1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Võ Thuật Việt Nam (Võ sĩ Cung Lê giao lưu võ giới Sài Thành - Trang 25)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhlv

    dhlv Guest

    Gần 500 võ sỹ tham dự giải Vô địch Teakwondo toàn quốc 2008
    16:46 29/09/2008
    Vào trung tuần tháng 10/2008, Giải Vô địch Teakwondo toàn quốc 2008 sẽ diễn ra tại Phú Yên. Dự kiến, giải đấu có sự tham dự của 36 đoàn với gần 500 võ sỹ tham dự. Các VĐV sẽ tranh tài 16 bộ huy chương ở các nội dung: đối kháng (8 nam, 8 nữ), đồng đội và thi quyền. Các ứng cử viên cho chức Vô địch cá nhân và toàn đoàn vẫn là Tp. Hồ Chí Minh (ĐKVĐ), Hà Nội, Phú Yên và Thanh Hoá, trong đó đoàn Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, có thể võ sỹ Nguyễn Văn Hùng sẽ không tham dự giải và đây là cơ hội tốt cho đoàn Hà Nội và cho võ sỹ Đinh Quang Đức.
    ĐH : http://www.tdtt.gov.vn/default.aspx?tabid=234&ItemID=16691
  2. dhlv

    dhlv Guest

    Vovinam Việt Nam và hành trình quảng bá hình ảnh
    11:03 02/10/2008
    Tranh thủ những chuyến lưu diễn nước ngoài, Vovinam Việt Nam đều ?ogóp nhặt? từng cơ hội để quảng bá hình ảnh của mình rộng khắp hơn trong lòng bè bạn quốc tế, để rồi từ đó trở thành một môn thể thao chính thống tại các kỳ vận hội thể thao của thế giới trong tương lai.
    [​IMG]
    Vovinam ngày càng được bạn bè thế giới biết đến (Ảnh: BN)
    Mới đây, theo lời mời của Bảo tàng Châu Á (Asian Civilisations Museum), đoàn Vovinam Tp. Hồ Chí Minh đã tham gia biểu diễn rất thành công tại Singapore trong chương trình triển lãm đặc biệt giới thiệu về văn hóa Việt Nam tại Lễ hội Việt Nam do Bảo tàng Châu Á tổ chức từ ngày 29 - 31/8. Còn nhớ hồi đầu năm, Vovinam Việt Nam cũng đã biểu diễn khá ấn tượng tại Festival Võ thuật Quốc tế Bercy (Cộng hoà Pháp) - Chương trình biễu diễn Võ thuật có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay và có bề dày uy tín với sự tham gia của 38 môn võ trên thế giới.
    Sáng hôm qua (1/10), Vovinam Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm chuyến lưu diễn tại Liên hoan võ thuật truyền thống thế giới năm 2008 diễn ra từ ngày 2- 8/10 tại Chungju, Hàn Quốc ?" sự kiện Võ thuật lớn trên thế giới mà Võ thuật Việt Nam từng góp mặt và để lại tiếng vang lớn. Đoàn gồm 1 HLV Nguyễn Thanh Sang và 5 võ sĩ trẻ (Mai Thị Kim Thùy, Huỳnh Xuân Đạt, Đinh Thiên Sơn, Trần Đình Động và Nguyễn Bá Học) do Phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng Tổng cục TDTT - Trần Huy Bình cùng TTK Liên đoàn Vovinam quốc tế Võ Danh Hải dẫn dắt.
    Theo võ sư Võ Danh Hải - người từng có đến 4 lần tham dự sự kiện này, đây là cơ hội rất tốt để Liên đoàn Vovinam quốc tế (IVF) vừa được thành lập vào ngày 26/9/2008 giới thiệu và hướng dẫn các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á đến với Vovinam nhiều hơn nữa.
    Bắc Nam : http://www.tdtt.gov.vn/default.aspx?tabid=243&ItemID=16722
  3. dhlv

    dhlv Guest

    114 võ sỹ tham dự giải Vô địch Shanshou toàn quốc
    10:55 08/10/2008
    Sáng 9/10 sẽ chính thức khởi tranh giải Vô địch Shanshou toàn quốc tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Nghệ An. Có 114 võ sỹ thuộc 16 đơn vị trong cả nước tham gia tranh tài ở 15 bộ huy chương (8 nam, 7 nữ). Nhiều võ sỹ thuộc ĐTQG sẽ không góp mặt tham dự giải do vừa thi đấu Cup Shanshou thế giới (chủ yếu thuộc đoàn Hà Nội). Đặc biệt tại giải có sự góp mặt có 3 võ sỹ đến từ nước bạn Lào hiện đang tập huấn tại Việt Nam và sẽ thi đấu dưới hình thức thi đấu giao hữu .
    ĐH : http://www.tdtt.gov.vn/default.aspx?tabid=234&ItemID=16786
    Việt Nam tham dự giải trẻ Judo thế giới năm 2008
    15:15 06/10/2008
    Theo tin từ bộ môn Judo Tổng cục TDTT, giải Vô địch Judo trẻ thế giới lần thứ 14 năm 2008 sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 26/10 tại Băng Cốc, Thái Lan. Dự kiến có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự giải đấu này. Judo Việt Nam cũng sẽ cử đoàn tham gia giải. Được biết, giải đấu này lẽ ra được tổ chức tại NTĐ Lãnh Binh Thăng (Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh) nhưng do thiếu kinh phí nên đành hủy bỏ.
    Quỳnh Hoa : http://www.tdtt.gov.vn/default.aspx?tabid=234&ItemID=16764
  4. dhlv

    dhlv Guest

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam cần tiến hành "cách mạng" trong thời gian tới
    16:12 11/08/2008
    Cùng với chiều dài lịch sử của đất nước, Võ thuật cổ truyền Việt Nam phong phú và đa dạng đã được hình thành qua kinh nghiệm xương máu từ cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Ngược dòng lịch sử, Võ thuật cổ truyền Việt Nam khởi nguồn từ võ trận khi đất nước phải gồng mình chống giặc ngoại xâm và qua đó tạo nên rất nhiều anh hùng hào kiệt. Võ thuật theo chiều dài lịch sử, có lúc thăng, lúc trầm, lúc thịnh, lúc suy, nhưng chưa bao giờ hiếm những bậc kỳ tài. Vì thế mà không quá khó hiểu khi có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến Việt Nam hoặc học Võ Việt Nam do các võ sư Việt Nam định cư ở nước ngoài giảng dạy.
    [​IMG]
    Liên hoan Võ thuật cổ truyền quốc tế lần thứ Nhất
    được tổ chức tại Việt Nam đã để lại dấu ấn tốt đẹp (Ảnh: BN)

