1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Có tớ.
    Thấy xót quá mọi người ơi,rồi vùng đó lấy đất đâu trồng lúa ???!!! thấy một bên là lúa,nhìn xuống bên dưới là một hồ sâu và rộng do lấy đất sét.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    ''''Máu rừng'''' vẫn chảy ​
    Chưa bao giờ việc giữ rừng lại gian nan như thời gian gần đây. Bởi bọn lâm tặc đã ngày càng manh động hơn, chúng liều lĩnh phá rừng và tấn công cả người thi hành công vụ. Dư luận rất cần việc xử lý các vụ việc nói trên không để lọt người, lọt tội...

    Đến nay, anh Nguyễn Trung Triết - cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham, vẫn không quên cái ngày 13/2/2008, lâm tặc tấn công, đập phá tài sản của gia đình. Là một người tâm huyết với công tác, lại được Nhà nước trả lương để bảo vệ rừng, thấy lâm tặc chở gỗ của rừng đi tiêu thụ, nên anh không thể làm ngơ trước hành vi ấy. Điều đáng nói nữa là, nếu "làm ngơ" với những hành vi nói trên thì tạo ra tiền lệ xấu; bản thân người bảo vệ rừng cũng sẽ bị xử lý trước pháp luật về việc thiếu trách nhiệm. Vì vậy, anh Triết phải đứng ra bắt kẻ vận chuyển gỗ trái phép. Có điều, sau đó thì bản thân gia đình anh hoang mang vì hành vi đập phá nhà cửa của lâm tặc. Còn bọn chúng, khi gây ra vụ việc xong là bỏ đi và cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sau vụ của anh Triết, vào ngày 11/3/2008, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Giang Đinh Văn Chi và anh Đinh Trung Anh - Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham, trong lúc thi hành nhiệm vụ, bắt lâm tặc tại Tiểu khu 213 (Sơn Giang) thì bị bọn chúng tấn công, gây thương tích. Vậy mà, cũng như vụ anh Triết, vẫn không thấy ngành chức năng xử lý thích đáng lâm tặc. Một khi kẻ vi phạm không bị xử lý, sẽ tạo ra một tiền lệ xấu.

    Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Hà, số lượng đất rừng phòng hộ bị xâm hại trên địa bàn là hơn 1.918 ha. Con số như vậy là quá lớn, nhưng dư luận đặt câu hỏi là, cùng với sự xử lý thiếu cương quyết của ngành chức năng thì nguyên nhân nào nữa khiến cho rừng mỗi ngày một cạn kiệt mà người bị xử lý về việc xâm hại rừng thì? đếm chưa đầy trên đầu ngón tay. Có thể nói, mỗi nơi một kiểu, rừng bị phá đến thương xót. Nó không chỉ có ở các địa phương miền núi, mà ngay cả những huyện đồng bằng có rừng cũng bị phá ngày một nhiều. Tuy nhiên, điểm "nóng" nhất vẫn là ở Sơn Hà. Nếu như trước đây, rừng ở đây bị "rỗng ruột" bên trong, cây keo bị "cứa cổ" cho chết dần, thì nay, chúng tôi đến những cánh rừng ấy? Nó đã sạch cây rừng, chỉ có cây mì thay thế. Ở Sơn Hà, số lượng rừng bị phá không chỉ bị lâm tặc đốn lấy gỗ, mà có một bộ phận trong đồng bào, nghe theo lời kẻ xấu đi phá rừng để trồng keo và các cây nguyên liệu khác - đặc biệt là cây mì. Khi ngành chức năng đến xử lý thì chỉ xử lý người trực tiếp phá rừng, còn những kẻ "đầu nậu" phía sau xúi giục đồng bào làm bậy thì xưa nay hầu như chẳng ai bị phanh phui ra trước ánh sáng pháp luật. Một cán bộ Hạt kiểm lâm Sơn Hà thổ lộ với chúng tôi rằng, các loại trang bị cho kiểm lâm thi hành nhiệm vụ hiện quá kém, với vài cây gậy cao su thì không thể đương đầu với búa rìu, còn súng ư - có cũng như không, vì cán bộ kiểm lâm làm sao dám bắn vào lâm tặc.

