1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thành phố Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2010: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 752 tỷ đồng​
    Nhằm phát huy và khai thác mọi nguồn lực, tập trung phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, gắn kết với phát triển thương mại - dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực, Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi vừa thông qua Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
    Theo đề án này, thành phố Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 752 tỷ đồng; tốc độ tăng trường bình quân hàng năm 22,5%; chiếm tỷ trọng 32,2% trong cơ cấu của các ngành kinh tế; có 3.610 cơ sở sản xuất, thu hút 8.000 lao động. Đề án cũng nêu ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu trên như đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Thiên Bút, Yên Phú của thành phố và các điểm công nghiệp của xã, phường; củng cố, kiện toàn các hợp tác xã sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hiện có và phát triển một số hợp tác xã ngành nghề mới; xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp và điểm công nghiệp, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất tiếp cận với thị trường, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố để phát triển sản xuất kinh doanh,...
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kiểm tra, xử lý thông tin về việc rừng khoanh nuôi ở Thọ An bị xâm hại
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh ?" Trương Ngọc Nhi đã có công văn hoả tốc chỉ đạo UBND huyện Bình Sơn kiểm tra, xử lý ngay vụ việc ?oRừng khoanh nuôi ở Thọ An bị xâm hại? như Báo Quảng Ngãi số 1973, số 1974 ra ngày 27/11 và ngày 29/11/2006 đã đưa tin.

    Phó Chủ tịch yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn thành lập ngay đoàn kiểm tra, xác minh nội dung Báo nêu; kết luận và xử lý vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
    Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý cho UBND tỉnh và có thông tin phản hồi cho Báo Quảng Ngãi chậm nhất là đến hết ngày 20/12/2006.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tất cả tàu thuyền trong tỉnh đã trú bão an toàn ​
    Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến thời điểm này đã liên lạc được với tất cả các tàu thuyền trong toàn tỉnh; hiện còn 16 tàu với 204 ngư dân đang neo đậu tại khu vực an toàn, trong đó 14 tàu (172 lao động) đang neo đậu tại đảo Hoàng Sa và 2 tàu (32 lao động) ở Trường Sa. Riêng tàu của ông Bùi Nam, mang ký hiệu QNG 96139 trên tàu có 16 lao động, bị gãy cốt máy cũng đã về Lý Sơn an toàn vào lúc 18h ngày 03/12.

    Cũng theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng của bão nên trên địa bàn toàn tỉnh đêm qua và rạng sáng hôm nay (4/12) đều có mưa vừa, lượng mưa đo được ở khu vực miền núi từ 27- 56 mm và ở khu vực đồng bằng là từ 17- 27 mm, mực nước ở các sông trong tỉnh hiện đang ở dưới mức báo động 1. Dự báo trong các ngày tiếp theo sẽ có mưa vừa đến mưa to và mực nước ở các sông trong tỉnh sẽ tiếp tục dâng cao.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Huyện đảo lung linh ánh điện ​
    Ban đêm, vào những lúc trời quang, mây tạnh, đứng từ đỉnh đồi Thiên Ấn, hoặc từ cửa biển Sa Kỳ (Tịnh Kỳ- Sơn Tịnh) nhìn ra khơi xa về hướng đông bắc, bạn sẽ thấy Lý Sơn giống như một chiếc tàu khổng lồ lung linh ánh điện. Vừa rồi, tôi đã ra Lý Sơn và gặp Lê Văn Tùng - kỹ sư điện, được điều động ra làm Trưởng Chi nhánh điện Lý Sơn. Anh kể tôi nghe bao nhiêu chuyện buồn, vui ở mảnh đất quanh năm sóng vỗ và đang trở thành ?ophần đời? của anh.

