1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    " ........
    Dự án phim trường hiện đại nhất Việt Nam
    Nếu dự án Nhà máy Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi với vốn đầu tư 1.200 tỷ và hy vọng sẽ trở thành một doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nộp ngân sách khá lớn ở địa phương, thì một dự án khác có vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng, có khả năng trở thành một dự án du lịch giải trí hiện đại cũng đang được xúc tiến đầu tư ở Quảng Ngãi. Đó là dự án phim trường Vina Universal, sẽ được xây dựng tại huyện Đức Phổ, và chủ đầu tư là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh). Dự án phim trường Vina Universal được xây dựng trên diện tích 1.000 ha tại Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Dự án được phân kỳ ra nhiều giai đoạn để hình thành một trung tâm du lịch giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giai đoạn đầu, dự án gồm 11 khu chức năng: Khu phim trường, khu khách sạn và dịch vụ, khu vui chơi giải trí và dịch vụ, khu thể dục thể thao, khu casino, khu bãi tắm, khu sân gold 27 lỗ, khu biệt thự cao cấp, khu di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, khu làng xóm cải tạo, khu vực đầu mối hạ tầng. Trong 11 khu chức năng này thì khu phim trường sẽ là điểm nhấn để thu hút khách du lịch. Ở Sa Huỳnh có nhiều điều kiện để xây dựng thành một phim trường hiện đại, bởi lẽ khu vực này có sẵn đồi núi, biển, đảo nhỏ, có di chỉ văn hoá Sa Huỳnh. Khi phim trường được các nhà đạo diễn chọn để làm phim điều đó sẽ thu hút sự chú ý của người dân và kéo khách du lịch đến đây tham quan, giải trí. UBND tỉnh đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dự án này sớm được triển khai. Phía Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo cũng đang gấp rút hoàn tất các thủ tục cần thiết và dự kiến đến cuối năm 2007 này sẽ khởi công dự án.
    Sa Huỳnh - một địa danh gắn với một nền văn hoá cổ xưa, có nhiều cảnh quan thiên tạo lâu nay chưa được khai thác, đã lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư. "
    Theo Quangngai.gov.vn

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thu hồi diện tích đất của dự án khu du lịch sinh thái biển Hàng Dương do Công ty TNHH Hà Thành làm chủ đầu tư ​
    Thu hồi toàn bộ diện tích đất từ ranh giới khu đất 1,2 ha trở ra phía Bắc, bao gồm phần diện tích khu đất 1,2 ha chưa thực hiện bồi thường giải toả (thuộc diện tích đất thực hiện giai đoạn 2) của dự án tư khu du lịch sinh thái biển Hàng Dương, Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh do Công ty TNHH Hà Thành làm chủ đầu tư là kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Loan tại Thông báo số 98/TB-UBND ngày 04/4/2007.

    Theo đó, diện tích đất thu hồi này trước mắt UBND tỉnh sẽ giao cho UBND xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh cùng với Sở Thương mại và Du lịch quản lý cho đến khi có quyết định của UBND tỉnh cho thuê hoặc giao đất cho nhà đầu tư mới. UBND huyện Sơn Tịnh, UBND xã Tịnh Khê cùng Sở Thương mại và Du lịch quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất trong phạm vi diện tích đất thu hồi, không để dân xây dựng mới, cơi nới, mở rộng ở khu vực này, đặc biệt là trong phạm vi 1,2 ha chưa thực hiện bồi thường, giải toả. Đối với giá trị, tài sản Công ty TNHH Hà Thành đã đầu tư trên phần diện tích đất bị thu hồi sẽ được hoàn trả lại khi có doanh nghiệp mới vào đầu tư.

    Cũng tại Thông báo trên, UBND tỉnh thống nhất cho Công ty TNHH Hà Thành tiếp tục thuê diện tích đất từ ranh giới khu đất 1,2 ha trở vào phía Nam đến đường 24B ?" bãi biển Mỹ Khê (thuộc diện tích đất thực hiện giai đoạn 1 của dự án) với điều kiện Công ty phải có cam kết với UBND tỉnh về tiến độ, thời gian thực hiện các hạng mục công trình trong phần diện tích được tiếp tục thuê này, gửi UBND tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch trước ngày 20/4/2007 để theo dõi, giám sát việc thực hiện của đơn vị nhưng trước hết phải đảm bảo yêu cầu đến tháng 7/2007 đưa vào khai thác, hoạt động kinh doanh các hạng mục đã thực hiện đầu tư trong khu vực này.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa Hành khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm​
    Những năm trước đây, do giá kén không ổn định nên người trồng dâu nuôi tằm không có lãi, hàng trăm hécta dâu ở Nghĩa Hành đã bị phá bỏ. Nhưng vài năm nay, giá kén ổn định, nên nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã khôi phục lại nghề này.

