1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Võ Thuật Việt Nam (Võ sĩ Cung Lê giao lưu võ giới Sài Thành - Trang 25)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. stork82

    stork82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Chết chết, sao có mấy Đại K học nhanh thế nhở, bái phục, bái phục.... học độ 2,3 năm nữa thì học hết cả võ Việt Nam. Thế này lẽ ra mấy bác VX Hà Nội nên mời đại mấy đại K này về truyền lại món Vịnh Xuân. Chắc chỉ 3 tháng đã học hết võ cả 3 cụ, chả mấy mà Vịnh Xuân Việt nam thống nhất mà có khi học lây sang cả Thái cực cũng nên......
    Quá tởm!
    Được stork82 sửa chữa / chuyển vào 02:40 ngày 22/11/2008
    Được stork82 sửa chữa / chuyển vào 02:44 ngày 22/11/2008
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    bạn Bình trong bài là 1 tấm gương về sự vươn lên, đó mới là điều đáng nói tới.
    còn nội dung bài báo :
    lớp 10 lên học võ ở TP, bi giờ là lớp 12, 3 năm sau làm huấn luyện viên theo quan điểm nào đó là giỏi đó chứ ! chứ nếu ko thì kiếm Võ Sư Thu Vân hỏi cho ra lẽ à, thông tin về Võ Sư Thư Vân thì ưu điểm thì nhiều..... có lẽ chú m Bình này đã học võ rồi lên TP học nâng cao típ ....
    Gọi chơi chú em này là Võ sư thì ok ! chứ nói nghiêm chỉnh thì ti.ên s.ư tên nhà báo viết bài, bưng nguyên si spam ngoài đời zô mà dek suy nghĩ.
    còn tấm hình chụp 3 chú em mặc đồ TDTT chụp thế võ mà miện cười toe thì .... ********* !
    ở đây thiếu gì chú tuổi mực tím như chú em Bình trên.
    có điều báo chí dạo nạy viết tồ quá !
  3. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn không cần chỉnh!!!!
    Đang định vào chém gió về bức ảnh này, may quá, có lão Bụt phán hộ roài!!!
  4. dhlv

    dhlv Guest

    Phó tổng thống Iran Aliabadi ủng hộ việc thành lập LĐ vovinam Châu Á
    16-12-2008
    Hôm qua, ông Hoàng Vĩnh Giang, Võ Danh Hải và HLV Nguyễn Hùng Minh Trí đã làm việc với UB Olympic Iran, Tổ chức giáo dục thể chất và chính phủ Iran về việc phát triển vovinam ở Iran và khu vực.
    Trong buổi làm việc với Phó tổng thống Iran Aliabadi, ngài Phó tổng thống hứa sẽ ủng hộ việc thành lập Liên đoàn vovinam châu Á tại Tehran và phát triển môn võ này ra các nước trong khu vực, đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện để Iran phát triển mạnh vovinam trong thời gian tới.
    Chiều cùng ngày, đoàn đã đến thăm các CLB võ thuật của Iran, lớp vovinam của LĐ võ thuật Iran, lớp võ thuật của lực lượng cảnh vệ tổng thống Iran. Ở đây, các võ sư HLV đều rất hứng thú khi tìm hiểu vovinam, một số HLV đã học ngay các đòn thế vovinam, kể cả đòn kẹp cổ ngay trong buổi đầu làm quen với HLV Nguyễn Hùng Minh Trí.
    HUY TƯỜNG : http://www.thethaohcm.com.vn/index.php?do=home&act=all&id=12340
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh : www.vovinam.org.vn
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 16/12/2008
  5. dhlv

    dhlv Guest

    CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MÔN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN 33 NĂM KỂ TỪ NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT 1975 ?" 2008
    · ĐẶC ĐIỂM CHUNG :
    Có lẽ không một người dân Việt nào ?ochưa nhìn thấy? hoặc ?ochưa nghe nói? đến Võ cổ truyền của dân tộc mình. Bởi nó gắn liền với cuộc sống và đi theo suốt chiều dài của lịch sử. Tuy có lúc thăng, lúc trầm nhưng nó đã tồn tại và thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, là một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam.
    Lịch sử đã ghi chép, chứng minh biết bao gương hy sinh dũng cảm đã nêu cao tinh thần thượng võ, biết vận dụng tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống để xây dựng môn võ thành triết lý sống cho dân tộc mình.
    Từ khi loài người thông qua lao động cần cù, sáng tạo cùng với sự tồn tại và phát triển, sống mưu sinh thoát hiểm chống lại thú dữ, thiên tai, địch họa, những động tác luyện tập, các công cụ sử dụng đã tạo nên những bài võ đích thực và dần hoàn chỉnh theo thời gian.
    Soi rọi vào công lao, trí tuệ của tiền nhân chúng ta thấy chạnh lòng và vô cùng cảm phục, để tiếp bước các thế hệ hiện tại và sau này phải gìn giữ phát huy, tài bồi cho nền võ học nước nhà thêm cường thịnh vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bản sắc, đặc thù của dân tộc mình, trong đó có những môn truyền thống gắn liền với lịch sử, với lao động, với văn hóa lâu đời.
