1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Võ Thuật Việt Nam (Võ sĩ Cung Lê giao lưu võ giới Sài Thành - Trang 25)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    http://ngoisao.net/News/Hinh-su/2009/06/3B9CA4E3/
    Thôi, thế là rơi rụng mất ba nhân tài võ thuật của nước nhà
  2. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    1) Phóng sự của VTV3 về lễ bế mạc giải võ cổ truyền HN mở rộng:
    http://www.vtc.com.vn/lp/90/4298/le_be_mac_giai_vo_thuat_co_truyen.aspx
    [​IMG]
    2) Phóng sự về Vovinam Việt Võ Đạo của đài truyền hình TPHCM - HTV9:
    http://www.vtc.com.vn/lp/12/8443/vovinam_-_viet_vo_dao.aspx
    [​IMG]
    Được vovinamvn sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 20/06/2009
  3. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam qua lăng kính võ thuật
    23/06/2009
    ?oMón ăn Việt Nam thật tuyệt vời?. Yseult- nhà báo Pháp chuyên viết về điện ảnh đã thốt lên đầy hào hứng. Theo cô, dù nước Pháp có một nền ẩm thực nổi tiếng, nhưng nó chỉ thể hiện rõ nét trong các buổi yến tiệc. Còn ở Việt Nam, cô có thể thưởng thức những bữa ăn thịnh soạn mỗi ngày.
    [​IMG]
    Người nước ngoài đến Việt Nam lĩnh hội võ Việt ngày càng đông - Ảnh: H.Q
    ?oKhẩu vị của mỗi món ăn đều khác lạ. Thầy tôi, võ sư Nam Anh đã giảng giải về sự hài hòa âm dương trong cách nấu nướng. Chúng tôi ai cũng cảm thấy thú vị, và phải công nhận người Việt Nam ăn uống tinh tế và rất ngon?.
    Sandrine- diễn viên nổi tiếng kịch đương đại Pháp lại có cách nhận xét dí dỏm. Cô nói: ?oKhí hậu Việt Nam nóng bức, nhưng lạ thay con người Việt Nam lại hết sức hiền hòa, không nóng??. Bằng giọng nói sôi nổi, quơ quơ hai tay diễn đạt, Sandrine như muốn bộc lộ nội tâm của mình. Cô đã thấy nhiều nơi trên thế giới dân chúng rất dễ ?onổi điên? với nhau, khi có một va chạm dù nhỏ, họ sẵn sàng xông vào đánh nhau. ?oĐó là lý do tôi theo học võ?. Một câu nói hài hước kèm theo nụ cười thật tươi. ?oĐường phố Sài Gòn thật sinh động với cảnh chạy xe ào ào mà không xảy ra tai nạn, do mọi người điều khiển phương tiện giao thông đều biết cách xử lý tốt. Ban đầu chưa quen tôi thấy rất sợ, sau vài ngày tôi thấy hay hay và cho rằng đấy cũng chính là sức sống của Việt Nam?.
    Họ là một nhóm 8 người ở độ tuổi U-40, đều là dân chuyên nghiệp, lần đầu đến Việt Nam. Tất cả đến đây chỉ với mục đích thăm thầy và tìm hiểu về nền văn hóa thâm sâu có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Tiến sĩ khoa học không gian, anh Eric không ngại ngùng tuyên bố rằng: ?o Người Việt là dân tộc hiếu khách nhất thế giới. Ở đâu chúng tôi cũng được đón tiếp trân trọng và nồng ấm tình người. Chúng tôi thật sự thấy hạnh phúc khi sống trên đất nước các bạn?.
    Eric cho biết được sự ủy nhiệm của võ sư Nam Anh, mấy năm trước anh đã mở võ đường Bạch Mi ngay tại Paris. Thật ra Liên đoàn võ thuật quốc tế do võ sư Nam Anh làm chủ tịch đặt bản doanh tại Canada dạy ba môn công phu nổi tiếng: Bạch Mi - Võ Đang - Vịnh Xuân. Về môn Bạch Mi, kỹ thuật và triết lý khá hoàn chỉnh, Eric cảm thấy phù hợp thể trạng cùng quan niệm của mình nên chuyên cần khổ luyện, và trở thành một hảo thủ. Để mở được một võ đường ngay tại trung tâm kinh đô ánh sáng, việc thuê mặt bằng rất khó. Ngày khai trương, võ đường chỉ vỏn vẹn có sáu môn sinh. Thế nhưng do có sẵn niềm tin về những lợi ích lâu dài mà võ thuật đem lại cho người tập luyện, anh kiên trì theo đuổi và duy trì lớp tập, cho dù gặp muôn vàn khó khăn. Ngày nay, nhìn lại chặng đường gian nan đi qua, Eric lấy làm tự hào khi thấy lớp võ của mình ngày càng ?otrưởng thành?, và đã có hơn sáu mươi người chính thức nhập môn.
