1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    Nguyên Bộ trưởng Tư pháp: ?oTôi xin nhận tội?
     


    [​IMG]

    Dự án Dung Quất chậm 7 năm, thiệt hại hàng triệu USD.
    "Phải nói thẳng là "tội" chứ không phải là khuyết điểm, với hai tư cách là đại biểu quốc hội và thành viên Chính phủ khi đó, tôi xin nhận "tội" vì những hậu quả do sự chậm trễ dự án Dung Quất". Thay vì chất vấn, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã gây sốc bằng sự giãi bày.

    Trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết cho phép Chính phủ thực hiện chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 1997, là đại biểu QH nhưng cũng là thành viên Chính phủ, ông nhận những thông tin về dự án này như thế nào?
    Với tư cách là đại biểu QH, hằng năm chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo. Nhưng quả thực hồi đó, nhiều ĐB không xem là vấn đề trọng tâm của mình vì QH còn bận việc làm luật.
    Nhưng ngoài chức năng làm luật, QH còn có nhiệm vụ giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước?
    Hồi đó vấn đề được bàn nhiều là đặt nhà máy này ở đâu, tại sao lại đặt ở Quảng Ngãi. Chính phủ cũng có trình phương án đầu tư. Nhưng nhiều người trong đó có cả tôi phải tin Chính phủ, tin các cơ quan có trách nhiệm. Tính lại thì nói thực là phải có kiến thức sâu mới tính toán được.
    Chính vì vậy tôi mới nói là QH đừng có thảo luận chay. Cần phải mời các chuyên gia đến báo cáo trước khi quyết định. Hiện nay, trước khi quyết định vấn đề quan trọng, các cơ quan thường trình một vài phương án xin ý kiến và các đại biểu cứ theo đó mà bàn, chứ có nghĩ đến những vấn đề khác đâu.
    Ngoài ra, có thực tế là khi đoàn chủ tịch đưa ra 2 phương án

     [​IMG]


    Nguyên Bộ trưởng tư phápTrương Đình Lộc.biểu quyết thì phần lớn phương án nào được đưa ra trước sẽ nhận được quá bán ý kiến đồng tình.
    Như vậy việc biểu quyết của QH theo ông cũng mang tính hình thức?
    Có 2 hình thức QH. QH hình thức và QH thực quyền. Quốc hội hình thức là bấm nút thông cho qua những vấn đề người ta đã quyết. Còn thực quyền thì QH phải có chuyên môn. Mà muốn như vậy thì QH phải có bộ máy, có đội ngũ chuyên gia tư vấn.
    Tuy nhiên, cũng phải nói khách quan là trình độ của các đại biểu QH nhiệm kỳ này cao hơn nhiệm kỳ trước. Trước đây, có thực tế là tỷ lệ nhất trí thông qua rất cao. Còn bây giờ nhiều ĐB đã bộc lộ chính kiến rõ rệt hơn.
    Trở lại câu nhận "tội" trước QH của ông. Theo ông, các đại 

    3 nguyên nhân chủ quan chậm trễ tiến độ dự án Dung Quất:
    Thứ nhất: Dự án khi trình QH thông qua chủ trương đầu tư chưa được chuẩn bị chu đáo, điều tra cơ bản sơ sài, thẩm định chưa kỹ, chủ quan trong dự báo khả năng thu xếp tài chính, nên khi thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề phải xử lý làm chậm tiến độ thực hiện dự án, tăng vốn đầu tư.
    Thứ 2: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án thiếu tập trung, không quyết liệt trong giải quyết những khó khăn vướng mắc.
    Va? cuối cu?ng la? quản lý nhà nước về dầu khí nói chung và dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất nói riêng còn có sự chồng chéo, thiếu nhất quán.biểu QH có sơ xuất nào khi quyết định chủ trương đầu tư dự án mà các phương án triển khai chưa được bàn tính kỹ?
    Tôi nghĩ rằng chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là không sai. Nhưng có mấy khuyết điểm. Một công trình quốc gia quan trọng như vậy mà chuẩn bị chưa đầy đủ, khảo sát thiết kế sơ sài, chỉ đạo của Chính phủ không tập trung. Đáng ra nếu thông qua rồi thì QH phải giám sát thật kỹ.
    Hằng năm QH đòi Chính phủ báo cáo thì Chính phủ cũng có báo cáo, nhưng đã bao giờ QH mổ xẻ kỹ đến nơi đến chốn như hôm nay đâu. Bây giờ bức xúc quá thì việc cũng đã lỡ rồi. Trong việc này cũng có trách nhiệm của từng đại biểu QH.
    QH đang đòi hỏi phải cụ thể hoá trách nhiệm trong từng vấn đề, nhưng trách nhiệm của đại biểu cần phải được nhìn nhận như thế nào khi mà nguyên tắc hoạt động của QH là biểu quyết và quyết định theo đa số?
    Tôi xin nói thẳng là cử tri có tiếng nói của mình. Nếu cử tri thấy đại biểu QH mình bầu ra không đáp ứng được yêu cầu thì họ có quyền đề nghị miễn nhiệm. Đáng ra, các cơ quan của QH cần sâu sát hơn nữa với dự án đặc bịêt quan trọng này.
    Ví dụ như bản thiết kế không phù hợp hoặc chưa đầy đủ thì có thể yêu cầu cơ quan liên quan xem xét lại. Tôi xin nhấn mạnh là cả nước một năm chỉ có 50 tỷ USD, trong khi đó, theo tính toán dự án này ngốn 2,5 tỷ, tức là bằng 1/20 của tổng thu nhập quốc dân.
    Có một thực tế là do trình độ còn chưa đáp ứng được yêu cầu nên nhiều khi chúng ta làm mà chưa hình dung ra hết hệ quả của nó. Chúng ta liều mà không biết sợ.
    Theo VnExpress

