1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    ************* *****************: Quảng Ngãi sẽ có những bước phát triển vượt bậc khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào họat động
    Sáng ngày 19/12/2006, ************* Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ***************** về thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi. ************* đã thăm và làm việc với lãnh đạo nhà máy đóng tàu Dung Quất và BQL nhà máy lọc dầu Dung Quất.


    Ông Lê Lộc - Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã báo cáo với ************* về tình hình thực hiện dự án nhà máy và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo báo cáo của lãnh đạo Công ty, trong năm 2006, hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục được củng cố, phát huy và đạt hiệu quả cao; tạo dựng mối quan hệ hợp tác với hàng trăm bạn hàng trong và ngoài nước; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, sáng chế tiếp tục được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất. Trong năm qua, với việc khởi công đóng mới các sản phẩm như cửa Ụ khô 01, sà lan đa năng 18.000 tấn, tàu chở dầu thô trọng tải 104.000 DWT, tàu lai 2x1200HP và các sản phẩm phụ khác; tiến hành xây dựng các hạng mục của dự án "dây chuyền sản xuất tổng đọan". Năm 2006, giá trị tổng sản lượng của Công ty đạt 85 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 70 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 1000 lao động với mức bình quân thu nhập từ 1,1 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng.

    Trong năm 2007, Công ty TNHH một thành viên CNTT Dung Quất phấn đấu đạt giá trị tổng sản lượng 800 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 700 tỷ đồng. Công ty tiếp tục thực hiện các dự án đã khởi công trong năm 2006 và triển khai đóng mới các sản phẩm như tàu chở dầu 115.000 DWT số 02; tàu hàng 54.000T; tàu chở dầu loại Aframax; cửa Ụ khô số 02; tàu lai 2x1200HP; dự kiến giải quyết việc làm cho gần 3000 lao động.

    Phát biểu tại nhà máy đóng tàu Dung Quất, ************* ***************** khẳng định trong thời gian qua ngành đóng tàu nước ta đã phát triển rất nhanh, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Tập đoàn CNTT Việt Nam. ************* nhấn mạnh trong hoạt động của Tập Đoàn CNTT Việt Nam bên cạnh việc đóng những chiếc tàu có trọng tải lớn, nên nghiên cứu đóng những con tàu có khả năng chịu đựng sóng to gió lớn cho ngư dân nhằm hạn chế những thiệt hại về người và tài sản khi gặp bão, đồng thời góp phần đưa ngành thủy sản của ta vươn lên một tầm cao mới.


    Nói chuyện với công nhân nhà máy đóng tàu Dung Quất, ************* lưu ý đội ngũ công nhân nhà máy phải không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao trình độ để từng bước đảm nhiệm những công đoạn quan trọng của nhà máy. Chủ tịch chỉ rõ: chúng ta sẽ rất tự hào khi những con tàu lớn mang thương hiệu "made in Việt Nam" vươn ra hoạt động tốt trên thế giới.

    Tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, sau khi nghe báo cáo tiến độ thi công các công trình nhà máy, ************* ***************** khẳng định: trong thời gian tới tỉnh Quảng Ngãi có thể phát triển vượt bậc khi nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thành. Nói chuyện cùng lãnh đạo BQL dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, chuyên gia, công nhân đang thi công tại công trường, ************* nhấn mạnh: đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là niềm tin yêu, hy vọng của nhân dân cả nước, đặc biệt với nhân dân Quảng Ngãi và khẳng định: Đảng và Nhà nước quyết tâm xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất để phát triển nền kinh tế khu vực miền Trung và tỉnh Quảng Ngãi. ************* chỉ đạo chất lượng, an toàn, đúng tiến độ là những điều quan trọng nhất đối với các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Thanh tra 56 cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 54 trường hợp vi phạm ​
    Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, trong năm 2006 sau khi tiến hành 04 đợt thanh tra đột xuất tại 56 của hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh, đã phát hiện được 54 trường hợp vi phạm. Phần lớn nội dung vi phạm của các cửa hàng này được kết luận là không đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV. Căn cứ vào tính chất vá mức độ vi phạm, thanh tra đã xử phạt cảnh cáo 32 trường hợp; phạt tiền 22 trường hợp với số tiền 4,2 triệu đồng.

