1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 07/07/2007, 08:30 (GMT+7)
    Quảng Ngãi: 645 hộ dân nằm trong vùng sạt lở của sông Vệ
    TT (Quảng Ngãi) - Hiện tại có 645 hộ dân dọc hai bờ sông Vệ (một trong ba con sông lớn của tỉnh) nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao.
    Trong đó 177 hộ dân phải di dời khẩn cấp và 200ha đất thổ cư, đất canh tác có khả năng bị ?onuốt chửng? vào mùa mưa lũ năm nay. Tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết số hộ dân này nằm trong khu vực kéo dài 34km từ huyện Minh Long đến Cửa Lở, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức.
    Theo ông Trương Quang Việt - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi, để khắc phục tình trạng này cần khoảng 160 tỉ đồng để làm kè và di dời dân nhưng nguồn kinh phí này quá lớn so với nguồn thu ngân sách của tỉnh.
    MINH THU
    (Tuổi Trẻ)






  2. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    (SGGP) UBND tỉnh vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Saigon Co.op. Công ty này sẽ xây dựng siêu thị Co.op mart Quảng Ngãi, tổng vốn đầu tư 39 tỷ đồng, tại tổ 6, phường Nguyễn Nghiêm, TP Quảng Ngãi.
  3. Thao_my

    Thao_my Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Đang cần gấp chẳng biết tìm đâu nên vào đây hỏi các bác cái.
    Bác nào biết quãng đường từ hà Nội vào Quảng Ngãi là bao nhiêu km không ạ? Thank thank...
  4. old_goat

    old_goat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 920 km đường bộ. Khi nào vô PM để tui ra đón nha!
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Học đại học chính quy tại Quảng Ngãi ​
    ?oGiáo dục là quốc sách hàng đầu?. Thật vậy, trong xu thế hội nhập và phát triển cùng thế giới, Nhà nước ta luôn xem giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, tăng cường chính sách và chất lượng giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ ngày càng được mở rộng. Thế hệ học sinh-sinh viên chúng tôi vui mừng trước sự đổi thay của bộ mặt giáo dục trên quê hương mình. Ngay ở tỉnh tôi- Quảng Ngãi, mảnh đất có ?onúi bút non nghiên? cũng có những bước tiến rõ rệt trong việc xã hội hoá giáo dục

    Nhưng có lẽ học Đại học chính quy trên chính quê hương Quảng Ngãi là điều đáng mừng nhất đối với chúng tôi.

    Là sinh viên, xa nhà nhiều năm nên tôi thấm thía nỗi vất vả, khó khăn của sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố trọ học. Xa gia đình, xa người thân... ăn, ở luôn gặp nhiều phiền toái. Chúng tôi phải bon chen trong cuộc sống với những đồng tiền chật vật hằng tháng của bố mẹ gởi cho mới đắp đổi qua ngày. Và không ít người trong số chúng tôi đã phải từ bỏ giảng đường Đại học. Cũng không ít người đã xa ngã nơi phồn hoa, đô hội... Chúng tôi đã từng thốt lên rằng : ?oGiá như Quảng Ngãi có trường đại học chính quy!?

    Điều mong ước ấy giờ đây đã trở thành hiện thực!

    Trong khi trường Đại học Phạm Văn Đồng đang trong thời gian xây dựng thì giờ đây Đaị học Công Nghiệp TP.HCM đã có cơ sở đào tạo tại Quảng Ngãi. Những khoá học đầu tiên đang tuyển sinh, đón chào những sinh viên đầu tiên trên mảnh đất hiếu học này, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giới trẻ nơi đây. Cũng phải nói rằng với hình thức đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học của trường Đại học Công nghiệp TP. HCM sẽ góp phần giải bài toán nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đang mọc lên giữa miền Trung khô cằn, nắng cháy này. Cùng với Quảng Ngãi, hàng ngàn thí sinh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ được đón nhận học tập tại nơi đây.

    Đại học Công nghiệp TP.HCM là một trong những trường có bề dày thành tích về đào tạo các ngành: Điện, Điên tử, Hoá dầu, Nhiệt lạnh... Đi lên từ một trường đào tạo nghề nhưng giờ đây là một trong những trường đại học có hình thức đào tạo phong phú, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên lành nghề... Đặc biệt trường còn đạt chuẩn ISO quốc tế về quản lý chất lượng. Đây là tiêu chuẩn mà một số ít trường Đại học ở Việt Nam đạt được.

    Với sức bật của miền Trung, cùng với khoa học kỹ thuật và giáo dục sẽ thúc đẩy Quảng Ngãi phát triển cùng cả nước.

