1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sutucon_a1

    sutucon_a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Hiệu quả từ Cơ chế tài chính khuyến khích Công ty Đường Quảng Ngãi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệtsize=4] (30/05/2005)



    Trong điều kiện thu ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh mới đáp ứng 30%-40% nhu cầu chi trên địa bàn, phần còn lại đều phải nhờ sự trợ giúp hỗ trợ của Trung ương, để góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và có phần chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh,
    đồng thời tạo điều kiện cho Công ty Đường Quảng Ngãi phấn đấu thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước đối với sản phẩm bia gắn với đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía chuyên canh và thực hiện đầu tư xây dựng mô hình Hợp tác xã chuyên canh mía, từ năm 2003 đến nay, hàng năm UBND tỉnh đều xin chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh và ban hành cơ chế tài chính khuyến khích Công ty Đường Quảng Ngãi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước vượt dự toán năm. Cụ thể như năm 2004 cơ chế được quy định tại Quyết định số 121/2004/QĐ-UB ngày 27/4/2004 của UBND tỉnh như sau:
    Về mức hỗ trợ:
    + Từ 50,6 tỷ đồng đến dưới 60,0 tỷ đồng, được trích hỗ trợ 40% số nộp vượt trên 50,6 tỷ đồng.
    + Từ 60,0 tỷ đồng đến dưới 65,0 tỷ đồng, được trích hỗ trợ 50% số nộp vượt trên 60,0 tỷ đồng.
    + Từ 65,0 tỷ đồng đến dưới 75,0 tỷ đồng, được trích hỗ trợ 60% số nộp vượt trên 65,0 tỷ đồng.
    + Từ 75,0 tỷ đồng trở lên, được trích hỗ trợ 80% số nộp vượt trên 75,0 tỷ đồng.

    Điều kiện để hỗ trợ: cùng với việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của sản phẩm bia, Công ty Đường Quảng Ngãi phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

    Theo Quyết định này, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm mục đích giúp Công ty Đường Quảng Ngãi sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ để đổi mới trang thiết bị, công nghệ, thực hiện đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía và thực hiện đầu tư xây dựng mô hình Hợp tác xã chuyên canh mía nhưng việc đầu tư thực hiện theo đúng theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.

    Kết quả thực hiện: Tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng bia Công ty Đường Quảng Ngãi nộp vào ngân sách năm 2002 là 40 tỷ đồng; năm 2003 đạt được 63,5 tỷ đồng; năm 2004 tăng 32% so với năm 2003 và đều vượt so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao hàng năm. Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ cho Công ty Đường khoản kinh phí nhất định để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; về công suất của nhà máy bia từ 25 triệu lít/năm vào năm 2001 dự kiến cuối năm 2005 sẽ nâng công suất lên 35 triệu lít/năm; về thương hiệu cũng đã được khẳng định và phát triển thị trường tiêu thụ từ 17 triệu lít/năm của năm 2002 đến cuối năm 2005 dự kiến tiêu thụ 30 triệu lít; đã giải quyết việc làm và có thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Tất cả những vấn đề trên đã chứng tỏ cơ chế tài chính khuyến khích Công ty Đường Quảng Ngãi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước đã thực sự phát huy hiệu qủa trong thời gian qua và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cơ chế đã hỗ trợ và chỉ ra nguồn kinh phí thực hiện các mục tiêu đề ra theo chủ trương, song sự chủ động phối hợp của Công ty Đường Quảng Ngãi và các Sở, Ban ngành tỉnh để triển khai thực hiện các chủ trương của tỉnh hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía chuyên canh và thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình Hợp tác xã chuyên canh mía, tiến độ triển khai các dự án còn chậm. Công ty Đường Quảng Ngãi và các Sở, Ban ngành tỉnh và các địa phương liên quan cần chủ động hơn nữa để phát triển vùng nguyên liệu mía chuyên canh và thực hiện xây dựng mô hình Hợp tác xã chuyên canh mía có hiệu qủa, được bà con nông dân ủng hộ và tham gia tích cực thì cơ chế này mới thực sự phát huy hiệu qủa cao nhất./.