    Nắm được điều này, nên lâm tặc vẫn không ngần ngại "hô xung phong" khi đối mặt trước những họng súng của kiểm lâm. Trong khi đó, chế độ đi lại, làm việc của cán bộ kiểm lâm không được chi trả thoả đáng. Xin nói rõ là, cán bộ kiểm lâm trên các địa bàn tỉnh ta hiện nay không phải làm việc theo giờ hành chính. Bất kỳ giờ nào, ngày hay đêm, thì các anh cũng phải làm nhiệm vụ, sẵn sàng đi ngay đến hiện trường khi có vụ việc xảy ra. Hơn nữa, mỗi kiểm lâm hiện nay phải quản lý đến vài ngàn hécta rừng thì không thể kham nổi, nhất là địa bàn Sơn Hà, mỗi kiểm lâm quản lý 3.000 ha. Công việc là thế, còn đồng lương thì vẫn chưa đảm bảo được cho bản thân sinh hoạt, đổ xăng lên xuống địa bàn, huống hồ còn nuôi vợ, nuôi con?

    Đó là với lực lượng kiểm lâm và những người bảo vệ rừng, còn với các cán bộ thuộc khối Đảng và chính quyền các cấp? Có thể nói là, có không ít người cũng trăn trở với tình trạng rừng bị phá. Như Bí thư Huyện uỷ Sơn Hà chẳng hạn, cũng vì rừng bị phá mà một lần xin từ chức, một lần đòi? từ chức nếu không xử lý nghiêm hành vi lâm tặc tấn công người thi hành công vụ. Bản thân ông, đã có lần ông đứng trước một đầu xe ô tô chở gỗ, không cho tẩu tán tài sản rừng. Thế nhưng hành động như ông bí thư này thì có mấy người?

    Có thể nói rằng, việc đấu tranh bảo vệ rừng của các ngành, các cấp vẫn còn rất gian nan. Để công tác này được chuyển biến tích cực, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác bảo vệ, xử lý nghiêm các vụ phá rừng, tấn công người thi hành công vụ?
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Một lễ hội đặc biệt​
    Trong hai ngày 20 và 21/4 này, một lễ hội truyền thống mang tên "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" sẽ được tổ chức tại đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Có lẽ không một lễ hội nào trên đất nước ta mà hình thức cũng như nội dung của nó lại đặc biệt như lễ hội này.

    Nó đặc biệt ở chỗ, đây không chỉ đơn thuần là dịp tri ân những người đã từng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc ta suốt mấy trăm năm trước mà qua lễ này, chúng ta khẳng định lại chủ quyền của đất nước mình, cụ thể là chủ quyền ở đảo Hoàng Sa. Mỗi khi dấy lên câu chuyện Hoàng Sa, những người có trách nhiệm hay nói điều này: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định rằng, Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam". Tuy nhiên, "bằng chứng" đó cũng chỉ dựa vào những cứ liệu lịch sử mà bên nào cũng có thể trưng ra để khẳng định chủ quyền của mình. Có một bằng chứng khác khi trưng ra thì phía bên kia không thể chối cãi được nhưng lâu nay luôn bị khuất lấp bởi sự dửng dưng của các nhà quản lý. Đó là "lễ khao lề thế lính Hoàng Sa". Sự dửng dưng này được chấm dứt khi Hoàng Sa chợt thức dậy trong lòng mỗi người Việt Nam ta sau hàng loạt các sự kiện diễn ra liên quan đến hòn đảo này hồi cuối năm rồi. Lần đầu tiên, "lễ khao lề" do Nhà nước cấp tỉnh đứng ra tổ chức ngay tại đảo Lý Sơn, mặc dù mấy trăm năm nay nó vẫn tồn tại và diễn ra hàng năm tại gia đình các tộc họ trên đảo.