  2. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    [​IMG]

    "Nếu được xem xét lại, tôi vẫn chọn Dung Quất..."
    Trong bức thư ngỏ gửi Quốc hội hôm qua về dự án Dung Quất, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: "Nếu bây giờ, trước những diễn biến của tình hình, Quốc hội phân tích và kết luận việc lựa chọn đó là sai thì người nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm đó phải chính là tôi".

    Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội
     
    Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội đang tham dự kỳ họp lần thứ 7 khóa XI 
     
    Theo dõi kỹ phiên chất vấn và trả lời chất vấn và đọc lại tường thuật trên các báo về hai ngày làm việc tại hội trường 8 và 9/6/2005 của Quốc hội, tôi rất mừng về tinh thần thẳng thắn và tương đối mạnh dạn trong chất vấn và trả lời chất vấn.
     
    Đặc biệt là trong vấn đề quyết định và tiến độ xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, bộ trưởng Bộ Công nghiệp, rồi tiếp đó Chủ tịch Quốc hội đã ?onhận lỗi trước cử tri?.
     
    Tôi hiểu đây là một bước của quá trình thảo luận công khai và minh bạch trước cử tri và nhân dân cả nước, công khai và minh bạch thực thi quyền dân chủ thảo luận trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng về những vấn đề lớn của đất nước mà nhân dân ta đang chăm chú theo dõi với ý thức trách nhiệm công dân và tình cảm thiết tha đối với công việc của đất nước.
     
    Là người trước đây từng chịu trách nhiệm chính về chủ trương xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, một công trình trọng điểm quốc gia, đứa con đầu lòng của ngành dầu khí VN, tôi xin được chia sẻ với đồng chí Chủ tịch Quốc hội về thái độ thẳng thắn và tinh thần trách nhiệm.
     
    Đồng thời, tôi cũng muốn góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ thảo luận, trong việc nhận rõ trách nhiệm đối với những công việc cụ thể có địa chỉ hẳn hoi, khắc phục tình trạng né tránh mà tôi vẫn thấy còn biểu hiện đây đó.
     
    Để góp phần vào việc này, tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác gắn liền với ý thức nhận lãnh phần trách nhiệm cụ thể về công việc của bản thân mình khi chịu trách nhiệm là Thủ tướng Chính phủ của nhiệm kỳ phải giải quyết về chủ trương và địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
     
    Về địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất:
     
    Đúng như bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã giải trình trước Quốc hội, ban đầu có năm phương án đưa ra gồm: Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Dung Quất (Quảng Ngãi), Hòn La (Quảng Bình) và Vân Phong (Khánh Hòa).
     
    Khi xem xét ba phương án được ủng hộ nhiều hơn là Dung Quất, Long Sơn và Nghi Sơn, trong đó Dung Quất được ủng hộ nhiều nhất. Thật ra, đây là cả một quá trình trao đổi rất cụ thể và với nhiều cân nhắc rất nghiêm túc và hết sức chi tiết.
     
    Đối tác đầu tiên mà chúng tôi thảo luận là Tập đoàn dầu khí Total của Pháp. Total muốn địa điểm đặt tại Long Sơn (Vũng Tàu). Việc lựa chọn này của phía nhà đầu tư là hợp lý đối với họ vì như vậy là kinh tế nhất. Tuy nhiên, nếu đặt nhà máy lọc dầu ở đây sẽ phải cân nhắc tính toán hai vấn đề:
     
    Khu công nghiệp dầu khí không chỉ đơn thuần là một nhà máy lọc dầu, mà cùng với nó là nhà máy hóa dầu và rồi hình thành một cụm các công trình liên quan. Trong lúc đó, ta đã có chủ trương phát triển Khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu nối liền với Khu công nghiệp Đồng Nai, hình thành khu khí điện đạm Phú Mỹ.
     
    Như vậy, nếu lại hình thành nên một cụm công nghiệp tại Long Sơn sẽ là sự tập trung quá lớn những công trình trọng điểm quốc gia vào một khu vực, trên bình diện vĩ mô, sẽ là điều không hợp lý.
     
    Hơn nữa, ở Long Sơn không có cảng nước sâu, để triển khai xây dựng công trình trọng điểm quốc gia này phải làm 3km cầu cạn mới ra đến được cảng nước sâu phía bãi Trước của Vũng Tàu. Tuy không phải là lý do chính, song cũng phải tính toán trước để dè chừng, quá trình vận chuyển dầu, nếu có sự cố rò rỉ sẽ đe dọa trực tiếp hoạt động của khu du lịch Vũng Tàu.
     