    Lương Kim Sơn

  2. sutucon_a1

    sutucon_a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng tăng 72%
    Trong 4 tháng đầu năm 2005, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thực hiện xuất khẩu đạt kim ngạch gần 12 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 42% kế hoạch năm.
    Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như: nguyên liệu giấy, xuất khẩu gần 18.000 tấn, tăng 257%; đá xây dựng gần 1.000 tấn, tăng 112%; tinh bột sắn gần 20.000 tấn, tăng 97%; đồ gỗ các loại đạt gần 90.000 sản phẩm, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Một số mặt hàng trong tỉnh có kim ngạch giảm như: thuỷ sản giảm 22%, dệt may giảm 13%. Năm nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có một số mặt hàng mới xuất khẩu bao gồm: bia, cồn, nước tăng lực và các loại bánh kẹo thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi; 4 tháng qua Công ty này đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 703.000 USD. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh sang Trung Quốc đạt trên 7,73 triệu USD, sang các nước EU đạt gần 2 triệu USD... Hiện nay, Tỉnh đang có một số thị trường mới xuất khẩu hàng hóa là Thụy Sĩ và Croatia.
    Trong 4 tháng đầu năm 2005, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 1,64 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn, vải các loại và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.



    ( Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  3. sutucon_a1

    sutucon_a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng tăng 72%
    Trong 4 tháng đầu năm 2005, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thực hiện xuất khẩu đạt kim ngạch gần 12 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 42% kế hoạch năm.
    Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như: nguyên liệu giấy, xuất khẩu gần 18.000 tấn, tăng 257%; đá xây dựng gần 1.000 tấn, tăng 112%; tinh bột sắn gần 20.000 tấn, tăng 97%; đồ gỗ các loại đạt gần 90.000 sản phẩm, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Một số mặt hàng trong tỉnh có kim ngạch giảm như: thuỷ sản giảm 22%, dệt may giảm 13%. Năm nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có một số mặt hàng mới xuất khẩu bao gồm: bia, cồn, nước tăng lực và các loại bánh kẹo thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi; 4 tháng qua Công ty này đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 703.000 USD. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh sang Trung Quốc đạt trên 7,73 triệu USD, sang các nước EU đạt gần 2 triệu USD... Hiện nay, Tỉnh đang có một số thị trường mới xuất khẩu hàng hóa là Thụy Sĩ và Croatia.
    Trong 4 tháng đầu năm 2005, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 1,64 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn, vải các loại và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.



    ( Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  4. sutucon_a1

    sutucon_a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo khoa học: ?oVăn hiến Quảng Ngãi - truyền thống và hiện đại?
    Ngày 7 và 8-5-2005, tại thị xã Quảng Ngãi, Bộ VHTT và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo khoa học: ?oVăn hiến Quảng Ngãi - truyền thống và hiện đại?. Hơn 80 bản tham luận, trong đó có các bản tham luận của GS Vũ Khiêu, GS Hoàng Chương, GS Trần Văn Khê, Thứ trưởng Bộ VHTT Lê Tiến Thọ...



    GS Vũ Khiêu, GS Hoàng Chương và Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi Hồ Nghĩa Dũng tại hội thảo
    và các nhà nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đều thống nhất đánh giá Quảng Ngãi là vùng đất văn hóa tiêu biểu về sự giao thoa tiếp nối ba dòng văn hóa lớn: Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Quảng Ngãi còn là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng nhà văn hóa, nhà yêu nước, nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc như: Tổng trấn Gia Định Võ Duy Ninh, Bình tây Đại nguyên soái Trương Định, Anh hùng áo vải Thiên Hộ Dương...
    Trong hai cuộc kháng chiến Quảng Ngãi thể hiện khí phách anh hùng với khởi nghĩa Ba Tơ, Trà Bồng, với chiến thắng Vạn Tường... Có 23 vị tướng được sinh ra từ cái nôi Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ************* Trần Đức Lương.
    Hội thảo đề ra phương án nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể ở Quảng Ngãi gắn với phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế của vùng đất giàu tiềm năng này. Được biết, hội thảo được tổ chức với sự tài trợ của DN sách Thành Nghĩa TPHCM.

