1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tình hình thiệt hại của người VN thế nào nhĩ??? trường đấy đông người VN lắm.
    Trong phần cháy của toà nhà có 10 người VN sinh sống, tổng dân số > 250 người.
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 24/11/2003
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia: Tình hình đang trở lại bình thường
    (24/11/2003 -- 22:16GMT+7)

    Hà Nội ( TTXVN) - Tình hình Grudia đang dần trở lại nhịp sống bình thường sau khi ông Eduard Shevardnadze tuyên bố từ chức tổng thống đêm 23/11.
    Tất cả các phương tiện giao thông ở thủ đô Tbilixi đã hoạt động trở lại, kể cả ở đại lộ trung tâm Ruxtavili và khu vực trụ sở Quốc hội, nơi liên tục diễn ra các cuộc mít tinh quần chúng lớn trong 20 ngày qua.
    Ngay đêm 23/11, phát biểu trên đài Truyền hình quốc gia với lời kêu gọi đầu tiên gửi nhân dân Grudia, Tổng thống tạm quyền, cựu Chủ tịch Quốc hội nước này Nino Burjanadze đã kêu gọi nhân chấp hành pháp luật, duy trì trật tự và ổn định tình hình. Bà khẳng định sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại của chính quyền trước, trong đó chú trọng quan hệ hữu nghị với Nga và các nước láng giềng, đẩy mạnh liên kết và gia nhập các cơ cấu châu Âu và Bắc Đại Tây dương. Bà cho biết trong 45 ngày tạm quyền, bà sẽ cố gắng tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống mới theo quy định của Hiến pháp. Các cuộc bầu cử này có thể diễn ra vào cuối tháng 12 năm nay hoặc đầu tháng giêng năm sau.
    Trong khi đó, người phát ngôn của khối "Phong trào dân tộc" (ND), một trong hai lực lượng đối lập chính cầm đầu cuộc đấu tranh buộc ông Shevardnadze từ chức, Vixariôn Giugheli cho biết thủ lĩnh của khối là Mikhail Saakashvili (35 tuổi, tốt nghiệp khoa luật tại Mỹ) sẽ ra tranh cử tại cuộc bầu cử tổng thống mới.
    Ngày 24/11, Hội đồng an ninh (HĐAN) do Tổng thống tạm quyền Nino Burjanadze đứng đầu, đã họp để thảo luận các biện pháp duy trì ổn định và trật tự, an ninh trong nước. Trước phiên họp của HĐAN, ông Têđô Giaparítde người trước đó bị cựu Tổng thống E. Shevardnadze cách chức, đã được phục hồi chức vụ Thư ký HĐAN. Trong khi đó, Quốc vụ khanh Grudia Áptanđin Giôbenátde, nhân vật thứ 2 sau tổng thống tại Grudia, cùng hai thị trưởng Tbilixi và thành phố cảng lớn nhất nước này Pôti là Vanô Dôđelava và Đavít Cantaria cùng đại diện tổng thống tại khu vực Guria Cáclô Gútgiabítde đã xin từ chức.
    Ngày 24/11, Tổng thống Nga V. Putin đã tuyên bố tại Mátxcơva rằng sự thay đổi chính quyền tại Grudia không có gì đột ngột đối với LB Nga. Đó là kết quả tất yếu sau một loạt sai lầm có hệ thống trong chính sách đối nội và đối ngoại mà ban lãnh đạo Grudia trước đây phạm phải.
    Ông Putin cũng bày tỏ lo ngại về việc thay đổi chính quyền ở Grudia xảy ra do việc dùng áp lực mạnh. Ông tuyên bố: Những ai tổ chức và khuyến khích những hành động tương tự đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đề cập tới quan hệ giữa Nga và Grudia, Tổng thống Putin nhấn mạnh những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng nhân dân hai nước gắn bó với nhau bởi quan hệ thắm tình anh em có lịch sử nhiều thế kỷ. Ông hy vọng ban lãnh đạo mới được bầu một cách hợp pháp của Grudia sẽ làm hết sức mình để phục hồi truyền thống hữu nghị đó./.

