1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: tràn dầu tại vịnh Việt Thanh
    Vào tối 24-11, trong khi đang bơm dầu từ tàu EAGLE MILWAUKEE vào phao rót dầu không bến (SPM), do sóng quá to đã làm đứt khớp nối đường ống nối từ tàu vào SPM có đường kính 0,5m thành 3 đoạn, gây nên sự cố tràn dầu từ đường ống này ra vùng biển vịnh Việt Thanh, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).
    Ngay sau khi phát hiện đường ống bơm dầu bị đứt, tàu đã kịp thời dừng bơm. Sáng 25-11, Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất cùng với nhà thầu chính Technip và các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi tập trung lực lượng ứng cứu chống tràn dầu, tập trung cô lập, khoanh vùng lượng dầu tràn ra biển, thu hồi tối đa lượng dầu tràn, đồng thời kết nối lại đường ống từ tàu chở dầu đến SPM để tiếp tục bơm hết lượng dầu còn lại trên tàu. Tuy nhiên, do trên vùng biển Quảng Ngãi đang có mưa to, gió lớn nên việc khắc phục sự cố gặp nhiều khó khăn.
    Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh và nhà máy lọc dầu vẫn chưa cho biết lượng tràn dầu ra biển là bao nhiêu và khi nào thì xử lý xong.
    Tàu EAGLE MILWAUKEE, quốc tịch Singapre, trọng tải 85.000 tấn, vận chuyển 52.500 tấn dầu DO nhằm phục vụ cho công tác chạy thử nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cập vào cảng rót dầu không bến (SPM) của nhà máy tại vịnh Việt Thanh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) và thực hiện bơm dầu vào nhà máy từ ngày 16-11, đến tối 24-11 thì bị sự cố.
    Theo TTXVN
  2. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Ba giáo viên gặp nạn do núi lở
    Vào khoảng 12 giờ trưa nay 27-11, tại thôn Trà Lạc, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (nằm trên tỉnh lộ 623) đã xảy ra một vụ lở núi nghiêm trọng làm 3 người đi đường gặp nạn.
    Các nạn nhân bị thương phải đưa đi cấp cứu tại BV đa khoa Quảng Ngãi là thầy giáo Trần Hoàng Nhũ và cô Lê Na. Riêng cô Huỳnh Thị Kim Yến (vợ thầy Nhũ) hiện đang bị mất tích. Cả 3 người đều là giáo viên trường THCS Trà Lãnh của huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi). Họ bị nạn trên đường đi dạy về.
    Sau buổi dạy, cả 3 theo đường tỉnh lộ 622 thuộc địa bàn Tây Trà - Trà Bồng trở về nhà tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Khi đến Km40+ 300 thuộc địa phận xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, do đường bị nứt sạt, cô Na không đi xe máy qua được nên thầy Nhũ chạy xe lên phía trước rồi quay lại chạy giùm xe cho cô Na. Còn cô Na thì vội đi nhanh để cùng với cô Yến vượt qua đoạn sạt lở.
    Nhưng rồi, một mảng núi thuộc bờ taluy dương trên tuyến đường này lở xuống vùi lấp tất cả. May mắn, là cô Na cùng thầy Nhũ đã được các công nhân khắc phục đường ở gần đó phát hiện cứu được rồi chuyển xuống Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Riêng cô Yến, vợ thầy Nhũ thì mãi đến 17 giờ chiều nay, lực lượng tìm kiếm vẫn chưa tìm được vì khối lượng đất đá sạt lở quá lớn trong khi trời vẫn cứ mưa.
    Tại hiện trường vào hồi 17 giờ cùng ngày, nhóm PV TTO ghi nhận cuộc tìm kiếm vẫn đang được tiếp tục trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt, trời mưa to kéo dài và núi vẫn đang có chiều hướng sạt lở tiếp nên rất nguy hiểm.
    Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền huyện Trà Bồng đã huy động lực lượng tham gia tìm kiếm nạn nhân. Trao đổi với TTO, ông Bùi Đức Chánh- phó chủ tịch huyện Trà Bồng- người chỉ huy trực tiếp cuộc tìm kiếm nạn nhân Yến cho biết: Việc tìm kiếm sẽ được tiến hành suốt trong đêm nay (27-11).
    Tuy nhiên hiện núi vẫn đang tiếp tục sạt lở nên rất nguy hiểm đến tính mạng của những người tìm kiếm?. Ngay trong chiều tối cùng ngày, huyện Trà Bồng đã huy động thêm 50 người cùng 2 xe xúc đào có mặt tại hiện trường để tham gia cuộc tìm kiếm. Vụ sạt lở núi đã khiến cho tuyến đường độc đạo lên huyện Tây Trà bị tắc nghẽn hoàn toàn.
    {Theo TTO}
    Một năm về trước, một vụ sạt lở tương tự đã cướp đi sinh mạng của ba một người bạn Knia_ chú Nguyễn Tiến Dũng, lúc đó là Giám đốc Bưu điện huyện Tây Trà. Không biết đến khi nào thì những tai nạn đau thương như thế này sẽ được khắc phục nữa. Buồn quá!!!
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    S.O.S Sông Trà Khúc
    Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch vào tháng 6/2009 sẽ khởi công xây một đập dâng ngang sông Trà. Theo thiết kế, con đập có chiều dài hơn 800m, cao 3,15m chắn ngang sông Trà khoảng 1km phía đông cầu Trà Khúc, cách cửa biển khoảng 10km. Văn bản dự án cho rằng con đập có tác dụng ngăn lũ, điều tiết mực nước nổi và làm tăng độ cao và trữ lượng nước ngầm ở lưu vực, cải tạo khí hậu và làm điểm vui chơi cho cư dân giàu ở thành phố, đồng thời tạo điều kiện phát triển giao thông thủy.
    Tất cả những kết luận ấy dựa trên những số liệu và tính toán có chủ ý, duy ý chí, thuộc tư duy cấp dự án cần đầu tư bằng mọi giá và không có tính thuyết phục.
    Đây là công trình có vốn xây dựng trên 230 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, tức của toàn dân, chưa từng có với tất cả dòng sông cả nước nói chung và miền trung nói riêng (đặc sản Quảng Ngãi).
    Ngoài sự không thuyết phục về mục tiêu, ý nghĩa, tác động xã hội và môi trường đã nói ở trên, thực chất việc xây con đập là sự thể hiện quyền lực của nhà nước cấp tỉnh trong việc dùng tiền công để làm một công trình có mục đích tiêu tiền, tạo điều kiện hưởng lợi cho những nhà thầu xây dựng, phục vụ nhu cầu mát mẻ vui chơi của bộ phận dân cư giàu có, có điều kiện sống cao hơn (quan chức và giới doanh nhân thương gia ăn theo) ở khu vực đô thị . Việc xây dựng không tính đến sự tác động đến dòng sông bình thường đã là hình ảnh, biểu tượng văn hoá của người dân Quảng Ngãi, đã đi vào ký ức và thi ca; cũng không tính đến sự tác động môi trường do nước biển dâng vì thay đổi khi hậu mà dự kiến là sẽ cao hơn khoảng 0,5m vào năm 2050 tại khu vực ven biển miền trung; không tính đến sự thay đổi địa lý sinh thái và chu kỳ sinh thái, sinh sản phân bố suốt dòng sông của những loại thủy sản truyền thống như cá bống - cá thày bai; không tính đến sinh nhai của 5 vạn cư dân phía sau đập với những mục đích hiện có đối với dòng sông như thủy lợi, đánh bắt ốc, don hến, khai thác vật liệu xây dựng, tắm giặt. Thế hệ trẻ em phía sau đập không còn dòng sông, bến nước với vị trí bình thường để bơi tắm, nghịch đùa, hẹn hò và yêu nhau. Cũng không biết dòng nước sau khi đã được người dân thành phố thưởng lãm rồi sẽ có chất lượng như thế nào trong khi điều chắc chắn là lượng bồi tích phù sa hàng năm bổ sung cho những cánh đồng phía dưới sẽ không còn. Đó là chưa nói đến nguy cơ và hậu quả của những sự cố kỹ thuật xảy ra khi lũ về mà hệ thống thoát bị hỏng (loại sự cố kỹ thuật không thể nói là tuyệt đối không xảy ra, cả với những nhà máy điện hạt nhân) hoặc những hư hỏng dứt khoát phải có khi hàng nghìn tấn rác củi đổ xuống khi mùa lũ về
    Chúng tôi, những người dân Quảng Ngãi thiết tha yêu mến quê mình, muốn dòng sông cứ bình thường như vậy với thế hệ chúng tôi và cũng vậy với thế hệ tương lai , thấy rằng công trình chẳng cần thiết chút nào. Chúng ta đã hy sinh dòng sông cho đập thủy lợi Thạch Nham ở đầu nguồn để bảo đảm có đủ lương thực cho tỉnh rồi. Cả nước hiện nay cũng chỉ khai thác các dòng sông cho mục đích thủy lợi, thủy điện chứ chưa có tiền lệ làm đập dâng để phục vụ du lịch, cải thiện khí hậu khu vực cục bộ cả. Có con đập dâng cũng không làm cho GDP Quảng Ngãi tăng lên hoặc người dân bớt nghèo đi. Con đập chẳng thu lại được đồng tiền nào, chưa nói đến hàng năm lại phải tiêu tốn thêm cho quản lý, bảo dưỡng, gia cố, sửa chữa, khắc phục những sự cố mà thiết kế chưa tiên liệu hết và những chi phí vét dọn bùn cát, củi rìu sau lũ. Những đồng tiền đó nên xây nhà cho người nghèo, giúp đỡ người tàn tật, làm mới những ngôi trường miền núi. Một tỉnh hàng năm phải xin bổ sung ngân sách từ trung ương và hiện có số huyện miền núi nghèo chiếm 1/10 cả nước với tỉ lệ hộ nghèo trên 50% cùng hàng vạn người dân tha phương kiếm sống xa quê không thể dùng 230 tỉ đồng cho một công trình làm cảnh một cách bất bình đẳng cho một bộ phận không lớn cư dân giàu có ở đô thị.
    Chúng tôi thiết tha kêu gọi những người dân Quảng Ngãi khắp nơi hãy nghiên cứu để phản biện, bày tỏ tâm tư chủ kiến của mình để Quảng Ngãi không rơi vào qui luật đầu tư với bất cứ giá nào, khai thác tài nguyên với bất cứ giá nào mà kết quả là sự không còn hoặc sự méo mó của dòng sông Trà Khúc.

