1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Máy bay ném bom chiến lược của Nga gặp nạn​
    Một chiếc Tu-160
    Chiếc Tu-160 với 4 thành viên tổ lái trên khoang hôm qua đã đâm xuống khu vực Saratov, cách thủ đô Matxcơva 700 km về phía đông nam, làm toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Trục trặc ở động cơ có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
    Theo Bộ tình trạng khẩn cấp, 2 trong số 3 chiếc máy ghi thông số chuyến bay đã được tìm thấy nhưng đều trong tình trạng hư hỏng nặng.
    Tư lệnh không lực Nga Boris Cheltsov thông báo: ?oTất cả các chuyến bay Tu-160 đều phải ngừng lại cho tới khi tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn. Còn quá sớm để phán đoán mọi điều, nhưng rõ ràng là có một điều gì đó rất lạ đã xảy ra trên khoang lái?.
    Đây là vụ tai nạn đầu tiên trong 17 năm qua kể từ khi thế hệ máy bay Tu-160 được đưa vào sử dụng. Hiện trong không lực Nga có khoảng 15 chiếc Tu-160.
    Loại máy bay ném bom chiến lược này được chế tạo trong thập kỷ 1980, để đối phó với B-1 của Mỹ. Tu-160 là phi cơ siêu thanh, có thể mang 12 tên lửa kể cả loại chứa đầu đạn hạt nhân, độ cao tối đa 16.000 m.
    <P align=center><EM><STRONG><FONT color=fuchsia face="Times New Roman" size=6>oне [blue]не </FONT>[red]везло </FONT>[maroon]сна?ала</FONT></FONT></STRONG></EM></P>
    <P align=center><FONT color=fuchsia face="Times New Roman
    Được conhuighe sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 19/09/2003
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    7 lính Nga thiệt mạng tại Chechnya
    Những cuộc tấn công của phiến quân kèm theo một vụ nổ mìn đã làm 7 nhân viên quân sự Nga thiệt mạng ngày hôm qua (19/9) khi Điện Kremlin tiến hành chiến dịch quân sự chống lại các phần tử ly khai Chechnya. Đó là tiết lộ của một quan chức trong chính quyền Chechnya do Moscow hậu thuẫn.
    Quan chức yêu cầu giấu tên trên cho biết 3 trong số các nhân viên quân sự đã chết và 11 người khác bị thương trong các cuộc tấn công của phiến quân vào các vị trí của quân đội Nga. Trước đó, hôm 18/9, 3 binh lính đã thiệt mạng trong một vụ va chạm với phiến quân khi lính Nga tiến hành một cuộc truy quét tại làng Goiskoye, khu vực Urus-Martan, phía Nam Chechnya. Thêm 7 người khác cũng bị thương trong vụ này.
    Người lính thứ 7 bị thiệt mạng khi đang tháo ngòi nổ một quả mìn tại làng Assinovskaya, phía Tây Chechnya.
    Quan chức trên cũng cho biết ít nhất 130 cư đân địa phương đã bị bắt giam trong vòng 24 giờ qua vì có biểu hiệu chống đối hoạt động của quân đội Nga. Các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích các cuộc càn quét an ninh, cho rằng nhân viên quân sự Nga thường xuyên đối xử thô bạo với cư dân địa phương và hiếm khi bị truy tố.
    Trong một diễn biến khác, 3 sĩ quan cảnh sát Chechnya trong chính quyền do Moscow hậu thuẫn đã bị thương khi chiến đấu với các phiến quân tại vùng ngoại ô khu vực Vedeno, phía Nam Chechnya. Trong vụ đụng độ này, 2 phiến quân đã thiệt mạng.
