1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Kremlin phủ nhận âm mưu đầu độc trùm tài phiệt Nga
    Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ Nga đã vạch ra một âm mưu ám sát trùm tài phiệt Boris Berezovsky tại một phòng xử án London bằng chiếc bút máy có chứa chất độc. Thông tin này đã được đăng tải trên tờ Sunday Times của Anh ngày hôm qua (21/9).
    Tờ Sunday Times đưa tin cơ quan SVR của Nga, tương đương với Lực lượng Mật vụ MI6 của Anh, đã cử các nhân viên tới London nhằm mưu sát trùm tài phiệt người Nga Berezovsky. Tờ báo cho biết một nhân viên SVR sẽ bí mật đem một chiếc bật lửa chứa đầy thuốc độc vào phòng xử án Bow Street, sau đó bơm chất độc vào một chiếc bút máy và đâm vào người ông Berezovsky khi ông này đi ngang qua. Song nhân viên này đã "cảm thấy lương tâm cắn rứt" và nói cho ông Berezovsky cùng các cơ quan mật vụ Anh về âm mưu trên.
    Được biết, cựu chính trị gia Berezovsky đã xuất hiện trước các quan toà ở Bow Street để chống lại những nỗ lực của Moscow đòi phải dẫn độ ông về Nga xét xử tội biển thủ. Thủ tục tố tụng đã được hoàn thành tuần trước sau khi ông được phép tị nạn chính trị tại Anh. Nhưng sau đó, Cơ quan Tình báo Anh cảnh báo rằng có nguy cơ tính mạng của ông Berezovsky sẽ bị đe doạ bởi các đội mật vụ Nga. Phiên toà sẽ được sắp xếp tại một nơi khác an toàn hơn.
    Trước thông tin trên, phát ngôn viên cơ quan SVR cho biết: "Chúng tôi không thể bình luận gì về những lời vu cáo điên rồ đó. Các cơ quan đặc nhiệm của chúng tôi không hề vạch kế hoạch và tiến hành bất cử hành động nào như vậy". Các chuyên gia tình báo Nga cũng có phản ứng tương tự. "Dường như không ai nghe nói về âm mưu này. Một điều người ta nhận thấy là thông tin này sẽ đánh dấu một sự leo thang quan trọng trong hoạt động của Nga tại London vượt trên năng lực hiện tại của họ".
    Hiện, Cơ quan Tình báo Anh đang tiến hành điều tra về thông tin này.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Bush, Putin sẽ bàn khả năng Nga triển khai quân tới Iraq
    Đại sứ Mỹ tại Nga Alexander Vershbow cho biết hai tổng thống sẽ bàn về chủ đề trên trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới (24-27/9) tại trại David. Theo Vershbow, Washington muốn có nhiều nước hơn nữa tham gia gìn giữ an ninh ở Iraq dưới sự bảo hộ của LHQ và chỉ huy của Mỹ.
    Tuy nhiên, vị đại sứ khẳng định, Washington sẽ để cho Matxcơva tự quyết định xem có nên tham gia vào nhiệm vụ đó hay không.
    Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên cũng là chủ đề được đem ra bàn thảo.
    Nga ủng hộ sáng kiến thiết lập một lực lượng đa quốc gia nếu Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về vấn đề này. Trước đó, có tin cho hay quan chức Nga bác bỏ khả năng triển khai lính Nga tới Iraq.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Bush, Putin sẽ bàn khả năng Nga triển khai quân tới Iraq
    Đại sứ Mỹ tại Nga Alexander Vershbow cho biết hai tổng thống sẽ bàn về chủ đề trên trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới (24-27/9) tại trại David. Theo Vershbow, Washington muốn có nhiều nước hơn nữa tham gia gìn giữ an ninh ở Iraq dưới sự bảo hộ của LHQ và chỉ huy của Mỹ.
    Tuy nhiên, vị đại sứ khẳng định, Washington sẽ để cho Matxcơva tự quyết định xem có nên tham gia vào nhiệm vụ đó hay không.
    Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên cũng là chủ đề được đem ra bàn thảo.
    Nga ủng hộ sáng kiến thiết lập một lực lượng đa quốc gia nếu Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về vấn đề này. Trước đó, có tin cho hay quan chức Nga bác bỏ khả năng triển khai lính Nga tới Iraq.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG):
    Không gian kinh tế chung và "bước ngoặt Ukraina"
    Bộ tứ của không gian kinh tế chung
    (từ trái sang phải): Tổng thống Kazakhstan
    Nazarbayev, Tổng thống Belarus
    Lukashenko, Tổng thống Ukraina Kuchma
    và Tổng thống Nga Putin
    --------------------------------​
    Không gian kinh tế chung (EES) bao gồm 4 quốc gia Nga, Belarus, Ukraina và Kazakhstan sẽ được hình thành, nhưng không ngay lập tức và phải kèm thêm một số điều bổ sung. Đó là kết quả chính của hội nghị thượng đỉnh SNG diễn ra cuối tuần trước tại Yalta (Ukraina). Đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh SNG đạt được dấu ấn kinh tế
    Chiến công của ông Kuchma
    Phát biểu khai mạc phiên họp Hội đồng nguyên thủ quốc gia SNG, Tổng thống chủ nhà Ukraina Lenonid Kuchma tuyên bố: Khu vực mậu dịch tự do là cái đích mà các nước SNG nhắm tới. Theo đánh giá của ông, khi khu vực mậu dịch tự do được thành lập, mỗi thành viên SNG sẽ đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đến 15%. Thoả thuận EES tạo ra những điều kiện thuận lợi để lưu thông tự do hàng hoá, dịch vụ, nguồn vốn và sức lao động. Thoả thuận còn đưa ra nguyên tắc thống nhất về điều tiết hoạt động của những đơn vị độc quyền trong khi duy trì mức thuế chung đối với dịch vụ của họ ở tất cả các nước thành viên. Từ nay những quyết định trong khuôn khổ Hội đồng nguyên thủ quốc gia SNG sẽ chỉ được thông qua trên cơ sở đồng thuận.
    Nhưng mọi sự không suôn sẻ từ đầu. Sự thể là Quốc hội Ukraina đe doạ phế truất tổng thống, nếu ông Kuchma ký thoả thuận này. Mặc dù muốn gia nhập EES, nhưng một khi trở thành thành viên, thì Ukraina có nguy cơ không thực hiện được những nghĩa vụ trước các nước SNG. Ba vị bộ trưởng Kinh tế, Ngoại giao và Tư pháp cũng hoà giọng với quốc hội. Bộ trưởng Kinh tế cho rằng ý tưởng hợp tác này không hợp lý về mặt kinh tế và tài chính, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Ukraina hướng sang thị trường Châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao thì lại cho rằng EES đi ngược lại chính sách liên kết kinh tế Châu Âu - Đại Tây Dương của Ukraina.
    Trong bối cảnh đó, việc ông Kuchma vẫn ký thoả thuận được đánh giá như một chiến công, mặc dù để có được chữ ký của ông vào văn bản này, bộ ba Nga, Belarus và Kazakhstan đã có khá nhiều nhượng bộ. Chẳng hạn, người ta đã phải đưa ra tiêu chí về sự hợp tác trên các mức độ khác nhau và bằng các tốc độ khác nhau. Mỗi thành viên đều có thể tham gia vào việc xây dựng không gian kinh tế chung này theo mức độ sẵn sàng của mình, tức là không có bất cứ quy định khắt khe nào về thời gian và trách nhiệm.
    EES = 4 + ?
