1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Võ Thuật Việt Nam (Võ sĩ Cung Lê giao lưu võ giới Sài Thành - Trang 25)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhlv1976

    dhlv1976 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Vovinam một năm sôi động
    17 Tháng Giêng 2011 14:41:00 GMT+7

    Sau khi thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới, tiếp đến là châu Á, châu Âu và Đông Nam Á, trong năm 2010 qua, ngoài việc được đưa vào môi trường học đường, Vovinam còn “ghi điểm” bằng việc lần đầu tiên có tên trong chương trình thi đấu chính thức của SEA Games 26. Năm 2011 có thể được xem là một năm đầy sôi động với môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam này…
    Nâng cao chất lượng phong trào
    Vào tháng 03/2011 tới, Liên đoàn Vovinam thế giới, Châu Á và Việt Nam sẽ tổ chức lớp tập huấn HLV, trọng tài quốc tế (chủ yếu là khu vực Châu Á và Đông Nam Á) tại Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển mạnh hơn nữa phong trào Vovinam trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á, Liên đoàn Vovinam thế giới và Châu Á sẽ cử các chuyên gia, HLV đến huấn luyện cho các quốc gia. Đặc biệt nhằm chuẩn bị cho SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia lần đầu tiên có môn Vovinam trong chương trình thi đấu chính thức, Liên đoàn thế giới và Châu Á sẽ tăng cường hơn nữa công tác nâng cao chất lượng cho đội ngũ HLV và trọng tài các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (nhất là chủ nhà SEA Games 26 Indoneisa và SEA Games 27 là Myanmar) theo đúng cam kết của WVVF, Ủy ban Olympic VN và Hội đồng thể thao Đông Nam Á. Theo Tổng thư ký WVVF và Việt Nam Võ Danh Hải, công tác nâng cao chất lượng phong trào quốc tế là mục tiêu quan trọng để Vovinam phát triển mạnh và bền vững. Cách đây vài năm, khu vực Châu Âu phát triển rất mạnh, khu vực châu Phi cũng đã có phong trào trong khi Châu Á được xem là “vùng trắng”. Sau gần 3 năm gầy dựng và tích cực phát triển, nay phong trào Vovinam đã phát triển rất tốt ở Châu Á, những quốc gia như Iran, Ấn độ, Afganistan, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia… đều có được những võ sĩ đẳng cấp và giành được nhiều huy chương ở các giải quốc tế trong thời gian gần đây.
    [​IMG]Vovinam đã không ngừng làm tốt công tác quảng bá
    (Ảnh: BN)

    Sôi động nhiều giải quốc tế
    Theo kế hoạch hoạt động mới nhất trong năm 2011 của Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) và Việt Nam, giải Vô địch Vovinam thế giới lần thứ 2 năm 2011 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Được biết Liên đoàn Vovinam Nga trước đây có xin đăng cai giải đấu này nhưng đến nay WVVF vẫn chưa nhận được giấy đảm bảo và Hiệp y của chính quyền Nga về việc đăng cai giải đấu này. Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều quốc gia, 2 lần đầu giải nên được tổ chức tại Việt Nam – quốc gia sản sinh môn võ thuật này. Theo đó, giải sẽ được tổ chức vào tháng 07-2011 tại TPHCM. Giải đấu lần 3 sẽ diễn ra vào năm 2013 tại Pháp.
    Trước đó, sau Tết Nguyên đán, dự kiến vào cuối tháng 02/2011, giải Vô địch Vovinm Châu Âu sẽ được khai diễn tại Pháp với sự tham dự đông đảo các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực này. Tiếp đến là giải Vô địch Châu Á sẽ diễn ra tại Tehran (Iran). Ở giải vô địch Vovinam châu Á lần I cũng diễn ra tại Iran vào cuối tháng 07/2010 với sự tham dự giải của tất cả 7 quốc gia là Ấn Độ, Pakistan, Iraq, Việt Nam, Afghanistan, Indonesia và chủ nhà Iran. Đoàn Iran khẳng định thế mạnh ở nội dung đối kháng khi giành 7HCV, Việt Nam chỉ có 4 ngôi vô địch đoạt hạng nhì và tân binh Afganistan đoạt hạng 3 với 4HCB, 1HCĐ.
    Một tháng sau giải Châu Á, giải Vô địch Vovinam Đông Nam Á cũng sẽ khởi tranh tại Bali (Indonesia) hoặc Việt Nam. Đây được xem là giải Tiền SEA Games 26 để các nước rà soát lại công tác chuẩn bị về mặt chuyên môn cũng như công tác đăng cai môn Vovinam tại SEA Games 26.

    Nhộn nhịp giải đấu quốc gia
    Năm 2011, Vovinam có tới 7 giải đấu cấp quốc gia (VĐTG vào tháng 6 tại Phú Yên; trẻ toàn quốc vào tháng 8 dự kiến diễn ra ở Quảng Ngãi; Cúp CLB toàn quốc vào tháng 10 tại QK7, TPHCM; giải KV miền Bắc tại Bắc Ninh, KV miền Trung và Tây Nguyên ở Bình Thuận, KV miền Đông Nam Bộ ở Bình Dương hoặc Bà rịa - Vũng Tàu, KV ĐBSCL tại Cà Mau) để võ sĩ các tỉnh, thành, ngành cọ xát và nâng cao kỹ, chiến thuật nhằm tạo nguồn dồi dào để Vovinam Việt Nam giữ vững sức mạnh của mình trên đấu trường quốc tế.
    Bên cạnh đó, Liên đoàn Vovinam Việt Nam còn tổ chức kỳ thi đai đẳng quốc gia (tháng 5 tại TPHCM) và Hội nghị thường niên BCH Liên đoàn Vovinam Việt Nam vào tháng 6 nhân giải VĐTG để vạch thêm những phương hướng phát triển chiến lược trong tương lai.
    Xuân Nhi - Bắc Nam


    http://www.tdtt.gov.vn/tabid/69/ArticleID/11817/Default.aspx
  2. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    VOVINAM HAY VÕ VỔ TRUYỀN ...ĐƯỢC CÁC QUAN CHỨC ỦNG HỘ DẬY TRONG TRƯỜNG HỌC TỐT RỒI...

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Thể thao
    Thứ bảy, 05/02/2011, 09:22(GMT+7)

    Ông tổ Vovinam và trận tỷ võ với vô địch quyền anh Pháp

    GiadinhNet - Giữa những tháng ngày phát triển của Việt võ đạo (Vovinam), võ sư Nguyễn Lộc đã được tôn vinh như một huyền thoại.
    Vị ***** có công khai sáng môn quốc võ thịnh hành khắp năm châu ấy giờ đã đi xa. Nhưng đức độ, tài năng cũng như những truyền kỳ đầy mê hoặc về đời hành hiệp của một nhân cách lớn thì vẫn được các hậu duệ của ông truyền tụng mãi mãi.

    Khai tông lập phái giữa thời loạn

    Xóm Giếng, xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội), nơi chúng tôi trở lại lần tìm dấu tích của một ***** lẫy lừng bậc nhất trong lịch sử võ thuật Việt Nam đã thay đổi quá nhiều so với ngày võ sư Nguyễn Lộc còn sinh thời. Không có những võ quán và cảnh người người say mê tập luyện Vovinam như ai đó mường tượng. Sự ồn ã, nhộn nhịp của đời sống một làng nghề đã làm thay đổi nơi đây. Giữa cảnh xô bồ ấy, ngôi nhà thờ họ Nguyễn Đình nằm tĩnh lặng trong một con ngõ nhỏ, nghi ngút khói hương thành kính, trở thành không gian thực sự khác biệt để nghe và chiêm nghiệm câu chuyện về những tháng ngày khai tông, lập phái của chàng thanh niên Nguyễn Lộc.

    [​IMG]

    Những thế võ Vovinam gợi nhớ lại chiến thắng truyền kỳ của võ sư Nguyễn Văn Lộc năm xưa. Ảnh: Minh Hoàng​



    Tiếp chúng tôi bên gian trái nhà thờ, ông Nguyễn Đình Tiếp - người cao niên nhất của dòng họ Nguyễn Đình không vào đề ngay mà chỉ lên bàn thờ, nơi chạm nổi đôi câu đối sơn son thiếp vàng: "Nguyễn Đình hữu phúc sinh tôn Lộc - Nam Bắc danh nhân thế hậu truyền". Đôi mắt ông khi đọc đôi câu đối đã đi vào tiềm thức của từng người trong dòng họ Nguyễn Đình qua ngót trăm năm ấy lấp lánh niềm tự hào về người con ưu tú đã làm rạng danh gia tộc.

    Theo cụ Tiếp, thì từ ngày mới lên 5 tuổi, cậu bé Nguyễn Lộc đã theo cụ thân sinh Nguyễn Đình Xuyến rời làng lên Hà Nội. Dù được cha gửi vào học trường của người Pháp, nhưng từ sớm, Lộc đã cảm nhận được nỗi khổ đau trong thân phận nô lệ mất nước. Ý nghĩ ấy đã khiến cậu nung nấu quyết tâm, chỉ bằng con đường luyện võ, trước hết bảo vệ bản thân mình, sau là bảo vệ đồng bào trước cường quyền áp bức. Nhờ cha, Nguyễn Lộc tầm sư học đạo từ sớm và được thầy dạy khai tâm, chỉ dạy cho nhiều thế võ, vật dân tộc.

    Suốt hành trình khổ luyện, Nguyễn Lộc không lúc nào tự cho phép mình ngơi nghỉ. Bất kể mùa hè nóng bức hay những ngày đông rét thấu xương thịt, ngày nào ông cũng dậy từ sớm, quần cộc cởi trần chạy từ nhà (phía sau chợ Hôm) ra bờ sông Hồng tập võ một mình. Hành trình kéo dài nhiều năm ấy đã tôi luyện cho ông một thân võ nghệ tinh thông, nhưng Nguyễn Lộc chưa hài lòng. Ông sáng tạo ra chủ thuyết Cách mạng tâm thân với mong muốn thay đổi toàn diện con người từ tâm hồn đến thể xác. Hoài bão đó thúc đẩy ông không ngừng nghiên cứu, sưu tầm và học hỏi hầu hết các môn võ thuật.

    Cuối cùng, ông nhận ra môn nào cũng có điểm mạnh, điểm yếu và dung hòa nó để sáng tạo ra Vovinam, môn võ hoàn toàn phù hợp với thể trạng nhỏ bé của người Việt. Quá trình tập luyện, học hỏi, sáng tạo để cho ra đời môn võ nay đã trở thành niềm tự hào dân tộc ấy, ông Tiếp nhẩm tính kéo dài 19 năm đằng đẵng.

    [​IMG]

    Bàn thờ có di ảnh ***** Vovinam Nguyễn Lộc và đôi câu đối tri ân ông của dòng họ Nguyễn Đình. Ảnh: T.L​


    Một mình dựng “Đả lôi đài”

    Căn cứ vào những tài liệu hiếm hoi về thân thế của võ sư Nguyễn Lộc được ghi nhận, thì sự kiện minh chứng cho tài năng và tinh thần dân tộc của ông là màn phản kháng lại thực dân Pháp trong một buổi biểu diễn võ thuật do Hội Thân hữu thể dục thể thao tổ chức năm 1940. Giữa buổi lễ ấy, với sự xuất hiện của viên quan Pháp Ducoroy làm chủ tọa, ông Nguyễn Lộc đã từ chối không cho môn sinh thực hiện nghiêm lễ ngoài sân biểu diễn trước chính quyền thực dân. Hành động này đã khiến chính quyền cai trị lúc đó hết sức tức giận và ra sức ngăn cấm Vovinam phát triển. Nhưng số học trò, vì mến mộ khí tiết của võ sư Nguyễn Lộc, càng ra sức theo học Vovinam. Số lượng học viên thời điểm đó lên đến cả chục ngàn người. Trong quần chúng, thậm chí còn có khẩu hiệu: "Không học Vovinam không phải là người yêu nước".

    Câu chuyện về sự kiện năm 1940 ấy đến giờ vẫn được coi là mốc son đáng tự hào mà võ sư Nguyễn Lộc gây dựng cho võ phái mà ông sáng lập. Nhưng với những người cao niên trong họ Nguyễn Đình, mà đặc biệt là cụ Nguyễn Đình Tiếp, thì kỳ tích lưu truyền mà họ nhớ nhất phải là sự kiện ông Nguyễn Lộc "một mình dựng đả lôi đài thách đấu võ sỹ toàn miền Bắc vào năm 1939".

    Câu chuyện đã rất xa khiến ông Tiếp phải lục lọi khá lâu trong trí nhớ mường tượng lại. Cụ kể: "Năm 1938, võ đường Vovinam bắt đầu đi vào hoạt động nhưng vẫn trong vòng bí mật. Một năm sau đó, trước quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, để công khai hóa và dương danh Vovinam, võ sư Nguyễn Lộc đã một mình dựng đả lôi đài cho các môn sinh biểu diễn và bản thân mình thách đấu các võ sỹ miền Bắc".


    "Tôi không có dịp tận mắt chứng kiến sự kiện hùng tráng ấy. Nhưng nghe cụ thân sinh khi đó ra ở Hà Nội kể lại, thì trong vài ngày lôi đài dựng lên, võ sư Nguyễn Lộc đã một mình đánh bại gần chục cao thủ thách đấu. Nghe nói, oanh liệt nhất là màn tỷ võ với nhà vô địch quyền anh người Pháp" - ông Tiếp nhấp ngụm nước hồi tưởng. "Thời gian quá lâu nên tôi cũng không còn nhớ tên võ sỹ này. Chỉ biết, anh ta có cú đấm mạnh khủng khiếp. Người thường mà trúng phải một đấm ấy, nhẹ thì hộc máu gục ngay trên đài mà nặng thì nội thương phải nằm điều trị bệnh viện. Võ sư Nguyễn Lộc thể hình thấp bé hơn đối thủ cả cái đầu.

    Cụ thân sinh của tôi kể lại khi lâm trận, tay võ sỹ người Pháp lao ngay về phía võ sư Lộc tấn công dồn dập. Phía dưới đài, học trò và cả những người theo dõi nín thở lo lắng. Nhưng võ sư Lộc, với thân pháp nhanh nhẹn, biến ảo khôn lường đã khiến đối thủ hầu như chỉ đấm vào… khoảng không. Khi nhận ra đối thủ sơ hở, đột ngột từ phía sau, võ sư Lộc bay người, sử dụng đòn kẹp chân sở trường vật đối thủ ngã xuống đài. Ngay lúc ấy, nếu ông bồi thêm một đòn mạnh nữa, võ sỹ người Pháp chắc chắn sẽ bị thương nặng. Nhưng bằng tinh thần thượng võ, ông đã đỡ đối thủ dậy khiến nhà vô địch quyền anh người Pháp thua tâm phục khẩu phục. Còn khán giả phía dưới, vỗ tay rần rần vì vui sướng".

    Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Ðan Mạch, Ðức, Hoa Kỳ, Morocco, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Ðiển, Singapore, Uzabekistan, Thái Lan, Italia, Australia…
    7 năm sau trận đánh oai hùng ấy, ông Tiếp kể mình cũng có dịp được thọ giáo tài năng của võ sư Lộc, khi ông dời toàn bộ võ quán dạt về xóm Giếng trong những ngày thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội. Cụ Tiếp kể: "Theo chân võ sư Lộc về lúc ấy chỉ có vài người học trò tin cẩn nhất, trong đó có cả trưởng tràng Lê Sáng (người sau này có công lớn đưa Vovinam phát triển trên bình diện quốc tế).

    Ngay khi về làng, võ sư Lộc mở lại võ quán, dạy cho khắp lượt thanh niên, già trẻ gái trai trong làng. Người theo học khi đó đông lắm, bởi ai cũng mến phục võ sư Lộc. Đến tháng 12/1946, khi Pháp chiếm Hà Nội, võ sư Lộc cũng rời làng. Ông mở võ quán ngay giữa chiến khu Việt Bắc, huấn luyện cho nhân dân và nhiều chiến sỹ du kích của quân ta".

    Tâm nguyện của dòng họ Nguyễn Đình

    Vào Nam và qua đời khi mới tròn 48 tuổi (năm 1960), võ sư Nguyễn Lộc đã không thể thỏa ước mong mà ông ấp ủ được trở lại quê hương. Ông Tiếp kể: "9 người con của võ sư Nguyễn Lộc từng trở về thắp hương nhà thờ họ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trước bàn thờ võ sư Nguyễn Lộc, họ đã nói rằng nguyện vọng lớn nhất của cha trước khi nằm xuống là sau này, xương cốt sẽ được mang về hoàn táng bên cạnh tổ tiên ông bà.

    Thể theo nguyện vọng ấy, dòng họ Nguyễn Đình cũng đã giữ một phần đất và dựng một ngôi mộ trống dành cho võ sư Lộc. Nhưng đến giờ, đã 50 năm sau ngày võ sư Lộc qua đời, linh cữu của ông vẫn chưa thể trở về quê hương".

    [​IMG]

    Ngôi mội trống dòng họ xây sẵn cho võ sư Nguyễn Văn Lộc đã phủ bụi thời gian.​



    Theo chân cụ Tiếp và những người cao niên khác trong dòng họ Nguyễn Đình ra thăm ngôi mộ dựng sẵn nay đã phủ mờ vì bụi thời gian, người viết đã được nghe tâm nguyện với vị ***** khai sáng Vovinam. "Dòng họ Nguyễn Đình cũng nhiều lần đề nghị liên đoàn Vovinam giúp đưa linh cữu võ sư Lộc về quê nhà. Đó là tâm nguyện bao nhiêu năm nay”. Vẫn theo lời cụ Tiếp, thì chính quyền xã cũng đã hứa nếu chuyển được hài cốt võ sư Lộc từ trong Nam ra, họ sẽ hỗ trợ xây cho cụ một **** mộ thờ tự đàng hoàng để khách thập phương về thăm viếng.

    Thật đáng tiếc, khi đến ngày Vovinam được thừa nhận rộng rãi là Quốc võ của dân tộc ta, thì nguyện vọng lớn nhất cuối đời của vị ***** khai sáng môn phái vẫn chưa thành. Võ sư Lê Sáng - người học trò trưởng từng mấy lần mong muốn thực hiện di nguyện của sư phụ, giờ đã về trời. Vài năm nữa, liệu những thế hệ học trò của võ sư Lộc có hoàn thành tâm nguyện cho ông, hay con cháu dòng họ Nguyễn Đình và khách thập phương về lại Hữu Bằng thăm phát tích của Việt võ đạo, lại phải đành thắp nén nhang cho vị võ sư trên ngôi mộ trống?

    Vovinam - Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.

    Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.



    Mạnh Cường
  4. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    http://voduongthanhphong.com/

    Võ đường nằm ngay trong trường học, tập võ thay cho một môn thể dục để học sinh – cũng là võ sinh thấy sảng khoái, yêu đời, hét “Hây a! Hây a!” vang lừng một góc sân … Đó cũng là tiêu chí của võ sư Hoàng Thanh Phong, nhưng không vì tiêu chí đó mà võ đường đã 20 năm tuổi đời này thiếu đi tính chuyên nghiệp của những màn biểu diễn nội công đầy uy lực.
    [​IMG]
    Mục sở thị một buổi luyện công phu!
    Đối với võ sinh luyện khoảng 2 năm trở lên trong Võ đường Thanh Phong, chuyện luyện để đấm vỡ gạch trên bụng, dùng búa đập gạch trên đỉnh đầu có thể coi như cơm bữa! Một cô gái da trắng bóc trong đồng phục đen tuyền, uốn mình như diễn viên xiếc, để bạn đồng môn đặt 4-5 viên gạch lên thành bụng … đập, đập xong rồi bình thản vươn mình dậy, phủi phủi lớp bụi gạch đỏ bám trên áo như chưa có chuyện gì xảy ra! [​IMG]Võ sinh khác thì rải thủy tinh vụn lên sàn nhà, nằm lên đám thủy tinh lởm chởm sắc nhọn, gồng bụng để cho chiếc xe máy Future chở 2 người đang cưỡi trên đó rồi rú ga phi qua, người ngồi trên xe tâm trạng thoải mái, chả có tí căng thẳng, rồi nghe miếng ván nảy khẽ trên thành bụng “ịch” nhẹ một tiếng, chiếc xe vọt qua theo đà ga ngon trớn đến kịch tường mới quay trở lại. Võ sinh được hai bạn kéo dậy, phủi sạch mấy miếng thủy tinh do lực bám hằn sâu trên lưng xuống đất, điều hòa nhịp thở và đứng lên đi lại bình thường. Tò mò đi theo hỏi nhỏ: “Có đau không em” – thấy võ sinh trông dáng dấp như con mọt sách nhướng mày ngạc nhiên: Sao lại đau ạ? Rồi cảm thấy người đối diện chưa tin hẳn, võ sinh chìa tấm lưng trần không có một vết xước ra cho xem. Tính ra, một chiếc xe máy nặng hơn trăm kg, cộng thêm hai thanh niên cũng nặng ngần đó cân nặng mà đi qua bụng người, với người không luyện tập võ thuật, quả cũng hãi!
    Trong lúc đó, võ sư Thanh Phong đang ở ngoài sân tập, hướng dẫn trợ lý huấn luyện viên Vũ Quang Tác thực hiện màn nội công dùng răng kéo ô tô. Trong sân đó có mấy chiếc xe đỗ, có cả xe của nhà đài đang quay phim về kỷ niệm 20 năm thành lập võ đường, tiện thể có chiếc 16 chỗ của người bạn đến chung vui, màn biểu diễn bắt đầu. Một sợi dây đai lưng được trưng dụng để làm dây kéo. Xe từ từ chuyển động, lúc đầu chậm rồi nhanh dần … Tiếng vỗ tay vang lên rào rào khắp sân tập.
    Nhìn võ sinh mình tập luyện, võ sư Thanh Phong rất tự tin.
    - Võ sư có thấy lo không khi nhìn học trò của mình tập luyện nội công? Có khi nào xảy ra trường hợp “tẩu hỏa” không? Tôi hỏi
    - Cũng bình thường mà – Võ sư Thanh Phong cười hiền
    [​IMG]Nói vậy bởi ông rất tự tin vào những học trò của mình, những môn sinh được ông trực tiếp chỉ bảo về cách thực luyện tập, cách điều hơi, vận khí như thế nào. Ví dụ như với màn biểu diễn nội công liên quan đến cơ bụng, những bài học đầu tiên đơn giản đến khó tin: đẩy mạnh vào bụng liên tục, rồi chuyển qua đấm nhẹ vào bụng, đấm mạnh vào bụng, lấy gậy đập nhẹ vào bụng, đập mạnh vào bụng … Cứ thế, nâng dần mức độ lên để cơ bụng được săn chắc, chịu được lực tác động mạnh từ bên ngoài. Võ sư Phong để mắt nhiều đến đầu: đập gạch, ngói lên đầu phải chuẩn bị thật kỹ càng và cũng không nên lạm dụng, nhỡ ra …. liên quan đến cái đầu thì không thể cứu được, ảnh hưởng đến thần kinh! Võ sư Thanh Phong tâm sự. Nhân nói về luyện nội công, chúng tôi hỏi:
    - Võ sư có định góp mặt trong chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” về khả năng đặc biệt của môn sinh Võ đường Thanh Phong không?
    - Có đấy. Tôi định làm màn kéo xe ô tô.
    Theo lời võ sư Phong, trong số hàng nghìn người, may ra mới tìm được một người có thể trạng phù hợp với luyện nội công kéo ô tô bằng răng. Và ông sẽ chuẩn bị kỹ càng cho dự định này. Trước đây có nhiều môn phái biểu diễn công phu này trên tivi. Tuy ông võ sư không nói ra, nhưng có thể hiểu “chuẩn bị” ở đây là lập kỷ lục! Hãy chờ xem.
    Chân dung võ sư ham bay nhảy
    “Tôi ham bay nhảy lắm. Chính bởi thế nên mới muốn gắn bó với chính trướng học. Để hôm nay chỉnh sửa tay chân cho các em mầm non, ngày mai lại được gặp gỡ chuyện trò với các em trung học. Thú vị vô cùng!” – Võ sư Thanh Phong tâm sự. Thường ông thầy võ vóc người vuông vức vững chãi này không hay nói về mình. Hỏi chuyện về thành tích thì câu được câu chăng, tóm tắt tất cả những gì về mình trong chuyện võ sư Phong may ra khoảng được 100 chữ. Câu chuyện chỉ sôi nổi khi bắt vào mạch về những võ đường học đường của võ đường Thanh Phong.
    Võ sư Thanh Phong là võ sư cấp 18/18 võ cổ truyền Việt Nam. Thời trai trẻ, võ sư Phong may mắn được học võ từ cố lão võ sư Tô Tử Quảng – trưởng môn phái Thiếu Lâm Tự Hồng gia, lão võ sư Nguyễn Thế Xương – môn phái Thiếu Lâm Bắc phái, võ sư Lê Công – HLV trưởng Karatedo Việt Nam, võ sự Trịnh Quốc Định – Thiếu Lâm Vịnh xuân …. Võ sư Phong đã từng là HLV trưởng đội tuyển Pencaksilat VN và có những học trò xuất sắc đoạt huy chương thế giới và khu vực. Nhưng cái tính “về nhì” cố hữu của võ sư Phong không phù hợp với một ông thầy sắt đá của đội tuyển, khi mà ngoài chuyện chuyên môn, người ta còn phải đối mặt với nhiều chuyện ì xèo này nọ. Thế nên việc gắn bó với võ đường – một môi trường trong sáng ít tính cạnh tranh như một điều đương nhiên với một người vừa thích bay nhảy, vừa ham “về nhì” như võ sư Thanh Phong.
    Chuyện “về nhì” của võ sư nhiều lắm: “Nhiều người đề nghị tỷ thí xem võ công cao thấp. Tôi nói ngay: Không phải đấu đâu. Anh nhất, tôi nhì. Đấu võ làm gì cho mất tình anh em. Mọi người đều là bạn. Hay đường “quan tước” cũng vậy, tôi về nhì, không muốn bon chen. Võ sư mà bon chen thì lấy đâu ra thời gian luyện võ, dạy học sinh nữa!”. Những cũng không vì thế mà để ai coi thường. Võ sư Thanh Phong một tay gây dựng võ đường đứng được đến nay đã tròn 20 năm, có khả năng nuôi vợ con, giúp đỡ người thân, bạn bè. Với ông, đó là hạnh phúc to lớn. Võ sư Thanh Phong thích nhất được đi các trường dạy võ. Bởi tính đến nay, ông cũng đã mãn nguyện thành tích về thể thao đỉnh cao của mình. Hiện tại võ thuật được ông nhân trong nhà trường như một môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Để học sinh mẫu giáo mặc võ phục, đứng tấn xiêu xiêu trong sân nhưng thích thú hét lên “Hây a! Hây a!” hừng hực khí thế, để những học sinh THPT có khoảng thời gian để vươn chân vươn tay, rồi còn học được cái đạo trong võ nữa. Và con số trường học tín nhiệm Võ đường Thanh Phong đang ngày một tăng lên. Vừa rèn đức, vừa luyện tập nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự tự tin trong học tập, ….những tiêu chí đó thực sự phù hợp với yêu cầu của nhà trường cũng như các bậc phụ huynh học sinh.
    Theo võ sư Thanh Phong, điều khó nhất khi dạy võ trong nhà trường là phương pháp sư phạm, làm thế nào để dạy học sinh lớn nghe lời, và phương pháp “Vừa dạy vừa dỗ” với các em mầm non. Nói cứng nhắc quá, các em THPT không phục, còn quát to quá các em mẫu giáo sợ khóc thét lên thì khổ cả thầy lẫn trò …. Đó là kinh nghiệm của những ông thầy võ học đường sau nhiều năm đúc kết. Vẫn vừa dạy nội công, để mắt tìm kiếm những môn sinh có khả năng tập luyện đỉnh cao, nhưng tâm nguyện lớn nhất của võ sư Phong là làm thế nào để nhân rộng phong trào võ thuật trong nhà trường. Và theo đà này, việc bay nhảy của ông thầy võ cổ truyền này chắc sẽ chưa dừng lại. Bằng chứng là võ đường Thanh Phong không chỉ có mặt trong các trường học ở Hà Nội mà đang hướng tới mở rộng ra các tỉnh khác. Nhiều trường học đã mời võ sư Thanh Phong về dạy học sinh. Trộm nghĩ, riêng trong chuyện này, vì lợi ích của học sinh và sự tin tưởng của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mong là quan điểm “về nhì” không có chỗ đắc dụng nữa rồi.
    Theo GD&TĐ
    NGUỒN: http://vothuat.co/category/vo-cuoc-song
  5. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Chống bạo lực học đường bằng võ thuật



    Ngày 15/3, hai trong tổng số 12 trường THCS của quận Tân Bình (TP.HCM) đã tổ chức khai giảng lớp Tập huấn kỹ năng tự vệ cho các em học sinh với mục tiêu trước mắt là đẩy lùi tệ nạn bạo lực học đường vốn nhức nhối trong thời gian qua.
    Đây là chương trình do Nhà thiếu nhi quận Tân Bình làm “chủ xị” nhằm thực hiện theo chủ đề “Năm thanh niên – Năm vì trẻ em” của UBND TP.HCM. Ngay ngày đầu khai giảng lớp kỹ năng này các em học sinh của 2 Trường THCS Lý Thường Kiệt và Quang Trung đã tập luyện rất say mê.
    [​IMG]
    Các em học sinh được học các động tác võ thuật tự vệ