    Festival Tây Sơn Bình Định - Đại tiệc của Võ thuật Việt Nam
    Đất và người Bình Định đã thực sự trở mình để chuẩn bị cho quê hương ngày vào hội, khi biết cách phát huy giá trị của các môn võ truyền thống, lấy đó làm bước đệm để đưa hình ảnh của mình đến với bè bạn quốc tế?
    Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 đã được tổ chức từ ngày 1 - 3/8, gắn với kỷ niệm 235 năm (1773 - 2008) nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn. Festival là cơ hội phô diễn tinh thần thượng võ và những giá trị văn hóa đặc sắc của miền đất võ trời văn. Với chủ đề ?oHội tụ và phát triển?, Bình Định đã gửi lời mời gọi bạn bè trong nước, quốc tế đến với vùng đất võ anh hùng hào kiệt này.
    Festival Tây Sơn - Bình Định lần 2 năm 2008 với nhiều hoạt động lớn đã góp phần đánh thức những giá trị văn hoá riêng của vùng đất này. Về với Bình Định còn là về với mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ (đất Quy Nhơn hiện có 2 đài tưởng niệm người anh hùng lớn của dân tộc). Chính vì thế, để mang dấu ấn riêng, các hoạt động của Festival đã tập trung vào việc khai thác và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Bình Định qua các hoạt động chính như: lễ khai mạc; lễ rước Hoàng đế Quang Trung và các văn thần, võ tướng nhập điện tại Bảo tàng Quang Trung; liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ II; cuộc thi Hoa hậu Những miền đất võ; đêm hoa đăng trên đầm Thị Nại; liên hoan Tuồng truyền thống toàn quốc; hội Làng nghề truyền thống và ẩm thực; liên hoan Sinh vật cảnh...
    Đáng chú ý trong các hoạt động này là Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền lần thứ II - thương hiệu miền đất võ của Bình Định và mang ý nghĩa của một cuộc hành hương, về với một trong những miền đất cội nguồn của Võ cổ truyền Việt Nam. Đã có hơn 40 đoàn Võ thuật đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 1.000 võ sĩ, võ sư và 500 VĐV, HLV của các đoàn trong nước về tham dự liên hoan. Ngoài chương trình biểu diễn Võ thuật của các đoàn trong nước và quốc tế, tại Tuy Phước, Tây Sơn và Tp. Quy Nhơn, BTC còn tổ chức cho các VĐV, võ sư các đoàn về các làng võ truyền thống trong tỉnh, đến thăm các võ sư nổi tiếng của Bình Định. Việc tổ chức đấu võ giữa các lò võ trong tỉnh và trong nước sẽ giới thiệu những nét tinh hoa của Võ cổ truyền nhân loại, đặc biệt là Võ cổ truyền Tây Sơn ở Bình Định trong quá trình kế thừa và phát triển.
    Sau "đại tiệc" ngẫm về phong trào trong nước
    Quả thật, sau một thời gian chúng ta đón nhận phương châm ?ođi tắt, đón đầu? để nâng tầm vị thế của mình trên đấu trường quốc tế, và thực tế đã chứng minh hướng đi đó hoàn toàn hợp lý và chính xác khi vị trí của TTVN đang đứng Nhất, Nhì khu vực và cũng có thứ hạng cao ở Châu lục. Tuy vậy, thế và lực đã mạnh, chúng ta vẫn phải cần làm thêm nhiều việc nữa để giữ vững và tiếp tục phát huy thế mạnh đó.
    Chính vì vậy, trong thời điểm này, chúng ta phải có ngay cách nhìn khác để đầu tư phát triển các môn Võ thuật cổ truyền dân tộc với đích ngắm là đấu trường quốc tế. Mục tiêu đó hoàn toàn có thể thực hiện được với tiềm lực của chúng ta ngày nay. Philippines có Arnis được đưa vào chương trình thi đấu SEA Games 23, Indonesia có Pencak Silat đã thi đấu nhiều SEA Games gần đây, Thái Lan đang nỗ lực đưa Muay vào chương trình Đại hội bằng nhiều phương thức, vậy tại sao, các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam đã tồn tại và phát triển hàng nghìn năm nay lẽ nào không có vị thế của mình ???
    Vovinam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian gần đây để trở thành môn thể thao chính thống tại ASIAN Indoor Games 2009 và nhiều khả năng có trong chương trình thi đấu chính thức của SEA Games 25, còn Võ cổ truyền Việt Nam với bề dày lịch sử thì sao ? Người Việt Nam chúng ta rất có năng khiếu Võ thuật, chính vì thế, việc tiếp thu các môn Võ thuật nước ngoài như: Karatedo, Taekwondo, Judo, Wushu, Silat, Arnis? , cũng hết sức nhanh nhạy.
    Trước thực tế ngoài Vovinam đang phát triển mạnh mẽ để trở thành môn thể thao quốc tế, thì Võ cổ truyền Việt Nam đã có nhiều chuyến du đấu và biểu diễn tại các Liên hoan Võ thuật quốc tế, tham gia biểu diễn và giảng dạy tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và được đón nhận nhiệt liệt. Do đó, việc phát triển Võ thuật cổ truyền ra quốc tế là điều khả thi và hoàn toàn có thể làm được nếu như chúng ta cố gắng, nỗ lực.
    Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước mắt, ngoài việc ổn định và nâng tầm tại các giải đấu truyền thống hàng năm cũng như trong các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, Võ thuật Việt Nam cần được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục thể chất giống như cách làm của Hàn Quốc và Nhật Bản khi đưa Taekwondo và Judo là môn học chính khóa, để từ đó, ngoài cách giáo dục về những tinh hoa truyền thống của dân tộc cho thế hệ mầm non của đất nước, còn tạo nguồn nhân lực dồi dào để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
    Bắc Nam : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=243&ItemID=16244
  5. dhlv