    Dân tộc ta, đất nước ta, trải qua các thời kỳ giữ nước và dựng nước, môn Võ cổ truyền đã có quá trình hình thành, phát triển, được các thế hệ tiếp tục truyền bá, học tập tài bồi. Nó là món ăn tinh thần, là giấc ngủ yên bình, là sự sống còn, là sự cảm thông chia sẻ thì hiển nhiên là của quốc gia dân tộc, không có gì để luận bàn mà phải trân trọng bảo lưu với niềm tự hào đầy kiêu hãnh. Có điều vốn quý phải được mài dũa như thế nào? dùng vào thời điểm thích hợp để có hiệu quả cao nhất. Dân tộc ta vốn sống có hiếu đạo, làm việc trượng nghĩa, càng thấm nhuần đạo lý: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Do vậy, Võ cổ truyền Việt Nam chính là của người Việt Nam.
    ?oViệc tu dưỡng, rèn luyện võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, đưa con người đến sự giản dị, điềm đạm, khiêm tốn, đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống.
    Võ là văn hóa, vì võ dạy cho con người biết nuôi dưỡng nhân tính, sống theo đạo lý làm người trong một tôn chỉ giáo dục và rèn luyện nhân cách cao xa. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch.?
    Để tổng kết những hoạt động của môn võ cho cụ thể, rõ ràng hơn sau chặn đường 30 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (1975 ?" 2008) có thể chia làm 3 giai đoạn:
    A. GIAI ĐOẠN I :
    1975 ?" 1985: Sau ngày đất nước thống nhất, mọi hoạt động võ thuật dường như rơi vào sự im lặng, nhưng thực tế luôn sục sôi với khí thế mới ở một số Tỉnh, Thành như: TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Cà Mau v.v? đã có những hoạt động mang tính tập hợp lại như: Tham gia hội diễn, huấn luyện nhiều môn võ trong cùng một câu lạc bộ. Các phòng VHTT và các trung tâm bước đầu có sự quản lý chặt chẽ có kế hoạch phổ cập cơ bản, đã có bộ môn theo dõi các hoạt động và hướng dẫn phong trào.
    Các võ sư, HLV đều mong ước được học tập, mở lớp huấn luyện nhằm truyền bá và đáp ứng các yêu cầu thực tế của xã hội và cả sự khao khát yêu mến võ thuật của quần chúng.
    B. GIAI ĐOẠN II :
    Đến năm 1987 : Tổng cục TDTT cho phép các môn võ hoạt động chính thức. Thêm một bước ngoặc lịch sử ra đời, đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh mới, một nền võ học hoạt động theo chiều hướng đoàn kết, tập hợp trí tuệ, sức lực để xây dựng nền tảng võ học, võ thuật cho mọi người.
    Các ban chuyên môn ra đời nhằm bước đầu ổn định tổ chức, xây dựng chương trình kế hoạch và định hướng phát triển ?" các cuộc hội diễn toàn Tỉnh, Thành được tổ chức, các võ phái hăng say tập luyện, biểu diễn, thi tài cống hiến cho quần chúng những nét đẹp võ thuật. Bởi sự ganh đua có tổ chức có mục đích rõ ràng là nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo lưu phát triển, nâng tầm nền võ học tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Có lẽ chưa bao giờ tâm tư giới võ mở rộng và mong muốn có những hoạt động mang tính đặc thù, có sự đoàn kết nhất trí cao như trong giai đoạn này, họ có rất nhiều kỳ vọng ước mơ nhưng tựu trung phải có được hệ thống huấn luyện thống nhất, có quy chế hoạt động, có tổ chức vững mạnh mới thực hiện được một nền võ thuật võ học đúng tầm trong chế độ xã hội mới Xã Hội Chủ Nghĩa.
    Từ những thực tế đó, năm 1989 các Hội võ cổ truyền được thành lập. Ở một số địa phương có phong trào võ sớm phát triển nhằm tăng cường nhân lực, có đủ trình độ, điều kiện để tiến lên theo định hướng.
    Đến năm 1991, Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam ra đời, đây là một thời điểm quan trọng để đánh giá, rút kinh nghiệm tổng kết các hoạt động võ thuật tại các Tỉnh, Thành phố nhằm đóng góp cho Liên đoàn những thành tựu để làm cơ sở cho Liên đoàn nghiên cứu lập kế hoạch, xây dựng chuyên môn trên phạm vi cả nước.
    Việc đầu tiên là cần rà soát và biên soạn lại hệ thống đai, đẳng cấp cho môn võ mà nhiều thập kỷ qua chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ là điều kiện tất yếu. Ban biên soạn đã tham khảo ý kiến các vị võ sư lão thành, các nhà học giả và dựa theo hệ thống giáo dục văn hóa để đưa ra một hệ thống từ sơ cấp đến cao cấp bao gồm 18 cấp.
    5 màu đai: đen, xanh, vàng, đỏ, trắng.
    5 bậc: bậc học viên, bậc hướng dẫn viên, bậc HLV sơ cấp, bậc HLV trung cấp, bậc HLV cao cấp.