    Chó hư
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia: Tình hình đang trở lại bình thường
    (24/11/2003 -- 22:16GMT+7)

    Hà Nội ( TTXVN) - Tình hình Grudia đang dần trở lại nhịp sống bình thường sau khi ông Eduard Shevardnadze tuyên bố từ chức tổng thống đêm 23/11.
    Tất cả các phương tiện giao thông ở thủ đô Tbilixi đã hoạt động trở lại, kể cả ở đại lộ trung tâm Ruxtavili và khu vực trụ sở Quốc hội, nơi liên tục diễn ra các cuộc mít tinh quần chúng lớn trong 20 ngày qua.
    Ngay đêm 23/11, phát biểu trên đài Truyền hình quốc gia với lời kêu gọi đầu tiên gửi nhân dân Grudia, Tổng thống tạm quyền, cựu Chủ tịch Quốc hội nước này Nino Burjanadze đã kêu gọi nhân chấp hành pháp luật, duy trì trật tự và ổn định tình hình. Bà khẳng định sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại của chính quyền trước, trong đó chú trọng quan hệ hữu nghị với Nga và các nước láng giềng, đẩy mạnh liên kết và gia nhập các cơ cấu châu Âu và Bắc Đại Tây dương. Bà cho biết trong 45 ngày tạm quyền, bà sẽ cố gắng tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống mới theo quy định của Hiến pháp. Các cuộc bầu cử này có thể diễn ra vào cuối tháng 12 năm nay hoặc đầu tháng giêng năm sau.
    Trong khi đó, người phát ngôn của khối "Phong trào dân tộc" (ND), một trong hai lực lượng đối lập chính cầm đầu cuộc đấu tranh buộc ông Shevardnadze từ chức, Vixariôn Giugheli cho biết thủ lĩnh của khối là Mikhail Saakashvili (35 tuổi, tốt nghiệp khoa luật tại Mỹ) sẽ ra tranh cử tại cuộc bầu cử tổng thống mới.
    Ngày 24/11, Hội đồng an ninh (HĐAN) do Tổng thống tạm quyền Nino Burjanadze đứng đầu, đã họp để thảo luận các biện pháp duy trì ổn định và trật tự, an ninh trong nước. Trước phiên họp của HĐAN, ông Têđô Giaparítde người trước đó bị cựu Tổng thống E. Shevardnadze cách chức, đã được phục hồi chức vụ Thư ký HĐAN. Trong khi đó, Quốc vụ khanh Grudia Áptanđin Giôbenátde, nhân vật thứ 2 sau tổng thống tại Grudia, cùng hai thị trưởng Tbilixi và thành phố cảng lớn nhất nước này Pôti là Vanô Dôđelava và Đavít Cantaria cùng đại diện tổng thống tại khu vực Guria Cáclô Gútgiabítde đã xin từ chức.
    Ngày 24/11, Tổng thống Nga V. Putin đã tuyên bố tại Mátxcơva rằng sự thay đổi chính quyền tại Grudia không có gì đột ngột đối với LB Nga. Đó là kết quả tất yếu sau một loạt sai lầm có hệ thống trong chính sách đối nội và đối ngoại mà ban lãnh đạo Grudia trước đây phạm phải.
    Ông Putin cũng bày tỏ lo ngại về việc thay đổi chính quyền ở Grudia xảy ra do việc dùng áp lực mạnh. Ông tuyên bố: Những ai tổ chức và khuyến khích những hành động tương tự đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đề cập tới quan hệ giữa Nga và Grudia, Tổng thống Putin nhấn mạnh những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng nhân dân hai nước gắn bó với nhau bởi quan hệ thắm tình anh em có lịch sử nhiều thế kỷ. Ông hy vọng ban lãnh đạo mới được bầu một cách hợp pháp của Grudia sẽ làm hết sức mình để phục hồi truyền thống hữu nghị đó./.