    Chi nhánh điện Lý Sơn, mà tiền thân là trạm điện của huyện được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 7/1999 do huyện quản lý (chưa phải là đơn vị trực thuộc ngành điện). Công suất hoạt động của nhà máy lúc bấy giờ chỉ có 1 tổ máy phát điện 304 kw và 2 trạm biến áp phụ tải 160 KVA. Máy móc không ổn định; nguồn điện không đáp ứng cho phụ tải; nhiều bộ phận máy móc như phần cơ, máy phát bị hỏng, chỉ được sửa chữa, phục hồi để dùng chứ không có vật tư thay thế. Cả nhà máy chỉ có 3 bộ bóng đèn 1,2m để chiếu sáng gian nhà đặt máy; các cơ sở vật chất khác hầu như chưa có gì. Đầu năm 2002, Trạm điện Lý Sơn trực thuộc điện lực Quảng Ngãi. Đến tháng 8/2002, điện lực Quảng Ngãi đầu tư lắp đặt và đưa vào vận hành 2 tổ máy phát điện EGM 200 kw, được điều chuyển từ điện lực Gia Lai về. Với sự đầu tư này, bước đầu đã đáp ứng phần nào nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân và các cơ quan, ban, ngành của huyện. Nhưng đến tháng 5/2003, tổ máy FG Wilson 304 kw số 1 lại không thể vận hành được, vì phần cơ của máy bị mài mòn; các chi tiết đều vượt quá giới hạn cho phép, không thể tải điện liên tục được. Do đó trạm phải thực hiện lịch cắt điện luân phiên (cứ 1 đêm có điện thì 3 đêm phải cắt điện).

    Không thể để tình trạng này kéo dài, bằng mọi giá phải đầu tư để huyện đảo có điện, đó là sự quyết tâm của toàn ngành điện. Và đến tháng 8/2003, Công trình cấp điện huyện đảo giai đoạn 1 được khởi công; lắp đặt thêm 2 tổ máy phát điện IVECO 366kw; xây dựng thêm 5 trạm biến áp phụ tải (gồm 3 trạm 160 KVA và 2 trạm 250 KVA); nâng 2 trạm biến áp cũ từ 160 KVA lên 250 KVA; đường dây trung hạ thế được phát triển đến 2/3 huyện. Đến tháng 7/2005, công trình cấp điện huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2 được triển khai. Nguồn điện được lắp thêm và đưa vào vận hành 2 tổ máy Sokoda 860 KVA; lưới điện trung hạ áp phát triển phủ kín đảo và 4 trạm biến áp phụ tải mới; trong đó 2 trạm có dung lượng 160 KVA và 2 trạm có dung lượng 100 KVA được xây dựng và đưa vào vận hành. Cùng với việc triển khai hoàn chỉnh công trình cấp điện qua 2 giai đoạn, đến nay cơ sở làm việc và các trang thiết bị khác cũng được ngành điện trang bị đầy đủ; dự kiến đến đầu tháng 12 này sẽ đưa vào vận hành, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện đảo.
    Cuộc sống mới đang đến với mọi nhà. Và những cán bộ, công nhân nhà máy điện vẫn ngày đêm cần mẫn với công việc của mình, để cho huyện đảo mãi lung linh.
    Quang Trần
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Nhìn đâu cũng thấy dự án quy hoạch treo​
    Trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá, vấn đề quy hoạch phải đi trước luôn là yếu tố quyết định sự thành công nếu như thực hiện đồng bộ. Song, có một thực tế hiện nay các ngành, đơn vị, địa phương đều thi nhau lập dự án coi như đây là "mốt" nhưng tính khả thi thấp, dẫn đến "treo" hàng chục năm, gây nhiều phiền toái cho dân và để lại những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.