    Thanh tra Chi cục cũng đã tiến hành thanh tra về việc sử dụng thuốc BVTV đối với một số hộ nông dân trồng rau ở các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn và TP. Quảng Ngãi. Qua kiểm tra 95 hộ nông dân đã phát hiện được 68 trường hợp vi phạm sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật như: dùng quá liều lượng; không đảm bảo thời gian cách ly; bao bì, vỏ chai thuốc sâu sử dụng xong vứt bỏ trên đồng ruộng,? Thanh tra đã nhắc nhở 68 trường hợp vi phạm và phổ biến cho nông dân biết các quy định về sử dụng và các hình thức xử lý vi phạm đối với việc sử dụng thuốc BVTV, để từng bước làm cho người dân ý thức được với trách nhiệm của chính mình đối với cộng đồng khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khánh thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm: ?oĐiểm hội tụ của những trái tim?
     

    [​IMG]




    Sáng nay 20-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ khánh thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi. Đến dự có các đồng chí: ***************** - ************* Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Quốc Triệu - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Nguyễn Thành Tài - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh,  lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và đại diện báo Tuổi Trẻ. Bà Doãn Ngọc Trâm mẹ Anh hùng, Liệt sỹ, Bác sỹ Đặng Thùy Trâm cũng đến dự.
     
    ************* *****************, bà Trần Thị Trung Chiến, bà Doãn Ngọc Trâm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Huế cùng ông Lê Hoàn - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đã cắt băng khánh thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm trước sự chứng kiến và chia vui của hàng ngàn người dân huyện Đức Phổ.
     
    [​IMG]
    ************* ***************** và bà Doãn Ngọc Trâm trồng cây lưu niệm tại Bệnh xá
     
    Phát biểu tại buổi lễ, ************* đã bày tỏ vui mừng khi về dự khánh thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm. ************* nói ?oĐây không chỉ là bệnh xá mà là điểm hội tụ của những trái tim, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó luôn vẫy gọi, nhắc nhở chúng ta?.
     
    Tận mắt chứng kiến những con người, những đồng đội và mảnh đất xã Phổ Cường nơi chị Trâm đã sống, làm việc, chiến đấu và hy sinh, ************* khẳng định Quảng Ngãi là mảnh đất gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, nhân dân tuy nghèo tiền bạc nhưng lại rất giàu lòng nhân ái và Cách mạng.
     
    ************* cũng nêu lên những bài học mà thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần noi gương chị Đặng Thùy Trâm, đó là tinh thần tự tìm tòi học tập, nghiên cứu để phục vụ công việc; tinh thần tận tụy công tác, không nề hà bất cứ việc gì; tinh thần tiến công cách mạng, gặp khó khăn không lùi bước; tinh thần tương thân, tương ái sẵn sàng hi sinh để giúp mọi người.
     
    [​IMG]
    Toàn cảnh Bệnh xá Đặng Thùy Trâm vào ban đêm. Ảnh Tuổi Trẻ
     
    Có mặt tại buổi lễ, Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến nói ?oChị Trâm đã nêu tấm gương sáng ?oThầy thuốc như mẹ hiền?; chăm sóc tận tình cho thương binh, động viên họ cùng vượt qua thử thách của thương tật; sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ người bệnh, bảo vệ nhân dân?. Bộ trưởng cũng nhắc nhở các cán bộ, nhân viên trong ngành y tế tích cực học tập tấm gương sáng của chị Đặng Thùy Trâm, đặc biệt là tinh thần vì người bệnh để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
     
    Đại diện cho nhân dân tỉnh nhà, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Huế đã bày tỏ lòng cảm ơn Ban biên tập và bạn đọc báo Tuổi Trẻ, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đóng góp về tài chính, vật liệu và trang thiết bị, dụng cụ y tế để xây dựng và hoàn thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm để hôm nay bệnh xá được chính thức đi vào hoạt động.
                                                                                             
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tiếp lửa cho thế hệ trẻ từ tấm gương Anh hùng, liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm 

    [​IMG]




    Bên lề buổi lễ khánh thành Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm sáng ngày 20-12, chúng tôi đã có ghi nhanh ý kiến của ************* *****************, Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh về chương trình phát động tiếp lửa cho thế hệ trẻ noi gương Anh hùng, liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm.
     
