1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Võ Thuật Việt Nam (Võ sĩ Cung Lê giao lưu võ giới Sài Thành - Trang 25)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cụ Trịnh và các đồng chí Vovinam cho hỏi chút cái bài quyền mà thằng Tây đi ở phút thứ 2 trong clip là bài gì. Theo tui đoán thì là bài Việt Võ đạo quyền pháp.
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    nó cầm đồ thì Quyền zì nữa lão Cuong ! ai cho thằng đó lên biểu diễn thía !
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ông chưa coi thì nói cái gì?
  4. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí biết rồi sao còn đoán làm gì, tôi thấy hắn cũng nhớ thuộc được bài đấy chứ.
    Thấy bọn Tây nhiều thằng nó không câu lệ ...cứ thuộc bài mà lơ lớ giống là ok , ngay cả Clip như vậy mà cũng đưa lên thì biết trong lòng họ nghĩ những gì rồi.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Có phải chính thí sinh này đưa lên để khoe đâu !
    Đây chỉ là trò chê bai nhau giữa phe này với phe kia ... phe Patrick đưa lên là cốt để bêu xấu phe TND nhằm tranh dành thị trường mà thôi .
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí biết rồi sao còn đoán làm gì, tôi thấy hắn cũng nhớ thuộc được bài đấy chứ.
    Thấy bọn Tây nhiều thằng nó không câu lệ ...cứ thuộc bài mà lơ lớ giống là ok , ngay cả Clip như vậy mà cũng đưa lên thì biết trong lòng họ nghĩ những gì rồi.
    [/quote]
    Theo phán đoán hiện tại của tui thì phán đoán ban đầu của tui là đúng. Cám ơn đồng chí.
  7. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Cho dù chuyển từ môn này sang môn kia, một lúc chơi 2-3 môn phái, tóm lại thích xưng kiểu gì thì cũng phải có chút thực lực về khả năng cá nhân. Ví dụ như bài báo sau:
    Câu chuyện thể thao: Những võ sĩ ?ođa đoan?

    10/06/2009
    Một võ sĩ thi đấu ở nhiều môn võ khác nhau trong thể thao đỉnh cao đã là điều bình thường (ở VN). Thành hay bại là do sự am hiểu luật lệ từng môn, ý thức tập luyện và tinh thần chiến đấu...
    Giải VĐQG Pencak Silat năm 1994 diễn ra trong cảnh nhiều trận phải đổ máu vì là giải quốc gia đầu tiên, khi mà lực lượng tham dự hầu hết đều chuyển từ Võ cổ truyền sang. Họ có thói quen sử dụng đòn tay và chân vào? mặt đối thủ.
    [​IMG]
    Minh Tâm (phải), võ sĩ Vovinam xuất sắc xuất thân từ Taekwondo và boxing - Ảnh:H.Bắc
    Những kẻ bị ?otẩu hỏa nhập ma?
    Một cựu võ sĩ kể lại, khi ấy, do chưa đủ thời gian làm quen luật, anh phải chuyển hóa hiệu lệnh tiếng Indonesia sang tiếng Việt. ?oHiệu lệnh ?oMu-lai? ?" đấu, tôi đọc trại là ?ophô-mai?, món ăn yêu thích của mình cho dễ nhớ?, anh kể.
    H ?ođen? hiện là vệ sĩ của một công ty có tiếng TP.HCM. Không biết giờ đây anh có hối hận vì sự đa đoan trong nghiệp võ của mình hay không. Đang là võ sĩ trẻ Karatedo tiềm năng của ĐTQG, H ?ohứng chí? chuyển sang Võ cổ truyền. Thói quen đấm đối thủ và rút tay về hông (kỹ thuật khống chế trong Karatedo) là ?oquá hiền? với Võ cổ truyền. Thế là anh bị K.O chỉ sau 1 phút. Trở về thảm Karatedo, H lại cứ ngỡ đang ở thảm Võ cổ truyền, anh đấm thoải mái vào mặt đối thủ (mà không rút tay về).