    Xh
  5. sutucon_a1

    sutucon_a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo khoa học: ?oVăn hiến Quảng Ngãi - truyền thống và hiện đại?
    Ngày 7 và 8-5-2005, tại thị xã Quảng Ngãi, Bộ VHTT và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo khoa học: ?oVăn hiến Quảng Ngãi - truyền thống và hiện đại?. Hơn 80 bản tham luận, trong đó có các bản tham luận của GS Vũ Khiêu, GS Hoàng Chương, GS Trần Văn Khê, Thứ trưởng Bộ VHTT Lê Tiến Thọ...



    GS Vũ Khiêu, GS Hoàng Chương và Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi Hồ Nghĩa Dũng tại hội thảo
    và các nhà nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đều thống nhất đánh giá Quảng Ngãi là vùng đất văn hóa tiêu biểu về sự giao thoa tiếp nối ba dòng văn hóa lớn: Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Quảng Ngãi còn là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng nhà văn hóa, nhà yêu nước, nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc như: Tổng trấn Gia Định Võ Duy Ninh, Bình tây Đại nguyên soái Trương Định, Anh hùng áo vải Thiên Hộ Dương...
    Trong hai cuộc kháng chiến Quảng Ngãi thể hiện khí phách anh hùng với khởi nghĩa Ba Tơ, Trà Bồng, với chiến thắng Vạn Tường... Có 23 vị tướng được sinh ra từ cái nôi Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ************* Trần Đức Lương.
    Hội thảo đề ra phương án nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể ở Quảng Ngãi gắn với phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế của vùng đất giàu tiềm năng này. Được biết, hội thảo được tổ chức với sự tài trợ của DN sách Thành Nghĩa TPHCM.

    Xh
  6. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    Khi quế Trà Bồng không còn có giá?


     



    [​IMG]


     


    Mỗi một vùng đất đều có một thế mạnh riêng trong việc phát triển kinh tế. Tìm được những cây trồng vật nuôi phù hợp đã là quan trọng nhưng để có hiệu quả, phục vụ đời sống dân sinh đòi hỏi phải có thị trường tiêu thụ. Điều này đôi khi nằm ngoài tầm tay của người nông dân ở vùng cao. Cây quế ở huyện Trà Bồng mấy năm nay đã khiến người trồng quế lao đao cũng vì thị trường quế bị đóng băng.
     
    Những năm trước đây khi giá quế ở thời điểm ?ođỉnh cao?, nông dân trồng quế chỉ cần bán một vườn quế là có thể mua được một chiếc xe máy đời mới hay xây được cả một ngôi nhà khang trang. Chính vì vậy mà nhiều địa phương kể cả những nơi chưa từng trồng quế cũng làm quen và phát triển giống cây này, đưa diện tích trồng quế của cả nước phát triển lên tới hàng trăm ngàn ha. Tuy nhiên, niềm vui chưa "tày gang" thì giá quế đã lại hạ một cách thảm hại, khiến đời sống của nhiều nông dân trồng quế trở nên lao đao.
    Nông dân trồng quế ở huyện Trà Bồng - một địa phương nổi tiếng với nghề trồng quế truyền thống với chất lượng tinh dầu quế rất cao, hiện cũng đang rơi vào tình thế tương tự. Năm 2004, tổng số quế được khai thác và bán ra của huyện Trà Bồng còn được 150 tấn. Con số này chỉ bằng lượng quế được bán ra của một xã trước đây. Hiện nay phần lớn bà con không khai thác quế mặc dù đã đến thời kỳ thu hoạch bởi giá bán ở thời điểm này hạ quá thấp (không bằng một nửa giá bán trước đây). Tuy nhiên, bà con ở đây vẫn tiếp tục trồng thêm quế. Tại sao lại tồn tại một nghịch lý như vậy?
     
    Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Trà Bồng thì tổng diện tích trồng quế của huyện hiện là 3.378 ha và năm 2004 vừa qua, bà con trong huyện đã gieo ươm thêm được 1.260.000 cây quế con. Như vậy, số lượng quế được trồng thêm vẫn rất lớn trong khi diện tích quế đã có thể khai thác thì vẫn ở trong thế "án binh bất động" chờ giá quế lên cao. Đặc biệt, tình trạng này đã diễn ra gần 10 năm nay kể từ khi quế không còn là mặt hàng đắt đỏ. Trong khi đó quế lại là giống cây truyền thống rất phù hợp với tập quán canh tác của bà con các dân tộc ở Trà Bồng. Do vậy, việc ươm giống và nhân rộng diện tích cây quế vẫn tiếp diễn trong khi đầu ra cho cây quế ở Trà Bồng vẫn còn là vấn đề không mấy khả quan.
     
    Chính vì việc ươm, trồng quế vẫn phát triển rộng rãi nên hạt quế vẫn là loại hàng tiêu thụ dễ dàng. Nhiều nông dân trồng quế đã chuyển hướng trồng quế lâu năm để thu hạt bán. Đây tuy là một giải pháp hiệu quả nhưng cách giải quyết này xem ra chỉ là biện pháp mang tính tình thế. Điều đáng nói ở đây là bà con vẫn tiếp tục phát triển quế trong khi chưa khẳng định được hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này trong giai đoạn hiện nay. Không những vậy, nông dân ở Trà Bồng còn đưa nhiều giống quế ở các địa phương khác vào trồng khiến quế Trà Bồng không còn mang những nét đặc trưng bản địa.
     
    Việc bà con phát triển diện tích quế mặc dù gắn liền với nhiều ý nghĩa tích cực như bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc? nhưng hiệu quả kinh tế lại rất thấp, đời sống của bà con các dân tộc lâm vào tình trạng khó khăn. Phải chăng việc định hướng về phát triển kinh tế cho bà con nông dân đặc biệt là bà con các dân tộc thiểu số ở Trà Bồng chưa được chú trọng?
     
    Việc tìm ra một loại cây trồng thay thế cho hàng ngàn ha cây truyền thống không phải là chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được song những định hướng về hiệu quả các giống cây trồng, vật nuôi cho bà con vùng cao vẫn đang là một đòi hỏi bức xúc ở Trà Bồng.
     (www.quangngai.gov.vn - 2/6/2005)
  7. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    Khi quế Trà Bồng không còn có giá?


     



    [​IMG]


     


    Mỗi một vùng đất đều có một thế mạnh riêng trong việc phát triển kinh tế. Tìm được những cây trồng vật nuôi phù hợp đã là quan trọng nhưng để có hiệu quả, phục vụ đời sống dân sinh đòi hỏi phải có thị trường tiêu thụ. Điều này đôi khi nằm ngoài tầm tay của người nông dân ở vùng cao. Cây quế ở huyện Trà Bồng mấy năm nay đã khiến người trồng quế lao đao cũng vì thị trường quế bị đóng băng.
     