    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia tiếp tục đường lối đối ngoại cũ
    (25/11/2003 -- 09:43GMT+7)

    Mátxcơva (TTXVN) - Quyền tổng thống Grudia Nino Burdjanadze đã khẳng định sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại cũ, trong đó chú trọng quan hệ với Nga và các cơ cấu Bắc Đại Tây Dương.
    Phát biểu qua Đài truyền hình quốc gia tối 23/11 với lời kêu gọi đầu tiên gửi nhân dân Grudia, bà Burdjanadze nói rằng Grudia sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại đã chọn cách đây 10 năm khi nước này giành được độc lập, trong đó chú trọng phát triển và tăng cường quan hệ láng giềng thân thiện với Nga, liên kết và gia nhập các cơ cấu châu Âu và Bắc Đại Tây Dương.
    Bà cho biết trong 45 ngày tạm quyền, bà sẽ góp phần để tổ chức thành công cuộc bầu cử quốc hội mới.
    Bà Burdjanadze 39 tuổi, phó tiến sĩ luật, từ năm 1995 là đại biểu quốc hội Grudia và tháng 11/2001, bà được bầu làm chủ tịch quốc hội nước này./.


    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia tiếp tục đường lối đối ngoại cũ
    (25/11/2003 -- 09:43GMT+7)

    Mátxcơva (TTXVN) - Quyền tổng thống Grudia Nino Burdjanadze đã khẳng định sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại cũ, trong đó chú trọng quan hệ với Nga và các cơ cấu Bắc Đại Tây Dương.
    Phát biểu qua Đài truyền hình quốc gia tối 23/11 với lời kêu gọi đầu tiên gửi nhân dân Grudia, bà Burdjanadze nói rằng Grudia sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại đã chọn cách đây 10 năm khi nước này giành được độc lập, trong đó chú trọng phát triển và tăng cường quan hệ láng giềng thân thiện với Nga, liên kết và gia nhập các cơ cấu châu Âu và Bắc Đại Tây Dương.
    Bà cho biết trong 45 ngày tạm quyền, bà sẽ góp phần để tổ chức thành công cuộc bầu cử quốc hội mới.
    Bà Burdjanadze 39 tuổi, phó tiến sĩ luật, từ năm 1995 là đại biểu quốc hội Grudia và tháng 11/2001, bà được bầu làm chủ tịch quốc hội nước này./.


    Chó hư
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga thành lập Hội đồng chống tham nhũng
    (24/11/2003 -- 21:27GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống nhằm hoàn thiện chính sách của đất nước về xóa bỏ hoàn toàn tệ nạn tham nhũng trong các cấp chính quyền toàn liên bang.
    Theo sắc lệnh, Hội đồng có nhiệm vụ hạn chế tối đa các nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tham nhũng, loại bỏ mọi hành vi lợi dụng chức vụ vì tư lợi cá nhân, bảo đảm việc các nhân viên nhà nước tuân thủ các tiêu chí đạo đức nghể nghiệp, tạo tiền đề thuận lợi phát triển nền kinh tế đất nước.
    Nhiệm vụ chính của Hội đồng chống tham nhũng là giúp Tổng thống xác định phương hướng ưu tiên trong chính sách của Nhà nước về đấu tranh chống tham nhũng và thực thi những chính sách này.
    Hàng năm, Hội đồng sẽ xem xét, tổng hợp báo cáo của các cơ quan chức năng như Viện Kiểm sát tối cao, Uỷ ban chống tham nhũng các cấp chính quyền toàn liên bang về hoạt động đấu tranh chống tham nhũng và đệ trình Tổng thống Nga báo cáo hàng năm về kết quả hoạt động của Hội đồng.
    Tham gia thành phần Hội đồng chống tham nhũng có Thủ tướng, Chủ tịch hai viện Quốc hội, Chánh án các Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao và Tòa Thượng thẩm./.

