1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kết thúc hội khỏe Phù Đổng khu vực III: Quảng Ngãi xếp thứ Tư ​
    Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc Khu vực III đã khai mạc vào ngày 10/4/2008 tại thành phố Huế. Tham dự Hội khỏe Phù Đổng lần này có 10 đơn vị dự thi gồm Bình Định 86 VĐV, Đà Nẵng 232 VĐV, Quảng Bình 65 VĐV, Quảng Trị 99 VĐV, Quảng Ngãi 175 VĐV, Thanh Hóa 246 VĐV, Nghệ An 76, Hà Tĩnh 56, Phú Yên 170, Thừa Thiên - Huế 231, Quảng Nam không tham gia.

    Sau 10 ngày thi đấu, kết quả đơn vị Thừa Thiên ?" Huế xếp thứ Nhất, Thanh Hóa xếp thứ Nhì, Quảng Trị xếp thứ Ba, Quảng Ngãi xếp thứ Tư.

    Đoàn vận động viên Quảng Ngãi đạt được 30 huy chương các loại, trong đó môn Bóng bàn đoạt 05 HCĐ; Điền kinh 01 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ; Đá cầu 03 HCĐ; Eerobic 06 HCĐ; Cầu lông 04 HCB, 04 HCĐ; Bóng rổ 02 HCĐ, Bóng đá nữ xếp thứ Nhì.

    Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Phú Thọ vào tháng 8 năm 2008.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tuyên dương những học sinh đạt giải trong kỳ thi Olimpic truyền thống 30/4​
    Trường THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi vừa tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olimpic truyền thống 30-4-2008.

    Trong kỳ thi năm nay, Trường THPT Chuyên Lê Khiết có 49 học sinh tham gia dự thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử và tiếng Anh. Kết quả đã giành được 32 huy chương, trong đó có 11 huy chương Vàng, 10 huy chương Bạc, 11 huy chương Đồng, xếp vị thứ 8/72 đơn vị tham gia, trong đó có 32 trường THPT chuyên. Đặc biệt là có học sinh Mai Bá Gia Hân hai năm liền đoạt HCV môn Ngữ văn, học sinh Võ Văn Cửu hai năm liền đoạt HCV môn Toán.

    Kỳ thi Olimpic được tổ chức hàng năm là sân chơi lành mạnh cho học sinh khối lớp 10, 11 của tất cả các trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam, nhất là khối trường THPT chuyên. Kết quả của kỳ thi đã góp phần khẳng định chất lượng dạy và học của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Di tích chiến thắng Khánh Lạc Đông ​
    Ngày 29/4/2008, UBND xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích chiến thắng Khánh Lạc Đông là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Di tích chiến thắng Khánh Lạc Đông thuộc xóm Khánh Lạc Đông, thôn Khánh Lạc, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa. Toàn bộ khu vực xóm Khánh Lạc Đông ngày nay là trận địa phòng thủ Khánh Lạc Đông vào mùa Xuân năm 1975.

    Xã Nghĩa Hà nằm ở phía Đông Bắc huyện Tư Nghĩa, phía Bắc giáp với sông Trà Khúc. Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của các xã vùng Đông Bắc huyện Tư Nghĩa nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghĩa Hà được xác định là địa bàn có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Diện tích trận địa phòng thủ làng chiến đấu Khánh Lạc Đông rộng gần 1 km2. Di tích chiến thắng Khánh Lạc Đông ngày nay chỉ còn tồn tại dưới dạng địa điểm di tích như hầm chỉ huy, vị trí đặt cối 60 ly, vị trí xe tăng địch bị bắn cháy và một số vị trí hào công sự.