    Huyện Nghĩa Hành có hàng ngàn hécta đất bồi pha nằm theo ven sông Vệ và sông Phước Giang. Các vùng đất màu mỡ này trước đây có một thời nông dân địa phương đưa vào sản xuất cây dâu tằm, nhưng do giá kén rớt xuống thấp, nên bà con chuyển sang trồng đậu hoặc trồng các loại hoa màu khác. Nhưng thu nhập đạt trên dưới 500.000 đ/sào. Từ năm 2004 đến nay, thực hiện chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ, thực hiện cánh đồng đạt 40 triệu/ha/năm, đồng thời giá kén đã ổn định và tăng cao, nên các địa phương của huyện Nghĩa Hành đã khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm trên chân đất nói trên. Công việc trồng dâu nuôi tằm rất nhẹ nhàng, nên ai cũng có thể tham gia được, vừa giải quyết công việc lúc nông nhàn, vừa có thu nhập kinh tế khá, góp phần cải thiện đời sống của các hộ dân nông thôn.

    Hiện nay toàn huyện Nghĩa Hành khôi phục trên 60 ha đất bãi bồi ven sông, để trồng dâu nuôi tằm. Các xã có nhiều diện tích cây dâu là Hành Thịnh, Hành Thiện và Hành Nhân. Các hộ trồng dâu cho biết, ưu điểm của cây dâu là có thể trồng xen với cây đậu phụng và cây đậu nành, vừa có lá cho tằm ăn, vừa có thu tiền đậu 1,5 triệu đồng/sào. Anh Nguyễn Văn Đoá (ở thôn Bình Thành, xã Hành Nhân) - người gắn liền với nghề trồng dâu nuôi tằm từ năm 1999 đến nay cho biết: Khi kén rớt giá, vợ chồng anh lấy công làm lời, khi giá kén lên ngôi cho thu nhập khá, cũng nhờ có nghề này mà anh có tiền nuôi con trong 5 năm học đại học kinh tế.

    Hiện nay, ở Nghĩa Hành trồng dâu nuôi tằm đã thực sự gắn liền với đời sống nông dân, hiệu quả kinh tế của cây dâu tằm đạt gấp đôi so với trồng các loại hoa màu khác. Người dân đã xem cây dâu tằm là loại cây chủ lực, sau cây lúa. Lứa đậu trồng xen đã thu hoạch xong, với năng suất khá và cây dâu tằm đã bắt đầu cho thu hoạch lá nuôi tằm. Có nhiều hộ đã trồng từ 5 đến 7 sào dâu. Qua thu hoạch dâu, nuôi tằm bà con ước tính nuôi một hộp kén trong vòng 20 ngày cho 49kg kén, với giá từ 40.000-50.000đ/kg kén, thì phải đạt từ 55 triệu đồng/ha trở lên. Nhiều hộ có thu nhập kinh tế khá từ nghề trồng dâu nuôi tằm. điển hình như hộ ông Nguyễn Đình Giảng, Lê Vân, Trần Ngọc Nam, Nguyễn Lý (ở thôn Bàn Thới, xã Hành Thiện); hộ ông Nguyễn Văn Dũng, Lê Hồng Hùng, Nguyễn Bá Thịnh (ở thôn Bình Thành, xã Hành Nhân?).
    Với giá kén 40.000đ/kg như hiện nay chưa phải là cao, nhưng so với các loại cây trồng khác thì người trồng dâu nuôi tằm có thể chấp nhận được. Hiện nay các địa phương trong huyện Nghĩa Hành đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu để nuôi tằm, cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến cho các cơ sở ươm tơ ở huyện.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Cụ Huỳnh Thúc Kháng ​
    Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất cụ Huỳnh Thúc Kháng (21/4/1947 - 21/4/2006), chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc sơ lược về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Cụ Huỳnh Thúc Kháng.
    Cụ Huỳnh Thúc Kháng tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên, sinh tháng 11 năm 1876 trong một gia đình nhiều đời làm nông ở làng Thạnh Bình-Tổng Tiên Giang Thượng-huyện Tân Phước-phủ Tam Kỳ (nay là xã Tiên Cảnh-huyện Tiên Phước- tỉnh Quảng Nam).
    Từ thuở thiếu thời Cụ đã nổi tiếng là người thông minh, chăm học, được xếp hàng đầu trong 3 người nổi tiếng hay chữ (tam hùng) của đất Quảng Nam: Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Liêu.