    Chính vì vậy, Thường trực Chính phủ đã cân nhắc và báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị để yêu cầu dịch chuyển nhà máy lọc dầu ra miền Trung, tìm nơi nào có cảng nước sâu đúng với yêu cầu. Có ba địa điểm được gợi ra: cảng Ba Ngòi ở sát đường dẫn vào vịnh Cam Ranh và tiếp đó là vịnh Vân Phong ở Khánh Hòa và cảng Liên Chiểu ở Đà Nẵng.
     
    Với Ba Ngòi thì không thể đặt ra vì lúc ấy có nhiều lý do chưa thể thu xếp được. Vịnh Vân Phong thì Total sau khi đến nghiên cứu đã từ chối vì lý do cũng tương tự như trên.
     
    Về phía Chính phủ ta, khi đến trực tiếp khảo sát Vân Phong, chúng tôi nhận ra được đây là một vị trí cho xây dựng một khu du lịch sinh thái thuộc loại đẹp nhất của nước ta. Một công ty của Malaysia đã đệ trình một dự án đầu tư khai thác du lịch sinh thái rất có triển vọng.
     
    Với Liên Chiểu ở Đà Nẵng tuy cũng có những lợi thế, song cũng sẽ gặp tình huống như ở Long Sơn (Vũng Tàu) vì quá tập trung vào một nơi đã có nhiều kế hoạch đầu tư đang được triển khai.
     
    Chính vì vậy, sau buổi khảo sát Vân Phong, khi về làm việc tại Đà Nẵng, được giới thiệu về vịnh Dung Quất, lại được nghe là đã có một nhóm chuyên gia khoa học về cảng nước sâu của ta đến đây khảo sát và đưa ra những kết luận khả quan.
     
    Ngay sau đó, chúng tôi cùng với đồng chí Trương Quang Được, bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ, nay là phó chủ tịch Quốc hội, về trực tiếp khảo sát Dung Quất.
     
    Sau khi cân nhắc kỹ mọi mặt: có cảng nước sâu ở bên ngoài để dẫn dầu thô vào, có cảng trong vịnh để làm cảng phân phối. Ở đây lại gần quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất, tiếp đó là sân bay Chu Lai. Công trình thủy lợi Thạch Nham sẽ cung cấp đủ nước ngọt...
     
    Như vậy rõ ràng Dung Quất có nhiều lợi thế để đặt nhà máy lọc dầu: nằm ở khu vực giữa Nam Trung bộ và Tây nguyên, vùng lãnh thổ đặc biệt quan trọng của đất nước. Với sự cân nhắc lợi thế đó, Thường trực Chính phủ đã báo cáo với Bộ Chính trị và được sự nhất trí cao cho việc đặt nhà máy lọc dầu tại Dung Quất.
     
    Sau khi Total khước từ, chúng ta đã liên hệ với một đối tác khác là Petronas (Malaysia). Cũng với những cam kết như Total, họ chỉ yêu cầu thêm một điều kiện: Sau khi nhận được phần dầu được chia, xin tạo điều kiện cho họ phân phối ngay tại thị trường VN để tránh khỏi phải chi phí vận chuyển về lại Malaysia để rồi mới xuất đi.
     
    Theo nhận định của Thường trực Chính phủ, hoàn toàn có thể chấp nhận đề nghị đó để Petronas cùng Petro VN trực tiếp bắt tay vào ngay qui trình xây dựng. Rất tiếc là ý kiến này không được chấp thuận.
     
    Trong điều kiện ấy, sau khi cân nhắc mọi mặt, xin ý kiến Bộ Chính trị đi đến quyết định tự mình làm lấy. Đó là một quyết định đúng. Vì chúng ta có đủ điều kiện để tự mình làm, vấn đề kỹ thuật, công nghệ nếu cần thì có thể chủ động mời chuyên gia nước ngoài.
     
    Cho đến nay, nếu được xem xét lại, tôi vẫn chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu như nhận định ban đầu, góp phần rất có ý nghĩa cho khu vực kinh tế miền Trung và cho cả nước trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
     
    Nếu bây giờ, trước những diễn biến của tình hình, Quốc hội phân tích và kết luận việc lựa chọn đó là sai thì người nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm đó phải chính là tôi, Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ.
     
    Nêu lên những vấn đề trên trong thư ngỏ này kính gửi Quốc hội, tôi muốn góp phần làm rõ trách nhiệm và muốn được công khai và minh bạch trong dân chủ trao đổi và thảo luận tại diễn đàn Quốc hội, tạo nên một không khí mới trong sinh hoạt dân chủ của đời sống xã hội, động viên tinh thần hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng đất nước của mọi tầng lớp nhân dân ta ở trong và ngoài nước.
     
    Xin kính gửi đến đồng chí Chủ tịch Quốc hội và tất cả các vị đại biểu Quốc hội lời chào tin tưởng và trân trọng.
     