    Trong chiến tranh chống quân xâm lược, Khánh Lạc Đông được xây dựng thành trận địa phòng ngự kiên cố với hệ thống các công sự, hầm, hào chiến đấu liên hoàn, cụm bãi mìn, đảm bảo cho việc chiến đấu đánh địch để kiềm giữ, chia cắt đoạn giao thông huyết mạch này, cũng như đánh bại các cuộc tiến công vào đây của địch. Cùng với việc xây dựng trận địa chiến đấu, Bộ đội huyện đã kịp thời triển khai kế hoạch và phương án tác chiến. Do yêu cầu phải giải tỏa, khai thông đoạn đường Nghĩa Hà đi cửa biển Cổ Lũy nên khi biết ta đã đánh chiếm, chia cắt đoạn đường này, địch phản ứng rất nhanh. Sáng sớm ngày 4/2/1975, địch đưa tiểu đoàn 70, biệt động quân có xe tăng chi viện quân địch từ thị xã Quảng Ngãi theo đường Nghĩa Dõng ?" Nghĩa Dũng tiến xuống cánh đồng Tràm ?" phía Tây trận địa phòng thủ Khánh Lạc Đông của ta để đánh giải toả đoạn đường này và đánh tiêu diệt trận địa phòng thủ ở đây của ta. Sau một ngày đêm chiến đấu quyết liệt, ta đánh bại 6 đợt tấn công của địch, làm thiệt hại nặng tiểu đoàn 70 biệt động quân, diệt 70 tên và làm bị thương nhiều tên, bắn cháy một xe tăng và thu nhiều quân trang quân dụng, giữ vững trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu được cấp trên giao.

    Di tích chiến thắng Khánh Lạc Đông là chứng tích ghi dấu đánh ngụy xuất sắc, đầy mưu trí và sáng tạo của quân dân Nghĩa Hà, Tư Nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tích này đã góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn huyện nhà, tỉnh nhà. Chiến thắng Khánh lạc Đông đã trở thành niềm tự hào, nét son sáng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của huyện Tư Nghĩa nói riêng và Quảng Ngãi nói chung, có tác dụng bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Khánh thành Trung tâm điều dưỡng người có công ​
    Sáng nay (29/4/2008), Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn và lãnh đạo hai Sở LĐTB&XH thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đến tham dự.

    Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh được khởi công ngày 20/6/2007, trên tổng diện tích hơn 9.000m2, tại thôn Mỹ Lai, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh với tổng kinh phí trên 13,4 tỷ đồng bao gồm cac hạng mục: khu điều dưỡng luân phiên, khu nhà ăn- hội trường, khu hành chính, khu điều dưỡng đa năng- điều trị thể chất,? do Sở LĐTB&XH làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng nhằm mục tiêu chăm sóc, điều dưỡng thương bệnh binh nặng, người có công với cách mạng được tốt hơn về vật chất và tinh thần.

    Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm bớt khó khăn về nhu cầu điều trị, điều dưỡng đối với người có công trên địa bàn tỉnh hiện nay. Được biết, khu nhà điều dưỡng luân phiên của Trung tâm hiện nay chỉ có thể tiếp nhận một lúc 60 người đến điều trị, trong khi đó số đối tượng người có công với cách mạng thuộc diện được hưởng chế độ điều dưỡng luân phiên trên địa bàn tỉnh hiện trên 10.000 người, số giường trên chỉ có thể đáp ứng được khoảng 25- 30% nhu cầu điều dưỡng cho người có công của tỉnh.

    Dự kiến trong giai đoạn 2 của dự án, Sở LĐTB&XH sẽ tiếp tục vận động nguồn hỗ trợ từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để mở rộng khu điều dưỡng và hoàn thành một số hạng mục phụ trợ phục vụ cho công tác điều dưỡng người có công của Trung tâm.

    Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn đã hoan nghênh sự cố gắng của Sở LĐTB&XH (chủ đầu tư), đơn vị thi công và Ban Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công và hy vọng Ban lãnh đạo Trung tâm nhanh chóng đưa Trung tâm vào hoạt động có hiệu quả, chăm sóc và điều dưỡng tốt cho các đối tượng người có công, đáp ứng nhu cầu điều dưỡng của người có công trên địa bàn tỉnh.
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Đẩy nhanh tiến độ dự án nhà máy lọc dầu: gần 11.000 người không nghỉ lễ​
    Theo báo cáo mới nhất của Ban quản lý Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, tổng tiến độ thi công nhà máy đạt khoảng 90%. Để kịp đưa nhà máy vận hành thương mại vào tháng 2/2009, gần 11.000 kỹ sư công nhân trên công trường Nhà máy lọc dầu Dung Quất không nghỉ lễ, đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện những hạng mục công trình còn dang dở.
    Công trường Nhà máy lọc dầu Dung Quất lúc 11 giờ trưa, gần 500 kỹ sư công nhân của công ty lắp máy LILAMA 691 vẫn miệt mài làm việc. Từng tốp người miệt mài hoàn thành phần công việc của mình. Trên cao, những người thợ lắp máy lành nghề đang treo lơ lửng để lắp ráp thiết bị. Dưới đất, hàng chục thợ hàn nhuễ nhại mồ hôi đang hàn nối đường ống công nghệ. Những người công nhân khác đang đổ bê tông hoàn thiện nền của phân xưởng cũng như đào đắp, chôn lấp hệ thống cáp điện. Mỗi người mỗi việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
    Đến nay, công ty LILAMA 691 đã lắp đặt khoảng 80% khối lượng ống công nghệ, kéo cáp điện được khoảng 60%, đấu nối thiết bị đạt 50%. Các hạng mục phụ trợ như hệ thống khí nén, hệ thống khử khoáng, hệ thống nước ngọt...cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để đưa lò hơi vào vận hành vào tháng 6/2008.
    Anh Nguyễn Vĩ, Phó giám đốc xí nghiệp lắp máy Sao Mai, Công ty LILAMA 691 cho biết: "Nhà máy điện là một trong những hạng mục quan trọng để cung cấp điện vận hành toàn bộ nhà máy. Để đảm bảo tiến độ, chủ trương của Công ty sẽ làm việc liên tục không nghỉ lễ. Tiến độ công trình đang tiến triển rất thuận lợi, một mặt do sự nỗ lực hết mình của gần 500 cán bộ, công nhân Công ty, mặt khác có sự hỗ trợ tích cực từ phía Chủ đầu tư và Nhà thầu chính Technip".
    Không chỉ tại khu vực Nhà máy điện mà trên khắp công trường Nhà máy, gần 11.000 kỹ sư, công nhân sẽ làm việc thông ca không nghỉ lễ với một mục tiêu duy nhất là đẩy nhanh tiến độ để đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành đúng kế hoạch.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khi đất là vàng ​
    Bây giờ, thì câu nói của cha ông xưa: "Tấc đất tấc vàng" có cơ đúng đến? 120%, nhất là những khu "đất vàng" ở đô thị lớn. Nhưng không chỉ đất đô thị mới bán được, và không chỉ bán một lần, bán đất "có sổ đỏ" mới gọi là bán! Vừa rồi, báo chí mới khui ra vụ "bán đất? thịt" ở xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành quê tôi. Đất bán: đất bề mặt của ruộng lúa nước. Mục đích bán: Cho các chủ lò làm gạch ngói. Ai cũng biết, từ đầu năm nay, giá gạch ngói đột ngột tăng gấp 3 lần năm ngoái. Sản xuất gạch ngói đang "trúng lớn". Nhưng nguyên liệu chính để làm gạch, dĩ nhiên là đất phi sản xuất, thì ngày càng hiếm. Người ta bèn có "sáng kiến" lấy đất ruộng, đất đang sản xuất để? bán. Lấy đơn giản, bằng cách thuê xe xúc, xe đào, xe ủi "hớt ngọt" lớp đất "nạc" phía trên các thửa ruộng mà dân đang cấy lúa (ruộng hợp tác xã) rồi? bán. Vô tư bán.