    ************* *****************:
     
    "Chúng ta học tập từ Đặng Thuỳ Trâm về tinh thần học tập, tìm tòi học tập, học tập trong mưa bom, bão đạn để có trình độ phục vụ tốt hơn. Chúng ta học tập ở Chị tinh thần tận tuỵ trong công tác, không nề hà bất cứ việc gì. Là một một Bác sỹ nhưng Chị đã sẵn sàng khiêng thương, tải gạo, xây dựng căn cứ và làm cả chức năng của người hộ lý. Chúng ta học tập ở Chị tinh thần tiến công cách mạng, gặp khó khăn không bao giờ lùi bước, tìm cách vượt qua và đã chiến thắng. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, Chị đã sẵn sàng tiến lên phía trước để giúp đỡ, cứu nguy cho đồng đội. Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là điểm hội tụ của trái tim, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó luôn vẫy gọi, nhắc nhở và thúc dục chúng ta... hành động hướng về lý tưởng cao đẹp.?
       
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế: 
     
    ?oGương sáng của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm ngày hôm nay đặt ra cho mỗi chúng ta những vấn đề cấp thiết về trách nhiệm phải giữ gìn, tôn trọng sự hy sinh, cống hiến quên mình của các thế hệ cha anh. Noi theo gương sáng của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, Quảng Ngãi đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, đạo lý cho thanh niên ngày nay- những người được sinh ra và lớn lên trong hoà bình. Nhất là việc xác định cho tuổi trẻ hôm nay trách nhiệm, động cơ phấn đấu, sự cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc. Từ tấm gương sáng ngời của chị Đặng Thuỳ Trâm, Quảng kêu gọi thế hệ thanh niên hôm nay cùng quyết tâm dẹp bỏ chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, ích kỷ để tìm đến sự cao đẹp của tinh thần tương thân tương ái, sống vì mọi người?
     
                                [​IMG]
     
    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài:
     
    ?oThành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cuộc vận động, đặc biệt là phong trào để giáo dục truyền thống trong thanh niên. Qua tấm gương của Đặng Thuỳ Trâm, thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện để giới thiệu lý tưởng qua những sự việc cụ thể ở một con người tiêu biểu là Đặng Thuỳ Trâm. Anh hùng Bác sỹ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã thay mặt cho một thế hệ lúc bấy giờ sống và chiến đấu hết sức anh dũng, đây sẽ là sự tiếp nối, thắp lên ngọn lửa cho tuổi trẻ của chúng ta hôm nay. Qua đó, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cuộc vận động để học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành những tấm gương hy sinh và dũng cảm biết sống vì mọi người và cộng đồng. Điều này sẽ tạo động lực cho công cuộc phát triển thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và góp phần cho công cuộc phát triển xây dựng đất nước nói chung?.
            
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu:
     
    ?oThủ đô Hà Nội là quê hương của phong trào ?oba sẵn sàng?, Bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm cũng như hàng vạn thanh niên Hà Nội trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã lên đường chống xâm lược. Phát huy tinh thần cách mạng của Bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm, Thủ đô Hà Nội đã phát động trong thanh niên, trong sinh viên tinh thần khắc phục khó khăn. Đặc biệt, trong năm 2007, kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ, thanh niên Hà Nội sẽ đi đầu trong việc đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách. Trong thanh niên, sinh viên đẩy mạnh phong trào học tập, trong thanh niên của ngành y tế phát huy tinh thần ?olương y như từ mẫu?. Thành đoàn Hà Nội đã phát động nhiều cuộc thi tìm hiểu cũng như những sáng kiến, học tập tinh thần vượt khó của Bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm trong xây dựng cuộc sống mới ở thủ đô Hà Nội, hướng tới ngàn năm Thăng Long Hà Nội  văn minh, thanh lịch?
                                                                                                   