    Những năm trước đây khi giá quế ở thời điểm ?ođỉnh cao?, nông dân trồng quế chỉ cần bán một vườn quế là có thể mua được một chiếc xe máy đời mới hay xây được cả một ngôi nhà khang trang. Chính vì vậy mà nhiều địa phương kể cả những nơi chưa từng trồng quế cũng làm quen và phát triển giống cây này, đưa diện tích trồng quế của cả nước phát triển lên tới hàng trăm ngàn ha. Tuy nhiên, niềm vui chưa "tày gang" thì giá quế đã lại hạ một cách thảm hại, khiến đời sống của nhiều nông dân trồng quế trở nên lao đao.
    Nông dân trồng quế ở huyện Trà Bồng - một địa phương nổi tiếng với nghề trồng quế truyền thống với chất lượng tinh dầu quế rất cao, hiện cũng đang rơi vào tình thế tương tự. Năm 2004, tổng số quế được khai thác và bán ra của huyện Trà Bồng còn được 150 tấn. Con số này chỉ bằng lượng quế được bán ra của một xã trước đây. Hiện nay phần lớn bà con không khai thác quế mặc dù đã đến thời kỳ thu hoạch bởi giá bán ở thời điểm này hạ quá thấp (không bằng một nửa giá bán trước đây). Tuy nhiên, bà con ở đây vẫn tiếp tục trồng thêm quế. Tại sao lại tồn tại một nghịch lý như vậy?
     
    Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Trà Bồng thì tổng diện tích trồng quế của huyện hiện là 3.378 ha và năm 2004 vừa qua, bà con trong huyện đã gieo ươm thêm được 1.260.000 cây quế con. Như vậy, số lượng quế được trồng thêm vẫn rất lớn trong khi diện tích quế đã có thể khai thác thì vẫn ở trong thế "án binh bất động" chờ giá quế lên cao. Đặc biệt, tình trạng này đã diễn ra gần 10 năm nay kể từ khi quế không còn là mặt hàng đắt đỏ. Trong khi đó quế lại là giống cây truyền thống rất phù hợp với tập quán canh tác của bà con các dân tộc ở Trà Bồng. Do vậy, việc ươm giống và nhân rộng diện tích cây quế vẫn tiếp diễn trong khi đầu ra cho cây quế ở Trà Bồng vẫn còn là vấn đề không mấy khả quan.
     
    Chính vì việc ươm, trồng quế vẫn phát triển rộng rãi nên hạt quế vẫn là loại hàng tiêu thụ dễ dàng. Nhiều nông dân trồng quế đã chuyển hướng trồng quế lâu năm để thu hạt bán. Đây tuy là một giải pháp hiệu quả nhưng cách giải quyết này xem ra chỉ là biện pháp mang tính tình thế. Điều đáng nói ở đây là bà con vẫn tiếp tục phát triển quế trong khi chưa khẳng định được hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này trong giai đoạn hiện nay. Không những vậy, nông dân ở Trà Bồng còn đưa nhiều giống quế ở các địa phương khác vào trồng khiến quế Trà Bồng không còn mang những nét đặc trưng bản địa.
     
    Việc bà con phát triển diện tích quế mặc dù gắn liền với nhiều ý nghĩa tích cực như bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc? nhưng hiệu quả kinh tế lại rất thấp, đời sống của bà con các dân tộc lâm vào tình trạng khó khăn. Phải chăng việc định hướng về phát triển kinh tế cho bà con nông dân đặc biệt là bà con các dân tộc thiểu số ở Trà Bồng chưa được chú trọng?
     
    Việc tìm ra một loại cây trồng thay thế cho hàng ngàn ha cây truyền thống không phải là chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được song những định hướng về hiệu quả các giống cây trồng, vật nuôi cho bà con vùng cao vẫn đang là một đòi hỏi bức xúc ở Trà Bồng.
     (www.quangngai.gov.vn - 2/6/2005)
  8. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    UBND TỈNH:Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và thông qua đề án thành lập Thành phố Quảng Ngãi

