1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Làng hoa Nghĩa Hà: Đến hẹn lại lên ​
    Tuy không nổi tiếng như các làng hoa ở Đà Lạt, SaPa, Hà Nội nhưng làng hoa Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đến hẹn lại lên, năm nay, làng hoa Nghĩa Hà đang hứa hẹn một mùa ?bội thu.

    Những năm gần đây, ?o thương hiệu? hoa Nghĩa Hà đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Cuộc sống của người trồng hoa nhờ thế được nâng lên. Theo nhận định của nhiều người trồng hoa nơi đây, năm nay, thời tiết rất thuận lợi cho cây hoa phát triển, hứa hẹn một mùa ?bội thu.

    Nói về hoa Nghĩa Hà, phải kể đến anh Phạm Tấn Lành, một trong những người đầu tiên ?o khai sinh? cho làng hoa này. Chuyện là: trước đây, khi vào Đà Lạt mưu sinh, nhận thấy nhiều người có cuộc sống khấm khá nhờ thu nhập từ cây hoa, anh Lành bắt đầu mày mò học hỏi kỹ thuật gieo trồng, chăm bón các loại hoa, với hy vọng phát triển một vườn hoa ở vùng đất quê nhà. Và, trong vô vàn hoa Đà Lạt, anh đã ?o bén duyên? cùng giống hoa lay ơn- một giống hoa xuất xứ từ nước Pháp.

    Ban đầu, anh Lành chỉ trồng thử vài luống hoa lay-ơn trong vườn để thoả mãn nỗi đam mê. Dần dà, nhận thấy giống hoa lay ơn ngày càng thu hút được nhiều người tiêu dùng trong mỗi dịp Tết âm lịch, anh mạnh dạn đầu tư kinh phí, mở rộng diện tích trồng hoa. Từ bấy đến nay, đã ngót nghét 15 năm. Nhờ trồng hoa, cuộc sống của gia đình anh ngày càng khấm khá. Các con anh có điều kiện học hành đến nơi, đến chốn. Anh Lành cho biết, những năm gần đây, ngoài giống hoa lay ơn, anh còn trồng thêm hoa cúc inđônêsia, cúc đất để bán trong mỗi dịp xuân về. Vụ hoa năm nay, với 3,5 sào đất, anh trồng khoảng 25.000 gốc hoa các loại. Anh nhận định, so với các năm trước, năm nay khí hậu rất phù hợp để cây hoa nơi đây phát triển. Với 3,5 sào đất trồng hoa, nếu được giá, ít nhất anh cũng thu lãi trên dưới 20 triệu đồng.

    Bắt đầu từ anh Lành, hiện nay ở xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa có gần 60 hộ trồng hoa. Và một điều đáng mừng là người trồng hoa nơi đây chưa năm nào chịu cảnh thất thu. Ông Hồ Ngàn, một người trồng hoa lý giải, mặc dù người trồng hoa ở xã Nghĩa Hà học hỏi kỹ thuật gieo trồng, chăm bón hoa từ những người trồng hoa ở Đà Lạt nhưng mỗi khi Tết đến, người tiêu dùng trong tỉnh vẫn chuộng hoa Nghĩa Hà hơn hoa Đà Lạt. Bởi lẽ, khi hoa Đà Lạt được vận chuyển về thị trường trong tỉnh thì phải qua tay nhiều đầu nậu nên thường bị dập cành, tróc phấn. Do vậy, khó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Trong khi đó, hoa Nghĩa Hà chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh nên đã khắc phục được những nhược điểm này.

    Dạo quanh làng hoa Nghĩa Hà, một điều dễ nhận thấy là, giống hoa ?ochủ lực?ở làng hoa này là hoa lay ơn và hoa cúc indônêsia. Chỉ riêng hoa lay ơn cũng đã có rất nhiều chủng loại với hàng chục màu sắc khác nhau. Còn nhớ, những ngày giáp Tết ngoái, khi đến làng hoa Nghĩa Hà, tôi đã choáng ngợp trước sắc hoa lay ơn nơi đây. Nào là tím cẩm, hồng cẩm, vàng lưỡi hổ, đỏ mật, đỏ tigô, tím Huế, boọc đô Pháp?.v.v.