  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tặng bằng khen cho 3 học sinh đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2007
    Để động viên, khuyến khích tinh thần học tập của các em học sinh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa quyết định tặng Bằng khen cho 03 em học sinh Quảng Ngãi đạt thủ khoa các trường Đại học trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm học 2007-2008 và thưởng 02 triệu đồng cho mỗi em.

    Đó là các em: Nguyễn Thị Phượng (học sinh lớp 12C1, trường THPT Trần Quốc Tuấn)- Thủ khoa trường Đại học Y khoa thành phố Hồ Chí Minh với số điểm tuyệt đối 30/30 của 3 môn thi ; Trần Đức Chánh (học sinh lớp 12C1, trường THPT Trần Quốc Tuấn) với số điểm 29,5/30 của 3 môn thi, Thủ khoa Trường Đại học Y khoa Huế; Bùi Tá Nam (học sinh lớp 12 chuyên Toán, trường THPT chuyên Lê Khiết)- Thủ khoa Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh với số điểm 28,5/30 điểm của 3 môn thi. Cả 3 em đều đạt danh hiệu thủ khoa khối B (gồm các môn Toán, Hoá học, Sinh học).
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Cọc 821 - Cọc khoan cuối cùng của gói thầu Cảng xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất ​
    Sáng 29/8, Công ty Dịch vụ cơ khí Hàng Hải, thuộc Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) bắt đầu thực hiện khoan cọc thứ 821 (ảnh), đây là cọc khoan cuối cùng của gói thầu 5B (Cảng xuất sản phẩm), dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo thiết kế, các cọc khoan này phải khoan sâu vào tầng đá gốc từ 3,5m đến 5m, dưới mực nước biển gần 30m, tốc độ khoan trung bình từ 2-3 ngày.

    Đại diện nhà thầu PTSC cho biết, vì cấu tạo địa chất tại điểm thi công của gói thầu 5B khá phức tạp nên các cọc khoan này được áp dụng công nghệ khoan hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Theo dự kiến, đến tháng 11/2007 sẽ hoàn thành cơ bản gói thầu 5B và việc hoàn thành cọc khoan cuối cùng của gói thầu có ý nghĩa rất quan trọng. Khi khoan đến cọc thứ 821 này, thì tất cả khó khăn của gói thầu này dường như đã qua - đại diện nhà thầu PTCS khẳng định.

    Được biết, gói thầu 5B phải thực hiện tổng số là 2.238 cọc, trung bình mỗi cọc dài 42m. Trong đó, số cọc khoan là 821 cọc và 1.417 cọc đóng. Cọc khoan đầu tiên được thực hiện vào đầu tháng 4/2006.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi làm gì để nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu?​
    Nhiều doanh nghiệp gần đây đã đầu tư thiết bị, lắp đặt dây chuyền công nghệ mới, đảm bảo sản xuất hàng hóa đạt giá trị xuất khẩu cao. Qua 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch toàn tỉnh ước đạt gần 38 triệu USD, tăng 130% so cùng kỳ năm ngoái và bằng 68% kế hoạch năm?
    Nhiều nhóm hàng có cơ hội xuất khẩu cao.