    Năm 29 tuổi Cụ đậu tiến sĩ (khoa Giáp thìn 1904) tại Thừa Thiên Huế. Cũng từ đó Cụ bắt đầu học quốc ngữ cùng với ông Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh và phát động phong trào Duy Tân ở Quảng Nam - Trung Kỳ và sau đó lan ra cả nước. Đây là phong trào yêu nước nổi lên vào đầu thế kỷ 20 - kết quả của những trăn trở tìm đường phục quốc của giới nhân sĩ trí thức sau thất bại của các phong trào Cần Vương ?" Văn Thân (mang ý thức hệ phong kiến) ở thế kỷ trước. Phong trào này ảnh hưởng đến những chuyển biến ở Nhật Bản và Trung Hoa nhưng bắt nguồn từ những yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam.

    Từ một trào lưu lịch sử Duy Tân trở thành một cuộc vận động, một phong trào ?oTân văn hóa, tân sinh hoạt? nhằm ?ochấn dân khí, hưng dân khí, hậu dân sinh?. Với ý tưởng bồi dưỡng nội lực dân tộc, hội phục tinh thần độc lập tự cường đưa đất nước tiến kịp vào trào lưu ?oPhương Đông tỉnh? sớm thoát khỏi vòng nô lệ.

    Năm 1908, phong trào ?okháng thuế cự sưu? nổ ra ở Nam ?" Ngãi rồi lan ra khắp cả tỉnh Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận mà trong đó cụ Huỳnh là một trong những lãnh tụ tinh thần quan yếu. Phong trào bị đàn áp khốc liệt. Các lãnh đạo phong trào kẻ bị giết (Nguyễn Bá Loan, Lê Khiết, Trần Quý Cáp); người bị cầm tù (Nguyễn Thành, Lê Đình Cẩn, Phan Chu Trinh...), riêng cụ Huỳnh dù không tìm được chứng cứ nhưng thực dân Pháp và Chính phủ Nam Triều vẫn kết án (xử tử phát Côn Lôn ngộ xóa bất nguyên) đày ra Côn Đảo 13 năm. Sau khi ra khỏi tù, cụ Huỳnh ứng vào Viện Dân biểu Trung Kỳ và được bầu làm Viện trưởng 1926 ?" 1928. Nhận thấy ý tưởng dùng cánh cửa nghị trường dù chật hẹp trói buộc để đấu tranh cho quyền lợi đồng bào chỉ là ảo tưởng trước sự dã tâm và sự hèn nhát phản bội của bọn Nam Triều, Cụ rút ra khỏi nghị trường sau bài diễn văn nổi tiếng đọc tại viện dân biểu Trung Kỳ (01/1/1928) mà dư luận lúc bấy giờ đánh giá là bản cáo trạng công khai lên án chế độ thực dân tàn bạo và lỗi thời. Cũng trong thời gian này, cụ Huỳnh thành lập Công ty Huỳnh Thúc Kháng, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Tiếng dân có trụ sở đặt tại Huế. Báo Tiếng dân ra số đầu tiên 10/5/1929 và bị đình bản năm 1943, là một trong những cơ quan ngôn luận đứng về phía nhân dân, vì lẽ phải, có uy tín hàng đầu ở miền Trung và cả nước. Tờ báo cũng như bài viết của cụ Huỳnh với nhiều bút danh, nhiều thể loại đã khôn khéo lách qua chiếc áo kiểm duyệt khắc nghiệt của chính quyền thực dân, sự dòm ngó của mật thám và triều đình Huế bù nhìn để ngấm ngầm giáo dục lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến.

    Cách mạng Tháng tám 1945 thành công, nước VNDCCH ra đời. Nhận lời mời của Hồ Chủ tịch, cụ Huỳnh tham gia Chính phủ Liên hiệp, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ - rồi Quyền ************* VNDCCH (trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp dự hội nghị Phông-tên-bơ-lô) và Chủ tịch Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam-gọi tắt là Liên Việt.