    Khi võ sư Nam Anh bay từ Canada qua Pháp tập huấn kỹ thuật cho một số môn đồ, điều đầu tiên ông uốn nắn họ theo chữ ?olễ? đúng với tinh thần võ đạo phương Đông. Đó là vào buổi tập phải chào bái sư, đòn thế phải đọc theo tiếng Việt, lời người thầy được coi như là sự chỉ dẫn đúng đắn. Phải rèn mất cả tuần, mấy ?oông? học trò trí thức kia mới bỏ cái tác phong khệnh khạng, ngang tàng. Bước vào khuôn khổ rồi, tự dưng mỗi môn sinh như cảm thấy mình ?okhông còn là gì? trước cái miên viễn của dòng chảy cuộc đời. Rất tự nhiên, họ cảm thấy khiêm tốn hơn. Tính tự kiêu, tự đại của một thời tuổi trẻ được buông bỏ từ lúc nào không hay biết. Người thầy đã trở nên tôn kính dưới mắt họ, và là một vị ân sư chân chính. Qua người thầy của mình, họ cảm thấy gần gũi, yêu mến đất nước và con người Việt Nam?
    Tiến sĩ toán học Vincent hiểu rất rõ nguồn gốc môn phái Bạch Mi. Anh nói: ?oMặc dù môn võ có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khi truyền bá đến Việt Nam, nó đã trở thành triết lý chiến đấu của người Việt. Thầy Nam Anh có một trình độ văn hóa võ thuật rất cao, ông không còn câu nệ ở hình thức cứng nhắc. Với ông võ là văn hóa, và ông dạy chúng tôi cách chiến thắng chính mình trước khi chiến thắng đối phương. Nắm được nguyên tắc này là biết cách ứng xử tinh tế, đó cũng chính truyền thống ?olấy đạo nghĩa thắng hung tàn? của người Việt Nam?.
    ?oTôi cũng như các bạn của mình - Stéphane vừa nói vừa chỉ chung quanh - học võ là để vượt qua những cám dỗ yếu hèn; có lòng nhân ái với đồng loại; thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người?. Và đoàn võ sư Bạch Mi đã có những hành động cao thượng và đáng yêu biết bao. Đó là trong ngày dự tiệc chia tay trước khi trở về nước Pháp, sau khi xem cuốn phim tư liệu do linh mục Phan Khắc Từ cung cấp, cả nhóm như thừ người ra và thật sự xúc động trước những hình ảnh bi thương của các nạn nhân chất độc da cam. Không ngần ngại, cả nhóm gần như dốc hết những đồng tiền cuối cùng để cùng chia sẻ nỗi đau da cam không biên giới này.
    Hồng Quyền
  4. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Phái đẹp tập làm võ sĩ đạo
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2009/06/3BA10778/
    Trên sân tập rộng rãi, gần một trăm bạn trẻ hét vang mỗi khi thực hiện các động tác của môn kiếm đạo Kendo. Hai phần ba học viên là nữ.
    7h tối thứ sáu và chủ nhật hàng tuần, tại võ đường của câu lạc bộ Kendo Hà Nội (nhà thể chất ĐH Ngoại thương), hàng chục bạn nữ say sưa tập môn võ được xem là chỉ dành cho phái mạnh này.
    Nhiê?u bạn tre? ti?m đến Kendo ban đâ?u chi? đơn gia?n la? một môn thê? thao mới du nhập, còn với Minh Hằng, cô nữ sinh nhỏ nhắn trường THPT Kim Liên biết đến môn võ này do "mê mẩn" nhân vật Teppi trong bộ truyện tranh Nhật Bản. Song, khi chọn kiếm đạo là môn thể thao để học dịp hè, Hằng vấp phải sự phản đối kịch liệt của bố mẹ. "Em phải giãi bày là chỉ học kiếm tre, không học kiếm thật. Vậy mà cũng phải mất một tuần bố mẹ mới đồng ý", Hằng kể.