    Bà Bùi Thị Hải Hà, Giám đốc Nhà thiếu nhi quận Tân Bình cho biết: “Thời gian gần đây, vấn đề bạo lực học đường đã gây nhiều bức xúc, không ai muốn nạn nhân của những vụ bạo lực này chính là con em, học sinh của mình. Vì vậy, việc cần làm ngay là trang bị cho các em những kỹ năng bảo vệ bản thân trước những tổn hại do tình trạng bạo lực gây nên. Nhưng điều quan trọng khác là tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, giáo dục thêm cho các em về nhân cách, lối sống. Chương trình tập huấn này sẽ kéo dài cho đến hết năm 2011 và triển khai đến 12 trường THCS trên địa bàn quận Tân Bình. Mỗi trường sẽ được tập huấn trong thời gian 1 tháng”.
    Ông Lê Hoàng Mai, Trưởng bộ môn Aikido quận Tân Bình là hướng dẫn viên chính cho chương trình tập huấn kỹ năng tự vệ, cho biết: “Đây là một cách làm hay để góp phần giải quyết tình trạng bạo lực học đường. Chúng tôi chỉ hướng dẫn cho các em những động tác tự vệ. Cụ thể là những kỹ năng tự vệ sẽ tập huấn cho các em khi bị nắm tóc, nắm cổ áo, bị khóa tay, bị ôm… đều dựa trên clip đánh nhau của các em học sinh trên mạng internet. Ngoài ra, trong quá trình tập huấn, chúng tôi sẽ *****g ghép những bài học về phương pháp ứng xử khi xảy ra những mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày và giáo dục cho các em hiểu rằng đánh nhau là một hành động sai trái”.
    Em Phan Khắc Triệu, Võ Đình Phú là học sinh lớp 8 Trường THCS Lý Thường Kiệt cho rằng: Qua chương trình tập huấn này sẽ giúp cho em tự tin vào bản thân hơn vì biết những kỹ năng tự vệ.
    (Theo TH&VH)​
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    ADMIN SUA BAI TREN.CAM ON



    Cái bóng lớn của Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu

    [​IMG] Linkhay
    Không huy chương, không lưu danh bằng kỳ tích, cũng không dự định dùng võ thuật để lập chiến công hiển hách, đại sư Nam Anh chỉ quan niệm đơn giản rằng, hiểu bản thân là “Anh”, vượt qua chính mình là “Hùng”. Anh Hùng là người hiểu và luôn tìm cách để tự thắng mình.
    [​IMG]Đại võ sư Nam Anh - chưởng môn phái Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu

    Đại võ sư Nam Anh tên thật là Phan Bảo Thạch sinh vào năm Nhâm Ngọ (1942) tại Thanh Hoá. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống võ thuật lâu đời, cậu bé Bảo Thạch đã được ông ngoại truyền thụ võ công Thiếu Lâm Tự ngay từ thuở ấu thơ.
    Năm 1954, Bảo Thạch theo gia đình vào Sài Gòn học văn hoá và tiếp tục tìm thầy học võ Thiếu Lâm. Đến năm 1959, ông được vinh dự trở thành hội viên của Tinh Võ Hội – Hội quán võ thuật lớn nhất của người Hoa vùng Chợ Lớn thời ấy. Ròng rã 10 năm (1959-1969), võ sư Quan Thế Minh và võ sư Trương Tòng Phú – hậu duệ đích tôn của ***** Võ Quang Thái Cực Trương Tam Phong đã dày công đào tạo Bảo Thạch những tuyệt kỹ thượng thừa của môn phái Võ Đang và đặt cho anh tên hiệu Nam Anh (tinh hoa của trời Nam).
    [​IMG]Cố võ sư Hồ Hải Long (1917-1988)

    Năm 1969, “cơ duyên” đã giúp Nam Anh gặp được một đại cao thủ Vịnh Xuân quyền là Hồ Hải Long (tên thật là Nguyễn Duy Hải), một trong số các truyền nhân của Đại Sư Nguyễn Tế Công. Võ học gom góp cả đời người của sư phụ đã nhanh chóng được Nam Anh tiếp nhận hoàn hảo sau 4 năm. Trong thời gian ấy, cùng với võ sư Hồ Hải Long, ông đã sáng lập nên bộ môn Thần Khí Đạo với tinh hoa đặt nặng trên Khí và Thần.
    Là một trí thức thời cộng hòa, sau ngày giải phóng miền nam, Nam Anh phải học tập cải tạo một thời gian. Trong thời gian đó, Nam Anh được Ban giám thị trọng dụng năng lực võ công và cho phép dạy võ cho một số trại viên khác ngay trong trại. Những lúc Nam Anh đi quyền, đứng tấn mẫu cho võ sinh, có một ông già 96 tuổi thường chống gậy ra xem và vỗ tay khen: “Thân pháp nhịp nhàng, trụ tấn vững chắc… khá lắm!”.
    Người có thể nhìn ra cao thủ ắt cũng phải là cao thủ, Nam Anh thần phục và bắt đầu chú ý đến lão dị nhân râu tóc trắng như cước kia. Điều “kỳ cục” là khi đục hộp sữa, ông lão không dùng dao, không dùng đồ mở hộp mà chỉ dùng… ngón tay. Tận mắt chứng kiến tuyệt kỹ “nhất dương chỉ” của tiền bối, Nam Anh không khỏi kinh ngạc và thần phục. Ngay ngày hôm sau, Nam Anh đã lễ phép xin được hầu chuyện ông lão. Nam Anh càng ngạc nhiên hơn khi ông lão xưng tên, bởi không ai khác, dị nhân gần 100 tuổi kia là Hạng Văn Giai, cao thủ huyền thoại trên giang hồ tưởng chừng đã biệt tích từ vài mươi năm trước.
    Vậy nhưng, khi câu chuyện mon men đến lĩnh vực võ thuật, cao thủ họ Hạng lại chỉ lắc đầu: “Có gì đáng nói đâu, đại khái thì trước tôi cũng có vài ngườI và sau tôi cũng có vài người.”
    Việc học của các bậc thầy gắn chặt với một chữ “duyên”, Nam Anh không dám nài nỉ gì thêm, chỉ cố ghi nhớ những lời hiếm hoi mà ông lão nói với mình mỗi khi tiếp xúc. Không lâu sau đó, anh đã phải xúc động thật sự vì hạnh phúc và hàm ơn vì ngộ ra rằng, tất cả những gì ông lão nói với anh trong những cuộc đàm đạo tưởng chừng vu vơ kia đều là những kiến thức cực kì uyên bác về nhâm, cầm, độn, toán và nho, y, lí, số – những tinh hoa kiến thức triết học cổ phương đông, nền tảng của võ Đạo…
    Thụ giáo được hơn một năm, một hôm Hạng Văn Giai gọi Nam Anh đến bảo: “Tiên sinh có cặp lông mi hổ mãn, tất rạng danh trong võ nghiệp. Phần ta chỉ có thể đóng góp với tiên sinh được bấy nhiêu thôi. Nếu muốn cái thế về võ công, theo ta, tiên sinh nên đi gặp một người”… Người mà bậc lão sư ẩn danh muốn Nam Anh theo học là đại sư Nguyên Minh, sư thúc của võ sư Hồ Hải Long Vịnh Xuân quyền. Để tiến dẫn anh, lão sư Hạng Văn Giai đã kể cho anh nghe một câu chuyện riêng tư giữa ông và đại sư Nguyên Minh, bảo anh bao giờ gặp cứ kể lại, đại sư sẽ biết anh được ai gửi đến.
    Đại sư Nguyên Minh tên thật là Huỳnh Trường Phong, một nhà tư bản lớn trước năm 1975, đồng thời là một cao thủ có tiếng trong giới võ lâm đã mai danh ẩn tích (sư đệ của danh sư Nguyên Tế Công) .
    Sau nhiều công sức tìm kiếm, Nam Anh tìm được nơi ở của ông – Garage Wing Fung ở đường Lê Hồng Phong, quận 10 tp.HCM. Tiếp Nam Anh là một ông cụ chừng hơn 60 tuổi, tóc húi cua, ăn mặc giản dị, quê mùa. Nghe xong “câu chuyện tiến cử”, ông cụ bảo Nam Anh: “Thầy đứng đây chờ, để tôi hỏi người nhà xem thử”. Lát sau, một ông lão khác gần 80 tuổi, có lẽ là quản gia, xuất hiện và bảo anh: “Đây đúng là nhà ông Huỳnh Tường Phong rồi, nhưng hình như ông ta đã xuất cảnh, anh thử tới chỗ này xem thử”
    Cứ thế, 6 tháng trời chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, cuối cùng, những lời chỉ dẫn lại dắt anh trở về vớI garage Wing Fung. Gặp lại, Nam Anh chưa kịp tròn mắt kinh ngạc, ông cụ chất phác “tuổi 60” kia chính là vị đại sư danh tiếng đã gần 100 tuổi đã buông gọn một câu: “Tôi có phải tiên thánh gì đâu, sao thầy phải nhọc công tìm kiếm những bảy lần?”.
    Nam Anh: “Dạ, đời ai cũng thích gặp tiên thánh, nhưng với con, tiên thánh không ở đâu xa vời, chỉ ở ngay trước mặt”.
    [​IMG]Đại võ sư Nam Anh - Ảnh chụp năm 1979

    Kẻ xin học tỏ ra ngộ đạo, đại sư Nguyên Minh hài lòng tuyên bố thử thách bấy nhiêu là quá đủ, đồng ý nhận Nam Anh làm đệ tử. 5 năm sau (1983), vị đại sư này tuyên bố: “Từ nay ta không còn gì dạy nữa. Muốn tốt hơn, anh phải dựa chính mình”. Nam Anh được thầy cho phép hạ sơn. Với đẳng cấp trác tuyệt đã đạt được, đại sư Nguyên Minh đã không ngần ngại phong ngay cho Nam Anh: “Chu Sa đại cửu đẳng, chưởng môn đời thứ 6 môn phái Vịnh Xuân quyền, với tên hiệu là Minh Bảo (theo thứ tự các đời là Giác – Viễn – Nguyên – Minh). Ngay sau đó, đẳng cấp này đã được chính võ lâm Phật Sơn (Trung Quốc) xuất xứ của Vịnh Xuân quyền thừa nhận. Ngoài võ sư Nam Anh, trên thế giới không còn ai được mang đai cao đến mức này.
    Để thử tài phái võ Vịnh Xuân, trong 3 năm (1983-1986) cả trăm cao thủ trong và ngoài nước tìm đến đòi thách đấu. Kiên nhẫn chối từ nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nhiều lần võ sư Nam Anh và các học trò đã đành lòng chấp nhận thi đấu và đã toàn thắng, chỉ phiền một nỗi mỗi lần như vậy, ông lại phải làm đơn trình báo với công an và chính quyền địa phương.
    Bên cạnh sự nghiệp về Võ Thuật, Đại Sư Nam Anh còn hoạt động rất tích cực trong nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác :
    * Tốt nghiệp Cao Học Luật Công Pháp Quốc Tế tại Luật Khoa Đại Học Đường – Sài Gòn, cử nhân văn chương Pháp và Đức – Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.
    * 1969 đến 1973 : Hội viên Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam, phó tổng thư ký Tòa soạn Nguyệt san Võ thuật là tạp chí duy nhất về võ thuật thời đó.
    * 1973 : Luật Sư thuộc Luật Sư Đoàn – Sài Gòn.
    * 1973 đến 1975 : Cố vấn Pháp Lý cho Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
    * 1977 đến 1986 : Hội viên Hội Luật Gia Việt Nam.
    Đến Québec – Canada năm 1986, ông là Giáo Sư giảng dạy hơn 9 năm tại Đại Học Montréal, cùng lúc hoàn tất học trình Tiến Sĩ Luật Thương Mại quốc tế.
    [​IMG]
    Vào những năm của thập niên 70, sự cách tân của võ phái Tân Vinh Xuân quyền đã làm cho vị thế của Vịnh Xuân Quyền bị sa sút trên trường quốc tế với nhiều lần thất bại thảm hại trên các đấu trường. Nhằm khôi phục lại uy tín của võ phái, Nam Anh đại sư đã khai sinh ra Vịnh Xuân Nam Anh kungfu. Ý đồ nghiêm túc, nguyên tắc chặt chẽ, Nam Anh kungfu nhanh chóng lấy lại được sự kính trọng cho Vịnh Xuân quyền. Hàng loạt cao thủ của các võ phái khác đã tự nguyện tìm đến xin làm môn đồ Vịnh Xuân, trong đó có Phạm Huy Chú – HCV Taekwondo Đông Nam Á, Mai Trọng Hiếu – vô địch hạng nặng Taekwondo toàn quốc, Trần Ngọc Xuyên – cao thủ Lam Sơn võ đạo và Võ Đang, Mai Văn Sáu – tứ đẳng Karatédo, sau này là chủ tịch Hội Karatédo thành phố Hồ Chí Minh…
    Dù đã thành công, đã trở thành “sư phụ của các sư phụ” được nhiều người ngưỡng mộ, Nam Anh đại sư vẫn tiếp tục khổ luyện. Trong 4 năm (1982–1986), nắng cũng như mưa, ông vẫn đều đặn bỏ ra mỗi ngày 5h đạp xe từ nhà mình ở đường Nam Kỳ KhởI Nghĩa (Q.3) xuống chợ Bình Tây (Q.5) để học thêm phái Bạch Mi của đại sư lừng danh Lư Diệu Hằng để rồi sau đó được đại sư này phong hồng đai cửu đẳng – đẳng cấp cao nhất của võ phái này.
    Trình độ và uy tín của vị đại sư Nam Anh cao đến nỗi sau sự kiện ngày 11-9, Đài truyền hình Montréal đã mời ông lên nói chuyện về con đường kiềm chế bạo lực cho 25 triệu khán giả của đài nghe.
    Thành công nơi đất khách là điều không dễ đạt. Thấu hiểu điều đó, trong nhiều năm qua, đại sư Nam Anh đã mở thêm 2 trung tâm: một tư vấn luật, một dạy Anh – Pháp ngữ cho người Việt nhập cư nghèo tạI Montréal. Ngoài chức danh chủ tịch Liên đoàn quốc tế Vịnh Xuân chính thống phái, đại sư Nam Anh còn là người sáng lập và giữ chức chủ tịch hội Án ma nã (châm cứu xoa bóp) đông y tỉnh Québec, để phục vụ đồng bào ngườI Việt nơi xứ người. Những đóng góp của ông đã được chính phủ Canada đánh giá cao. Bộ nhập cư Canada đã ký quyết định trao bằng tưởng lệ ông; Đảng cầm quyền của cựu thủ tướng Canada Lucien Bouchard đã chính thức mờI ông tham gia nhóm cố vấn cho chính phủ nước này . VớI tất cả niềm kiêu hãnh, vị đại sư ngườI Việt đã cảm ơn và từ chối những vinh dự này. Ông nói: “Tôi là ngườI Việt Nam, dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, trái tim tôi vẫn luôn hướng về đất Việt. Giúp đỡ đồng bào và làm rạng danh Tổ quốc đó là nghĩa vụ mà bất cứ ai cũng nên cố gắng làm, chứ không vì vinh quang và sự tưởng thưởng”.
    Không huy chương, không lưu danh bằng kỳ tích, cũng không dự định dùng võ thuật để lập chiến công hiển hách, đại sư Nam Anh chỉ quan niệm đơn giản rằng, hiểu bản thân là “Anh”, vượt qua chính mình là “Hùng”. Anh Hùng là người hiểu và luôn tìm cách để tự thắng mình.
    Tùng Dương ( sưu tầm)
  6. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
  7. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN Người viết: Longnh73


    Ngôi trường tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao

    10:39, 26-11-2010

    (TTVN Online) - Ngày 18-11, tại sân điều lệnh Học viện An ninh Nhân dân (ANND), Bộ môn Quân sự- Võ thuật- TDTT phối hợp với CLB võ thuật và Phòng Công tác Chính trị tổ chức Chương trình Biểu diễn võ thuật chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2010. Các CLB võ thuật của trường đã trình diễn nhiều tiết mục đẹp mắt và ấn tượng như: Màn múa Lân, Quyền 38 động tác CAND, Đối luyện nam môn Karatedo, Côn Quyền Thiếu Lâm, Tứ linh đao quyền môn phái võ cổ truyền. Nhiều tiết mục công phá đẹp mặt: Công phá nằm bàn chông (Thiếu lâm Sơn Đông Bắc Phái), Quấn sắt vào cổ, Dùng răng kéo ô tô (võ cổ truyền)…


    Vào những ngày này, Học viện ANND đang ra sức thi đua chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường vào năm 2011. Trong 64 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện ANND đã vinh dự 8 lần đón bác Hồ về thăm, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới. Học viện ANND được xây dựng thành trường trọng điểm của Bộ Công An. Trường còn được biết đến là nơi có bề dày về thành tích thể thao với nhiều năm liên tục đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc về TDTT cấp thành phố Hà Nội. Trường được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động Hạng Ba về công tác Giáo dục Thể chất (GDTC) và rèn luyện thân thể.