    Kính thư,
     
    Võ Văn Kiệt
    Theo Tuổi trẻ
  3. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Mình có dạo qua Diễn Đàn Kinh tế xem thấy cũng có một số thành viên bên đó đang bàn luận về dự án Dung Quất các bạn có thể xem ở đây xem người ta nói gì nhé http://ttvnol.com/f_45/524141/trang-1.ttvn
    Được Levantam20_11 sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 07/07/2005
  4. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn levantam20_11 đã giới thiệu một link hay. Đây là một chủ đề rất đáng xem. Xem rồi thì chợt nhận ra mình còn không biết nhiều bằng những người không ở Quảng Ngãi. Liệu mình có quá thờ ơ với quê hương không nhỉ?
  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0

    Cơ hội việc làm ở Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất
    TT(Quảng Ngãi)-Ban quản lý Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất(QN) vừa gửi thông báo tuyển dụng đến một số trường đại học Bách khoa,Sư phạm cả nước.Theo đó nơi đây đang có nhu cầu tuyển 145 kỷ sư vào các vị trí: lọc hoá dầu,thiết bị máy hoá,cơ khí ,kỹ sư điện,nhiệt điện, tự động hóa,môi trường và an toàn.
    Yêu cầu tốt nghiệp đại học chính qui chuyên nghành như trên,tiếng Anh tương đương trình độ B trở lên(Ưu tiên biết nhiều ngoại ngữ)sử dụng thành thạo máy vi tinh với các phần mềm tin học cơ bản, tin học văn phòng(Microsoft Word,Excelpoint,Outlook,...),sẳn sàn làm việc theo ca kíp,ưu tiên người có hộ khẩu thường trú tại miền Trung.Địa điểm làm việc:Quảng Ngãi
    Hồ sơ xin việc gồm: đơn xin việc( viết tay),sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền(kèm 4 ảnh 4X6 mới chụp trong 3 tháng gần nhất),giấy khám sức khoẻ(có dán ảnh trong 3 tháng gần nhất),các văn bằng chứng chỉ liên quan(bản sao công chứng).
    Gửi về địa chỉ:Phòng chuẩn bị nhân lực Ban quản lý Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất 208 đại lộ Hùng Vương,thị xã Quảng Ngãi.ĐT:055-825825(máy lẻ 207,208).Hạn chót đến hết ngày 10.08.2005(Chỉ phỏng vấn những hồ sơ đạt yêu cầu,hồ sơ không được tuyển dụng miễn trả lại).PV
    (Theo Tuổi trẻ online ngày 08.07.2005)
    Thật là một cơ hội lớn cho những bạn có đủ điều kiện để thể hiện và cống hiến sức mình trên quê hương
  6. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Thực sự thì tui không muốn post cái bài này chút nào hết, nhưng mà cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra mừ:
    Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi: Mổ... nhầm bệnh nhân
    (http://dantri.com.vn/Sukien/2005/7/65050.vip)
    Sáng 8/7, bác sĩ Thái Thị Hồng - phụ trách BV Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi chính thức xác nhận: việc mổ nhầm bệnh nhân là có thật. Bệnh nhân Phạm Văn Quảng bị bệnh thoát vị bẹn phải nhưng các y bác sĩ lại phẫu thuật mổ bụng nhầm sang bệnh nhân Trần Quốc Toản.
    Thực tế bệnh nhân Trần Quốc Toản chỉ vào bệnh viện để phẫu thuật ở đùi nhằm lấy chiếc đinh vít ở xương đùi được nẹp vào trước đó.
    Kíp phẫu thuật nhầm lẫn nói trên, gồm bác sĩ Hà Quang Minh, kỹ thuật viên gây mê Phan Khắc Tường, phụ nổ Nguyễn Thị Thuý Lan và hộ lý Nguyễn thị Lê, đã bị tạm đình chỉ công tác chờ xử lý kỷ luật. Lãnh đạo bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã xin lỗi gia đình bệnh nhân. Gia đình bệnh nhân đã chấp nhận.
    Sáng 4/7, phòng ngoại nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận bệnh nhân tên là Phạm Văn Quảng được chẩn đoán bị thoát vị bẹn phải. Ngày 5/7, Khoa ngoại nhi tiến hành hội chẩn toàn khoa và đi đến quyết định phẫu thuật thoát vị bẹn phải cho bệnh nhân Quảng vào sáng ngày 6/7.