    Đó là nội dung chính phiên họp thường kỳ tháng 5/2005 của UBND tỉnh tổ chức chiều 27/5 .Đồng chí Phạm Sy -Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ,đại diện thường trực HDND, UB Mặt trận TQVN tỉnh,lãnh đạo các sở ban ngành của tỉnh và chủ tịch UBND thị xã đã dự họp,đồng chí Nguyễn Kim Hiệu Phó bí tư Tỉnh uỷ,chủ tịch UBND tinhchủ trì phiên họp.
    Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 của UBND tỉnh nêu rõ :Giá trị sx công nghiệp ước đạt 163 tỷ(xấp xỉ tháng 4).Một số sp tăng mạnh như bia(tăng 30.6%),nước ngọt (30%),thuỷ sản chế biến(37 %),đa 1 khai thác (24%)...Tỉnh đã tổ chức sơ kết vụ đông xuânđạt trên 204 ngàn tấn,bằng 50% kế hoạch năm và triển khai sx vụ hè thu.Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng đạt 10500 tấn,diện tích thả nuôi tôm đạt 671 ha,tăng 49% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng 92% kế hoạch năm.Thu ngân sách trong tháng ước đạt 32,5 tỷ đồng,kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,2 triệu USD...Nhìn chung trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm05,các hoạt động về kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá,các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết,tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định.
    UBND tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tân trong tháng 6,đó là tập trung hoàn thành các chương trình công tác quý II,chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình,chuẩn bị các nội dung phục vụ kỳ họp HDND tỉnh;tổ chức lễ công bố của Thủ tướng chính phủ về thành lập ban hành quy chế hoạt động Khu Kinh Tế Dung Quất,gặp mặt các doanh nghiệp trong và ngoài nước...
    Đề án thành lập Thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi,do Chủ tịch UBND thị xã trình bày có 4 phần chính:Khái quát về vị trí địa lý,lịch sử hình thành và phát triển thị xã Quảng Ngãi,hiện trạng kinh tế của thị xã Quảng Ngãi,nội dung thành lập Thành phố Quảng Ngãi,phương hướng xây dựng và phát triển sau khi thành lập.
    Theo tổng hợp 5 tiêu chí phân loại đô thị,thì hiện tại thị xã Quảng Ngãi là thị xã tỉnh lỵ,có vai trò trung tâm chính trị,kinh tế,văn hoá ,khoa học kỹ thuật và dịch vụ của tỉnh, là đầu mối giao thông liên vùngquan trọng,là một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.Tỷ lệ lao dộng phi nông nghiệp trong tổng số lao động hiện nay của thị xã chiếm 81,5%,cơ sở hạ tầng xây dựngtừng mặt đồng bô và tương đối hoàn chỉnh.quy mô dân số 133,843 người,mật độ dân số bình quân 10.667 người/Km2,so với tiêu chí đô thị loại III thì Thị xã Quảng Ngãi đều đạt và vượt,có thể đề nghị Chính Phủ ban hành nghị định công nhận thành phố thuộc tỉnh.
    Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND thị xã và các sở,ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện đề án và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuộc cở sở hạ tầng của thị xã,sớm hoàn thành các thủ tục đề nghị Chính phủ công nhận,để có thể công bố Nghị định thành lập thành phố Quảng Ngãi vào dịp 2/9

    T.T
    ( theo Báo Điện tử Quảng Ngãi)
    Thế là trong tương lai Quảng Ngãi sẽ có 2 Thành phố,theo tui biết thì số tỉnh có 2 thành phố trong tương lai điếm chưa đến 5 ngón tay
    Chúc mừng Quảng Ngãi đi bà con
    Được LevanTam20_11 sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 05/06/2005
    Được LevanTam20_11 sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 05/06/2005
  9. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    UBND TỈNH:Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và thông qua đề án thành lập Thành phố Quảng Ngãi