    dhlv Guest

    VÕ NHẤT NAM VỚI SỰ TÍCH NGÀY GIỖ TỔ MÙNG 5 TẾT
    Ngày 9/2/2008
    Hằng năm, đến ngày mùng 5 Tết, khi người dân cả nước hướng về lễ hội kỷ niệm ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, những môn sinh của phái võ Nhất Nam lại kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tổ môn phái.
    Có lẽ là duy nhất trong làng võ cổ truyền, có một môn phái lấy ngày đại thắng giặc ngoại xâm làm ngày giỗ tổ. Sự tích này bắt đầu từ mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, khi 5 cánh quân của Hoàng đế Quang Trung tấn công đại phá quân Thanh.
    Làng võ Hà Nội vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước xôn xao trước sự trình làng của một môn phái võ lạ, với một cái tên nghe cũng thực lạ - môn phái Nhất Nam. Khi ấy trong võ lâm có không ít người chạnh lòng vì cho cái tên ấy hẳn mang ý hợm, coi mình là nhất. Kỳ thực, chữ Nhất trong Nhất Nam chỉ bao hàm nghĩa rằng đây là môn võ thuần nhất của người Việt, không pha tạp, lai căng với võ học nước ngoài.
    Suốt thập kỷ 80, môn phái này phát triển khá rầm rộ tại khu vực Hà Nội, Nghệ An và các tỉnh Bắc bộ. Hai tập sách Nhất Nam căn bản do Võ sư trưởng môn Ngô Xuân Bính biên soạn, xứng đáng là một công trình chuyên khảo, nghiên cứu về võ cổ truyền dân tộc. Cuốn sách đã được giải: ?oSách thể thao có giá trị nhất, đẹp nhất? tại triển lãm sách của các NXB Thể dục thể thao các nước XHCN tổ chức tại Ba Lan tháng 6/1989 và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhưng rồi hiện nay, người yêu võ cổ truyền ít gặp lại những cuộc thượng đài của võ phái này với những tiếng hét đặc dị vang dội sàn đấu. Đi tìm lời giải mới thấy hết sự trầm luân của một di sản.
    Nằm trên vùng đất tối cổ châu Ái, châu Hoan (Thanh Hoá, Nghệ An) địa linh nhân kiệt, từ xa xưa đã tồn tại một môn võ của người Việt cổ. Sự ra đời của phái võ ấy bắt nguồn từ cuộc chiến sinh tồn với muông thú, giặc giã của người dân địa phương. Toát lên qua các đường quyền, ngọn cước là tinh thần ?onhại công?, có nghĩa là bắt chước cái tinh túy của muôn loài, như võ sư Ngô Xuân Bính đã giải thích: ?oThuật biến tạo cái tinh của trời đất là Quyền. Muôn sinh mạnh bởi cái riêng, tính hấp lực và chi tồn cũng ở tại cái riêng, muôn vật hoá tồn cũng chính nhờ cái riêng?.
    Từ cái ý ấy mà người xưa ?obắt nhại? cái mạnh của thú, vật: Cái mềm dai của giống dây rừng; sắc bén của cật tre nứa; xù cứng gân guốc của cội mai; nhanh khéo của giống khỉ, vượn; quằn quại trói riết của rắn, trăn; dai dẳng lầm lỳ của gấu; hùng dũng vũ bão của hổ, voi; nét uyển chuyển mềm mại của báo, mèo; bất ổn của mây gió, bất dịch của núi... để sáng chế thành Võ.
    Cùng với thời gian, lớp trước truyền lại lớp sau, qua kế thừa không ngừng nâng cao, sáng tạo, môn quyền tiền thân của võ Nhất Nam dần thành một dòng võ đặc dị, có tính quy mô và tổ chức cao với hệ thống môn công đồ sộ, toàn diện, từ quyền cước, binh khí đến công phu luyện nội, ngoại...
    Võ Nhất Nam được đúc kết, sáng tạo dựa trên sự vận hành của khí huyết, những đặc điểm tâm- sinh lý và cơ chế vận động cơ bắp của con người, huy động tối đa sức mạnh của bản thân và lợi dụng sức mạnh của địch để đánh địch. Môn phái có các bài tập đặc thù, đòn thế có tính liên tục để luyện các môn công như tay xà, tay trảo, tay đao, tay quyền... hoặc đặc dị hơn là các bài ?oMa quyền?, ?oẢo quyền?, ?oVân vũ quyền?. Về binh khí, ngoài các bài kiếm, côn, rìu, song nguyệt... còn có một môn binh khí đặc dị là ?onhung thuật?, chuyên dĩ nhu chế cương, sử dụng dải lụa 2 đầu có vật nặng để tấn công với sức công phá mạnh và dễ dàng hoá giải, trói đoạt binh khí của đối phương. Nếu so sánh với võ Tàu, sẽ thấy có sự khác biệt rõ rệt. Nhất Nam là môn võ của dân Nam, với đặc điểm thể tạng nhỏ bé hơn người phương Bắc, nên tinh thần đối kháng dựa trên sự nhanh nhẹn, lấy tránh né, kéo tỳ, triệt lực, hấp lực để phản đòn vào các huyệt đạo trọng yếu như mắt, hạ bộ là chính, không chủ trương đối lực. Nguyên lý ấy chính là đúc kết tinh diệu của nghệ thuật quân sự: ?oLấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh?.
    Sẽ là thiếu sót nếu bàn đến võ Nhất Nam mà quên không nhắc tới hệ thống lý luận về tâm pháp, yếu pháp làm nền tảng cho luyện tập, giao đấu và đối nhân xử thế của phái võ này. Các võ sư Việt cổ quan niệm võ thuật không phải là bạo lực, mà là Đạo tu thân. Nhờ luyện võ mà người học đạt đến chữ ?otĩnh? trong tâm, bình đẳng, mà hoà đồng cùng thiên nhiên, trân trọng vạn vật. Thái độ ứng xử này là nền tảng của tinh thần thượng võ, nghĩa hiệp, yêu quê hương, con người, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn.
    Trong lịch sử, môn võ đã được một số vương triều phong kiến dùng để rèn quân, luyện tướng. Thời nhà Hồ, bởi hiệu quả sát thương rất cao nên võ công ấy được sử dụng ở chốn cung đình để bảo vệ vua chúa. Có dịp hành hương về nơi phát tích dòng võ, may gặp các bậc cao niên tiền bối của môn phái, bạn sẽ được nghe kể về một huyền tích lịch sử liên quan đến chiến công của các môn đệ phái Nhất Nam. Đó là trong chuyến hành quân ra Bắc diệt Thanh của Hoàng đế áo vải Quang Trung, khi qua đất Thanh - Nghệ, xa giá đã dừng bước để tuyển mộ nhiều võ sỹ của phái võ này vào cuộc tấn công thành Thăng Long. Và rồi trong những trận huyết chiến cuối cùng, nhiều nghĩa sỹ đã xông pha mũi tên hòn đạn, tận trung báo quốc. Ghi nhớ công lao vị liệt tổ liệt tông hy sinh vì nước, phái võ Nhất Nam ngày nay lấy ngày mùng 5 tháng giêng hằng năm (ngày chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa) làm ngày giỗ tổ môn phái.
    Lịch sử môn phái cũng trải qua hồi ?obĩ cực?. Khi lên ngôi, Gia Long đã truy sát những người từng cộng tác với nhà Tây Sơn. Hậu quả là nhiều võ đường đã bị đóng cửa, các võ sư bị giết hại. Nhiều dòng võ tạm lắng xuống, toả vào trong dân, tồn tại dưới dạng các gia phái. Họ Ngô Xuân ở thành Vinh là một trong gia phái hậu duệ của Nhất Nam ngày ấy. Trải qua bao biến động lớn lao của lịch sử dân tộc, di sản này dần dần thất truyền.