    Lệ Dân (Quảng Ngãi)
    (copy từ daohieu.com)
  4. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Ngư dân Quảng Ngãi lại bị Tàu bắt : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=329992&ChannelID=3
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Trang web Báo Quảng Ngãi
    http://baoquangngai.vn/

  6. openheart

    openheart Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi sẽ có cảng biển siêu sâu
    Một cảng biển siêu sâu có khả năng tiếp nhận các tàu vận chuyển trọng tải từ 250.000 - 300.000 DWT sẽ được hình thành và phát triển ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, về phía nam khu kinh tế Dung Quất.
    Đây không những là tiền đề cho việc mở rộng khu kinh tế Dung Quất như chủ trương của Chính phủ mà còn là yêu cầu của các nhà đầu tư đang hướng đến các dự án lọc dầu, hóa dầu, luyện cán thép, nhiệt điện, chế tạo máy, công nghiệp phụ trợ tại khu kinh tế này.
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết, trong quá trình mở rộng đưa diện tích khu kinh tế từ hơn 10.300 ha lên hơn 45.300 ha như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chắc chắn sẽ có nhiều dự án đầu tư lớn, như dự án tổ hợp luyện cán thép vốn 5 tỷ USD đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và nhà đầu tư đang lập báo cáo tiền khả thi, hay dự án nâng công suất nhà máy lọc dầu lên 8-12 triệu tấn/năm, dự án nhà máy nhiệt điện 2.400 MW.
    Thuận lợi Mỹ Hàn
    Cảng Dung Quất hiện nay gần như quá tải, và cách xa khu vực mở rộng nên vừa không đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa ra vào, vừa không thuận tiện cho các dự án lớn này khi đi vào sản xuất. Trong quá trình phát triển, khu kinh tế Dung Quất luôn có sự đồng hành của các nhà khoa học Viện Vật lý, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những người đã từng nghiên cứu đề xuất cảng nước sâu và Khu công nghiệp Dung Quất, lại tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cảng biển siêu sâu mới này.
    T.S Trương Đình Hiển, chủ nhiệm và là tác giả chính của dự án nghiên cứu chọn địa điểm xây dựng cảng biển mới cho biết: dựa trên các công trình nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ngãi; trong đó đặc biệt là các nghiên cứu về chế độ khí tượng, thuỷ hải văn, đã được thực hiện trong nhiều năm qua, TS Hiển và các cộng sự đã đề xuất xây dựng thêm cảng biển mới cho Dung Quất tại vịnh Mỹ Hàn.
    Đây là một vịnh sâu nằm ở huyện Bình Sơn (Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi), có cửa biển rộng 10,64 km. Toàn bộ diện tích của vịnh rộng tới 2.721 ha. Phần diện tích có độ sâu 10m-24m là 1.458 ha. Đáy vịnh là cát, trên vạch bờ chủ yếu là cát về phía núi Gò Nhãn và mũi Ba Làng An chủ yếu là bờ đá và dưới nước có đá ngầm. Phần đất liền phía sau vịnh là cả một vùng rộng lớn bao gồm rải rác các đồi núi thấp từ vài chục mét tới trên 100 mét nằm xen kẽ giữa các ruộng lúa và vườn cây. Đây là vùng đất khá cao, cao độ trung bình khoảng 5-15 m.