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quỹ VNHELP tặng xe lăn cho người khuyết tật 

    [​IMG]

    Ảnh minh họa


    Vừa qua, Quỹ Y tế - Giáo dục ?" Văn hóa Việt Nam (VNHELP) phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi tổ chức trao 100 chiếc xe lăn cho người khuyết tật, mỗi chiếc xe có trị giá khoảng 300 đô la Mỹ.
     
    Ngoài ra, Quỹ VNHELP còn xúc tiến dự án xây dựng Nhà nuôi dưỡng 40 trẻ mồ côi và 20 người già không nơi nương tựa với tổng trị giá 700.000 đô la Mỹ.
     
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ứng vốn Kho bạc Nhà nước 150 tỷ đồng
    Nghị quyết số 54/2006/NQ-HĐND ngày 12/12/2006 của HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 11 về nhiệm vụ năm 2007 đã khẳng định việc cho Ngân sách địa phương năm 2007 tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước 150 tỷ đồng để bổ sung cân cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó phân bổ cho trả nợ các công trình hoàn thành năm 2006 là 17,13 tỷ; bố trí các dự án chuyển tiếp 100,3 tỷ; bố trí các dự án khởi công mới 32,5 tỷ đồng.           
     
    Theo báo cáo của UBND tỉnh về kế hoạch XDCB năm 2007, nhu cầu vốn tối thiểu là 245,87 tỷ, trong khi nguồn cấn đối của ngân sách địa phương bố trí 199,62 tỷ trong đó tập trung trả nợ vay các năm trước 128,75 tỷ, phần còn lại đưa vào cân đối năm 2007 chỉ còn 55,87 tỷ. Do đó việc ứng vốn Kho bạc nhà nước là cần thiết. Cùng với dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu ngân sách địa phương 40 tỷ nguồn vốn đã đảm bảo cơ bản cho nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tịnh Kỳ: Chìm thuyền bắt tôm nhí, 4 ngư dân thoát nạn 

    [​IMG]

    Ảnh minh họa


    Sáng ngày 19 tháng 12, tại cửa biển Sa Kỳ, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh đã xảy ra vụ chìm thuyền, 4 ngư dân may mắn thoát chết. Thuyền bị nạn có công suất 33 CV do ông Nguyễn Tấn Sết, còn gọi là Dũng ở xóm Vĩnh Bình, thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ làm chủ. Sau một đêm đánh bắt tôm nhí, ông Sết đưa thuyền vào bến nhưng do gió to, sóng lớn, chân vịt lại bí vướng dây neo nên thuyền không vào cửa Sa Kỳ được liền bị sóng biển đánh chìm, gây hư hại hoàn toàn.
     
    Trước đó, vào ngày 16.12, thuyền ông Nguyễn Dũng, người cùng thôn cũng bị sóng biển đánh chìm do trên đường đi khai thác tôm nhí trở về, 4 ngư dân trên thuyền này cũng đều thoát nạn. Như vậy đến nay xã Tịnh Kỳ đã có 3 thuyền chuyên nghề đánh bắt tôm nhí bị chìm tại cửa biển Sa Kỳ và hầu hết họ đều không chấp hành qui định cấm tàu thuyền ra khơi khi biển động.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nỗi khó Trà Sơn  

    [​IMG]

    Khu tái định cư của đồng bào Kor ở thôn Kà Tinh, xã Trà Sơn (Trà Bồng).


    Chủ tịch UBND xã Trà Sơn (huyện Trà Bồng) Đinh Văn Phú nói chắc nịch: "Bây giờ xã tui thì không còn ai đói, nhưng nghèo thì nhiều lắm. Thôn nào ít nhất cũng gần 70% hộ nghèo. Mà nói ở bàn giấy, nhìn ở "mặt tiền" dọc đường nhựa thì chẳng ai biết đâu, phải đi vào sâu trong làng ấy?". Thế rồi anh rủ tôi muốn chứng kiến cái khó của Trà Sơn, thì đi theo anh một chuyến cho biết?
     
