1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi đã liên lạc 4 tàu cá được cho là mất tích
    Lúc 8 giờ sáng 18/12/2006, người nhà gia đình ông Lê Lời (chủ tàu QNg 6249 TS), Võ Tám (chủ tàu QNg 99017 TS) và Bùi Thanh Quang (chủ tàu QNg 5487 TS) thông qua tổng đài Radio Đà Nẵng cho biết: Trong thời gian từ ngày 12/12/2006 đến 06 giờ sáng ngày 18/12/2006 phía Trung Quốc cho phép các tàu nêu trên trú bão ở khu neo trú tại quần đảo Hoàng sa và thu toàn bộ máy bộ đàm ICOM. Đến 07 giờ ngày 18/12/2006, phía Trung Quốc cho các tàu này ra khỏi khu neo trú, tình hình hoạt động của tàu và sức khỏe 51 thành viên bình thường.

    Hiện 4 tàu trên đang tiếp tục hoạt động tại khu vực gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa (do vùng biển khu vực Hoàng Sa hiện nay có gió cấp 7, cấp 8 nên không chạy về được).

    Hiện tại, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Thủy sản thông qua các kênh thông tin liên lạc tiếp tục kêu gọi các tàu trên phải quay về đất liền.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tư Nghĩa: Năm 2007, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng sang công nghiệp - dịch vụ
    Huyện Tư Nghĩa: Năm 2007, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng sang công nghiệp - dịch vụ là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo huyện Tư Nghĩa về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội của huyện năm 2006 và nhiệm vụ năm 2007.

    Năm 2006, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tư Nghĩa tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn giữ ở mức cao, trên 12%. Giá trị sản xuất nông lâm - thủy sản ước đạt 526 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 9,06% so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt trên 206 tỷ đồng, bằng 118,39% so với năm 2005. Thương mại- dịch vụ đạt 251 tỷ đồng, bằng 116,39 % so với năm 2005,... Tổng sản lượng lương thực năm 2006 đạt 58.653 tấn, bằng 99,7% so với kế hoạch. Chăn nuôi từng bước được phục hồi và phát triển, tổng đàn gia súc của toàn huyện hiện trên 116 ngàn con, trong đó đàn heo 86.564 con, trân 2.604 con, bò 26.927 con, riêng đàn bò lai chiếm 52% so với tổng đàn; đàn gia cầm 410.874 con. Sản lượng khai thác năm 2006 là 21.500 tấn, đạt 103,7% kế hoạch năm; diện tích nuôi tôm 165 ha đạt 100% kế hoạch,...

    Văn hoá - xã hội tiếp tục có những tiến bộ. Đến năm 2006, số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 100%. Công tác đền ơn đáp nghĩa, các chế độ đối với đối tượng chính sách tiếp tục thực hiện tốt. Bằng nhiều nguồn vốn từ Chương trình 134, Chương trình 135,...đã xây dựng nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo. Trung tâm y tế huyện đã được Bộ Y tế công nhận bệnh viện xuất sắc cấp tỉnh toàn diện lần thứ 2 và 3 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,...

    Trong năm 2007, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tư Nghĩa là phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP từ 13% đến 14%, giá trị sản xuất đạt 1.075 tỷ đồng; sản lượng lương thực 59.040 tấn; sản lượng mía cây 48.000 tấn; sản lượng thuỷ sản 23.000 tấn; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,15 %; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn 19 %,...đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu trong năm 2007, huyện Tư Nghĩa

    Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nêu trên, tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Huế lưu ý, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, huyện cần theo sát các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010; đồng thời tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên và việc đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện như tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh;... chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu. Chủ tịch cũng nhấn mạnh, huyện cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính, thực hiện cải cách tư pháp, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, củng cố lại đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Giảm nghèo luôn là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình phát triển
    Trong những năm qua, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, hàng loạt các chính sách xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương trong tỉnh, với nhiều nguồn kinh phí đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng miền. Những nỗ lực này đã phát huy tác dụng thực sự khi số hộ nghèo đã giảm nhanh từ 23,76% năm 2001 xuống còn 8,74% năm 2005. Đây được coi là một thành tựu to lớn và chứng tỏ hành trình trên chặng đường XĐGN mà tỉnh ta đang đi là đúng hướng và hiệu quả cao.