    Từ hơn 300 năm trước, khi cha ông ta đặt dấu chân mở cõi về vùng đất phương nam đầy nắng gió này thì cũng là lúc Hoàng Sa đã thành máu thịt của chúng ta rồi. Cứ sau mỗi dịp Tết âm lịch hàng năm, khi trời yên bể lặng, một đội quân gần 100 người, gồm những thanh niên ưu tú nhất của vùng Sa Kỳ, sau này là đảo Lý Sơn lại lên đường trực chỉ Hoàng Sa. Dấu tích còn lại qua những cuộc ra đi giữ nước suốt mấy trăm năm ấy không chỉ là những tấm bia đã được cắm mốc khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa mà người đời sau có thể gặp một Hoàng Sa hiện hữu ngay trên đảo Lý Sơn. Lễ khao lề với nhiều hình thức mang đậm dấu ấn tâm linh của người dân đảo đã nói lên điều đó. Những hình nhân thế mạng, những chiếc thuyền làm bằng bè chuối đã được hỏa táng trước lúc lên đường như một lời ký thác về số phận của những người lính. Những ngôi mộ gió còn lại trên đảo Lý Sơn như một lời tưởng vọng đối với bao thế hệ đã từng ngã xuống nơi Hoàng Sa.

    Một lễ khao lề, những ngôi mộ gió cùng những tráng ca viết về đội quân giữ đảo thuở xưa đã thành những cột mốc biên cương không dễ gì xô ngã.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - Cội nguồn nghi lễ ​
    Lần giở những trang lịch sử, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí... của Quốc sử quán triều Nguyễn, lẫn những trang ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, của Phan Huy Chú trong Hoàng Việt địa dư chí?

    ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy, cách đây 3, 4 thế kỷ trước, các chúa Nguyễn đã bắt đầu ý thức đến nguồn tài nguyên vô tận, cũng như sớm xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của Tổ quốc, mà trước hết đó là tại quần đảo Hoàng Sa. Hằng năm các chúa Nguyễn đã tuyển 70 dân đinh, giỏi nghề đi biển, ở các làng An Vĩnh và An Hải tại vùng cửa biển Sa Kỳ, và sau đó là dân đinh ở phường An Vĩnh và phường An Hải trên đất đảo Lý Sơn, giương buồm nương theo gió nồm vượt sóng ra quần đảo Hoàng Sa. Cứ tháng hai nhận lệnh ra đi và đến tháng tám trở về cửa Eo (Thuận An) để nộp cho kinh thành Huế các loại hải vật quý giá và những thứ nhặt được trên vùng biển đảo này, như đồ đồng, đồ thiếc? Theo gia phả, các bản khế ước, các sổ đinh, các văn bản định suất thuế khóa bằng chữ Hán của các dòng họ còn trên đảo Lý Sơn và những gì đang lưu truyền trong trí nhớ của nhiều bô lão, thì 70 suất đinh định chế đi Hoàng Sa và sau này cả Trường Sa, nhiều nhất vẫn là người của làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn. 70 định suất đó được phân đều cho các tộc họ, không phân biệt tiền hiền hay hậu hiền, theo nguyên tắc luân phiên nhau, và người đăng lính Hoàng Sa thường là con thứ (vì người con trưởng phải ở nhà lo tế tự).

    Đội Hoàng Sa được thành lập chính thức năm nào, lịch sử không ghi rõ, chỉ biết là vào thời "đầu bản triều", "hồi đầu dựng nước" (của chúa Nguyễn ở Đàng Trong), tức sớm nhất có lẽ là vào cuối thế kỷ XVI, hoặc đầu thế kỷ XVII). Nếu cứ tạm thời xác định, là đội Hoàng Sa, và sau này được củng cố thành Thủy quân Hoàng Sa (kiêm quản Trường Sa và Bắc Hải, mộ thêm các ngư dân ở Quảng Bình, Bình Thuận, thuộc các làng Tứ Chính, Bình Cố, Cảnh Dương), hoạt động liên tục suốt 3 - 4 thế kỷ, thì đã phải có hàng vạn người đã phải vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm, bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo theo lệnh của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn sau này.

    Cho đến nay, người dân đất đảo Lý Sơn vẫn còn lưu truyền câu ca:
    Hoàng Sa trời nước mênh mông
    Người đi thì có mà không thấy về
    Hoàng Sa mây nước bốn bề
    Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa

    Câu ca não nùng trên đây là lời tóm tắt số phận của những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa từ thuở xa xưa ấy - những người được vua Tự Đức gọi là những "hùng binh". Chắc hẳn trong hàng vạn người từng ra đi, không có nhiều người được may mắn trở về. Hình ảnh những khu mộ gió không xác người của các tộc họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn? trên đảo Lý Sơn còn phơi bày trong nắng đã là một minh chứng đầy bi hùng trong quá khứ. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ thức tri ân những lính Hoàng Sa, Trường Sa thuở xa xưa ấy.

