại khu mộ Gò Quê. Các nhà khảo cổ đã phải ngạc nhiên khi thấy một loạt đồ đồng của văn hóa Đông Sơn ở đây, thậm chí có cảm tưởng như đang khai quật một di tích của văn hóa Đông Sơn thực thụ, không trộn lẫn vào đâu được. Có thể kể đến là: 6 chiếc rìu đồng chữ nhật có hoa văn hình học, rìu xòe cân có họng hình đuôi cá, lưỡi giáo hình lá mía, dao găm có chắn tay hình chữ T, tấm che ngực có hoa văn xoắn ốc.
    Điều đó chứng tỏ, từ bấy giờ, hai khối tộc người tổ tiên của Việt và người Chăm đã có sự giao lưu, trao đổi hàng hóa. Trước đây, với những tài liệu có được, nhà khảo cổ Pháp, bà M.Colani cho rằng đồ đồng Đông Sơn chỉ mới giao lưu tới vùng Cương Hà và Cổ Giang (Quảng Bình). Nay thì đồ đồng Đông Sơn còn vươn xa hơn nữa ít ra vào tận bắc Quảng Ngãi, trung tâm của nền văn hóa Sa Huỳnh.
    Chuyện lạ thứ tư: lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm được một hiện vật độc đáo. Đó là thanh gươm có lưỡi bằng sắt nhưng chuôi lại bằng đồng. Những hiện vật làm bằng cả hai thứ kim loại này ít được phát hiện ở nước ta và được coi là một loại ?ođồng sắt tiếp hợp?. Thanh gươm được chế tác hết sức tinh tế, nhất là ở đoạn chuôi đồng gồm nhiều ống và vòng ghép lại bao lõi gỗ ở trong.
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Đưa đón miễn phí khách đến sân bay Chu Lai​
    Từ ngày 16/11, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức đưa đón hành khách miễn phí từ Quảng Ngãi đến sân bay Chu Lai và ngược lại.
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Hoàng Sơn cho biết vừa ký biên bản thoả thuận với Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đường bay đến sân bay Chu Lai, phục vụ cho sự phát triển của khu kinh tế Dung Quất.
    Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ hỗ trợ phương tiện đưa đón hành khách miễn phí từ Quảng Ngãi đến sân bay Chu Lai và ngược lại đến hết năm 2007; quảng cáo miễn phí đường bay TP.HCM - Chu Lai - TP.HCM trên đài phát thanh - truyền hình, website và báo Quảng Ngãi; đồng thời khuyến khích mở rộng các đối tượng đi máy bay chuyến Chu Lai - TP.HCM - Chu Lai.
    Trước mắt, UBND tỉnh giao cho Sở Giao thông Vận tải tổ chức đưa đón khách miễn phí đi và đến Chu Lai tại 5 điểm của tỉnh: 332 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi; nhà chờ khách của bến xe Bắc Quảng Ngãi (thị trấn Sơn Tịnh); Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh; trước trụ sở UBND thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn và tại ngã ba đường ra sân bay Chu Lai thuộc tuyến Dốc Sỏi - Dung Quất. Thời gian tổ chức bắt đầu từ ngày 16/11/2006.
    Trong khi đó VASCO cũng vừa thực hiện giảm giá vé khuyến mãi đến 31/12/2006, từ 800.000 đồng xuống 700.000 đồng; tăng cường khuyến mãi giá vé trong từng thời điểm; nâng cao chất lượng dịch vụ, mở dịch vụ hàng hoá. Dự kiến năm 2007, công ty sẽ mở thêm tuyến bay Chu Lai - Hà Nội và tăng số chuyến bay tuyến Chu Lai - TP.HCM từ 2 chuyến lên 3 chuyến/tuần.
    Được hoaphan sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 03/12/2006

Chia sẻ trang này