    Tại các KCN Tịnh Phong, Quảng Phú và KKT Dung Quất hiện có nhiều nhà máy đã và đang xây dựng khá hiện đại, trong đó có hàng chục dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nhiều mặt hàng hiện nay có cơ hội xuất khẩu cao như: Sản phẩm bàn ghế, dăm gỗ, hàng dệt may, tinh bột mì, bánh kẹo và thủy sản? đã góp phần tăng kim ngạch hàng năm cho tỉnh đáng kể. Đưa chúng tôi đến thăm các phân xưởng sản xuất, giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Lê Văn Mẹo trực tiếp giới thiệu những sản phẩm bàn ghế vừa hoàn thiện, với đa dạng mẫu mã, chất lượng cao, chuẩn bị xuất sang các nước Châu Âu, với giá trị kim ngạch khoảng 1 triệu USD. Ngoài Công ty TNHH Tân Hải, Công ty TNHH Hoàn Vũ; Công ty TNHH nguyên liệu giấy Dung Quất đang "ăn nên làm ra" thì toàn tỉnh còn có hàng chục cơ sở chế biến lâm sản xuất khẩu, với nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ xẻ, đồ gỗ các loại, dăm gỗ và thị trường tiêu thụ chính gồm EU, Đài Loan, Nhật Bản và hiện nay chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đây là một trong những ngành hàng có khả năng xuất khẩu với sản lượng lớn của Quảng Ngãi hiện nay cũng như trong những năm tới.
    Đối với nhóm hàng may mặc xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã phá sản, nhưng cũng có doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có hiệu quả. Công ty may Đông Thành, hàng năm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 triệu USD, với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Đài Loan và một số nước Châu Âu. Hiện nay, công ty đã đầu tư xây dựng thêm 2 phân xưởng may tại KCN Tịnh Phong, với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng và dự kiến sản phẩm may mặc xuất khẩu năm nay sẽ tăng gấp 2 lần so với năm ngoái. Còn Công ty cổ phần Đại Cát Tường hiện có trên 1.000 công nhân thường xuyên sản xuất quần áo, với 90% sản phẩm may mặc xuất sang thị trường Mỹ và 10% là thị trường EU, với kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến đạt trên 12 triệu USD.
    Mặt hàng bánh, kẹo Quảng Ngãi-Biscafun trong tháng đầu năm 2007, xuất khẩu khoảng trên 400 tấn, tăng 60% so cùng kỳ năm ngoái (chủ yếu là bánh ChocoVina và bánh quy các loại). Từ nay đến cuối năm, nhà máy tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 2 dây chuyên sản xuất kẹo cao cấp, với kinh phí trên 15 tỷ đồng. Như vậy, trong thời gian đến nhà máy có khả năng tăng sản phẩm bánh, kẹo xuất khẩu gấp 1,5 lần so với năm 2006.
    Bên cạnh các nhóm hàng xuất khẩu có ưu thế nêu trên, sản phẩm tinh bột mì hiện nay cũng đang được xuất khẩu rất mạnh. Công ty cổ phần nông sản thực phẩm thời gian qua đã đầu tư xây dựng 4 nhà máy chế biến tinh bột mì, với kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm đạt trên 13 triệu USD và dự kiến năm 2007 sẽ đạt khoảng 22 triệu USD.
    Như vậy, xét về góc độ tổng thể thì Quảng Ngãi đang có sự chuyển biến về xuất khẩu hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại, khảo sát, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Tỉnh cũng đã xây dựng được hai thương hiệu sản phẩm tập thể là tỏi Lý Sơn và quế Trà Bồng. Đây là một trong những hướng mở cho nhân dân trên đảo và đồng bào miền núi có điều kiện đầu tư sản xuất, vươn lên đưa sản phẩm tỏi, quế xuất khẩu.
    Cần những giải pháp đồng bộ
    Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận thì Quảng Ngãi còn hạn chế nhiều mặt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Ngành hàng tham gia xuất khẩu còn nhỏ lẻ, giá trị xuất khẩu thấp. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhiều nhà máy hiện còn sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu, không có khả năng đầu tư công nghệ mới. Lực lượng lao động thiếu, nhất là công nhân lành nghề hụt hẫng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong các khu công nghiệp chưa bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động chế biến sản phẩm xuất khẩu?
    Do vậy, tỉnh cần xây dựng một giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu. Trong công tác quy hoạch vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi phục vụ các nhà máy chế biến cũng phải phân định rõ ràng, tránh chồng chéo lên nhau. Một số doanh nghiệp hiện không có khả năng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cũng cần phải nhanh chóng sắp xếp, giải thể. Doanh nghiệp cần đầu tư về thị trường, thực hiện liên doanh, liên kết với các khách hàng thương mại nước ngoài. Thực hiện chiến lược maketting, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bảo đảm nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu. Điều quan trọng là xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, với điều kiện cần và đủ trong công tác xuất khẩu trước yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Các khu công nghiệp cần nhanh chóng đầu tư hạ tầng xã hội, kỹ thuật đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hợp lý trong hoạt động xuất khẩu và thực hiện cải cách hành chính "liên thông một cửa" bảo đảm sự bình đẳng sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Trước mắt, tỉnh cần tập trung đẩy mạnh ngành hàng mũi nhọn hải sản xuất khẩu, thực hiện gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong lĩnh vực đầu tư vốn, công nghệ, môi trường, phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ, chế biến sản phẩm xuất khẩu?
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất: Đẩy mạnh thi công các hạng mục trước mùa mưa lũ ​
    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhà thầu chính Technip và các nhà thầu phụ phải tìm mọi biện pháp để đảm bảo tiến độ xây dựng Nhà máy lọc dầu (NMLD). Hiện nay nhà thầu chính và gần 30 nhà thầu phụ đã huy động gần 12.000 kỹ sư, công nhân và trên 500 chuyên gia tập trung thi công, giám sát tại công trường nhà máy, nhằm bù lại thời gian chậm tiến độ?