    [​IMG]
    Tiết mục biểu diễn của CLB võ cổ truyền Học viện ANND
    Trò chuyện với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Giáp- Trưởng Bộ môn QS-VT-TDTT cho biết, do đặc thù trường là nơi đào tạo các chiến sỹ công an phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nên công tác GDTC được nhà trường rất quan tâm và chú trọng. Bộ môn đã thực hiện công tác giảng dạy chính khóa đảm bảo đúng lịch trình chất lượng cao, tất cả các lớp kiểm tra đều vượt chỉ tiêu đặt ra. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên đều cố gắng phát huy hết năng lực và sự sáng tạo giúp cho học viên nắm bắt, thực hiện một cách nhanh và hiệu quả nội dung học tập. Giờ dạy đảm bảo an toàn, không để xảy ra chấn thương trong tập luyện võ thuật, quân sự và bơi lội. Quá trình học, các em sẽ được học các môn: điền kinh, bơi, bắn súng và võ thuật công an . Kết quả kiểm tra ban đầu có tới hơn 90 % học viên đạt yêu cầu. Sau thời gian học, thể lực của các em được nâng lên rất nhiều.

    Nếu như các giờ học chính khóa được học viên thực hiện nghiêm túc theo giáo án của các thầy cô thì hoạt động ngoại khóa đã thực sự trở thành sân chơi bổ ích cho học viên sau giờ học. Do môi trường học phải ăn ở tập trung nên có những sinh viên dù không thích chơi thể thao cũng bị các bạn kéo ra sân. Khi thấy các bạn chơi nhiều các em thử tập rồi đâm “nghiện”. Đến Học viện ANND vào mỗi buổi chiều bạn sẽ thấy không khí tập luyện thể thao nơi đây vô cùng sôi động. Sân cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… đều thu hút đông sinh viên tham gia. Đặc biệt là các lớp học võ của thầy Bùi Trọng Phương- dạy võ công an, thầy Lê Mạnh Cường – Teakwondo, thầy Nguyễn Thanh Hải- Karatedo, võ sư Nguyễn Thành Chung- Thiếu lâm Sơn đông Bắc phái, võ sư Hoàng Thanh Phong- võ cổ truyền dân tộc là nơi được nhiều chiến sỹ công an tương lai chọn học.


    [​IMG]
    Để giúp cho sinh viên có sân chơi theo các môn thể thao mà các em yêu thích, trường đã thành lập CLB cầu lông, CLB bóng chuyền, CLB tennis, CLB võ CAND, CLB Teakwondo, CLB Karatedo, CLB Thiếu lâm Sơn Đông Bắc Phái, CLB võ cổ truyền…Thầy Thiều Tân Thế- Phó trưởng bộ môn QS-VT-TDTT cho biết: “ Chính từ các CLB thể thao, chúng tôi đã tuyển chọn được VĐV tham gia giải thi đấu của Bộ GD-ĐT, Bộ Công an và thành phố Hà Nội. Học viện ANND hiện có 9 đội dự tuyển tập luyện thường xuyên ở các môn: bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, điền kinh, bắn súng, bóng bàn, teakwondo, karatedo, bơi lội. Các em ở đội dự tuyển trong buổi tập được trường tạo điều kiện miễn giờ điểm danh, trực nhật, lao động”.

    Nhờ sự tạo điều kiện của Ban giám đốc Học viện mà phong trào TDTT của trường ngày càng phát triển sâu rộng, chất lượng được nâng cao và giành nhiều thành tích cao tại các giải thi đấu như: đạt giải 3 toàn cụm, giải ba cá nhân dự thi điều lệnh toàn lực lượng CAND. Đội tuyển võ teakwondo và cầu lông dự thi toàn lực lượng đạt giải 4 toàn toàn với 2 HCV, 3 HCĐ; giải nhì nội dung đôi nam, nữ; đội điền kinh giành 3 HCB, 1 HCĐ, đội bắn súng xếp thứ 6/54 đoàn. Do có thành tích xuất sắc trong quá trình thi đấu, đoàn VĐV của Học viện được tặng cờ là một trong 10 đội đứng đầu có thành tích cao trong Hội thao toàn lực lượng Công an Nhân dân…


    Phương mai
    nguồn: http://www.thethaohangngay.com.vn/news/article/view/568/28240/
    Tiếp >
  8. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Vovinam- Tinh hoa Việt hòa cùng thế giới

    Người đăng ngocduyen Ngày đăng: 04:12 - 22.03.2011
    [​IMG]


    Chính thức có mặt trong chương trình thi đấu của SEA Games 26 diễn ra tại Indonesia vào tháng 11 tới, Vovinam – môn võ cổ truyền của Việt Nam đang ghi dấu son mới trong quá trình phát triển của mình khi hội nhập ngày càng sâu hơn với đấu trường thể thao Đông Nam Á.


    [​IMG]
    Thi đấu vovinam tại AIG
    Là một nhánh của cây đại thụ võ cổ truyền Việt Nam, Vovinam mới chỉ trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, nhưng bằng những bước đi mang tính đột phát từ phong trào đến đỉnh cao đã mở rộng được tầm ảnh hưởng của mình tại đấu trường thể thao trong nước cũng như quốc tế.
    Bước phát triển mạnh mẽ
    Phát huy và bảo tồn các giá trị của Vovinam hiện đại song vẫn giữ được bản sắc đặc trưng võ thuật cổ truyền của dân tộc, kết hợp xây dựng, tổ chức các giải quốc tế, nỗ lực phấn đấu đưa Vovinam vào thi đấu tại các Đại hội thể thao khu vực, châu lục và Olympic… chính là những tiêu chí đặt ra khi Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VFF) thành lập vào ngày 20/10/2007 và nhanh chóng được triển khai thực hiện.
    Tại đấu trường trong nước, nếu ở giải VĐQG đầu tiên vào năm 1992 mới chỉ có khoảng 10 đoàn tham dự, thì vào năm 2010, giải Vovinam trong chương trình thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI đã có hơn 350 võ sỹ thuộc 24 đơn vị tỉnh, thành, ngành góp mặt.
    Cùng với sự ra đời của Liên đoàn quốc gia là hệ thống liên đoàn tỉnh, thành phố tạo nên hệ thống quản lý, điều hành thông suốt. Nét đặc biệt của môn võ cổ truyền này chính là phong trào tập luyện trong hệ thống nhà trường đang phát triển mạnh mẽ, tạo nên chân đế vững chắc cho phong trào cũng như đào tạo lực lượng kế cận.
    Trên trường quốc tế, Vovinam cũng ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Từ những chuyến du đấu, biểu diễn nhằm quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu với bạn bè quốc tế về truyền thống thượng võ của dân tộc, Vovinam ngày càng thu hút nhiều môn sinh trên khắp thế giới.
    Và từ sự phát triển mạnh mẽ này, tháng 9/2008, Liên đoàn Vovinam quốc tế (IVF) chính thức được thành lập tại TP.HCM. Tháng 2/2009, Liên đoàn Vovinam châu Á (AVF) được thành lập qua Đại hội tổ chức ở Tehran (Iran). Tháng 10/2010, Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) cũng ra đời tại Paris, Pháp và gần nhất, vào ngày 28/12/2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) đã diễn ra tại trụ sở Uỷ ban Olympic vương quốc Campuchia với sự tham dự của đại diện các nước Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam.
    Bên cạnh hệ thống giải trong nước, hệ thống các giải quốc tế thường niên cũng hình thành và ổn định thường niên. Năm 2009, Vovinam lần đầu tiên có mặt tại chương trình thi đấu của Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ III (AIG – Đại hội thể thao thuộc hệ thống thi đấu của Hội đồng Uỷ ban Olympic châu Á) được tổ chức tại Việt Nam với sự góp mặt của 6 đoàn.
    Và tại SEA Games 26 tới đây ở Indonesia, được sự chấp thuận của Hội đồng Liên đoàn thể thao Đông Nam Á, Vovinam trở thành môn thi đấu chính thức với 14 bộ huy chương được trao để khẳng định bước tiến mới trong tiến trình hội nhập với đấu trường thể thao quốc tế.
    Những giấc mơ xa hơn
    Để chuẩn bị cho kỳ SEA Games đầu tiên góp mặt, theo võ sư Võ Danh Hải – Tổng Thư ký Liên đoàn Vovinam thế giới và Việt Nam, chắc chắn môn võ thuật này sẽ thu hút được sự tham gia, hưởng ứng của các quốc gia trong khu vực.
    Hiện nay, ngoài Việt Nam, Indonesia, Lào, Campuchia đều có sẵn lực lượng đỉnh cao đã từng giành được huy chương tại AIG, cũng như vậy là các võ sỹ Thái Lan đã khẳng định đẳng cấp của mình tại giải VĐTG.
    Cũng theo võ sỹ Võ Danh Hải, hiện Liên đoàn Vovinam thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam đã, đang có kế hoạch tiếp tục phát triển ở các quốc gia khác trong khu vực để chuẩn bị cho SEA Games.
    Ngày 9/3 vừa qua, đoàn cán bộ Liên đoàn Vovinam thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam đã có buổi làm việc với Ủy ban Thể thao quốc gia Lào nhằm chuẩn bị thành lập đội tuyển Vovinam Lào và triển khai chương trình đào tạo VĐV, HLV chuẩn bị cho SEA Games 2011 và giải VĐTG lần 2/2011 tại TP Hồ Chí Minh.
    Ngày 17/3, đoàn Vovinam TP Hồ Chí Minh đã lên đường đến Kuala Lumpur, Malaysia nhằm tiếp tục giới thiệu quảng bá và đặt nền móng phát triển môn võ thuật này. Tiếp đến sẽ là Myanmar – quốc gia đăng cai SEA Games 27 năm 2013, Philippines…
    Nhưng trên hết, với Vovinam, thành tích không phải là tất cả mà vượt lên trên hết là giấc mơ được bạn bè quốc tế công nhận để trong tương lai có mặt ở ASIAD, Olymppic và qua đó giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với tinh thần thượng võ, hữu nghị, đoàn kết.
    Hoàng Hà

    Bài mới:


    Bài cùng danh mục:


    Thuộc mục: Võ quán,Vovinam

    « Bài cũ hơn
    Judo:Kỹ thuật Thoát khỏi các thế đòn khóa

    Bài mới hơn »
    Cái Bang: Sự thật và Huyền thoại
  9. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
  10. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Chết trên sàn tập, sàn diễn, vẫn hơn chết trên giường bệnh

    Người đăng ngocduyen Ngày đăng: 10:21 - 23.04.2011
    [​IMG]

    Võ học mang lại cho võ sư Thu Vân nhiều thứ – tình yêu, sự quý trọng của bạn bè đồng nghiệp, cơ hội “xuất khẩu” võ thuật cổ truyền… với hai võ đường tại Pháp. Cũng chính võ học đã góp phần đáng kể trong hành trình bà giành lại sự sống từ tử thần.
    Nhiều năm là trưởng khoa Cải lương Trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh nhưng xem ra võ sư Thu Vân lại được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực võ thuật. Hơn 50 năm theo nghiệp võ, hiện là Chưởng môn Nguyễn Phương Danh – Thu Vân Quốc tế Võ đạo, bà là người phụ nữ Việt Nam duy nhất hai lần được Liên đoàn Võ thuật Quốc tế mời tham dự Đại hội Võ thuật Quốc tế Paris (Pháp). Mới đây, bà đã trở thành hội viên của Tổng hội Võ thuật Thế giới, được tổ chức này mời đích danh tham dự Đại hội Võ thuật Quốc tế tại Mỹ vào tháng 7/2011. Bà cũng là nữ cascadeur đầu tiên của Việt Nam, tham gia nhiều bộ phim trong và ngoài nước.
    Võ học mang lại cho bà nhiều thứ – tình yêu, sự quý trọng của bạn bè đồng nghiệp, cơ hội “xuất khẩu” võ thuật cổ truyền… với hai võ đường tại Pháp. Cũng chính võ học đã góp phần đáng kể trong hành trình bà giành lại sự sống từ tử thần.
    Sắp bước sang tuổi 70, nhưng bà vẫn không ngừng hoạt động, âm thầm góp nhặt những tinh hoa của võ học, cũng như nghệ thuật cải lương, để lại cho đời.
    Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu khi bà vừa kết thúc buổi học đầu tiên tại lớp võ dưỡng sinh ở Bệnh viện Y học Dân tộc TP. ***********.
    Là chưởng môn một phái, đâu là lý do khiến bà quyết định ghi danh tập võ dưỡng sinh?
    Cái gì chưa biết thì học. Còn học là còn có cơ hội tiến bộ. Bây giờ tôi lớn tuổi rồi, học dưỡng sinh giúp mình giữ sức. Thêm nữa, không khí tập luyện rất vui. Niềm vui của những người già. Các động tác trong dưỡng sinh trông thì chậm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều đòn thế. Ngoài dưỡng sinh, hiện tôi còn là môn sinh của phái Vịnh Xuân quyền.
    Thông thường, người học võ chỉ đi theo một tông phái. Còn bà lại theo học khá nhiều môn phái?
    Chuyện khá dài. Mùa xuân năm 1975, tôi được điều động về đoàn Cải lương Giải Phóng lên đường vào Nam phục vụ chiến dịch. Sang năm 1976, tôi được bố trí làm việc tại khoa Cải lương, Trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP. ***********. Cũng kể từ đó, tôi lần lượt gõ cửa nhiều võ đường xin thọ giáo.
    Mục đích của tôi không phải là để đấu đài, mà là vận dụng võ học vào múa và trình thức vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Chẳng hạn, dựng vở Hoa anh đào người biên đạo cần biết đánh kiếm Nhật, dựng vở Tôn Ngộ Không tam đả Bạch Cốt Tinh phải rành côn thuật. Mặt khác, là người mê võ, nên tôi lo ngại tinh hoa võ thuật sẽ bị mai một, thất truyền khi các thầy khuất núi. Tôi cũng muốn lưu trữ những tinh hoa võ học cho sau này. Thành ra, tôi xin phép được quay phim, chụp hình khi các thầy biểu diễn.