    Từ nghề ?o vừa làm vừa chơi? trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính trong mỗi dịp Tết nên Phạm Tấn Lành đã tích luỹ được những kinh nghiệm đáng quý mà không phải người trồng hoa nào cũng am tường. Anh bộc bạch, đối với hoa lay ơn, thường thì trung tuần tháng 10 âm lịch là thời điểm xuống giống thích hợp nhất. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện khí hậu mà người trồng hoa có thể xuống giống sớm hoặc trễ vài ngày. Năm nay, do ảnh hưởng của Elnino nên lượng mưa rất thích hợp cho cây hoa phát triển. Đến thời điểm này, hầu hết các vườn hoa ở Nghĩa Hà đều phát triển tốt, rất có khả năng sẽ nở đều trong những ngày giáp Tết. Anh Lành còn cho biết thêm, những năm gần đây, trước Tết Nguyên đán, một số tư thương ở tỉnh Ninh Bình, Nam Định đã tìm đến gia đình anh để ?o đặt hàng? và vận chuyển về tiêu thụ ở thị trường phía Bắc. Anh hy vọng, với sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, những năm tiếp theo, nhu cầu tiêu thụ hoa ở tỉnh ta sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho hoa Nghĩa Hoà tiếp tục ?o lên ngôi?.

    Đây cũng chính là mơ ước của người trồng hoa ở làng hoa nằm bên bờ Nam sông Trà Khúc.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tạo mọi điều kiện thuận lợi thực hiện dự án đầu tư xây dựng siêu thị Co.op Mart
    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng siêu thị Co.op Mart (siêu thị tổng hợp) tại Bến xe vận tải nhẹ thuộc phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi do Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh đầu tư, UBND tỉnh đã thống nhất di chuyển bãi trung chuyển rác, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh mở rộng diện tích xây dựng theo dự kiến.

    Đồng thời UBND tỉnh cũng đồng ý việc Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh được tăng mật độ xây dựng tối đa từ 60% lên 80% đối với dự án đầu tư xây dựng siêu thị tổng hợp tại thành phố Quảng Ngãi; chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất và mong muốn Liên hiệp HTX sẽ tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là ở Khu kinh tế Dung Quất.

    UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Quảng Ngãi lập dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nội bộ xung quanh khu vực xây dựng siêu thị, đường Lê Khiết (có mở rộng) nhằm thực hiện đồng bộ với tiến độ xây dựng siêu thị của Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội Hội nghị triển khai công tác năm 2007 ​
    Sáng 31.01.2007, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007.

    Báo cáo của ông Cao Bá Chiến ?" Giám đốc Sở cho thấy, trong năm qua, ngành Lao động ?" Thương binh và Xã hội đã chủ động triển khai thực hiện kế hoạch UBND tỉnh giao ngay từ đầu năm bằng những giải pháp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nên hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm trước, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Năm 2006, toàn tỉnh đã giải quyết cho 320 lao động đi làm việc tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan; giới thiệu việc làm trong nước cho 269 lao động và tư vấn việc làm cho hơn 3.000 lượt người; phân bổ nguồn vốn vay của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho các huyện, thành phố với số tiền gần 10 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5.850 lao động; đồng thời thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 32.600 lao động, đạt 101,8% kế hoạch tỉnh giao, trong đó số lao động có việc làm mới ước tính khoảng 15.000 lao động,? Về công tác đào tạo nghề, trong năm 2006 đã tuyển sinh 1.450 học sinh học nghề dài hạn, 4.785 học sinh học nghề ngắn hạn; Trung tâm dạy nghề (đơn vị trực thuộc Sở) tổ chức khai giảng lớp dạy nghề cho 267 học viên, trong đó có 70 học viên là người tàn tật. Đối với công tác chính sách Thương binh - liệt sĩ và người có công, nhân dịp Tết Nguyên đán và kỷ niệm 59 năm ngày thương binh liệt sỹ, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh trích ngân sách hơn 7,7 tỷ đồng cùng với quà của ************* 536 triệu đồng để trợ cấp, thăm và tặng quà cho hơn 59.000 đối tượng chính sách và các đơn vị trong tỉnh; hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ đề nghị ************* truy tặng, phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng đợt 10 cho 80 trường hợp. Về công tác bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, trong năm 2006, ngành đã tổ chức thực hiện cấp phát kịp thời 100 tấn gạo cho 3.600 hộ thuộc 7 huyện miền núi và hải đảo, tổ chức kiểm tra tình hình thiếu đói giáp hạt ở các huyện trong tỉnh và trình UBND tỉnh phương án cứu đói giáp hạt cho 17.150 hộ/43.642 khẩu với kinh phí hơn 2,214 tỷ đồng; đồng thời tổ chức cấp phát 1.400 tấn gạo cứu trợ cho 29.496 hộ/69.366 nhân khẩu thiếu lương thực và bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ,?