    [​IMG]
    Mỗi môn sinh Kendo đều trải qua quá trình tập luyện các động tác cơ bản rất kỳ công. Ảnh: Khương Minh.
    Đến với Kendo bằng sự đam mê, yêu thích, tuy nhiên, các bạn nữ đều cảm thấy kiệt sức trong những ngày đầu tập luyện với chiêu "men" (chiêu cơ bản nhất). Hằng chia sẻ: "Em nhừ cả người mới qua được màn khởi động. Đôi khi thấy hoa mắt, chóng mặt và thở dốc vì không bắt kịp nhịp độ suốt 2 tiếng luyện tập liên tục".
    Theo Hằng, trông đơn giản nhưng các học viên phải mất hơn 6 tháng để tập luyện mới có thể thuần thục chiêu kiếm này.
    Còn với Mai Trang, sinh viên năm thứ ba, ĐH Văn Hóa đến với môn kiếm đạo chỉ đơn giản vì... thích mặc trang phục và cầm kiếm "hoành tráng" như các Samurai Nhật Bản. Đến khi tìm hiểu về trang phục, cô bạn được một phen tá hỏa vì võ phục Kendo vừa đắt, vừa cầu kỳ.
    Ở Nhật Bản, có những bộ võ phục có giá tương đương... 100 triệu đồng. Một bộ võ phục Kendo gồm áo tập gọi (kedougi), quần váy với hai ống quần rất rộng(hakama), kèm nhiều phụ kiện khác như giáp đấu, mũ trùm đầu bằng kim loại, bao tay độn, khăn tay quấn đầu và kiếm tre... Phụ kiện nào cũng đắt và hầu như không có bán ở Việt Nam. Chỉ riêng chiếc kiếm tre để tập đã có giá cỡ khoảng 30-45 USD nhưng cũng chỉ dùng được 3 tháng nếu tập luyện thường xuyên.
    [​IMG]
    Chiêu "men" cơ bản đòi hỏi sự luyện tập cẩn thận nhất. Ảnh: Khương Minh.
    Khi quyết tâm thực hiện đam mê của mình, Mai Trang đành phải tích cực đi dạy thêm, tiết kiệm tiền tiêu vặt suốt một tháng mới chỉ ?otậu? nổi chiếc kiếm tre nhờ mua từ Nhật. Riêng bộ võ phục dành cho lớp sơ đẳng đành đặt may ở Việt Nam với giá 300.000 đồng.
    "Nếu mặc đầy đủ gồm cả mũ, giáp đấu, bao tay, khăn trùm đầu thì phải tốn cỡ 7-8 triệu đồng một bộ", Trang lè lưỡi nhẩm tính.
    Tuy nhiên, với Mai Trang, việc khổ luyện và tốn kém không làm cô nàng nản chí. Mỗi sáng, ở nhà, Mai Trang còn dành 30 phút tập luyện bởi tác dụng giảm cân đầy hữu ích của môn võ này. "Dốc nhiều năng lượng cho một buổi tập nên hơn 3 tháng tập luyện em đã giảm được 4 cân và không còn bị bạn bè trêu trọc là "Trang phì" nữa", cô gái 20 tuổi này không giấu được sự vui mừng
    Theo anh Nguyễn Xuân Vĩnh, trợ giảng võ đường Kendo Hà Nội, môn võ này nam nữ đều học được, miễn là có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, với yêu cầu tay cầm kiếm chắc, đánh mạnh, nhanh và kiên trì tập luyện nên hầu như các bạn nữ đều gặp khó khăn trong giai đoạn đầu, thậm chí có bạn học được một vài buổi thì bỏ.
    Kendo được xem là bộ môn thể thao giúp mọi người có sức khỏe mạnh mẽ, dẻo dai. Thu Trà, sinh viên năm cuối học viện Ngân hàng, tập luyện kiếm đạo hơn 1 năm thì cho rằng, nét hấp dẫn của Kendo chính là sự kết hợp khéo léo kyf thuật đấu kiếm điêu luyện với tư tươ?ng Đạo Khô?ng được thấm nhuâ?n trong tư?ng đươ?ng kiếm.