    [​IMG]Võ sư Thu Vân. Tranh Hoàng Tường Có vẻ như đây là trách nhiệm của ngành thể dục thể thao, hơn là của một cá nhân?
    Có lẽ ngành thể thao còn nhiều mối quan tâm khác, cấp thiết hơn, nên chưa có những động thái thiết thực nhằm bảo tồn võ cổ truyền. Nhưng cứ trông chờ vào Nhà nước thì biết đến bao giờ, trong khi các thầy ngày càng già yếu.
    Nói đi cũng phải nói lại. Những tuyệt chiêu của các môn phái cũng giống như cái “cần câu cơm”, đâu dễ truyền ra bên ngoài?
    Đúng là việc thuyết phục các thầy truyền thụ những chiêu thức sở đắc là rất khó. Võ sư Sa Long Cương là một trường hợp. Chưởng môn phái Sa Long Cương này có một nguyên tắc là không biểu diễn võ thuật bên ngoài võ đường của mình, huống chi là chụp hình, quay phim. Vậy mà tôi thuyết phục được ông ấy biểu diễn trọn vẹn một bài kiếm. Giờ đây thầy Cương đã khuất núi, nhưng bài kiếm của thầy thì vẫn còn mãi, hiện được lưu giữ trên website của tôi (http://thuvanvodao.edu.vn/).
    Bà thuyết phục bằng cách nào?
    Thái độ chân thành, sự kiên trì, chịu khó và không vụ lợi. Phần lớn những võ sư tôi thọ giáo đều chấp thuận cho tôi ghi hình.
    Có thể hiểu còn một phần nhỏ khước từ nguyện vọng của bà?
    Nhưng tôi không bỏ cuộc. Trong trường hợp này, tôi chọn giải pháp là đến võ đường ghi danh, nhập môn như những võ sinh bình thường khác.
    Thọ giáo nhiều thầy như vậy nhưng tại sao môn phái của bà lại chỉ lấy tên là Nguyễn Phương Danh – Thu Vân Quốc tế Võ đạo?
    Đối với những võ sư mà tôi có cơ hội thọ giáo sau này, tôi không phải là đệ tử chân truyền. Còn với võ sư Tám Danh, ông là người đầu tiên dìu dắt tôi vào nghiệp võ. Tôi vốn xuất thân là diễn viên cải lương. Năm 1959, ở tuổi 13, tôi theo học khoa Diễn viên Cải lương tại Trường Nghệ thuật Ca kịch Dân tộc Hà Nội. Năm 1962, tôi bị mất tiếng sau một cơn trọng bệnh. Cú sốc đó khiến tôi suy sụp.
    Với người diễn viên cải lương, mất giọng cũng giống như người lính tay không ra trận. Nhận thấy tôi có năng khiếu về võ thuật, thầy Tám Danh khuyên tôi chuyển sang học võ và trình thức vũ đạo cải lương (hiểu nôm na là dạy diễn viên cách tạo dáng trong diễn xuất, chẳng hạn đào văn thì đứng thế nào, đào võ đi ra làm sao, rồi say – ghiền – điên – loạn…).
    Sang năm 1964, tôi trở thành giảng viên bộ môn này. Nghệ danh Thu Vân cũng là của thầy Tám Danh đặt cho. Nhờ theo nghiệp võ nên tôi vẫn còn cơ hội gắn bó với ánh đèn sân khấu. Đương nhiên, mình chỉ vào những vai phụ, không đòi hỏi phải ca. Thí dụ như vào vai chim hạc. Cũng nhờ vai diễn nhỏ này mà trong một lần đi biểu diễn ở Trường Sĩ quan Lục quân tại tỉnh Bắc Ninh, tôi đã gặp được người đàn ông của đời mình. Anh là người Bến Tre, tập kết ra Bắc.
    Một người phụ nữ gốc Bắc, đam mê quyền cước, làm dâu phương Nam thì thế nào nhỉ?
    Lần đầu tiên về ra mắt nhà chồng, vừa vào bếp là tôi thú nhận liền với mẹ chồng rằng mình rất dở chuyện nữ công gia chánh, ngoài múa võ ra chẳng biết làm gì. Được mẹ chồng khích lệ, tôi nhặt hai thanh củi, đi một bài song đao. Không ngờ gia đình bên chồng tôi đều là những người rành võ nghệ. Thành ra, mẹ chồng tôi tỏ ra vô cùng thích thú. Khi tôi ngừng múa, bà còn bổ khuyết cho tôi một số chỗ khiếm khuyết. Lúc ấy, tôi òa khóc. Tôi kể với bà rằng mình mồ côi mẹ từ lúc lên năm. Chịu tang mẹ xong, gia đình gửi tôi đi sơ tán, bắt đầu cuộc sống tập thể cho đến ngày lấy chồng. Sau này mẹ chồng rất cưng tôi, bà dạy tôi từ cách nạo trái dừa, cho đến chuẩn bị một mâm cơm.
    Cũng nhờ võ mà bà có hai võ đường ở Paris?
    Hai võ đường đó không phải của tôi, cũng như không hề có bất kỳ quyền lợi và ràng buộc với hai võ đường này. Chủ nhân hai cơ sở đào tạo võ thuật này là hai người khác nhau, trong đó có một người Việt và một người Pháp.
    [​IMG]võ sư Thu Vân tại Pháp - Nguồn ảnh internet

    Vậy tại sao hai võ đường này lại mang tên Thu Vân Quốc tế Võ đạo?
    Năm 1998, võ sư Vĩnh Long có mời tôi qua dạy tại võ đường của ông ấy. Lúc ấy, hai chủ võ đường này còn là môn sinh. Khi tôi về nước, họ theo qua Việt Nam, học thêm tôi. Khi ông Vĩnh Long qua đời, hai người này đứng ra thành lập võ đường riêng, có mời tôi qua Paris thêm hai lần nữa, để huấn luyện cho võ đường của họ.
    Bà có giấu nghề không?
    Không. Tôi quan niệm truyền (võ) là trao. Mình chết có mang đi được đâu. Vả lại, môn sinh toàn là người nước ngoài. Họ rất sòng phẳng. Nếu thấy rằng mình không mang lại cho họ giá trị mới thì họ chỉ mời mình một lần thôi, không bao giờ có lần sau. Cũng nhờ những tuyệt chiêu học hỏi từ các thầy mà tôi chế ngự được các môn sinh nước ngoài, khiến họ tâm phục khẩu phục. Điều tôi buồn nhất là khi người nước ngoài đến tham quan võ đường của chúng ta, vừa đưa máy quay lên là mọi người ngồi thụp xuống, không tập nữa. Họ nói rằng chúng tôi muốn tuyên truyền võ thuật của các bạn, nhưng các bạn lại giấu, thì làm sao chúng tôi giới thiệu cái hay của các bạn đối với thế giới.
    Nói tiếp câu chuyện về hai võ đường tại Paris. Năm 2003, khi đang tham gia một bộ phim, tôi thường xuyên bị đau ngực. Đi khám mới hay mình bị ung thư, khối u dài 6cm, bắt đầu di căn lên não. Biết tin tôi mắc bệnh nan y, hai người chủ võ đường ấy quyết định đổi tên võ đường thành môn phái của tôi, như một lời cảm ơn, một niềm an ủi, động viên tôi trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
    Từ thời điểm phát bệnh đến nay cũng đã gần tám năm. Bệnh trạng của bà hiện nay ra sao?
    Theo các bác sĩ thì tôi khá ổn, đến thời điểm này thì tế bào ung thư không còn phát triển nữa.
    Bà điều trị bằng cách nào?
    Vừa hoàn tất cảnh cuối của phim thì tôi lên bàn mổ. Sau khi phẫu thuật khoét nguyên một bầu ngực, tôi tiến hành hóa trị theo chỉ định của bác sĩ. Vô hóa chất nên người rất mệt, mình lại lớn tuổi, nên sức khỏe ngày càng suy kiệt. Một môn sinh của tôi ở dưới Bến Tre mách tôi uống huyết rắn hổ mang đất. Để khỏi bị tanh, sau khi cắt đuôi con rắn, hứng huyết vào trái dừa dâu, rồi uống liền. Bài thuốc này giúp tôi phục hồi thể lực, nhưng chỉ hiệu nghiệm đối với những người đã trải qua phẫu thuật như tôi, còn những bệnh nhân ung thư chưa qua phẫu thuật thì không nên áp dụng.
    Một người bà con của tôi, cũng bị ung thư nhưng chưa phẫu thuật, sau khi bắt chước tôi thì khối u phát triển rất nhanh, vì trong huyết rắn có rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, tôi vẫn tập khí công hằng ngày. Thành ra, điều trị theo cách nào thì tôi không dám nói, bởi y học không phải chuyên môn của tôi.
    Ung thư được xem như án tử hình. Khi biết mình mắc bệnh, có bao giờ bà cảm thấy nản, muốn buông xuôi?
    Có. Tôi chán nản. Thế nên, thời gian này tôi thường xuyên đi chùa, ghé thăm những mái ấm, nhà mở, những cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, hoặc trẻ bị khuyết tật. Tiếp xúc với các em, lắng nghe tâm sự của các em, tôi nhận ra bệnh tật của mình chưa thấm tháp gì đối với nỗi bất hạnh của các em. Vậy mà trong khi các em vui vẻ thì bà già gần kề miệng lỗ như mình lại rầu rĩ. Cái vòng sinh diệt chẳng buông tha ai bao giờ. Nghĩ được đến đó thì tự nhiên tinh thần mình lên lại.
    Tôi ở lại chùa dạy võ cho các em, dạy các em múa lân, dạy các em đờn, hát… Khi đứng lớp, tự nhiên bệnh tật bỏ tôi đi chơi chỗ khác. Chính niềm vui của các em đã tiếp thêm cho tôi nghị lực trong hành trình giành lại sự sống. Tôi có một niềm tự hào nho nhỏ là trong những môn sinh của mình, có cả những em bị khiếm thính, khiếm thị… ngồi xe lăn.
    [​IMG]Niềm vui của các bạn trẻ khuyết tật cũng là niềm vui của võ sư Thu Vân - Nguồn ảnh Internet

    Bà có thể nói rõ hơn làm cách nào để có thể dạy cho những đối tượng kém may mắn này?
    Tôi nhớ buổi đầu đứng lớp, theo thói quen, mình nói: “Các con nhìn bà này… “. Một em lên tiếng: “Con nhìn thấy bà thì con chết”. Tôi biết mình lỡ lời. Tập cho các em vừa phải kiên trì, vừa phải thận trọng từng lời ăn tiếng nói, để không đụng chạm đến nỗi bất hạnh của các em. Những em mù không nhìn thấy động tác, mình dạy bằng xúc giác, cầm tay từng em để đưa ra một tư thế. Những em khiếm thính thì tuy nhìn thấy, nhưng lại không nghe được, không hiểu mình muốn nói gì. Thế nên, phải “cầm tay chỉ việc” cho từng người. Đến khi dựng các trích đoạn lịch sử như Trần Quốc Toản ra quân, Cờ lau tập trận… còn mệt nữa.
    Còn với những em bị liệt, không thể tập võ được, tôi dạy các em múa lân. Theo đó, em ngồi xe lăn cầm đầu lân, em khiếm thính đẩy xe, còn em khiếm thị thì cầm đuôi lân, chạy theo rũ. Khi tiết mục của các em được phát sóng trên truyền hình, nhiều người đã không cầm nổi nước mắt. Còn tôi thì mỉm cười.
    Nhìn lại thì thấy bà “được” nhiều từ nghề võ. Thế còn “mất” thì… có không, thưa bà?
    Có. Tôi luôn mang trong mình mặc cảm là người có lỗi với chồng, với con. Khi phát bệnh, tôi bày tỏ tâm nguyện tập hợp những tư liệu mà mình góp nhặt mấy chục năm, in sang thành băng đĩa rồi xây dựng một website để lưu trữ tư liệu. Ước nguyện của tôi là những người yêu mến võ thuật và nghệ thuật cải lương có thể dễ dàng tiếp cận kho tàng này.
    Để có kinh phí, tôi đã xin chồng con bán căn nhà đang ở, mua một căn nhà nhỏ hơn. Các con tôi phản đối quyết liệt. Nếu bán nhà để trị bệnh cho tôi thì đã đành, đằng này lại dùng vào một việc bao đồng, không phải trách nhiệm của mình. Chỉ có chồng tôi là ủng hộ. Sau khi xây dựng xong trang web, in sang được một phần số lượng băng đĩa thì anh ấy qua đời. Trước lúc nhắm mắt, anh ấy chỉ tiếc là chưa hoàn thành tâm nguyện của tôi.
    Bệnh tật, tuổi tác đã cao, tâm nguyện thì còn dang dở.
    Vậy mà bà còn cáng đáng thêm vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO võ thuật cascadeur điện ảnh đa truyền thông trong bối cảnh nghề này đang đi vào giai đoạn thoái trào?
    Nếu nói về khó khăn thì không ai muốn theo đuổi nghề đóng thế. Cascadeur là một công việc vất vả, thu nhập đã thấp lại không ổn định. Rủi ro chấn thương rất cao. Nhưng biết làm sao khi nghề đã ngấm vào máu, say lắm, không bỏ được. Tôi già thế này rồi mà vẫn mê. Đồng nghiệp cần là đi.
    Thời gian mang bệnh, gia đình và bác sĩ yêu cầu tôi ngừng các hoạt động xã hội, tập trung điều trị. Có lần đang ở trong bệnh viện chờ xạ trị, thì đồng nghiệp điện thoại báo tin đã chuẩn bị xong, chỉ chờ tôi đến là bấm máy cảnh một bà già bị tung xe. Tôi nói con gái tôi chờ ở ngoài, vờ vào phòng xạ trị, cởi áo bệnh nhân, rồi đi cửa sau đón xe ôm ra hiện trường. Diễn xong là đón xe ôm quay lại bệnh viện, lại thay áo bệnh nhân, đi ra. Nhưng thuốc đỏ dùng làm máu giả còn bám trên đầu, không kịp tẩy trang, nên con gái tôi biết, khóc quá trời. Vừa giận, vừa thương mẹ.
    Vậy chừng nào bà mới tính đến chuyện nghỉ ngơi?
    Đã mang lấy nghiệp vào thân, có chết trên sàn tập, sàn diễn vẫn hơn chết trên giường bệnh. Nếu ngồi yên một chỗ, có lẽ tôi đã không sống được đến bây giờ. Thêm nữa, bây giờ phong trào đang lên, nhất là sau khi diễn ra Đại hội Võ thuật Quốc tế tại Bình Định với sự góp mặt của 36 nước. Khó khăn lắm mới có cơ hội gầy được phong trào, nghỉ ngang thì uổng lắm. Quỹ thời gian của mình có hạn. Trời cho sống được ngày nào thì ráng làm. Hiện tôi đang theo đuổi kế hoạch đưa võ cổ truyền vào học đường, đã tổ chức được hai lớp ngoại khóa ở bậc tiểu học và trung học cơ sở tại Trường Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình. Quý lắm.
    Làm thế nào mà bà thuyết phục được nhà trường?
    Tôi dẫn một học trò của mình đến biểu diễn. Em mới sáu tuổi, theo học tôi được hơn một năm, nhưng đã biểu diễn thuần thục một số bài đao pháp, cước pháp, quyền pháp. Màn biểu diễn của em đã thuyết phục được ban giám hiệu ngôi trường này. Tôi muốn chứng minh rằng võ thuật cổ truyền phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Qua những bài học, tôi ***g ghép vào những câu chuyện về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là giai đoạn thử nghiệm. Khát vọng của tôi là đưa võ thuật cổ truyền vào chương trình đào tạo chính khóa, thay thế cho môn thể dục.
    Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng cho con cái đi học võ tại các trung tâm. Như vậy nhu cầu là có. Nếu không ham thích võ thuật thì chí ít cũng giúp các em rèn luyện sức khỏe. Để khuyến khích các em học võ, tôi và giáo sư Trần Văn Khê đang tính toán phương án kết hợp giữa võ thuật cổ truyền và âm nhạc dân tộc, gọi là võ nhạc. Theo đó, các môn sinh sẽ biểu diễn võ thuật theo những giai điệu âm nhạc dân tộc. Làm được điều này thì vẹn cả đôi đường, vừa giúp các em rèn luyện sức khỏe, vừa bồi dưỡng tâm hồn. Đưa võ nhạc vào học đường là một hình thức giáo dục, bảo tồn và phát huy truyền thống.
    Ngoài ra, tôi cũng đang xúc tiến ký kết hợp tác với Trường đại học quốc tế Hồng Bàng, nơi tôi từng làm việc nhiều năm sau khi nghỉ hưu, để đưa võ cổ truyền vào chương trình giảng dạy. Đây cũng là một trong những cơ sở đào tạo đại học có hệ cử nhân võ đạo.
    Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
    Thượng Tùng (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