    Theo đường chim bay, từ cửa vịnh Mỹ Hàn đến đảo Lý Sơn (22 km), từ mũi Gò Nhãn đến mũi Co Co (Dung Quất) 14 km, từ An Sen (giữa bờ vịnh) đến Tp.Quảng Ngãi 20 km, đến QL.1A 11 km và đến sân bay Chu Lai 25 km. Mỹ Hàn nằm sát cạnh với đô thị mới Vạn Tường và nằm trong phạm vi mở rộng của khu kinh tế Dung Quất.
    TS Trương Đình Hiển khẳng định: Mỹ Hàn có vịnh nước sâu và vùng đất đai rộng lớn, cao ráo, không bị ngập lụt đủ điều kiện phát triển một cảng biển có thể tiếp nhận các tàu trọng tải lớn đến 300.000 tấn, và phát triển liền kề theo cảng các dự án đại công nghiệp như các nhà đầu tư kỳ vọng.
    Không vượt quá tầm tay
    Các tác giả của đề án xác nhận rằng: do có luồng tầu vào trực tiếp từ biển, nên các loại tàu có thể ra vào cảng tự do mà không phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều. Vịnh có vị trí bị chắn bởi một loạt các núi đá nhô ra nên sự dịch chuyển phù sa do sóng đổ trong dãy sát bờ của các tiểu vòng cung Dung Quất, Việt Thanh, Nho Na, Mỹ Hàn bị đứt đoạn, tạo nên sự dịch chuyển hoàn toàn địa phương dưới tác động của gió và sóng theo các hướng. Vì vậy hầu như không có hiện tượng bồi lấp trong vịnh, không cần phải nạo vét thường xuyên.
    Trong điều kiện có đê chắn sóng dài khoảng 4,5 km tại phía Bắc, hoặc đê chắn sóng dài 4 km tại phía Nam, thì chiều dài bến cảng có thể xây dựng và đưa vào hoạt động lên tới 10 km, công suất hàng qua cảng (kể cả dầu) có thể đạt mức 200 triệu tấn/năm. Với chiều dài đê chắn sóng như vậy, theo TS Trương Đình Hiển, là ngắn hơn rất nhiều so với các đê chắn sóng cần thiết phải làm tại các cảng khác đang được triển khai như Nghi Sơn, Hiệp Phước.
    Kinh phí cho việc đầu tư xây dựng đê chắn sóng này theo ước tính cũng chỉ vài trăm triệu USD, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng trên dưới 5% tổng vốn FDI dự kiến thu hút được vào khu kinh tế Dung Quất vào năm 2020. Với mức này khả năng huy động vốn từ chính các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án vào khu kinh tế Dung Quất là hoàn toàn khả thi, như nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế.
    Đề án nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng cảng nước sâu mới tại khu vực vịnh Mỹ Hàn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển khu kinh tế Dung Quất đến nay đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.Vấn đề tên gọi của cảng mới này là Cảng Dung Quất II, Cảng Mỹ Hàn hay Cảng Vạn Tường cũng đang được không ít người quan tâm, trao đổi. Điều quan trọng là tất cả đã nhất trí cho việc hình thành một cảng siêu sâu đầu tiên cho Dung Quất và cũng là đầu tiên của cả nước.
    Tác giả PHẠM HÙNG NGHỊ - vneconomy.vn
  7. voquang1979