    Các lực lượng quân đội Nga đã tiến hành một cuộc chiến kéo dài 20 tháng tại Chechnya trong đó hàng chục nghìn binh lính, phiến quân và cả dân thường đã thiệt mạng trước khi rút khỏi khu vực này vào năm 1996, để lại quyền kiểm soát trong tay các lực lượng ly khai. Tháng 9/1999, Nga trở lại Chechnya sau khi các phần tử nổi loạn đóng tại Chechnya tấn công vào khu vực láng giềng Dagestan, gây ra các vụ đánh bom tại khu chung cư ở Moscow và các thành phố khác làm khoảng 300 người thiệt mạng.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    7 lính Nga thiệt mạng tại Chechnya
    Những cuộc tấn công của phiến quân kèm theo một vụ nổ mìn đã làm 7 nhân viên quân sự Nga thiệt mạng ngày hôm qua (19/9) khi Điện Kremlin tiến hành chiến dịch quân sự chống lại các phần tử ly khai Chechnya. Đó là tiết lộ của một quan chức trong chính quyền Chechnya do Moscow hậu thuẫn.
    Quan chức yêu cầu giấu tên trên cho biết 3 trong số các nhân viên quân sự đã chết và 11 người khác bị thương trong các cuộc tấn công của phiến quân vào các vị trí của quân đội Nga. Trước đó, hôm 18/9, 3 binh lính đã thiệt mạng trong một vụ va chạm với phiến quân khi lính Nga tiến hành một cuộc truy quét tại làng Goiskoye, khu vực Urus-Martan, phía Nam Chechnya. Thêm 7 người khác cũng bị thương trong vụ này.
    Người lính thứ 7 bị thiệt mạng khi đang tháo ngòi nổ một quả mìn tại làng Assinovskaya, phía Tây Chechnya.
    Quan chức trên cũng cho biết ít nhất 130 cư đân địa phương đã bị bắt giam trong vòng 24 giờ qua vì có biểu hiệu chống đối hoạt động của quân đội Nga. Các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích các cuộc càn quét an ninh, cho rằng nhân viên quân sự Nga thường xuyên đối xử thô bạo với cư dân địa phương và hiếm khi bị truy tố.
    Trong một diễn biến khác, 3 sĩ quan cảnh sát Chechnya trong chính quyền do Moscow hậu thuẫn đã bị thương khi chiến đấu với các phiến quân tại vùng ngoại ô khu vực Vedeno, phía Nam Chechnya. Trong vụ đụng độ này, 2 phiến quân đã thiệt mạng.
    Các lực lượng quân đội Nga đã tiến hành một cuộc chiến kéo dài 20 tháng tại Chechnya trong đó hàng chục nghìn binh lính, phiến quân và cả dân thường đã thiệt mạng trước khi rút khỏi khu vực này vào năm 1996, để lại quyền kiểm soát trong tay các lực lượng ly khai. Tháng 9/1999, Nga trở lại Chechnya sau khi các phần tử nổi loạn đóng tại Chechnya tấn công vào khu vực láng giềng Dagestan, gây ra các vụ đánh bom tại khu chung cư ở Moscow và các thành phố khác làm khoảng 300 người thiệt mạng.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Putin phản đối "chính sách hai mặt'''' của Mỹ với Nga

    Trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ từ ngày 26 đến 27-9 tại Trại David (Mỹ), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20-9 đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí tại Moscow, trong đó phản đối kịch liệt "chính sách hai mặt'''' của Mỹ trong quan hệ hợp tác với Nga.
    Ông Putin khẳng định chính sách đối ngoại này "không phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ''''. Tổng thống đưa ra bằng chứng về quan hệ của nhiều quan chức cao cấp Mỹ với một trùm khủng bố Chechnya, kẻ đã bị Liên hợp quốc đưa vào danh sách những tên khủng bố quốc tế nguy hiểm.
    Về mối quan hệ giữa Nga và Iran, nước bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ'''' (gồm Iran, Iraq và Triều Tiên), Tổng thống Nga Putin khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống cho biết Nga và Iran đang thảo luận việc ký nghị định thư bổ sung trong hợp tác hạt nhân, theo đó các nguyên liệu hạt nhân Nga cung cấp cho Iran sẽ phải đưa trả lại Nga sau khi đã qua sử dụng.