    Dự án NMLD Dung Quất có 7 gói thầu EPC (thiết kế, mua sắm, xây lắp), trong đó có các gói thầu chính EPC số 1+3, 2+4 gồm hệ thống tiếp nhận dầu thô ngoài biển, hệ thống ống dẫn dầu thô vào nhà máy, khu bể chứa dầu thô, các phân xưởng công nghệ, năng lượng phụ trợ, khu bể chứa sản phẩm, tuyến ống dẫn sản phẩm, hệ thống ống dẫn và xuất sản phẩm? NMLD có hoàn thành theo đúng cam kết hay không phụ thuộc rất lớn vào các gói thầu này.
    Từ tháng 5 đến nay, các lực lượng thi công trên công trường đã có nhiều biện pháp như: Huy động thêm lực lượng lao động, xe máy, thiết bị, tăng ca? nhằm nâng cao năng suất lao động. Các nhà thầu phụ tập trung thi công nền móng để lắp đặt các thiết bị. Đến nay phần giá đỡ đường ống công nghệ cho nhà máy đã đạt trên 90% khối lượng công việc. Tuyến đường ống dẫn dầu thô từ phao rót dầu không bến vào bờ dài gần 4km, thuộc gói thầu số 4 đã được lắp đặt xong, chỉ chờ các thiết bị đấu nối. Riêng nền móng để lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng cơ bản hoàn thành, hiện đang xây lắp các móng thiết bị nhỏ như: lò đốt, bơm, tháp trao đổi nhiệt?. dự kiến đến cuối tháng 8 sẽ hoàn thành.
    Bên cạnh việc hoàn thiện nền móng để lắp đặt thiết bị các phân xưởng công nghệ, nhiều bể chứa cũng đang được lắp dựng. Trên mặt bằng NMLD có 44 bể chứa gồm bể chứa trung gian, bể chứa dầu thô và bể chứa phụ trợ. Ngoài ra còn có 29 bể chứa sản phẩm bên ngoài NMLD. Đến thời điểm này có hơn một nửa số bể chứa đã được lắp dựng.
    Theo Ban quản lý NMLD Dung Quất, tổng tiến độ thi công nhà máy đến thời điểm này (tức là sau 25 tháng) đạt khoảng 32%. Hiện nay, có 699 thiết bị trong tổng số 1.700 thiết bị các loại đã về đến công trường, trong đó 95 thiết bị gồm: Tháp tách sản phẩm, trao đổi nhiệt và quạt làm mát đã được lắp đặt. Dự kiến đến tháng 10 năm nay, toàn bộ các thiết bị quan trọng của NMLD sẽ được lắp dựng xong.
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Huyện đảo Lý Sơn - có thêm một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia
    Cùng với việc tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Âm linh tự là di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại thôn Tây, làng An Vĩnh nay là xã An Vĩnh.

