1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Dầu mỏ, ván cờ lớn giữa Nga và Mỹ ở Trung Á

    Nga và Mỹ đang có cuộc đối đầu về nguồn lợi dầu lửa vùng biển Caspian trong đó yếu tố địa lý chiến lược giữ vai trò quan trọng.
    Một số nhà chính trị phương Tây đang làm sống lại từ ngữ "Ván cờ lớn" (được dùng vào thế kỷ 19 chỉ các vận động ngoại giao - quân sự giữa Nga và Anh ở Trung Á) để mô tả tình hình diễn ra ở phần phía Nam Liên Xô cũ từ giữa những năm 1990. Ván cờ ấy có sự tham gia của nhiều cường quốc thế giới và khu vực, chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát các nguồn dầu lửa và khí đốt rất quan trọng ở vùng biển Caspian.

    Hai diễn viên chính là Nga và Mỹ có những mục tiêu đối nhau rõ rệt. Nga cố gắng về mặt chính trị và kinh tế duy trì sự có mặt ở Bắc Caucasus và Trung Á hy vọng sẽ có ngày tái tạo không gian Xô viết trước đây. Mỹ hiển nhiên là làm tất cả những gì có thể để chặn ý đồ ấy. Ngoài hai cường quốc trên, một số nước khác cũng tham gia vào Ván cờ lớn: bên cạnh Mỹ có Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ukraine và một phần EU; về phía Nga có Kazakhstan, Iran, và ở mức độ nhất định có Trung Quốc.
    Mỹ đã có sáng kiến thúc đẩy 5 nước Cộng hoà Xô viết cũ (Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, Azerbaijan và Moldavia) thành lập một tổ chức khu vực độc lập với Nga gọi là GUUAM (tập hợp chữ cái đầu tên mỗi nước). Chính ở các nước này Washington đã thử, vào nửa sau thập kỷ những năm 1990 và nhất là dưới chính quyền Clinton, thực hiện kế hoạch của NATO gọi là Đối tác hoà bình.
    Mỹ đã in dấu của mình vào nhiều nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, khiến cho sau sự kiện 11/9/2001 có thể thiết lập nhanh chóng các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Á và Gruzia.
    Một trong những quan tâm ngoại giao hàng đầu của Vladimir Putin là ngăn cản phương Tây gạt Nga ra khỏi khu vực phía Nam của Liên Xô cũ. Vấn đề chưa được giải quyết xong nhưng đã đạt được vài điểm theo đúng hướng. Mátxcơva trước hết đã thành công nối lại quan hệ với các nước chưa gia nhập GUUAM và làm Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể hoạt động trở lại.
    Tiếp đó, Putin đã tăng cường vai trò của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Ông thành công trong việc đảm bảo một sự liên kết chiến lược với Kazakhstan, giải quyết được về mặt pháp lý bản quy chế biển Caspian. Thành công lớn nữa là ký kết một bản hiệp định chiến lược với Kazakhstan, khiến Kazakhstan từ chối đề nghị hấp dẫn của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng đường ống mới đưa dầu lửa nước này ra nước ngoài không qua Nga.
    Không thể chối cãi rằng các căn cứ quân sự Mỹ đặt tại Trung Á trong khuôn khổ chống khủng bố đem lại cho Mỹ một phương tiện tốt kiểm soát chính trị vùng Trung Á. Còn Nga về phía mình cũng cố gắng duy trì quyền lực ở Nam Caucasus thông qua các căn cứ quân sự đặt từ trước ở Armenia, Azerbaijan, và Gruzia?
    Ván cờ lớn được triển khai tích cực thông qua các đường ống dẫn dầu chiến lược để đưa dầu từ vùng biển Caspian đến các thị trường xuất khẩu lớn. Đó không phải là điều gì bí mật, chính sách đối ngoại của Nga luôn tìm cách tăng cường các trục Nam-Bắc (nối Caucasus và Trung Á với Nga) và chống lại phương Tây thiết lập các đường ống Đông-Tây. Hiện đường ống giữa Baku và Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) đang được xây dựng, dù cho ngoại giao Nga thời Putin cố gắng giữ vai trò nước Nga làm trạm trung chuyển giữa hai lục địa.