    Theo thống kê chưa đầy đủ của các ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có khoảng 20 dự án quy hoạch treo, với tổng diện tích trên 271 ha. Trong đó KKT Dung Quất có đến 15 dự án với diện tích trên 210 ha, còn lại các huyện, thành phố 5 dự án (với diện tích hơn 61 ha). Điều bất cập và gây nên nhiều bức xúc cho dân ở đây là, dự án có diện tích thu hồi đất nhiều "treo" đã đành, đằng này một số dự án diện tích đất thu hồi chẳng đáng gì, nhưng cũng phải xếp vào diện "treo" hơn chục năm nay. điển hình trong số đó là dự án quy hoạch mở rộng Trường CĐSP Quảng Ngãi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/10/1995 nhưng do vướng không có kinh phí đền bù phần diện tích 0,3 ha, nên không thực hiện được. Chủ đầu tư có khá nhiều văn bản "kêu" nhưng các ngành chức năng của tỉnh vẫn không có chính kiến rõ ràng về việc có thu hồi phần diện tích này hay không. Hệ quả của thực trạng này là người dân phải gánh chịu. Họ sống trong những căn nhà luôn đội nắng, đội mưa và đe doạ đến tính mạng bất cứ lúc nào nhưng vẫn không được sửa chữa, xây dựng mới. Có hộ nhiều thế hệ sống trong một căn nhà xuống cấp, muốn giao dịch chuyển nhượng cũng không được. Tương tự như thế, có dự án quy hoạch tổ hợp thể thao được tỉnh phê duyệt tháng 9/1998, với tổng diện tích 11 ha tại phường Nghĩa Lộ (TP.QN), nhưng rồi cũng không thực hiện được, vì những nhà lập quy hoạch "không nghĩ ra" kinh phí đền bù vượt cao đến thế. Tại thành phố còn có dự án khu đê bao sông Trà, Thành Cổ - Núi Bút đang thực hiện với tốc độ "rùa" do thiếu kinh phí, nên những hộ nằm trong vùng giải toả cũng khốn đốn không kém. Hay như dự án quy hoạch làng cá Sa Huỳnh (Đức Phổ) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 2/1997 đã 10 năm hình thành, dự án mới đưa vào sử dụng hơn 7/20ha. Việc chậm đưa vào sử dụng kết hợp với công tác quản lý nhà nước còn bất cập, nên nhiều hộ dân ở đây đang thi nhau chiếm đất xây dựng nhà, cơ sở sản xuất trái phép.
    Đối với KKT Dung Quất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 10.300 ha (hiện nay Ban quản lý đang tiếp tục đề nghị mở rộng). Qua 10 năm thực hiện, có 2.495 ha được Ban quản lý KKT Dung Quất cấp chứng chỉ quy hoạch, địa điểm xây dựng cho các tổ chức, cá nhân. Trong đó có 1.261 ha tại 152 điểm được cấp có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê. Ban quản lý bước đầu có thái độ kiên quyết trong việc xử lý các dự án treo tại đây, bằng việc thu hồi giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn KKT có 15 dự án được liệt vào danh sách những dự án treo. Trong số này mới chỉ có 3 dự án được chủ đầu tư đền bù với diện tích 1,7 ha, còn 12 dự án đang "án binh bất động". Điển hình như Bưu điện tỉnh 44 ha, Tổng công ty đầu tư phát triển và Khu công nghiệp (IDICO) 108 ha... Đây là một phần những dự án xin đất để chờ ăn theo Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
    Trước thực trạng trên, tỉnh cần kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm những dự án quy hoạch treo. Trong quá trình xử lý, cần xem xét kỹ các dự án không triển khai được do yếu tố khách quan nhưng có tính khả thi cao thì gia hạn thêm thời gian cấp đất, các trường hợp khác thì kiên quyết thu hồi cấp cho những chủ đầu tư mới, có năng lực. Mặt khác, trong quá trình thu hút đầu tư, Ban quản lý các KCN, đặc biệt là KKT Dung Quất cần thẩm định kỹ năng lực tài chính của chủ đầu tư và tính khả thi của dự án trước khi làm thủ tục cấp phép, nhằm hạn chế tình trạng cấp đất để rồi sang nhượng hoặc "treo" không thực hiện.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Dung Quất: Hứa hẹn trở thành điểm sáng hội tụ dòng vốn FDI
    Hàng loạt dự án, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Các chuyên gia kinh tế đánh giá: Dung Quất có nhiều khả năng trở thành điểm sáng hội tụ dòng vốn FDI trong thời gian tới. Tính đến cuối tháng 11 năm 2006, Khu kinh tế Dung Quất đã có trên 100 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 5 tỷ USD.

    Trong số những dự án đã đăng ký, có một số dự án vốn đầu tư lớn gồm: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (vốn đầu tư 2,5 tỷ USD), Liên hợp công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (390 triệu USD), Nhà máy luyện cán thép của Tập đoàn Tycoons Worldwide Steel(Đài Loan) trên 1 tỷ USD (giai đoạn 1 là 556 triệu USD), Liên hợp công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc) 260 triệu USD, Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất (gần 40 triệu USD)...Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép Tổng Công ty dầu khí Việt Nam triển khai Dự án sản xuất PolyPropylen với vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Chỉ trong vòng hơn 3 tháng (từ tháng 08 đến tháng 11), với 2 dự án FDI qui mô lớn là Nhà máy luyện cán thép và Khu liên hợp công nghiệp nặng Doosan vừa được cấp phép đã đưa tỉnh Quảng Ngãi từ vị trí thứ 37 vươn lên thứ 11 trong danh sách các tỉnh thu hút đầu tư vốn FDI và trở thành một trong 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trong năm nay. Theo dự kiến, những dự án đang thực hiện tại Dung Quất sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư như Nhà máy luyện cán thép Tycoons, sau năm 2009 sẽ triển khai giai đoạn 2 với số vốn trên 500 triệu USD và lan toả sức hút mạnh mẽ các dự án công nghiệp nặng khác đầu tư vào đây. Môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, năm 2006 được ghi nhận là năm Khu kinh tế Dung Quất thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài.