    Trước việc Trung Đông bị cuốn vào một vòng xoáy bạo lực mới trong thời gian gần đây, Tổng thống Putin tuyên bố Tổng thống Palestine Yasser Arafat đã ''''bỏ lỡ thời điểm và cơ hội lịch sử'''' để tìm giải pháp ổn định hoà bình trong khu vực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là Nga phủ nhận vai trò của Tổng thống Arafat trong tiến trình hoà bình Trung Đông.
    Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ không cử quân tới làm nhiệm vụ tại Iraq trong bối cảnh an ninh ở đây không được đảm bảo.
    Đề cập tình hình phát triển kinh tế hiện nay ở Nga, Tổng thống Putin khẳng định kinh tế Nga đang phát triển hết sức ổn định và từng bước gây dựng được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng sản phẩm quốc nội của Nga trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 200 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2002. Theo kết quả nghiên cứu do công ty tư vấn "A.T.Kirni" của Mỹ về các thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất thế giới năm 2003, Nga đã lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu với vị trí thứ tám, hơn năm ngoái tới chín bậc. Tổng thống Putin nêu rõ nhiệm vụ ưu tiên của Nga hiện nay là tiếp tục duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay.
    Tổng thống Putin cho biết chính phủ Nga vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế trong nước. Tổng thống nhấn mạnh Chính phủ chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp.
    Bàn về cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Nga, Tổng thống Putin thừa nhận Chính phủ chưa có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn quốc nạn này và các cơ quan thuộc hệ thống bảo vệ pháp luật của Nga chưa có sự phối hợp đồng bộ. Theo Tổng thống Putin, để đấu tranh hiệu quả với tham nhũng, Nga cần củng cố cơ sở pháp lý, hệ thống tư pháp, nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và xoá bỏ sự can thiệp vô căn cứ của nhà nước vào nền kinh tế.
    Đề cập cuộc bầu cử Tổng thống tại CH Chechnya trực thuộc, sẽ diễn ra ngày 5-10 tới, Tổng thống Putin nêu rõ chính quyền liên bang sẵn sàng hợp tác với Tổng thống mới của Chechnya. Ông tỏ ý tin tưởng sau cuộc bầu cử, tình hình tại Chechnya sẽ tiếp tục được cải thiện.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  5. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Putin phản đối "chính sách hai mặt'''' của Mỹ với Nga

    Trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ từ ngày 26 đến 27-9 tại Trại David (Mỹ), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20-9 đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí tại Moscow, trong đó phản đối kịch liệt "chính sách hai mặt'''' của Mỹ trong quan hệ hợp tác với Nga.
    Ông Putin khẳng định chính sách đối ngoại này "không phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ''''. Tổng thống đưa ra bằng chứng về quan hệ của nhiều quan chức cao cấp Mỹ với một trùm khủng bố Chechnya, kẻ đã bị Liên hợp quốc đưa vào danh sách những tên khủng bố quốc tế nguy hiểm.
    Về mối quan hệ giữa Nga và Iran, nước bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ'''' (gồm Iran, Iraq và Triều Tiên), Tổng thống Nga Putin khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống cho biết Nga và Iran đang thảo luận việc ký nghị định thư bổ sung trong hợp tác hạt nhân, theo đó các nguyên liệu hạt nhân Nga cung cấp cho Iran sẽ phải đưa trả lại Nga sau khi đã qua sử dụng.
    Trước việc Trung Đông bị cuốn vào một vòng xoáy bạo lực mới trong thời gian gần đây, Tổng thống Putin tuyên bố Tổng thống Palestine Yasser Arafat đã ''''bỏ lỡ thời điểm và cơ hội lịch sử'''' để tìm giải pháp ổn định hoà bình trong khu vực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là Nga phủ nhận vai trò của Tổng thống Arafat trong tiến trình hoà bình Trung Đông.
    Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ không cử quân tới làm nhiệm vụ tại Iraq trong bối cảnh an ninh ở đây không được đảm bảo.
    Đề cập tình hình phát triển kinh tế hiện nay ở Nga, Tổng thống Putin khẳng định kinh tế Nga đang phát triển hết sức ổn định và từng bước gây dựng được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng sản phẩm quốc nội của Nga trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 200 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2002. Theo kết quả nghiên cứu do công ty tư vấn "A.T.Kirni" của Mỹ về các thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất thế giới năm 2003, Nga đã lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu với vị trí thứ tám, hơn năm ngoái tới chín bậc. Tổng thống Putin nêu rõ nhiệm vụ ưu tiên của Nga hiện nay là tiếp tục duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay.
    Tổng thống Putin cho biết chính phủ Nga vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế trong nước. Tổng thống nhấn mạnh Chính phủ chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp.
    Bàn về cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Nga, Tổng thống Putin thừa nhận Chính phủ chưa có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn quốc nạn này và các cơ quan thuộc hệ thống bảo vệ pháp luật của Nga chưa có sự phối hợp đồng bộ. Theo Tổng thống Putin, để đấu tranh hiệu quả với tham nhũng, Nga cần củng cố cơ sở pháp lý, hệ thống tư pháp, nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và xoá bỏ sự can thiệp vô căn cứ của nhà nước vào nền kinh tế.
    Đề cập cuộc bầu cử Tổng thống tại CH Chechnya trực thuộc, sẽ diễn ra ngày 5-10 tới, Tổng thống Putin nêu rõ chính quyền liên bang sẵn sàng hợp tác với Tổng thống mới của Chechnya. Ông tỏ ý tin tưởng sau cuộc bầu cử, tình hình tại Chechnya sẽ tiếp tục được cải thiện.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  6. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ
    Ngày 21 tháng 09 năm 2003

    Ngày 20/9, trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ ngày 26 ?" 27- 9 tới tại Trại Đa-vít (Mỹ), Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí tại Mát-xcơ-va về một số vấn đề trong nước và lập trường của Nga đối với một số vấn đề quốc tế nóng bỏng.
    Đề cập tình hình phát triển kinh tế hiện nay ở Nga, Tổng thống Pu-tin khẳng định kinh tế Nga đang phát triển hết sức ổn định và từng bước gây dựng được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng sản phẩm quốc nội của Nga trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 200 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2002. Theo kết quả nghiên cứu do công ty tư vấn "A.T.Kirni" của Mỹ về các thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất thế giới năm 2003, Nga đã lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu với vị trí thứ 8, hơn năm ngoái tới 9 bậc. Tổng thống Py-tin nêu rõ nhiệu vụ ưu tiên của Nga hiện nay là tiếp tục duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay.
    Tổng thống Pu-tin cho biết chính phủ Nga vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế trong nước. Tổng thống nhấn mạnh Chính phủ chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp.
    Bàn về cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Nga, Tổng thống Pu-tin thừa nhận Chính phủ chưa có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn quốc nạn này và các cơ quan thuộc hệ thống bảo vệ pháp luật của Nga chưa có sự phối hợp đồng bộ. Theo Tổng thống, để đấu tranh hiệu quả với tham nhũng, Nga cần củng cố cơ sở pháp lý, hệ thống tư pháp, nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và xoá bỏ sự can thiệp vô căn cứ của nhà nước vào nền kinh tế.
    Đề cập cuộc bầu cử Tổng thống tại CH Tre-sni-a trực thuộc, sẽ diễn ra ngày 5-10 tới, Tổng thống Pu-tin nêu rõ chính quyền liên bang sẵn sàng hợp tác với Tổng thống mới của Tre-sni-a. Ông tỏ ý tin tưởng sau cuộc bầu cử, tình hình tại Tre-sni-a sẽ tiếp tục được cải thiện.