    THIẾU ĂN, LÚA GIỐNG CHẲNG CHỪA
    Vượt qua con dốc đá lởm chởm, vài mươi phút sau làng tái định cư của thôn Kà Tinh, xã Trà Sơn hiện ra trước mắt tôi. Nhìn hàng chục mái nhà nằm san sát như? phố, tôi không dám nghĩ nơi này là đất nghèo. Anh Phú nói như giải thích: "Thấy "cáu" vậy đó, nhưng bụng phía trong "rỗng" lắm, có hơn 94% hộ nghèo. Bà con xây dựng được nhà nhờ kinh phí di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở núi và Chương trình 134. Nếu chẳng có nguồn kinh phí này thì lấy đâu ra nhà ngói!". Bước vào nhà của một gia đình người Kor tên Liên, và trò chuyện với gia chủ và xóm giềng tới chơi tôi được biết, năm nay mùa màng thất bát, nên nhà nào cũng thiếu ăn. Quan sát xung quanh tôi thấy phía góc nhà anh Liên có mấy bao lúa nhỏ, mới buột miệng hỏi: Còn lúa kia là thế nào? Chủ nhà Liên nói: "Hết gạo ăn, nên ai cũng dựa vào củ mì thôi. Còn lúa đó là lúa rẫy để làm giống, nhưng cũng là để? ăn". 
    Có thể với vùng đồng bằng, ngay cả lúa giống cũng chẳng? chừa là điều lạ. Còn ở đây, năm nào cũng vậy, cứ hết gạo ăn, bà con lại xoay qua vay các quán, thực hiện chính sách "ăn trước trả sau", đến khi mua nhiều quá rồi, thấy ngại thì mang lúa giống ra để ăn. Cả làng đều thế, dù trong thâm tâm họ không muốn. Nhưng vì "cái bụng không có cơm thì lúa giống để đó làm gì!".  Và thực tế khát vọng đủ cái ăn coi như là giấc mơ (bởi cả làng chẳng có mấy người có ruộng lúa nước), nên nhà nào cũng làm thêm lúa rẫy. Nhà ít thì tỉa 3 - 4 ang giống, nhiều thì đến 5 - 6 ang, nhưng lúa rẫy thì lấy đâu ra năng suất cao, nên những tháng giáp hạt bà con lại quẩn quanh với nỗi lo thiếu trước hụt sau. Tôi còn biết được, vào mùa này, hầu như cả làng chẳng biết làm gì ra tiền nếu không đi trồng rừng cho các lâm trường. Cứ mỗi hécta, lâm trường giao cho phát dọn và trồng cây xuống là hưởng được tiền công 1-1,3 triệu đồng. Anh Phú nói nhỏ: "Năm nay còn lúa là mừng rồi, chứ chừng này năm ngoái lên thì chẳng ai còn lúa dự trữ trong nhà?".
     