    [​IMG]
    Võ đường Kendo luôn sôi động với những tiếng hô vang và động tác mạnh mẽ. Ảnh: Khương Minh.
    Trước và sau môfi buô?i tập các vof sinh đê?u pha?i xếp ha?ng quy? lạy Quốc ky? cu?a nước mi?nh, vì môfi kiếm sif đê?u pha?i trung tha?nh tuyệt đối với tô? quốc. Tập Kendo vi? thế không chi? re?n luyện thân thê? ma? co?n re?n luyện tính trung thực, lo?ng can đa?m, tình yêu tổ quốc. Thiền trước và sau khi tập khiến cho tinh thâ?n minh mâfn, loại bỏ những tạp niệm của cuộc sống.
    Những bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối và mới ra trường thường gặp nhiều nhiều vấn đề rắc rối trong thi cử, việc làm và thậm chí trong... tình yêu nên thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Từ ngày học Kendo, cô sinh viên nhỏ nhắn Thu Trà thấy tự tin hơn khi đi phỏng vấn tuyển dụng. Cũng nhờ sự tự tin ấy mà Thu Trà đang là một thực tập sinh đầy tiềm năng của một công ty kiểm toán nước ngoài.
    Tiếng thét mạnh mẽ mỗi khi ra đòn cũng là một liệu pháp giảm stress hiệu quả. Không chỉ xua tan áp lực trong công việc, học tập mà ngay cả trong chuyện tình yêu, Thu Trà cũng thấy mình thay đổi.
    "Từ ngày tập kendo thấy mình đỡ nóng tính hẳn, ăn uống điều độ hơn và ngủ rất tốt. Đặc biệt nhất là khi tinh thần thoải mái thì mình cũng sẽ cảm thấy được trẻ ra, tự tin hơn về bản thân trước người yêu", bạn gái này chia sẻ.
    Theo cô Kumiko Sugiyama, giảng viên người Nhật Bản tại câu lạc bộ Kendo Hà Nội, kiếm pháp chân phương của võ sĩ đạo chỉ có 4 chiêu chính: "men" - chém vào mặt; "tsuki" - thọc vào cổ họng; "do" - chém vào thân, hai bên sườn; "kote" - chém vào cẳng tay. "Men" là quan trọng nhất, bởi vậy bài học đầu tiên cho môn sinh luôn là chiêu này", cô Kumiko cho biết.
    Được danhaiphong sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 29/06/2009
  5. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    - Số văn bản: Số 1850/QĐ-BVHTTDL
    - Loại văn bản: Quyết định
    - Cơ quan ban hành: BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
    - Ngày ban hành:19/05/2009 00:00
    QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT NHẤT NAM VIỆT NAM.
    BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
    Căn cứ Nghị định số 185/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
    Căn cứ Nghị định số 88/2003/ NĐ-CP ngày 30/07/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
    Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao,
    QUYẾT ĐỊNH
    Điều 1. Thành lập Ban vận động thành lập Liên đoàn Liên đoàn Võ thuật Nhất Nam Việt Nam gồm các ông, bà có tên sau đây:
    1. Cử nhân trịnh Hồng Minh, Hiệu trưởng Trường THDL Kinh tế -Kỹ thuật Thăng Long -Trưởng ban;
    2. Cử nhân Ngô Xuân Bính, Võ sư Chưởng môn Môn phái Võ Nhất Nam - Phó trưởng ban;
    3. Thạc sỹ Bùi Quốc Anh, Phó giám đốc Công Ty Satomo, đại diện tập đoàn KAIO Nhật Bản tại Việt Nam - Ủy viên;
    4. Cử nhân Dương Mạnh Hùng, Trọng tài Bóng đá quốc gia, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - Ủy viên;
    5. Cử nhân Đào Trung Hiếu, Điều tra viên Đội hình sự trọng án Công an Tp. Hà Nội - Ủy viên;
    6. Kỹ sư Nguyễn Giang Nam, Giám đốc Công ty TNHH P.M.C tỉnh Đồng Nai - Ủy viên;
    7. Cử nhân Đào Hoàng Long, Giáo viên trường THCS
    8. Kỹ sư Trần Phú Cử, Chuyên gia võ thuật dân tộc Nhất Nam tại CHLB Nga - Ủy viên;
    9. Cử nhân Hà Thị Hạnh, Trung tâm thông tin Văn hóa ?"xã hội quốc gia Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Ủy viên;
