1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Từ lễ hội miếu bà kỳ tân: Nghĩ về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích ​
    Việc nhân dân vạn chài Kỳ Tân tự nguyện trùng tu ngôi miếu, tự nguyện tổ chức lễ hội trong những năm vừa qua không chỉ góp phần bảo vệ và gìn giữ những giá trị truyền thống của cha ông mà còn góp phần vào việc đẩy mạnh phong trào xã hội hóa việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.

    Kỳ Tân là một trong 4 thôn của xã Đức Lợi: An Mô, An Chuẩn, Kỳ Tân, Vinh Phú, là một vùng đất nằm ở phía cực bắc huyện Mộ Đức, nơi dòng nước sông Vệ đổ về để hòa mình cùng biển Đông qua cửa Lở. Đây là một vùng đất nhỏ hẹp, có địa hình không ổn định, bởi phía đông là biển, phía tây là dòng sông Vệ, phía bắc là cửa sông năm lở, năm bồi. Trải qua bao biến động của tự nhiên và chiến tranh khốc liệt, đất đai luôn xói lở, làng xóm bị cày xới, nhiều đình làng, lăng miếu bị hủy hoại.

    Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, do nhiều lý do khác nhau, thỉnh thoảng mới có một vài lễ hội được làng tổ chức như lễ hội của làng An Mô vào ngày đón danh hiệu thôn văn hóa, hay của vạn An Chuẩn vào mỗi dịp cầu ngư hàng năm. Miếu Bà của vạn chài Kỳ Tân - nơi thờ chánh thần là Ngũ Hành thượng giới và thần linh phối thờ cùng các bậc tiền hiền khai khẩn hậu hiền khai cơ, cũng rơi vào trường hợp tương tự, dù người dân nơi đây ít nhiều đã cố công trùng tu, gìn giữ, sau 3 thế kỷ tạo lập.

    Bằng nguồn lực của nhân dân trong vạn chài, bằng lòng hảo tâm của những người con xa quê, nhờ sự chú trọng đến di sản văn hóa của chính quyền, đoàn thể ở địa phương, mãi đến cuối năm 2006, miếu Bà Kỳ Tân mới có dịp được đại tu, nhưng vẫn cố gắng giữ nguyên phần hậu cung đã xây dựng cách đây vài trăm năm trước. Nhà tiền bái giờ đây cũng được mở rộng để nhân dân có thể thực hành nghi lễ trang nghiêm vào những ngày lễ hội, vía bà, hoặc vào ngày sóc vọng. Một tam quan bề thế vươn cao làm nơi thờ tự thêm trang nghiêm, xứng tầm với một trung tâm tín ngưỡng của làng xã. Đến miếu Bà Kỳ Tân hôm nay, dường như quá khứ đã thực sự được chắp nối với hiện tại bằng chính những hoa văn họa tiết theo kiểu truyền thống, bằng chính sự đăng đối hài hòa trong các khám thờ, liễn đối, hoành phi, đại tự vừa được những hiệp thợ từ Huế, từ các địa phương khác và đặc biệt, từ chính sự nhiệt thành, cần mẫn và sáng tạo của dân vạn chài Kỳ Tân trong suốt 8 tháng liền với 1.400 ngày công tự nguyện.

    Chính nhờ sự đóng góp công sức và tiền của một cách tự nguyện, nhờ ý thức bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà dân vạn chài Kỳ Tân đã tổ chức lễ hội vào dịp khánh thành miếu Bà, một cách thành kính, trang nghiêm mà không kém phần sôi động. Đầu tiên là lễ rước linh vị từ lăng thờ thần Nam Hải. Qua lễ rước người dân vạn chài Kỳ Tân càng hiểu hơn những giá trị của văn hóa truyền thống tích hợp trong nghi lễ. Bởi nghi lễ không đơn thuần chỉ là sự chiêm bái thần linh mà ở đó còn hàm chứa giá trị giáo dục đạo đức, giá trị nhân văn, giá trị cố kết cộng đồng. Nhờ nghi lễ mà những sinh hoạt văn hóa dân gian có điều kiện phục dựng, có điều kiện bảo tồn, có điều kiện để những con người bình dân đồng sáng tạo. Từ lâu những bộ lễ phục truyền thống không còn có dịp để mặc, thì giờ đây, nhờ những bộ y phục đó, những ngư dân quanh năm ngược xuôi với sóng to, gió lớn, tự tin hơn khi họ được dân vạn chài giao phó trách nhiệm diện kiến trước thần linh trong vai chánh tế, bồi tế, tư văn? Nhờ lễ hội mà những ngư dân lại có dịp phô bày tài năng diễn xướng những bài hò đưa linh khi rước linh vị Bà đi qua con đường làng quen thuộc. Nhờ lễ hội mà con cháu của họ đã biết đến một hình thức diễn xướng dân gian vốn tồn tại từ lâu trong cộng đồng mà họ không hề hay biết. Nhờ lễ hội mà họ xích lại gần nhau hơn khi cùng chăm lo cho lễ hội, cùng cộng cảm, cùng cộng mệnh.