    Song việc đạt được những thành tựu trên mới chỉ là bước đầu, không có nghĩa là tỉnh đã hoàn thành công việc của mình, vì tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh ta vẫn còn ở mức khá cao. Tính đến thời điểm này vẫn còn 77.555 hộ nghèo (theo chuẩn mới), chiếm tỷ lệ 27,77% trong tổng số hộ dân cư. Do đó, chúng ta còn phải đối diện với những thách thức của giai đoạn mới, khi mà những yêu cầu đặt ra trong việc giảm nghèo ngày càng cao hơn và đòi hỏi mang tính bền vững hơn.

    Trong năm 2006 toàn tỉnh đã giảm được 13.189 hộ nghèo (cuối năm 2005 là 87.862 hộ, chiếm 31,94%) nhưng có 2.882 hộ nghèo mới phát sinh và tái nghèo. Như vậy, nguy cơ hộ nghèo mới phát sinh và số hộ nghèo cũ tái nghèo luôn tìm ẩn. Điều này, nhắc nhở rằng những biến cố bất ngờ về kinh tế và thiên tai có thể nhanh chóng làm thay đổi những kết quả đã đạt được và là một trở ngại rất lớn trên con đường giảm nghèo.

    Phân tích một số đặc điểm của hộ nghèo vào cuối năm 2005 cho thấy: hộ thuần nông chiếm 87,70%; thu nhập dưới 1 triệu đồng/năm chiếm đến 43,91%; số người nghèo chưa tốt nghiệp cấp I, mù chữ chiếm tỷ lệ trên 40%; trong số 87.862 hộ nghèo thì có đến 32.083 hộ chưa có nhà ở và nhà tạm bợ. Đặc biệt, trong số những hộ nghèo, thì phần lớn sống ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, nhiều người trong số người nghèo là dân tộc thiểu số.

    Như vậy, giảm nghèo và tạo sự an sinh xã hội luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới. Để phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010, UBND tỉnh ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình. Đây là một trong những chương trình lớn của tỉnh với tổng vốn trên 800 tỷ đồng, với mục tiêu đề ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 31,94% năm 2005 xuống còn 19,44% vào năm 2010, trong đó khu vực miền núi giảm tỷ lệ từ 74,95% năm 2005 xuống còn 35% năm 2010; với quan điểm cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, khuyến khích làm giàu, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

    Trong giai đoạn 2006- 2010, có thể nói việc đầu tư vào miền núi là rất lớn, gấp nhiều lần so với giai đoạn 2001- 2005. Ngoài việc giảm nghèo, sự đầu tư này còn nhằm cung cấp các công trình hạ tầng cơ bản cho các cộng đồng dân cư ở những vùng sâu vùng xa cũng như tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Nhưng thực tế hiện nay là những vùng này trình độ dân trí, trình độ sản xuất chưa theo kịp việc đầu tư nên hiệu quả đem là chưa cao và thiếu bền vững.

    Trong Hội nghị tổng kết chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 diễn ra sáng ngày (16/12), có rất nhiều giải pháp thực hiện trong chương trình giảm nghèo được đưa ra thảo luận. Và cũng có rất nhiều ý kiến lưu ý rằng việc tăng trưởng kinh tế không phải mặc nhiên dẫn đến kết quả giảm tỷ lệ nghèo ở những vùng này.

    Hiện tại có nhiều chương trình, dự án đang triển khai thực hiện với mục đích giống nhau là giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân những vùng khó khăn, nên điều quan trọng trong thời gian tới là cần tăng cường sự ***g ghép, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành để đạt hiệu quả hơn, bên cạnh đó cũng phải đẩy mạnh tuyên truyền về nhận thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và đặc biệt giáo dục nâng cao dân trí, ý thức cho người nghèo chủ động tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mới là điều quan trọng nhất trong các giải pháp.