    Bên cạnh đó, một chương trình huấn luyện thống nhất được Hội đồng võ sư cả nước tuyển chọn, giới thiệu những bài võ có đầy đủ lý luận cơ bản, có quá trình tập luyện lâu năm, có nhiều dòng võ biết đến, thực áp dụng được cho tất cả các môn sinh theo học võ cổ truyền ở hiện tại và là tư liệu quan trọng cho sau này. Khi hệ thống đai, đẳng cùng với chương trình huấn luyện thống nhất hình thành thì quy chế hoạt động chuyên môn phải phù hợp với mục đích yêu cầu để giúp cho việc quản lý nhân sự, trình độ chuyên môn mới được xuyên suốt trong hệ thống huấn luyện, quản lý và nghiên cứu ứng dụng cho các cấp theo trình tự từ thấp đến cao.
    Tất cả các công trình tâm huyết trên là nguyên nhân của sự thành công, đẩy lùi được những khó khăn mà bản thân môn võ gánh chịu. Ngoài ra, còn là tiền đề cho ý chí thống nhất, cơ sở cho việc thi lên đai đẳng, thi tài trong các cuộc hội thi, hội diễn. Đặc biệt, qua những chương trình này đã tập hợp được sự say mê tập luyện của nhiều người. Đây là nhân tố chính để góp phần phát triển võ thuật rộng khắp trong cả nước và nước ngoài.
    Võ cổ truyền Việt Nam là tập hợp của nhiều dòng võ, nhiều võ phái, hoạt động riêng lẻ, tự phong danh hiệu, tự tổ chức và tất nhiên tự cho mình là đầy đủ tạo nên không ít khó khăn cho tổ chức Hội. Nhưng chắc một điều là định hướng ban đầu của BCH Liên đoàn, Hội là đúng đắn. Điều đó đã thể hiện qua việc ngày càng nhiều võ phái tham gia, số lượng võ sinh tăng nhanh, các cuộc thi đai đẳng đầu tiên được tổ chức tốt, các lớp học chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, giới thiệu đường lối chủ trương chung của ngành TDTT và đặc thù của từng môn đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Trong gia đoạn này, việc nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của môn võ là phải có tổ chức thi đấu, do đó Luật thi đấu được nghiên cứu biên soạn. Nhờ vậy, các cuộc thi đấu hằng năm được tổ chức rất sôi nổi, Luật cũng được sửa đổi, bổ sung ngày càng phù hợp hơn.
    Từ đó, các cuộc hội diễn khu vực, toàn quốc đã trở thành các giải thi đấu chính thức trong hệ thống thi đấu cấp quốc gia.
    Đến năm 1993, Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, với mục đích quy tụ các võ phái trong cả nước, đưa ra định hướng hoạt động chuyên môn nhằm xây dựng và tuyển chọn các bài võ hiện đang có nhiều võ phái tập luyện. Những năm về sau, các Hội nghị liên tục tổ chức các lớp tập huấn trọng tài, chỉnh sửa tài liệu, Luật thi đấu luôn luôn được Liên đoàn quan tâm và thực hiện triệt để. Đến nay đã có sách giáo khoa với chương trình huấn luyện căn bản và 10 bài võ tiêu biểu.
    Các Hội võ cổ truyền là nhân tố quan trọng, đi tiên phong trong mọi lĩnh vực lại càng được củng cố nhanh hơn, mạnh hơn, các giải thi đấu khu vực, toàn quốc được tổ chức ngày càng tốt hơn, số lượng vđv tham gia ngày càng đông. Các ban ngành tham gia tập luyện càng tăng cao, chất lượng huấn luyện được nâng lên, phương pháp huấn luyện, tâm sinh lý lứa tuổi cũng được trang bị. Y học cổ truyền được áp dụng trong hồi phục và điều trị.
    Về quan hệ quốc tế, một số chuyên gia được cử đi huấn luyện ở một số nước trên thế giới, đến nay vẫn tiếp tục truyền bá Võ cổ truyền Việt Nam, tạo được mối quan hệ giao lưu tốt cho Liên đoàn và cho môn võ học nước nhà. Các VĐV xuất sắc được cử đi biểu diễn nhiều nơi trong nước và tham dự các ký đại hội võ thuật truyền thống thế giới. Đây là dịp giới thiệu một nền võ học dân tộc, gắn liền với bản sắc văn hóa tốt đẹp có truyền thống lâu đời, bền vững.
    C. GIAI ĐOẠN III:
    Từ năm 1995 đến năm 2008 : Các Hội, cùng với Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và nâng cao về mọi mặt: hệ thống thi đấu, nội dung thi đấu, các phương tiện phục vụ thi đấu đảm bảo đúng thời gian, an toàn và hiệu quả. Các lớp chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ cho các cấp từ học viên đến HLV cao cấp được tổ chức hằng năm, chất lượng ngày càng cao. Các cuộc hội thảo thường xuyên hơn, các võ sư, HLV có dịp trao đổi học hỏi lẫn nhau nên rất cảm thông nhau, giúp cho mọi sinh hoạt vào nề nếp xuyên suốt từ trên xuống dưới. Đến năm 2002, Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV là lần đầu tiên có môn Võ cổ truyền thi đấu, góp phần làm phong phú thêm cho Đại hội quan trọng này. Năm 2006, Festival Võ cổ truyền lần thứ I tổ chức tại Bình Định đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của võ cổ truyền Việt Nam.