    Tổng thống Nga Putin khôn khéo dập tắt các mầm xung đột khi đặt lên hàng đầu đường lối đối ngoại tư tưởng hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Không loại trừ có thể Nga sẽ tham gia giữ gìn hoà bình bên cạnh Mỹ ở Iraq, ở Afghanistan để qua thực tế nói với Mỹ rằng: "Chính nước Nga đã kéo Mỹ ra khỏi bước sẩy chân ở Iraq. Vậy thì hãy để chúng tôi giữ vị trí ở đèo Pankissi (thuộc Gruzia, nơi lẩn trốn nhiều tàn quân Chechnya ly khai) và ở biên giới Tadjikistan-Afghanistan".
    Ván cờ lớn chắc chắn chưa tới hồi gay cấn. Có thể hình dung kịch bản sau: nếu Bush tái đắc cử, Mỹ sẽ chuyển qua chặng thứ ba mở rộng NATO. Sau 3 nước Baltic sẽ đến lượt một số thành viên hiện nay của GUUAM, như vậy năm 2005 có thể một nửa số các nước Cộng hoà Xô viết cũ sẽ nằm trong NATO. Lúc đó Nga sẽ làm gì, chẳng lẽ cũng gia nhập nốt, một vấn đề người Nga không thể không suy nghĩ. Một diễn viên mới sẽ có thể nhảy vào cuộc: EU từ chỗ liên minh thuần tuý về kinh tế, đang chuyển mình thành một cấu trúc chính trị và cả quân sự nữa rất đáng kể. EU không giấu giếm tham vọng ở vùng Caspian. Cố nhiên nó không chịu vào đây như một trợ thủ của Mỹ. Và nó muốn vào cũng không thể phớt qua mặt Nga mà phải tìm kiếm sự đồng ý khi Nga đang gây dựng một liên minh năng lượng, được coi là nền tảng của sự hội nhập Nga vào châu Âu. Hơn nữa, tại sao Nga và các thành viên nhóm Thượng Hải lại không thể mời EU trên tư cách quan sát viên để cùng đấu tranh chung chống khủng bố, buôn bán ma tuý, tội phạm, những nguy cơ trực tiếp đe doạ các nước châu Âu?

    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nga - Mỹ bắt tay điều khiển Gruzia?
    Hai đối thủ trong cuộc chạy đua kiểm soát nguồn dầu lửa giàu có ở biển Caspi đã thiết lập một liên minh thực dụng nhằm đảm bảo cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu ở Gruzia, các nhà ngoại giao và phân tích kết luận. Cả Matxcơva và Washington đều nhất trí rằng lợi ích quốc gia của mình chỉ được đảm bảo bằng sự ra đi của tổng thống lâu năm Eduard Shevardnadze, nhân vật vốn đã bị yếu thế do các cuộc biểu tình rầm rộ và cuộc bầu cử bị cho là gian lận.
    Nga lo rằng sự bất ổn ở miền biên giới phía nam, vốn là khu vực nhạy cảm, có thể tạo điều kiện cho các chiến binh ly khai đẩy mạnh tấn công quân đội Nga ở Chechchnya. Mỹ e rằng xáo động chính trị kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới việc xây dựng đường ống dẫn dầu và khí qua Gruzia, đưa nguồn vàng đen khổng lồ từ Azerbaijan tới thị trường phương Tây thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
    Trong khi hàng nghìn người biểu tình bên ngoài toà nhà quốc hội ở Tbilisi đòi ông Shevardnadze từ chức hoặc bầu cử lại, trước nguy cơ vị tổng thống gặp nguy nan có thể sử dụng sức mạnh của quân đội, một chiến lược liên đại dương - hình thành từ những lợi ích chung - đã ra đời sau những cú điện đàm của các nhân vật cao cấp.