    10. Cử nhân Nguyễn Khắc Mai, Ủy viên Hội khuyến học Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt - Ủy viên;
    11. Tiến sĩ Đào Chí Thành, Giám đốc Liên hiệp KHSX vật liệu kỹ thuật cao Viện cơ học - Ủy viên;
    12. Tiến sĩ Nguyễn Đức Toàn, Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn phòng Chính phủ - Ủy viên;
    13. Kỹ sư Hoàng Bảo, Đại tá Viện Chiến lược Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân nhân Việt Nam - Ủy viên;
    14. Giáo sư sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội lịch sử Việt Nam, đại biểu quốc hội - Ủy viên;
    15. Nhà giáo Trịnh Lương, Chủ tịch HĐQT trường trung cấp Kinh tế -kỹ thuật Thăng Long, Ủy viên sáng lập Hội khuyến học Việt Nam - Ủy viên;
    16. Bác sĩ Trịnh Xuân Đản, Nguyên Trưởng phòng Tổng hợp Bộ Y tế - Ủy viên;
    17. Cử nhân Nguyễn Vĩnh Long, Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - Ủy viên;
    18. Kỹ sư Trịnh Đình Long, Phó Chủ tịch Hội đồng Trịnh tộc Việt Nam - Ủy viên;
    19. Luật sư Trịnh Văn Lâu, Hiệu trưởng trường TC nghề Kỹ thuật tổng hợp Hà Nội - Ủy viên;
    20. Giáo sư viện sĩ Nguyễn Tài Thu, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông y Việt Nam - Ủy viên;
    21. Kỹ sư Nguyễn Mạnh Can, Giám đốc Trung tâm Văn hóa người cao tuổi, Nguyên Phó trưởng ban ban Tổ chức Trung ương Đảng - Ủy viên;
    Điều 2. Ban vận động có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục cần thiết trình các cơ quan có thẩm quyền để xin phép thành lập Liên đoàn theo quy định.
    Điều 3. Chánh văn phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
    http://www.cinet.gov.vn/?ctl=uscLawDocs&rootid=2&LawKindID=8&LawDocID=18904
  6. DaiKLinh

    DaiKLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Ơ tại sao lại thiếu Giáo sư, tiến sĩ, bộ trưởng, đức vua Đại K Linh huyền thoại nhỉ?
    Thiếu em thì hội này sẽ giải tán sớm thôi
  7. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cơ man là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, kĩ sư, bác sĩ, luật sư... mà "lại thiếu Giáo sư, tiến sĩ, bộ trưởng, đức vua Đại K Linh huyền thoại" thì lấy ai làm truyền thông bây giờ?
    Đúng là thiếu sót, rách việc... Đáng tiếc nhỉ ? Đáng tiếc !
    Chúc Đại K Linh ngày ngày vui, đời đời vui !!!
  8. dhlv

    dhlv Guest

    TTK Liên đoàn Vovinam thế giới, võ sư Võ Danh Hải:
    Bước tập dượt cho AIG 3
    22-07-2009
    Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ nhất sẽ tổ chức tại nhà thi đấu QK7, TPHCM trong hai ngày 28, 29/7. Thể Thao có cuộc trao đổi với ông Võ Danh Hải về công tác chuẩn bị cho giải cũng như kế hoạch phát triển môn Vovinam ở VN và trên thế giới.
    - Xin ông cho biết đôi nét về giải này?
    ? Thực ra, giải đã được tổ chức 4 lần (2 năm 1 lần) và gọi là giải Vovinam quốc tế. Cuối năm 2008, LĐ Vovinam thế giới (WVVF) được thành lập và trong hội nghị, các nước thống nhất năm 2009 sẽ tổ chức giải vô địch thế giới lần thứ nhất. Theo kế hoạch sẽ có trên 20 nước tham dự, nhưng do nền kinh tế thế giới suy thoái và dịch cúm A/H1N1 nên chỉ còn 14 nước tham gia. Theo thông lệ của Olympic, mỗi nước sẽ tham gia với chỉ 1 đội. Giải sẽ là bước tập dượt quan trọng cho Asian Indoor Games 3 sẽ diễn ra vào đầu tháng 11/2009. Vì vậy ngoài 30 nội dung của giải VĐTG sẽ có thêm 14 nội dung tại AIG 3 nên giải đấu sẽ rất chất lượng.