    Những kết quả thực hiện và những bài học kinh nghiệm trong thời gian qua cùng với chương trình giảm nghèo, đề án phát triển kinh tế- xã hội miền núi giai đoạn 2006- 2010 chính là động lực để tạo nên bước phát triển vững chắc hơn trên con đường phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khảo sát triển khai dự án hỗ trợ người khuyết tật và người nghi nhiểm chất độc Dioxin ​
    Vừa qua, Đoàn khảo sát Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) đã có chuyến khảo sát, thâm nhập thực tế tìm hiểu đặc điểm, tình hình, khó khăn và nhu cầu của người khuyết tật nghèo và người nghi nhiễm chất độc Dioxin trên địa bàn tỉnh để có hướng triển khai dự án hỗ trợ các nạn nhân trong thời gian đến.

    Dự kiến từ tháng 02 đến tháng 06/2006, Tổ chức sẽ thực hiện dự án thí điểm tại hai xã Nghĩa Kỳ và Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa. Đến đầu tháng 7 năm 2007 (đầu năm hành chính của Mỹ), Tổ chức sẽ triển khai giai đoạn hai trên diện rộng tại Quảng Ngãi.

    Tỉnh ta có số người khuyết tật và nhiễm Dioxin rất cao nhưng hiện tại có rất ít tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, giúp đỡ về vấn đề này. Dự án Hỗ trợ người khuyết tật nói chung, người nghi nhiễm chất độc Dioxin nói riêng tại Quảng Ngãi sẽ góp phần xoa nhẹ nỗi đau thương mà cuộc chiến tranh hơn 30 năm trước để lại.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố từ 326.000 đồng lên 450.000 đồng/tháng
    Theo Nghị quyết số 57 được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 08/12/2006, mức phụ cấp hàng tháng cho từng chức danh cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố sẽ tăng từ 326.000 đồng lên 450.000 đồng.

    Riêng đối với các chức danh: cán bộ Kế hoạch-giao thông-thủy lợi-nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Lao động-Thương binh và Xã hội; Dân số-gia đình và trẻ em; Thủ quĩ-văn thư-lưu trữ; Đài truyền thanh; Quản lý nhà văn hóa-tôn giáo và dân tộc mức phục cấp từ 290.000 đồng lên 405.000 đồng/người/tháng. Cán bộ không chuyên trách cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động được hưởng 90% mức phụ cấp chức danh đang đảm nhiệm.

    Ở thôn, tổ dân phố tăng mức phụ cấp từ 209.000 đồng lên 405.000 đồng/người/tháng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ thôn-tổ dân phố, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (không kiêm nhiệm). Công an viên ở thôn mức phụ cấp tăng từ 145.000 đồng lên 270.000 đồng/người/tháng; ở tổ dân phố thuộc thị trấn, nơi chưa bố trí lực lượng công an chính qui được hưởng mức phụ cấp là 270.000 đồng/người/tháng.

    Các mức phụ cấp trên sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ước mơ của cô bé mồ côi ​
    Con hứa sẽ cố gắng vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu học tập để trở thành người có ích cho xã hội, không phụ lòng bố mẹ đã sinh thành ra con. Bố mẹ ốm đau nhiều, con còn nhỏ chưa thể chăm sóc sức khoẻ cho bố mẹ, con nguyện với lòng sẽ nỗ lực hết mình theo học ngành y để sau này chăm sóc sức khoẻ cho mọi người theo tâm nguyện của bố mẹ ?.

    Chiều nay lời hứa ấy đã trở thành hiện thực, trên đường về Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) mà lòng Kim Anh dậy lên bao cảm xúc khó tả. Kim Anh vừa tốt nghiệp xuất sắc lớp điều dưỡng 15A, niên khoá(2004- 2006) Trường Trung cấp y Quảng Ngãi. Ước mơ nhỏ này có lúc ngỡ chừng đứt gánh giữa chững khi liên tục nỗi đau đổ ập vào cuộc đời Kim Anh. Nếu như không có sự động viên kịp của bà con xóm làng, các hội đoàn thể, sự bảo ban từ tấm lòng nhân ái của chị Hồng- con một đồng đội của bố. Nếu như bản thân Kim Anh không có ý chí, nghị lực vượt qua mất mát đau thương thì kết quả tốt nghiệp tốt đẹp kia sẽ khó thành hiện thực.