    "Nhờ chính sách mềm dẻo hơn, Nga đã đặt dấu ấn ở Gruzia với vai trò người bảo hộ chính trị của phe đối lập nay nắm quyền", Igor Bunin, giám đốc Viện Công nghệ chính trị ở Matxcơva nhận xét. "Điều này hiển nhiên là kết quả của sự thương lượng nào đó với Mỹ".
    Matxcơva từng bực bội khi chứng kiến việc Mỹ điều cố vấn tới Gruzia để huấn luyện và trang bị cho quân đội nước này hành xử với các chiến binh Chechnya. Lực lượng ly khai này thường sử dụng khu vực đèo Pankisi làm căn cứ tấn công Nga.
    Hợp tác quân sự Mỹ - Gruzia được Washington mô tả là một phần của cuộc chiến chống khủng bố, giúp củng cố vị trí của Mỹ ở vùng Caucasus. Khu vực này vốn được coi là sân sau của Nga, nhưng lại là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của nước Mỹ khát dầu.
    Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết Washington không gây sức ép để Nga làm nguội những cái đầu nóng ở Gruzia, nhưng cố vấn an ninh Condolezza Rice đã liên lạc với người đồng nhiệm Nga để thảo luận về cuộc khủng hoảng.
    Tổng thống Nga điều Ngoại trưởng Igor Ivanov tới Tbilisi để làm trung gian thương thuyết, và khi ông Ivanov vừa đặt chân tới thủ đô Gruzia thì nhận được điện thoại của đồng nhiệm Mỹ Colin Powell, nhà ngoại giao nói trên cho biết. "Trước khi Ivanov gặp Shevardnadze, ông ấy đã điện đàm với Powell".
    Lợi ích Nga thu được từ một giải pháp hoà bình cho Gruzia được nhà phân tích chính trị độc lập Vitaly Tretyakov thẳng thắng nói: "Chính quyền Gruzia suy yếu là một điều xấu đối với Nga: thêm nhiều cuộc xung đột ở khu vực Caucasus mà Matxcơva buộc phải can thiệp bằng cách này hay cách khác".
    Gruzia phụ thuộc vào nguồn năng lượng giá rẻ của Nga. Những đường ống dự định lắp đặt ở nước này không chỉ mang lại tiền cho ngân quỹ trống rỗng của Tbilisi, mà còn giúp Gruzia đã dạng hoá nguồn cung cấp năng lượng - từ đồng minh Mỹ.
    Tuy nhiên, "láng giềng gần" luôn là quan trọng. Tờ Kommersant bình luận rằng bước đi thực dụng của Nga còn nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới những người sẽ lên nắm quyền ở Tbilisi: "Mỹ thì ở xa, Nga lại rất gần và đáng để được cân nhắc".
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nga - Mỹ bắt tay điều khiển Gruzia?
    Hai đối thủ trong cuộc chạy đua kiểm soát nguồn dầu lửa giàu có ở biển Caspi đã thiết lập một liên minh thực dụng nhằm đảm bảo cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu ở Gruzia, các nhà ngoại giao và phân tích kết luận. Cả Matxcơva và Washington đều nhất trí rằng lợi ích quốc gia của mình chỉ được đảm bảo bằng sự ra đi của tổng thống lâu năm Eduard Shevardnadze, nhân vật vốn đã bị yếu thế do các cuộc biểu tình rầm rộ và cuộc bầu cử bị cho là gian lận.
    Nga lo rằng sự bất ổn ở miền biên giới phía nam, vốn là khu vực nhạy cảm, có thể tạo điều kiện cho các chiến binh ly khai đẩy mạnh tấn công quân đội Nga ở Chechchnya. Mỹ e rằng xáo động chính trị kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới việc xây dựng đường ống dẫn dầu và khí qua Gruzia, đưa nguồn vàng đen khổng lồ từ Azerbaijan tới thị trường phương Tây thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
    Trong khi hàng nghìn người biểu tình bên ngoài toà nhà quốc hội ở Tbilisi đòi ông Shevardnadze từ chức hoặc bầu cử lại, trước nguy cơ vị tổng thống gặp nguy nan có thể sử dụng sức mạnh của quân đội, một chiến lược liên đại dương - hình thành từ những lợi ích chung - đã ra đời sau những cú điện đàm của các nhân vật cao cấp.