    Chó hư
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga thành lập Hội đồng chống tham nhũng
    (24/11/2003 -- 21:27GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống nhằm hoàn thiện chính sách của đất nước về xóa bỏ hoàn toàn tệ nạn tham nhũng trong các cấp chính quyền toàn liên bang.
    Theo sắc lệnh, Hội đồng có nhiệm vụ hạn chế tối đa các nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tham nhũng, loại bỏ mọi hành vi lợi dụng chức vụ vì tư lợi cá nhân, bảo đảm việc các nhân viên nhà nước tuân thủ các tiêu chí đạo đức nghể nghiệp, tạo tiền đề thuận lợi phát triển nền kinh tế đất nước.
    Nhiệm vụ chính của Hội đồng chống tham nhũng là giúp Tổng thống xác định phương hướng ưu tiên trong chính sách của Nhà nước về đấu tranh chống tham nhũng và thực thi những chính sách này.
    Hàng năm, Hội đồng sẽ xem xét, tổng hợp báo cáo của các cơ quan chức năng như Viện Kiểm sát tối cao, Uỷ ban chống tham nhũng các cấp chính quyền toàn liên bang về hoạt động đấu tranh chống tham nhũng và đệ trình Tổng thống Nga báo cáo hàng năm về kết quả hoạt động của Hội đồng.
    Tham gia thành phần Hội đồng chống tham nhũng có Thủ tướng, Chủ tịch hai viện Quốc hội, Chánh án các Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao và Tòa Thượng thẩm./.