    * Khao lề và tri ân:
    Hằng năm vào dịp cúng việc lề, tức khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch, người Lý Sơn làm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, hay khao lề tế lính Hoàng Sa. Hầu hết các tộc họ trên đất đảo có người đăng lính Hoàng Sa, Trường Sa đều thực thi lễ thức này. Nếu là để chia tay những người đăng lính thì đó là lễ thức khao lề thế lính, còn nếu là để tưởng niệm người đăng lính đã bỏ mình trên dặm dài sóng nước, thì đó là lễ thức khao lề tế lính. Mà thường là cho cả hai, thế người còn sống và tế người đã chết. Không biết lễ thức này có tự bao giờ, nhưng chắc hẳn nó chỉ có khi đội Hoàng Sa gánh vác sứ mệnh lịch sử thiêng liêng trên biển Đông mà chúa Nguyễn và sau này là nhà Nguyễn giao phó. Khao lề chỉ là lệ khao định kỳ hằng năm (như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ), nhưng thế lính lại là nghi lễ mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính, bởi ai cũng biết rằng người đi lính Hoàng Sa sẽ phải luôn luôn đối mặt với bão tố, sóng gầm.

    Như những gì còn ghi trong sử sách và lưu truyền trên đất đảo Lý Sơn, thì người lính Hoàng Sa phải lênh đênh cùng sóng gió trong 6 tháng ròng nhưng chỉ với những chiếc thuyền câu thì số phận xem như đành gửi theo trời mây và bọt biển. Để có cơ may xác mình còn được yên lành trôi về bản quán, trước khi ra đi mỗi người đi lính Hoàng Sa phải tự chuẩn bị cho riêng mình: Một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài. Nếu không may ngã xuống, thì đôi chiếu, những chiếc đòn tre và các dây mây kia là vật dụng để bó xác người. Người chết sẽ được thả trôi trên biển cùng chiếc thẻ bài đã được ghi tên phiên hiệu. Nhưng chắc hẳn cũng chẳng có mấy xác người được may mắn trôi về bản quán. Những tên tuổi được ghi trong sử sách như Cai đội Phạm Quang Ảnh (Ất Hợi, 1815), Chánh thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (Ất Mùi, 1835), Chánh thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (Bính Thân, 1836)?, là những người đã từng được vua Gia Long, vua Minh Mạng cử đi Hoàng Sa, kiêm quản Trường Sa không phải chỉ tìm kiếm hải vật, sản vật, đo đạc thủy trình, tuần phòng trên biển đảo, mà còn cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tiêu biểu là Phạm Hữu Nhật) đều là những người đã không có cơ may trở về.

    Tuy biết khó có cơ may trở về, nhưng con người vẫn phải hy vọng, dù hy vọng mỏng manh. Như để cứu vớt niềm hy vọng ấy, trước khi ra đi, cùng với việc tộc họ bàn soạn lễ vật sanh tươi, hương đăng tỏa rạng, thầy phù thủy sẽ nặn hình nhân thế mạng bằng bột gạo, hoặc bằng đất sét. Hình nhân thế mạng sẽ được đặt cạnh linh vị đã ghi tên tuổi người đi lính Hoàng Sa. Trong khói hương nghi ngút, lời phù chú lầm rầm trên nền nhạc bát âm hoặc ngũ âm xen lẫn tiếng mõ thị uy của thầy phù thủy với áo thụng, mũ tam sơn sẽ diễn ra dềnh dàng suốt cả 2 ngày. Bên cạnh hình nhân và linh vị là người đi lính Hoàng Sa. Người lính ấy luôn đứng hầu thần suốt buổi tế bằng chính niềm tin là lời nguyện cầu của chính mình, của tộc họ sẽ thấu suốt đấng linh thiêng và ngón nghề ấn quyết của thầy phù thủy sẽ xua được tà ma quỷ ám trên dặm dài sóng nước.