    Di tích Âm Linh Tự, nằm ở lân Vĩnh Lợi, thôn Tây, làng An Vĩnh, nay là xã An Vĩnh, cạnh con đường nối hai đầu huyện đảo Lý Sơn. Di tích này được nhân dân trong làng, vạn xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và đã qua rất nhiều lần trùng tu nên đến nay di tích này còn khá nguyên vẹn. Năm 1993, di tích Âm linh tự làng An Vĩnh đã được xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Đến nay Âm linh tự lại tiếp tục được Bộ VHTT công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.
    Trước khi tổ chức lễ đón nhận bằng di tích, Sở Văn hóa thông tin phối hợp với UBND huyện Lý Sơn tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa với tổng mức đầu tư khoảng 13 tỷ đồng. Lễ khởi công này đã càng làm tăng thêm không khí sôi nổi của nhân dân Lý Sơn trong buổi lễ đón nhận bằng công nhận Âm Linh Tự là di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.
    Đi theo Đoàn đón Bằng công nhận di tích từ UBND huyện về Âm linh tự có hàng ngàn người dân với cờ, xí, băng rôn diễu hành trong tiếng trống chiêng sôi động trên suốt tuyến đường nối hai đầu đảo. Đón đoàn rước bằng di tích quốc gia tại cảng Lý Sơn, ngay ngã ba vào Âm linh tự là các đoàn múa lân, đoàn hát bội và hàng ngàn người dân đã chờ đợi ở đây từ đầu giờ chiều. Ông Đặng Lại, một người dân ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, nói người dân Lý Sơn rất tự hào khi biết Âm linh tự đã được xếp hạng di tích quốc gia, Âm linh tự cũng là nơi gắn liền với đời sống tâm linh của người dân đảo suốt mấy trăm năm nay
    Sau khi Bằng di tích quốc gia được trang trọng rước về, Ban tế tự của Âm Linh tự đã tổ chức lễ cáo yết với sự tham gia của ban chánh tế, bồi bái, đội học trò gia lễ và dàn nhạc bát âm trong lễ phục truyền thống được gìn giữ từ rất lâu đời. Những lễ thức này hầu như đã bị mai một ở các địa phương khác, nhưng người dân ở đảo Lý Sơn vẫn bảo tồn khá tốt. Ông Võ Hiển Đạt là một người đã từng gắn bó với Âm linh tự trên 50 năm và người được xem là ông đồ duy nhất còn lại trên đảo Lý Sơn, hiện đang làm Trưởng ban quản lý di tích Âm linh Tự, ông Đạt cho biết: " Từ khi nghe tin Âm linh tự được xếp hạng di tích, những con em của Lý Sơn ở khắp mọi miền đất nước đã gửi thư, điện về chúc mừng và đóng góp rất nhiều vào ngân quỹ của Âm linh tự"
    Cũng trong dịp này, người dân Lý Sơn lại được chứng kiến các đội thuyền lân, long, quy, phụng đua tài trên biển ngay buổi sáng hôm sau để chào mừng Âm Linh Tự được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia, với sự cổ vũ của hàng ngàn người dân trên đảo. Khác với trước đây, cuộc đua lần này không có đội thuyền thắng cuộc, tất cả đều chỉ đóng góp vào không khí ngày hội đón nhận Bằng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho Âm Linh Tự.
    Cùng với những hoạt động trên, ngư dân đảo Lý Sơn còn đóng góp tiền để mời đoàn hát bội ở đất liền ra biểu diễn trước sân Âm Linh Tự. Tại đây có 50 suất hát bội phục vụ bà con ngư dân trên đảo. Ngoài tiết mục hát hầu thần, đoàn hát bội còn trích đoạn các vở tuồng nổi tiếng để phục vụ nhân dân với ba suất hát trong một ngày.
    Âm Linh Tự vốn là nơi thờ phụng những người không may bỏ mình vì nhiều lẽ, không nơi thờ tự, nhưng dần dần đã trở thành nơi phối thờ những người lính Hải đội Hoàng Sa, kiêm quản Trường Sa. Đài chiến sĩ trận vong hình thang tứ trụ trước Âm linh tự vẫn uy nghiêm tưởng niệm những người đi lính Hoàng Sa, là những người mà Triều Nguyễn đã phong danh hiệu "Hùng binh Hoàng Sa", để tri ân họ trong việc mở mang và xác lập chủ quyền tổ quốc trên biển Đông xa xôi, cách đây chừng vài trăm năm trước.
    Hiện nay, vào dịp thanh minh hàng năm, ngoài việc tế tự những người không nơi thờ tự, để tưởng nhớ đến các anh linh những người đi lính Hoàng Sa, người dân Lý Vĩnh còn thành kính cử hành lễ tưởng niệm các chiến sĩ trận vong tại miếu âm linh này. Là một trong những người đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của huyện đảo Lý Sơn, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ cho biết: " Nếu muốn tìm về văn hóa truyền thống của người Việt ở miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng thì nên đến với Lý Sơn. Bởi vì tất cả những gì đã mất trên đất liền mấy chục năm trước, thì hiện nay người dân trên đảo Lý Sơn đều gìn giữ đầy đủ, thậm chí còn phát huy những giá trị cao hơn"
    Trên một huyện đảo chỉ rộng hơn 10 km2, đến nay Lý Sơn đã có 3 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, (cả tỉnh Quảng Ngãi có 25 di tích) đó là thắng cảnh Chùa Hang; Đình làng An Hải, và Âm Linh Tự; cùng 7 di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh, bao gồm : Đền thờ Thiên Y A Na, Miếu Tam tòa, Lăng thờ ông Lân Chánh, Nhà thờ Cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh, Mộ và đền thờ Võ Văn Khiết, Lăng Ông lân Đông Hải, Chùa Đục.
    Đến với Lý Sơn, ngoài việc thăm thú những danh lam thắng cảnh, những kỳ quan thiên nhiên giữa bốn bề sóng biển, bạn còn có dịp thăm những ngôi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi, hàng trăm di tích lịch sử văn hóa và nhiều lọai hình lễ hội truyền thống như lễ hội đình làng An Hải, Hội dồi bòng và lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm.

Chia sẻ trang này