    Nhưng Belarus vẫn muốn sự hoàn mỹ. "Phải đi cùng một tốc độ" - Tổng thống Belarus Lukashenko nói. Bộ tứ đã phát đi tín hiệu cho các thành viên SNG khác là cánh cửa vào không gian chung đang mở rộng đón họ. Tại hội nghị này 10 trên tổng số 12 tổng thống SNG đã có mặt, chỉ thiếu Tổng thống Turkmenistan Saparmurat Nyazov và Tổng thống Azerbaijan Geidar Aliev (đang chữa bệnh tại Mỹ). Chương trình nghị sự của hội nghị còn bao gồm cả những vấn đề hợp tác trong các lĩnh vực như y tế, quốc phòng, đấu tranh chống tội phạm và di cư trái phép. Nhưng kinh tế vẫn là chủ đề chủ đạo.
    Các nhà lãnh đạo SNG đã thông qua "Kế hoạch thực hiện những biện pháp quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế đến năm 2010". Kế hoạch tổng thể này đề cập việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do trên lãnh thổ SNG, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực nhiên liệu - năng lượng, giao thông... Bình luận về tầm quan trọng của bước đi này, Tổng thống Kuchma cho hay, trao đổi hàng hoá giữa các nước SNG đã giảm xuống "mức độ hiểm hoạ" và khó mà gọi SNG là một "cơ cấu liên kết". Nhưng rất may là hội nghị Yalta đã đạt được đồng thuận ở hầu hết các vấn đề.
    Theo sáng kiến của Gruzia, các nước SNG đã thông qua văn bản đặc biệt về giải pháp cho cuộc xung đột ở Abkhazia, chủ thể tự trị của Gruzia. "Cũng giống các thành viên khác của SNG, Nga ủng hộ sáng kiến của Gruzia về các nguyên tắc giải quyết vấn đề này"-Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố tại cuộc họp báo. Ông còn thông báo rằng đại diện của các nước SNG sẽ được cử đến làm quan sát viên tại cuộc bầu cử tổng thống ở Chechnya, cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga tới đây.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  5. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG):
    Không gian kinh tế chung và "bước ngoặt Ukraina"
    Bộ tứ của không gian kinh tế chung
    (từ trái sang phải): Tổng thống Kazakhstan
    Nazarbayev, Tổng thống Belarus
    Lukashenko, Tổng thống Ukraina Kuchma
    và Tổng thống Nga Putin
    --------------------------------​
    Không gian kinh tế chung (EES) bao gồm 4 quốc gia Nga, Belarus, Ukraina và Kazakhstan sẽ được hình thành, nhưng không ngay lập tức và phải kèm thêm một số điều bổ sung. Đó là kết quả chính của hội nghị thượng đỉnh SNG diễn ra cuối tuần trước tại Yalta (Ukraina). Đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh SNG đạt được dấu ấn kinh tế
    Chiến công của ông Kuchma
    Phát biểu khai mạc phiên họp Hội đồng nguyên thủ quốc gia SNG, Tổng thống chủ nhà Ukraina Lenonid Kuchma tuyên bố: Khu vực mậu dịch tự do là cái đích mà các nước SNG nhắm tới. Theo đánh giá của ông, khi khu vực mậu dịch tự do được thành lập, mỗi thành viên SNG sẽ đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đến 15%. Thoả thuận EES tạo ra những điều kiện thuận lợi để lưu thông tự do hàng hoá, dịch vụ, nguồn vốn và sức lao động. Thoả thuận còn đưa ra nguyên tắc thống nhất về điều tiết hoạt động của những đơn vị độc quyền trong khi duy trì mức thuế chung đối với dịch vụ của họ ở tất cả các nước thành viên. Từ nay những quyết định trong khuôn khổ Hội đồng nguyên thủ quốc gia SNG sẽ chỉ được thông qua trên cơ sở đồng thuận.
    Nhưng mọi sự không suôn sẻ từ đầu. Sự thể là Quốc hội Ukraina đe doạ phế truất tổng thống, nếu ông Kuchma ký thoả thuận này. Mặc dù muốn gia nhập EES, nhưng một khi trở thành thành viên, thì Ukraina có nguy cơ không thực hiện được những nghĩa vụ trước các nước SNG. Ba vị bộ trưởng Kinh tế, Ngoại giao và Tư pháp cũng hoà giọng với quốc hội. Bộ trưởng Kinh tế cho rằng ý tưởng hợp tác này không hợp lý về mặt kinh tế và tài chính, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Ukraina hướng sang thị trường Châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao thì lại cho rằng EES đi ngược lại chính sách liên kết kinh tế Châu Âu - Đại Tây Dương của Ukraina.