    Cũng may, đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, có một cậu trò nghèo xứ Nghệ thi đỗ vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Học võ từ bé qua rèn giũa của ông nội và cha, tiếp kiến các bậc thầy trong môn, Ngô Xuân Bính đã mang theo dòng chảy âm ỉ mà mãnh liệt của một di sản để truyền bá, trước hết là cho các bạn học. Rồi ngày 23/10/1983, lần đầu tiên làng võ Hà Nội chứng kiến cuộc ra mắt tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức của một phái võ có tên Nhất Nam. Sau phần biểu diễn quyền cước và binh khí ảo diệu, các võ sinh đóng khố, mình trần thi đấu đối kháng trong tiếng hoan hô vang dậy của khán giả. Làng võ biết đến sự trở lại của võ Nhất Nam từ đây. Người đặt tên cho phái võ không tên vùng Thanh - Nghệ ấy là võ sư Ngô Xuân Bính - lúc này là giảng viên môn lý luận hội họa, Trường Cao đẳng sư phạm Nhạc, Họa T.Ư. Trong gần 10 năm cực thịnh, nhiều thế hệ học trò xuất sắc như Trần Nam Thắng, Dương Mạnh Hùng, Đào Hoàng Long, Trần Mạnh Hà... đã vững vàng trên các sàn đấu và trong sự nghiệp. Dương Mạnh Hùng, người nổi danh trong làng bóng đá với danh hiệu ?oChiếc còi vàng? từng tâm sự: ?ođiều góp phần làm nên một trọng tài ?ođạn bắn không thủng? chính là bởi tinh thần ?oliêm?, ?ochính? của người học võ Nhất Nam?.
    Nhưng rồi vì những định kiến, đố kỵ mà môn phái này gặp phải sự ?olạnh nhạt?, kể cả trong Liên đoàn Võ thuật. Một lần nữa võ Nhất Nam ?olặn? vào dân gian, võ sư Bính cũng bỏ nghề dạy vẽ để bay sang Liên bang Nga mở võ đường. Trong khi tại nước ngoài, võ Nhất Nam phát triển mạnh, tham gia vào Liên đoàn Võ thuật thế giới, thì trong nước, nơi sinh ra phái võ, Nhất Nam chưa có được vị trí tương xứng.
    Phải làm gì để không thất truyền một di sản văn hóa phi vật thể lớn lao đến thế? Mong một ngày trong thanh âm trầm hùng của hồi trống hội hướng tới kỷ niệm ngàn năm Thăng Long sẽ có sự trở lại của hậu duệ các chiến binh quả cảm đã góp phần làm nên một Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử./.
    BTK-TTX : http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT92081171
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Phát hiện tư liệu về võ cổ truyền thống Yên Thế
    Bắc Giang vốn thuộc xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, thời phong kiến đã có người 58 thi đỗ đại khoa làm rạng rỡ truyền thống khoa bảng và hiếu học của quê hương. Về mặt chiến lược quân sự, các triều đại phong kiến xưa đều quan tâm tới vùng đất này, vì nó nằm trên con đường thiên sứ nối kinh đô Thăng Long với phương Bắc, vì thế vùng đất này cũng được coi là một trong 4 trấn quan trọng của Kinh thành Thăng Long.
    Là vùng đất phên dậu che chắn cho kinh thành Thăng Long, có nhiệm vụ ngăn chặn các thế lực ngoại xâm và xâm chiếm nước ta, cho nên Bắc Giang cũng là miền đất thượng võ, sản sinh ra nhiều nhân tài có công giúp dân giúp nước, giữ gìn non sông đất nước. Đó là các nhân vật lịch sử như: Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc ở triều Lý (Thế kỷ XI), là Hán Quận công Thân Công Tài, Cẩm Quận Công Trần Đình Ngọc, Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc ở triều Lê; Giáp Văn Trận, Giáp Văn Tường, Nguyễn Văn Thịnh (Cai Vàng), Hoàng Hoa Thám ở thời Nguyễn. Đó là những con người tiêu biểu vang tiếng trong lịch sử. Còn biết bao các vị Quận công, Hầu tước, biết bao ông Đề, ông Lãnh khác ở khắp các làng quê mà ngày nay dân gian vẫn truyền tụng công tích và thờ phụng ở chốn đình trung. Tất cả những con người ấy, với những hành trang đẹp đẽ ấy đã làm giàu cho kho tàng phương ngôn xứ Bắc: ?oTrai cầu vồng Yên Thế??, ?oĐô vật Cẩm Bào??, ?oĐấu vật Song Khê??... các vùng đất ấy, cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào về truyền thống văn vật của quê hương Bắc Giang.
    Truyền thống thượng võ là nét đẹp của Bắc Giang, để phát huy truyền thống này ở khắp các làng quê trong tỉnh đã gắn kết các yếu tố thượng võ vào trong các lễ hội hàng năm, như ở lễ hội Cầu Vồng với tinh thần ?oTrai cầu Vồng Yên Thế?, ở lễ hội Xương Giang với tinh thần của hào khí Xương Giang muôn đời oanh liệt, ở lễ hội Phồn Xương (Yên Thế) với tinh thần khởi nghĩa Yên Thế muôn đời bất diệt,... và các lễ hội khác như hội Từ Hả (Lục Ngạn), hội Tòng Lệnh (Lục Nam), hội Bơi chải (An Châu), hội Bơi chải Làng Mai (Hiệp Hoà)... đều phản ánh tinh thần thượng võ cỉa một miền xứ Bắc.
    Trong những năm qua, ngành thể dục thể thao của tỉnh đã tiến hành điều tra nghiên cứu tìm hiểu về tinh thần truyền thống thượng võ của Bắc Giang, kết quả điều tra nghiên cứu đã khẳng định rõ Bắc Giang cũng là miền đất thượng võ và có một dòng võ Yên Thế, có điều dòng võ này đang có nguy cơ mai một vì các võ sư ở các lò võ hiện còn rất ít và các làng này dấu tích rất còn mờ nhạt. Do đó cũng có thể nói rằng các lò võ cổ đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Vì thế cũng thật khó tin rằng: ở một vùng đất như ở Bắc Giang là miền đất có cả hàng trăm vị Quận công, hàng chục ông Đề, hàng trăm ông Lãnh, toàn là các võ tướng cầm quân đánh giặc, bất khuất kiên cường, vang danh trong sử sách mà lại không rõ học võ thuật ở đâu. Chẳng lẽ cả trăm người đó lại kéo nhau đến tỉnh khác để học quyền, cước, binh khí, võ thuật? Nhất định phải có chỗ dạy, có lò võ ở chính miền đất này, thế nhưng xưa nay vẫn chưatìm ra dấu tích.
    Thật may mắn, một ngày đầu xuân năm 2008, chúng tôi có điều kiện trở lại điều tra khảo sát vùng Yên Thế đã gặp anh Lư Dũng, người dân tộc Nùng ở xã Tam Hiệp. Cũng vô tình mà anh Dũng cung cấp cho chúng tôi một tài liệu cổ. Đó là quyển sách nhỏ khổ 12cm x 6, 5cm gồm 61 tờ bằng 112 trang. Đây là quyển sách chữ Hán. Trong sách này mỗi trang có khoảng 6 dòng, mỗi dòng 15 chữ được viết trên giấy Lệnh hội (một loại giấy dó mỏng, mềm, rất tốt). Chữ viết chân phương dễ đọc. Bìa sách đã được đóng lại bằng loại giấy vỏ bao xi măng. Gáy sách không phải là dùng giấy dó se lại để khâu như truyền thống mà đóng kẹp bằng 2 sợi dây đồng. Các trang của sách đã qua sử dụng nên nhiều tờ quăn, mòn, rách tờ đôi. Tuy văn bản có bị quăn rách, nhưng may thay nội dung vẫn còn tương đối đầy đủ có thể đọc xem tốt.