    Từ cuối năm 1946 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta bước vào giai đoạn mới, Cụ được cử làm đại diện Chính phủ tại liên khu 5. Thời gian này Cụ đã cho phổ biến bức thư ?ogửi đồng bào toàn quốc kháng chiến kính cáo đồng bào phụ lão kháng chiến thư? vừa bằng chữ Hán, tự dịch sang chữ quốc ngữ, kêu gọi đồng bào cả nước một lòng tin tưởng vào lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, quyết tâm giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Tháng 3/1947 cụ Huỳnh lâm trọng bệnh. Mặc dù được chính quyền kháng chiến, các bác sĩ tài giỏi và đồng bào chăm sóc tận tình nhưng do tuổi già sức yếu, Cụ đã trút hơi thở cuối cùng ngày 21/4/1947 tại ngôi nhà dân được dùng làm trú ở của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ ở Chợ Chùa-huyện Nghĩa Hành-tỉnh Quảng Ngãi, hưởng thọ 71 tuổi. Thi hài Cụ hiện được an táng trên núi Thiên Ấn - đệ nhất thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngãi.

    Được tin cụ Huỳnh qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi toàn thể nhân dân Việt Nam thư báo tin tổ chức lễ táng, trong đó có đoạn: ?oCụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây Cụ bị thực dân Pháp làm tội đày ra Côn Đảo mười mấy năm từng gian nan, cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm kiên quyết. Cụ Huỳnh là một người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập?.
    Tấm gương cụ Huỳnh hậu thế mãi noi theo
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Dung Quất: Niềm tin từ ngành công nghiệp đóng tàu ​
    Trong những ngày trung tuần tháng 4 này, trên công trường Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất khá sôi động. Tổng công ty xây dựng hạ tầng Licogi và Công ty xây dựng Contex thuộc Tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam(Vinashin) huy động hàng trăm phương tiện cơ giới khẩn trương thi công cửa Ụ khô số 1 chuẩn bị đóng chiếc tàu dầu mang tên ?oDung Quất số 1? có trọng tải 100.000 tấn phục vụ cho ngành dầu khí Việt Nam.

    Ụ tàu này có chiều dài 380 mét, rộng 90 mét và sâu 15 mét có thể đáp ứng nhu cầu đóng và sửa chữa cho tàu biển có trọng tải 300.000 tấn. Cửa ụ này có vai trò như 1 chiếc phao nâng ?okhổng lồ?, khi chiếc tàu hạ thuỷ thì nước sẽ được bơm vào nâng chiếc tàu lên hoà mình với biển đảm bảo an toàn. Ông Lê Lộc, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cho biết : Dung Quất có nhiều lợi thế như có cảng biển nước sâu, có khu công nghiệp lọc, hoá dầu, luyện thép?rất thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu tại đây.Việc đầu tư xây dựng nhà máy này tại Khu kinh tế Dung Quất có vai trò như là một điểm nhấn cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

    Từ nay đến cuối tháng 6 tới, Công ty sẽ hoàn thành xong các tổng đoạn của Cửa ụ khô để đầu tháng 7 là có thể bắt đầu đóng chiếc tàu dầu 100.000 tấn đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị đóng chiếc tàu này, Tổng Công ty đang nỗ lực chuẩn bị 4000 tấn sắt, thép và sẽ được đưa về đến chân công trình trong vài ngày đến. Ngoài ra, Vinashin đang huy động nhiều phương tiện thiết bị hiện đại cùng 100 kỹ sư tay nghề cao từ các đơn vị thành viên trong cả nước, mời trên 20 chuyên gia Hàn Quốc và Ba Lan tham gia thiết kế, đóng chiếc tàu ?oDung Quất số 1? này. Trong vòng 15 ngày tới, 3 phân xưởng nữa sẽ được lắp ráp để phục vụ thi công Cửa ụ khô và đóng tàu. Trên công trường, lực lượng chuyên gia và công nhân cũng đang triển khai đóng 2 chiếc tàu kéo có trọng tải 2400 mã lực, đóng Xà lan có trọng tải 15.000 tấn, chuẩn bị những phân đoạn đầu tiên đóng chiếc tàu dầu có trọng tải 100.000 tấn. Dự kiến đến năm 2007 sẽ hạ thuỷ chiếc tàu này phục vụ vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế vững mạnh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, kinh doanh đa ngành, có trình độ công nghệ tiên tiến, quản lý hiện đại. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi Tổng công ty phải có một đội ngũ nhân lực tương xứng, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ- kỹ sư chuyên ngành giữ vai trò quan trọng. Mới đây, Tổng công ty đã kiến nghị các cấp Bộ, ngành TW bổ sung 500 chỉ tiêu đào tạo Kỹ sư Ngành đóng tàu, trong đó yêu cầu đào tạo bổ sung 150 Kỹ sư đóng tàu và điện tàu thuỷ, 200 công nhân gò hàn bậc cao cho Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất. Song song với hai ngành công nghiệp lọc- hoá dầu và luyện thép, ngành công nghiệp đóng tàu được xác định là một trong những ngành công nghiệp nặng mũi nhọn có khả năng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đột phá trong thời gian tới. Năm nay, Công ty công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất phấn đấu đạt tổng giá trị sản lượng công nghiệp ngành đóng tàu đạt đến ngưỡng 600 tỷ đồng. Nếu chỉ tiêu này trở thành hiện thực thì Nhà máy công nghiệp đóng tàu Dung Quất sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và mang lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn. Trong xu thế hội nhập, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam không ngừng nâng công suất và triển khai đóng những chiếc tàu có trọng tải lớn. Cùng với việc đóng và sửa chữa tàu biển, Vinashin sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chế tạo thiết bị hỗ trợ cho ngành công nghiệp đóng tàu, đầu tư vào những lĩnh vực dịch vụ- du lịch, dịch vụ phụ trợ. Ước vọng của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là hình thành tại Dung Quất Cụm liên hợp công nghiệp tàu thuỷ có khả năng chế tạo những chi tiết thiết bị tàu biển, đảm bảo nội địa hoá trên 60% chi tiết tàu biển để từng bước thúc đẩy ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trở thành ngành công nghiệp đóng tàu có tầm cỡ thế giới.