    Những nghi lễ nghinh thần nhập điện, cầu mong cho quốc thái dân an, vạn chài yên bình, thịnh vượng; những lễ thức ôn lại chặng đường lịch sử tạo lập và trùng tu ngôi miếu, cũng như quá trình dựng làng, lập xóm tại miếu Bà trong ngày hội này thật sự mang giá trị nhân văn, giá trị giáo dục truyền thống. Và điều cuối cùng, nhờ những lễ thức này mà con người hiểu biết hơn về quá khứ, về công lao của tiền nhân trong việc khai phá và dựng xây quê hương, đất nước.

    Vạn Kỳ Tân cũng là một trong số ít vạn chài còn giữ được đội chèo bả trạo. Đội chèo bả trạo Kỳ Tân với những làn điệu đặc sắc của vùng ven biển Quảng Ngãi mà trong đó chứa đựng nội dung ca ngợi công ơn thần linh, cũng như công ơn của các bậc tiền nhân tạo làng lập xóm, bày tỏ niềm hân hoan trước sự đổi mới của quê hương, trong ngày lễ hội này, đã thực sự góp phần làm sống dậy một loại hình diễn xướng đang trên đường mai một.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức Fred Hollows Foundation tài trợ trên 187 ngàn USD cho dự án Hỗ trợ chăm sóc mắt cho trẻ em tại tỉnh Quảng Ngãi ​
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Loan đã phê duyệt dự án Hỗ trợ chăm sóc mắt cho trẻ em tại tỉnh Quảng Ngãi do tổ chức Fred Hollows Foundation tài trợ. Mục tiêu của dự án là nhằm giải quyết khó khăn cho người dân nghèo, đồng thời góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống chăm sóc và chữa trị các bệnh về mắt tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 205.167 USD, trong đó: Vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức Hollows Foundation là 187.167 USD (chiếm 91%); vốn đối ứng của tỉnh là 18.000 USD (chiếm 9%).

    Các hoạt động chính của dự án: xác định tỷ lệ và các nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa ở trẻ em để đánh giá chính xác hiệu quả dự án; tiến hành điều tra xác định tỷ lệ mù và các nguyên nhân gây mù lòa ở trẻ em để từ đó đánh giá tác động của dự án tại cộng đồng; dự án sẽ tiến hành thu thập các thông tin về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và nhận thức của cộng đồng về phòng tránh và chăm sóc mắt cho trẻ em; nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng truyền thông giáo dục cho cán bộ y tế trong khu vực dự án nhằm cung cấp những dịch vụ chăm sóc mắt tốt nhất cho trẻ em; cung cấp các trang thiết bị và nguồn lực cần thiết và phù hợp để triển khai các dịch vụ chăm sóc mắt cho trẻ em trong khu vực dự án; nâng cao chất lượng, số lượng và mức độ triển khai các dịch vụ chữa trị thị lực thấp và mù loà ở trẻ em trong khu vực dự án; kêu gọi sự quan tâm đến vấn đề mù lòa trẻ em như là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng để hỗ trợ cho việc xây dựng các chương trình y tế cho trẻ em tại Việt Nam
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Diện tích thả nuôi tôm tiếp tục phát triển ​
    Mặc dù bị ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi của thời tiết làm cho sản lượng tôm nuôi thu hoạch từ đầu năm 2008 đến nay chỉ đạt 400 tấn, giảm 53,5% so cùng kỳ năm trước, nhưng tình hình thả nuôi tôm lại có dấu hiệu rất lạc quan. Đến thời điểm này diện tích thả nuôi tôm của tỉnh đạt 490 ha, tăng 36 ha so với cùng kỳ, trong đó có 180 ha nuôi tôm trên cát và 310 ha nuôi vùng triều.