    Qua xem xét, chúng tôi thấy quyển sách này có hai nội dung. Một là để xem một vài môn thuật số cổ như: xem ngày giờ tốt xấu, xem tướng, xem tay, xem chân giò gà, hướng dẫn thuật bấm độn Hàn Tín. Nội dung thứ hai liên quan đến một tổ chức võ lâm ở Yên Thế được thể hiện qua bài văn tế ***** võ phái. Qua bài văn này chúng tôi biết đó là bài văn soạn ra vào năm Thành Thái thứ 6 (1894).
    Anh Lư Dũng cho biết: Các cụ gia đình anh xưa có biết chữ Hán, sách vở để lại nhiều; về sau các cụ già qua đời không ai trong con cháu học chữ Hán nữa nên không ai biết số sách đó nói gì. Vì vậy có người anh ở Hữu Lũng về xin, gia đình đã cho gần hết, chỉ giữ lại vài quyển mỏng, trong số đó có quyển sách nêu trên, các cụ dặn giữ cẩn thận, chỉ giao cho người cần giao. Vì thế mà quyển sách còn tới hôm nay.
    Xét thấy nội dung bài văn tế võ lâm có liên quan tới dòng võ ở Yên Thế cũ, chúng tôi có hỏi anh Lư Dũng đôi điều liên quan đến võ thuật thì anh Dũng nói rằng: Trước đây, các cụ trong họ đều giỏi võ. Vào thời cụ Đề Thám đánh Pháp, có một cụ làm nghề dạy học chữ Hán, ta gọi là thầy Đồ có lên chốn này mở lò dạy võ. Họ nào cũng có người biết võ, truyền lại cho con cháu theo phương pháp bí truyền (truyền kín) không truyền ra ngoài. Chuyện kể, một hôm cụ nội anh đi qua Cầu Trắng (Nhã Nam) trên người có đeo túi tiền to, bất thình lình có 6, 7 tên cướp xông ra tấn công cướp của. Một tay giữ túi tiền, một tay thế thủ, đánh lại. Mấy tên cướp đã có vũ khí tấn công cụ mà không lại, thậm chí còn bị cụ đánh cho chạy cả. Chuyện này trong họ vẫn còn truyền.
    Anh Dũng cũng cho biết, hiện nay trong họ vẫn còn một số người biết võ song lâu ngày không luyện nên có biểu diễn cũng không điêu luyện. Bản thân anh Lư Dũng cũng biết nhiều bài võ được cha chú truyền dạy, nhưng cũng chưa đấu với ai bao giờ. Theo anh các bài cổ của các cụ truyền đều có, mỗi bài có một số miếng, mỗi miếng lại có một cái tên gọi theo tiếng dân tộc của anh. Chúng tôi đã đề nghị anh cho mang sách về để nghiên cứu, anh đồng ý và anh là người biết thuốc Nam, nên anh còn cắt cho thang thuốc về để uống cho khoẻ.
    Chúng tôi nghĩ rằng, một lò võ xưa được mở ra là lò của một họ. Võ xưa là rất cần và rất quý nên các cụ của các họ rất trân trọng. Không phải ai cũng truyền mà phải truyền cho người có tâm đức và có chí. Học võ là để tự vệ chứ không phải để đánh người. Do đó học phải có lò, có bài bản. Lò võ phải có thày, có tôn sư, có môn sinh?***** của một môn phái võ lâm hàng năm phải tổ chức tế lễ. Với quan niệm như thế, hơn nữa nhận thấy ý nghĩa của tập sách giúp cho việc tìm hiểu về truyền thống thượng võ của Yên Thế xưa nên chúng tôi lược dịch, để giới thiệu nội dung bài Văn tế Võ Lâm ở Yên Thế xưa mà chúng tôi mới sưu tầm được để các nhà nghiên cứu văn hoá cùng độc giả tham khảo.
    ?o Văn tế võ lâm
    Ngày 22 Việt, Quý Mão, tức ngày 01 Nhâm Tý, tháng năm Kỷ Nguyệt Kiến Kỷ Dậu, năm Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái thứ 6 (1894).
    Tế chủ là Nguyễn Văn... cùng cả họ, kính cẩn dâng bánh, xôi, rượu, hương hoa các thứ cùng trầu cau, xin được kính cáo tới các vị: Hoàng Lục Nguyễn chưởng, Chân y xứ giả, Từ lâm Đại tướng, Võ lâm đại thần, Giám độ đại thần
    Giáng xuống nơi này.
    Xin được kính các vị tôn thần là các bậc thông minh chính trực, biến hoá vô cùng, khi cầu thì ứng, khi cảm được thì thông. Tài y nắm lĩnh; cấp giao xuống chốn linh thiêng; quỷ không giám đoạt; vong hồn thì yên vui; con cháu được phú quý; phúc lộc dồi dào.
    Cúi mong các vị hưởng lấy.
    Nay căn cứ.
    Ở xã Xa Khuê, tổng Phương Hạnh, châu Lương Sơn, tỉnh Phương Lâm, nước Đại Nam hiếu chủ là... và cả họ.
    Cúi xin được tiến một vị chân linh vì có Lệnh lang ở vận Trung nguyên là vị quan đất ấy mắc tội, vào lúc tốt thời có chân y, tài hoá, khí dụng các vật tiến dâng xin kể dưới đây:
    Áo gấm vuông một bức, toà thi 1 toà, áo một chiếc, khăn 1 chiếc. Khăn vuông 1 đôi, áo dài một chiếc. Khăn 1 chiếc, yếm một chiếc, hình nhân một người, quạt một cái, gối vuông 1 chiếc, điếu 1 cái, bàn 1 cái.
    Hộp trầu một hộp, phức một đôi, nồi đồng 1 cái, mâm đồng một chiếc, thau đồng 1 chiếc. ấm chuyên 1 cái, chén sứ một bộ. Hầu bao 1 cái, bát tàu một đôi, chén tàu một đôi, bát chiết yên 1 đôi, nậm 1 cái, trâu một thủ, bò một thủ, lợn 1 con, gà một con, vịt một con, ngan 1 con, mèo 1 con, chó 1 con, chiếu 1 cái, dao 1 con, khiên 1 cái, đột 1 cái, kiều 1 cái, cày 1 cái, bừa 1 cái, mai 1 cái, kim ngân vàng mã 100.
    Tất cả các thứ cứ xin các vị ở Địa phủ là các bậc Diêm la, Chưởng chân y sứ giả, Võ Lâm Đại thần giao phó tới hồn... là 1 vị chân linh đem về nơi âm trạch dùng mãi các thứ đó. Nếu gửi người nào vô danh không được có ý tranh chiếm, không được có ý chiếm đoạt.
    Xin cung kính các vị
    Hoàng Lục Nguyễn chưởng, Chân y sứ giả, Võ lâm đại thần, Giám độ đại thần chứng minh cho sự hóa chân hương.
    Cứ mong sự chứng minh.
    Qua bài văn tế võ lâm trên, chúng tôi thấy rằng đây là một văn bản có ý nghĩa cho việc tìm hiểu truyền thống thượng võ của Bắc Giang. Nó là một văn bản cách ngày nay đã hơn 100 năm, cùng thời mà Hoàng Hoa Thám phất cờ chống Pháp; lại là văn bản có ở đất cụ đề vì thế nó sẽ gợi mở cho chúng ta có thể tìm hiểu thêm nhiều điều về truyền thống thượng võ ngay trên mảnh đất cụ Đề, đúng như câu ca xưa rằng:
    Đất này là đất cụ Đề
    Tây lên thì có, Tây về thì không. /.
    Thảo Dương
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Sắp thành ?o*****? võ thuật ở tuổi... 8X - Kỳ 1: 20 tuổi đã thành võ sư cỡ... ngoại hạng!