    Về mối quan hệ giữa Nga và I-ran, nước bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ'''' (gồm I-ran, I-rắc và CHDCND Triều Tiên), Tổng thống Nga Pu-tin khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống cho biết Nga và I-ran đang thảo luận việc ký nghị định thư bổ sung trong hợp tác hạt nhân, theo đó các nguyên liệu hạt nhân Nga cung cấp cho I-ran sẽ phải đưa trả lại Nga sau khi đã qua sử dụng.
    Đối với các vấn đề quốc tế, Tổng thống Pu-tin đã phản đối kịch liệt "chính sách hai mặt'''' của Mỹ trong quan hệ hợp tác với Nga. Ông khẳng định chính sách đối ngoại này "không phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ''''. Tổng thống đưa ra bằng chứng về quan hệ của nhiều quan chức cao cấp Mỹ với một trùm khủng bố Tre-sni-a, kẻ đã bị Liên hợp quốc đưa vào danh sách những tên khủng bố quốc tế nguy hiểm.
    Trước việc Trung Đông bị cuốn vào một vòng xoáy bạo lực mới trong thời gian gần đây, Tổng thống Pu-tin tuyên bố Tổng thống Pa-le-xtin Y-a-xơ A-ra-phát đã ''''bỏ lỡ thời điểm và cơ hội lịch sử'''' để tìm giải pháp ổn định hoà bình trong khu vực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là Nga phủ nhận vai trò của Tổng thống A-ra-phát trong tiến trình hoà bình Trung Đông.
    Tổng thống Pu-tin tuyên bố Nga sẽ không cử quân tới làm nhiệm vụ tại I-rắc trong bối cảnh an ninh ở đây không được đảm bảo.


    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  7. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ
    Ngày 21 tháng 09 năm 2003

    Ngày 20/9, trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ ngày 26 ?" 27- 9 tới tại Trại Đa-vít (Mỹ), Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí tại Mát-xcơ-va về một số vấn đề trong nước và lập trường của Nga đối với một số vấn đề quốc tế nóng bỏng.
    Đề cập tình hình phát triển kinh tế hiện nay ở Nga, Tổng thống Pu-tin khẳng định kinh tế Nga đang phát triển hết sức ổn định và từng bước gây dựng được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng sản phẩm quốc nội của Nga trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 200 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2002. Theo kết quả nghiên cứu do công ty tư vấn "A.T.Kirni" của Mỹ về các thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất thế giới năm 2003, Nga đã lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu với vị trí thứ 8, hơn năm ngoái tới 9 bậc. Tổng thống Py-tin nêu rõ nhiệu vụ ưu tiên của Nga hiện nay là tiếp tục duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay.
    Tổng thống Pu-tin cho biết chính phủ Nga vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế trong nước. Tổng thống nhấn mạnh Chính phủ chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp.
    Bàn về cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Nga, Tổng thống Pu-tin thừa nhận Chính phủ chưa có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn quốc nạn này và các cơ quan thuộc hệ thống bảo vệ pháp luật của Nga chưa có sự phối hợp đồng bộ. Theo Tổng thống, để đấu tranh hiệu quả với tham nhũng, Nga cần củng cố cơ sở pháp lý, hệ thống tư pháp, nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và xoá bỏ sự can thiệp vô căn cứ của nhà nước vào nền kinh tế.
    Đề cập cuộc bầu cử Tổng thống tại CH Tre-sni-a trực thuộc, sẽ diễn ra ngày 5-10 tới, Tổng thống Pu-tin nêu rõ chính quyền liên bang sẵn sàng hợp tác với Tổng thống mới của Tre-sni-a. Ông tỏ ý tin tưởng sau cuộc bầu cử, tình hình tại Tre-sni-a sẽ tiếp tục được cải thiện.