    Sau lễ thức ở nhà thờ tộc họ, người Lý Sơn sẽ đặt các hình nhân và linh vị, cùng những thứ tượng trưng mà người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa thường mang theo, như gạo, muối, củi, nước ngọt, lưới? vào chiếc thuyền bằng chuối cây rồi đem thả ra biển. Lời nguyện cầu về sự bình yên lẫn lời xua đuổi rủi ro sẽ được bỏ chung cùng thuyền lễ. Giữa bập bềnh sóng gió hình nhân là kẻ thế mạng cho người đăng lính.

    Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như "đã có một lần chết", và "hùng binh" ấy có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa dù sẽ trải qua muôn ngàn bất trắc trên biển khơi ròng rã 6 tháng liền. Vì thế có thể xem lễ tế có người đăng lính đứng hầu chính là một lễ tế sống.

    Nhưng không phải chỉ có tế sống. Mỗi tộc họ trên đảo Lý Sơn lẫn trong đất liền cạnh cửa biển Sa Kỳ và một số nơi khác cũng đã có hằng trăm người không may mắn trở về. Tại nhà thờ các tộc họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn, Trương, Nguyễn? từ ngày 10 đến 20 tháng 2 (Âm lịch), tại Âm linh tự vào ngày 15 và 16 tháng 3 (Âm lịch) vẫn còn lễ cầu siêu và hội hoa đăng, cầu cho những linh hồn lính Hoàng Sa được siêu thoát, vẫn còn thầy pháp ra tay ấn quyết và lầm rầm phù chú; vẫn còn hình nhân bằng đất sét, hoặc bằng bột gạo, thậm chí bằng giấy; vẫn còn hằng trăm linh vị cắm trên nài chuối và những thứ tượng trưng mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa từng mang đi được cung thỉnh thả vào sóng nước, song chỉ còn nét nghĩa tế lính Hoàng Sa và cả Trường Sa nhằm tri ân những người đã vì Tổ quốc hy sinh trên vùng biển đảo.

    Nếu như những dòng ghi chép về đội Hoàng Sa lẫn Bắc Hải (bao gồm cả Trường Sa) trong các bộ chính sử của triều Nguyễn, hoặc trong các bộ sách của Lê Quý Đôn, Nguyễn Thông, Phan Huy Chú? là những cứ liệu lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta trên biển Đông cách đây 3, 4 thế kỷ trước, thì những dấu tích liên quan đến đội Hoàng Sa ở khắp nơi dọc ven biển miền Trung, đặc biệt là trên đảo Lý Sơn và vùng cửa biển Sa Kỳ cùng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, hoặc tế lính Hoàng Sa còn hiện diện hằng năm trên đất đảo Lý Sơn cũng đã góp phần quan trọng hết sức vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ấy.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Những hoạt động đầu tiên của Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ​
    Chiều ngày 20/4/2008, tại Âm Linh Tự- thôn Tây, xã An Vĩnh, nhân dân huyện Lý Sơn đã tổ chức lễ Cầu siêu cho những binh phu đi lính Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Lễ khao lề thế lính hoàng sa được tổ chức hàng năm tại huyện đảo này.

    Tham gia lễ cầu siêu có hơn 50 tăng ni, phật tử các chùa trên địa bàn huyện và các tộc họ Võ, họ Phạm Văn có người thân đã từng đi lính Hoàng Sa thời kỳ trước.

    Ngay sau khi kết thúc lễ cầu siêu, lễ hội hoa đăng, phóng sinh và bắn hoả châu cũng đã diễn ra tại cầu cảng Lý Sơn.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thiệt hại do cơn bão số 1 đối với ngư dân Quảng Ngãi ​
    Tin từ Đồn Biên phòng 328 (Lý Sơn) cho biết, chiều ngày 20-4, tàu QNg 96246-TS (do ông Lê Hải- thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn làm thuyền trưởng) đã đưa ngư dân của tàu QNg 6308-TS (do ông Lê Đô- thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn làm thuyền trưởng) và 01 ngư dân Trung Quốc gặp nạn do bão số 1 tại vùng biển đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa - cập an toàn vào vũng neo đậu tàu thuyền huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

    Cùng ngày, Trạm kiểm soát Biên phòng An Hải thuộc Đồn Biên phòng 328 Lý Sơn đã phối hợp chính quyền địa phương tổ chức lễ giao nhận, kiểm tra sức khỏe và cấp đồ dùng sinh họat cho ngư dân.