    Nói đến những ông chủ võ đường, đến những chưởng môn, đặc biệt là những "*****" võ thuật, người ta dễ hình dung đến những cao nhân quắc thước, tóc bạc, râu dài. Nhưng ông chủ Võ đường Tô Gia, người chuẩn bị trở thành "*****" của võ phái Hoà Bình, lại là một chàng thanh niên... 8X.
    Tô Văn Hồng không có tên trên bục nhận huy chương ở các giải đấu về võ thuật, vì hễ ?ođộng chân động tay? là đối thủ của Hồng... gãy chân, gãy tay! Năm 2002, khi vừa tròn 20 tuổi, Hồng đã trở thành huấn luyện viên võ thuật, gần đạt đến cấp cao nhất trong hệ thống cấp bậc huấn luyện viên.
    Làm vỡ quai hàm đối thủ vì... nhỡ tay
    Người ta vẫn đồn Tô Văn Hồng (thôn Đức Lân - xã Yên Phụ - Yên Phong ?" Bắc Ninh) là một kỳ nhân võ thuật của đất Kinh Bắc. Nhưng tìm trên ?obảng vàng? thành tích ở của những môn võ mà ?okỳ nhân? này từng học tập và thi đấu, tịnh không có chỗ nào ghi tên anh chàng họ Tô này. Té ra, dù công phu thuộc hàng cực kỳ thâm hậu, nhưng Tô Văn Hồng vô duyên với các giải đấu võ thuật. Một trong những nguyên nhân chính, là khi thi đấu, Hồng thường... phạm qui.
    Tính sơ sơ Hồng luyện 6 môn võ khác nhau: Thiếu Lâm Nam Hồng Sơn, Wushu, Cổ truyền, Nhất Nam, Vịnh Xuân Quyền. Lí do phạm qui thứ nhất, là do học nhiều môn võ khác nhau, nên khi thi đấu ở môn này, Hồng thường ?okết liễu? đối thủ bằng một ngón đòn của một môn võ khác. Chẳng hạn, đôi khi thi đấu ở môn Wushu, Hồng lại hạ đối thủ bằng miếng võ... Thiếu lâm. Như thế bị loại do lỗi ?ophạm qui? là điều cầm chắc. Lí do thứ hai, là hễ ?ođộng chân, động tay? là Hồng dễ khiến đối thủ... gãy chân gãy tay! Công lực thượng thừa khiến mỗi khi lên sàn đấu Hồng thường phải ?okìm nén?, đến nỗi cứ cảm giác như bị trói chân trói tay. Nhưng không phải lúc nào cũng kìm nén để ra đòn nhẹ tay được, và khi ?onhỡ tay? thì lại... phạm qui. Một trong những lần phạm qui khiến Hồng ân hận mãi, chỉ vì quá tay mà Hồng làm đối thủ... vỡ quai hàm! Hồng bị loại, còn điểm đến của đối thủ, là bệnh viện.
    Nhưng tất cả những chuyện đó, chỉ xảy ra ở lứa tuổi ?oteen?. Lứa tuổi mà Hồng còn khá nông nổi, và còn ?ongổ?. Sang tuổi ?o20 khoẻ nhất làng?, cuộc đời luyện võ của Hồng đã sang một trang mới, khi Hồng được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp bằng huấn luyện viên môn võ Thiếu lâm. Và điều đặc biệt, có 18 cấp huấn luyện viên, thì ở tuổi 20, Tô Văn Hồng đã gần đạt đến mức cao nhất ?" cấp 16. Sự nghiệp thi đấu trên sàn cũng chấm dứt.
    Sau khi được chính thức công nhận là huấn luyện viên một thời gian, Tô Văn Hồng mở Võ đường Tô Gia (Võ đường nhà họ Tô). 20 tuổi, khi các võ sĩ còn loay hoay tranh giành giải nọ giải kia, thì Hồng chính thức trở thành võ sư. Đương nhiên, dù ở lứa tuổi nào, kể cả 70 ?" 80 mà muốn theo học võ thuật của Hồng, đều phải ?otôn? chàng trai trẻ này là... sư phụ!
    6 tuổi đã bắt đầu múa võ
    Công phu võ thuật của Tô Văn Hồng là một câu chuyện dài kỳ. Kỳ nhân võ thuật xứ Bắc bắt đầu học ?omúa may? từ khi mới... 6 tuổi. Chuyện khởi nguồn từ việc cha anh ?" ông Tô Văn Hải mấy chục năm về trước. Sau khi lấy vợ, ông dọn ra mảnh đất rìa làng để ở. Khi ấy, nhiều người hàng xóm xấu bụng thấy đôi vợ chồng trẻ thì hay bắt nạt, hoạnh hoẹ. Làm ăn khó quá, ông Hải lên đường đi buôn bán ở Yên Bái. Buôn bán lại càng gặp phải những điều tréo ngoe khi liên tục bị những con buôn lâu năm thuê đám du côn bắt nạt. Lần nọ, thấy một người bạn buôn bị đám du thủ du thực đánh đập, tức mình, ông Hải liền đứng ra can thiệp. Phen ?otrượng nghĩa giang hồ? đem lại cho ông một phen... mình mẩy tơi tả. May sao lúc ấy có một võ sư ngang qua, ra tay ứng cứu. Từ ấy, mỗi lần lên Yên Bái đổ hàng, ông Hải lại được người này truyền cho mấy thế võ để phòng thân khiến đám du côn phải dè chừng. Về nhà, sáng sáng ông Hải ra sân đứng tấn và tập luyện chiêu thức nên những người hàng xóm không mấy thiện chí đã dần dần ?okiềng? mặt đôi vợ chồng trẻ.
    Một buổi sáng, khi đang đi mấy đường quyền, ông Hải giật thót mình khi thấy thằng cu con 6 tuổi cũng... múa theo. Mà ở cái lứa tuổi chân tay còn lóng ngóng, cu cậu múa đẹp đáo để. Ông Hải không vội vàng dạy võ cho cậu con trai, ông theo dõi con trong suốt 2 năm trời, thấy Hồng trầm tính, không ngỗ ngược mà ham thích võ thực sự, ông Hải quyết định truyền cho con những ?omiếng? võ mình học được.
    Cái khác người của Hồng, bộc lộ ngay từ khi... vắt mũi chưa sạch. Theo học võ của cha một thời gian, Hồng đã thấy chán, vì... không còn gì để học. Hồng nuôi chí học cao hơn. Ông Hải không phải không muốn con mình phát triển võ thuật, bằng chứng là ông đạp xe đi nhiều nơi, mua những sách giảng giải về đạo nghĩa hay võ thuật về cho con đọc. Nhưng ông muốn cậu con trai phải chăm lo vào học văn hoá đã. Còn cậu con trai ương bướng thì không muốn thế...
    Trốn học tầm sư
    Dạo ấy, Trung tâm văn hoá huyện Yên Phong có mở lớp dạy võ Thiếu Lâm Nam Hồng Sơn, cậu bé Hồng đến đó ngồi chực cả ngày chờ đến giờ để xem lớp võ tập luyện mà thèm... rỏ dãi. Nhưng cậu đành ngậm ngùi đợi hôm sau... xem tiếp. Bởi lẽ, bố mẹ lo con học sút về văn hoá, khó mà đồng tình cho cậu theo học. Cuối cùng, cậu ?olừa? hai vị phụ huynh khả kính là cậu đi học thêm. Có tiền, và có thời gian. Hồng lao vào võ... Sợ bố phát hiện học võ, những thế võ học được, Hồng phải ?olừa? bố mẹ đi ngủ rồi mới giở ra... luyện trộm! Cảnh ?onằm gai, nếm mật? như thế cứ kéo dài mãi.
    Học một thời gian, Tô Văn Hồng lại chán, lí do cũng giống như Hồng chán mấy thế võ của ông bố, vì thầy không còn gì để Hồng khai thác. Bởi thế, vừa học văn hoá, vừa luyện võ, Hồng vừa ?onghe ngóng? xem nơi nào có thầy giỏi là anh lại khăn gói lên đường. Thời ấy làm gì có xe máy, mà có cậu nhóc như Hồng cũng chả mơ được sờ đến. Hễ nghe thấy nơi nào có cao nhân, Hồng lóc cóc đạp xe tìm đến. Có nhiều khi, con ngựa sắt đạp từ sáng mà mãi đến chiều mới đến nơi, lại đợi đến tối mịt mới gặp được thầy để học võ. Thế nhưng chuyện bị đuổi về khi các bậc sư phụ võ thuật thấy một thằng nhóc ?ochíp hôi? chả hiểu ở đâu ra cứ nằng nặc đòi học võ như đòi nợ là chuyện khá thường.
    Nhưng cũng có nhiều bậc sư phụ, mừng ra mặt, vì ở thời buổi nhiều kẻ coi võ thuật là cái mồi câu cơm, lại có những ?okỳ nhân? ham mê võ thuật nên sẵn lòng truyền dạy những bí "kíp võ công". Trong những sư phụ của Hồng, có thể kể đến võ sư Trịnh Như Quân (Yên Thế, Bắc Giang) - truyền nhân cuối cùng của võ sư Triệu Trúc Uy (lính của Hùm thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám), người vốn rất nổi tiếng với những chiêu thức võ sáo ?odị ảnh kỳ hình? hay võ sư Nguyễn Tỵ, chưởng môn phái Nam Hồng Sơn, người nổi danh với biệt tài rất lãng tử: Vừa múa kiếm vừa chơi ghita. Đấy là chưa kể một số võ sư không muốn xuất đầu lộ diện trên chốn giang hồ.
    Cuối cùng thì chiêu thức ?odối trên lừa dưới?, chiêu thức bất đắc dĩ mà Hồng phải áp dụng cũng không giấu được mãi. Nhưng việc Hồng trốn học đi luyện võ, không gây ?osốc? cho ông bố bằng việc khi phát hiện ra chuyện nói dối của con mình, thì ra cậu con trai đã là... trợ giảng cho thầy khi dạy Thiếu lâm Nam Hồng Sơn tại nhà văn hoá huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Khi ấy, Hồng mới 15 tuổi! Tức là khi còn tuổi teen, Hồng đã sớm được nhiều người gọi bằng thầy!
    26 tuổi, và số năm học võ, tròn đúng 20 năm. Đó là một kỉ lục. ?oVõ đường Tô Gia? cũng có thể coi là một kỉ lục khác. Ở tuổi 8X, chắc chắn không mấy ai dám nghĩ mình có thể trở thành chủ nhân của võ đường, với tổng cộng trên 15.000 môn sinh. Võ đường Tô Gia thiết lập ?ochi nhánh? ở nhiều tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Giang, Quảng Ninh... Nhiều môn đệ của Tô Văn Hồng đã được cấp bằng huấn luyện viên của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và thay thầy làm công tác huấn luyện.
    Bản thân Tô Văn Hồng từng 3 lần lập những kỉ lục trên chương trình ?oChuyện lạ Việt Nam? phát trên sóng VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Một trong những màn độc đáo nhất, với trọng lượng 62 kg, Hồng đứng trên 4... quả bóng bay! Còn nhiều chuyện lạ khác mà Hồng cha muốn biểu diễn, một trong những màn ấn tượng, là chỉ cần tung quả dừa lên trời, Hồng giơ đầu ra đỡ, nếu người thường thì sẽ vỡ đầu, còn với Hồng, quả dừa bị toác ra!