    Sinh ra tại xã Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội, tuổi thơ của cô bé Đặng Kim Anh đã sớm mồ côi mẹ lúc vừa tròn 9 tuổi. Cơn bệnh ung thư đã cướp đi vòng tay êm ấm của mẹ khi Kim Anh chuẩn bị bước vào năm cuối cấp bậc tiểu học. Bố trở về sau chiến tranh, sau thời gian sống hạnh phúc ngắn ngủi giữa thời bình, một lần nữa ông lại lao vào một ?ocuộc chiến? mới khi mà tuổi già sức yếu phải gánh thêm vai trò làm mẹ chăm sóc con gái còn nhỏ dại. Năm 1996, hai bố con dắt díu nhau về quê Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Do căn bệnh hiểm nghèo tai biến mạch máu não, bố cũng qua đời vào năm 2000 khi bé Kim Anh chuẩn bị bước vào lớp 8. Chưa đầy 5 năm theo cha từ Hà Nội về Quảng Ngãi, lại một lần nữa Kim Anh mất cả điểm tựa còn lại duy nhất trong cuộc đời mình. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, mọi người đưa Kim Anh đến trại trẻ mồ côi nhưng vì em đã lớn nên không được tiếp nhận. Trước tình cảnh này, Chị Hồng, con gái đồng đội cũ của bố Kim Anh đã đón em về chăm sóc, nuôi ăn học. ?oKhông ai thương mình bằng chính bản thân thương mình, mình cần phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống, em phải cố gắng hết sức vươn lên trong học tập để sau này có nền tảng kiến thức để bước vào đời. Đến ngày hôm nay, Kim Anh đã có kết quả tốt nghiệp xuất sắc, cháu nó vui một chị vui mười?. Chị Hồng xúc động tâm sự.

    Vượt qua bao nhiêu năm thiếu thốn, gian nan, thử thách, Kim Anh đã trở về dâng hương thầm báo tin vui với bố mẹ trong niềm hạnh phúc ngọt ngào. Nén hương đã sưởi ấm căn nhà nhỏ côi cút nơi cuối xóm sau chuỗi ngày Kim Anh đi học vắng nhà. Trong khoé mắt chị Hồng- ?ongười mẹ thứ 2? trong cuộc đời Kim Anh đẫm ướt nước mắt trong hạnh phúc. Trong giây phút thiêng liêng trước bàn thờ bố mẹ, Kim Anh thầm mong: Em ước gì sớm có việc làm để tự nuôi sống bản thân, không phụ lòng những người đã vun đắp, cưu mang, giúp đỡ em có được ngày hôm nay. Sau này có điều kiện, em sẽ nỗ lực học tập vươn lên nữa để trở thành Bác sỹ giỏi để chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho mọi người./.
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành bệnh viện Ðặng Thùy Trâm ​
    Thành ủy, HÐND, UBND TP Hà Nội vừa có thư chúc mừng Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc hoàn thành xây dựng bệnh viện mang tên anh hùng liệt sĩ bác sĩ Ðặng Thuỳ Trâm. Toàn văn bức thư như sau:

    Ðược tin ngày 20/12/2006, Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức khánh thành bện viện mang tên anh hùng liệt sĩ bác sĩ Ðặng Thuỳ Trâm- nơi người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội đã làm việc chiến đấu, anh dũng hi sinh tại chiến trường tỉnh Quãng Ngãi. Việc đầu tư xây dựng bệnh viện mang tên anh hùng liệt sĩ bác sĩ Ðặng Thuỳ Trâm thể hiện một ý nghĩa cao đẹp là hành động thiết thực, nêu tấm gương người nữ anh hùng- người thầy thuốc trẻ của Thủ đô Hà Nội đã chiến đấu hi sinh anh dũng trên quê hương Quảng Ngãi. Nhân dịp này, Thành ủy, HÐND, UBND thành phố Hà Nội xin gửi Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhân dân xã Phổ Cường, huyện Ðức Phổ lời chúc tốt đẹp nhất và mong rằng bệnh viện mang tên anh hùng liệt sĩ bác sĩ Ðặng Thuỳ Trâm không chỉ là cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân mà còn là điểm tham quan, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
    Nhân dịp này, UBND TP Hà Nội xin gửi đến UBND tỉnh Quảng Ngãi số tiền 500.000.000 đồng để mua trang thiết bị thiết yếu (máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hoá, dụng cụ khám chữ bệnh thuốc thiết yếu...) phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại bệnh viện anh hùng liệt sĩ bác sĩ Ðặng Thuỳ Trâm.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi vùng quê kháng chiến ​
    Tháng 8 năm 1945, cùng với cả nước, nhân dân Quảng Ngãi đứng lên diệt phong kiến phát xít, thành lập chính quyền cách mạng. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, cán bộ và nhân dân Quảng Ngãi thi đua tăng gia sản xuất chống giặc đói giặc dốt, củng cố chính quyền cơ sở, xây dựng Đội Du kích Ba Tơ thành lực lượng vũ trang phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Quảng Ngãi và Liên Khu 5.

    Bây giờ dẫu đã ở tuổi tám mươi, cụ Phạm Thanh Biền, cán bộ lão thành cách mạng ở phường Trần Hưng Đạo thành phố Quảng Ngãi, nguyên Phó chủ tịch xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn vẫn không quên khí thế rầm rộ ở Quảng Ngãi những ngày thực hịên Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Cụ Phạm Thanh Biền kể: "Đêm 19/12, từ thị xã ra đến Bình Sơn, dọc đường chỗ nào cũng rầm rộ tiếng mõ, tiếng loa, mọi người họp mítting để công bố Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Ngày thì đi làm, đêm thì đi đào phá quốc lộ 1 không cho xe tăng Pháp đi qua. Rồi vót cọc tre cắm trên những bãi đất rộng đề phòng Pháp nhảy dù. Mọi người hưởng ứng cuộc vận động tiêu thổ kháng chiến, những nhà giàu có đều cho phá tường để Pháp có đến cũng không có chỗ đóng quân".

    Trung ương Đảng và Chính phủ đặt trụ sở Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ tại thôn Phú Bình, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành. Quyền ************* Huỳnh Thúc Kháng và đồng chí Phạm Văn Đồng, đại dịên Trung ương Đảng và Chính phủ vào đây chỉ đạo kháng chiến. Nhân dân Quảng Ngãi tích cực xây dựng lực lượng vũ trang đánh Pháp. Gần 4.000 thanh niên và 600 học sinh Trường Trung học Lê Khiết hăng hái gia nhập Cứu quốc quân và thanh niên xung phong, gần 35.000 du kích, 4 đại đội chủ lực, 700 dân quân lên đường phục vụ chiến trường. Mọi người tự nguyện góp đồng góp sắt đúc súng kháng chiến. Cụ Võ Phấn, nguyên Phó Chủ tịch huỵên Sơn Tịnh năm 1946, sống tại phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi cho biết: "Khí thế năm 1946 rầm rộ lắm, không thể tưởng được đâu. Vừa kháng chiến chống giặc ngoại xâm, vừa lo chống giặc đói giặc dốt. Khắp nơi thi đua sản xuất, quanh năm trồng tỉa bốn mùa thu hoạch, có bao nhiêu đem nộp thuế để kháng chiến hết. Bây giờ chưa dễ gì có được phong trào như vậy đâu"