    Ông Lê Đô- thuyền trưởng tàu gặp nạn QNg 6308-TS cho biết, nghe tin đài báo bão tàu đã cập vào đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa để núp gió. Vào khoảng 23 giờ 30 phút đêm 17-4, tàu QNg 6308-TS thấy có 1 nhóm ngư dân Trung Quốc bị nạn đang trôi dạt trên biển, tàu thả dây neo và đã cứu được một người.

    Đến 3 giờ 30 phút ngày 18-4, bất ngờ, một tàu Trung Quốc bị chìm trôi dạt va vào làm tàu QNg 63080-TS lỏng dây neo bị hất vào đá ngầm gây vỡ mạn tàu và bị nước nhấn chìm; 15 ngư dân đã kịp đưa máy bộ đàm Icom lên bám trụ trên Ca bin của tàu.

    Ông Lê Hải, thuyền trưởng tàu QNg 96246- TS cho biết, nhận tín hiệu từ tàu Qng 6308-TS từ rất sớm nhưng do cột sóng lúc đó quá dữ dội (cấp 13) nên không thể đưa tàu đến ứng cứu, mặc dù ở cách đó 800 mét. Đến 9 giờ sáng cùng ngày (sau gần 6 giờ đồng hồ), sóng giảm xuống cấp 8, cấp 9 mới cập được tàu bị nạn và đưa 15 ngư dân này lên tàu trở về huyện đảo Lý Sơn an toàn.

    Trong khi đó, tàu QNg 95517 TS của ông Võ Đào ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, trên tàu có 11 ngư dân, bị chìm lúc 20 giờ ngày 17/4/2008 tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa được tàu QNg 95546 TS của ông Đặng Xuân Bảo ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Theo thông tin nhận được từ hệ thống thông tin Icom cộng đồng cho biết, tàu ông Bảo đang trên đường vào bờ và 22 lao động trên tàu sức khoẻ rất yếu, đặc biệt là lao động trên tàu ông Đào (bị chìm), tàu đang bị thiếu nhiên liệu, lương thực. Dự kiến trong chiều ngày 21/4/2008 tàu ông Bảo sẽ về đến nơi.

    Riêng trường hợp, tàu QNg 95177 của ông Nguyễn Huê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, trên tàu có 10 lao động hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa hiện vẫn chưa có thông tin. Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã chỉ đạo các tàu đang tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa tiếp tục tổ chức tìm kiếm, đồng thời đề nghị cấp trên thông qua con đường ngoại giao đề nghị các lực lượng đứng chân trong khu vực khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm các ngư dân bị nạn.

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    22 ngư dân trên tàu QNg 95546 TS đã vào bờ an toàn ​
    Như tin chúng tôi đã đưa, vào lúc 9 giờ ngày 21/4/2008, 22 ngư dân trên tàu QNg 95546 TS của ông Đặng Xuân Bảo ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã vào đến bờ an toàn. Hiện 13 ngư dân trong tình trạng suy kiệt đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 09 ngư dân còn lại đang nằm điều trị tại trạm y tế xã Bình Châu.

    Trong số 13 ngư dân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, có 07 ngư dân quê ở Quảng Ngãi: Võ Đào (34tuổi), Nguyễn Văn Thi (23tuổi), Nguyễn Một (43tuổi), Võ Văn Hải (26tuổi), Phạm Thành Trung (31 tuổi), Nguyễn Văn Cẩn (25tuổi), Nguyễn Hữu Việt; 06 ngư dân quê ở Khánh Hoà: Nguyễn Quang Trường (25tuổi), Lê Quang Đại (21tuổi), Phạm Văn Nhân (21tuổi), Nguyễn Tấn Việt (23tuổi), Nguyễn Ngọc Tiến (21tuổi), Nguyễn Tấn Long (21tuổi).