    Hiện nay, các trại giống trong tỉnh đã sản xuất và cung ứng được 35 triệu con tôm giống, với số lượng này chỉ mới đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu tôm giống của tỉnh. Theo kế hoạch năm 2008, tỉnh sẽ mở rộng diện tích mặt nước thả nuôi tôm lên 800 ha, trong đó trên cát 190 ha và vùng triều 610.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khẩn trương kiểm tra tình trạng khai thác đá trên địa bàn tỉnh theo nội dung phản ánh của các báo Quảng Ngãi, Dân Trí ​
    Báo Quảng Ngãi số ra ngày 02/4/2008 có đăng bài "Cần có các biện pháp bảo vệ các mỏ đá quý trên địa bàn huyện Minh Long? phản ảnh tình trạng khai thác đá quý tại thôn Làng Vang, xã Thanh An, huyện Minh Long. Để kiểm tra làm rõ nội dung phản ảnh của bài báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi đã có ý kiến chỉ đạo UBND huyện Minh Long khẩn trương tổ chức kiểm tra ngay tại hiện trường khu vực thôn Làng Vang, xã Thanh An, huyện Minh Long; kiểm tra làm rõ nội dung phản ảnh của Báo Quảng Ngãi, đồng thời xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân tự ý khai thác đá quý không có giấy phép theo quy định, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh và có thông tin phản hồi cho Báo Quảng Ngãi.

    Liên quan đến vấn đề khai thác đá, ngày 06/4/2008, Báo Dân trí số có đăng bài "Một số doanh nghiệp ở Quảng Ngãi than thở việc xin một giấy phép khai thác mỏ đá phục vụ xây dựng công trình phải đóng trên 40 con dấu với thời gian làm thủ tục mất hơn 02 năm? phản ảnh tình trạng lập thủ tục xin khai thác mỏ đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mất nhiều thời gian và qua nhiều cấp chính quyền.

    Để kiểm tra làm rõ nội dung phản ảnh của bài báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở các quy định của Nhà nước về quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản và điều kiện thực tế tại địa phương, nghiên cứu nội dung bài báo nêu trên, có ý kiến tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo việc giải quyết các thủ tục hồ sơ có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước; thực hiện nghiêm túc công tác cải cách hành chính ngay từ cơ sở; tránh tình trạng kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây phiền hà cho Doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 7.000 cổng ADSL trên toàn tỉnh, tất cả các trung tâm huyện lỵ trong tỉnh đều có thể lắp đặt đường truyền internet tốc độ cao ADSL ​
    Theo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, hiện nay đã hoàn thành việc xây dựng các tuyến cáp quang đến 100% trung tâm huyện; 13/14 huyện, thành phố hoàn thành xây dựng các tuyến cáp quang đến 100% trung tâm xã.

    Toàn tỉnh hiện nay có 161 trạm chuyển mạch, truy nhập thuê bao, trong đó có 3 tổng đài HOST, 86 tổng đài vệ tinh và 80 bộ truy cập thuê bao phân bổ trên toàn tỉnh với tổng dung lượng lắp đặt hơn 155.500 lines. Hạ tầng viễn thông cho Internet đã được xây dựng với tổng dung lượng khoảng 7.000 cổng ADSL trên toàn tỉnh, tất cả các trung tâm huyện lỵ trong tỉnh đều có thể lắp đặt đường truyền internet tốc độ cao ADSL. Internet trên toàn tỉnh có khoảng 6.265 thuê bao xDSL và 1.698 thuê bao quy đổi Dial-up; tỷ lệ người sử dụng internet đạt 12 người/100 dân
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Du lịch Quảng Ngãi: cần một điểm nhấn​
    Trong vòng 3 năm trở lại đây, Quảng Ngãi đều tổ chức được sự kiện du lịch là "sản phẩm riêng có của Quảng Ngãi". Đây là dịp tốt để du lịch Quảng Ngãi đánh bóng hình ảnh vốn không mấy sáng của mình. Thế nhưng tựu chung lại ngành du lịch tỉnh vẫn chưa thể bật dậy sau những sự kiện quan trọng đó.

    Tổ chức sự kiện chưa "đủ đô"!
    Năm 2006 tỉnh ta đã tổ chức công bố Tuyến du lịch theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm-cuốn nhật ký thu hút đông đảo dư luận, được xem như một sự kiện "nóng sốt" vào thời điểm đó. Năm 2007 tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn cũng được hình thành, nhằm bổ sung "địa chỉ" du lịch mới cho du khách đến với Quảng Ngãi. Các sự kiện này đã thu hút hàng ngàn lượt du khách địa phương, trong nước và cả khách quốc tế. Nhưng rất tiếc với sự chuẩn bị khá "sơ sài" ở cả khâu tổ chức cũng như chưa tạo dấu ấn đặc sắc cho các sản phẩm "riêng có" này nên nhiều du khách đến và ra đi mà "không hẹn ngày trở lại".