    Bác sĩ Hà Quang Minh - trực tiếp mổ cho biết: theo quy trình khám chữa bệnh, cán bộ điều dưỡng của Khoa ngoại nhi bàn giao bệnh nhân cho bộ phận gây mê. Tiếp nhận bệnh nhân, bộ phận gây mê có nhiệm vụ khám lại trước khi gây mê, thực hiện gây mê rồi đưa lên bàn mổ. Bác sĩ phẫu thuật chỉ có nhiệm vụ thực hiện công việc phẫu thuật khi bệnh nhân đã được gây mê và nằm trên giường mổ. Trước khi mổ bác sĩ Hà Quang Minh có hỏi lại tên tuổi của bệnh nhân và được kỹ thuật viên gây mê Phan Khắc Tường xác nhận là đúng.
    Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ chỗ gọi nhầm tên bệnh nhân. Thay vì gọi tên bệnh nhân Phạm Văn Quảng vào phòng mổ thì các trợ lý của bác sĩ Hà Quang Minh đã không gọi đầy đủ tên của bệnh nhân mà chỉ hỏi: Ai là bệnh nhân tên Quảng. Cùng lúc đó ở trước cửa phòng mổ có nhiều bệnh nhân và người nhà đang chờ đến lượt mình. Khi nghe gọi ai là bệnh nhân tên Quảng thì người nhà của bệnh nhân Trần Quốc Toản, 8 tuổi ở thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn (huyện Sơn Tịnh) nghe nhầm "Quảng" với "Toản" nên đưa cháu Toản vào phòng mổ. Vào phòng mổ, bệnh nhân Trần Quốc Toản được kỹ thuật viên Phan Khắc Tường gây mê và đưa lên bàn mổ cho bác sĩ Hà Quang Minh xử lý.
    Bác sĩ Hà Quang Minh sau khi mổ xong "thoát vị bẹn phải" mới được hộ lý Nguyễn Thị Lê báo cáo là đã mổ nhầm cho bệnh nhân. Thực tế bệnh nhân Trần Quốc Toản không bị "thoát vị bẹn phải" mà chỉ vào bệnh viện để phẫu thuật ở đùi để lấy chiếc đinh vít do phẫu thuật trước đó.
    Hiện nay cháu Trần Quốc Toản đang tiếp tục điều trị bệnh tại Khoa ngoại tổng hợp bệnh viên đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
    Sự nhầm lẫn này một lần nữa cho thấy sự vô trách nhiệm của y, bác sĩ ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, vốn đã bị kêu ca rất nhiều trong nhiều năm qua
    Theo Tin Tức
  7. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Cần có những giải pháp quản lý dịch vụ Internet ở tỉnh ta
    Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, Internet là một phương tiện cần thiết cho con người trong công việc, mạng Internet đã trở thành bạn đồng hành của các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên sử dụng internet như thế nào cho có hiệu qủa và đúng mục đích đang là việc đáng quan tâm.
    Với những nguồn thông tin khổng lồ, Internet thật sự là công cụ thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Thế nhưng bên cạnh đó còn có mặt trái mà chúng ta không thể không nói đến đó là một số trang web có nội dung không lành mạnh đang lan tràn khá phổ biến trên mạng Internet. Theo thống kê của Bộ văn hóa thông tin, hiện nay có khoảng 3 triệu trang web có nội dung xấu đang hoạt động, con số này thực tế còn có thể cao hơn. Tuy nhiên điều đáng nói hiện nay là chúng ta có thể tìm thấy các trang web này rất dễ dàng ở các điểm kinh doanh Internet. Truy cập vào các trang web này sẽ thấy ngay những hình ảnh, thứơc phim tươi mát và những mục chát, diễn đàn, thư điện tử miễn phí để các thành viên có thể trao đổi với nhau về những chủ đề liên quan đến ***, cũng như những phần mềm hỗ trợ để có thể dễ dàng tải những loại phim này về máy.
    Trên những tuyến đường như Nguyễn Nghiêm, đại lộ Hùng Vương, Trần Hưng Đạo... dịch vụ Internet mọc lên như "nấm sau mưa". Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 21 giờ hàng ngày là thời gian đông khách nhất. Ở bất kỳ một dịch vụ Internet nào cũng dễ dàng nhận thấy khách đến đây chủ yếu là học sinh. Các em truy cập Inernet để tìm thông tin gì?, ai là người quản lý và hướng dẫn các em sử dụng vẫn chưa được quan tâm. Bộ bưu chính viễn thông đã từng có thời gian xem xét đến việc quản lý những đối tượng truy nhập Internet bằng cách giữ chứng minh nhân dân nhưng việc làm trên đã không được dư luận đồng tình ủng hộ nên cho đến nay vấn đề này vẫn đang bị bõ ngõ.