    Bài mới:


    Bài cùng danh mục:


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chết trên sàn tập, sàn diễn, vẫn hơn chết trên giường bệnh

    Người đăng ngocduyen Ngày đăng: 10:21 - 23.04.2011
    [​IMG]

    Võ học mang lại cho võ sư Thu Vân nhiều thứ – tình yêu, sự quý trọng của bạn bè đồng nghiệp, cơ hội “xuất khẩu” võ thuật cổ truyền… với hai võ đường tại Pháp. Cũng chính võ học đã góp phần đáng kể trong hành trình bà giành lại sự sống từ tử thần.
    Nhiều năm là trưởng khoa Cải lương Trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh nhưng xem ra võ sư Thu Vân lại được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực võ thuật. Hơn 50 năm theo nghiệp võ, hiện là Chưởng môn Nguyễn Phương Danh – Thu Vân Quốc tế Võ đạo, bà là người phụ nữ Việt Nam duy nhất hai lần được Liên đoàn Võ thuật Quốc tế mời tham dự Đại hội Võ thuật Quốc tế Paris (Pháp). Mới đây, bà đã trở thành hội viên của Tổng hội Võ thuật Thế giới, được tổ chức này mời đích danh tham dự Đại hội Võ thuật Quốc tế tại Mỹ vào tháng 7/2011. Bà cũng là nữ cascadeur đầu tiên của Việt Nam, tham gia nhiều bộ phim trong và ngoài nước.
    Võ học mang lại cho bà nhiều thứ – tình yêu, sự quý trọng của bạn bè đồng nghiệp, cơ hội “xuất khẩu” võ thuật cổ truyền… với hai võ đường tại Pháp. Cũng chính võ học đã góp phần đáng kể trong hành trình bà giành lại sự sống từ tử thần.
    Sắp bước sang tuổi 70, nhưng bà vẫn không ngừng hoạt động, âm thầm góp nhặt những tinh hoa của võ học, cũng như nghệ thuật cải lương, để lại cho đời.
    Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu khi bà vừa kết thúc buổi học đầu tiên tại lớp võ dưỡng sinh ở Bệnh viện Y học Dân tộc TP. ***********.
    Là chưởng môn một phái, đâu là lý do khiến bà quyết định ghi danh tập võ dưỡng sinh?
    Cái gì chưa biết thì học. Còn học là còn có cơ hội tiến bộ. Bây giờ tôi lớn tuổi rồi, học dưỡng sinh giúp mình giữ sức. Thêm nữa, không khí tập luyện rất vui. Niềm vui của những người già. Các động tác trong dưỡng sinh trông thì chậm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều đòn thế. Ngoài dưỡng sinh, hiện tôi còn là môn sinh của phái Vịnh Xuân quyền.
    Thông thường, người học võ chỉ đi theo một tông phái. Còn bà lại theo học khá nhiều môn phái?
    Chuyện khá dài. Mùa xuân năm 1975, tôi được điều động về đoàn Cải lương Giải Phóng lên đường vào Nam phục vụ chiến dịch. Sang năm 1976, tôi được bố trí làm việc tại khoa Cải lương, Trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP. ***********. Cũng kể từ đó, tôi lần lượt gõ cửa nhiều võ đường xin thọ giáo.
    Mục đích của tôi không phải là để đấu đài, mà là vận dụng võ học vào múa và trình thức vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Chẳng hạn, dựng vở Hoa anh đào người biên đạo cần biết đánh kiếm Nhật, dựng vở Tôn Ngộ Không tam đả Bạch Cốt Tinh phải rành côn thuật. Mặt khác, là người mê võ, nên tôi lo ngại tinh hoa võ thuật sẽ bị mai một, thất truyền khi các thầy khuất núi. Tôi cũng muốn lưu trữ những tinh hoa võ học cho sau này. Thành ra, tôi xin phép được quay phim, chụp hình khi các thầy biểu diễn.

    [​IMG]Võ sư Thu Vân. Tranh Hoàng Tường Có vẻ như đây là trách nhiệm của ngành thể dục thể thao, hơn là của một cá nhân?
    Có lẽ ngành thể thao còn nhiều mối quan tâm khác, cấp thiết hơn, nên chưa có những động thái thiết thực nhằm bảo tồn võ cổ truyền. Nhưng cứ trông chờ vào Nhà nước thì biết đến bao giờ, trong khi các thầy ngày càng già yếu.
    Nói đi cũng phải nói lại. Những tuyệt chiêu của các môn phái cũng giống như cái “cần câu cơm”, đâu dễ truyền ra bên ngoài?
    Đúng là việc thuyết phục các thầy truyền thụ những chiêu thức sở đắc là rất khó. Võ sư Sa Long Cương là một trường hợp. Chưởng môn phái Sa Long Cương này có một nguyên tắc là không biểu diễn võ thuật bên ngoài võ đường của mình, huống chi là chụp hình, quay phim. Vậy mà tôi thuyết phục được ông ấy biểu diễn trọn vẹn một bài kiếm. Giờ đây thầy Cương đã khuất núi, nhưng bài kiếm của thầy thì vẫn còn mãi, hiện được lưu giữ trên website của tôi (http://thuvanvodao.edu.vn/).
    Bà thuyết phục bằng cách nào?
    Thái độ chân thành, sự kiên trì, chịu khó và không vụ lợi. Phần lớn những võ sư tôi thọ giáo đều chấp thuận cho tôi ghi hình.
    Có thể hiểu còn một phần nhỏ khước từ nguyện vọng của bà?
    Nhưng tôi không bỏ cuộc. Trong trường hợp này, tôi chọn giải pháp là đến võ đường ghi danh, nhập môn như những võ sinh bình thường khác.
    Thọ giáo nhiều thầy như vậy nhưng tại sao môn phái của bà lại chỉ lấy tên là Nguyễn Phương Danh – Thu Vân Quốc tế Võ đạo?
    Đối với những võ sư mà tôi có cơ hội thọ giáo sau này, tôi không phải là đệ tử chân truyền. Còn với võ sư Tám Danh, ông là người đầu tiên dìu dắt tôi vào nghiệp võ. Tôi vốn xuất thân là diễn viên cải lương. Năm 1959, ở tuổi 13, tôi theo học khoa Diễn viên Cải lương tại Trường Nghệ thuật Ca kịch Dân tộc Hà Nội. Năm 1962, tôi bị mất tiếng sau một cơn trọng bệnh. Cú sốc đó khiến tôi suy sụp.
    Với người diễn viên cải lương, mất giọng cũng giống như người lính tay không ra trận. Nhận thấy tôi có năng khiếu về võ thuật, thầy Tám Danh khuyên tôi chuyển sang học võ và trình thức vũ đạo cải lương (hiểu nôm na là dạy diễn viên cách tạo dáng trong diễn xuất, chẳng hạn đào văn thì đứng thế nào, đào võ đi ra làm sao, rồi say – ghiền – điên – loạn…).
    Sang năm 1964, tôi trở thành giảng viên bộ môn này. Nghệ danh Thu Vân cũng là của thầy Tám Danh đặt cho. Nhờ theo nghiệp võ nên tôi vẫn còn cơ hội gắn bó với ánh đèn sân khấu. Đương nhiên, mình chỉ vào những vai phụ, không đòi hỏi phải ca. Thí dụ như vào vai chim hạc. Cũng nhờ vai diễn nhỏ này mà trong một lần đi biểu diễn ở Trường Sĩ quan Lục quân tại tỉnh Bắc Ninh, tôi đã gặp được người đàn ông của đời mình. Anh là người Bến Tre, tập kết ra Bắc.
    Một người phụ nữ gốc Bắc, đam mê quyền cước, làm dâu phương Nam thì thế nào nhỉ?
    Lần đầu tiên về ra mắt nhà chồng, vừa vào bếp là tôi thú nhận liền với mẹ chồng rằng mình rất dở chuyện nữ công gia chánh, ngoài múa võ ra chẳng biết làm gì. Được mẹ chồng khích lệ, tôi nhặt hai thanh củi, đi một bài song đao. Không ngờ gia đình bên chồng tôi đều là những người rành võ nghệ. Thành ra, mẹ chồng tôi tỏ ra vô cùng thích thú. Khi tôi ngừng múa, bà còn bổ khuyết cho tôi một số chỗ khiếm khuyết. Lúc ấy, tôi òa khóc. Tôi kể với bà rằng mình mồ côi mẹ từ lúc lên năm. Chịu tang mẹ xong, gia đình gửi tôi đi sơ tán, bắt đầu cuộc sống tập thể cho đến ngày lấy chồng. Sau này mẹ chồng rất cưng tôi, bà dạy tôi từ cách nạo trái dừa, cho đến chuẩn bị một mâm cơm.
    Cũng nhờ võ mà bà có hai võ đường ở Paris?
    Hai võ đường đó không phải của tôi, cũng như không hề có bất kỳ quyền lợi và ràng buộc với hai võ đường này. Chủ nhân hai cơ sở đào tạo võ thuật này là hai người khác nhau, trong đó có một người Việt và một người Pháp.
    [​IMG]võ sư Thu Vân tại Pháp - Nguồn ảnh internet

    Vậy tại sao hai võ đường này lại mang tên Thu Vân Quốc tế Võ đạo?
    Năm 1998, võ sư Vĩnh Long có mời tôi qua dạy tại võ đường của ông ấy. Lúc ấy, hai chủ võ đường này còn là môn sinh. Khi tôi về nước, họ theo qua Việt Nam, học thêm tôi. Khi ông Vĩnh Long qua đời, hai người này đứng ra thành lập võ đường riêng, có mời tôi qua Paris thêm hai lần nữa, để huấn luyện cho võ đường của họ.
    Bà có giấu nghề không?
    Không. Tôi quan niệm truyền (võ) là trao. Mình chết có mang đi được đâu. Vả lại, môn sinh toàn là người nước ngoài. Họ rất sòng phẳng. Nếu thấy rằng mình không mang lại cho họ giá trị mới thì họ chỉ mời mình một lần thôi, không bao giờ có lần sau. Cũng nhờ những tuyệt chiêu học hỏi từ các thầy mà tôi chế ngự được các môn sinh nước ngoài, khiến họ tâm phục khẩu phục. Điều tôi buồn nhất là khi người nước ngoài đến tham quan võ đường của chúng ta, vừa đưa máy quay lên là mọi người ngồi thụp xuống, không tập nữa. Họ nói rằng chúng tôi muốn tuyên truyền võ thuật của các bạn, nhưng các bạn lại giấu, thì làm sao chúng tôi giới thiệu cái hay của các bạn đối với thế giới.
    Nói tiếp câu chuyện về hai võ đường tại Paris. Năm 2003, khi đang tham gia một bộ phim, tôi thường xuyên bị đau ngực. Đi khám mới hay mình bị ung thư, khối u dài 6cm, bắt đầu di căn lên não. Biết tin tôi mắc bệnh nan y, hai người chủ võ đường ấy quyết định đổi tên võ đường thành môn phái của tôi, như một lời cảm ơn, một niềm an ủi, động viên tôi trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
    Từ thời điểm phát bệnh đến nay cũng đã gần tám năm. Bệnh trạng của bà hiện nay ra sao?
    Theo các bác sĩ thì tôi khá ổn, đến thời điểm này thì tế bào ung thư không còn phát triển nữa.
    Bà điều trị bằng cách nào?
    Vừa hoàn tất cảnh cuối của phim thì tôi lên bàn mổ. Sau khi phẫu thuật khoét nguyên một bầu ngực, tôi tiến hành hóa trị theo chỉ định của bác sĩ. Vô hóa chất nên người rất mệt, mình lại lớn tuổi, nên sức khỏe ngày càng suy kiệt. Một môn sinh của tôi ở dưới Bến Tre mách tôi uống huyết rắn hổ mang đất. Để khỏi bị tanh, sau khi cắt đuôi con rắn, hứng huyết vào trái dừa dâu, rồi uống liền. Bài thuốc này giúp tôi phục hồi thể lực, nhưng chỉ hiệu nghiệm đối với những người đã trải qua phẫu thuật như tôi, còn những bệnh nhân ung thư chưa qua phẫu thuật thì không nên áp dụng.
    Một người bà con của tôi, cũng bị ung thư nhưng chưa phẫu thuật, sau khi bắt chước tôi thì khối u phát triển rất nhanh, vì trong huyết rắn có rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, tôi vẫn tập khí công hằng ngày. Thành ra, điều trị theo cách nào thì tôi không dám nói, bởi y học không phải chuyên môn của tôi.
    Ung thư được xem như án tử hình. Khi biết mình mắc bệnh, có bao giờ bà cảm thấy nản, muốn buông xuôi?
    Có. Tôi chán nản. Thế nên, thời gian này tôi thường xuyên đi chùa, ghé thăm những mái ấm, nhà mở, những cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, hoặc trẻ bị khuyết tật. Tiếp xúc với các em, lắng nghe tâm sự của các em, tôi nhận ra bệnh tật của mình chưa thấm tháp gì đối với nỗi bất hạnh của các em. Vậy mà trong khi các em vui vẻ thì bà già gần kề miệng lỗ như mình lại rầu rĩ. Cái vòng sinh diệt chẳng buông tha ai bao giờ. Nghĩ được đến đó thì tự nhiên tinh thần mình lên lại.
    Tôi ở lại chùa dạy võ cho các em, dạy các em múa lân, dạy các em đờn, hát… Khi đứng lớp, tự nhiên bệnh tật bỏ tôi đi chơi chỗ khác. Chính niềm vui của các em đã tiếp thêm cho tôi nghị lực trong hành trình giành lại sự sống. Tôi có một niềm tự hào nho nhỏ là trong những môn sinh của mình, có cả những em bị khiếm thính, khiếm thị… ngồi xe lăn.
    [​IMG]Niềm vui của các bạn trẻ khuyết tật cũng là niềm vui của võ sư Thu Vân - Nguồn ảnh Internet