    "Nhờ chính sách mềm dẻo hơn, Nga đã đặt dấu ấn ở Gruzia với vai trò người bảo hộ chính trị của phe đối lập nay nắm quyền", Igor Bunin, giám đốc Viện Công nghệ chính trị ở Matxcơva nhận xét. "Điều này hiển nhiên là kết quả của sự thương lượng nào đó với Mỹ".
    Matxcơva từng bực bội khi chứng kiến việc Mỹ điều cố vấn tới Gruzia để huấn luyện và trang bị cho quân đội nước này hành xử với các chiến binh Chechnya. Lực lượng ly khai này thường sử dụng khu vực đèo Pankisi làm căn cứ tấn công Nga.
    Hợp tác quân sự Mỹ - Gruzia được Washington mô tả là một phần của cuộc chiến chống khủng bố, giúp củng cố vị trí của Mỹ ở vùng Caucasus. Khu vực này vốn được coi là sân sau của Nga, nhưng lại là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của nước Mỹ khát dầu.
    Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết Washington không gây sức ép để Nga làm nguội những cái đầu nóng ở Gruzia, nhưng cố vấn an ninh Condolezza Rice đã liên lạc với người đồng nhiệm Nga để thảo luận về cuộc khủng hoảng.
    Tổng thống Nga điều Ngoại trưởng Igor Ivanov tới Tbilisi để làm trung gian thương thuyết, và khi ông Ivanov vừa đặt chân tới thủ đô Gruzia thì nhận được điện thoại của đồng nhiệm Mỹ Colin Powell, nhà ngoại giao nói trên cho biết. "Trước khi Ivanov gặp Shevardnadze, ông ấy đã điện đàm với Powell".
    Lợi ích Nga thu được từ một giải pháp hoà bình cho Gruzia được nhà phân tích chính trị độc lập Vitaly Tretyakov thẳng thắng nói: "Chính quyền Gruzia suy yếu là một điều xấu đối với Nga: thêm nhiều cuộc xung đột ở khu vực Caucasus mà Matxcơva buộc phải can thiệp bằng cách này hay cách khác".
    Gruzia phụ thuộc vào nguồn năng lượng giá rẻ của Nga. Những đường ống dự định lắp đặt ở nước này không chỉ mang lại tiền cho ngân quỹ trống rỗng của Tbilisi, mà còn giúp Gruzia đã dạng hoá nguồn cung cấp năng lượng - từ đồng minh Mỹ.
    Tuy nhiên, "láng giềng gần" luôn là quan trọng. Tờ Kommersant bình luận rằng bước đi thực dụng của Nga còn nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới những người sẽ lên nắm quyền ở Tbilisi: "Mỹ thì ở xa, Nga lại rất gần và đáng để được cân nhắc".
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có đảo chính quân sự tại Grudia?
    11:49'' 27/11/2003 (GMT+7)
    [​IMG]
    Mikhail Saakashvili.
    ''''Luôn có khả năng xảy ra sự kiện chống phá cách mạng và thậm chí có sự can thiệp của các thế lực ngoại bang''''. Ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng đối lập, ông Mikhail Saakashvili, cảnh báo như vậy về khả năng xảy ra đảo chính quân sự tại Grudia.
    Luật sư Mikhail Saakashvili, 35 tuổi, được coi là động lực thúc đẩy trong cuộc ''''cách mạnh nhân dân'''' lật đổ cựu Tổng thống Shevardnadze hồi cuối tuần trước.
    Chỉ vài giờ sau khi giới lãnh đạo Grudia đề cử ông Saakashvili làm ứng cử viên tranh cử chức tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào 4/2 tới, ông Saakashvili đã có bài phát biết trên kênh truyền hình Mze kêu gọi lực lượng an ninh đề phòng trước khả năng xảy ra đảo chính quân sự.