    Anh Vỹ nhân viên một dịch vụ Internet trên đường Nguyễn Nghiêm cho biết: số người đến truy cập internet ở chỗ anh mỗi ngày có khoảng trên 100 lượt người. Trong đó chủ yếu là học sinh và sinh viên. Thực tế cho thấy việc kinh doanh dịch vụ Inetnet hiện nay đang là công việc ?ohái? ra tiền. Một chủ dịch vụ Inernet nói: mỗi máy chỉ cần được sử dụng khoảng 8 tiếng trong ngày là có lãi. Theo tính toán của anh mỗi dịch vụ có 20 máy với giá truy cập Inernet 2.500 đồng một tiếng, trừ chi phí thì mỗi ngày có thể lãi hơn 200 ngàn đồng. Chính vì thế người ta đã đổ xô vào kinh doanh dịch vụ Inernet, họ không quan tâm đến khách hàng của mình đang truy cập những gì?, miễn là có người vào sử dụng. Chỉ cần tạo một địa chỉ mail bạn có thể dễ dàng trở thành thành viên của các trang web này, chỉ cần vài cái nhấp chuột, những hình ảnh ?onóng bỏng? cùng các đoạn phim tươi mát hiện ta trên màn hình. Riết rồi thành quen, nhiều bạn trẻ trở thành con nghiện của các trang web này lúc nào không hay. Họ có thể ?ongồi thiền? với "nét" suốt cả ngày. Không chỉ thưởng thức mà có người còn tự thành lập ra một câu lạc bộ kiểu ?o***- fan club? để lôi kéo mọi người nói chuyện về những vấn đề này. Và có lẽ gia đình các em cũng không thể ngờ rằng, thay vì truy nhập Internet để bổ sung kiến thức thì chúng đã "ném" tiền và hủy hoại sức khỏe bằng những trò chơi không lành mạnh. Việc truy cập vào những trang web không lành mạnh làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phát triển tâm, sinh lý của mọi người nhất là lứa tuổi mới lớn. Nghiêm trọng hơn là những hình ảnh, cuốn phim độc hại đã gieo rắc vào đầu lứa tuổi này những suy nghĩ bệnh hoạn, những hành động sai lệch đẩy chúng vào con đường phạp pháp.Những trang web đen đã và đang gieo rắc độc hại cho giới trẻ khiến gia đình và xã hội lo âu. Nhưng việc quản lý các dịch vụ Internet như thế nào, cũng như làm sao để hạn chế và ngăn chặn tốc độ lây lan của các trang web này vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải đáp.  Thực tế hiện nay, ở tỉnh ta vẫn chưa có một chế tài nào để quản lý và kiểm soát các dịch vụ internet một cách có hiệu quả. Tuy đã có quy chế về quản lý internet do Bộ văn hoá thông tin ban hành nhưng vẫn chưa đủ mạnh để ngăn cấm triệt để . Sở văn hoá thông tin tỉnh cũng đã có nhiều đợt đi kiểm tra liên ngành nhằm quản lý việc sử dụng mạng ở các điểm kinh doanh dịch vụ innetnet nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả.
    Để ngăn chặn tốc độ lây lan của các trang web đen, chúng ta cần xây dựng một quy định cụ thể để quản lý và buộc các chủ kinh doanh dịch vụ internet phải cài phần mềm ngăn chặn người sử dụng truy nhập vào những trang web xấu. Xác định rõ trách nhiệm, xử phạt nặng chủ kinh doanh, cũng như người sử dụng truy nhập vào những trang web này. Bên cạnh đó, cần có sự quản lý, kiểm tra và có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên truy nhập vào những trang web độc hại. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức, cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích để định hứơng cho họ có một lối sống lành mạnh.
    Trần Lê (www.quangngai.gov.vn - 13/07/2005)
    Theo quan sát thực tế của tui thì tác giả viết rất đúng đối với tình trạng internet ở các huyện, nhưng hơi quá đối với thị xã Quảng Ngãi. Tình hình ở thị xã nói chung là "hoàn toàn kiểm soát được".
  8. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Một cách nhìn về miền Trung