    Đó là nội dung chính phiên họp thường kỳ tháng 5/2005 của UBND tỉnh tổ chức chiều 27/5 .Đồng chí Phạm Sy -Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ,đại diện thường trực HDND, UB Mặt trận TQVN tỉnh,lãnh đạo các sở ban ngành của tỉnh và chủ tịch UBND thị xã đã dự họp,đồng chí Nguyễn Kim Hiệu Phó bí tư Tỉnh uỷ,chủ tịch UBND tinhchủ trì phiên họp.
    Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 của UBND tỉnh nêu rõ :Giá trị sx công nghiệp ước đạt 163 tỷ(xấp xỉ tháng 4).Một số sp tăng mạnh như bia(tăng 30.6%),nước ngọt (30%),thuỷ sản chế biến(37 %),đa 1 khai thác (24%)...Tỉnh đã tổ chức sơ kết vụ đông xuânđạt trên 204 ngàn tấn,bằng 50% kế hoạch năm và triển khai sx vụ hè thu.Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng đạt 10500 tấn,diện tích thả nuôi tôm đạt 671 ha,tăng 49% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng 92% kế hoạch năm.Thu ngân sách trong tháng ước đạt 32,5 tỷ đồng,kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,2 triệu USD...Nhìn chung trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm05,các hoạt động về kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá,các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết,tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định.
    UBND tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tân trong tháng 6,đó là tập trung hoàn thành các chương trình công tác quý II,chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình,chuẩn bị các nội dung phục vụ kỳ họp HDND tỉnh;tổ chức lễ công bố của Thủ tướng chính phủ về thành lập ban hành quy chế hoạt động Khu Kinh Tế Dung Quất,gặp mặt các doanh nghiệp trong và ngoài nước...
    Đề án thành lập Thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi,do Chủ tịch UBND thị xã trình bày có 4 phần chính:Khái quát về vị trí địa lý,lịch sử hình thành và phát triển thị xã Quảng Ngãi,hiện trạng kinh tế của thị xã Quảng Ngãi,nội dung thành lập Thành phố Quảng Ngãi,phương hướng xây dựng và phát triển sau khi thành lập.
    Theo tổng hợp 5 tiêu chí phân loại đô thị,thì hiện tại thị xã Quảng Ngãi là thị xã tỉnh lỵ,có vai trò trung tâm chính trị,kinh tế,văn hoá ,khoa học kỹ thuật và dịch vụ của tỉnh, là đầu mối giao thông liên vùngquan trọng,là một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.Tỷ lệ lao dộng phi nông nghiệp trong tổng số lao động hiện nay của thị xã chiếm 81,5%,cơ sở hạ tầng xây dựngtừng mặt đồng bô và tương đối hoàn chỉnh.quy mô dân số 133,843 người,mật độ dân số bình quân 10.667 người/Km2,so với tiêu chí đô thị loại III thì Thị xã Quảng Ngãi đều đạt và vượt,có thể đề nghị Chính Phủ ban hành nghị định công nhận thành phố thuộc tỉnh.
    Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND thị xã và các sở,ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện đề án và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuộc cở sở hạ tầng của thị xã,sớm hoàn thành các thủ tục đề nghị Chính phủ công nhận,để có thể công bố Nghị định thành lập thành phố Quảng Ngãi vào dịp 2/9

    T.T
    ( theo Báo Điện tử Quảng Ngãi)
    Thế là trong tương lai Quảng Ngãi sẽ có 2 Thành phố,theo tui biết thì số tỉnh có 2 thành phố trong tương lai điếm chưa đến 5 ngón tay
    Chúc mừng Quảng Ngãi đi bà con
    Được LevanTam20_11 sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 05/06/2005
    Được LevanTam20_11 sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 05/06/2005
  10. H__H

    H__H Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hôm qua vừa có tin mới từ quốc hội:

    Quốc hội bắt đầu phiên họp chất vấn các thành viên Chính phủ: Nhà máy lọc dầu Dung Quất chậm trễ, trách nhiệm thuộc về ai?


     




    [​IMG]

    Ông Hoàng Trung Hải (giữa). ảnh: L.Q.Phổ
    Sáng qua 8/6, Quốc hội đã thông qua chương trình, danh sách các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội trong 3 ngày. Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình, người nhận được nhiều chất vấn nhất cho đến hiện tại (18 chất vấn) đã không có mặt trong danh sách này với lý do đi công tác nước ngoài.