    Trong quý I năm nay, theo báo cáo của Sở TM-DL tỉnh thì tổng lượt khách đến tỉnh ta ước đạt 43,7 nghìn lượt người, tăng 3% so với cùng kỳ, chỉ bằng 16% kế hoạch năm. Điều đáng nói là trong tháng 3 Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vừa hoàn thành, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Ngoài ra tại Sơn Mỹ diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai-sự kiện gây chấn động. Các sự kiện này có thể nói là có sức hút mạnh mẽ đối với nhân dân trong và ngoài nước, nhưng tổng lượt khách trong tháng cũng chỉ đạt khoảng 15,6 nghìn người (trong số này có khoảng 1000 khách quốc tế).

    Điều này cho thấy việc tổ chức các sự kiện du lịch của tỉnh, vẫn còn yếu và mang tính nghiệp dư. Nói đúng hơn là ngành du lịch tỉnh đã không nắm bắt được các sự kiện để có thể tăng tốc phát triển, khi liên tục cho ra những sản phẩm "du lịch non" hoặc chưa khai thác các sự kiện để phát triển du lịch. Trong khi đó hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ngãi vừa ít, lại thiếu tính chuyên nghiệp, còn yếu trong khâu tiếp cận thị trường. Điều này thể hiện ở chỗ phần lớn khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi do các công ty du lịch ở TPHCM hay Hà Nội đưa đến, còn các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh vẫn "bình chân như vại" trước các sự kiện lớn trên địa bàn.

    CẦN MỘT ĐIỂM NHẤN:
    Có thể nói, phát triển du lịch đang được tỉnh quan tâm (Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có đề án và tiếp đó Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến 2015, với mục tiêu phát triển thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm của tỉnh). Tuy nhiên với địa phương không phải là "trọng điểm du lịch quốc gia", thì du lịch Quảng Ngãi cần phải tạo những điểm nhấn riêng trong hành trình phát triển, hội nhập.

    Theo ông Võ Mười-Thường trực Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh thì Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại-du lịch tỉnh (vốn thuộc Sở Ngoại vụ-PV) cần có kế hoạch quảng bá, xúc tiến, tổ chức hội chợ về du lịch giai đoạn 2008-2010, gắn với tổ chức các lễ hội văn hoá dân gian mang đâïm bản sắc của cộng đồng dân cư vùng núi Ấn-sông Trà như lễ hội cầu ngư, hát bả trạo, lễ hội Tổ đình Thiên Ấn, lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc H''''re, Cadong... để nâng cao hình ảnh du lịch Quảng Ngãi đến du khách trong và ngoài nước.

    Song để tạo sự cộng hưởng thu hút du khách, tỉnh cần tâïp trung "đánh sáng" những khu du lịch (KDL) hiện có. Cho đến thời điểm này, các KDL Sa Huỳnh, KDL Mỹ Khê đã hoàn thành cơ sở hạ tầng. Đây là sự thuận lợi để tỉnh đốc thúc các doanh nghiệp (đã được cấp phép) tập trung đầu tư xây dựng các dự án du lịch-dịch vụ tạo những điểm phục vụ, du khách. Đối với các nhà đầu tư "chiếm đất, chờ thời" thì tỉnh kiên quyết thu hồi, nhằm làm sáng môi trường đầu tư tại các KDL này, để thu hút các nhà đầu tư thật sự muốn bỏ vốn phát triển du lịch; tạo sự kiện và tổ chức khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch của tỉnh theo hướng liên kết, để tạo sức hút. Và quan trọng hơn là tạo hình ảnh mới cho du lịch Quảng Ngãi.

    Được hoaphan sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 12/04/2008
  7. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=252284&ChannelID=11
  8. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Thông báo chút xíu:
    Hiện công ty CP Vina (Cty Thái Lan - Sản xuất thức ăn gia súc) chi nhánh tại Quảng Ngãi đang cần tuyển 01 nhân viên kế toán tôt nghiệp trung cấp chuyển ngành kế toán. Bà con mình có ai có con em gì giới thiệu dùm. Thông tin tìm dùm cho đứa bạn nghe nói đang cần gấp. Làm việc tại QN.
    Hiện công ty SX hàng trang trí nội thất- Cty VN trụ sở Q8 Tp HCM đang cần tuyển kế toán trưởng, có một chút kinh nghiệm trong tính giá thành sản phẩm, nhanh nhẹn, biết kế toán trưởng là làm gì. Lương khoảng từ 4-5 trẹo (công ty nhỏ) Phù hợp với ai vừa đi học vừa đi làm (đã tốt nghiệp cao đẵng nay học lên ĐH chẵng hạn) Cái này cũng cần tuyển gấp. La làng dùm nhỏ em. Ai có liên lạc dùm - Trụ sở cty Gần cầu chữ Y, ko xa trung tâm TP lém, hồi xưa tui ở đây tui biết.
    Ai có nhu cầu liên hệ IML nhà em; YM: hateyen@yahô.com
    P/S: lâu wé ko vô TTVNOL ko biết tạo cái subject là làm seo nữa!
  9. trnluen