    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Những diễn biến mới xung quanh tình hình Grudia
    (25/11/2003 -- 15:37GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 24/11, Bộ trưởng Nội vụ Grudia Koba Narchemashvili, người ủng hộ cựu Tổng thống Eduard Shevardnadze trong suốt cuộc chính biến vừa qua, đã tuyên bố từ chức.
    Trước đó, thủ lĩnh "Phong trào dân tộc" (lực lượng đối lập tổ chức biểu đình đòi Tổng thống từ chức) Mikhail Saacasvili đã yêu cầu ông Narchemashvili phải ra đi.
    Như vậy, kể từ sau khi Tổng thống Shevardnadze từ chức, đã có thị trưởng 2 thành phố (Tbilixi và Pôti), 3 người đứng đầu các chính quyền địa phương và Phó Quốc vụ khanh Grudia (tương đương Phó Thủ tướng) nộp đơn xin từ chức.
    Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ZDF tối 24/11 tại dinh thự riêng ở thủ đô Tbilixi, ông Shevardnadze tuyên bố không có ý định rời khỏi Grudia và nói "tôi rất yêu nước Đức nhưng quê hương tôi là Grudia".
    Cùng ngày, ông Shevardnadze đã gặp Giáo chủ toàn Grudia Ilia Đệ Nhị tại dinh thự Cơrơxanixi ở phía Nam thủ đô Tbilixi. Cuộc gặp diễn ra trước khi Giáo chủ Ilia sang Nga tham dự cuộc gặp các thủ lĩnh tôn giáo các nước khu vực Cápcadơ (diễn ra tại Mátxcơva ngày 25/11). Theo đức Giáo chủ, quyết định từ chức của ông Shevardnadze đã cứu Grudia khỏi một cuộc nội chiến đẫm máu.
    Tổng thống tạm quyền Nino Burdjanadze triệu tập phiên họp bất thường Quốc hội khóa trước (vừa mãn nhiệm) ngày 25/11 để thảo luận về thời hạn tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống mới, mà theo Hiến pháp Grudia, phải được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ sau khi Tổng thống từ chức. Trước đó, bà Burdjanadze đã phủ nhận kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hôm 2/11.
    Theo các nguồn tin của chính quyền Grudia, nhiều khả năng bầu cử Quốc hội và Tổng thống sẽ được tổ chức cùng một ngày. Bà Burdjanadze vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc có tham gia tranh cử Tổng thống hay không, trong khi đó thủ lĩnh "Phong trào dân tộc" Saacasvili ngày 24/11 tuyên bố sẽ tranh cử.
    Tuy nhiên, theo bà Burdjanadze, mặc dù Grudia đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng vừa qua, nhưng khó khăn trước mắt mà chính phủ tạm quyền phải đối mặt không phải là nhỏ. Bà cho biết Grudia đang lâm vào tình trạng kiệt quệ ngân sách và kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp khắc phục tình trạng kinh tế hiện nay.
    Theo cố vấn kinh tế cấp cao của bà Burdjanadze, việc đầu tiên mà chính phủ cần làm là đề nghị Mỹ viện trợ 5 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử mới.
    Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ra tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ tiến trình chuyển giao quyền lực ở Grudia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Risớt Bâusơ cũng đã ngụ ý về khả năng Mỹ viện trợ tài chính cho cuộc bầu cử sắp tới ở Grudia.
    Vấn đề an ninh cũng là lĩnh vực mà chính phủ tạm quyền của bà Burdjanadze đang lo ngại. Ngày 24/11, thủ lĩnh phe đối lập Saacasvili cảnh báo rằng tình hình Grudia vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bạo lực cho dù cuộc sống bình thường đã bắt đầu trở lại ở các thành phố sau hơn 3 tuần khủng hoảng và lệnh tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ. Ông đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn nguy cơ của các cuộc bạo lực có vũ trang. Trong khi đó, Tỉnh trưởng Átgiaria và là thủ lĩnh đảng "Phục hưng" Axlan Abasítde (phản đối hành động của phe đối lập trong cuộc chính biến vừa qua) tuyên bố cắt đứt quan hệ với chính phủ tạm quyền cho tới khi Tổng thống mới được bầu. Ông Abasítde cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Átgiaria.
    Giới quan sát và các nhà phân tích châu Âu cũng cảnh báo rằng Grudia đang phải đối mặt với nguy cơ mất ổn định sau khi Tổng thống Shevardnadze từ chức. Tờ báo ngày lớn nhất của Thụy Điển "Dagen Nyheter" viết "rất ít khả năng cuộc khủng hoảng ở Grudia được giải quyết chóng vánh; chính phủ không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ trong khi nạn tham nhũng và tội phạm đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong nước".
    Bộ Ngoại giao Ucraina cho biết Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) nhóm họp khẩn cấp tại Kiép ngày 25/11 để thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị ở Grudia.
    Trong tuyên bố ra ngày 24/11, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định sẵn sàng hợp tác với ban lãnh đạo mới của Grudia. EU hy vọng Grudia sẽ sớm tổ chức tổng tuyển cử trong vài tuần tới. Dự kiến, đặc phái viên của EU tại Nam Cápcadơ sẽ gặp tất cả các phái ở Grudia để thảo luận các bước chuyển giao quyền lực tiếp theo.
    Chiều 24/11, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu cho biết Trung Quốc rất quan tâm tới những thay đổi gần đây ở Grudia, cho rằng đây là công việc nội bộ của nước này và Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Grudia. Ông Lưu cũng cho biết Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Grudia. Tổng thống các nước Ácmênia, Adécbaigian và Cadắcxtan bày tỏ hy vọng Grudia sớm khôi phục ổn định xã hội. Ucraina tuyên bố sẵn sàng hợp tác giúp Grudia khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua.