    Cùng với sự chuyển biến tích cực một số gói thầu thuộc dự án Nhà máy lọc dầu, trong những ngày này không khí khẩn trương trên công trường Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã tạo thế và lực mới cho Khu kinh tế Dung Quất. "Dung Quất số 1", chiếc tàu lớn nhất do Việt Nam sản xuất tại Khu kinh tế Dung Quất là biểu tượng ý chí, niềm tin và nghị lực của ngành đóng tàu Việt Nam. Chiếc tàu này ra đời là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên động lực thúc đẩy Khu kinh tế Dung Quất sớm trở thành hạt nhân tăng trưởng của Khu vực miền Trung và cả nước.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nuôi tour ​
    Năm nay, hàng loạt các tỉnh tổ chức rầm rộ lễ hội du lịch. Đây là hình thức quảng bá "thương hiệu" cho từng địa phương đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách qua khách du lịch. Hai tỉnh miền Trung dẫn đầu trong việc thu hút du khách là Khánh Hòa và Quảng Nam. Đây cũng là những tỉnh có nguồn thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ du lịch. Nhiều thành phố lớn và các điểm du lịch nổi tiếng trong dịp lễ 30.4 vừa qua đã "cháy" tour cũng nhờ vào việc quảng bá thương hiệu của mình từ nhiều năm trước. Nước mình bây giờ không còn cái cảnh hễ đến ngày lễ là túm tụm nhau nấu nướng ăn uống như thời bao cấp mà là tìm chỗ để đi chơi, tìm nơi để tiêu tiền. Đây là tín hiệu tốt lành cho một đất nước đang trên đà bứt phá để thoát khỏi đói nghèo.

    Ở Quảng Ngãi, cũng nhân dịp lễ 30.4 và 1.5 vừa qua, huyện Lý Sơn kết hợp với Sở Thương mại-Du lịch đã mở tour mới Sa Kỳ-Lý Sơn. Nhiều người Quảng Ngãi rất khao khát được một lần đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này, song không có điều kiện. Đi tàu khách bình thường thì cũng mất 3 tiếng mới đến đảo. Ba tiếng lênh đênh trên biển là khoảng thời gian không phải ai cũng chịu nổi với sóng gió. Vì vậy, dẫu có muốn ra đảo thì cũng rất ngại cho việc đò giang cách trở này. Nắm bắt được nỗi băn khoăn đó, huyện Lý Sơn đã tìm mọi cách để có chiếc tàu du lịch cao tốc nhằm rút ngắn thời gian ra đảo. Nếu như trước đây, phải mất 3 giờ mới đến đảo thì nay chỉ mất 45 phút, bằng một hiệp đấu bóng đá. Đây là thời gian lý tưởng cho một tour du lịch ra đảo. Nó không quá lâu để du khách phải chịu trận với sóng gió mà cũng không quá nhanh để "chưa thấy biển đã đến bờ". Những ngày lễ vừa qua, tàu cao tốc này đã phải tăng chuyến từ 1-2 chuyến/ngày lên đến 6 chuyến/ngày. Chứng tỏ dân mình cũng rất "máu" đi chơi chứ không phải chỉ biết chúi mũi vào công việc.