    Thế là bị xử thua. Sau đó, H lại chuyển sang Pencak Silat (vì nghĩ 2 môn trước không còn khả năng theo đuổi). Ngặt nỗi, anh vẫn ?olờ mờ? mình là võ sĩ Karatedo. Những đòn đấm vào giáp đối thủ có lực khống chế của H không phát huy tác dụng. Lại thất bại. Cuối cùng, H chuyển sang Taekwondo. Nhưng những ?obài học? Pencak Silat cứ ám ảnh trong đầu khi lên thảm ?oThái Cực Đạo?. Thay vì đá, H lại canh đối thủ đá mình để hốt chân, bắt ngã và bị... xử thua. H giải nghệ luôn vì thói quen ?ogặp mới, nhớ cũ?.
    H.H.B là võ sĩ quyền Anh - Võ cổ truyền có thành tích quốc gia. Bởi thế, khi bạn bè mời tham dự giải taekwondo sinh viên toàn thành (đẳng cấp quá xoàng), B chẳng ngại ngần. Thậm chí, sau khi thắng trận dễ dàng, anh mới ngớ người: Do lầm lẫn của BTC trong việc gọi tên võ sĩ, anh vừa thượng đài với đối thủ hơn mình 8 kg (50 và 58 kg). Thừa thắng xông lên, B tham dự luôn giải VĐ sinh viên Karatedo diễn ra sau đó không lâu. Mới tập đúng 1 buổi, B chưa quen sử dụng kỹ thuật khống chế, đấm tét mắt đối thủ và bị xử thua. Tuần sau trở lại tranh HCĐ, ?ohứa với lòng là gìn giữ bản sắc Karatedo? nhưng khi xung trận, do lúng túng, B xoay người thực hiện động tác đánh rờ-ve và bị loại...

    Nhà vô địch trên các loại thảm
    Năm 1999, Hồ Minh Tâm đến với Taekwondo khi mới 8 tuổi. 5 năm sau đó, anh là võ sĩ bất bại của tỉnh nhà An Giang ở hạng cân và lứa tuổi mình, đoạt HCV giải trẻ khu vực ĐBSCL và 2 HCĐ trẻ VĐQG. Đến năm 2005, thấy chất võ trong anh, HLV khuyến khích Tâm chuyển sang chơi quyền Anh. Từ ?ochân? chuyển sang ?otay? cộng với việc chăm học hỏi và luyện tập, quyền Anh vẫn là thế mạnh của Tâm khi đoạt HCV trẻ VĐQG và năm 2007, khi mới 17 tuổi, Tâm lấy luôn HCĐ giải VĐQG với các đàn anh.
    Năm 2007, khi Vovinam được An Giang đầu tư mạnh, Tâm tiếp cận với niềm tin vào khả năng sử dụng đòn tay (quyền Anh) và đòn chân (taekwondo) của mình. Thật vậy, không chỉ mạnh tay lẫn chân, am tường tư duy chiến thuật, khả năng né tránh đòn, di chuyển tốt trên thảm ?" ring đài của taekwondo lẫn quyền Anh cộng với việc chịu khó nghiên cứu tinh hoa Vovinam, Tâm là võ sĩ bất khả bại, liên tiếp đoạt đai VĐ Vovinam qua 4 giải Let?Ts Việt. Mới đây, trong trận bảo vệ đai hạng 60 kg ngày 7-6, dù bị chấn thương tay nhưng Tâm vẫn khéo tránh đòn và ghi điểm bằng những đòn chân ngoạn mục. Hiện Tâm vẫn đều đặn theo cả hai môn quyền Anh và Vovinam.
    An Giang cũng là đơn vị thành công trong việc ?ođầu tư 1 gặt hái nhiều hơn 1?, ngoài Tâm, trường hợp thành công khác là Nguyễn Bích Thủy. Cô đến với võ rất muộn khi tròn tuổi 20 (sinh năm 1976). Tại giải VĐQG 1998, lần đầu lên thảm Taekwondo, Thủy hạ ?otượng đài? hạng 67kg Thu Lành (TP.HCM) rồi liên tiếp là nhà VĐVN cho đến năm 2003.