    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Những diễn biến mới xung quanh tình hình Grudia
    (25/11/2003 -- 15:37GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 24/11, Bộ trưởng Nội vụ Grudia Koba Narchemashvili, người ủng hộ cựu Tổng thống Eduard Shevardnadze trong suốt cuộc chính biến vừa qua, đã tuyên bố từ chức.
    Trước đó, thủ lĩnh "Phong trào dân tộc" (lực lượng đối lập tổ chức biểu đình đòi Tổng thống từ chức) Mikhail Saacasvili đã yêu cầu ông Narchemashvili phải ra đi.
    Như vậy, kể từ sau khi Tổng thống Shevardnadze từ chức, đã có thị trưởng 2 thành phố (Tbilixi và Pôti), 3 người đứng đầu các chính quyền địa phương và Phó Quốc vụ khanh Grudia (tương đương Phó Thủ tướng) nộp đơn xin từ chức.
    Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ZDF tối 24/11 tại dinh thự riêng ở thủ đô Tbilixi, ông Shevardnadze tuyên bố không có ý định rời khỏi Grudia và nói "tôi rất yêu nước Đức nhưng quê hương tôi là Grudia".
    Cùng ngày, ông Shevardnadze đã gặp Giáo chủ toàn Grudia Ilia Đệ Nhị tại dinh thự Cơrơxanixi ở phía Nam thủ đô Tbilixi. Cuộc gặp diễn ra trước khi Giáo chủ Ilia sang Nga tham dự cuộc gặp các thủ lĩnh tôn giáo các nước khu vực Cápcadơ (diễn ra tại Mátxcơva ngày 25/11). Theo đức Giáo chủ, quyết định từ chức của ông Shevardnadze đã cứu Grudia khỏi một cuộc nội chiến đẫm máu.
    Tổng thống tạm quyền Nino Burdjanadze triệu tập phiên họp bất thường Quốc hội khóa trước (vừa mãn nhiệm) ngày 25/11 để thảo luận về thời hạn tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống mới, mà theo Hiến pháp Grudia, phải được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ sau khi Tổng thống từ chức. Trước đó, bà Burdjanadze đã phủ nhận kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hôm 2/11.
    Theo các nguồn tin của chính quyền Grudia, nhiều khả năng bầu cử Quốc hội và Tổng thống sẽ được tổ chức cùng một ngày. Bà Burdjanadze vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc có tham gia tranh cử Tổng thống hay không, trong khi đó thủ lĩnh "Phong trào dân tộc" Saacasvili ngày 24/11 tuyên bố sẽ tranh cử.
    Tuy nhiên, theo bà Burdjanadze, mặc dù Grudia đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng vừa qua, nhưng khó khăn trước mắt mà chính phủ tạm quyền phải đối mặt không phải là nhỏ. Bà cho biết Grudia đang lâm vào tình trạng kiệt quệ ngân sách và kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp khắc phục tình trạng kinh tế hiện nay.
    Theo cố vấn kinh tế cấp cao của bà Burdjanadze, việc đầu tiên mà chính phủ cần làm là đề nghị Mỹ viện trợ 5 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử mới.
    Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ra tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ tiến trình chuyển giao quyền lực ở Grudia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Risớt Bâusơ cũng đã ngụ ý về khả năng Mỹ viện trợ tài chính cho cuộc bầu cử sắp tới ở Grudia.
    Vấn đề an ninh cũng là lĩnh vực mà chính phủ tạm quyền của bà Burdjanadze đang lo ngại. Ngày 24/11, thủ lĩnh phe đối lập Saacasvili cảnh báo rằng tình hình Grudia vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bạo lực cho dù cuộc sống bình thường đã bắt đầu trở lại ở các thành phố sau hơn 3 tuần khủng hoảng và lệnh tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ. Ông đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn nguy cơ của các cuộc bạo lực có vũ trang. Trong khi đó, Tỉnh trưởng Átgiaria và là thủ lĩnh đảng "Phục hưng" Axlan Abasítde (phản đối hành động của phe đối lập trong cuộc chính biến vừa qua) tuyên bố cắt đứt quan hệ với chính phủ tạm quyền cho tới khi Tổng thống mới được bầu. Ông Abasítde cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Átgiaria.
    Giới quan sát và các nhà phân tích châu Âu cũng cảnh báo rằng Grudia đang phải đối mặt với nguy cơ mất ổn định sau khi Tổng thống Shevardnadze từ chức. Tờ báo ngày lớn nhất của Thụy Điển "Dagen Nyheter" viết "rất ít khả năng cuộc khủng hoảng ở Grudia được giải quyết chóng vánh; chính phủ không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ trong khi nạn tham nhũng và tội phạm đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong nước".
    Bộ Ngoại giao Ucraina cho biết Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) nhóm họp khẩn cấp tại Kiép ngày 25/11 để thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị ở Grudia.
    Trong tuyên bố ra ngày 24/11, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định sẵn sàng hợp tác với ban lãnh đạo mới của Grudia. EU hy vọng Grudia sẽ sớm tổ chức tổng tuyển cử trong vài tuần tới. Dự kiến, đặc phái viên của EU tại Nam Cápcadơ sẽ gặp tất cả các phái ở Grudia để thảo luận các bước chuyển giao quyền lực tiếp theo.
    Chiều 24/11, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu cho biết Trung Quốc rất quan tâm tới những thay đổi gần đây ở Grudia, cho rằng đây là công việc nội bộ của nước này và Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Grudia. Ông Lưu cũng cho biết Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Grudia. Tổng thống các nước Ácmênia, Adécbaigian và Cadắcxtan bày tỏ hy vọng Grudia sớm khôi phục ổn định xã hội. Ucraina tuyên bố sẵn sàng hợp tác giúp Grudia khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua.