    - Ông đánh giá thế nào về khả năng tranh chấp huy chương của các đoàn với VN cũng như mục tiêu có huy chương của VN?
    ? Phong trào Vovinam rất phát triển ở các nước trong thời gian gần đây, trong đó nổi bật là Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Iran... Pháp rất mạnh ở nội dung quyền như đòn chân tấn công, đa luyện tay không, tứ tượng côn pháp, tự vệ. Ý mạnh ở một số bài đơn luyện. Ngoài ra còn có Romania, Iran... Ở nội dung đối kháng, Iran rất mạnh vì Vovinam gần giống với môn thế mạnh Kick-boxing của họ. Để tạo tính công bằng và khuyến khích các quốc gia cùng phát triển, các nước tham dự chỉ được đăng ký 5/8 nội dung quyền và 4/6 nội dung đối kháng. VN tham dự với 56 VĐV và đặt chỉ tiêu ở 2-4 HCV nội dung đối kháng (hạng cân nhỏ của nữ) và từ 8-10 HCV nội dung quyền, đứng thứ nhất toàn đoàn.
    - Ông đánh giá thế nào về sự phát triển Vovinam trên thế giới thời gian gần đây?
    ? Vovinam hiện đang có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới và không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, WVVF sẽ hỗ trợ cho các nước có và chưa có phong trào Vovinam cũng như cử các võ sư đi giảng dạy, tập huấn để nâng cao trình độ cho các nước này.
    - Vậy còn trong nước, thưa ông?
    ? Do đây là môn võ tinh hoa của VN, Bộ GD-ĐT có công văn đưa Vovinam vào trường học như là 1 môn giáo dục thể chất. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với các vụ của Bộ GD-ĐT để xây dựng chương trình có tính chất liên thông. Trước mắt sẽ mở các lớp HLV để từ đó lực lượng này sẽ tỏa đi các nơi phối hợp cùng các địa phương phát triển bộ môn Vovinam.
    - Xin cám ơn ông!
    thethaohcm.com.vn
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Hệ thống thi đấu Võ cổ truyền và lộ trình đưa các môn Võ dân tộc vào thi đấu tại các Đại hội Thể thao khu vực và thế giới.
    20/8/2009
    Từ năm 1992 đến nay, Tổng cục TDTT đã xây dựng hệ thống thi đấu thể thao dân tộc nói chung và các môn Võ dân tộc nói riêng. Không dừng lại trong khuôn khổ trong nước, các môn Võ dân tộc Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều nước trên thế giới và dần trở thành nội dung thi đấu chính thức tại các Đại hội thể thao khu vực và thế giới.
    Võ cổ truyền là 1 trong 9 môn thể thao dân tộc tại Việt Nam (Võ cổ truyền, Vật dân tộc, Vovinam, Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏ, Đá cầu, Đua thuyền truyền thống và Đua ghe ngo). Từ năm 1992 đến nay, Tổng cục TDTT đã xây dựng hệ thống thi đấu thể thao dân tộc nói chung và các môn Võ dân tộc nói riêng. Không dừng lại trong khuôn khổ trong nước, các môn Võ dân tộc Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều nước trên thế giới và dần trở thành nội dung thi đấu chính thức tại các Đại hội thể thao khu vực và thế giới.
    Từ phong trào ở Việt Nam...
    Hàng năm, Võ cổ truyền, Vật dân tộc, Vovinam đều được tổ chức giải trẻ và giải vô địch quốc gia và tổ chức giải Vật dân tộc cúp Tạp chí nông thôn mới. Các môn này đều được đưa vào tổ chức tại Festival quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam theo chu kỳ 2 năm/lần và 4 năm/lần tại Đại hội TDTT toàn quốc.