    Năm 2003, cô chuyển sang Vovinam để rồi dễ dàng vô địch ngay lần đầu tham dự. Năm 2004, cô lập gia đình và chỉ 1 năm sau lại xuất hiện trên ring đài? quyền Anh tại giải VĐQG. Lần đầu đến với môn này, cô không sợ đối thủ mà chỉ lo? té lộn cổ xuống đất vì võ đài quá cao so với thảm Taekwondo và Vovinam. Sau hiệp 1 làm quen, Thủy có ?okhí thế? ngay để giành thắng lợi chung cuộc. Cô cũng lấy HCV năm đó, khi hạ K.O 2 đối thủ ở bán kết và chung kết?
    Trong xu hướng phát triển thể thao chuyên nghiệp, việc 1 võ sĩ nên theo đuổi 1 môn là hợp lý nhất, như chính nhận định của Hồ Minh Tâm: ?oTôi muốn đấu 1 môn để có thời gian chuyên sâu kỹ thuật, đảm bảo cường độ luyện tập và tránh chấn thương?. Nhưng ở tình hình thực tế của thể thao VN (chưa thể gọi là chuyên nghiệp), 1 võ sĩ ?ođa đoan? là không tránh khỏi. Dù không khuyến khích nhưng không phủ nhận, các võ sĩ ?ođa đoan?, nếu có ý thức nghề nghiệp, chuyên cần tập luyện thì vẫn có khả năng phát triển khi họ biết lĩnh hội tinh hoa và đòn thế của nhiều môn để tạo dựng bản sắc cho mình. Tóm lại: Có thể ?ođa đoan? nhưng hãy tôn trọng luật chơi của từng môn võ.
    Hiếu Dân : http://www.thanhnien.com.vn/TheThao/Pages/200924/20090610104707.aspx
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Cufng theo phán đoán cu?a tôi ti?nh hi?nh không co?n ti?nh hi?nh, xin tra? lại tên cho em, mến cha?o các đô?ng chí bạn.
  9. Diabolik

    Diabolik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    cóp nhặt trên mạng về một trung tâm dạy võ ở Sài Gòn.
    Sơ lược lịch sử Côn nhị khúc

    - Côn nhị khúc hay Nunchaku (còn được gọi là côn ly tâm, lưỡng tiết côn) là một binh khí được phát sinh từ đảo Okinawa (hay còn gọi là đảo Xung Thằng) - một đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn Karate-Do.

    - Đảo Okinawa đã luôn trải qua nhiều cuộc chiến đấu nội bộ giữa các bộ tộc bản địa. Năm 1429 vua Sho Hashi thống nhất các lãnh địa ở Okinawa và ban hành một đạo luật cấm đoán mọi việc mang vũ khí đối với tất cả mọi người, trừ quân cận vệ của nhà vua và các quan lại của triều đình nhằm loại trừ các mưu toan bạo động. Vậy là nhân dân Okinawa bị tước mất tất cả các loại vũ khí tự vệ và họ đã tìm cho mình một loại vũ khí mới là võ thuật ?oKenbo?T?T (tiền thân của Karate-Do sau này). Chưa hết, sang đầu thế kỷ thứ VII Okinawa lại bị Nhật Bản xâm lăng với một chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt, sưu cao thuế nặng. Từ đó đã có nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi để chống đối lại triều đình chuyên chế.
    - Nhà cầm quyền ban một đạo luật tịch thu toàn bộ các loại vũ khí trong nhân dân. Một chiến dịch được mệnh danh là ?osăn lùng kiếm? đã được tiến hành trên lãnh thổ Okinawa. Người dân, thậm chí là sư sãi cũng có thể bị hành hình do việc tàng trữ vũ khí, dù đó là một lưỡi dao cạo râu! Tất cả những lò rèn ở các làng xóm đều bị đóng cửa, và các công dụng gia đình bằng kim loại đều bị tịch thu. Mỗi làng chỉ có độc nhất một con dao được xích lại ở đầu làng, do lính Nhật canh giữ.