    Các Chuyên gia kinh tế dự báo: Đi theo các dự án lớn sẽ có hàng loạt nhà đầu tư nối gót vào Dung Quất. Dự án Liên hợp công nghiệp tàu thủy Dung Quất sẽ có 7 nhà máy phụ trợ được xây dựng để sản xuất, cung cấp thiết bị cho ngành đóng tàu. Dự án Liên hợp công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc) sẽ kéo theo một số nhà đầu tư Hàn Quốc kết nối với Doosan để xây dựng các nhà máy phụ trợ cho dự án này. Mới đây, một số nhà đầu tư Hàn Quốc đã đến tìm hiểu và quyết định sẽ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp từ 10-20 triệu USD. Ông Trần Lê Trung, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất lạc quan: Sẽ có một dòng vốn FDI từ Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ vào Dung Quất và miền Trung khi Khu liên hợp công nghiệp nặng Doosan triển khai tại đây. Những dự án công nghiệp qui mô lớn này sẽ góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại Quảng Ngãi và khu vực miền Trung- Tây Nguyên: Nhà máy luyện cán thép Tycoons (giai đoạn I) cần khoảng 4.000 lao động, Dự án Liên hợp công nghiệp nặng Doosan(giai đoạn 1) sẽ giải quyết được khoảng 2.200 lao động. Đến nay, ở Khu kinh tế Dung Quất đã có hơn 30 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động với giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ trong năm 2006 này ước đạt gần 600 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hơn 20 triệu USD, hàng hoá qua cảng ước đạt 800 ngàn tấn, thu ngân sách đạt trên 400 tỷ đồng. Sau gần 2 năm chính thức trở thành Khu kinh tế, ngoài những kết quả trong việc thu hút đầu tư thì Dung Quất cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đó là nguồn nhân lực thiếu cả về lượng và chất chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Hiện Dung Quất mới chỉ có thể đáp ứng được lao động qua đào tạo nghề bậc 3/7. Trong khi đó đến năm 2010 sẽ có trên 10 nhà máy công nghiệp nặng gồm các lĩnh vực: lọc dầu, hoá dầu, hoá chất, luyện cán thép, chế tạo thiết bị công nghiệp nặng, đóng tàu? cần trên 20.000 lao động kỹ thuật có tay nghề cao và năm 2020 là 40.000 lao động. Ngoài ra, Dung Quất đang rất cần các giám đốc doanh nghiệp giỏi để nhà đầu tư có thể thuê quản lý vận hành sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích như hệ thống cảng, khu nhà ở cho chuyên gia, công nhân, việc đi lại, nghỉ ngơi, giải trí ... vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ đầu tư. Để đẩy mạnh Khu kinh tế Dung Quất phát triển trong thời gian tới, Tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và giao đất cho 4 dự án qui mô lớn là: Dự án thép Tycoons, Dự án công nghiệp nặng Doosan, dự án Cụm công nghiệp phụ trợ tàu thuỷ Dung Quất và dự án sản xuất PolyPropylen vào đầu năm 2007 để các dự án này khởi công xây dựng ...Trường đào tạo nghề Dung Quất tổ chức liên kết với các đơn vị đào tạo nghề và nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để tìm giải pháp trong việc đào tạo và cung ứng lao động có tay nghề cao đáp ứng kịp yêu cầu cho nhà đầu tư. Đi tắt đón đầu trong việc cung cấp dịch vụ, tiện ích; phối hợp và tăng cường an ninh trật tự, môi trường và đảm bảo an toàn giao thông trong bối cảnh Dung Quất đang là đại công trường. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành TW ban hành các cơ chế, chính sách mang tính đột phá để Dung Quất có thể bức phá nhanh, đặc biệt là cơ chế ưu tiên cấp vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng tiện ích thiết yếu và cơ chế về xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân lao động có thu nhập thấp tại Khu kinh tế. Thực hiện cơ chế giải quyết thủ tục đầu tư ?o1cửa? tại Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất theo mô hình ?oTổ đặc trách? nhằm góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất.