    Võ đường Tô Gia được hình thành trên cơ sở lĩnh hội tinh hoa 5 môn phái Hồng học được, và đó là cơ sở để dị nhân võ thuật này, chuẩn bị trở thành ***** của một võ phái mới...
    Giang Nam
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Kỳ 2: ?oĐao thương bất nhập?
    Cuộc đời của dị nhân võ thuật Tô Văn Hồng lắm điều kỳ lạ. Vị sư phụ trẻ tuổi này đang chuẩn bị cho ra đời võ phái Hoà Bình. Nhưng ít người biết rằng, con người sở hữu công lực thượng thừa này, suýt nữa rẽ lối sang ngang làm một... thợ may!
    Suýt rửa tay gác kiếm làm... thợ may
    Võ sư 8X Tô Văn Hồng đến với võ thuật, đã có nhiều chuyện lạ, duyên nghiệp của Hồng với võ, cũng lạ không kém. 19 tuổi, sau nhiều lần lỡ dở thi cử, Tô Văn Hồng quyết định ?otạm ngưng? việc luyện và dạy võ tại các lò võ để trở về theo ước muốn của bố mẹ: Thi bằng được đại học. Tay cầm cây bút mà lòng dạ cứ nghĩ đến những đường quyền cước, trượt vỏ chuối là điều dễ hiểu. Sau khi không đỗ vào Trường Đại học Thể dục Thể thao I (Từ Sơn ?" Bắc Ninh), Hồng đột ngột rẽ lối sang ngang khi xin vào Công ty Việt Đức làm... thợ may!
    Suýt nữa cái tên Tô Văn Hồng bị xoá khỏi bản đồ võ thuật Việt Nam, nếu không có một ngày nghỉ, Hồng đi xem giải thi đấu võ thuật của tỉnh Bắc Ninh. Thấy các võ sĩ thiếu căn bản, thi đấu tẻ nhạt quá, Hồng tiếc rẻ, về lập... võ đường. Cái quyết định lập võ đường, cũng đột ngột như quyết định đến với nghiệp... xe chỉ luồn kim của Hồng. Tuy sư phụ chưa lần nào đoạt giải cao tại các cuộc thi đấu chính thức, nhưng môn đệ của Võ đường Tô Gia nhiều lần bước lên bục vinh quang của các giải đấu. Hiện tại, sau 6 năm tồn tại, người đứng đầu lò võ Tô Gia đã được ?othăng cấp? thành chuẩn võ sư (tương đương với cấp thứ 17).
    Võ đường Tô Gia mở nhiều lớp học khắp miền Bắc. Thời gian đầu, đích thân chủ nhân võ đường Tô Văn Hồng phải ?ođứng lớp?. Phóng xe máy một mạch từ Bắc Ninh lên Tuyên Quang, buổi học kết thúc, Hồng lại xách cặp quay về ?ođại bản doanh? ở Bắc Ninh. Đi xe máy đường dài mấy trăm cây số tiêu hao nhiều sức lực, nhưng lúc nào Hồng cũng ung dung đi vào lớp dạy như người ta đi uống cà phê sáng về. Khi trở về, vẫn một phong thái không đổi. Điều đó được giải thích bằng hai chữ: nội công. Hồng cho biết, sau mỗi chuyến đi, Hồng chỉ mất 15 phút vận nội công, là sức khoẻ vẫn như bình thường.
    Cứ thấy môn phái nào hay là Hồng theo học. Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã dành rất nhiều công sức để lĩnh hội tinh hoa của 5 môn võ: Thiếu Lâm Nam Hồng Sơn, Wushu, Cổ truyền, Nhất Nam, Vịnh Xuân Quyền. Cách đến với võ thuật của Hồng đã khác người, cách Hồng học võ cũng thế. Ở mỗi môn võ, Hồng đều nghiên cứu rất tỉ mỉ điểm mạnh, điểm yếu để phát huy một cách có hiệu quả những gì mình đã học được. Nhưng có lẽ, đọng lại trong anh nhiều nhất vẫn là những chiêu thức của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
    Hồng bảo, điểm nhấn trong đời của anh chính là việc gia nhập môn phái Ngũ Châu Quyền. Môn phái này do lão võ sư Nguyễn Trọng Mật (sinh năm 1911, hiện vẫn còn sống) sáng lập và được võ sư Mai Long kế nhiệm. Chính võ sư Mai Long là người tận lực giúp Hồng khai thông kinh mạch, ngộ được sự tinh tuý của những thế võ huyền ảo của môn phái. Với cương vị chưởng môn, Hồng đang cố gắng phát huy những ưu việt của bộ quyền mang tính tổng hợp của võ thuật Thiếu lâm Trung Hoa, võ Cổ truyền Việt Nam và võ thuật hiện đại mà sư tổ đã dày công nghiên cứu ra một lối đánh riêng biệt. Khí công tâm pháp của Ngũ Châu thái cực trường quyền chính là sự chắt lọc tinh hoa võ thuật của nhiều môn phái khác. Nếu những môn phái khác đa phần tập trung vào cơ cương nhiều thì cách vận khí của Ngũ châu quyền chính là ?ovận khí chuyển cốt?, kết hợp với quyền cước một các nhuần nhuyễn.
    Công phu tuyệt kỹ
    Người ta vẫn nói ?ođao thương bất nhập?, tức gươm đao không thể phạm vào cơ thể, khi nói về những cao thủ võ lâm. Điều ấy cũng đúng ở dị nhân võ thuật đất Kinh Bắc này. Một trong những màn biểu diễn kinh hồn của Tô Văn Hồng, là việc anh cởi trần nằm trên 3 lưỡi dao, sau đó, người ta dùng hòn đá nặng 30kg để lên trên người và dùng búa đập xuống. Để 3 lưỡi dao ở 3 phần khác cách xa nhau của cơ thể, rồi đập vật nặng là một màn biểu diễn mà chính những cao thủ võ lâm thừa nhận là rất khó. Khá nhiều người thót tim khi Hồng nằm trên những lưỡi dao to, sắc như những lưỡi dao dùng để mổ lợn. Nhưng rồi hòn đá vỡ, trong khi lưng Tô Văn Hồng chẳng hề có vết sứt sẹo nào. Kỉ lục này, cùng hai kỉ lục khác là dùng nội công phá vỏ chai và đứng trên bóng bay, đều được Hồng xác lập tại chương trình Chuyện lạ Việt Nam trong năm 2006.
    Kì lục dùng nội công phá vỏ chai, tuy không làm đau tim người xem, nhưng cũng là một tuyệt kỹ công phu. Hồng chỉ dùng tay vỗ nhẹ vào miệng những chiếc chai thuỷ tinh, toàn bộ thân chai gần như còn nguyên vẹn, chỉ riêng có đáy chai bị bung ra. Hồng đăng ký biểu diễn công phá 60 vỏ chai trong vòng 2 phút, nhưng chỉ mất 1 phút 25 giây thì anh đã vỗ hết số vỏ chai, do không chuẩn bị kịp vỏ chai nên màn biểu diễn dừng lại ở 61 chiếc bị phá. Theo Tô Văn Hồng, đây là sự thành công một phần trong bộ công phu Thiết xa chưởng Thiếu lâm mà anh khổ luyện nhiều năm.
    Việc đứng trên 4 quả bóng bay, cũng là một màn biểu diễn đáng kinh ngạc. Hồng đứng trên quả bóng bay mỏng manh trong thời gian 5 phút 38 giây. Chỉ có những người tập khinh công ở mức thượng thừa mới có thể làm được.
    Hiện Hồng vẫn tiếp tục luyện các tuyệt kỹ của Thiếu lâm, trong đó, có tuyệt kỹ công phu Thối âm chưởng. Đây là một tuyệt kỹ rất khó khi đánh vào vật, vật bị hỏng nhưng không biểu lộ ra ngoài, chỉ khi chạm vào vật bằng lực rất nhẹ mới bị vỡ vụn...
    ***** của Hoà Bình võ phái ?" một tương lai không xa
    Võ đường Tô Gia hình thành chưa lâu, nhưng Võ đường này đã hình thành một phong cách riêng biệt. Không phải ai xin học, võ sư họ Tô cũng nhận lời. Để được nhập môn, môn sinh phải trải qua kỳ ?otruy vấn?, không khác những ông thầy khi xưa thu nạp đồ đệ. Hồng luôn luôn thế, bất luận người đăng ký là ai. ?oHọc võ để làm gì? Tại sao lại đến đây? Học võ, anh thích học gì nhất?...? Nếu trả lời những câu hỏi hợp ý võ sư họ Tô này, môn sinh mới được phép ?obái sư?. Hồng làm vậy, vì vị sư phụ trẻ tuổi này, không muốn bất cứ một môn đệ nào, dùng võ thuật vào mục đích không tốt, làm hoen ố Võ đường Tô Gia nói riêng, làm ảnh hưởng đến tinh thần võ thuật nói chung. Rút kinh nghiệm từ chính cuộc đời mình. Để trở thành môn đệ của Võ đường Tô Gia, học viên còn phải nộp cho thầy một bản cam kết của gia đình cho con em đi học võ. Hồng bảo, nếu học võ mà tâm không tịnh thì không tiếp thu được tinh hoa của võ thuật, tâm không tốt thì càng giỏi võ càng là tai hoạ cho xã hội. Bởi thế, vấn đề đạo đức luôn được vị chuẩn võ sư đề cao hàng đầu, thể hiện cốt cách chính tông của con nhà võ. Trong những buổi tập cùng học trò hay những giờ giải lao, Hồng đều hướng câu chuyện của mình vào những việc hiệp nghĩa và đạo đức của con người nhằm uốn nắn môn đồ.
    Luyện tập nhiều môn phái khác nhau, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng môn, tiếp đó, việc lập Võ đường Tô Gia, là một trong những bước đi, để vị sư phụ 8X này, tiến tới việc lập ra một môn phái riêng. Môn phái mà anh dự định đặt tên là Hoà Bình.
    Võ thuật là chiến đấu, nhưng sở dĩ, Tô Văn Hồng mong muốn võ phái của mình, mang tên Hoà Bình, vì cái tên đó, chính là phương châm, là mục đích của người luyện võ.
    Vị sư phụ lừng danh ở nhiều võ đường miền Bắc có một cuộc sống giản dị. Chiếc xe máy cà tàng hàng ngày vẫn cùng ?odị nhân? này ngược xuôi cả trăm cây số. Tôi hơi ngạc nhiên trước tiếng tăm của võ sư họ Tô này, với điều kiện kinh tế gia đình. ?oCơ ngơi? của vị sư phụ mà nhiều môn đồ kính nể là ngôi nhà lợp prô-xi-măng mà bố mẹ chia cho, sau khi sư phụ thành thân với ?osư mẫu?. Trong nhà, tài sản là chiếc ti vi màu và chiếc máy tính cũ mèm... Nhiều môn đệ, nhưng ở các trung tâm, học phí thu không đáng là bao, còn những lớp dạy tại nhà, ai có tiền thì đóng. Hồng sống theo lối sống đạm bạc của các bậc hảo hán xưa, trượng nghĩa khinh tài.
    Hỏi về ngày ra đời của môn phái Hoà Bình, Hồng tự tin: ?oGần lắm rồi?.
    Giang Nam