    - Côn nhị khúc được phát sinh từ thời gian này. Với cây kẹp lúa dùng trong nông nghiệp người dân đã cải tạo thành một binh khí tiện dụng và có thể cất giữ được trong người, có thể qua mắt được lính canh. Ngoài côn nhị khúc còn nhiều dụng cụ nông nghiệp khác cũng được người dân tập luyện & chuyển hóa như một binh khí để chiến đấu chống lại sự đàn áp của chính quyền phong kiến như: côn dùi (bo), liềm cắt lúa (kama), song quái (tonfa), kiếm ngắn (sai)?.
    Mặt khác, lịch sử võ thuật thế giới cũng đã ghi nhận công lao của Lý Tiểu Long trong việc giới thiệu hình ảnh côn nhị khúc trên phim ảnh. Có lẽ từ đó, côn nhị khúc đã trở thành một binh khí tập luyện phổ biến của những người yêu mến võ thuật cho đến ngày nay.
    Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở Tp.HCM đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn nghệ thuật thể thao.
    Ngày 20/5/2005, Bộ môn Côn nhị khúc Trung tâm MIC đã thông qua ?oLuật thi đấu côn nhị khúc? do thầy Lê Rích Tô - Giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng.
    Như vậy, lịch sử côn nhị khúc có thể đút kết ngắn gọn như sau: Côn nhị khúc được hình thành ở Okinawa (Nhật Bản), được hệ thống & phát triển tại Việt Nam (Trung tâm MIC).
    Danh sách giáo viên giảng dạy bậc Sơ cấp bộ môn Côn Nhị Khúc qua từng thời kỳ:
    - Luật sư LÊ LÝ THUẬN - Giảng dạy khóa 1, 2.
    - Thầy TRẦN VĨ CƯỜNG và TRỊNH XUÂN NGHĨA - Giảng dạy khóa 3, 4.
    - Thầy CAO TẤN DŨNG và LÊ RÍCH TÔ - Giảng dạy khóa 5, 6.
    - Thầy LÊ RÍCH TÔ - Giảng dạy khóa 7,8
    Danh sách giáo viên giảng dạy bậc Trung cấp bộ môn Côn Nhị Khúc qua từng thời kỳ:
    - Luật sư LÊ LÝ THUẬN - Giảng dạy khóa 2, 3, 4, 5, 6.
    - Thầy LÊ RÍCH TÔ - Giảng dạy khóa 7.
    - Luật sư LÊ LÝ THUẬN - Giảng dạy khóa 8

    Link : http://mic.edu.vn/thongtinvothuat/lichsuvothuat/?ct=10
    Chúc anh em một ngày vui !
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bắc Kạn: Người lập môn võ mới ở Ba Bể
    Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm bằng được - đó là câu chuyện về người thanh niên một mình đạp xe đạp từ Bắc Kạn sang Trung Quốc để học hỏi những môn phái võ. Từ kinh nghiệm học được, chàng thanh niên đó đã xây dựng thành công môn võ mới mang tên Hồ Việt Quyền. Chàng trai đó là Lê Hồng Thủy (25 tuổi) tại xã miền núi Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
    Trong gia đình, cả bố và mẹ không ai theo nghiệp võ nhưng Lê Hồng Thủy lại say mê võ thuật từ nhỏ. Khi 15 tuổi, Thủy được xem băng tư liệu Bác Hồ luyện Thái cực quyền. Từ đó, Thủy bị ảnh hưởng rất nhiều từ hình ảnh, phong thái của Bác. Thủy nghĩ, quê mình có hồ Ba Bể tại sao không sáng tạo ra một môn võ mang hồn cốt, sóng nước Ba Bể.
    Ba bó củi, một chiếc xe đạp sang Trung Quốc học võ
    Để có thể thực hiện được ước mơ của mình, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thủy đã giấu cha mẹ, đạp xe sang tận Trung Quốc. Khi đi, số tiền Thủy mang theo chỉ là số tiền bán được từ ba bó củi. Đến Trung Quốc, số tiền ít ỏi cũng hết. Đã từng làm quét nhà, rửa bát cho quán phở, ngủ vỉa hè? Thủy không muốn nói nhiều về những ngày gian khó ấy.