    Cùng với những thành tựu trên, sách về giáo trình huấn luyện cơ bản được ấn hành, Luật thi đấu được Bộ trưởng chủ nhiệm UBTDTT ký ban hành chính thức, cũng có ý nghĩa là hệ thống thi đấu của môn võ được công nhận và gắn kết giữa lao động sáng tạo với tinh thần hiếu học, ý chí quật cường, lòng yêu nước của dân tộc ta. Nó đã cùng chúng ta góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ giá trị đạo đức, tôn vinh ý tưởng cao đẹp, tăng cường sức khỏe cho mọi người, xứng đáng là một trong những vốn quý mà không một dân tộc nào không tự hào khi sở hữu được.
    Năm 2007, nhiệm kỳ III Ban chấp hành Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tiếp tục được củng cố về nhân sự, về định hướng phát triển, cùng với Điều lệ sửa đổi và bổ sung Liên đoàn đã ban hành nhiều quyết định, quy chế quan trọng. Từ đó dấy lên một phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành: tiêu biểu là các lớp tập huấn, huấn luyện viên, trọng tài các giải khu vực và toàn quốc. Đặc biệt là Giải Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ I từ ngày 21 đến 24/07/2008 tại TP. Hồ Chí Minh và Festival Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ II tháng 08 năm 2008 tại Bình Định đã thành công rực rỡ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước và giới Võ cổ truyền Việt Nam. Kết thúc năm 2008 với nhiều thành công hoàn hảo, lớp tập huấn huấn luyện viên được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 21/12/2008 tại Khánh Hòa. Để triển khai 8 bài võ mới đã được tuyển chọn và hoàn thiện phần Căn bản công, nhằm tiến tới xây dựng giáo trình huấn luyện làm nền tảng để môn võ được phổ cập rộng rãi.
    Võ sư Lê Kim Hòa - Chủ tịch Hội Võ cổ truyền TP. Hồ Chí Minh
    Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban kỹ thuật LĐVCTVN

    http://vocotruyen.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=294&Itemid=26
  6. dhlv

    dhlv Guest

    Võ thuật Việt Nam: cơ hội mới trước thềm Xuân Kỷ Sửu
    06/01/2009
    Suốt hơn một thập kỷ qua tại các đấu trường SEA Games, cao hơn một chút là ASIAD, các võ sỹ Việt Nam đều tự khẳng định nhận định của NHM trong và ngoài nước - Võ thuật luôn là "mỏ Vàng" của TTVN. Trải qua nhiều khó khăn, thách thức từ chủ quan đến khách quan, nhận định ấy vẫn còn nguyên giá trị, nhất là khi thời khắc Xuân đang đến khiến người ta có khí thế muốn tạo một bước tiến mới và biến những mục tiêu đó thành hiện thực. Việc tạo ra những cú hích là điều mà Võ thuật Việt Nam đang hướng tới...
    Xã hội hoá cần được đẩy mạnh
    Xã hội hóa thể thao - đó là giải pháp tích cực để nhanh chóng đưa thể thao và đặc biệt là phong trào của một môn nào đó phát triển rộng khắp trên cả nước. Nhiều cuốn sách, nhiều nhận định và những nghiên cứu của những Nhà quản lý nổi tiếng trong và ngoài nước đã kết luật như vậy. Song để làm được điều đó, để công tác xã hội hoá thể thao phát huy hiệu quả không phải là việc đơn giản. Với Bóng đá hay Bóng chuyền tại Việt Nam thời gian qua, dường như đã đi đúng hướng. Nhưng với Võ thuật Việt Nam nói riêng và các môn thể thao khác nói chung, xã hội hoá để phát triển vẫn còn là bài toán hóc búa, chưa có lời giải. Hỏi những nhà hoạch định võ thuật có tâm huyết với sự phát triển của thể thao Việt Nam về vấn đề này đều nhận được những nhận xét chung: Khó mà dễ, dễ mà khó.
    [​IMG]
    Võ sỹ Hoàng Ngân (Ảnh: HC)
    Quả thực như thế, TTVN có thể tự hào với Taekwondo - môn võ thuật mà Liên đoàn của môn này có những bước đi rất chuẩn sát, qua đó giúp phong trào phát triển rộng khắp và có chất lượng cao, nhưng mới đây cũng phải trầy trật lắm mới có đủ nguồn kinh phí (200.000 USD) để được đăng cai Vòng đấu tuyển chọn VĐV Olympic Bắc Kinh 2008 khu vực Châu Á tại NTĐ đa năng Phú Thọ. Kế đến là Judo - môn võ thuật có sự phát triển tương đối tại nhiều trường THCS trên cả nước, đặc biệt là phía Nam nhưng cũng không thể tìm ra khoản tiền 500.000 USD để có thể đăng cai giải Trẻ thế giới vào tháng 11/2008 tại TPHCM, và cuối cùng kế hoạch này bị hủy bỏ, nhất là sau khi cố Chủ tịch Liên đoàn Judo Việt Nam Hoàng Việt Hùng - Chủ tịch LĐ Võ thuật TPHCM đột ngột qua đời ngay sát thềm SEA Games 24. Tất cả các môn võ thuật còn lại, dấu ấn xã hội hóa đều khá mờ nhạt hoặc chưa thể thực hiện được công tác này.