    Trong bối cảnh đó, việc ông Kuchma vẫn ký thoả thuận được đánh giá như một chiến công, mặc dù để có được chữ ký của ông vào văn bản này, bộ ba Nga, Belarus và Kazakhstan đã có khá nhiều nhượng bộ. Chẳng hạn, người ta đã phải đưa ra tiêu chí về sự hợp tác trên các mức độ khác nhau và bằng các tốc độ khác nhau. Mỗi thành viên đều có thể tham gia vào việc xây dựng không gian kinh tế chung này theo mức độ sẵn sàng của mình, tức là không có bất cứ quy định khắt khe nào về thời gian và trách nhiệm.
    EES = 4 + ?
    Nhưng Belarus vẫn muốn sự hoàn mỹ. "Phải đi cùng một tốc độ" - Tổng thống Belarus Lukashenko nói. Bộ tứ đã phát đi tín hiệu cho các thành viên SNG khác là cánh cửa vào không gian chung đang mở rộng đón họ. Tại hội nghị này 10 trên tổng số 12 tổng thống SNG đã có mặt, chỉ thiếu Tổng thống Turkmenistan Saparmurat Nyazov và Tổng thống Azerbaijan Geidar Aliev (đang chữa bệnh tại Mỹ). Chương trình nghị sự của hội nghị còn bao gồm cả những vấn đề hợp tác trong các lĩnh vực như y tế, quốc phòng, đấu tranh chống tội phạm và di cư trái phép. Nhưng kinh tế vẫn là chủ đề chủ đạo.
    Các nhà lãnh đạo SNG đã thông qua "Kế hoạch thực hiện những biện pháp quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế đến năm 2010". Kế hoạch tổng thể này đề cập việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do trên lãnh thổ SNG, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực nhiên liệu - năng lượng, giao thông... Bình luận về tầm quan trọng của bước đi này, Tổng thống Kuchma cho hay, trao đổi hàng hoá giữa các nước SNG đã giảm xuống "mức độ hiểm hoạ" và khó mà gọi SNG là một "cơ cấu liên kết". Nhưng rất may là hội nghị Yalta đã đạt được đồng thuận ở hầu hết các vấn đề.
    Theo sáng kiến của Gruzia, các nước SNG đã thông qua văn bản đặc biệt về giải pháp cho cuộc xung đột ở Abkhazia, chủ thể tự trị của Gruzia. "Cũng giống các thành viên khác của SNG, Nga ủng hộ sáng kiến của Gruzia về các nguyên tắc giải quyết vấn đề này"-Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố tại cuộc họp báo. Ông còn thông báo rằng đại diện của các nước SNG sẽ được cử đến làm quan sát viên tại cuộc bầu cử tổng thống ở Chechnya, cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga tới đây.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  6. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nga, Trung Quốc đồng quan điểm về thế giới đa cực
    Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi hội đàm vừa qua đã tái khẳng định quan điểm về thế giới đa cực và kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy vai trò trung tâm của LHQ tại Iraq thời hậu chiến.
    Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng các chương trình hạt nhân để đảm bảo bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, giữ nghiêm quy tắc không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
    Về vấn đề Iraq, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga nhấn mạnh vai trò chính của LHQ trong công cuộc tái thiết Iraq. Ngoài ra, Moscow và Bắc Kinh cũng đề cập tới ''''thế giới đa cực'''' khi chia sẻ quan điểm chung của hai nước về vai trò thống trị hiện nay của Mỹ đối với thế giới. ''''Nga và Trung Quốc ủng hộ một thế giới đa cực, công bằng và dân chủ trên cơ sở được luật pháp quốc tế thừa nhận''''.