    Về mối quan hệ giữa Nga và I-ran, nước bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ'''' (gồm I-ran, I-rắc và CHDCND Triều Tiên), Tổng thống Nga Pu-tin khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống cho biết Nga và I-ran đang thảo luận việc ký nghị định thư bổ sung trong hợp tác hạt nhân, theo đó các nguyên liệu hạt nhân Nga cung cấp cho I-ran sẽ phải đưa trả lại Nga sau khi đã qua sử dụng.
    Đối với các vấn đề quốc tế, Tổng thống Pu-tin đã phản đối kịch liệt "chính sách hai mặt'''' của Mỹ trong quan hệ hợp tác với Nga. Ông khẳng định chính sách đối ngoại này "không phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ''''. Tổng thống đưa ra bằng chứng về quan hệ của nhiều quan chức cao cấp Mỹ với một trùm khủng bố Tre-sni-a, kẻ đã bị Liên hợp quốc đưa vào danh sách những tên khủng bố quốc tế nguy hiểm.
    Trước việc Trung Đông bị cuốn vào một vòng xoáy bạo lực mới trong thời gian gần đây, Tổng thống Pu-tin tuyên bố Tổng thống Pa-le-xtin Y-a-xơ A-ra-phát đã ''''bỏ lỡ thời điểm và cơ hội lịch sử'''' để tìm giải pháp ổn định hoà bình trong khu vực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là Nga phủ nhận vai trò của Tổng thống A-ra-phát trong tiến trình hoà bình Trung Đông.
    Tổng thống Pu-tin tuyên bố Nga sẽ không cử quân tới làm nhiệm vụ tại I-rắc trong bối cảnh an ninh ở đây không được đảm bảo.


    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  8. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Sự vùng dậy ngoạn mục của Nga
    Ngày 20-8, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) quý II-2003 đã đánh giá cao tốc độ phát triển kinh tế của Nga, tăng 7,2% trong 6 tháng đầu năm 2003. Như vậy lại thêm một dấu hiệu nữa cho thấy kinh tế Nga phát triển ổn định kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1998.
    Người dân Nga hẳn chưa mấy ai quên những ấn tượng kinh hoàng vào tháng 8 cách đây 5 năm. Khi đó, nền kinh tế Nga như ?ochú gấu? bị trọng thương. Bất lực trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á và những khoản nợ trong và ngoài nước chồng chất, chính phủ của cựu Tổng thống Bô-rít En-xin ngày 17-8-1998 đã tuyên bố phá giá đồng rúp. Quyết định này được đưa ra sau khi Chính phủ áp đặt một lệnh hoãn trả nợ nước ngoài trong 90 ngày. Chỉ trong vòng 12 tháng sau tuyên bố phá giá đồng rúp của Nga từ 6 rúp ăn 1 USD xuống còn 24 rúp ăn 1 USD. Giá cả tại các cửa hàng tăng vọt. Hàng tiêu dùng và thực phẩm biến mất khỏi các cửa hàng. Nền kinh tế lúc đó hoàn toàn hỗn loạn đã phá hủy toàn bộ độ tin cậy của chính phủ này và làm cho nước Nga lúc đó không còn hệ thống ngân hàng.
    Thế nhưng chỉ 5 năm sau, kinh tế Nga đã được vực dậy một cách ngoạn mục. Giá dầu của Nga lại tăng và tiền lại chảy vào két của Chính phủ, giúp nước này lại có thặng dư ngân sách cao, trở thành một thị trường đầu tư triển vọng và là nhà xuất khẩu lớn. Nợ nước ngoài giảm nhiều và nền kinh tế cũng như nhiều doanh nghiệp Nga có vẻ đang phát triển rất tốt. Đã có sự bùng nổ việc mở rộng thị trường của Nga. Tất cả các rào cản đã được phá bỏ. Hiện Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất không thuộc khối OPEC. Sự phục hồi này có thể do giá dầu trên thế giới tăng cao. Tuy nhiên, việc phá giá đồng rúp khi đó đã giải phóng các tiềm năng sản xuất của nước Nga. Các doanh nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và các doanh nghiệp bán lẻ của Nga bắt đầu sinh lợi, tạo ra động lực cho sự phục hồi kinh tế của Nga. Trong khi người Nga mua nhiều đồ sản xuất từ trong nước hơn thì việc đẩy mạnh xuất khẩu của họ cho phép Chính phủ bắt đầu trả các khoản nợ nước ngoài.