    voquang1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Bão số 9 năm 2009 quá lớn, quê nhà lại một phen thiệt hại:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=339678&ChannelID=3
  8. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Tôi có ý kiến => http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=358285&ChannelID=118
  9. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0

    Được guruvietnam sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 30/01/2010
  10. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Anh hùng bật khóc
    Trong 37 năm mặc áo lính, ông đã tham gia cả nghìn trận đánh, từng hàng trăm lần vuốt mắt những đồng đội hy sinh nhưng chưa một lần ông rơi nước mắt. Thế mà bây giờ, đầu hai thứ tóc, ông lại òa khóc như một đứa trẻ...
    >> Vỡ òa nước mắt lễ truy điệu 93 hài cốt liệt sĩ
    Họ là những đồng đội của ông đã nằm đây 42 năm rồi - cũng là từng ấy năm, lòng ông chưa một ngày nguôi bão. Ông là Phạm Đình Nghiệp - 67 tuổi, quê Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi.

    Bây giờ ông Nghiệp cũng không nhớ nổi là mình đã bị thương tổng cộng bao nhiêu lần, chỉ biết rằng ông là người may mắn còn sống để đặt được bước chân của mình đến chặng cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

    Nhưng với riêng ông, cuộc chiến ấy chưa bao giờ nguôi lặng cả. Ông luôn mang trong lòng mình vết thương rỉ máu. Đó là món nợ với những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến tranh mà cho đến hôm nay vẫn chưa tìm được xác.

    Và ông đã đi tìm họ theo dọc dài những chặng hành quân suốt 21 năm qua, kể từ khi ông trút bỏ chiếc áo xanh trận mạc năm 1989. Quãng thời gian ông đi tìm họ cũng dài bằng cả một cuộc chiến tranh mà ông đã tham gia trước đó!

    Thế mới biết, cơn bão của đạn bom cùng những đau thương mà nó gây ra vẫn chưa bao giờ ngừng thổi trong lòng những người lính được “may mắn còn sống” như ông Nghiệp.

    “Những trận đánh ập về đầy trí nhớ”

    Câu thơ này của một nhà thơ cùng thế hệ chống Mỹ đã vận vào ông Nghiệp suốt mấy chục năm qua. Là lính đặc công của Tỉnh đội Quảng Ngãi, có mặt ngay từ những ngày đầu thành lập, anh thanh niên Phạm Đình Nghiệp “nhập cuộc” khá nhanh.

    Hầu như ông không bỏ sót một trận đánh nào của đơn vị, chỉ trừ một trận, sẽ được đề cập ở phần sau của phóng sự này.

    Những trận “đánh giặc giả” của đám trẻ mục đồng nơi vùng quê bán sơn địa thuộc xã Phổ Cường huyện Đức Phổ cũng đã giúp khá nhiều cho những trận “đánh giặc thật” của Phạm Đình Nghiệp sau này.

    Ông nhớ lại: “Năm 1962, tôi quyết định “nhảy núi” và nhập ngay vào đại đội đặc công. Đến năm 1965 thì cuộc chiến tranh đã lan rộng ra khắp địa bàn Quảng Ngãi. Hầu như ngày nào cũng đụng độ, hết lính ngụy đến lính Mỹ.

    Trong số hàng trăm trận đánh ấy, có ba trận “để đời” mà không có một chương nào trong các sách quân sự “dạy” cho lính cả. Một ở Đức Hiệp, Mộ Đức; một ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh và một ở Bình Hiệp, Bình Sơn.