    Hội nghị đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của ngành trong của năm 2007 gồm các công tác như quản lý lao động - việc làm, quản lý đào tạo nghề, thương binh liệt sỹ, người có công, công tác bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội,?Hội nghị cũng xác định một số giải pháp chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ trên như khuyến khích khôi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống kết hợp với việc thu hút các nhà đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, làng nghề trong tỉnh nhằm tạo được việc làm tại chỗ cho người lao động; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xuất khẩu lao động giai đọan 2006-2010; triển khai thực hiện Đề án ?oĐào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi và Khu kinh tế Dung Quất?; tiếp tục thực hiện tốt Đề án hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình có công cách mạng và hộ nghèo giai đoạn 2006-2010; và các chương trìnhviệc làm tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 ?" 2010, chương trình giảm nghèo 2006-2010; tăng cường tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về mục tiêu giảm nghèo và các chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hội Phụ nữ ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy ​
    Vừa qua, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010. Với mục đích làm cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ các huyện miền núi quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc lãnh đạo, vận động phụ nữ thực hiện Nghị quyết đạt mục tiêu đề ra.

    Bằng nhiều hình thức, các cấp Hội phấn đấu tổ chức cho 70% cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ học tập và đăng ký thực hiện Nghị quyết gắn với phong trào ?oPhụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc?. Song song với công tác tuyên truyền, các cấp Hội thực hiện tốt chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng); tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho 70% phụ nữ miền núi áp dụng vào sản xuất; hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả, hỗ trợ và vận động đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

    Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, các cấp Hội chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá, nắm chắc thực trạng đói nghèo, trong đó có phụ nữ, qua đó xây dựng các biện pháp hỗ trợ, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt phong trào hũ gạo tình thương giúp phụ nữ nghèo, bị thiên tai và tham gia giám sát công tác giảm nghèo tại địa phương hiệu quả, nhất là đối với phụ nữ.

    Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Hội Phụ nữ tỉnh yêu cầu các cấp Hội tăng cường phối hợp với các ngành chức năng và các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về phát triển lâm nghiệp, phụ nữ phải chấp hành và vận động người thân không chặt, đốt, phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; nhận khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng. Thực hiện tốt công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; tham gia chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, bảo quản các công trình phúc lợi của cộng đồng. Tổ chức vận động 100% gia đình có con trong độ tuổi được đến trường; thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, giáo dục về dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Vận động phụ nữ tham gia các hoạt động và phát huy, bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bài trừ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong chị em phụ nữ và cộng đồng dân cư.

    Ban Thường vụ Tỉnh Hội cũng đã chỉ đạo các cấp Hội ở miền núi căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng chương trình hành động cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện đạt kết quả. Phụ nữ đồng bằng tăng cường giúp đỡ phụ nữ miền núi bằng nhiều hình thức thiết thực.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    900 suất quà Tết cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ​
    Theo thông tin từ Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em Quảng Ngãi, để tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật vui xuân, đón Tết Nguyên đán Đinh Hợi 2007, Báo Tuổi trẻ, Công ty bánh kẹo Bicafun, Công ty sữa Vinasol đã chuẩn bị 900 suất quà với tổng trị giá là 105 triệu đồng tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở hai huyện Tây Trà, Minh Long và 02 Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật ở Bình Hoà, huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành.