    Việc mới mở tour mà đã thu hút cả ngàn du khách là điều không phải nơi nào cũng có. Tuy nhiên, mở tour mới không bằng "nuôi" tour. Duy trì sao cho tour mới này "sống" được mới là điều quan trọng. Lý Sơn là hòn đảo quá xinh đẹp, lại có nhiều thắng cảnh như chùa Hang, miệng núi lửa và hàng loạt các di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến quá trình hình thành và gìn giữ hòn đảo này suốt mấy trăm năm qua. Thế nhưng, cả ngành du lịch lẫn huyện Lý Sơn chưa sẵn sàng cho "sân chơi" mới này. Từ việc đi lại trên đảo lẫn chỗ ngủ nghỉ cho du khách đều rất tạm bợ. Chính vì thế, khách du lịch đến đảo ít người quay trở lại nữa. Bằng chứng là chỉ cần qua dịp 30.4, tàu cao tốc Sa Kỳ-Lý Sơn lại trở lại cảnh mỗi ngày một chuyến nhưng ghế trống nhiều hơn ghế có người ngồi! Bài học về tour du lịch Đặng Thùy Trâm cách đây 2 năm vẫn còn nguyên giá trị nhưng ngành du lịch tỉnh không rút ra được điều gì cho mình. Thì ra "đẻ" vẫn không khó bằng "nuôi".
    Trần Đăng
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Làng của cư dân... 15 nước!​
    Chưa bao giờ ở Dung Quất (Quảng Ngãi) lại sôi động như thời điểm này. Ngay tại khu vực xây dựng nhà máy lọc dầu ?otrái tim của Dung Quất?, mỗi ngày có đến hơn 5.000 lao động làm việc suốt ba ca, trong đó có hơn 200 chuyên gia đến từ nhiều quốc gia.
    Để thi công kịp tiến độ đề ra, các chuyên gia nước ngoài cũng bám trụ tại đây và làng chuyên gia tại Dung Quất hình thành.
    Làng mới
    Tọa lạc trên vùng đất mới có diện tích hơn 3ha, làng chuyên gia Dung Quất vừa được xây dựng và đưa vào sử dụng gồm hai khu nhà ở với 170 căn hộ độc thân và 62 biệt thự. Được xây dựng theo kiến trúc Pháp, cộng với trang trí nội thất tinh tế đã tạo nên một điểm nhấn về cảnh quan khá ấn tượng tại trung tâm thành phố Vạn Tường.
    Bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 12-2005, đến thời điểm này hai dãy nhà ở gồm một khu biệt thự và một khu chung cư với gần 500 phòng ở đầy đủ tiện nghi kèm theo hệ thống công trình phụ trợ như hồ bơi, sân tennis, sân bóng rổ, phòng chơi bida, quầy bar, siêu thị mini... đã dần hoàn thiện; bước đầu đưa vào phục vụ nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, giải trí của các chuyên gia đang làm việc với Tập đoàn Technip. Toàn bộ công trình này do Công ty ADEN thực hiện. Ông Michel Tisserand - giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Technip - cho biết ADEN là đơn vị chịu trách nhiệm lo cung ứng các dịch vụ ăn ở cho các chuyên gia tại công trình xây dựng nhà máy lọc dầu mà Tập đoàn Technip đang thi công.