    Cũng trong buổi hội đàm tối qua (27/5), lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, thắt chặt hợp tác vì lợi ích của người dân hai quốc gia và sự ổn định, an ninh trong khu vực. Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng ký kết hiệp định chung về hợp tác đường biển, cộng tác giữa Ngân hàng Thương mại Nga và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  7. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nga, Trung Quốc đồng quan điểm về thế giới đa cực
    Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi hội đàm vừa qua đã tái khẳng định quan điểm về thế giới đa cực và kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy vai trò trung tâm của LHQ tại Iraq thời hậu chiến.
    Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng các chương trình hạt nhân để đảm bảo bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, giữ nghiêm quy tắc không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
    Về vấn đề Iraq, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga nhấn mạnh vai trò chính của LHQ trong công cuộc tái thiết Iraq. Ngoài ra, Moscow và Bắc Kinh cũng đề cập tới ''''thế giới đa cực'''' khi chia sẻ quan điểm chung của hai nước về vai trò thống trị hiện nay của Mỹ đối với thế giới. ''''Nga và Trung Quốc ủng hộ một thế giới đa cực, công bằng và dân chủ trên cơ sở được luật pháp quốc tế thừa nhận''''.
    Cũng trong buổi hội đàm tối qua (27/5), lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, thắt chặt hợp tác vì lợi ích của người dân hai quốc gia và sự ổn định, an ninh trong khu vực. Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng ký kết hiệp định chung về hợp tác đường biển, cộng tác giữa Ngân hàng Thương mại Nga và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  8. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc, Nga và Trung Á thắt chặt quan hệ
    Thủ tướng Trung Quốc, Nga và 4 quốc gia Trung Á hôm qua đã nhóm họp tại Bắc Kinh để bàn về hợp tác kinh tế, chống khủng bố và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Á. Hội nghị thượng đỉnh này được coi là một nỗ lực củng cố sự đồng thuận của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
    6 nước thuộc SCO, bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan, đã thông qua khoản dự chi ngân sách cho việc tăng cường an ninh khu vực. Thủ tướng 6 nước cũng đã nhất trí về các mục tiêu kinh tế của khối và thông qua lần cuối ngân sách năm tới - khoản ngân sách chung đầu tiên của tổ chức này kể từ khi liên minh an ninh này được thành lập 7 năm trước.
    Những tiến bộ này sẽ giúp SCO xây dựng thành công một khối đồng minh an ninh, kinh tế - một đối trọng đối với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Mỹ trong khu vực. Đánh giá về hội nghị, các quan chức Trung Quốc cho rằng, cuộc họp lần này đã mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới
    Các nhà ngoại giao hiện có mặt tại Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc sẽ gánh vác một phần lớn chi phí cho kế hoạch an ninh. Song số liệu cụ thể hiện chưa được tiết lộ. Số tiền này sẽ dùng cho việc xây dựng một trụ sở thường trực của SCO ở Bắc Kinh và một văn phòng chống khủng bố ở thủ đô Uzbekistan. Cả hai công trình dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay. Văn phòng chống khủng bố ban đầu dự định được đặt ở Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan. Quyết định chuyển địa điểm cho thấy mối quan ngại sâu sắc của các nước SCO về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Uzbekistan với Mỹ.
    Sau ngày 11/9/2001, cả Uzbekistan và Kazakhstan đã cho phép Mỹ đóng quân trong nước mà không tham khảo ý kiến của các nước khác thuộc SCO, thành lập năm 2001. Nhằm củng cố khối đồng minh, tổ chức này tháng trước đã tiến hành một cuộc tập trận chống khủng bố tại Trung Quốc và Kazakhstan, nhưng Uzbekistan đã không tham gia.