    [​IMG]
    Vật dân tộc là môn thể thao được tổ chức phổ biến từ hệ thống giải TDTT của cấp tỉnh (Ảnh: Thế Thiện)
    Hiện tại, hầu hết, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung tương trong cả nước đều chú trọng phát triển phong trào tập Võ cổ truyền, Vật dân tộc và Voinam. Nhiều CLB Võ cổ truyền, Vovinam, nhiều lò võ, lò Vật được hình hành. Điển hình của sự phát triển nhanh mạnh đó là các tổ chức chức xã hội cấp tỉnh về các môn này được thành lập ở nhiều địa phương như: Quảng Trị, Bình Định, Bình Dương, Bắc Giang, Bến Tre, Long An, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Nam, Lâm Đồng, Nghệ An, Bình Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Gia Lai... Các tổ chức hình thành dưới các dạng như Hội Võ thuật cổ truyền, Hội Vovinam nhằm phát triển hơn nữa phong trào và tổ chức các giải võ thuật ở từng địa phương.
    Trước năm 1975, Vật dân tộc phổ biến chủ yếu ở các tỉnh, thành phía Bắc, Vovinam và Võ cổ truyền thì phát triển mạnh mẽ chủ yếu tại các tỉnh, thành ở phía Nam. Đến nay, các môn thể thao trên đã được phổ biến rộng rãi và tương đối đồng đều khắp trên cả nước. Việc thành lập Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (năm 1991) và Liên đoàn Vovinam (2008) lại càng tạo điều kiện thuận lợi để sự phát triển đó rộng khắp trong cả nước.
    Các môn thể thao này còn được phát triển rộng rãi, phù hợp với nhiều đối tượng. Nổi bật là tại các đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có phong trào tập luyện Võ cổ truyền, Vật dân tộc và Vovinam. Các VĐV của Quân đội, Công an thường đạt những thành tích cao trong các môn này tại giải vô địch quốc gia được tổ chức hàng năm cũng như tại Đại hội TDTT toàn quốc. Các môn thể thao này còn phát triển sâu rộng trong lực lượng vũ trang khi Võ cổ truyền và Vovinam đã được coi như những môn học chính thức bắt buộc với nhiều hệ đào tạo của các nhà trường, học viện đào tạo sĩ quan của lực lượng vũ trang.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa Vật dân tộc vào chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc từ năm 2004. Dự kiến tại Hội khoẻ Phù Đổng lần thứ 8 năm 2010 tại Cần Thơ sẽ đưa cả Võ cổ truyền, Vovinam cùng các môn Kéo co, Đẩy gậy vào chương trình chính thức của Hội khoẻ. Trong hệ thống thi đấu thể thao của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm và 4 năm/lần đều tổ chức thi Võ cổ truyền, Vật dân tộc và Vovinam như Hội thi Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc (4 năm/lần), Đại hội thể thao sinh viên toàn quốc (4năm/lần) và Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc (4năm/lần).
    ... phát triển ra quốc tế
    Tại SEA Games 19 năm 1997 ở Indonesia và SEA Games 22 năm 2003 ở Việt Nam, Vật dân tộc đã trở thành môn thi chính thức của Đại hội. Tiếp tục đến Indoor Games 3 năm 2009 ở Việt Nam, Vovinam trở thành 1 trong 20 môn thi đấu chính thức. Tháng 7/2009, giải Vovinam thế giới lần thứ I đã chính thức tổ chức tại TP Hồ Chí Minh và thành công tốt đẹp. Giải có sự tham dự của 150 VĐV, HLV, cán bộ đến từ 14 nước, gồm: Pháp, Đức, Italya, Nga, Belarus, Ukraine, Ba Lan, Romania, Australia, Ấn Độ, Iran, Thái Lan, Campuchia và chủ nhà Việt Nam. Các VĐV tranh 30 bộ huy chương ở 18 nội dung thi quyền và 12 nội dung thi đối kháng. Giải này sẽ được duy trì theo định kỳ 2 năm/lần. Hiện đã có 2 quốc gia đứng ra xin đăng cai giải đấu năm 2011 là Nga và Ấn Độ.