    Chó hư
  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Dầu mỏ, ván cờ lớn giữa Nga và Mỹ ở Trung Á

    Nga và Mỹ đang có cuộc đối đầu về nguồn lợi dầu lửa vùng biển Caspian trong đó yếu tố địa lý chiến lược giữ vai trò quan trọng.
    Một số nhà chính trị phương Tây đang làm sống lại từ ngữ "Ván cờ lớn" (được dùng vào thế kỷ 19 chỉ các vận động ngoại giao - quân sự giữa Nga và Anh ở Trung Á) để mô tả tình hình diễn ra ở phần phía Nam Liên Xô cũ từ giữa những năm 1990. Ván cờ ấy có sự tham gia của nhiều cường quốc thế giới và khu vực, chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát các nguồn dầu lửa và khí đốt rất quan trọng ở vùng biển Caspian.

    Hai diễn viên chính là Nga và Mỹ có những mục tiêu đối nhau rõ rệt. Nga cố gắng về mặt chính trị và kinh tế duy trì sự có mặt ở Bắc Caucasus và Trung Á hy vọng sẽ có ngày tái tạo không gian Xô viết trước đây. Mỹ hiển nhiên là làm tất cả những gì có thể để chặn ý đồ ấy. Ngoài hai cường quốc trên, một số nước khác cũng tham gia vào Ván cờ lớn: bên cạnh Mỹ có Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ukraine và một phần EU; về phía Nga có Kazakhstan, Iran, và ở mức độ nhất định có Trung Quốc.
    Mỹ đã có sáng kiến thúc đẩy 5 nước Cộng hoà Xô viết cũ (Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, Azerbaijan và Moldavia) thành lập một tổ chức khu vực độc lập với Nga gọi là GUUAM (tập hợp chữ cái đầu tên mỗi nước). Chính ở các nước này Washington đã thử, vào nửa sau thập kỷ những năm 1990 và nhất là dưới chính quyền Clinton, thực hiện kế hoạch của NATO gọi là Đối tác hoà bình.
    Mỹ đã in dấu của mình vào nhiều nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, khiến cho sau sự kiện 11/9/2001 có thể thiết lập nhanh chóng các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Á và Gruzia.
    Một trong những quan tâm ngoại giao hàng đầu của Vladimir Putin là ngăn cản phương Tây gạt Nga ra khỏi khu vực phía Nam của Liên Xô cũ. Vấn đề chưa được giải quyết xong nhưng đã đạt được vài điểm theo đúng hướng. Mátxcơva trước hết đã thành công nối lại quan hệ với các nước chưa gia nhập GUUAM và làm Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể hoạt động trở lại.
    Tiếp đó, Putin đã tăng cường vai trò của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Ông thành công trong việc đảm bảo một sự liên kết chiến lược với Kazakhstan, giải quyết được về mặt pháp lý bản quy chế biển Caspian. Thành công lớn nữa là ký kết một bản hiệp định chiến lược với Kazakhstan, khiến Kazakhstan từ chối đề nghị hấp dẫn của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng đường ống mới đưa dầu lửa nước này ra nước ngoài không qua Nga.