    NHÌN ĐÂU CŨNG KHÓ?
    Chủ tịch xã đinh Văn Phú bảo: Xã Trà Sơn có 909 hộ, 4.226 khẩu. Năm 2006, xã hoàn thành được chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo (55 hộ). So với đầu năm tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 93,9% xuống còn 87,8% (còn lại 778 hộ nghèo). Nếu so với những năm trước thì hộ nghèo đã giảm đi rất đáng kể, nhưng nhìn lại thì tỷ lệ đói nghèo còn quá cao. Xã có 7 thôn, thì thôn ít nghèo nhất là thôn Trung (68,8% hộ nghèo), còn hầu hết tỷ lệ hộ nghèo đều trên 90%, cá biệt có thôn Tây thì 100% hộ đều nghèo. Anh Phú cho rằng không thể không nghèo, vì "đụng cái gì xã cũng khó cả". Trong sản xuất nông nghiệp xã chỉ có 120 ha, loay hoay với 2 vụ sản xuất, nhưng năng suất năm nay thuộc diện cao cũng chỉ ở mức 29 tạ/ha vụ đông - xuân và 25 tạ/ha vụ hè - thu. Cái cốt yếu để đưa năng suất lên là phụ thuộc vào phân bón và nước. Hiện nay đồng bào đã ý thức được việc bón phân cho lúa, nhưng còn nước thì chẳng biết nhìn đâu, năm nào cũng rơi vào cảnh thiếu nước tưới cho lúa. Điều đáng nói nữa là, muốn khai hoang mở rộng diện tích cây lúa nước, xã cũng chưa làm được. Bởi phần thì khai hoang xuống là gặp đá sỏi, phần thì đụng phải đất đai do lâm trường quản lý. Do vậy trong 7 thôn của xã, chỉ có 3 thôn (Sơn Bàn, Sơn Thành và thôn Đông) là có đất ruộng và một số ít hộ ở thôn Bắc; 3 thôn còn lại thì chẳng thôn nào có ruộng.
     
    Đường giao thông khó khăn cũng không thua kém gì. Hiện nay nhiều thôn trong xã không có đường cho cả xe máy đi, còn khoảng cách giữa các thôn với nhau, gần thì 2 km, xa thì hơn 7 km đường đi bộ. Điển hình như muốn đến làng Hót (thôn Tây), phải đến trung tâm xã Trà Lâm, sau đó bỏ xe máy đi bộ khoảng 2 giờ mới đến nơi. Hay như ở làng Nổi, tuy giáp giới nhưng đi còn xa hơn xã Trà Nham (Tây Trà)ø: Mất cả buổi đi bộ mới đến được, trên đường đi phải chui qua những lối mòn và tán rừng rậm rạp.  Anh Phú bảo: Muốn cấp cái gì cho bà con ở làng Nổi là phải thông báo trước 3 ngày. Hiện ở làng này cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếu.
     
    Những năm qua Nhà nước đã đầu tư rất nhiều công trình cho xã Trà Sơn. Gần nhất là trong năm nay, dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng đã đầu tư 700 triệu đồng, hoàn thành việc xây dựng nâng cấp, cải tạo đường mòn ở 2 tuyến đường tổ 6 thôn Bắc và tổ 1, 2 ở thôn Tây; Chương trình 135 xây dựng nối tiếp đường từ thôn Bắc - thôn Tây, với kinh phí hơn 669 triệu đồng; bêtông hoá tuyến đường từ Tỉnh lộ 622 - thôn Trung dài 443m và nhiều dự án nhỏ khác như: Hệ thống cấp nước ở thôn Đông, Nhà văn hoá xã... Lãnh đạo xã Trà Sơn cho rằng, muốn phát triển kinh tế - xã hội, xã phải đẩy mạnh phát triển trồng cây nguyên liệu giấy, phát triển rừng theo hướng nông - lâm kết hợp; khai hoang thêm đất sản xuất; đẩy mạnh chăn nuôi? Tuy nhiên tất cả phải phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của các cấp. Và, ngoài sự nỗ lực của địa phương thì xã Trà Sơn rất cần Nhà nước hỗ trợ thêm cây - con giống có năng suất cao để đưa vào sản xuất; thu hồi đất của các lâm trường để giao lại cho nhân dân quản lý sử dụng. Có như vậy, xã Trà Sơn mới mau chóng thoát nghèo, vươn lên phát triển mạnh kinh tế - xã hội trong những năm sau này.
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Động lực cho miền núi xoá đói giảm nghèo  
    [​IMG]

    Rừng keo 5 năm tuổi ở xã Trà Thuỷ (Trà Bồng).


    Những năm qua, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình 135, Chương trình 134, dự án trung tâm cụm xã, chính sách trợ giá, trợ cước, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc khó khăn? đã giúp cho các địa phương miền núi đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo. Và từ đầu năm 2006 đến nay, các chính sách này đã góp phần giúp cho 6 huyện miền núi của tỉnh ta giảm được 3.157 hộ nghèo.
     