    Trong đó, Báo tuổi trẻ hỗ trợ 400 suất với trị giá khoảng 200.000 đồng/suất; Công ty bánh kẹo Bicafun hỗ trợ 300 suất quà, Công ty sữa Vinasol 200 suất với trị giá 50.000 đồng/suất.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0

    Đội bóng đá Thành Nghĩa - Quảng Ngãi chuẩn bị khởi tranh giải bóng đá hạng Nhất toàn quốc 2007

     


    [​IMG]




    Năm nay, Đội bóng đá Thành Nghĩa - Quảng Ngãi cùng 13 đội bóng hạng nhất trong toàn quốc sẽ khởi tranh Giải bóng đá hạng Nhất toàn quốc 2007 từ ngày 03/3 đến ngày 22/9/2007. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức bóng đá của nhân dân tỉnh nhà, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thể dục - Thể thao khẩn trương nâng cấp, sửa chữa sân vận động Quảng Ngãi và đăng cai cai tổ chức các trận đấu của Đội Bóng đá Thành Nghĩa - Quảng Ngãi trên sân nhà.

    Theo kế hoạch, Sở Thể dục - Thể thao và Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp tổ chức Lễ Xuất quân Đội bóng đá Thành Nghĩa - Quảng Ngãi tham gia Giải bóng đá hạng nhất toàn quốc 2007 vào sáng ngày 06/02/2007 tại nhà thi đấu Diên Hồng. 
    Trang tin điện tử tỉnh trân trọng đăng tải lịch thi đấu của Đội bóng đá Thành Nghĩa - Quảng Ngãi trên sân vận động Quảng Ngãi để bạn đọc theo dõi và tham gia cổ vũ, động viên đội bóng tỉnh nhà thi đấu giành thắng lợi.



    TT

    Ngày

    Trận đấu

    Gặp

     


    1

    03/3/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi     

    :

    Quảng Nam


    2

    17/3/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi     

    :

    Quân khu 4


    3

    21/4/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi     

    :

    Thép Pomina Tiền Giang


    4

    28/4/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Đồng Nai


    5

    19/5/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Tây Ninh


    6

    26/5/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Đá Mỹ nghệ Sài Gòn


    7

    16/6/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Quân khu 5


    8

    07/8/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    M.H Hải Phòng


    9

    11/8/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Than Quảng Ninh


    10

    18/8/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    XM Vinakansai Ninh Bình


    11

    21/8/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Thể công Viettel


    12

    04/9/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    Cần Giờ


    13

    08/9/2007

    Thành Nghĩa - Quảng Ngãi 

    :

    An Giang
     
  7. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Lễ tưởng niệm 39 năm ngày xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/03/2007)
    Sáng ngày 16/3, tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, Sở Văn hóa- Thông tin phối hợp cùng UBND huyện Sơn Tịnh tổ chức lễ tưởng niệm 39 năm ngày xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968- 16/3/2007). Đại diện Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở, ngành, lãnh đạo huyện Sơn Tịnh cùng đông đảo nhân dân xã Tịnh Khê đã đến dự
    Trước tượng đài tưởng niệm, những người tham dự đã đặt vòng hoa và thắp hương tưởng nhớ đến 504 người dân vô tội đã chết trong vụ thảm sát. Buổi lể tưởng niệm thêm một lần nữa nhắc nhở nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ của tỉnh nhà luôn biết đồng cảm, sẻ chia những mất mát hy sinh của người dân Sơn Mỹ để không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
    Theo Quangngai.gov.vn
    Hồi nhỏ hay cùng đứa bạn xuống tham Khu chứng tích Sơn Mỹ và đi biển Mỹ Khê,rồi ghé vào nhà cậu đứa bạn nghỉ bác ấy cũng là một trong những người sống xót trong vụ thảm sát này,không biết bác ấy này còn sống không nữa.



  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    .697,77 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh ​
    Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh.