    Ngay sau khi nhận được tin báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi cùng lãnh đạo Bộ Đội Biên phòng tỉnh đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm hỏi tình hình sức khỏe của các ngư dân. Thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch trao cho mỗi ngư dân một suất quà trị giá 200 ngàn đồng. Phó Chủ tịch yêu cầu lãnh đạo Bênh viện chỉ đạo các y, bác sỹ quan tâm theo dõi tình trạng sức khỏe của các ngư dân cho đến khi các ngư dân hoàn toàn bình phục, đồng thời yêu cầu Bệnh viện miễn toàn bộ chi phí điều trị cho các ngư dân trên.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    ''''Chớ lãng phí nguồn nhân lực đã qua đào tạo'''' ​
    Ngày 19/4, hơn 1000 cán bộ, giảng viên, sinh viên 4 trường ĐH Phạm Văn Đồng, ĐH Công nghiệp TPHCM (cơ sở miền Trung), Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán và Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi lần đầu tiên được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội. Trong không khí sôi nổi, nhiều cán bộ quản lý và sinh viên Quảng Ngãi đã đề đạt nhiều nguyện vọng thiết thực đến đại biểu Quốc hội.

    Vay vốn và việc làm là 2 chủ đề xuyên suốt mà nhiều sinh viên đặc biệt quan tâm tại buổi tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội. Em Huỳnh Thế Quân-Sinh viên trường Cao đẳng Tài chính Kế toán Quảng Ngãi mở đầu: Tăng cường và hỗ trợ thêm nguồn vốn vay tín dụng học tập dành cho học sinh, sinh viên là niềm mong mỏi của sinh viên nghèo bọn em. Bên cạnh nguồn vốn vay, các cấp, các ngành và các tổ chức cần thiết lập thêm nhiều học bổng khuyến học, cũng như đầu tư trang thiết bị học tập, để học sinh-sinh viên có điều kiện học tập, nghiên cứu ứng dụng tốt hơn. "Hiện nay, việc hỗ trợ cho sinh viên nghèo vẫn còn những hạn chế"-anh Phạm Hồng Quân-Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng thêm vào.

    Trong khi đó, sinh viên Hà Thị Bình (khoa công nghiệp-Đại học Công nghiệp TPHCM) lại quan tâm đến vấn đề việc làm: Tỉnh nhà đang phát triển, nhiều doanh nghiệp hiện đã đầu tư và hoạt động tại tỉnh, nhưng sinh viên Quảng Ngãi lại thiếu thông tin về việc làm tại địa phương. Chúng em rất muốn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhưng chẳng có ai làm cầu nối. "Hơn thế nữa, học tập ra trường liệu chúng em có được bố trí đúng ngành nghề đào tạo hay không?"-Bình băn khoăn.

    Một trong những vấn đề cũng khá "nóng" là việc lãng phí nguồn nhân lực. Phạm Hồng Quân-Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng bức xúc: Sinh viên sư phạm hiện được miễn kinh phí đào tạo, hàng năm ngân sách Nhà nước phải bỏ ra số tiền rất lớn, nhưng sinh viên sư phạm ra trường được phân công việc quá ít, điều này vừa lãng phí nguồn nhân lực, vừa tốn tiền của của Nhà nước. Sinh viên ra trường không có việc làm đã phải bươn chải đủ nghề để kiếm sống, là một thực tế đang diễn ra. Đào tạo mà không sử dụng quả là sự lãng phí lớn.

    Có một thực tế hiện nay nữa là, tình trạng nguồn nhân lực ở các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực công, trong đó có các trường đào tạo công lập chuyển sang làm ở khu vực tư nhân, với mức thu nhập hấp dẫn hơn. Thầy Bùi Phụ Anh-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài chính kế toán thẳng thắn nhìn nhận: Tình trạng giảng viên phải "chạy sô" khắp nơi bỏ bê công tác nghiên cứu khoa học chỉ vì nhu cầu mưu sinh. Nhưng nếu Nhà nước không có giải pháp căn cơ về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên, thì rất dễ mất đi đội ngũ giảng viên giỏi. "Nhà nước cần có chính sách tiền lương đãi ngộ đúng mức cho giảng viên ở các trường, để đội ngũ giảng viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp đào tạo"-ông Anh kiến nghị.

    Một vấn đề được đông đảo giảng viên quan tâm là chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học dành cho các trường chuyên nghiệp ở miền Trung-Tây Nguyên vẫn còn không ít bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng: Các trường đại học, cao đẳng ở miền Trung-Tây Nguyên thì điều kiện học tập, nâng cao trình độ đối với giảng viên là rất hạn chế. Trong khi đó, chi phí để theo học tại các trường ở Hà Nội hay TPHCM rất tốn kém. "Quảng Ngãi cần có đề án đào tạo tiến sĩ cũng như đào tạo sau đại học với những chính sách ưu đãi, để có nguồn giảng viên đủ trình độ, năng lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh"-giảng viên Phạm Kim Hoa-Trường ĐH Phạm Văn Đồng nêu ý kiến.