    Dân muốn kêu cũng chẳng biết kêu ai! Vì, thửa ruộng thì vẫn còn nguyên đó, chỉ có lớp đất thịt màu mỡ phía trên là bị "hớt" thôi. Dân kêu, Ủy ban xã nói: Ai bán đất đai gì đâu! Bà con xem, ruộng nào còn nguyên ruộng ấy, có ai xây nhà xây cửa gì lên đâu! Xem ra, bây giờ có tới? 1001 cách xà xẻo, nói trắng ra là ăn cắp tài sản Nhà nước, tài sản tập thể. Nhưng cách "bán? mặt đất" của xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành thì hơi bị? sáng tạo, hơi độc đáo. Đất ruộng "nhất đẳng điền" sau vài lần "hớt" như thế, hoá ra đất bạc màu tận ngọn! Chả còn trồng tỉa gì được nữa. Cứ để yên đó, sau vài ba năm không trồng cấy, lấy cớ đất ruộng đã trở thành đất phi sản xuất, xã (có huyện thông lưng) sẽ chia lô ra bán để người ta xây nhà. Khi nhà báo hỏi ông phó chủ tịch tỉnh phụ trách nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, ông này đã nói rất mạnh: "Nếu cần thì truy tố!". Nhưng truy tố ai đây? Ủy ban xã chăng? Hay Uỷ ban huyện? Thì cứ "bác" nào bán đất ta "nắm thắt lưng bác ấy". Dễ như ăn cháo ấy mà! Còn chờ gì nữa?
  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hoàn thành Đê chắn sóng thuộc Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất ​
    Các khối phá sóng (accropode) cuối cùng vừa được lắp đặt thành công để hoàn thành thi công Đê chắn sóng, hạng mục quan trọng thuộc dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Gói thầu Đê chắn sóng (ảnh) được khởi công từ tháng 10/2006, đến nay, các đơn vị thi công đã đổ hơn 1.870 ngàn m3 đá xuống móng và thân đê, lắp đặt hơn 18.500 khối accropode từ 2m3 đến 12 m3 bọc ngoài thân đê để phá sóng, che chắn gió bảo vệ an toàn cho tàu ra vào Cảng xuất sản phẩm và Bến Cảng số I Dung Quất; Đê chắn sóng có chiều dài 1,6 km, rộng trung bình 11m, chiều cao hơn 10m so với mực nước biển, có tổng mức dự toán 1.500 tỉ đồng.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Đưa vào sử dụng vũng neo đậu tàu thuyền vốn đầu tư 55 tỷ đồng ​
    Ngày 05/5, UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Dự án vũng neo đậu tàu thuyền trú bão Lý Sơn vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Với việc hoàn thành dự án này, mùa mưa bão năm nay, số phương tiện này không phải chạy tránh trú bão trên 15 hải lý từ đảo vào đất liền, vừa đỡ tốn kém chi phí xăng dầu hàng chục tỷ đồng cho ngư dân trên đảo, đồng thời hạn chế được nguy hiểm và thiệt hại về người và tài sản của ngư dân trong khi đang di chuyển.

    Vũng neo đậu rộng hơn 9 ha mặt nước biển, thiết kế đủ chỗ trú ẩn an toàn cho hơn 500 tàu thuyền trong mùa mưa bão, với số vốn đầu tư hơn 55 tỉ đồng, bao gồm: 4 gói thầu chính gồm: Hai tuyến đê chắn sóng; vũng neo đậu tàu thuyền, hệ thống đèn, phao tiêu báo hiệu và gói thầu xây dựng hệ thống bờ kè chống sạt lở ven biển khu vực neo đậu tàu thuyền và các dịch vụ hậu cần. Huyện đảo Lý Sơn hiện có 529 phương tiện tàu thuyền lớn nhỏ
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ngày 12/5 sẽ mở nước Thạch Nham phục vụ sản xuất Hè Thu ​
    Ngày 12?"5 tới Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh sẽ mở nước Thạch Nham phục vụ nông dân tưới ải chuẩn bị xuống giống vụ sản xuất Hè Thu năm 2008. Lễ mở nước sẽ được tổ chức tại đầu mối công trình thủy lợi Thạch Nham.