    Đây là tuyến đường chạy dọc biển qua các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, đồng thời nối các đường ven biển của tỉnh Quảng Nam, Bình Định tạo thành trục dọc ven biển, gắn kết các vùng kinh tế trọng điểm ven biển miền Trung, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Việc xây dựng tuyến đường là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
    Điểm đầu của tuyến đường là Km18, điểm cuối Km117+810. Theo hướng Bắc-Nam, tuyến đường dài 99,9Km, phân làm 6 đoạn: đoạn 1 (Dung Quất - Mỹ Khê); đoạn 2 (Mỹ Khê - Trà Khúc); đoạn 3 (Trà Khúc - Ngã 3 Quán Lượng); đoạn 4 (ngã 3 Quán Lượng - Đức Minh); đoạn 5 (Đức Minh - Phổ Quang); đoạn 6 (Phổ Quang ?" Sa Huỳnh).
    Tuyến đường được đầu tư xây dựng trong hai giai đoạn: giai đoạn I (từ năm 2007 ?" 2015) với mục tiêu thông tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Riêng đối với đoạn Mỹ Khê - Trà Khúc xây dựng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đường phố chính cấp II (mặt đường rộng 23 m, vỉa hè mỗi bên 5 m). Giai đoạn II (từ năm 2015 ?" 2020) mở rộng nền mặt đường toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng.
    Tổng mức đầu tư toàn tuyến là 1.697,77 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 1.210,22 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 487,55 tỷ đồng.

  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bài này tuy cũ, nhưng đọc thấy hay quá zời
    Về quê làm việc​

    Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bạn Mai Thị Quý, lớp K44, A4, Trường đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh; bài viết đã đoạt giải nhất cuộc thi ?oKhát vọng 8X? do Câu lạc bộ Khát vọng trẻ của sinh viên trường Đại học Ngoại thương tổ chức. Ban Biên tập đăng để bạn đọc hiểu rõ hơn và chia sẻ với những hoài bão, trăn trở của bạn Mai, người con của quê hương Quảng Ngãi đang khao khát tự khẳng định mình, mong muốn đóng góp công sức cho quê hương.