    Ông Mikhail Saakashvili cho biết: ''''Có một hoặc hai quan chức trong quân đội nói rằng, một hội kín quân sự đã được thành lập tại Grudia và đang lập kế hoạch tiến hành một vụ kiểu như đảo chính quân sự''''.
    Trước đó, Quyền Tổng thống Nino Burjanadzen tuyên bố Thủ lĩnh đảng "Phong trào dân tộc" (NM) Mikhail Saakishvili sẽ ra tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn tổ chức vào ngày 4/1/2004. Ông Saakishvili cũng đã tuyên bố với giới báo chí rằng NM và đảng "Burjanadze - những người dân chủ" của Tổng thống tạm quyền Nino Burjanadze chỉ giới thiệu một ứng cử viên chung cho cuộc tranh cử ghế Tổng thống sắp tới.
    Ông Saakishvili cho biết ưu tiên hàng đầu của Grudia hiện nay là đẩy mạnh chống tham nhũng, nhanh chóng cải thiện tình hình của đất nước, đặc biệt ở nước Cộng hoà tự trị Átgiaria, nơi chính quyền địa phương đang thi hành lệnh giới nghiêm sau khi ông Shevardnadze từ chức tổng thống và có những tuyên bố bất hợp tác với chính quyền tạm thời Grudia.
    Về đối ngoại, theo ông Saakishvili, một trong những hướng ưu tiên của Grudia là cải thiện quan hệ với tất cả các nước láng giềng, đặc biệt là Nga, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước phương Tây.

    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  5. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có đảo chính quân sự tại Grudia?
    11:49'' 27/11/2003 (GMT+7)
    [​IMG]
    Mikhail Saakashvili.
    ''''Luôn có khả năng xảy ra sự kiện chống phá cách mạng và thậm chí có sự can thiệp của các thế lực ngoại bang''''. Ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng đối lập, ông Mikhail Saakashvili, cảnh báo như vậy về khả năng xảy ra đảo chính quân sự tại Grudia.
    Luật sư Mikhail Saakashvili, 35 tuổi, được coi là động lực thúc đẩy trong cuộc ''''cách mạnh nhân dân'''' lật đổ cựu Tổng thống Shevardnadze hồi cuối tuần trước.
    Chỉ vài giờ sau khi giới lãnh đạo Grudia đề cử ông Saakashvili làm ứng cử viên tranh cử chức tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào 4/2 tới, ông Saakashvili đã có bài phát biết trên kênh truyền hình Mze kêu gọi lực lượng an ninh đề phòng trước khả năng xảy ra đảo chính quân sự.
    Ông Mikhail Saakashvili cho biết: ''''Có một hoặc hai quan chức trong quân đội nói rằng, một hội kín quân sự đã được thành lập tại Grudia và đang lập kế hoạch tiến hành một vụ kiểu như đảo chính quân sự''''.
    Trước đó, Quyền Tổng thống Nino Burjanadzen tuyên bố Thủ lĩnh đảng "Phong trào dân tộc" (NM) Mikhail Saakishvili sẽ ra tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn tổ chức vào ngày 4/1/2004. Ông Saakishvili cũng đã tuyên bố với giới báo chí rằng NM và đảng "Burjanadze - những người dân chủ" của Tổng thống tạm quyền Nino Burjanadze chỉ giới thiệu một ứng cử viên chung cho cuộc tranh cử ghế Tổng thống sắp tới.
    Ông Saakishvili cho biết ưu tiên hàng đầu của Grudia hiện nay là đẩy mạnh chống tham nhũng, nhanh chóng cải thiện tình hình của đất nước, đặc biệt ở nước Cộng hoà tự trị Átgiaria, nơi chính quyền địa phương đang thi hành lệnh giới nghiêm sau khi ông Shevardnadze từ chức tổng thống và có những tuyên bố bất hợp tác với chính quyền tạm thời Grudia.
    Về đối ngoại, theo ông Saakishvili, một trong những hướng ưu tiên của Grudia là cải thiện quan hệ với tất cả các nước láng giềng, đặc biệt là Nga, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước phương Tây.