    Ông Nguyễn Nhung, Giám đốc Công ty cho biết, tại buổi lễ này, Công ty sẽ triển khai các biện pháp chống hạn và phát động phong trào tiết kiệm nước tưới nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất. Vụ Hè Thu, Công ty đã lập kế hoạch tưới cho trên 17 nghìn ha lúa và hoa màu. Tuy nhiên ước tính lượng nước Thạch Nham chỉ đủ đáp ứng vào đầu vụ, tình trạng thiếu nước tưới sẽ lặp lại như thời điểm năm 2005. Theo đó, toàn tỉnh sẽ có 4.000ha lúa trong vùng tưới nước Thạch Nham bị thiếu nước từ giữa vụ trở đi./.
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 53 năm Ngày truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam (ngày 7/5/1955 - 7/5/2008) ''''Mắt thần'''' giữ biển ​
    Bất kể đêm, ngày, nắng, mưa. Những chiến sĩ hải quân trên đỉnh núi Thới Lới ở huyện đảo Lý Sơn luôn dõi "mắt thần" ra canh giữ biển cả. Công việc của các anh thầm lặng như đôi mắt không bao giờ khép.

    "xuyên thấu" không gian
    Trong căn hầm trung tâm điều khiển ra đa, Trung úy Đỗ Đình Sinh kíp trưởng hạ mệnh lệnh: Tập trung quân số - mở máy - quan sát, sục sạo mục tiêu. Ánh điện đỏ quạch rọi xuống căn hầm, tốp trực chiến nhanh chóng vào vị trí, thực hiện các thao tác. Chuẩn úy Lê Quang Phúc quay cần khởi động, bật các nút điều khiển. Chảo rađa trên đỉnh núi bắt đầu rít lên những vòng quay như đôi mắt dõi ra bốn phương, xuyên thấu không gian, tiếp nhận những tín hiệu truyền về bộ não là trung tâm điều khiển. Ngồi trước màn hình ra đa, thiếu úy Nguyễn Văn Định, trưởng ngành ra đa dõi mắt chăm chú trước những đốm tín hiệu nhấp nháy trên màn hình nhỏ với nhiều thông số khác nhau.

    Báo cáo mục tiêu cách 50 hải lý, góc? phương vị? tiêu đồ? tiếp tục theo dõi. Những khẩu lệnh dứt khoát, đôi bàn tay quay thước chấm tọa độ trên bản đồ. Sau những giọt mồ hôi loang loáng trên khuôn mặt các chiến sĩ, bí ẩn của những chấm đen cách hàng trăm cây số có dấu hiệu khả nghi được giải mã.

    Đó là một ca trực chiến của cán bộ, chiến sĩ đơn vị ra đa 550 trên đảo Lý Sơn, thực hiện nhiệm vụ quan sát và bảo vệ vùng biển rộng lớn trên biển Đông. Bước ra khỏi trung tâm điều khiển sau ca trực, mọi căng thẳng của công việc được giải tỏa bằng làn gió biển và bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện ra từ đỉnh ngọn núi Thới Lới.