    Không trận nào giống trận nào, nhưng cả ba trận đánh “để đời” ấy có chung một điểm: Đồng đội tôi hy sinh ít nhất, thậm chí như trận Bình Hiệp, không mất một giọt máu nào. Trong chiến tranh, cái giá phải trả cho mỗi thước chiến hào đều được đo bằng máu.

    Vì vậy, niềm vui của người chỉ huy hay chiến sĩ qua mỗi trận đánh không hẳn là mình đã giành thắng lợi mà là có bao nhiêu người anh em đã phải ngã xuống? Nếu xương máu ít rơi bao nhiêu thì ý nghĩa của chiến thắng càng lớn bấy nhiêu”.

    Chính quan điểm không “nướng” quân nhiều mà vẫn giành thắng lợi vang dội cùng với lối đánh thông minh, bất ngờ và táo bạo đã đưa Phạm Đình Nghiệp trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào tháng 9/1967. Ông đại diện cho lực lượng vũ trang của Quảng Ngãi đi dự Đại hội Anh hùng toàn miền Nam năm 1967 tại Tây Ninh. Đấy là lý do khiến ông vắng mặt trong trận đánh đã làm ông bật khóc vừa rồi.

    Một đêm bi tráng

    Đầu tháng 12/1967, sau khi tham dự Đại hội Anh hùng toàn miền Nam, ông Nghiệp trở về đơn vị cũ. Món quà quý giá nhất mà ông mang về từ đại hội chính là khẩu súng B40 mà bà Nguyễn Thị Định-Tư lệnh các Lực lượng vũ trang miền Nam tặng đơn vị ông. Dạo ấy (1967), lính đặc công của tỉnh mà có được khẩu B40 là quý lắm.

    Đơn vị ông hầu như “đánh chay” bằng thủ pháo là chính. Vị nữ Tư lệnh đã thấu hiểu nỗi lòng của anh lính trẻ, bèn tặng ngay một khẩu B40. Ông Nghiệp giữ nó trên đường đi còn hơn giữ cả bản thân mình.

    Trên đường về, ông mường tượng ra cảnh cả đại đội sẽ vui mừng khi nhìn thấy khẩu súng mà từ lâu họ hằng ao ước có được. Thế nhưng, vừa đặt chân về đến Quảng Ngãi thì cũng là lúc ông nhận hung tin: Cả Đại đội đặc công 506A của ông đã hy sinh gần hết sau trận đánh vô quận lỵ Nghĩa Hành!

    Ông Nguyễn Dân, một đồng đội cũ của ông Nghiệp thuật lại trận đánh đau đớn ấy: Chuẩn bị cho tổng tấn công Mậu Thân - 1968, ngày 1/1/1968, đơn vị đặc công 506A nhận nhiệm vụ đánh vào quận lỵ Nghĩa Hành. Nếu chiếm được quận lỵ này, chúng tôi sẽ làm bàn đạp đánh về tỉnh lỵ Quảng Ngãi cách đó 10km.

    Là đại đội đặc công chủ lực nên nhận nhiệm vụ đánh mũi chính. Kế hoạch là 4 giờ sáng sẽ nổ súng, nhưng mới 3 giờ, một chiến sĩ của ta đã vướng phải mìn. Kế hoạch bị lộ, địch đối phó nhanh, ta thì chưa triển khai được đội hình nên toàn bộ 100 chiến sĩ phơi mình trên đất trống.

    Pháo bầy, pháo chụp từ khắp nơi trong tỉnh Quảng Ngãi “trút” về quận lỵ Nghĩa Hành. Pháo sáng của địch có thể soi thấy từng con kiến nên 100 chiến sĩ của ta từng gan dạ là thế, lúc này trở thành “mồi ngon” của địch. Hai giờ chiều hôm đó, chúng gom tất cả anh em lại và lùa xuống các đoạn mương của giao thông hào quanh quận lỵ và lấp lại”. Ông Nghiệp bùi ngùi, chỉ tay vào số hài cốt vừa mới bốc lên: “Tôi mà về kịp chuyến đó, chắc cũng nằm trong số anh em đây”.

    Anh hùng bật khóc

    Là cán bộ đại đội, từng chỉ huy hàng trăm trận đánh nhưng rất ít tổn thất, giờ chứng kiến cả đại đội phải hy sinh như thế, ông Nghiệp rất tức. Đó là cái tức của một người chỉ huy bất lực trước một trận đánh mà mình không phải là người trong cuộc.