  9. dhlv

    dhlv Guest

    Giải Vật truyền thống nông dân tranh cúp Tạp chí Nông thôn mới
    27/10/2008
    Hôm qua (26/10), tại Nhà thi đấu TDTT thị trấn Yên Lạc (Vĩnh Phúc), giải Vật truyền thống nông dân tranh cúp Tạp chí Nông thôn mới đã chính thức khởi tranh. Giải đã thu hút 50 VĐV, đến từ 6 tỉnh, thành trong cả nước gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An và chủ nhà Vĩnh Phúc. Các VĐV tranh tài ở các hạng cân từ 48 kg đến 82 kg.
    Sau những trận đấu đầy kịch tính, kết quả chung cuộc, đoàn Bắc Ninh với 6 HCV giành vị trí Nhất toàn đoàn; Vĩnh Phúc xếp thứ Nhì với 2 HCV, 2 HCB, 7 HCĐ; Hà Nội xếp thứ Ba với 2 HCV, 2 HCB, 6 HCĐ.
    N.H : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=243&ItemID=16954
    Bắc Ninh tổ chức giải Võ thuật cổ truyền các CLB toàn tỉnh năm 2008
    27/10/2008
    Trong hai ngày 25 - 26/10, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Ninh, giải Võ thuật cổ truyền các CLB tỉnh năm 2008 đã diễn ra thành công. Chung cuộc, CLB Quế Võ đã có sự vượt trội ở nội dung đối kháng, đoạt 5/11 giải Nhất, giành ngôi Vô địch toàn đoàn. Xếp thứ Nhì là CLB Gia Bình, CLB Yên Phong đứng thứ Ba.
    Giải thu hút 115 VĐV đến từ 10 CLB trong tỉnh, các VĐV tranh tài ở 11 hạng cân đối kháng, 4 nội dung biểu diễn và 1 nội dung đối luyện.
    N.H : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=246&ItemID=16964
    13 võ sỹ đội tuyển Judo Quốc gia đã lên đường tham dự giải trẻ thế giới
    21/10/2008
    Ngày 20/10/2008, đội tuyển Judo Quốc gia đã lên đường sang Thái Lan tham dự giải trẻ Judo thế giới. Đội tuyển Judo Việt Nam tới tham dự với 13 võ sỹ và võ sỹ Huỳnh Nhất Thống là gương mặt được kỳ vọng nhất tại giải lần này. Lần đầu tham dự thế nhưng mục tiêu mà BHL đề ra là giành 1 HCĐ
    N.H : http://www.tdtt.gov.vn/default.aspx?tabid=234&ItemID=16915
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 19:32 ngày 28/10/2008
  10. ItsRaining

    ItsRaining Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    0
    đọc mà buồn cười, cứ tưởng là giai thoại về mấy chưởng môn ngày xưa, hóa ra ngày nay cũng có...
    UFC cần phải mở chi nhánh ở VN là thế, để tốp mồm mấy chú coi trời bằng vung như thế này...

Chia sẻ trang này