    Không sao chép hay áp đặt khuôn mẫu của Ngân hàng Thế giới về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính mà sau đó thực tế cho thấy là đã sai lầm, Nga đã lập lại trật tự nền kinh tế một cách đáng chú ý, tạo được một sự ổn định nhất định. Tất cả, phần lớn là nhờ Tổng thống V.Pu-tin, nắm quyền từ năm 2000, đã thực hiện mạnh mẽ việc tự do hóa nền kinh tế. Ông đã tái thiết lập quyền kiểm soát khá mạnh mẽ, thắt chặt kiểm soát các vùng và các Thống đốc vùng vốn khá độc lập dưới thời B.En-xin. Tổng thống Pu-tin còn giải quyết được những mối quan hệ giữa chính quyền với các đầu mối kinh tế có quyền lực là những thương nhân có ảnh hưởng lớn đến chính trị vào những năm 90, buộc họ tuân thủ ?oluật chơi? theo luật pháp nhà nước.
    Tuy nhiên nước Nga vẫn còn nhiều việc phải làm, đó là đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, cần nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Nền kinh tế Nga vẫn còn dễ bị tổn thương trước những nhân tố trong và ngoài nước...
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  9. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Sự vùng dậy ngoạn mục của Nga
    Ngày 20-8, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) quý II-2003 đã đánh giá cao tốc độ phát triển kinh tế của Nga, tăng 7,2% trong 6 tháng đầu năm 2003. Như vậy lại thêm một dấu hiệu nữa cho thấy kinh tế Nga phát triển ổn định kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1998.
    Người dân Nga hẳn chưa mấy ai quên những ấn tượng kinh hoàng vào tháng 8 cách đây 5 năm. Khi đó, nền kinh tế Nga như ?ochú gấu? bị trọng thương. Bất lực trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á và những khoản nợ trong và ngoài nước chồng chất, chính phủ của cựu Tổng thống Bô-rít En-xin ngày 17-8-1998 đã tuyên bố phá giá đồng rúp. Quyết định này được đưa ra sau khi Chính phủ áp đặt một lệnh hoãn trả nợ nước ngoài trong 90 ngày. Chỉ trong vòng 12 tháng sau tuyên bố phá giá đồng rúp của Nga từ 6 rúp ăn 1 USD xuống còn 24 rúp ăn 1 USD. Giá cả tại các cửa hàng tăng vọt. Hàng tiêu dùng và thực phẩm biến mất khỏi các cửa hàng. Nền kinh tế lúc đó hoàn toàn hỗn loạn đã phá hủy toàn bộ độ tin cậy của chính phủ này và làm cho nước Nga lúc đó không còn hệ thống ngân hàng.
    Thế nhưng chỉ 5 năm sau, kinh tế Nga đã được vực dậy một cách ngoạn mục. Giá dầu của Nga lại tăng và tiền lại chảy vào két của Chính phủ, giúp nước này lại có thặng dư ngân sách cao, trở thành một thị trường đầu tư triển vọng và là nhà xuất khẩu lớn. Nợ nước ngoài giảm nhiều và nền kinh tế cũng như nhiều doanh nghiệp Nga có vẻ đang phát triển rất tốt. Đã có sự bùng nổ việc mở rộng thị trường của Nga. Tất cả các rào cản đã được phá bỏ. Hiện Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất không thuộc khối OPEC. Sự phục hồi này có thể do giá dầu trên thế giới tăng cao. Tuy nhiên, việc phá giá đồng rúp khi đó đã giải phóng các tiềm năng sản xuất của nước Nga. Các doanh nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và các doanh nghiệp bán lẻ của Nga bắt đầu sinh lợi, tạo ra động lực cho sự phục hồi kinh tế của Nga. Trong khi người Nga mua nhiều đồ sản xuất từ trong nước hơn thì việc đẩy mạnh xuất khẩu của họ cho phép Chính phủ bắt đầu trả các khoản nợ nước ngoài.