    Ông trút giận xuống hàng trăm trận đánh khác cho đến hết cuộc chiến tranh, trở thành Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Đặc công Quân khu 5 rồi trung đoàn trưởng cho đến ngày về hưu. Thế nhưng, nỗi ám ảnh về cái đêm tang thương ấy vẫn theo đuổi ông không dứt.

    “Tôi luôn day dứt về trận đánh quá nhiều mất mát ấy nên quyết tâm phải đưa anh em mình về nghĩa trang cho bằng được. Quận lỵ Nghĩa Hành ngày ấy trống hoang, giờ nhà cửa lấp đầy lên hết nên việc xác định nơi mà địch đã lùa xác anh em mình xuống đó là vô cùng khó.

    Tôi quyết định tìm đến các nhà ngoại cảm ở Hà Nội. Cứ tưởng đơn giản, hóa ra phức tạp quá”. Ông Nghiệp chỉ nói một câu ngắn gọn, đúng chất lính đặc công nhưng tôi thì đọc trong hai từ “phức tạp” ấy là cả một quãng trần ai mà ông đã nếm trải để tìm cho ra địa điểm mà đồng đội ông đã bị chôn vùi suốt 42 năm qua.

    Hai lần ông làm tờ trình xin tỉnh để hỗ trợ khai quật sau khi đã xác định được địa điểm nhưng cả hai tờ trình ấy đều không được phúc đáp. Cám cảnh trước nỗi day dứt của cha, đứa con trai đã biếu ông 5 triệu để ông thuê nhân công và tự đào!

    Thuê được người đào rồi, lại chợt nghĩ nếu nhỡ gặp mìn sót lại thì nguy hiểm quá, lại đi thuê người rà mìn. Ngày 29/8/2010, ông bổ nhát cuốc đầu tiên trên một diện tích 36 mét vuông đã được xác định. Sau ba ngày đào đào bới bới, những đống đất đen lộ ra. Lại gặp nước ngầm, cần phải có máy bơm nước, nhưng ... hết tiền!

    Bí quá, ông mang toàn bộ công văn giấy tờ xuống gặp trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình. Ông Bình được trung ương điều về mới đây nên không nắm rõ sự tình. Nghe ông Nghiệp quá tha thiết trước một việc nghĩa tình như thế, đích thân ông Bí thư chỉ đạo công cuộc tìm kiếm.

    Việc khai quật được khởi động lại vào ngày 17/9. Bốn ngày sau, 21/9, những mẩu xương nằm lẫn với đồ quân trang của bộ đội đặc công đã được tìm thấy trong hố khai quật. Lần lượt 1 rồi 5, 7, đến ngày 24/9/2010 đã là 79 bộ hài cốt được lấy lên.

    Khi những mẩu xương đầu tiên được đưa lên khỏi mặt đất, ông Nghiệp đã khóc òa như một đứa trẻ. Quốc kỳ đã phủ lên từng thi thể các anh. Ông Nghiệp đi dọc theo “hàng quân” như thuở nào và nhẩm tên từng chiến sĩ: Này là Chiến hay cười đỏ mặt mỗi khi bị trêu chọc; này là Tuệ có chiếc răng khểnh và hay e thẹn như con gái; đây là Hưng dễ mủi lòng nhưng đánh giặc thì rất cừ khôi...

    Ông Nghiệp đã nói thầm những gì với họ, chỉ có ông mới biết, nhưng câu này thì chắc chắn là ông đã dốc cạn lòng mình: “Tôi đã không xấu hổ với các anh!”.

    Tôi biết ông Nghiệp là đại biểu được ban tổ chức mời ra Hà Nội dự lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới, nhưng ông đã gác qua niềm vinh dự đó để ở lại với anh em. Nghĩa cử đó đủ để ông nhận thêm một lần anh hùng nữa trong lòng những người đã khuất.

    Theo Trần Đăng
    Báo Lao động

    Link gốc: http://dantri.com.vn/c20/s20-425236/anh-hung-bat-khoc.htm

Chia sẻ trang này