    ?o Một khi yêu cầu của các nhà đầu tư đến Dung Quất được đáp ứng nhanh chóng về thủ tục, triển khai nhanh dự án và làm ăn có hiệu quả thì sẽ lôi kéo các nhà đầu tư khác; ?oBuôn có bạn, bán có phường?, trong kinh doanh cũng thế. Chính Nhà đầu tư thành công sẽ quảng bá thương hiệu cho Dung Quất?. Ông Trần Lê Trung khẳng định.
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Sản lượng mì tươi đạt trên 300 ngàn tấn ​
    Năm 2006, Quảng Ngãi trồng được trên 19.200 ha mì, tăng hơn so với kế hoạch là 3.000 ha, sản lượng đạt trên 300.000 tấn, trong đó các huyện miền núi trong tỉnh trồng được gần 11.000 ha mì, và huyện Sơn Hà là địa phương dẫn đầu về diện tích, với trên 3.800 ha.
    Như vậy sản lượng mì tươi trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng yêu cầu sản xuất của 02 nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong-Sơn Tịnh và Sơn Hải-Sơn Hà 250.000 tấn nguyên liệu mỗi năm.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ba Tơ: Năm 2006 ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 68,8% cơ cấu kinh tế ​
    Năm 2006, trong điều kiện tình hình thời tiết diễn biến bất lợi như mưa lạnh kéo dài ở những tháng đầu năm, nắng gắt khô hạn trong vụ Hè- Thu; ảnh hưởng của cơn bão số 6 gây thiệt hại về nhà cửa và cây trồng ở một số địa phương, dịch lở mồm long móng xảy ra trên diện rộng ở các xã, thị trấn gây khó khăn trong việc đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế.

    Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kịp thời cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của ngành chức năng, các địa phương và nhân dân trong huyện Ba Tơ đã khắc phục được những khó khăn và đã đạt được một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất Nông ?" Lâm ?" Ngư nghiệp của huyện ước đạt khoảng 140,07 tỷ đồng, đạt 100,20% kế hoạch, tăng 11,08% so với năm 2005 (theo giá hiện hành) và tăng 9,78% ( theo giá cố định năm 1994 ).

    Về nông nghiệp, Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2006 là 18.052,2 tấn; đạt 102,67%, tăng 416,2 tấn so với kế hoạch, bằng 102,36%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao là 3,08%; tăng 1.251,2 tấn so với năm 2005. Sản lượng lương thực cây có bột là 24.550,78 tấn, đạt 100,97% kế hoạch, tăng 34% so với năm 2005. Trong đó năng suất lúa bình quân 37,72 tạ/ha, đạt 102,64% kế hoạch; tăng 2,21 tạ/ha so với năm 2005; sản lượng 17.064,51 tấn, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 1.157,3 tấn; cây ngô tổng diện tích là 330 ha, đạt 101,5% kế hoạch, năng suất 29,98 tạ/ha, đạt 100,35% kế hoạch, tăng 1,63 tạ/ha so với năm 2005; sản lượng 987,7 tấn, đạt 100,17% kế hoạch, tăng 93,8 tấn so với năm trước. Các loại cây trồng khác: lạc, mỳ, rau, đậu các loại đều đạt chỉ tiêu kế hoạch của huyện và sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2005. Riêng diện tích mía niên vụ 2005 ?" 2006 đạt thấp, do ảnh hưởng trực tiếp của nắng hạn làm nhiều diện tích bị chết khô và do một phần diện tích bị chuyển đổi sang trồng dưa hấu, mỳ và một số cây trồng khác.

    Do bị rét ở những tháng đầu năm và bị dịch lở mồm, long móng nên đàn trâu và đàn heo của huyện không đạt so với kế hoạch- tổng đàn trâu trên tòan huyện là 17.118 con, đạt 92,53% kế hoạch; đàn heo 18.864 con, đạt 85,75% kế hoạch; đàn bò 7.988 con, đạt 114,11% kế hoạch, trong đó số bò lai là 3651 con chiếm tỷ lệ 45,7 % so với tổng đàn. Hoàn thành công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm đợt 1, đợt 2, tiêm phòng dịch lở mồm long móng trên địa bàn huyện, đã tiêm được 28.896 con ( gà 21.282 con, vịt 7.614 con ) và 100% trâu, bò, heo.