    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia: Tòa án Tối cao huỷ bỏ kết quả bầu cử Quốc hội
    (25/11/2003 -- 20:24GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/11, Toà án Tối cao Grudia tuyên bố huỷ bỏ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2/11 vừa qua ở Grudia với lý do có gian lận trong bầu cử.
    Bà Ninô Cađagítde, thẩm phán Tòa án Tối cao, khẳng định quyết định trên của Tòa án Tối cao ''''là quyết định cuối cùng và không thể tranh cãi''''. Tuy nhiên, bà cho biết tòa án chỉ quyết định huỷ kết quả bầu cử đối với 150 ghế nghị sĩ được bầu theo danh sách các chính đảng trong cuộc bầu cử trên và vẫn giữ kết quả bầu cử đối với 83 nghị sĩ được bầu tại các khu vực bầu cử một đại biểu.
    Quyết định trên của Toà án tối cao Grudia mở đường cho việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội mới ở nước vùng Cápcadơ này sau sự ra đi của Cựu tổng thống Eduard Shevardnadze.
    Ngày 24/11, bà Nino Burdjanadze, Tổng thống tạm quyền Grudia cũng nói cần phải tổ chức cuộc bầu cử mới càng sớm càng tốt ở Grudia.
    Trong phát biểu ngày hôm nay (25/11), bà Burdjanadze đã đề cập tới những khó khăn hiện nay của Grudia và cho biết nước này đang phải đối mặt với ''''sự sụp đổ về kinh tế'''' và rằng tình hình hiện nay là ''''rất khó khăn''''. Thậm chí bà cho rằng Grudia cần phải áp dụng những biện pháp triệt để nhằm giải quyết các khó khăn của nước này.
    Grudia bị khủng hoảng kinh tế hơn một thập kỷ nay với khoản nợ nước ngoài hơn 1,75 tỷ USD chủ yếu là nợ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và đang ngấp nghe ở bờ vực của sự vỡ nợ./.

    Chó hư
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia: Tòa án Tối cao huỷ bỏ kết quả bầu cử Quốc hội
    (25/11/2003 -- 20:24GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/11, Toà án Tối cao Grudia tuyên bố huỷ bỏ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2/11 vừa qua ở Grudia với lý do có gian lận trong bầu cử.
    Bà Ninô Cađagítde, thẩm phán Tòa án Tối cao, khẳng định quyết định trên của Tòa án Tối cao ''''là quyết định cuối cùng và không thể tranh cãi''''. Tuy nhiên, bà cho biết tòa án chỉ quyết định huỷ kết quả bầu cử đối với 150 ghế nghị sĩ được bầu theo danh sách các chính đảng trong cuộc bầu cử trên và vẫn giữ kết quả bầu cử đối với 83 nghị sĩ được bầu tại các khu vực bầu cử một đại biểu.
    Quyết định trên của Toà án tối cao Grudia mở đường cho việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội mới ở nước vùng Cápcadơ này sau sự ra đi của Cựu tổng thống Eduard Shevardnadze.
    Ngày 24/11, bà Nino Burdjanadze, Tổng thống tạm quyền Grudia cũng nói cần phải tổ chức cuộc bầu cử mới càng sớm càng tốt ở Grudia.
    Trong phát biểu ngày hôm nay (25/11), bà Burdjanadze đã đề cập tới những khó khăn hiện nay của Grudia và cho biết nước này đang phải đối mặt với ''''sự sụp đổ về kinh tế'''' và rằng tình hình hiện nay là ''''rất khó khăn''''. Thậm chí bà cho rằng Grudia cần phải áp dụng những biện pháp triệt để nhằm giải quyết các khó khăn của nước này.
    Grudia bị khủng hoảng kinh tế hơn một thập kỷ nay với khoản nợ nước ngoài hơn 1,75 tỷ USD chủ yếu là nợ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và đang ngấp nghe ở bờ vực của sự vỡ nợ./.

    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống vào ngày 4/1/2004
    (26/11/2003 -- 09:49GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/11, Quốc hội Grudia đã quyết định tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 4/1/2004 sau khi ông Eduard Shevardnadze bị buộc phải từ chức.