    trnluen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    TPHCM dễ kiếm tiền nhỉ?
    Mới ra trường, vừa đi học vừa đi làm mà đã 4-5 chai/tháng rồi.
    Tui cày mấy năm rồi mà chẳng đủ tiền ăn
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Mô hình ?oBán trú dân nuôi? ở miền núi Sơn Hà- góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học​
    Thực hiện mô hình "Bán trú dân nuôi" theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm học 2007-2008, huyện Sơn Hà triển khai mô hình này tới 4 xã trong huyện. Đến nay, hầu hết số học sinh tham gia mô hình "bán trú dân nuôi" đều đi học chăm chỉ và đầy đủ, không có tình trạng bỏ học. Điều này cho thấy mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả.

    Mô hình "bán trú dân nuôi" được huyện Sơn Hà triển khai ở 4 xã là Sơn Thuỷ, Sơn Kỳ, Sơn Ba và thị trấn Di Lăng với 61 em học sinh tham gia. Những xã này đều có những điểm thôn đa số học sinh chỉ học hết bậc tiểu học, vào cấp 2 là bỏ học vì đường xá xa xôi các em không xuống trường theo học được. Do đó, mô hình "bán trú dân nuôi" được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng này. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mỗi em học sinh tham gia mô hình này được hỗ trợ 140.000/em/tháng. Để kịp thời triển khai mô hình này ngay từ đầu năm học, ngành giáo dục Sơn Hà tham mưu với UBND huyện trích kinh phí từ Hội khuyến học và Quỹ phổ cập cơ sở để hỗ trợ các em, trước mắt mỗi em được hỗ trợ 100.000/em/tháng để mua gạo và đồ dùng sinh hoạt. Điều này cho thấy sự linh động của huyện Sơn Hà trong quá trình triển khai mô hình "Bán trú dân nuôi". Sau gần một năm triển khai, có thể thấy mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học ở miền núi. Em Đinh Thị Sưa, học sinh lớp 6B, trường THCS Sơn Thuỷ- một trong những học sinh được hỗ trợ theo mô hình "bán trú dân nuôi" cho biết: Từ đầu năm đến nay, em chưa bỏ buổi học nào. Nếu không được hỗ trợ xuống trung tâm xã theo học, thì bản thân em đã bỏ học, vì gia đình em ở tận thôn Giá Gối, cách xa điểm trường gần 10km đường đồi núi, muốn đến trường phải mất 2 tiếng đồng hồ.

    Cùng với em Sưa, xã Sơn Thuỷ còn có 9 em học sinh lớp 6 được hỗ trợ học bán trú theo mô hình "bán trú dân nuôi". Đến nay, các em đã được hỗ trợ đủ số tiền ăn ở và sinh hoạt. Tuy nhiên về nơi ở các em vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

    Có thể thấy, mô hình "bán trú dân nuôi" bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học do điều kiện đi lại cách trở và đời sống quá khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay để theo học cái chữ các em đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, đặc biệt là về nơi ăn chốn ở. Nói về hướng của chính quyền địa phương trong việc tạo cho các em học sinh một môi trường và điều kiện học tập tốt hơn, ông Đặng Ngọc Dũng - Phó CT UBND huyện Sơn Hà cho biết: Trong năm 2008 huyện Sơn Hà đã bố trí dành 400 triệu đồng xây dựng 10 phòng ở cho học sinh cấp 2 tại xã Sơn Ba và Sơn Bao. Tính lâu dài huyện đang xây dựng đề án xây dựng và phát triển trường bán trú dân nuôi cho tất cả các điểm trường trên địa bàn huyện, có như thế thì mới giảm được số lượng học sinh bỏ học của huyện và đảm bảo được sỉ số trên lớp.

    Với những kế hoạch đã đề ra, hi vọng mô hình "bán trú dân nuôi" được huyện Sơn Hà triển khai hiệu quả, góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở miền núi và giữ vững chuẩn phổ cập THCS trên địa bàn huyện.

Chia sẻ trang này