    Khai thác thuỷ sản của 30 hộ dân làng nghề Hồ Núi Ngang năm 2006 đạt 21 tấn, hiện nay các hộ dân của làng nghề tiếp tục đầu tư thả nuôi được 10.000 con.

    Quản lý bảo vệ 11.724,7 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ là 9.863,3 ha; rừng kinh tế là 1.861,4 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng là 3.151,5 ha, tăng 2.219,5 ha so với năm 2005. Trồng mới 130 ha rừng phòng hộ, đạt 30,23% kế hoạch; rừng kinh tế 1.100 ha, đạt 100% kế hoạch. Độ che phủ rừng đạt 45,38%. Khai thác rừng trồng được 56.455 m3, đạt 125,45% so với kế hoạch, tổng doanh thu đạt 14,247 tỷ đồng. Gieo ươm 5.714.000 cây con và xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân dưới tán rừng 1 ha/03 hộ và trồng Tre lấy măng 400 gốc cho 40 hộ dân tại các địa phương.
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thôn văn hóa Lệ Thủy đi lên từ nghèo khó ​
    Sau 3 năm triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, thôn Lệ Thủy, xã Tịnh Châu đã được UBND huyện Sơn Tịnh công nhận thôn đạt chuẩn văn hóa. Từ một thôn nghèo của huyện Sơn Tịnh, thôn Lệ Thủy đã vươn lên ổn định và đang trên đà phát triển. Đời sống của người dân nơi đây từng bước được cải thiện với những đổi thay đáng kể.

    Như nhiều vùng quê khác trong tỉnh, người dân của thôn Lệ Thủy chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trước đây khi chưa có cây cầu bê tông đi vào thôn, Lệ Thủy (là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ) còn hết sức khó khăn và nghèo khó. Trong tổng số 140 ha đất tự nhiên, toàn thôn chỉ có 58 ha đất canh tác, và tập trung chủ yếu là cây lúa và cây hoa màu, đất còn lại là đồi núi và sông ngòi. Diện tích đất canh tác không nhiều, thêm vào đó nguồn nước phục vụ cho sản xuất lại ít ỏi, nên rất khó khăn trong phát triển kinh tế.

    Từ những ngày đầu phát động phong trào TDĐKXDĐSVH, thôn Lệ Thủy nhanh chóng triển khai các hoạt động như bầu trưởng thôn, tổ chức hội nghị những người cao tuổi, những cán bộ hưu trí để tham gia soạn thảo quy ước, hương ước của thôn; khảo sát đánh giá đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.Tiếp đó thôn tổ chức nhiều buổi cho nhân dân học tập 6 nội dung, 7 tiêu chí của cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương và đã có 100% người dân trong thôn tham gia học tập 4 tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa do ngành văn hóa chủ trì, đồng thời ký vào sổ vàng của thôn cam kết thực hiện. Đến nay, thôn Lệ Thủy là một trong 2 thôn đầu tiên của xã Tịnh Châu được vinh dự đón nhận danh hiệu thôn văn hóa. Ông Nguyễn Văn Tiến, một thành viên trong Ban vận động PTTDĐKXDĐSVH, cho biết nhờ có sự đoàn kết nhất trí trong ban vận động và thực hiện dân chủ ở cơ sở, mọi việc đều được đưa ra cho người dân tham gia bàn bạc và nhất trí thực hiện nên Lệ Thủy mới có được những thành quả như ngày hôm nay.

    Trong những năm qua, nhờ biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên năng suất, sản lượng của thôn không ngừng tăng lên. Ở những vùng đất trồng cây lương thực kém hiệu quả do thiếu nước, nhân dân trong thôn nhanh chóng chuyển đổi giống cây trồng. Các loại cây như dưa leo, đậu cu ve, khổ qua, rau diếp cá,v.v? tăng thu nhập gấp nhiều lần so với các loại cây trồng trước. Có nhiều hộ thu nhập từ 20-30 triệu đồng trên năm từ các loại cây trồng này. Cùng với phát triển trồng trọt, nhân dân còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng kinh tế hàng hóa. Hiện nay trong thôn có hàng nghìn con gia súc và gần chục nghìn con gia cầm.