    Ghi nhận những kiến nghị của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Minh Toản cho rằng những kiến nghị thiết thực này sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết những nguyện vọng chính đáng của cử tri sinh viên, góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục-đào tạo.
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: 10 trường THCS tham gia lập kỷ lục ?otiết học lớn nhất thế giới? ​
    Đúng 15h ngày 23/4/2008, hơn 500 giáo viên và học sinh trường THCS Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh đã cùng hô vang đếm ngược thời gian tới thời điểm mà hàng triệu học sinh, giáo viên, chính quyền địa phương của 64 tỉnh thành Việt Nam cũng như học sinh của hơn 120 quốc gia khác trên thế giới bắt đầu ?otiết học lớn nhất thế giới?.

    Đây là sáng kiến nằm trong khuôn khổ tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục năm 2008 do UNESCO và UNICEF phát động với chủ đề: ?oTrẻ em và người lớn trên toàn thế giới cùng tham gia lập kỷ lục về: Tiết học lớn nhất thế giới? nhằm huy động mọi cơ quan đoàn thể cùng cộng đồng lên tiếng vì một nền giáo dục cơ bản, miễn phí, bắt buộc và chất lượng cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và những người có hoàn cảnh khó khăn; lôi cuốn sự tham gia của một số lượng người đông nhất tại hơn 120 nước cùng một lúc học một nội dung về giáo dục vào cùng một thời điểm, qua đó, tạo ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách trong các vấn đề giáo dục trong nỗ lực đạt mục tiêu giáo dục cho mọi người.

    Tham gia chương trình này cùng với các tỉnh thành bạn và toàn thế giới, Quảng Ngãi có 10 trường THCS có sự tài trợ của dự án Plan với trên 6000 học sinh tham gia, trong đó, Trường THCS Tịnh Trà được chọn là điểm trường chính.

    Trong thời gian diễn ra tiết học, cô Võ Thị Thuỷ- giáo viên Trường THCS Tịnh Trà đã dẫn dắt học sinh, phụ huynh và những người cùng tham gia tiết học tìm hiểu những nội dung như: giáo dục chất lượng là gì, yếu tố quyết định một nền giáo dục chất lượng; nguyên nhân dẫn đến trẻ em không được đến trường, tình trạng số người lớn không biết đọc, biết viết cao, làm thế nào để chấm dứt tình trạng trẻ em không được đi học; giải thích về tầm quan trọng của nền giáo dục chất lượng và những thiệt thòi mà người không biết đọc, viết phải gánh chịu,?

    Qua tiết học này, giúp học sinh nắm thêm những kiến thức mới về tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện cho trẻ đến trường, đồng thời giúp cho lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo địa phương gần gũi hơn, hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh trên địa bàn.

    Em Phạm Thị Ý Nhi- học sinh lớp 9B trường THCS Tịnh Trà tâm sự: Qua tiết học ngày hôm nay em có cơ hội biết được những điều mà trước đây em chưa từng biết đến, giúp em ham học và tìm hiểu nhiều kiến thức hơn nữa để nắm được nhiều thông tin mới. Em mong sao thế giới sẽ không còn có người không biết đọc, biết viết, tất cả trẻ em trên thế giới sẽ được đến trường, được học tập.

    Được biết, trên thế giới hiện nay có khoảng 750 triệu người không biết đọc, biết viết, trong đó tỷ lệ này ở phụ nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới (cứ 6 phụ nữ thì có 1 người không biết đọc, viết). Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ này cũng rất cao, cứ 100 người dân thì có 08 người không biết đọc, biết viết.
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ​
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 582/TTg-**DN về đầu tư vốn thành lập Công ty TNHH 1 Thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sử dụng vốn của Tập đoàn đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện việc thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức quản lý Công ty này theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP.

    Thủ tướng lưu ý, chỉ giao nhiệm vụ cho Công ty này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên, nhiên liệu, sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu mà không mở rộng sang các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, bất động sản, dịch vụ vui chơi giải trí,..

Chia sẻ trang này