    Sang Trung Quốc, niềm đam mê võ thuật đã dẫn Thủy đến với thầy Vương Thụy Đình, một truyền nhân nổi tiếng của phái Võ Đang tỉnh Quảng Đông. Và câu chuyện đầu tiên cũng là câu chuyện mà Thủy vẫn nhớ như in.
    Thủy xin thầy học võ thì được thầy rót trà mời. Đi đường xa, vừa đói, vừa khát nhưng nếu uống luôn sẽ là người không biết phép tắc lễ nghĩa. Vì lẽ đó, chén trà đầu tiên thầy rót, Thủy kính cẩn nâng ngang mày và dâng lên sư tổ. Chén thứ hai, Thủy mời thầy và nói: "Niềm ham mê võ thuật đã dẫn con đến gặp thầy. Con kính thầy chén trà!". Thầy nói một câu mà Thủy nhớ mãi: "Cái đạo của con như thế đủ để con học hết sở học của ta".
    Tuy nhiên, mục đích của Thủy là sang Trung Quốc để học hỏi, tham khảo các môn phái võ rồi quay về Việt Nam thành lập môn võ mới. Chính vì vậy, học một năm tại võ đường của thầy Thụy Đình, Thủy lại tiếp tục hành trình của mình đến chùa Thiếu Lâm ở núi Tung Sơn.
    Trở về Việt Nam, Thủy lại lặn lội vào tận Bình Định, cái nôi của võ thuật Việt Nam rồi ngược ra học ở Hội Võ thuật Hà Nội lấy bằng huấn luyện viên võ thuật cổ truyền để có đủ điều kiện dạy võ.
    Hồ Việt Quyền - hồn cốt sóng nước Ba Bể
    Trở về quê hương, Thủy nhận công tác tại Sở Thể dục - Thể thao tỉnh Bắc Kạn, làm huấn luyện viên Pencak silat của tỉnh. Nhưng rồi, với ước mơ từ nhỏ là lập đươc một môn võ, Thủy đã quyết định rẽ ngang.
    Ngay sau khi nghỉ việc, Thủy lập ra môn võ mới mang tên Hồ Việt Quyền viết tắt là Babeki tức Ba Bể khí. Thủy xin phép mở lớp tập võ tại xã Hà Hiệu và thị trấn Chợ Rã. Đến nay, Hồ Việt Quyền đã thu hút hàng trăm cụ già tham gia tập dưới hình thức Thái cực quyền. Còn các lớp võ thuật của Thủy có hàng nghìn môn sinh tham gia luyện tập.
    Hội xuân Ba Bể năm 2004 là năm đầu tiên Thủy đưa học trò tham gia biểu diễn võ thuật. Nhiều màn biểu diễn võ thuật kỳ công đầy sức hấp dẫn như đóng đinh vào người không chảy máu, chống giáo cuốn thép vào cổ?
    Ngoài ra còn các tiết mục võ thuật đặc sắc khác. Từ đó, năm nào Thủy và các môn sinh cũng tham gia biểu diễn võ thuật tại Hội xuân Ba Bể. Hồ Việt Quyền được Sở Thể dục - Thể thao tỉnh thẩm định là môn võ chính thống của tỉnh Bắc Kạn, thu hút hàng nghìn người tại tỉnh Bắc Kạn tham gia.
    Chị Trần Thị Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Bể đánh giá cao hoạt động của Lê Hồng Thủy, khẳng định môn võ Hồ Việt Quyền được nhiều bà con theo học để rèn luyện sức khỏe, huyện luôn tạo điều kiện ủng hộ anh Thủy.
    Thủy tâm sự: "Từ học võ đến phát triển kinh tế, mình cũng luôn lấy căn bản khoa học từ sách". Đã nói thông thạo tiếng Trung, hiện nay, Thủy còn tự học tiếng Anh. "Mình đã lập kế hoạch và xin giấy phép của UBND tỉnh để xây dựng một trang trại, về sau sẽ phát triển thành mô hình du lịch sinh thái". Với ý chí, quyết tâm, tôi tin Lê Hồng Thủy sẽ thành công
    Nguyễn Hương
    http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=123132

Chia sẻ trang này