    Đáng chú ý nhất là việc Vovinam Việt Nam đã có cái "bắt tay" khá tốt với Đài truyền hình (kênh VTC9 Let?Ts Việt) trong việc tổ chức thường xuyên giải CLB mạnh toàn quốc tranh Cúp Let?Ts Việt lần 1 (9/2008) và giải lần 2 (diễn ra vào 11 buổi chiều chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ 30/11/2008), đặc biệt lần đầu tiên giải được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC9 Let?Ts Việt đã gây được tiếng vang lớn. Theo Tổng Giám đốc kênh VTC9 Trần Minh Tiến, nhiều khả năng giải sẽ còn mở rộng hơn nữa trên phạm vi quốc tế để chung tay đưa Vovinam - môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam bay cao và xa hơn trên trường quốc tế.
    Chính vì thế, đã đến lúc không chỉ có thành tích tốt ở các đấu trường quốc tế là đủ, mà NHM còn cần lắm nhiều phong trào mạnh mẽ được khởi nguồn từ hệ quả của công tác xã hội hóa, làm bệ phóng tốt hơn để võ thuật Việt Nam tấn công những sân chơi cao hơn.
    Tấn công sâu vào sân chơi quốc tế để mạnh hơn và cao hơn
    Thành tích của Võ thuật Việt Nam trên đấu trường quốc tế thời gian qua là điều không ai phủ nhận, nhưng chưa thể vui ngoài một Trần Hiếu Ngân từng mang vinh quang về cho Tổ quốc bằng tấm HCB ở Olympic Sydney 2000. Kể từ đó đến nay vẫn chưa có võ sĩ nào tái lập kỳ tích ấy. Vì sao? câu hỏi được đặt ra nhưng cũng tự để trả lời: Võ thuật Việt Nam vẫn chưa tạo được một cú hích thực sự để đạt đến mục tiêu cao ấy, trong khi thực lực là hoàn toàn có thể. Bằng cách nào, đó chính là sự đầu tư thấu đáo bằng chiến lược dài hơn (dù tốn kém) và kế hoạch đào tạo chuyên biệt cho một vài cá nhân vượt trội.
    [​IMG]
    Giải Vovinam đã gây được tiếng vang lớn (Ảnh: HC)
    Thực tế, trong năm qua, Taekwondo - môn thể thao trọng điểm cho mục tiêu giành huy chương Olympic chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí kế hoạch của BHL đề ra từ đầu năm không được đáp ứng trọn vẹn; hay như Judo cũng có chiến lược đưa ?oNữ hoàng Judo Đông Nam Á? - võ sĩ được đánh giá vượt tầm khu vực là Văn Ngọc Tú đi tập huấn chuyên biệt một thời gian dài tại nước ngoài, nhưng cho đến nay, kế hoạch ấy vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy vậy, tin vui đầu Xuân mới báo về khi một ?oNữ hoàng Đông Nam Á? khác ở môn Karatedo nội dung Kata Nguyễn Hoàng Ngân (ĐKVĐ thế giới 2008, Vô địch liên tiếp 3 kỳ SEA Games 22, 23 và 24) sẽ được đưa đi tập huấn chuyên biệt tại Nhật Bản - quốc gia sản sinh môn võ thuật này.
    Hay như các võ sĩ Vovinam - được cọ xát ở giải Let?Ts Việt cùng hàng loạt giải quốc tế (VĐTG, VĐ Châu Á) và trong nước (VĐQG, trẻ QG, giải các khu vực, giải Quân đội mở rộng lần 2?) sẽ tạo một lực lượng hùng mạnh để lần đầu tiên góp mặt cùng các môn võ thuật đỉnh cao giành huy chương về cho TTVN tại Asian Indoor Games 2009.
    Quyền Anh nữ đang có quá trình phát triển rất tốt, sự đầu tư thích đáng trong năm mới sẽ giúp ta tự tin hướng tới tấm HCV ở SEA Games 25 - tấm HCV đầu tiên trong lịch sử Quyền Anh Việt Nam trên đấu trường SEA Games. Và thậm chí, những chuyển động mạnh mẽ của đội tuyển Muay (TPHCM đã có lực lượng và đã giành được huy chương ở giải quốc tế King?Ts Cup Thái Lan 2007) và Kick - Boxing cũng báo hiệu có thành tích tại đấu trường quan trọng của TTVN trong năm 2009: Asian Indoor Games lần 3/2009 vào tháng 11 tới.
    Xuân Nhi - Bắc Nam : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=268&ItemID=17470
  7. dhlv

    dhlv Guest

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam với những bước tiến trong năm 2008
    10/02/2009
    Hiếm có năm nào mà các hoạt động Võ thuật cổ truyền (VTCT) lại diễn ra sôi nổi như trong năm 2008 vừa qua. Hàng loạt các giải thi đấu được tổ chức với sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của VTCT Việt Nam.
    [​IMG]
    Nhiều giải đấu VTCT trong nước đã được tổ chức trong năm qua (Ảnh: M.Ngọc)
    Một năm với nhiều giải đấu trong nước
    Năm 2008, Liên đoàn VTCT đã tổ chức: giải ?o Võ thuật cổ truyền phía Bắc - Cúp Đông dược Bảo Long lần thứ II ? (Từ Thừa Thiên Huế trở ra) tại Tập đoàn Y dược Bảo Long, xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là giải truyền thống được tổ chức hàng năm, đánh dấu sự trưởng thành mạnh mẽ của phong trào. Đặc biệt toàn bộ kinh phí tổ chức, khen thưởng cho VĐV đạt huy chương của giải đều do Tập đoàn Y dược Bảo Long tài trợ đã cho thấy công tác xã hội hoá của VTCT có bước phát triển nhanh chóng.