    Bà có thể nói rõ hơn làm cách nào để có thể dạy cho những đối tượng kém may mắn này?
    Tôi nhớ buổi đầu đứng lớp, theo thói quen, mình nói: “Các con nhìn bà này… “. Một em lên tiếng: “Con nhìn thấy bà thì con chết”. Tôi biết mình lỡ lời. Tập cho các em vừa phải kiên trì, vừa phải thận trọng từng lời ăn tiếng nói, để không đụng chạm đến nỗi bất hạnh của các em. Những em mù không nhìn thấy động tác, mình dạy bằng xúc giác, cầm tay từng em để đưa ra một tư thế. Những em khiếm thính thì tuy nhìn thấy, nhưng lại không nghe được, không hiểu mình muốn nói gì. Thế nên, phải “cầm tay chỉ việc” cho từng người. Đến khi dựng các trích đoạn lịch sử như Trần Quốc Toản ra quân, Cờ lau tập trận… còn mệt nữa.
    Còn với những em bị liệt, không thể tập võ được, tôi dạy các em múa lân. Theo đó, em ngồi xe lăn cầm đầu lân, em khiếm thính đẩy xe, còn em khiếm thị thì cầm đuôi lân, chạy theo rũ. Khi tiết mục của các em được phát sóng trên truyền hình, nhiều người đã không cầm nổi nước mắt. Còn tôi thì mỉm cười.
    Nhìn lại thì thấy bà “được” nhiều từ nghề võ. Thế còn “mất” thì… có không, thưa bà?
    Có. Tôi luôn mang trong mình mặc cảm là người có lỗi với chồng, với con. Khi phát bệnh, tôi bày tỏ tâm nguyện tập hợp những tư liệu mà mình góp nhặt mấy chục năm, in sang thành băng đĩa rồi xây dựng một website để lưu trữ tư liệu. Ước nguyện của tôi là những người yêu mến võ thuật và nghệ thuật cải lương có thể dễ dàng tiếp cận kho tàng này.
    Để có kinh phí, tôi đã xin chồng con bán căn nhà đang ở, mua một căn nhà nhỏ hơn. Các con tôi phản đối quyết liệt. Nếu bán nhà để trị bệnh cho tôi thì đã đành, đằng này lại dùng vào một việc bao đồng, không phải trách nhiệm của mình. Chỉ có chồng tôi là ủng hộ. Sau khi xây dựng xong trang web, in sang được một phần số lượng băng đĩa thì anh ấy qua đời. Trước lúc nhắm mắt, anh ấy chỉ tiếc là chưa hoàn thành tâm nguyện của tôi.
    Bệnh tật, tuổi tác đã cao, tâm nguyện thì còn dang dở.
    Vậy mà bà còn cáng đáng thêm vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO võ thuật cascadeur điện ảnh đa truyền thông trong bối cảnh nghề này đang đi vào giai đoạn thoái trào?
    Nếu nói về khó khăn thì không ai muốn theo đuổi nghề đóng thế. Cascadeur là một công việc vất vả, thu nhập đã thấp lại không ổn định. Rủi ro chấn thương rất cao. Nhưng biết làm sao khi nghề đã ngấm vào máu, say lắm, không bỏ được. Tôi già thế này rồi mà vẫn mê. Đồng nghiệp cần là đi.
    Thời gian mang bệnh, gia đình và bác sĩ yêu cầu tôi ngừng các hoạt động xã hội, tập trung điều trị. Có lần đang ở trong bệnh viện chờ xạ trị, thì đồng nghiệp điện thoại báo tin đã chuẩn bị xong, chỉ chờ tôi đến là bấm máy cảnh một bà già bị tung xe. Tôi nói con gái tôi chờ ở ngoài, vờ vào phòng xạ trị, cởi áo bệnh nhân, rồi đi cửa sau đón xe ôm ra hiện trường. Diễn xong là đón xe ôm quay lại bệnh viện, lại thay áo bệnh nhân, đi ra. Nhưng thuốc đỏ dùng làm máu giả còn bám trên đầu, không kịp tẩy trang, nên con gái tôi biết, khóc quá trời. Vừa giận, vừa thương mẹ.
    Vậy chừng nào bà mới tính đến chuyện nghỉ ngơi?
    Đã mang lấy nghiệp vào thân, có chết trên sàn tập, sàn diễn vẫn hơn chết trên giường bệnh. Nếu ngồi yên một chỗ, có lẽ tôi đã không sống được đến bây giờ. Thêm nữa, bây giờ phong trào đang lên, nhất là sau khi diễn ra Đại hội Võ thuật Quốc tế tại Bình Định với sự góp mặt của 36 nước. Khó khăn lắm mới có cơ hội gầy được phong trào, nghỉ ngang thì uổng lắm. Quỹ thời gian của mình có hạn. Trời cho sống được ngày nào thì ráng làm. Hiện tôi đang theo đuổi kế hoạch đưa võ cổ truyền vào học đường, đã tổ chức được hai lớp ngoại khóa ở bậc tiểu học và trung học cơ sở tại Trường Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình. Quý lắm.
    Làm thế nào mà bà thuyết phục được nhà trường?
    Tôi dẫn một học trò của mình đến biểu diễn. Em mới sáu tuổi, theo học tôi được hơn một năm, nhưng đã biểu diễn thuần thục một số bài đao pháp, cước pháp, quyền pháp. Màn biểu diễn của em đã thuyết phục được ban giám hiệu ngôi trường này. Tôi muốn chứng minh rằng võ thuật cổ truyền phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Qua những bài học, tôi ***g ghép vào những câu chuyện về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là giai đoạn thử nghiệm. Khát vọng của tôi là đưa võ thuật cổ truyền vào chương trình đào tạo chính khóa, thay thế cho môn thể dục.
    Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng cho con cái đi học võ tại các trung tâm. Như vậy nhu cầu là có. Nếu không ham thích võ thuật thì chí ít cũng giúp các em rèn luyện sức khỏe. Để khuyến khích các em học võ, tôi và giáo sư Trần Văn Khê đang tính toán phương án kết hợp giữa võ thuật cổ truyền và âm nhạc dân tộc, gọi là võ nhạc. Theo đó, các môn sinh sẽ biểu diễn võ thuật theo những giai điệu âm nhạc dân tộc. Làm được điều này thì vẹn cả đôi đường, vừa giúp các em rèn luyện sức khỏe, vừa bồi dưỡng tâm hồn. Đưa võ nhạc vào học đường là một hình thức giáo dục, bảo tồn và phát huy truyền thống.
    Ngoài ra, tôi cũng đang xúc tiến ký kết hợp tác với Trường đại học quốc tế Hồng Bàng, nơi tôi từng làm việc nhiều năm sau khi nghỉ hưu, để đưa võ cổ truyền vào chương trình giảng dạy. Đây cũng là một trong những cơ sở đào tạo đại học có hệ cử nhân võ đạo.
    Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
    Thượng Tùng (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

    Bài mới:


    Bài cùng danh mục:


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chết trên sàn tập, sàn diễn, vẫn hơn chết trên giường bệnh

    Người đăng ngocduyen Ngày đăng: 10:21 - 23.04.2011
    [​IMG]

    Võ học mang lại cho võ sư Thu Vân nhiều thứ – tình yêu, sự quý trọng của bạn bè đồng nghiệp, cơ hội “xuất khẩu” võ thuật cổ truyền… với hai võ đường tại Pháp. Cũng chính võ học đã góp phần đáng kể trong hành trình bà giành lại sự sống từ tử thần.
    Nhiều năm là trưởng khoa Cải lương Trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh nhưng xem ra võ sư Thu Vân lại được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực võ thuật. Hơn 50 năm theo nghiệp võ, hiện là Chưởng môn Nguyễn Phương Danh – Thu Vân Quốc tế Võ đạo, bà là người phụ nữ Việt Nam duy nhất hai lần được Liên đoàn Võ thuật Quốc tế mời tham dự Đại hội Võ thuật Quốc tế Paris (Pháp). Mới đây, bà đã trở thành hội viên của Tổng hội Võ thuật Thế giới, được tổ chức này mời đích danh tham dự Đại hội Võ thuật Quốc tế tại Mỹ vào tháng 7/2011. Bà cũng là nữ cascadeur đầu tiên của Việt Nam, tham gia nhiều bộ phim trong và ngoài nước.
    Võ học mang lại cho bà nhiều thứ – tình yêu, sự quý trọng của bạn bè đồng nghiệp, cơ hội “xuất khẩu” võ thuật cổ truyền… với hai võ đường tại Pháp. Cũng chính võ học đã góp phần đáng kể trong hành trình bà giành lại sự sống từ tử thần.
    Sắp bước sang tuổi 70, nhưng bà vẫn không ngừng hoạt động, âm thầm góp nhặt những tinh hoa của võ học, cũng như nghệ thuật cải lương, để lại cho đời.
    Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu khi bà vừa kết thúc buổi học đầu tiên tại lớp võ dưỡng sinh ở Bệnh viện Y học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.
    Là chưởng môn một phái, đâu là lý do khiến bà quyết định ghi danh tập võ dưỡng sinh?
    Cái gì chưa biết thì học. Còn học là còn có cơ hội tiến bộ. Bây giờ tôi lớn tuổi rồi, học dưỡng sinh giúp mình giữ sức. Thêm nữa, không khí tập luyện rất vui. Niềm vui của những người già. Các động tác trong dưỡng sinh trông thì chậm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều đòn thế. Ngoài dưỡng sinh, hiện tôi còn là môn sinh của phái Vịnh Xuân quyền.
    Thông thường, người học võ chỉ đi theo một tông phái. Còn bà lại theo học khá nhiều môn phái?
    Chuyện khá dài. Mùa xuân năm 1975, tôi được điều động về đoàn Cải lương Giải Phóng lên đường vào Nam phục vụ chiến dịch. Sang năm 1976, tôi được bố trí làm việc tại khoa Cải lương, Trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh. Cũng kể từ đó, tôi lần lượt gõ cửa nhiều võ đường xin thọ giáo.
    Mục đích của tôi không phải là để đấu đài, mà là vận dụng võ học vào múa và trình thức vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Chẳng hạn, dựng vở Hoa anh đào người biên đạo cần biết đánh kiếm Nhật, dựng vở Tôn Ngộ Không tam đả Bạch Cốt Tinh phải rành côn thuật. Mặt khác, là người mê võ, nên tôi lo ngại tinh hoa võ thuật sẽ bị mai một, thất truyền khi các thầy khuất núi. Tôi cũng muốn lưu trữ những tinh hoa võ học cho sau này. Thành ra, tôi xin phép được quay phim, chụp hình khi các thầy biểu diễn.