    Cách đây chưa lâu, nhiều tàu thuyền đánh cá của nước ngoài lén lút vào vùng biển của Việt Nam đánh bắt trộm thủy hải sản. Ban ngày các tàu này dạt ra ngoài vùng biển quốc tế, ban đêm lại chạy sâu vào lãnh hải. Nhưng hành trình của các con tàu này đều nằm trong vòng ngắm của ra đa 550. Vì vậy, đơn vị đã lập ngay đường dây "nóng", cung cấp thông tin về sự di chuyển của các tàu cá vi phạm, giúp cho Bộ đội Biên phòng triển khai thành 2 mũi bọc từ ngoài khơi trở vào, bắt gọn các tàu xâm phạm. Đó chỉ là một điển hình trong nhiều chiến công của đơn vị.
    "vườn treo" đỉnh núi

    Đến thăm đơn vị ra đa 550, đập vào mắt là cảnh quan, môi trường đơn vị khá sạch đẹp với đầy đủ hệ thống biển, bản; sân chơi thể thao, phòng đọc, các phương tiện nghe nhìn.

    Trên đỉnh ngọn núi đá màu xám xịt, nước dùng cho sinh hoạt là vấn đề hết sức khó khăn. Mùa hạn hán, chuyện nước được các chiến sĩ ví như vấn đề dầu mỏ Trung Đông. Nhưng với đôi tay kỳ diệu của những người lính ở nơi đây đã bắt mầm xanh phải đâm chồi nảy lộc từ đá. Bao quanh đơn vị là một màu xanh ngan ngát của vườn rau với đủ chủng loại: Bầu, bí, rau mùng tơi, rau muống, cà chua? thi nhau khoe sắc. Trung uý Cảnh, Chính trị viên đơn vị tự hào: Lượng rau xanh hiện có trong vườn đủ cung cấp thường xuyên cho toàn đơn vị, không còn cảnh anh nuôi xuống núi mua rau về nấu.

    Trong giờ tăng gia buổi chiều, các chiến sĩ lại tất bật bắt tay vào cuốc đất, bón phân, nhặt đá, chăm bón cho vườn cây. Thiếu úy Định vuốt ve quả bầu dài ngoẵng trong vườn chia sẻ: Đầu tháng năm tới, em tổ chức cưới vợ tại đơn vị, thực khách đến dự có thể được thưởng thức thêm món bầu hấp mang hương vị của đất Bắc. Nhìn đàn bò chục con của đơn vị đang nhởn nhơ gặm cỏ trên sườn núi, chuẩn úy Phúc dự tính, một hai năm nữa, đàn gia súc này sẽ tăng ?oquân số? lên thành vài tiểu đội, mô hình V.C (vườn - chuồng) rồi sẽ được nâng cấp.
    Còn một mảnh vườn khác, mang một màu non xanh ngan ngát của lính trên đỉnh núi Thới Lới. Mảnh vườn mà mỗi người đến đây phải cảm nhận mới thấy được. Đó là các chiến sĩ có lai lịch đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau từ đất Bắc. Mỗi người một giọng nói, một câu chuyện đặc sệt vùng miền nở như ngô rang, làm nụ cười lạc quan yêu đời luôn đọng trên môi. Tình đồng chí, đồng đội vì thế trở nên thân mật, gắn bó, có đồng chí đã bám đảo ngót trên 20 năm.

    Đất lành chim đậu, giờ đây đã có nhiều đồng chí đã an cư, lập gia đình với con em trên đảo, kết duyên với các cô giáo, y bác sĩ trong đất liền xung phong ra đảo làm việc: Đồng chí Lê Quốc Huy, Lê Trọng Trung, Nguyễn Trung Uy, Nguyễn Sĩ Vượng... Anh em thường đùa; "vườn treo" đỉnh núi Thới Lới trong tương lai đã có thế hệ con em tiếp nối rồi.

    Như đôi mắt xuyên thấu không gian, ngày đêm canh giữ biển khơi. Nhiệm vụ của các anh thầm lặng, chiến công của các anh không thể kể trên mặt báo nên ít người biết đến. Nhưng hãy biết đến các anh từ những điều giản dị nhất. Bởi những điều tưởng chừng rất đỗi bình thường ấy lại góp phần làm nên tố chất anh hùng của quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam.

Chia sẻ trang này