    Có thể nói, các chính sách đầu tư ưu đãi của Nhà nước đã hỗ trợ có tính nền tảng cho các huyện miền núi (công trình giao thông, thuỷ lợi, các chương trình hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; trợ giá và trợ cước vận chuyển, các mặt hàng cấp không thu tiền cho đồng bào). Điển hình như Chương trình 135, trong năm 2006 tỉnh ta có mức đầu tư chủ yếu vào ba lĩnh vực: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; dự án trung tâm cụm xã và dự án đào tạo cán bộ xã, thôn nghèo. Trong đó nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng có tổng kinh phí đầu tư 32.740 triệu đồng, xây dựng 69 công trình ở 43 xã đặc biệt khó khăn (9 công trình chuyển tiếp và 60 công trình mới). Đó là 23 công trình giao thông, 11 công trình thuỷ lợi, 9 công trình nước sinh hoạt, 12 công trình trường học và các công trình khác như: Khai hoang đất sản xuất, điện thắp sáng và công trình về lĩnh vực y tế. Đến nay cùng với các công trình chuyển tiếp thì 38 công trình xây dựng mới năm 2006 đã hoàn thành, được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Theo Ban Dân tộc - Miền núi tỉnh, thì trong năm 2006 Trung ương không thông báo vốn về Chương trình Trung tâm cụm xã, nhưng ở 8 trung tâm cụm xã của tỉnh vẫn tiếp tục thi công các công trình chuyển tiếp của năm 2005, hiện cũng đã xây dựng hoàn thành, bàn giao lại cho các xã quản lý, sử dụng. Tỉnh còn bố trí 1.200 triệu đồng và Ban Dân tộc - Miền núi đã ký hợp đồng với các đơn vị, để đào tạo cán bộ các xã, thôn nghèo, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở, để họ tham gia tốt hơn vào việc giám sát những công trình đầu tư, cách tiếp cận, tuyên truyền về những cung cách làm ăn mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình.
     
    Không dừng lại ở các dự án đầu tư nói trên, trong năm qua tỉnh còn hỗ trợ các địa phương miền núi về chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng như: Muối iốt (với khối lượng hơn 978 tấn); dầu lửa (gần 56 tấn); giống lúa, ngô (305 tấn); giống cá nước ngọt (249,388 tấn) và phân hoá học (hơn 3.675,53 tấn); trợ cước vận chuyển 6.650 tấn mì, 81.682 tấn mía; hay cấp không thu tiền 765,33 tấn muối iốt? Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư kinh phí 670 triệu đồng để xây dựng 5 trạm truyền thanh không dây ở các xã: Trà Thanh, Trà Nham, Trà Khê, Trà Quân và thôn Trà Bung (xã Trà Phong) và dự kiến cuối năm 2006 sẽ nghiệm thu, góp phần giải quyết khâu "đói" thông tin cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn này của huyện Tây Trà. Điều đáng nói nữa là, xưa nay đồng bào dân tộc ở các huyện miền núi vốn ít tiếp cận với các mô hình trồng trọt, chăn nuôi vốn là thế mạnh và phù hợp với điều kiện địa phương mình, nhưng họ vẫn chưa nhận ra được. Bên cạnh đó, ở một số nơi, đôi khi đồng bào nhận ra được, nhưng lại thiếu vốn đầu tư. Vì thế việc xây dựng các mô hình và hỗ trợ kinh phí, các loại giống cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất, chăn nuôi để đồng bào, thấy được hiệu quả và thực hiện theo là hết sức cần thiết. Và để giải quyết, đáp ứng được vấn đề bức xúc trên, đã có nguồn kinh phí từ chính sách hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn. Từ đầu năm đến nay, nguồn kinh phí này (750 triệu đồng) đã giúp cho 618 hộ đồng bào khó khăn của 6 huyện miền núi được tập huấn kỹ thuật và trồng 29,2 ha cau, 90 ha keo lai, hơn 47 ha mây nước; 173 hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí trồng 3,3 ha cây dó bầu và 37 con bò cái giống.
     