    [​IMG]Võ sư Thu Vân. Tranh Hoàng Tường Có vẻ như đây là trách nhiệm của ngành thể dục thể thao, hơn là của một cá nhân?
    Có lẽ ngành thể thao còn nhiều mối quan tâm khác, cấp thiết hơn, nên chưa có những động thái thiết thực nhằm bảo tồn võ cổ truyền. Nhưng cứ trông chờ vào Nhà nước thì biết đến bao giờ, trong khi các thầy ngày càng già yếu.
    Nói đi cũng phải nói lại. Những tuyệt chiêu của các môn phái cũng giống như cái “cần câu cơm”, đâu dễ truyền ra bên ngoài?
    Đúng là việc thuyết phục các thầy truyền thụ những chiêu thức sở đắc là rất khó. Võ sư Sa Long Cương là một trường hợp. Chưởng môn phái Sa Long Cương này có một nguyên tắc là không biểu diễn võ thuật bên ngoài võ đường của mình, huống chi là chụp hình, quay phim. Vậy mà tôi thuyết phục được ông ấy biểu diễn trọn vẹn một bài kiếm. Giờ đây thầy Cương đã khuất núi, nhưng bài kiếm của thầy thì vẫn còn mãi, hiện được lưu giữ trên website của tôi (http://thuvanvodao.edu.vn/).
    Bà thuyết phục bằng cách nào?
    Thái độ chân thành, sự kiên trì, chịu khó và không vụ lợi. Phần lớn những võ sư tôi thọ giáo đều chấp thuận cho tôi ghi hình.
    Có thể hiểu còn một phần nhỏ khước từ nguyện vọng của bà?
    Nhưng tôi không bỏ cuộc. Trong trường hợp này, tôi chọn giải pháp là đến võ đường ghi danh, nhập môn như những võ sinh bình thường khác.
    Thọ giáo nhiều thầy như vậy nhưng tại sao môn phái của bà lại chỉ lấy tên là Nguyễn Phương Danh – Thu Vân Quốc tế Võ đạo?
    Đối với những võ sư mà tôi có cơ hội thọ giáo sau này, tôi không phải là đệ tử chân truyền. Còn với võ sư Tám Danh, ông là người đầu tiên dìu dắt tôi vào nghiệp võ. Tôi vốn xuất thân là diễn viên cải lương. Năm 1959, ở tuổi 13, tôi theo học khoa Diễn viên Cải lương tại Trường Nghệ thuật Ca kịch Dân tộc Hà Nội. Năm 1962, tôi bị mất tiếng sau một cơn trọng bệnh. Cú sốc đó khiến tôi suy sụp.
    Với người diễn viên cải lương, mất giọng cũng giống như người lính tay không ra trận. Nhận thấy tôi có năng khiếu về võ thuật, thầy Tám Danh khuyên tôi chuyển sang học võ và trình thức vũ đạo cải lương (hiểu nôm na là dạy diễn viên cách tạo dáng trong diễn xuất, chẳng hạn đào văn thì đứng thế nào, đào võ đi ra làm sao, rồi say – ghiền – điên – loạn…).
    Sang năm 1964, tôi trở thành giảng viên bộ môn này. Nghệ danh Thu Vân cũng là của thầy Tám Danh đặt cho. Nhờ theo nghiệp võ nên tôi vẫn còn cơ hội gắn bó với ánh đèn sân khấu. Đương nhiên, mình chỉ vào những vai phụ, không đòi hỏi phải ca. Thí dụ như vào vai chim hạc. Cũng nhờ vai diễn nhỏ này mà trong một lần đi biểu diễn ở Trường Sĩ quan Lục quân tại tỉnh Bắc Ninh, tôi đã gặp được người đàn ông của đời mình. Anh là người Bến Tre, tập kết ra Bắc.
    Một người phụ nữ gốc Bắc, đam mê quyền cước, làm dâu phương Nam thì thế nào nhỉ?
    Lần đầu tiên về ra mắt nhà chồng, vừa vào bếp là tôi thú nhận liền với mẹ chồng rằng mình rất dở chuyện nữ công gia chánh, ngoài múa võ ra chẳng biết làm gì. Được mẹ chồng khích lệ, tôi nhặt hai thanh củi, đi một bài song đao. Không ngờ gia đình bên chồng tôi đều là những người rành võ nghệ. Thành ra, mẹ chồng tôi tỏ ra vô cùng thích thú. Khi tôi ngừng múa, bà còn bổ khuyết cho tôi một số chỗ khiếm khuyết. Lúc ấy, tôi òa khóc. Tôi kể với bà rằng mình mồ côi mẹ từ lúc lên năm. Chịu tang mẹ xong, gia đình gửi tôi đi sơ tán, bắt đầu cuộc sống tập thể cho đến ngày lấy chồng. Sau này mẹ chồng rất cưng tôi, bà dạy tôi từ cách nạo trái dừa, cho đến chuẩn bị một mâm cơm.
    Cũng nhờ võ mà bà có hai võ đường ở Paris?
    Hai võ đường đó không phải của tôi, cũng như không hề có bất kỳ quyền lợi và ràng buộc với hai võ đường này. Chủ nhân hai cơ sở đào tạo võ thuật này là hai người khác nhau, trong đó có một người Việt và một người Pháp.
    [​IMG]võ sư Thu Vân tại Pháp - Nguồn ảnh internet

    Vậy tại sao hai võ đường này lại mang tên Thu Vân Quốc tế Võ đạo?
    Năm 1998, võ sư Vĩnh Long có mời tôi qua dạy tại võ đường của ông ấy. Lúc ấy, hai chủ võ đường này còn là môn sinh. Khi tôi về nước, họ theo qua Việt Nam, học thêm tôi. Khi ông Vĩnh Long qua đời, hai người này đứng ra thành lập võ đường riêng, có mời tôi qua Paris thêm hai lần nữa, để huấn luyện cho võ đường của họ.
    Bà có giấu nghề không?
    Không. Tôi quan niệm truyền (võ) là trao. Mình chết có mang đi được đâu. Vả lại, môn sinh toàn là người nước ngoài. Họ rất sòng phẳng. Nếu thấy rằng mình không mang lại cho họ giá trị mới thì họ chỉ mời mình một lần thôi, không bao giờ có lần sau. Cũng nhờ những tuyệt chiêu học hỏi từ các thầy mà tôi chế ngự được các môn sinh nước ngoài, khiến họ tâm phục khẩu phục. Điều tôi buồn nhất là khi người nước ngoài đến tham quan võ đường của chúng ta, vừa đưa máy quay lên là mọi người ngồi thụp xuống, không tập nữa. Họ nói rằng chúng tôi muốn tuyên truyền võ thuật của các bạn, nhưng các bạn lại giấu, thì làm sao chúng tôi giới thiệu cái hay của các bạn đối với thế giới.
    Nói tiếp câu chuyện về hai võ đường tại Paris. Năm 2003, khi đang tham gia một bộ phim, tôi thường xuyên bị đau ngực. Đi khám mới hay mình bị ung thư, khối u dài 6cm, bắt đầu di căn lên não. Biết tin tôi mắc bệnh nan y, hai người chủ võ đường ấy quyết định đổi tên võ đường thành môn phái của tôi, như một lời cảm ơn, một niềm an ủi, động viên tôi trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
    Từ thời điểm phát bệnh đến nay cũng đã gần tám năm. Bệnh trạng của bà hiện nay ra sao?
    Theo các bác sĩ thì tôi khá ổn, đến thời điểm này thì tế bào ung thư không còn phát triển nữa.
    Bà điều trị bằng cách nào?
    Vừa hoàn tất cảnh cuối của phim thì tôi lên bàn mổ. Sau khi phẫu thuật khoét nguyên một bầu ngực, tôi tiến hành hóa trị theo chỉ định của bác sĩ. Vô hóa chất nên người rất mệt, mình lại lớn tuổi, nên sức khỏe ngày càng suy kiệt. Một môn sinh của tôi ở dưới Bến Tre mách tôi uống huyết rắn hổ mang đất. Để khỏi bị tanh, sau khi cắt đuôi con rắn, hứng huyết vào trái dừa dâu, rồi uống liền. Bài thuốc này giúp tôi phục hồi thể lực, nhưng chỉ hiệu nghiệm đối với những người đã trải qua phẫu thuật như tôi, còn những bệnh nhân ung thư chưa qua phẫu thuật thì không nên áp dụng.
    Một người bà con của tôi, cũng bị ung thư nhưng chưa phẫu thuật, sau khi bắt chước tôi thì khối u phát triển rất nhanh, vì trong huyết rắn có rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, tôi vẫn tập khí công hằng ngày. Thành ra, điều trị theo cách nào thì tôi không dám nói, bởi y học không phải chuyên môn của tôi.
    Ung thư được xem như án tử hình. Khi biết mình mắc bệnh, có bao giờ bà cảm thấy nản, muốn buông xuôi?
    Có. Tôi chán nản. Thế nên, thời gian này tôi thường xuyên đi chùa, ghé thăm những mái ấm, nhà mở, những cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, hoặc trẻ bị khuyết tật. Tiếp xúc với các em, lắng nghe tâm sự của các em, tôi nhận ra bệnh tật của mình chưa thấm tháp gì đối với nỗi bất hạnh của các em. Vậy mà trong khi các em vui vẻ thì bà già gần kề miệng lỗ như mình lại rầu rĩ. Cái vòng sinh diệt chẳng buông tha ai bao giờ. Nghĩ được đến đó thì tự nhiên tinh thần mình lên lại.
    Tôi ở lại chùa dạy võ cho các em, dạy các em múa lân, dạy các em đờn, hát… Khi đứng lớp, tự nhiên bệnh tật bỏ tôi đi chơi chỗ khác. Chính niềm vui của các em đã tiếp thêm cho tôi nghị lực trong hành trình giành lại sự sống. Tôi có một niềm tự hào nho nhỏ là trong những môn sinh của mình, có cả những em bị khiếm thính, khiếm thị… ngồi xe lăn.
    [​IMG]Niềm vui của các bạn trẻ khuyết tật cũng là niềm vui của võ sư Thu Vân - Nguồn ảnh Internet

    Bà có thể nói rõ hơn làm cách nào để có thể dạy cho những đối tượng kém may mắn này?
    Tôi nhớ buổi đầu đứng lớp, theo thói quen, mình nói: “Các con nhìn bà này… “. Một em lên tiếng: “Con nhìn thấy bà thì con chết”. Tôi biết mình lỡ lời. Tập cho các em vừa phải kiên trì, vừa phải thận trọng từng lời ăn tiếng nói, để không đụng chạm đến nỗi bất hạnh của các em. Những em mù không nhìn thấy động tác, mình dạy bằng xúc giác, cầm tay từng em để đưa ra một tư thế. Những em khiếm thính thì tuy nhìn thấy, nhưng lại không nghe được, không hiểu mình muốn nói gì. Thế nên, phải “cầm tay chỉ việc” cho từng người. Đến khi dựng các trích đoạn lịch sử như Trần Quốc Toản ra quân, Cờ lau tập trận… còn mệt nữa.
    Còn với những em bị liệt, không thể tập võ được, tôi dạy các em múa lân. Theo đó, em ngồi xe lăn cầm đầu lân, em khiếm thính đẩy xe, còn em khiếm thị thì cầm đuôi lân, chạy theo rũ. Khi tiết mục của các em được phát sóng trên truyền hình, nhiều người đã không cầm nổi nước mắt. Còn tôi thì mỉm cười.
    Nhìn lại thì thấy bà “được” nhiều từ nghề võ. Thế còn “mất” thì… có không, thưa bà?
    Có. Tôi luôn mang trong mình mặc cảm là người có lỗi với chồng, với con. Khi phát bệnh, tôi bày tỏ tâm nguyện tập hợp những tư liệu mà mình góp nhặt mấy chục năm, in sang thành băng đĩa rồi xây dựng một website để lưu trữ tư liệu. Ước nguyện của tôi là những người yêu mến võ thuật và nghệ thuật cải lương có thể dễ dàng tiếp cận kho tàng này.
    Để có kinh phí, tôi đã xin chồng con bán căn nhà đang ở, mua một căn nhà nhỏ hơn. Các con tôi phản đối quyết liệt. Nếu bán nhà để trị bệnh cho tôi thì đã đành, đằng này lại dùng vào một việc bao đồng, không phải trách nhiệm của mình. Chỉ có chồng tôi là ủng hộ. Sau khi xây dựng xong trang web, in sang được một phần số lượng băng đĩa thì anh ấy qua đời. Trước lúc nhắm mắt, anh ấy chỉ tiếc là chưa hoàn thành tâm nguyện của tôi.
    Bệnh tật, tuổi tác đã cao, tâm nguyện thì còn dang dở.
    Vậy mà bà còn cáng đáng thêm vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO võ thuật cascadeur điện ảnh đa truyền thông trong bối cảnh nghề này đang đi vào giai đoạn thoái trào?
    Nếu nói về khó khăn thì không ai muốn theo đuổi nghề đóng thế. Cascadeur là một công việc vất vả, thu nhập đã thấp lại không ổn định. Rủi ro chấn thương rất cao. Nhưng biết làm sao khi nghề đã ngấm vào máu, say lắm, không bỏ được. Tôi già thế này rồi mà vẫn mê. Đồng nghiệp cần là đi.
    Thời gian mang bệnh, gia đình và bác sĩ yêu cầu tôi ngừng các hoạt động xã hội, tập trung điều trị. Có lần đang ở trong bệnh viện chờ xạ trị, thì đồng nghiệp điện thoại báo tin đã chuẩn bị xong, chỉ chờ tôi đến là bấm máy cảnh một bà già bị tung xe. Tôi nói con gái tôi chờ ở ngoài, vờ vào phòng xạ trị, cởi áo bệnh nhân, rồi đi cửa sau đón xe ôm ra hiện trường. Diễn xong là đón xe ôm quay lại bệnh viện, lại thay áo bệnh nhân, đi ra. Nhưng thuốc đỏ dùng làm máu giả còn bám trên đầu, không kịp tẩy trang, nên con gái tôi biết, khóc quá trời. Vừa giận, vừa thương mẹ.
    Vậy chừng nào bà mới tính đến chuyện nghỉ ngơi?
    Đã mang lấy nghiệp vào thân, có chết trên sàn tập, sàn diễn vẫn hơn chết trên giường bệnh. Nếu ngồi yên một chỗ, có lẽ tôi đã không sống được đến bây giờ. Thêm nữa, bây giờ phong trào đang lên, nhất là sau khi diễn ra Đại hội Võ thuật Quốc tế tại Bình Định với sự góp mặt của 36 nước. Khó khăn lắm mới có cơ hội gầy được phong trào, nghỉ ngang thì uổng lắm. Quỹ thời gian của mình có hạn. Trời cho sống được ngày nào thì ráng làm. Hiện tôi đang theo đuổi kế hoạch đưa võ cổ truyền vào học đường, đã tổ chức được hai lớp ngoại khóa ở bậc tiểu học và trung học cơ sở tại Trường Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình. Quý lắm.
    Làm thế nào mà bà thuyết phục được nhà trường?
    Tôi dẫn một học trò của mình đến biểu diễn. Em mới sáu tuổi, theo học tôi được hơn một năm, nhưng đã biểu diễn thuần thục một số bài đao pháp, cước pháp, quyền pháp. Màn biểu diễn của em đã thuyết phục được ban giám hiệu ngôi trường này. Tôi muốn chứng minh rằng võ thuật cổ truyền phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Qua những bài học, tôi ***g ghép vào những câu chuyện về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là giai đoạn thử nghiệm. Khát vọng của tôi là đưa võ thuật cổ truyền vào chương trình đào tạo chính khóa, thay thế cho môn thể dục.
    Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng cho con cái đi học võ tại các trung tâm. Như vậy nhu cầu là có. Nếu không ham thích võ thuật thì chí ít cũng giúp các em rèn luyện sức khỏe. Để khuyến khích các em học võ, tôi và giáo sư Trần Văn Khê đang tính toán phương án kết hợp giữa võ thuật cổ truyền và âm nhạc dân tộc, gọi là võ nhạc. Theo đó, các môn sinh sẽ biểu diễn võ thuật theo những giai điệu âm nhạc dân tộc. Làm được điều này thì vẹn cả đôi đường, vừa giúp các em rèn luyện sức khỏe, vừa bồi dưỡng tâm hồn. Đưa võ nhạc vào học đường là một hình thức giáo dục, bảo tồn và phát huy truyền thống.
    Ngoài ra, tôi cũng đang xúc tiến ký kết hợp tác với Trường đại học quốc tế Hồng Bàng, nơi tôi từng làm việc nhiều năm sau khi nghỉ hưu, để đưa võ cổ truyền vào chương trình giảng dạy. Đây cũng là một trong những cơ sở đào tạo đại học có hệ cử nhân võ đạo.
    Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
    Thượng Tùng (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

    Bài mới:


    Bài cùng danh mục:


Chia sẻ trang này