    Đưa chúng tôi đi thăm nơi ăn ở của các chuyên gia tại làng mới, tổng giám đốc điều hành của Công ty ADEN tại Dung Quất, anh Vincent Goudent (26 tuổi, quốc tịch Pháp) cho biết việc hình thành làng chuyên gia mới tại Dung Quất ngoài mục đích là nơi ăn ở, nghỉ ngơi cho các chuyên gia nước ngoài, còn có ý nghĩa muốn vùng cát trắng này thật sự khởi sắc. Đó cũng là điều mà nhiều người dân vùng cát huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) mong đợi nhiều năm qua. Gần 200 lao động đang làm việc tại làng chuyên gia Dung Quất là con em của bà con ở xã Bình Trị, Bình Thuận và các xã lân cận. Mức lương bình quân cho các lao động này từ 1-1,5 triệu đồng/tháng...
    Cư dân đa quốc gia
    Theo nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Dung Quất, khu nhà ở dành cho chuyên gia ở Dung Quất khá lý tưởng.
    Sau những giờ làm việc căng thẳng, các cư dân mới của làng là những chuyên gia đến từ 15 quốc gia trên thế giới lại tụ tập ở sân bóng rổ để cùng chơi hoặc vào mạng tại các phòng Internet công cộng được phục vụ miễn phí. Ông Motoichi Kato (quốc tịch Nhật) - giám đốc kinh doanh và hành chính của Tập đoàn Technip - cho biết điều kiện ăn ở và sinh hoạt tại làng khá thoải mái. Ông Kato bộc bạch: ?oVới những người ở xa gia đình như tôi, có được một chỗ ở khá tiện nghi như ở đây quả là rất lý tưởng. Tuy nhiên, do mới hình thành nên ngoài chuyện ăn ở, sinh hoạt, làng chuyên gia Dung Quất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí vào những ngày cuối tuần cho các chuyên gia đang sống tại đây?.
    Còn với Humberto Pardo và Ismael Sancho - hai chuyên gia đến từ Tây Ban Nha - vừa được phân bổ hai phòng ở tại một trong số những ngôi biệt thự mới xây rất vui. Họ vừa đón vợ từ Tây Ban Nha qua thăm và ở lại với làng mới gần hai tháng. Yonne Pardo (vợ của Humberto) và Amelia Sancho (vợ của Ismael) tỏ ra rất hài lòng với nơi ăn chốn ở của chồng mình. Yonne cho biết sắp tới nếu các trường học được mở tại Dung Quất, chắc hẳn chị sẽ tính chuyện cho bọn trẻ qua VN để được sống gần bố. Điều này có lẽ sẽ trở thành hiện thực. Một ngôi trường mới đang chuẩn bị được xây dựng tại trung tâm TP Vạn Tường để đón những học sinh là con của các chuyên gia vào học tập.
    Là một cư dân của làng từ hơn sáu tháng qua, Vincent Gouden cho biết anh rất thích được sống và làm việc tại đây. ?oKhông khí trong lành, biển đẹp, hải sản rất tươi và đặc biệt là người dân địa phương rất vui vẻ, hiếu khách. Đó là tất cả những gì tốt đẹp mà tôi cảm nhận được khi về sống và làm việc tại Dung Quất?. Rất nhiều chuyên gia nước ngoài chúng tôi gặp tại đây đều có chung một cảm nhận như vậy. Và nhờ đó mà ngôi làng của họ ngày một đông dân cư hơn.
  9. Xu_Ka