    Không thể chối cãi rằng các căn cứ quân sự Mỹ đặt tại Trung Á trong khuôn khổ chống khủng bố đem lại cho Mỹ một phương tiện tốt kiểm soát chính trị vùng Trung Á. Còn Nga về phía mình cũng cố gắng duy trì quyền lực ở Nam Caucasus thông qua các căn cứ quân sự đặt từ trước ở Armenia, Azerbaijan, và Gruzia?
    Ván cờ lớn được triển khai tích cực thông qua các đường ống dẫn dầu chiến lược để đưa dầu từ vùng biển Caspian đến các thị trường xuất khẩu lớn. Đó không phải là điều gì bí mật, chính sách đối ngoại của Nga luôn tìm cách tăng cường các trục Nam-Bắc (nối Caucasus và Trung Á với Nga) và chống lại phương Tây thiết lập các đường ống Đông-Tây. Hiện đường ống giữa Baku và Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) đang được xây dựng, dù cho ngoại giao Nga thời Putin cố gắng giữ vai trò nước Nga làm trạm trung chuyển giữa hai lục địa.
    Tổng thống Nga Putin khôn khéo dập tắt các mầm xung đột khi đặt lên hàng đầu đường lối đối ngoại tư tưởng hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Không loại trừ có thể Nga sẽ tham gia giữ gìn hoà bình bên cạnh Mỹ ở Iraq, ở Afghanistan để qua thực tế nói với Mỹ rằng: "Chính nước Nga đã kéo Mỹ ra khỏi bước sẩy chân ở Iraq. Vậy thì hãy để chúng tôi giữ vị trí ở đèo Pankissi (thuộc Gruzia, nơi lẩn trốn nhiều tàn quân Chechnya ly khai) và ở biên giới Tadjikistan-Afghanistan".
    Ván cờ lớn chắc chắn chưa tới hồi gay cấn. Có thể hình dung kịch bản sau: nếu Bush tái đắc cử, Mỹ sẽ chuyển qua chặng thứ ba mở rộng NATO. Sau 3 nước Baltic sẽ đến lượt một số thành viên hiện nay của GUUAM, như vậy năm 2005 có thể một nửa số các nước Cộng hoà Xô viết cũ sẽ nằm trong NATO. Lúc đó Nga sẽ làm gì, chẳng lẽ cũng gia nhập nốt, một vấn đề người Nga không thể không suy nghĩ. Một diễn viên mới sẽ có thể nhảy vào cuộc: EU từ chỗ liên minh thuần tuý về kinh tế, đang chuyển mình thành một cấu trúc chính trị và cả quân sự nữa rất đáng kể. EU không giấu giếm tham vọng ở vùng Caspian. Cố nhiên nó không chịu vào đây như một trợ thủ của Mỹ. Và nó muốn vào cũng không thể phớt qua mặt Nga mà phải tìm kiếm sự đồng ý khi Nga đang gây dựng một liên minh năng lượng, được coi là nền tảng của sự hội nhập Nga vào châu Âu. Hơn nữa, tại sao Nga và các thành viên nhóm Thượng Hải lại không thể mời EU trên tư cách quan sát viên để cùng đấu tranh chung chống khủng bố, buôn bán ma tuý, tội phạm, những nguy cơ trực tiếp đe doạ các nước châu Âu?

    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman

Chia sẻ trang này