    "Cách đây 10 năm, khi tôi chỉ là một nhóc con bé tí ti, chỉ quan tâm đến việc ăn, ngủ và học. Khi thầy cô tôi nói rằng: ?oHọc để xây dựng quê hương?, tôi không thể nào hiểu, không quan tâm lắm và cho rằng đó là những điều to lớn quá, không phải nhiệm vụ của mình. Tôi chỉ nghĩ: học để làm giàu cho bản thân. Vậy mà, ngày hôm nay, đó lại chính là điều mà tôi trăn trở. Trong tôi đã có sự thay đổi lớn về nhận thức. Bạn bè bật cười khi nghe tôi bảo rằng sẽ về quê làm việc sau khi ra trường. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó là ý nghĩ điên rồ và giải thích cho sự điên rồ ấy là do lần đầu tôi xa quê. Họ tin chắc tôi sẽ thay đổi suy nghĩ này sau 2, 3 năm tới vì Sài Gòn là nơi đất lành, tôi sẽ có những điều kiện tốt nhất để phát triển sự nghiệp - một ngành thời thượng. Mọi người khi nghe đến Quảng Ngãi đều nghĩ ngay đó là một mảnh đất miền Trung nghèo khó, không năng động, chậm sửa đổi, không trọng dụng người tài?.. Tôi hiểu rằng nếu về quê, tôi không thể có những điều kiện làm việc tốt nhất, không có nhiều cơ hội để nâng cao, trao dồi kiến thức, chưa kể đến sự đố kị trong công việc. Nhưng chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ thông tin, tôi không thể trực tiếp tham gia các khoá học nhưng tôi có thể cập nhật nó tai nhà. Sự đố kị ư ? ở đâu mà chẳng có, tất cả đều phải dựa vào chính tài năng của bản thân và một ý chí vươn lên. Có thể nói: sự đố kị và áp lực công việc là động lực của sự vươn lên trong nghề nghiệp. Có môt lần đọc báo, tôi biết được những người trẻ tuổi ở huyện đảo Lý Sơn ước rằng mình không là người dân Quảng Ngãi, mà là người dân Quảng Nam. Tôi đã cảm thấy thật buồn. Tại sao giới trẻ ở nơi này lại không tự hào khi mình là người Quảng Ngãi? Cần làm gì để thay đổi cái nhìn của giới trẻ ở đây nói riêng và của mọi người nói chung? Tôi chỉ là một sinh viên, mà còn là một thành viên của thế hệ 8X- những người sẽ nắm vận mệnh đất nước trong đó có tỉnh nhà. Nếu chính thế hệ của chúng tôi không thay đổi quan niệm này thì phải đợi đến khi nào nữa chứ? Trong khi chính Quảng Ngãi đã tụt hậu xa so vơi các tỉnh thành khác. Chính chúng tôi phải là những người nắm vận mệnh của tỉnh nhà, phải đóng góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng chung. Có đôi lúc, tôi thấy chạnh lòng về quyết định của mình, có phải chăng đó là một quyết định đúng đắn? Nếu về quê, liệu tôi có điều kiện học tập tốt hơn không? Có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và môi trường làm việc tốt nhất không? khi báo chí vẫn ngày ngày đưa tin về sự nhũng nhiễu trong các cơ quan Nhà nước, ở các tỉnh thành. Và Quảng Ngãi không thật sự là nơi phù hợp với ngành học của tôi? Tuy nhiên, sau tất cả những trăn trở đó, vẫn đau đáu trong tôi hình ảnh những người dân nghèo quê mình lam lũ, vật vã với miếng cơm manh áo. Những người cả một đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn luôn nghĩ đến từng miếng ăn. Những ông bố, những bà mẹ phải vất vả cả đời để nuôi con ăn học. Năm trăm nghìn là một số tiền quá lớn đối với họ khi hàng tháng gởi tiền cho con ăn học, nhưng lại chẳng đáng vào đâu đối với việc chi tiêu trong thành phố. Sao lại có sự chênh lệch quá lớn như vậy? Bạn tôi-sinh viên của một trường đại học lớn đã khiến tôi khâm phục khi nói rằng: ?oĐất Sài Gòn đã lấy của bố mẹ tao nhiều mồ hôi và nước mắt quá, tao phải ở lại để lấy lại gấp 10 lần con số ấy. Yêu quê hương đâu chỉ phải là về quê làm việc, mà vẫn có thể đóng góp cho quê hương dù ở bất cứ nơi đâu?. Một niềm tin, một nghị lực cho việc lập nghiệp trong thành phố! Tôi tin rằng rồi bạn mình sẽ thành công. Nhưng không hiểu sao, tôi vẫn mong bạn mình trở về, cùng chúng tôi-những người con của tỉnh nhà trở về quê làm việc, góp tay cải thiện những gì mà thế hệ trước chưa hoàn thành. Quảng Ngãi ?"quê tôi nghèo về kinh tế, nhưng chắc chắn không nghèo về nhân tài. Nếu có những chính sách khuyến khích sinh viên, giới trí thức? về quê làm việc, tôi tin rằng quê mình sẽ khởi sắc. Tôi tự hỏi tại sao Quảng Ngãi không có những chính sách: kêu gọi nhân tài đang học tập và làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam như Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện. Tôi cũng tin vào tiềm lực kinh tế của quê mình, khi cảng Dung Quất xây xong sẽ tạo điều kiện để vực dậy nền kinh tế tỉnh nhà. Đặc biệt tôi rất kì vọng ở thế hệ 8X-tiềm lực con người. Chính những niềm tin ấy đã khiến tôi vững tin hơn với ước mơ làm việc tại quê nhà của mình. Trong 10 năm tới, tôi sẽ sống hết mình cho quê hương, cho khát vọng trở về với một niềm tin chiến thắng. Nhưng, nếu sau 10 năm, tôi nhận ra rằng đó là một quyết định sai lầm, Quảng Ngãi không có chỗ cho tôi thì tôi sẽ ra đi-đi tìm cho mình một miền đất hứa khác. Sẽ rất buồn nếu điều đó xảy ra, nhưng tôi cũng sẽ tự an ủi lòng mình vì đã sống hết mình cho ước mơ này. Thật sự tôi chỉ mong mình đã lựa chọn đúng và tôi sẽ làm được một điều gì đó cho quê hương-nơi tôi đã sinh ra, cưu mang và nâng đỡ tôi cho đến ngày hôm nay. Thế nhưng, để làm được điều này, chúng tôi phải hội đủ 4 yếu tố: ?oTâm, Tầm, Tài, Trẻ?. Thế hệ 8X, chúng tôi có thừa sức trẻ, sự tâm huyết. Còn ?otài, tầm? chỉ có được thông qua việc học tập, nghiên cứu, cập nhật thông tin,?Thế nhưng, nếu bạn chỉ có cả 3 yếu tố trên mà không có ?otâm? thì bạn sẽ trở thành một kẻ phá hoại. Bạn không biết trăn trở với vận mệnh của đất nước nói chung và quê hương nói riêng, không biết đau với nỗi đau của người dân thì nhưng nỗ lực của bạn không có ý nghĩa. Tôi vẫn đang sống hết mình cho ước mơ này, vẫn đang trên đường tự nỗ lực để hoàn thiện những tố chất cần thiết nói trên. Tất cả đều để dành cho ngày trở về?.