    Kết quả từ đầu năm đến nay, 6 huyện miền núi đã gieo trồng được hơn 18.000 ha cây lương thực có hạt, sản lượng qui thóc đạt 57.031 tấn (tăng 3.194  tấn so với cùng kỳ năm 2005). Trong chăn nuôi, mặc dù gặp khó khăn về các bệnh dịch ở gia súc, gia cầm, nhưng nhờ tích cực phòng chống dịch bệnh, nên đàn gia súc, gia cầm ở các địa phương miền núi vẫn giữ được ổn định. Do đó, gần một năm qua hộ nghèo ở 6 huyện miền núi của tỉnh đã giảm từ 31.768 hộ xuống còn 28.611 hộ (đầu năm 2006, tỷ lệ hộä nghèo là 74,95%, cuối tháng 11/2006: còn 65,88%). Trong đó những huyện có số  hộ giảm nghèo đáng kể nhất là Ba Tơ: 1.026 hộ; Sơn Hà: 877 hộ; Trà Bồng: 689 hộ, Minh Long (239 hộ), Tây Trà (182 hộ), Sơn Tây (134 hộ).
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khắc phục khó khăn đưa tỉnh nhà phát triển 
     


    [​IMG]




    Chiều 20-12, ************* ***************** cùng các Bộ, ngành TW đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Lãnh đạo Tỉnh ủy đã báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi với ************* và các Bộ, ngành TW. Theo đó, GDP bình quân của Quảng Ngãi giai đoạn 2001-2005 tăng từ 8%-11,7%; cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm ngư, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng.
     
    Trong năm 2006, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 12,3%, đạt mức cao nhất trong thời gian qua; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 4,3%; công nghiệp - xây dựng tăng 25,7%; dịch vụ tăng 11,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 41,5 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 925 tỷ đồng, tăng 74,8% so với năm 2005.
     
    Năm 2007, tỉnh ta phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GDP) từ 13%-145; giá trị sản xuất - công nghiệp dịch vụ tăng từ 26%-27%; nông - lâm - ngư - nghiệp tăng từ 4,5%-5%; dịch vụ tăng từ 11%-12%.
     
    ************* ghi nhận những kết quả đã đạt được của tỉnh. Tuy nhiên, Chủ tịch cũng lưu ý tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều khó khăn, vẫn còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người của địa phương so với cả nước còn thấp; thu ngân sách chưa đủ chi; CSHT yếu kém, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn và miền núi, đời sống của các hộ đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (25,44%), gấp 1,5 lần so với tỷ lệ hộ nghèo cả nước theo chuẩn mới. ************* nói ra điều này không phải phê phán mà là để địa phương nhìn thấy, TW nhìn thấy, cả nước nhìn thấy cùng chung tay khắc phục khó khăn, tồn tại và vướng mắc để đưa Quảng Ngãi phát triển. ************* nhấn mạnh: muốn làm được điều đó, Quảng Ngãi cần nhanh chóng đẩy mạnh, hoàn thiện cải cách hành chính; có chính sách giải tỏa đền bù hợp lý, thỏa đáng cho người dân trong vùng giải tỏa; gắn đời sống của nhân dân địa phương với sự phát triển của địa phương tạo ra cho họ điều kiện sống mới, làm việc mới đầy đủ hơn. Đặc biệt, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng một bộ phận con em đồng bào dân tộc, đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao tại chỗ. Ngoài ra, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi cần định hình cho rõ, trồng cây gì, nuôi con gì để đầu tư kinh phí, nhân lực và khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân. Chủ tịch chỉ rõ: nhân tố hết sức quan trọng để đưa Quảng Ngãi phát triển là cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân lực, không chỉ là công nhân kỹ thuật mà cần quan tâm trung đào tạo nguồn nhân lực toàn diện, cả về số lượng và chất lượng, bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến vấn đề đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân. Để làm việc này, theo ************* cần phải xã hội hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực,...
     

Chia sẻ trang này