    Không sao chép hay áp đặt khuôn mẫu của Ngân hàng Thế giới về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính mà sau đó thực tế cho thấy là đã sai lầm, Nga đã lập lại trật tự nền kinh tế một cách đáng chú ý, tạo được một sự ổn định nhất định. Tất cả, phần lớn là nhờ Tổng thống V.Pu-tin, nắm quyền từ năm 2000, đã thực hiện mạnh mẽ việc tự do hóa nền kinh tế. Ông đã tái thiết lập quyền kiểm soát khá mạnh mẽ, thắt chặt kiểm soát các vùng và các Thống đốc vùng vốn khá độc lập dưới thời B.En-xin. Tổng thống Pu-tin còn giải quyết được những mối quan hệ giữa chính quyền với các đầu mối kinh tế có quyền lực là những thương nhân có ảnh hưởng lớn đến chính trị vào những năm 90, buộc họ tuân thủ ?oluật chơi? theo luật pháp nhà nước.
    Tuy nhiên nước Nga vẫn còn nhiều việc phải làm, đó là đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, cần nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Nền kinh tế Nga vẫn còn dễ bị tổn thương trước những nhân tố trong và ngoài nước...
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Kremlin phủ nhận âm mưu đầu độc trùm tài phiệt Nga
    Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ Nga đã vạch ra một âm mưu ám sát trùm tài phiệt Boris Berezovsky tại một phòng xử án London bằng chiếc bút máy có chứa chất độc. Thông tin này đã được đăng tải trên tờ Sunday Times của Anh ngày hôm qua (21/9).
    Tờ Sunday Times đưa tin cơ quan SVR của Nga, tương đương với Lực lượng Mật vụ MI6 của Anh, đã cử các nhân viên tới London nhằm mưu sát trùm tài phiệt người Nga Berezovsky. Tờ báo cho biết một nhân viên SVR sẽ bí mật đem một chiếc bật lửa chứa đầy thuốc độc vào phòng xử án Bow Street, sau đó bơm chất độc vào một chiếc bút máy và đâm vào người ông Berezovsky khi ông này đi ngang qua. Song nhân viên này đã "cảm thấy lương tâm cắn rứt" và nói cho ông Berezovsky cùng các cơ quan mật vụ Anh về âm mưu trên.
    Được biết, cựu chính trị gia Berezovsky đã xuất hiện trước các quan toà ở Bow Street để chống lại những nỗ lực của Moscow đòi phải dẫn độ ông về Nga xét xử tội biển thủ. Thủ tục tố tụng đã được hoàn thành tuần trước sau khi ông được phép tị nạn chính trị tại Anh. Nhưng sau đó, Cơ quan Tình báo Anh cảnh báo rằng có nguy cơ tính mạng của ông Berezovsky sẽ bị đe doạ bởi các đội mật vụ Nga. Phiên toà sẽ được sắp xếp tại một nơi khác an toàn hơn.
    Trước thông tin trên, phát ngôn viên cơ quan SVR cho biết: "Chúng tôi không thể bình luận gì về những lời vu cáo điên rồ đó. Các cơ quan đặc nhiệm của chúng tôi không hề vạch kế hoạch và tiến hành bất cử hành động nào như vậy". Các chuyên gia tình báo Nga cũng có phản ứng tương tự. "Dường như không ai nghe nói về âm mưu này. Một điều người ta nhận thấy là thông tin này sẽ đánh dấu một sự leo thang quan trọng trong hoạt động của Nga tại London vượt trên năng lực hiện tại của họ".
    Hiện, Cơ quan Tình báo Anh đang tiến hành điều tra về thông tin này.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman

Chia sẻ trang này