    Liên đoàn còn phối hợp với Vụ TDTT quần chúng, Tổng cục TDTT tổ chức 2 giải VTCT trong hệ thống thi đấu toàn quốc là "giải trẻ VTCT toàn quốc lần thứ IX" tại Tp. Hà Nội và "giải Vô địch VTCT toàn quốc lần thứ XVIII? tại tỉnh Bình Định. Ngoài ra, tại Festival Huế 2008, VTCT Việt Nam cũng đã đóng góp công sức trong việc lần đầu tiên tái hiện thi tiến sĩ võ. Hoạt động này còn là cuộc hội ngộ và trình diễn của những võ sư hàng đầu Việt Nam, "trong vai" những tiến sĩ võ đã được xướng danh trong lịch sử, qua đó biểu dương và giới thiệu cho công chúng, du khách những đặc sắc của VTCT Việt Nam.
    [​IMG]
    Liên hoan VTCT quốc tế được tổ chức tại Việt Nam đã thu hút đông đảo sự tham gia của bạn bè quốc tế (Ảnh: M.Ngọc)
    Đưa hình ảnh VTCT Việt Nam ra quốc tế
    Bên cạnh những hoạt động trong nước, VTCT Việt Nam cũng vươn ra thế giới với nhiều hoạt động quốc tế. Có thể kể ra đây như: Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ 2 từ ngày 31/7 - 3/8/ 2008 tại Bình Định, với sự tham gia của trên 1000 VĐV đến từ 75 đoàn của 29 nước; giải Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ I từ 20/7 - 24/ 7 tại Tp.Hồ Chí Minh với sự tham dự của 140 Cán bộ, HLV, VĐV đến từ 24 đoàn (trong đó có 10 đoàn của Việt Nam); Thi đai lần đầu tiên cho 17 thí sinh của các nước Pháp, Thuỵ Sỹ, Nga, Mỹ, Ý... Liên đoàn VTCT cũng tiến hành 6 đợt thi lên đai cấp quốc gia cho các Võ sư và HLV cao cấp, trung cấp.
    Bên cạnh đó, VTCT Việt Nam đã được đưa vào giảng dạy trong trường học ở một số nước như: Anh, Mỹ, Úc ... Thậm chí, một số công ty Du lịch đã đưa vào chương trình của mình hoạt động tham quan một số Võ đường VTCT. Khách tham quan sẽ được tìm hiểu về nguồn gốc võ đường, các hiện vật, di vật, các phương pháp tập luyện võ thuật đơn giản mà hiệu quả, sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử của mỗi môn phái. Bên cạnh đó, du khách cũng được xem biểu diễn những tiết mục võ thuật đặc sắc, hấp dẫn. Thậm chí nếu du khách muốn, học còn có thể được hướng dẫn một số bài tập căn bản của võ cổ truyền Việt Nam. Những hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc đưa hình ảnh và triết lý VTCT Việt Nam cũng như giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người, giúp họ hiểu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử, tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
    Nhằm bảo tồn và phát huy hơn nữa những tinh hoa của VTCT Việt Nam, ngành TDTT, Liên đoàn VTCT Việt Nam đã có những bước đi cụ thể. Hệ thống văn bản quy phạm, tổ chức bộ máy, công tác chuyên môn đang được hoàn thiện. Công tác truyền thông và vận động tài trợ cũng có những bước tiến bộ vượt bậc. Chính những điều này đã góp phần làm phong trào tập luyện và thi đấu VTCT thêm sôi động. Có thể khẳng định, những hoạt động VTCT Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của thể thao nước nhà trong năm 2008.
    T.Dương : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=243&ItemID=17676
  8. dhlv

    dhlv Guest

    Đại hội Võ thuật Châu Á lần thứ 1
    Cơ hội cho các võ sỹ Việt Nam nâng cao trình độ
    09/02/2009
    Nhận được thư mời của Liên đoàn Muay Châu Á (AMF), được sự giới thiệu của Ủy ban Olympic Việt Nam và cho phép của Sở VH,TT&DL Tp. Hồ Chí Minh, HLV đội tuyển Muay Tp. Hồ Chí Minh - Giáp Trung Thang đã tham dự cuộc họp của Liên đoàn trong 2 ngày từ ngày 4 và 5/2 tại văn phòng Ủy ban Oympic Thái Lan tại Bangkok đển bàn về công tác tổ chức Đại hội Võ thuật Châu Á lần thứ 1 diễn ra từ ngày 22 đến 28/4/2009.
    Tại cuộc họp, AMF đã bầu bổ sung nhân sự vào BCH Liên Đoàn. HLV Giáp Trung Thang được bầu vào BCH này (theo quy định, nước nào không có thành viên là hội viên của Liên đoàn sẽ không được tham dự các giải quốc tế chính thức). Ngoài ra, cuộc họp cũng thông qua các vấn đề về chuyên môn kỹ thuật, Trọng tài, thống nhất lại luật thi đấu trong chương trình thi đấu tại Đại hội Võ thuật Châu Á.