    Từ xưa, miền Trung nước ta đã nổi tiếng vì đẹp và... nghèo. Thiên nhiên miền Trung thì đẹp mà con người sống giữa thiên nhiên đẹp ấy lại nghèo. Rất nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc nổi tiếng đã ca ngợi vẻ đẹp và cái nghèo ấy của miền Trung. Nó khiến ta nhiều lúc thấy xót xa: chẳng lẽ, cứ đẹp thì phải nghèo mãi sao, miền Trung?
    Hồi xưa, câu trả lời có thể là một cái gật đầu cam chịu, nhưng bây giờ thì không. Hội An đã từng cam chịu phận một thị xã bị lãng quên trong nhiều năm, nay vụt dậy thành một mẫu hình đáng khâm phục của một thành phố du lịch, một di sản đúng nghĩa cả vật chất (vật thể) và tinh thần (phi vật thể). Mỹ Sơn từ một thánh địa phế tích đã thành một điểm du lịch văn hóa tuyệt vời, thu hút khách du lịch khắp thế giới. Trong rất nhiều bãi biển ở miền Trung, dường như bất cứ bãi biển nào cũng có thể trở thành nơi nghỉ mát và tắm biển lý tưởng nếu được đầu tư đúng cỡ và đầu tư thông minh.
    Hôm rồi, có dịp trở về cửa biển Mỹ Á (Đức Phổ -Quảng Ngãi), sau khi nghe kể những chiến tích từ hai cuộc kháng chiến ở cửa biển này, tôi còn thấy bãi cát phau phau cùng những bức tường đá dựng sát chân sóng nơi đây một vẻ đẹp hoang sơ khó nơi nào có được. Vậy mà Mỹ Á vẫn còn lê mê trong giấc "nam kha" mà khi tỉnh dậy, chắc "nồi cháo kê" vẫn chưa chín, cái "nồi cháo" của một giấc mơ đổi đời. Sa Huỳnh cũng vậy, một cửa biển, một bãi biển nổi tiếng đến như thế mà bao năm nay vẫn chưa thể trở thành một điểm du lịch, một khu nghỉ mát có thể thu tiền cho tỉnh Quảng Ngãi và mang về cho người dân ở đó một cuộc sống dễ chịu hơn nhờ tham gia dịch vụ du lịch. Miền Trung vẫn đẹp như xưa, còn nghèo hay giàu thì lại tùy nơi tùy chỗ. Nơi biết làm ăn, làm ăn đúng hướng thì khá giả, thì giàu. Nơi chưa biết làm ăn hay làm ăn không đúng cách thì vẫn nghèo hay thoát nghèo một cách chậm chạp. Những năm trước, mỗi khi nhớ đến vùng quê cát trắng của một người bạn thơ: nhà thơ "nông dân" Khổng Vĩnh Nguyên, trong tôi lại nhói lên hai câu thơ buồn vô hạn của anh: "Thương em nhón gót nhìn qua núi-Em đến em đi rất một mình". Núi đây là núi Bà, và câu thơ đùa đùa của ai đó: "Cát nhiều đến nỗi phải phù lên" là nhắc đích danh đến vùng quê Phù Cát, quê Khổng Vĩnh Nguyên. Ở đó, những động cát những con đèo và những ngọn núi quây lấy cuộc đời những con người loay hoay chưa biết làm cách nào để "phá thế kềm kẹp" của một thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng cũng cực kỳ khắc nghiệt. Vậy mà vừa rồi có dịp trở lại vùng quê Phù Cát, Phù Mỹ bằng con đường dọc biển kéo từ khu kinh tế Nhơn Hội sắp thành hình ra tận xứ dừa Tam Quan, tôi đã ngạc nhiên đến sửng sốt khi thấy hai bên đường vùng quê Khổng thi sĩ bạn tôi, những ngôi nhà khang trang ngói mới mọc lên san sát. Hơn 80% số hộ ở vùng quê nghèo này đã có xe máy. Điện và nước sạch cũng đã về. Từ những ruộng đất pha cát chuyên trồng khoai, người dân đã chuyển sang trồng hành trồng kiệu cho thu nhập cao hơn nhiều. Hóa ra, chỉ một con đường trải nhựa được làm, dù bề ngang còn khiêm tốn 12 mét, đã đổi đời những vùng quê nghèo dọc biển Bình Định như thế này đây! Nếu mai đây, một con đường dọc biển khởi từ Cửa Tùng (Quảng Trị) qua Thừa Thiên-Huế, qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng rồi Hội An, vòng suốt bờ biển Quảng Nam tới Núi Thành Chu Lai qua Dung Quất của Quảng Ngãi vào Sa Huỳnh tới đèo Bình Đê, để chờ đón con đường dọc biển từ Nha Trang qua Phú Yên nhập vào con đường Sông Cầu-Quy Nhơn, vắt mình ngang đầm Thị Nại với cây cầu Nhơn Hội, kéo dọc theo bờ biển Nhơn Hội qua Phù Cát Phù Mỹ tới Hoài Nhơn Tam Quan ra Bình Đê, thì lúc ấy, có biết bao vùng quê nghèo của miền Trung chúng ta bừng thức dậy trong cuộc đổi đời. Đó là con đường du lịch, con đường di sản miền Trung và còn hơn thế, đó là con đường thoát nghèo.
    Theo thanhnien.com.vn
  9. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Sáu tháng đầu năm tỉnh Quảng Ngãi giải ngân vốn ODA đạt 94,43 tỷ.
    So với cùng kỳ năm 2004, 6 tháng đầu năm nay đã có 9 chương trình hoặc nhóm dự án sử dụng vốn ODA được triển khai trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các dự án sử dụng vốn JBIC, WB, AusAID và ADB như Dự án: Đa dạng hóa nông nghiệp (WB), Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (WB), Năng lượng nông thôn II (WB), Y tế nông thôn (ADB), Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn (JBIC), Giảm nhẹ thiên tai (AusAID), Chương trình Phát triển nông thôn (AusAID)...
    Tiến độ triển khai các dự án trong 6 tháng đầu năm so với năm 2004 đã có những bước chuyển biến nhất định, nhất là đối với các dự án chuyển tiếp. Riêng các dự án mới triển khai năm 2005, trong 6 tháng đầu năm mới chỉ tập trung vào công tác chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục.