    Mai Thị Quý
    Trường đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khám phá vẻ đẹp Sa Cần (Quảng Ngãi)​
    Sa Cần là một trong năm cửa biển của người Quảng Ngãi, nằm ở phía đông bắc huyện Bình Sơn, nơi sông Trà Bồng (hay sông Châu Tử) đổ ra biển. Sách xưa gọi Sa Cần là Thái Cần hay Thể Cần.

    Sông Trà Bồng chạy đến gần cửa biển thì mở rộng lòng, nước rất êm. Giữa lòng sông nổi lên một quả núi nhỏ với nhiều tảng đá lớn chồng chất lên nhau, gọi là hòn Bà, sách Ðại Nam Nhất thống chí gọi là "Ghềnh Thạch Bàn". Bên ngoài cửa biển, đối diện với hòn Bà và lớn hơn hòn Bà là hòn Ông, cũng nhiều đá nhưng có cây cối xanh tốt. Về phía tả ngạn cửa biển còn có hòn Kẽm, núi Cổ Ngựa nên ca dao cổ có câu: Hòn Ông, hòn Kẽm, hòn Bà Hòn Ông ai đắp, Cổ Ngựa bà ai xây.

    Cả vùng chung quanh cửa Sa Cần là một "hợp thể" của vẻ quyến rũ, thơ mộng, ngay bên cạnh Vũng Quýt, nay gọi là Dung Quất.

    Bên cạnh hòn Ông, hòn Bà với những nét sinh động của tạo hóa, với cảnh sông nước êm đềm, ghe thuyền tấp nập, là các làng chài hai bên cửa biển rợp bóng dừa, rừng dương. Phía tả ngạn là xã Bình Thạnh, với bãi Khe Hai sạch sẽ nằm cách cửa biển không xa thu hút rất nhiều du khách đến nghỉ ngơi, tắm biển. Phía hữu ngạn là các xã Bình Ðông, Bình Thuận với các gành đá dựng đứng mặc sóng gió vỗ vào bờ. Cũng chính tại vùng này đang mọc lên nhà máy lọc dầu số và khu công nghiệp phức hợp Dung Quất. Cảnh vật Sa Cần càng thêm đem và thuận đường đi đến nhờ con đường mới mở về Dung Quất và cầu Trà Bồng mới xây cánh cửa biển chỉ một cây số.
    Sa Cần không chỉ quyến rủ bởi vẻ thơ mộng của thiên nhiên mà còn hấp dẫn bởi nét sinh hoạt đặc trưng của ngư dân quanh cửa biển với tục thờ cá Ông, hội đua thuyền, hát bả trạo... Sa Cần còn cho du khách mênh mang cảm giác về thời gian, về lịch sử, khi biết cách đây hơn 530 năm (năm 1471), vua Lê Thánh Tông từng thân chinh đến cửa biển này trong cuộc Nam chinh lịch sử, trước khi khai sinh ra đạo Thừa Tuyên Quảng Nam trong lòng Quốc gia Ðại Việt.
    Bởi những lẽ đó, đến với khu công nghiệp và cảng Dung Quất, ta không nên bỏ qua Sa Cần, cũng như khi đến cửa Sa Cần, ta cũng nên đến với Dung Quất đang tấp nập các công trình dựng xây.

Chia sẻ trang này