    Thôn Lệ Thủy hôm nay không còn hộ đói; hộ nghèo giảm xuống còn 7,9% (theo chuẩn mới) và hầu hết số hộ này thuộc diện neo đơn, tàn tật, mất sức lao động. Gần 100% số hộ có điện thắp sáng, nhà xây kiên cố và sắm phương tiện đi lại, nghe nhìn. Trung bình cứ 5 hộ dân ở đây thì có một hộ dùng máy điện thoại cố định. Anh Nguyễn Tấn Hồng, một nông dân sản xuất giỏi, cho biết gia đình anh tập trung chủ yếu vào chăn nuôi heo, bò, ngoài ra còn trồng thêm 4 sào rau các loại, tổng thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm, trừ chi phí anh còn lãi khoảng gần 20 triệu đồng. Hiện nay, gia đình anh Hồng có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như tủ lạnh, ti vi, xe máy, nhà cửa anh Hồng vừa mới xây dựng rất khang trang và rộng rãi.

    Đến năm 2005, trục đường chính về thôn Lệ Thủy đã được bê tông hóa. Trong từng khu dân cư, nhân dân cũng tự nguyện đóng góp kinh phí và hiến đất để mở rộng nâng cấp đường nội bộ. Nhờ những việc làm này mà cảnh quan môi trường trong thôn Lệ Thủy nay đã khang trang, sạch đẹp, không còn lầy lội như trước.

    Phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người không nơi nương tựa luôn được đẩy mạnh. Cùng với những nguồn hỗ trợ khác, nhân dân trong thôn đã đóng góp xây dựng 4 nhà tình nghĩa và nhà đại đoàn kết cho những hộ neo đơn tàn tật với kinh phí trên 60 triệu đồng. Hàng năm vào các dịp lễ, tết, các hội, đoàn thể trong thôn đều đến thăm viếng và tặng quà cho các gia đình chính sách.

    Các khu dân cư trong thôn đều có tổ hòa giải, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn xảy ra trên tinh thần đoàn kết. Vì vậy suốt 3 năm qua, thôn Lệ Thủy không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra, tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp giảm hẳn. Các em đến tuổi đi học đều được đưa đến trường, đa số học sinh học hết cấp 2 và cấp 3, tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp mỗi năm một cao. Năm 2003, thôn còn lập quỹ khuyến học nhằm khuyến khích các em học sinh nghèo vượt khó, học sinh thi đỗ vào các trường đại học.

    Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh đã có 2 trên 4 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa. Cấp ủy và chính quyền đoàn thể ở đây đang phấn đấu 100% số thôn trong xã đạt chuẩn thôn văn hóa vào năm 2008.

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Niềm vui của những hộ nghèo được nhận nhà 134 ​
    Trong những năm qua, thông qua chương trình 134, đã có hàng ngàn hộ nghèo trong tỉnh được xây dựng nhà ở, đáp ứng lòng mong mỏi của bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Mùa đông năm nay, đã có thêm 3.727 hộ nghèo ở các huyện miền núi trong tỉnh có nhà ở ổn định.

    Họ không còn cảnh phải lo âu mỗi khi gió lùa, mưa tạt. Ông Phạm Thanh Nghìn - Phó Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh cho biết: "Tiếp tục thực hiện chủ trương xoá nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào thiểu số thuộc Chương trình 134, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã phân khai nguồn kinh phí đến các địa phương, để xây dựng nhà cho bà con". Có nhiều huyện đã tập trung nguồn kinh phí khai hoang đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt (thuộc Chương trình 134) để xây dựng nhà ở cho bà con. 11 tháng năm nay, đã có 3.727 ngôi nhà được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bình quân mỗi nhà được hỗ trợ 6,9 triệu đồng. Chị Đinh Thị Đăng, ở thôn Đác Be, xã Sơn Tân (Sơn Tây) được nhận ngôi nhà mới xây của Chương trình 134 đã an tâm làm ăn, cải thiện cuộc sống. Nhà chị Đăng chỉ có một mẹ, một con, cha mất sớm mẹ ở vậy nuôi con. Nhưng mẹ chị thường xuyên ốm đau, nên việc làm nương chỉ đủ ăn. Rồi chị có chồng, sinh con. Thấy gia đình khổ quá, nên chồng chị đã bỏ đi. Bao nhiêu năm rồi gia đình chị sống trong ngôi nhà tranh ọp ẹp, chừng khoảng 8m2. Mùa mưa đến, có những đêm trời mưa lớn chị phải dậy hứng nước dột và mang tơi kiếm cây chống đỡ, rồi cả nhà đều thức và phập phồng lo âu khi có cơn gió đi qua. Chính quyền địa phương thấy gia đình chị khổ quá, nên xét vào diện hỗ trợ 6 triệu đồng (từ nguồn vốn của Chương trình 134) để xây dựng nhà ở.