    Trong ngày đầu tiên của phiên họp chất vấn, QH đã dành gần nửa buổi nghe đọc báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho nhân dân của Ủy ban Thường vụ QH; nghe Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải đọc báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết QH về dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (LDDQ) và báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH về vấn đề này.
    Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Hiệu quả không cao cũng phải làm
    Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, do thời gian dành cho mỗi vị Bộ trưởng rút từ 1 giờ 30 phút xuống còn 1 giờ nên thời gian đọc văn bản của mỗi vị chỉ còn 20 phút và dành 40 phút cho trả lời chất vấn trực tiếp. Tuy nhiên, với Bộ trưởng Công nghiệp, quy tắc này đã bị phá vỡ . Do những vấn đề chất vấn quá "nóng": giá điện, tình trạng thiếu điện... và đặc biệt là công trình Nhà máy LDDQ - một dự án khổng lồ cả về vốn đầu tư và tầm quan trọng... đã khiến Bộ trưởng Hoàng Trung Hải phải lắng nghe và trả lời chất vấn trong gần nửa buổi sáng, cả chiều ngày hôm qua và đến buổi sáng hôm nay...
    Vẫn còn những câu hỏi lớn
    Đồng ý với báo cáo của QH, của Chính phủ về những nguyên nhân khiến công trình chậm nhưng ĐB Lê Thanh Long (Long An) lại đặt câu hỏi: "Nhưng phải chăng còn có một nguyên nhân ta chưa dám nói ra ?". Ông ngừng lời rồi nhấn mạnh: "Chính là do địa điểm đầu tư chưa phù hợp". Theo ông Long: "Trước đây ban đầu ta đặt định đặt nhà máy tại Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng sau này lại chuyển về Dung Quất, người ta không còn quan tâm nữa. Điều này đã dẫn đến những khó khăn về vốn và triển khai dự án".
    ĐB Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) cũng không giấu được bức xúc: "QH nên chỉ đạo Chính phủ nghiên cứu, tính toán lại các điều kiện xem đặt Nhà máy LDDQ ở đó (Quảng Ngãi - TN) có lợi hay chỗ khác thì tốt hơn". ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang): "Nếu như hệ số thu hồi vốn chỉ được 6% thì phải xem lại. Nhiều nhà kinh tế đã nói, nếu hệ số thu hồi vốn dưới 10% thì sẽ phải đi từ phá sản này đến phá sản khác".
    Trong khi đó, ĐB QH các tỉnh miền Trung có quan điểm ngược hẳn. ĐB Huỳnh Văn Chính (Đà Nẵng) lên tiếng: "Tôi là nhà doanh nghiệp. Tôi không nghĩ đầu tư vào nhà máy LDDQ  là chủ trương sai mà chỉ là do trong quá trình thực hiện có một số trục trặc". Các ĐB Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Quảng Nam), ĐB Lê Thanh Châu (Quảng Nam)... đều tỏ ý: chủ trương đầu tư nhà máy lọc dầu tại Quảng Ngãi là đúng. ĐB Nguyễn Xuân Dương (Bình Định) nói: "Dù hiệu quả (kinh tế) thấp thì vẫn nên làm !".
    Các ĐB đều lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Công nghiệp trả lời rõ hiệu quả dự án, bao giờ thì dự án có thể thu hồi vốn. Bộ trưởng Hoàng Trung Hải: "Theo tính toán thì với hệ số thu hồi vốn là 6,7%, tuy thấp nhưng cũng phù hợp với tính toán trước đây". Dẫn "kinh nghiệm quốc tế", Bộ trưởng Hải cho biết, nói chung các dự án nhà máy lọc dầu do yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng và do đầu tư hạ tầng lớn nên hiệu quả thường không cao. Ông khẳng định: "Hiệu quả Nhà máy LDDQ cũng tương đương với các nhà máy lọc dầu khác trên thế giới. Dự án là không lỗ và có khả năng hoàn trả hết nợ sau 11 năm kể từ năm 2009".

Chia sẻ trang này