    Tham dự Đại hội dự kiến có 45 quốc gia, vùng lãnh thổ, tranh tài ở 9 môn thể thao với 105 nội dung, bao gồm: Karatedo, Kick - boxing, Muay, Wushu&Kungfu, Jujitsu, Pencak Silat, Judo, Taekwondo và Kurash.
    Xuân Nhi : http://www.tdtt.gov.vn/default.aspx?tabid=234&ItemID=17668
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Ngày hội của những nét tinh hoa Võ thuật cổ truyền Việt Nam
    10/04/2009
    Tối qua (9/04) tại nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức đã diễn ra giải thi đấu biểu diễn Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 24 năm 2009. Với chủ đề "Bảo tồn văn hoá dân tộc Võ thuật cổ truyền hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" các môn sinh của từng môn phái đã thể hiện đầy đủ, đa sắc màu những nét tinh hoa đặc sắc của Võ thuật cổ truyền Việt Nam nhằm tôn vinh hơn nữa những giá trị văn hoá của người Việt.
    [​IMG]
    Một trong những tiết mục đặc sắc nhất trong ngày thi
    đấu đầu tiên (Ảnh Minh Đăng)

    Giải đã quy tụ được 700 võ sinh đến từ 33 đoàn, gần gấp đôi so với năm trước (19 đoàn) như: Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Điện Biên, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Ninh Bình?Với 403 tiết mục biểu diễn, đa dạng, phong phú, các võ sĩ đã cống hiến cho người hâm mộ những phút thư giãn rất bổ ích. Điều đó cho thấy giải đấu ngày càng được nâng tầm hơn cả về quy mô cũng như chất lượng của giải đấu.
    Tại giải, các bài võ biểu diễn được phân theo hai bảng: Bảng 1 gồm nội dung quy định, thi đấu biểu diễn các bài võ quy định của Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam; bảng 2 gồm nội dung tự chọn, thi đấu biểu diễn các bài võ tự chọn với 6 mảng: Quyền tự chọn cá nhân, quyền tự chọn tập thể, binh khí tự chọn cá nhân, binh khí tự chọn tập thể, đối luyện tự do và công phu nội công - công phá.
    Ông Nguyễn Khắc Trịnh, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Võ thuật cổ truyền cho biết: "Đây là giải đấu mang rất nhiều ý nghĩa ngoài việc hướng tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nó còn ý nghĩa đặc biệt nhằm quảng bá mạnh mẽ những giá trị văn hoá cổ truyền độc đáo về hình ảnh đất nước hình chữ S tới bạn bè quốc tế".
    [​IMG]
    Giải đã thu hút đông đảo VĐV ở mọi lứa tuổi (Ảnh Minh Đăng)
    Kết thúc giải, Ban tổ chức sẽ trao 50 HCV, 70 HCB, 80 HCĐ và cờ cho các cá nhân và tập thể có thành tích thi đấu xuất sắc tại giải, đồng thời BTC cũng sẽ trao HCV toàn năng cho các võ sĩ, võ đường, võ phái có bài biểu diễn xuất sắc. Giải sẽ thi đấu trong 3 ngày 9, 10, 11/04 Lễ bế mạc giải sẽ diễn ra ngày 12/04 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy Hà Nội.
    N.H : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=243&ItemID=18062
    Giải trẻ Võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ X - năm 2009: nơi hội tụ những tài năng Võ thuậ
    03/04/2009
    Theo thông tin từ BTC, giải trẻ Võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ X - năm 2009 sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 12 - 19/6, tại nhà thi đấu Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Giải được tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", động viên phong trào tập luyện Võ cổ truyền và qua kiểm tra công tác giảng dạy, huấn luyện Võ cổ truyền ở các địa phương, đơn vị trên toàn quốc. Giải chính là sân chơi bổ ích để các võ sỹ thể hiện, khẳng định tài năng Võ thuật của mình; đồng thời đây được coi là bữa tiệc lớn dành cho những người yêu thích môn Võ cổ truyền.
    [​IMG]
    Giải đấu hứa hẹn nhiều hấp dẫn, kịch tính (Ảnh: Ngọc Mai)
    Rút kinh nghiệm từ các lần tổ chức trước, tại giải năm nay BTC đã đưa ra điều lệ thi đấu của giải từ khá sớm nhằm giúp các đoàn tham dự nắm bắt được thông tin và có kế hoạch tập luyện, chọn lựa VĐV tham dự giải đạt thành tích tốt nhất.
    Theo điều lệ của BTC giải, đối tượng tham dự giải là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt, có đủ sức khỏe và am hiểu luật thi đấu được cơ quan TDTT cấp tỉnh, thành, ngành giới thiệu tham gia thi đấu. Mỗi tỉnh, thành và 3 ngành (Công an, Quân đội, Giáo dục và Đào tạo) được cử một đoàn tham gia thi đấu, gồm Trưởng, Phó đoàn, HLV, bác sỹ, săn sóc viên và các VĐV theo qui định của từng nội dung thi. Cụ thể, VĐV thi đấu đối kháng: tuổi từ 15 - 17 (năm sinh từ 1992 - 1994); các VĐV thi quyền và đối luyện có độ tuổi từ 6 - 17 tuổi (sinh năm 1992 - 2003). Bên cạnh những quy định về độ tuổi, BTC yêu cầu các VĐV phải có bảo hiểm thân thể trong thời gian thi đấu.