    [​IMG]
    Các môn Võ dân tộc đang dần có mặt trong hệ thống thi đấu các Đại hội TDTT quốc tế (Ảnh: Thế Thiện)
    Năm 2008, tại TP Hồ Chí Minh, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã tổ chức giải quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ I thu hút hàng trăm VĐV của 20 đoàn quốc tế tham dự. Giải này dự kiến sẽ tổ chức 2 năm/lần. Cũng tại giải này, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã định hướng xin phép các cấp thành lập Liên đoàn Võ cổ truyền quốc tế, để định kỳ tổ chức, điều hành Giải thế giới về Võ cổ truyền Việt Nam và Festival quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam.
    Lời kết
    Có thể thấy được hệ thống thi đấu các môn Võ dân tộc Việt Nam đang được mở rộng và dần hình thành tại các Đại hội lớn. Hàng năm Tổng cục TDTT và các Liên đoàn Võ thuật đều tổ chức giải trẻ và giải vô địch quốc gia về Võ dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, tại các tỉnh, thành và các ngành đều xây dựng hệ thống thi đấu các môn Võ dân tộc Việt. Ở nước ngoài, tại Đại hội TDTT khu vực Đông Nam Á đã có Vật dân tộc và sẽ duy trì ở tất cả các SEA Games, từng bước đưa thêm Võ cổ truyền và Vovinam vào thi đấu. Tại Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà lần thứ III lần đầu tiên Vovinam trở thành nội dung thi đấu chính thức của Đại hội. Đây là những bước đi đầu tiên, làm tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định của các môn Võ dân tộc Việt Nam trong hệ thống thi đấu trong nước cũng như một số Đại hội cấp châu lục. Dự kiến, Võ cổ truyền và Vật dân tộc cũng sẽ từng bước đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà ở những lần tổ chức sau. Định hướng sau năm 2020, Vovinam sẽ được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội TDTT Châu Á theo chu kỳ 4năm/lần. Như vậy, đến nay hệ thống thi đấu các môn Võ dân tộc Việt Nam về cơ bản đã hình thành ổn định và ngày càng mở rộng, phát triển vững chắc.
    Lê Anh Thơ
    tdtt.gov.vn
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Khởi động thi Ngôi sao võ thuật VN toàn cầu
    31/8/2009
    Nhằm tôn vinh nền võ học Việt Nam và tìm kiếm những tài năng võ thuật cho nền điện ảnh Việt Nam, Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4), Đài truyền hình Việt Nam và Công ty cổ phần Truyền thông Nghệ thuật Việt sẽ phối hợp tổ chức cuộc thi Ngôi sao võ thuật Việt Nam toàn cầu.
    Tại buổi họp báo công bố chương trình, ông Bạch Ngọc Chiến, Trưởng ban VTV4 cho biết, đây là cuộc thi võ thuật có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Đối tượng tham gia là những người Việt Nam và người nước ngoài đang luyện tập các môn võ thuật Việt Nam ở trên toàn thế giới; là thành viên của các liên đoàn, hội, câu lạc bộ võ thuật, võ đường ở trong và ngoài nước.
    [​IMG]
    Lớp "Võ thuật mùa hè" tại đình làng Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: vocotruyen.vn)
    Trong vòng sơ khảo, kéo dài từ 1/10/2009 đến 30/4/2010, các thí sinh sẽ gửi về Ban Tổ chức một bản video clip giới thiệu khả năng võ thuật và năng khiếu diễn xuất của mình. Hội đồng Giám khảo gồm các chuyên gia võ thuật, các đạo diễn và diễn viên điện ảnh có uy tín ở trong và ngoài nước sẽ lựa chọn các clip đáp ứng tiêu chí của cuộc thi và phát sóng để khán giả bình chọn.
    Những thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi sẽ được mời đến Hà Nội tham dự vòng chung kết, được truyền hình trực tiếp vào ngày 3/10/2010. Đêm Gala Võ thuật này cũng sẽ là một trong những sự kiện chính thức của Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
    Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống thượng võ của dân tộc. Võ học Việt Nam với nhiều môn phái đã theo người Việt đi khắp năm châu, được nhiều người nước ngoài đón nhận, góp phần làm rạng rỡ thêm nền văn hóa Việt Nam.
    Chỉ riêng môn võ Vovinam hiện đã được phát triển ở quy mô lớn với nhiều môn sinh ở trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc hầu khắp các châu lục./.
    Hồng Hạnh (Vietnam+)
    vietnamplus.vn

Chia sẻ trang này