    Không chỉ có chị Đăng, mà ở huyện Sơn Tây còn có 594 hộ nghèo khó nữa được hỗ trợ theo Chương trình 134, để xây dựng nhà. Ở huyện Tây Trà cũng vậy, là huyện nghèo nhất nước nên số hộ được hỗ trợ xây dựng nhà cũng nhiều nhất tỉnh. Từ đầu năm đến nay, thông qua nguồn kinh phí hơn 5 tỷ 734 triệu đồng của Chương trình 134, huyện Tây trà cũng đã xây dựng được 828 ngôi nhà cho hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

    Bà Hồ Thị Lương, ở tổ 3, thôn Vàng, xã Trà Trung (Tây Trà) cho biết: Có được ngôi nhà mừng lắm, mùa đông năm nay các con bà không còn cảnh chen nhau nằm "co quắp", để tránh dột". Bởi nhà bà Lương có đến 12 con, mà nhà thì chật chội, lại dột nát. Nhà đông con, vợ chồng bà Lương phải làm hết nương rẫy này, đất bạc màu lại đi tìm vùng đất mới để tỉa lúa, trồng khoai lang. Hạt gạo kiếm được từ những giọt mồ hôi của vợ chồng bà trên các nương rẫy chỉ đủ nuôi các con ăn. Có khi mất mùa, nên rơi vào cảnh ăn không giáp hạt, gia đình bà phải ăn củ mì thay cơm. Cuộc sống quá khó khăn, nên tiền đâu mà làm lại nhà. Rồi, đứa con trai đầu của bà đã lập gia đình, nhân khẩu tăng lên, mà ngôi nhà vẫn chật chội vậy. UBND địa phương thấy hoàn cảnh bà Lương quá khó khăn, nên xét vào diện được xây dựng nhà ở. Bây giờ ngôi nhà bà được xây dựng theo Chương trình 134, cạnh bên ngôi nhà cũ, vợ chồng bà cho hai vợ chồng con trai đầu ra ở riêng trong ngôi nhà mới.

    Theo Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh thì từ đầu năm 2005 đến nay đã có 6.669 ngôi nhà được đưa vào sử dụng (tổng kinh phí hơn 46 tỷ 361 triệu đồng). Trong đó trung ương hỗ trợ 33 tỷ 345 triệu đồng. Số tiền còn lại trích từ ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.

    Xây dựng nhà ở cho những hộ nghèo là thực hiện niềm mơ ước thiết tha của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó ở các huyện miền núi, nhưng điều quan trọng hơn là phải xây dựng theo nguyện vọng và phù hợp với sinh hoạt của bà con. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng nhà tình nghĩa và nhà tình thương cho đối tượng chính sách theo kiểu nhà trệt của người kinh không mấy thuận tiện, Đảng bộ và chính quyền huyện Sơn Tây đã quyết định làm nhà cho những hộ nghèo theo kiểu nhà sàn. Tuy vậy, mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 6 triệu đồng nên số tiền này không đáp ứng đủ để xây dựng nhà. Vì thế mà huyện đã vận động nhân dân cùng góp thêm công sức để giúp những hộ dân nghèo khó làm nhà. Kết quả từ 2005 đến đầu năm 2006, huyện Sơn Tây đã xây dựng 1.105 nhà sàn, đã đáp ứng nguyện vọng của bà con. Bà Đinh Y Thoa, ở tập đoàn 3, xã Sơn Mùa (Sơn Tây) cho biết: ?oHồi trước cả gia đình sống trong ngôi nhà sàn, nhưng nó nhỏ lắm, mà lợp bằng tranh. Bây giờ Nhà nước đã hỗ trợ xây dựng nhà kiên cố hơn, nhưng lại là nhà sàn, mình ưng cái bụng lắm...".

Chia sẻ trang này