    Nhà lãnh đạo đối lập Mikhail Saakishvili, người cầm đầu các cuộc biểu tình phản đối kéo dài nhiều tuần qua đòi ông Shevardnadze từ chức, đã nói rằng ông sẽ ra ứng cử.
    Theo Hiến pháp Grudia, cuộc bầu cử phải được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ khi ông Shevardnadze từ chức hôm 23/11.
    Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov tuyên bố Nga không hoàn toàn hài lòng về sự thay đổi chính quyền tại Grudia. Theo ông Ivanov, Nga không hài lòng về việc ông Shevardnadze chấp nhận từ chức dưới sức ép rất lớn của các cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức.
    Sau khi nhắc lại lập trường của Nga về phát triển quan hệ láng giềng thân thiện với Grudia, ông Ivanov nêu rõ, Nga sẽ thực thi những biện pháp tiếp theo tùy thuộc vào việc tiến trình bầu cử sắp tới ở Grudia sẽ diễn ra như thế nào và các nhà lãnh đạo tương lai của Grudia sẽ thực thi một chính sách ra sao./.

    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống vào ngày 4/1/2004
    (26/11/2003 -- 09:49GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/11, Quốc hội Grudia đã quyết định tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 4/1/2004 sau khi ông Eduard Shevardnadze bị buộc phải từ chức.
    Nhà lãnh đạo đối lập Mikhail Saakishvili, người cầm đầu các cuộc biểu tình phản đối kéo dài nhiều tuần qua đòi ông Shevardnadze từ chức, đã nói rằng ông sẽ ra ứng cử.
    Theo Hiến pháp Grudia, cuộc bầu cử phải được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ khi ông Shevardnadze từ chức hôm 23/11.
    Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov tuyên bố Nga không hoàn toàn hài lòng về sự thay đổi chính quyền tại Grudia. Theo ông Ivanov, Nga không hài lòng về việc ông Shevardnadze chấp nhận từ chức dưới sức ép rất lớn của các cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức.
    Sau khi nhắc lại lập trường của Nga về phát triển quan hệ láng giềng thân thiện với Grudia, ông Ivanov nêu rõ, Nga sẽ thực thi những biện pháp tiếp theo tùy thuộc vào việc tiến trình bầu cử sắp tới ở Grudia sẽ diễn ra như thế nào và các nhà lãnh đạo tương lai của Grudia sẽ thực thi một chính sách ra sao./.

    Chó hư
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Grudia: lãnh đạo phe đối lập ứng cử chức Tổng thống
    (26/11/2003 -- 22:09GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 26/11, phát biểu tại một cuộc họp báo tại thủ đô Tbilixi, Tổng thống tạm quyền của Grudia Nino Burjanadzen tuyên bố Thủ lĩnh đảng "Phong trào dân tộc" (NM) Mikhail Saakishvili, 35 tuổi, sẽ ra tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn tổ chức vào ngày 4/1/2004.
    Trước đó, ông Saakishvili đã tuyên bố với giới báo chí rằng NM và đảng "Burjanadze - những người dân chủ" của Tổng thống tạm quyền Nino Burjanadze chỉ giới thiệu một ứng cử viên chung cho cuộc tranh cử ghế Tổng thống sắp tới.
    Ông Saakishvili cho biết ưu tiên hàng đầu của Grudia hiện nay là đẩy mạnh chống tham nhũng, nhanh chóng cải thiện tình hình của đất nước, đặc biệt ở nước Cộng hoà tự trị Átgiaria, nơi chính quyền địa phương đang thi hành lệnh giới nghiêm sau khi ông Shevardnadze từ chức tổng thống và có những tuyên bố bất hợp tác với chính quyền tạm thời Grudia.
    Về đối ngoại, theo ông Saakishvili, một trong những hướng ưu tiên của Grudia là cải thiện quan hệ với tất cả các nước láng giềng, đặc biệt là Nga, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước phương Tây./.

    Chó hư

Chia sẻ trang này