    Xu_Ka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Một ngôi nhà tích thiện
    Từ rất nhiều năm nay, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi, nơi nuôi dưỡng nhiều trẻ em mồ côi và các cụ già cô đơn thuộc diện chính sách đã ao ước có được ngôi nhà nhỏ này. Đó là "ngôi nhà vĩnh biệt", nơi tổ chức tang lễ cho những cụ già qua đời tại trung tâm.
    Và đó cũng là ngôi nhà thờ đặt di ảnh và trang thờ, nơi người sống có thể hằng ngày thắp hương tưởng niệm người quá cố. Một ngôi nhà tích thiện như thế chỉ có giá khiêm tốn khoảng hơn 200 triệu đồng, nhưng Trung tâm đã không thể nào có được nguồn kinh phí đó. Lý do cũng đơn giản, bởi ngân sách còn ít ỏi của tỉnh phải trang trải nhiều mục tiêu, và có thể vì người ta nghĩ: cứ phải lo cho người sống trước đã! Nhưng nếu ai đã từng ở Trung tâm bảo trợ này mỗi khi có một cụ già qua đời mới thấy hết những khó khăn và bức xúc của tất cả mọi thành viên trong Trung tâm. Vì người đã khuất không thể cùng nằm với người đang sống, nên di hài phải quàn tạm ở văn phòng - một gian nhà nhỏ của Trung tâm - cho mọi người đến viếng. Rồi khi người qua đời đã mồ yên mả đẹp, thì một nơi chốn dù nhỏ bé để bát hương và bình hoa, đặt di ảnh và thắp nén hương tưởng nhớ cũng không có. Phải rất nhiều năm chờ đợi và cách đây mấy tháng, một nhà hảo tâm đã đến với Trung tâm với lời hứa sẽ đầu tư kinh phí xây dựng "Ngôi nhà vĩnh biệt". Người hảo tâm ấy là anh Lê Hùng, một doanh nhân quê gốc Quảng Ngãi, Tổng giám đốc Công ty Wings Logistics (Việt Nam), và là Phó chủ tịch thường trực CLB doanh nhân 20-30 TP.HCM. Thông qua Báo Thanh Niên, anh Lê Hùng đã bày tỏ nguyện vọng muốn xây cho Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi "ngôi nhà vĩnh biệt" này. Gặp tôi, anh Trương Đình Đức - nguyên Giám đốc Trung tâm, nay là Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh - báo tin mừng này mà rơm rớm nước mắt. Và anh Đức nhờ tôi tìm giúp một kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà tích thiện này. Tôi đã nghĩ ngay tới kiến trúc sư Trần Bá Phước - một kiến trúc sư vừa có tài vừa có tâm đang là giám đốc một công ty tư vấn xây dựng ở tỉnh. Anh Phước đã vui vẻ nhận lời thực hiện toàn bộ khâu thiết kế - kể cả làm hồ sơ kỹ thuật thi công và hồ sơ dự toán kinh phí. Làm miễn phí. Và ngày mai, ngôi nhà tích thiện sẽ được chính thức khởi công ngay trong khuôn viên của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Một ngôi nhà với hình hoa sen năm mái gợi nhớ đến hành Thổ sẽ là nơi Trung tâm tổ chức tang lễ cho các cụ già đơn chiếc khi các cụ về trời. Những trang thờ trang trọng sẽ là nơi hương khói cho các cụ đã thoát cõi, và ngôi nhà sẽ không vắng lạnh vì luôn được các cụ còn sống ngày ngày đến thắp hương. Quanh nhà sẽ là một công viên nhỏ - nơi những người tích đức có thể kính tặng hoa và cây cảnh - khiến ngôi nhà vĩnh biệt trở nên ấm áp và được bao bọc bởi sự sống. Ước nguyện của rất nhiều cụ già đơn chiếc ở Trung tâm này về "chuyến đi cuối cùng" trong ấm cúng và lành sạch đã được đáp ứng. Một người còn trẻ như anh Lê Hùng mà đã nghĩ và làm được một việc tích thiện sâu xa như thế, tôi cho đó là một tấm gương. Bây giờ khi kinh tế phát triển thì số người giàu cũng ngày một nhiều thêm. Nhưng giàu tiền của chỉ là một phần, nhiều khi chỉ là phần nhỏ, của cái "giàu" thực sự. Những hoạt động từ thiện rộng khắp và lớn lao của vợ chồng Bill Gates trên khắp thế giới đã chứng tỏ ông là một người giàu thực sự. Những doanh nhân Việt Nam, nhất là những doanh nhân trẻ thành đạt, có thể học tập không chỉ là "tốc độ tư duy" của Bill Gates, mà cả "tốc độ nhân ái" ở nhà doanh nghiệp hàng đầu thế giới này. Về "ngôi nhà vĩnh biệt" sắp được xây lên ở Trung tâm bảo trợ xã hội Quảng Ngãi, tôi cảm phục cách chọn "kênh" để tích thiện của doanh nhân trẻ Lê Hùng. Có những điều ta tưởng nhỏ, ít để ý tới, nhưng thực ra nó chẳng nhỏ chút nào. Như "ngôi nhà vĩnh biệt" mà anh Lê Hùng sắp xây lên ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
    Thanh Thảo (Thanh nien Online)
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Đặt ky tàu chở dầu tải trọng lớn nhất trong lịch sử đóng tàu của Việt Nam
    Sáng ngày 17/5, Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (thuộc Tập đoàn kinh tế Vinashin) làm lễ đặt ky tàu chở dầu AFRAMAX có trọng tải 104.000 tấn cho Công ty Vận tải viễn dương Vinashin.
    Tàu chở dầu AFRAMAX 104.000 tấn có chiều dài 245m, chiều rộng 43m, chiều cao mạn 20m, mớm nước thiết kế 11,7m, công suất máy chính 12.200 KW, dung tích khoang hàng 120.900m3, vòng quay của máy 95 vòng/phút. Dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng giữa năm 2008. Đây là con tàu chở dầu có tải trọng lớn nhất trong lịch sử đóng tàu của Việt Nam từ trước đến nay.

    Theo kế hoạch sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, trong thời gian đến, ngoài việc sản xuất tàu dầu 104.000 tấn, công ty còn sản xuất tàu dầu 105.000 tấn, tàu hàng 54.000 tấn, Sà lan 18.000 tấn, tàu dầu 15.000 tấn, tàu kéo 2.400 mã lực,?

    Anh Thư

Chia sẻ trang này