    Tổng kinh phí giải ngân trong 6 tháng đầu năm đạt 94,43 tỷ, đạt 40,2% kế hoạch, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn ODA giải ngân 89,6 tỷ, đạt 43,6% kế hoạch năm, tăng 86% so với cùng kỳ và vốn đối ứng giải ngân đạt 4,8 tỷ, đạt 16,4% kế hoạch năm, tương đương với cùng kỳ năm trước.
    MH (www.quangngai.gov.vn - 15/07/2005)
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 20/07/2005
  10. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Miền Trung khô rang vì hạn
    [​IMG]
    Thiếu nước, lúa bị chết cháy chỉ cắt để cho bò ăn. Ảnh: Tuổi Trẻ
    Trời nắng như đổ lửa, các cánh đồng nứt toác, sông ngòi đa số nhiễm mặn. Con người đã phải lấy nước "chết" ở các hồ thủy lợi để duy trì sự sống cho mình và đàn gia súc. Các tỉnh miền Trung đang trải qua mùa khô hạn nhất từ năm 1998 đến nay.
    Không có lũ tiểu mãn, từ tháng 6 đến nay, Quảng Bình hầu như không mưa, trời lại nắng gắt nên 1/6 dân số của tỉnh (khoảng 135.450 người) đang khắc khoải vì thiếu nước sinh hoạt. Những cư dân vùng cồn cát giữa sông Gianh, sông Nhật Lệ và các xã miền núi của huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa đã phải tằn tiện từng gàu nước. Sau khi tắm cho người, nước được tái sử dụng để làm vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.
    Theo ông Nguyễn Xuân Dung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, nghiêm trọng nhất là xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, bà con phải qua đò, rồi cuốc bộ tới 5 km mới có thể lấy nước uống từ các khe núi. Giá nước sinh hoạt hiện là 2.000 đồng/can 20 lít, một số nơi đội lên 5.000 đồng. "Hạn năm nay phải tương đương 1998, năm có El Nino, và còn khắc nghiệt hơn vì diện lan rộng. Trước chỉ hạn ở huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, nay lấn sang cả Bố Trạch, Minh Hóa", ông Dung so sánh.
    Con người khát, cây trồng cũng đang héo rũ. Ông Dung cho biết, thấy trước khả năng hạn nên tỉnh đã giảm hơn 1.000 ha lúa (còn 16.890 ha), nhưng hiện có tới 10.000 ha lúa mới được 2 tháng tuổi đang thiếu nước. Một nửa số diện tích ấy có khả năng mất trắng do không tìm được nguồn nước, trong khi đồng ruộng nứt nẻ, có nơi vết nứt bằng cổ tay người lớn.
    Tỉnh Quảng Bình đã phải bơm nước chết từ các hồ Cẩm Ly, Vực Nồi, Đồng Ran, hỗ trợ kinh phí để nhân dân đào thêm giếng, khơi sâu thêm các kênh mương. "Mặc dù biết hạn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, giảm năng suất, nhưng chúng tôi cũng phải cố gắng huy động tối đa các nguồn nước để cầm cự khoảng 8.000 ha lúa. Hiện lúa vẫn xanh, nhưng chỉ 1 tuần không nước là úa vàng ngay", ông Dung nói.
    Tại Quảng Ngãi, khô hạn cũng đang diễn ra gay gắt, căng thẳng nhất là huyện đảo Lý Sơn. Anh Hùng, cán bộ Phòng Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho hay giữa bốn bề là biển cả, bà con chủ yếu sống nhờ nước mưa và một số giếng đào. Nhưng mấy tháng nay trời không mưa, giếng khô hạn, có khơi thêm cũng là nước mặn nên 100 hộ gia đình trên huyện đảo đang khát đến cháy cổ.
    "Nước ở huyện đảo quý như vàng. Bà con nâng niu từng giọt, bởi để đến với Lý Sơn lúc này, những giọt nước đó đã phải vượt qua 30 km đường biển", anh Hùng giải thích. Cũng vì thiếu nước nên bà con đành bỏ hoang 180 ha đất vốn chuyên trồng hành tỏi, chỉ trồng 120 ha cây chịu hạn như vừng, dưa hấu, ngô. Tuy nhiên, 2/3 diện tích ấy cũng đang khô cháy, không có khả năng thu hoạch.
    Theo ông Nguyễn Đình Ninh, Cục phó Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quảng Bình, Quảng Ngãi chỉ là 2 trong số hàng chục tỉnh suốt dải miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận đang trải qua mùa hạn. Năm nay, hạn căng thẳng hơn vì không có lũ tiểu mãn. Trong khi đó, 6 tháng qua, lượng mưa ở miền Trung chỉ đạt 40-60% so với trung bình nhiều năm. 10 ngày tháng 7, mưa không đáng kể, Đông Hà (Quảng Trị) chỉ 1 mm, Quảng Ngãi 4 mm, Quy Nhơn 2 mm...
    Dự báo về tình hình khô hạn trong thời gian tới, ông Ninh cho rằng sẽ còn căng thẳng đến hết tháng 7, sang tháng 8 mới hy vọng có mưa. Sau đó, miền Trung sẽ bước vào mùa lũ. Còn ông Nguyễn Xuân Dung, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Bình thì nói: "Theo kinh nghiệm của bà con, vào những năm như thế này, xác suất mưa rơi vào tháng 7 và nửa đầu tháng 8 là rất ít. May ra phải đến 15/8 mới có mưa, chấm dứt khô hạn".
    Trong khi chờ mưa, giải pháp được Bộ Nông nghiệp chỉ đạo các địa phương vẫn là cân đối nguồn nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lùi thời vụ gieo cấy đến khi có mưa; quản lý chặt nguồn nước, ưu tiên cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc; khoan, đào thêm giếng và khơi sâu các kênh mương dẫn nước.
    Đầu tuần này, Bộ Nông nghiệp đã cử 2 đoàn công tác, một do Thứ trưởng Phạm Hồng Giang, một do Cục trưởng Thủy lợi Phạm Xuân Sử đi thị sát và chỉ đạo công tác phòng chống hạn ở miền Trung.
    Như Trang
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 21:24 ngày 20/07/2005

Chia sẻ trang này