    Qua thực tiễn phong trào cách mạng, tổ chức Đảng được củng cố. Nhiều thanh niên, quần chúng tiến bộ được kết nạp vào Đảng. Từ 38 đảng viên những ngày mới khởi nghĩa, sau 3 năm Đảng bộ Quảng Ngãi đã có 12.000 đảng viên. Trường Trung học Bình dân Nam Trung bộ tại huỵên Nghĩa Hành đào tạo hàng ngàn cán bộ cho Quảng Ngãi và Khu 5. Chính quyền cách mạng thực hịên người cày có ruộng, khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất. Từ Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh đến Bình Sơn, đâu đâu cũng nô nức đào kênh đắp đập, bờ xe nước sông Trà nhẫn nại đêm ngày đưa nước lên đồng cho lúa trĩu bông. Những bãi bồi ven sông Trà, sông Vệ bấy giờ xanh mướt những triền dâu; làng quê rộn rã tiếng thoi đưa trong câu hát của người ươm tơ dệt lụa. Những câu hò điệu hát trên ruộng đồng thành nguồn động viên tinh thần thi đua của người dân Quảng Ngãi. ?oRuộng rẫy đã thành chiến trường, cuốc cày đã thành vũ khí". Và họ - những người nông dân chân lấm tay bùn đã trở thành chiến sĩ trên mặt trận kháng chiến kiến quốc. Bây giờ, dẫu đã trên 70 tuổi, nhạc sĩ Phan Ngọc vẫn không quên kỷ niệm của thời đi thanh niên xung phong, đem tiếng hát phục vụ kháng chiến. Nhạc sĩ Phan Ngọc bồi hồi kể lại: "Hồi ấy tôi ở trong Đội văn nghệ của thị xã Quảng Ngãi, đi hát phục vụ anh em dân công chiến trường . Bây giờ dẫu tuổi cao sức yếu nhưng kỷ niện thời ấy luôn tươi xanh mãi trong tôi". Nói rồi, nhạc sĩ Phan Ngọc ôm đàn ghi ta say sưa hát bài " Bài ca tự túc" như thuở còn thanh niên.

    Cuộc kháng Pháp ngày càng gay go ác liệt. Ta quyết tâm giải phóng bắc Tây Nguyên. Núi rừng Quảng Ngãi rùng rùng chuyển động với cuộc hành quân của 20 vạn dân công, bộ đội, nhân viên cứu thương. Từng đoàn xe ngựa, xe đạp thồ, từng đoàn thuyền ắp đầy vũ khí, lương thực nối nhau tây tiến. Rầm rập, rầm rập suốt ngày đêm; mặc cho gió mưa rét buốt ; mặc cho ốm đau bệnh tật, những đoàn quân đầu trần chân đất vẫn lầm lũi gánh gạo ngược Ba Tơ - Giá Vụt, vượt qua dốc Ui tập kết tại Măng Đen phục vụ mặt trận bắc Tây Nguyên. Trung tướng Nguyễn Đôn nói: " Không có Quảng Ngãi thì làm sao có lực lượng vũ trang cho Liên khu 5, rồi miền Nam nữa. Không có hậu phương Quảng Ngãi vững chắc làm sao ta chiến thắng được bắc Tây Nguyên"

    Thắng trận Komlong, ta giải phóng toàn bộ tỉnh Kon Tum, nối vùng tự do Quảng Ngãi, Quảng Nam với căn cứ cách mạng Hạ Lào, đánh bại hoàn toàn chiến dịch Át lăng của Pháp, giữ vững vùng tự do Liên khu 5, góp phần vào chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Đánh giá những đóng góp tích cực cho kháng chiến, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho quân dân Quảng Ngãi.

    60 năm qua, người dân thôn Phú Bình thị trấn Chợ Chùa huỵên Nghĩa Hành vẫn không quên mùa đông năm 1946. Bộ trường kỷ, cái mâm đồng, bộ bình trà, cái chậu rửa mặt,...mà Cụ Huỳnh Thúc Kháng và Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường dùng trong những ngày ở đây lãnh đạo kháng chiến chống Pháp bà con đều trân trọng giữ gìn. Lớp lớp cháu con hôm nay đến thăm Nhà lưu niệm Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ được nghiêng mình tưởng nhớ công lao của thế hệ cha anh. Bà Huỳnh Thị Thúy Nga, Chủ tịch UBND huỵên Nghĩa Hành cho biết:" Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, chúng tôi quyết tâm đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Phát triển cụm công nghịêp làng nghề Đồng Dinh, thu hút đầu tư , giải quyết lao động cho dân. Tận dụng tiềm năng đất gò đồi, phát triển kinh tế trang trại, nâng cao thu nhập cho dân. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm cho người nghèo, thực hịên đề án kiên cố hóa nhà ở cho người có công".