    Các VĐV tham dự tranh giải cá nhân (nam, nữ) sẽ thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp một lần thua. Tại giải sẽ tổ chức thi đấu 8 hạng cân nam và 6 hạng cân nữ: Mỗi đơn vị được cử tổng cộng 7 VĐV thi đấu nội dung đối kháng, trong đó có 4 VĐV nam và 3 VĐV nữ, mỗi hạng cân đơn vị đăng ký thi đấu chỉ được 1 VĐV tham gia. Giải sẽ áp dụng theo Luật Võ cổ truyền do Uỷ ban TDTT (cũ) ban hành năm 2002.
    Kết thúc giải đấu BTC sẽ tặng huy chương, phần thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc; phong cấp I cho các VĐV đạt HCV các hạng cân (thi đấu đối kháng) và VĐV thi quyền qui định ở hạng tuổi 15 -17.
    N.H : http://www.tdtt.gov.vn/Default.aspx?tabid=240&ItemID=18025
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Taekwondo: Thay đổi để hấp dẫn hơn
    14-04-2009
    Kết thúc Olympic Bắc Kinh, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã yêu cầu Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) phải có những thay đổi để thu hút khán giả hơn.
    [​IMG]
    Có trận đấu, các võ sĩ chỉ thực hiện tối đa 8 đòn đá khiến người xem cảm thấy rất tẻ nhạt, có một số trận kết quả không chính xác với diễn biến trên sàn đấu... Để tồn tại ở Olympic, WTF đã thay đổi khá nhiều nội dung thi đấu .
    Tăng tính hấp dẫn của các trận đấu
    Thảm thi đấu sẽ được thu hẹp lại diện tích 8m x 8m với mục đích hạn chế các VĐV thi đấu thiếu tích cực. Bỏ điểm trần (trước đây võ sĩ nào đến 12 điểm trước coi như thắng), điểm cách biệt (điểm số chênh lệch giữa 2 VĐV là 7 điểm). Điều chỉnh lại các hạng cân thi đấu, áp dụng luật thi đấu không tích cực (luật 10 giây) vào xử phạt, sử dụng hệ thống camera (video replay review) trong trường hợp khiếu kiện. Đặc biệt, thay đổi quan trọng nhất là về cách tính điểm.
    Nhằm tăng tính hấp dẫn cho các trận thi đấu, khuyến khích các võ sĩ sử dụng các đòn đá có độ khó, WTF quy định đòn đá được tính 2 điểm khi tấn công hiệu quả vào vùng giáp bằng đòn đá xoay lưng. VĐV được 3 điểm khi tấn công hiệu quả vào mặt đối phương bằng những đòn đá đúng luật. Trước đây, khi VĐV trúng đòn và choáng, trọng tài sẽ đếm và cộng thêm 1 điểm. Tuy nhiên, hiện trọng tài chỉ đếm khi thấy VĐV choáng nặng, không còn khả năng thi đấu, nếu võ sĩ không tiếp tục thi đấu nổi sẽ xử thua cuộc. Ngoài ra, WTF còn xử phạt các VĐV thi đấu không tích cực (luật 10 giây), theo đó sau 5 giây cả 2 VĐV không tấn công trọng tài sẽ nhắc nhở ngay, sau 10 giây sẽ tiến hành phạt VĐV thiếu tích cực.
    Tăng tính minh bạch
    HLV được phát thẻ xanh, đỏ để sử dụng khi khiếu kiện. Khi khiếu kiện, HLV sẽ cầm thẻ hướng về trọng tài và yêu cầu ?ovideo replay?. Sau khi xem xét, nếu khiếu kiện của HLV đúng sẽ tiến hành điều chỉnh ngay lập tức. Mỗi HLV được quyền khiếu kiện tối đa 3 lần trong hạng cân thi đấu của VĐV mình.
    Áp dụng từng bước tại Việt Nam
    Theo trưởng Bộ môn Taekwondo Tổng cục TDTT Vũ Xuân Thành, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) sẽ gửi công văn thông báo cho các địa phương để có bước chuẩn bị. Trước mắt, tại giải Taekwondo trẻ toàn quốc (tháng 6) và giải VĐQG (tháng 8), VTF sẽ áp dụng luật thi đấu mới trừ việc sử dụng hệ thống camera. Ông Thành cho biết, trong năm 2009, VTF sẽ nghiên cứu cách bố trí camera, cách giải quyết khiếu kiện ở các giải quốc tế rồi mới áp dụng tại Việt Nam trong năm 2010. Khi được hỏi các thay đổi trong luật thi đấu sẽ được WTF áp dụng ngay tại giải taekwondo Cúp thế giới vào tháng 6 (Azecbaizan), chủ nhà Lào cũng sẽ áp dụng tại SEA Games 25, ông Thành cho rằng nếu Lào áp dụng quy định mới của WTF, sự xáo trộn các hạng cân thi đấu là điều cần phải tính đến.
    Theo quy định mới này, châu Á sẽ bị thiệt thòi ở các hạng cân nặng.Trước đây hạng cân nặng của nam là +84 kg, nữ là +72 kg thì hiện tại WTF quy định VĐV nam là +87 kg, nữ +73 kg.
    Lê Đỗ
    thethaohcm.com.vn

Chia sẻ trang này