    Quảng Ngãi, vùng quê anh hùng trong kháng chiến, năng động trong dựng xây. Truyền thống đang được kế thừa, phát huy để vùng đất này phát triển và hội nhập. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghịêp - dịch vụ - nông nghịêp, đời sống nhân dân ngày một cải thịên, tỉ lệ đói nghèo giảm dần. Năm tới, Quảng Ngãi sẽ gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỉ đồng. Khu Kinh tế Dung Quất tăng tốc thu hút đầu tư, nhiều dự án lớn đang triển khai xây dựng sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới là cơ sở để Quảng Ngãi vươn lên cùng các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ./.
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng khắc phục hậu quả vụ cháy Chợ Lớn Quy Nhơn ​
    Trước những thiệt hại to lớn từ vụ cháy Chợ Lớn Quy Nhơn, UBND tỉnh đã quyết định hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho tỉnh Bình Định, để góp phần khắc phục hậu quả vụ cháy gây ra.

    Được biết, trước mắt tỉnh Bình Định đã trích 3,5 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho gần 1.000 tiểu thương đăng ký kinh doanh tại chợ. Hiện tại, các ban ngành của tỉnh này đang nghiên cứu đề ra các kế hoạch giúp bà con tiểu thương bị thiệt hại về mặt lâu dài.
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Năm 2007: Dung Quất sẽ tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản để tăng tốc ​
    Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất vừa tổ chức tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tăng tốc phát triển trong năm 2007.

    Trong năm 2006, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận đầu tư cho 48 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 20.820 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp phép và chấp thuận lên 101 dự án với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD. Trong đó, có 2 dự án 100% vốn nước ngoài với quy mô lớn là dự án Nhà máy luyện cán thép và Nhà máy liên hợp công nghiệp nặng. Hiện tại ở Khu kinh tế Dung Quất có 32 dự án hoàn thành và đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng trong năm 2006, có trên 100 đoàn doanh nghiệp đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Dung Quất, trong đó có 80 đoàn doanh nghiệp nước ngoài. Giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ năm 2006 ước đạt 455 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 25 triệu USD; giải quyết việc làm mới cho khoảng 2000 lao động; hàng hoá qua cảng Dung Quất 750.000 tấn; thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đạt 400 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với năm 2005. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất phối hợp cùng với Ban đền bù giải phóng mặt bằng tỉnh và UBND huyện Bình Sơn tổ chức đền bù, di dời trên 100 hộ dân đến các khu tái định cư và chuyển hơn 1.000 ngôi mộ nhường đất cho các dự án. Trường đào tạo nghề Dung Quất tập trung đào tạo 3.000 sinh viên, học sinh với các chuyên ngành: quản trị điều hành doanh nghiệp, đóng mới và sửa chữa tàu biển và các lớp công nhân kỹ thuật ngắn hạn; đã đào tạo và cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp 1.000 công nhân kỹ thuật bậc 3/7 và công nhân đào tạo ngắn hạn.

    Năm 2007, Khu kinh tế Dung Quất xác định 4 nhiệm vụ cơ bản để tăng tốc phát triển là: Tập trung thu hút và triển khai các dự án đầu tư; đẩy nhanh tốc độ xây dựng và tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phát triển mạnh dịch vụ; nâng cao chất lượng cán bộ, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; cải cách hành chính mạnh mẽ trên tất các các lĩnh vực theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ban, đơn vị và cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2007, Khu kinh tế Dung Quất phấn đấu đạt giá trị sản lượng công nghiệp 495 tỷ đồng, thu ngân sách từ 550 đến 600 tỷ đồng; cấp chứng nhận đầu tư cho 20 đến 25 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng, hoàn thành và đưa 10 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm mới khoảng 4.000 lao động, hàng hoá qua cảng đạt trên 1 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD; đào tạo 1.000 công nhân kỹ thuật bậc 3/7 và mở rộng liên kết đào tạo Đại học, Cao đẳng; tập trung tuyển dụng, đào tạo công nhân kỹ thuật ngắn hạn đáp ứng kịp thời yêu cầu lao động của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất./.

Chia sẻ trang này