    Trong những năm 1990, các nước trong khu vực đã tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin nhưng sau đó khối đã mở rộng hợp tác về chống khủng bố và kinh tế.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  9. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc, Nga và Trung Á thắt chặt quan hệ
    Thủ tướng Trung Quốc, Nga và 4 quốc gia Trung Á hôm qua đã nhóm họp tại Bắc Kinh để bàn về hợp tác kinh tế, chống khủng bố và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Á. Hội nghị thượng đỉnh này được coi là một nỗ lực củng cố sự đồng thuận của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
    6 nước thuộc SCO, bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan, đã thông qua khoản dự chi ngân sách cho việc tăng cường an ninh khu vực. Thủ tướng 6 nước cũng đã nhất trí về các mục tiêu kinh tế của khối và thông qua lần cuối ngân sách năm tới - khoản ngân sách chung đầu tiên của tổ chức này kể từ khi liên minh an ninh này được thành lập 7 năm trước.
    Những tiến bộ này sẽ giúp SCO xây dựng thành công một khối đồng minh an ninh, kinh tế - một đối trọng đối với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Mỹ trong khu vực. Đánh giá về hội nghị, các quan chức Trung Quốc cho rằng, cuộc họp lần này đã mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới
    Các nhà ngoại giao hiện có mặt tại Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc sẽ gánh vác một phần lớn chi phí cho kế hoạch an ninh. Song số liệu cụ thể hiện chưa được tiết lộ. Số tiền này sẽ dùng cho việc xây dựng một trụ sở thường trực của SCO ở Bắc Kinh và một văn phòng chống khủng bố ở thủ đô Uzbekistan. Cả hai công trình dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay. Văn phòng chống khủng bố ban đầu dự định được đặt ở Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan. Quyết định chuyển địa điểm cho thấy mối quan ngại sâu sắc của các nước SCO về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Uzbekistan với Mỹ.
    Sau ngày 11/9/2001, cả Uzbekistan và Kazakhstan đã cho phép Mỹ đóng quân trong nước mà không tham khảo ý kiến của các nước khác thuộc SCO, thành lập năm 2001. Nhằm củng cố khối đồng minh, tổ chức này tháng trước đã tiến hành một cuộc tập trận chống khủng bố tại Trung Quốc và Kazakhstan, nhưng Uzbekistan đã không tham gia.
    Trong những năm 1990, các nước trong khu vực đã tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin nhưng sau đó khối đã mở rộng hợp tác về chống khủng bố và kinh tế.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  10. babychicken

    babychicken Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Berezovsky đăng quảng cáo chỉ trích Tổng thống Nga

    5 nhân vật đối lập người Nga, đứng đầu là tỷ phú lưu vong, đã mua một loạt quảng cáo trọn trang trên các báo lớn của Anh và Mỹ để phê phán Kremlin, đồng thời cảnh báo Mỹ về mối quan hệ thân thiện với tổng thống Putin.
    Những lời chỉ trích đó xuất hiện hôm nay trên các tờ Financial Times, Daily Telegraph, Washington Post và New York Times.
    Boris Berezovsky và những người chỉ trích tổng thống Nga tố cáo ông Putin đe doạ dân chủ, cho phép sử dụng các thủ thuật từ thời phát xít doạ đàn áp công luận, kiểm soát quốc hội và toà án, tiến hành chiến tranh diệt chủng ở Chechnya. Chiến dịch bôi nhọ này tốn khoảng 410.000 USD, được thể hiện dưới "7 câu hỏi dành cho Tổng thống G W Bush về người bạn tổng thống Vladimir Putin". Tổng thống Mỹ từng mô tả ông Putin là "trung thực và thẳng thắn".
    "Tình bạn được xây dựng trên những giá trị chung", các mẩu quảng cáo viết. "Ông Bush, hãy nhân dịp này - một lần nữa nhìn thẳng vào mắt người bạn của ông". Tổng thống Nga đang ở New York tham dự phiên họp của đại hội đồng, và sẽ gặp riêng người đồng nhiệm chủ nhà tại trại David.
    Sứ quán Nga tại London không bình luận về những lời tố cáo trên các trang quảng cáo. Thành phố này chính là nơi tỷ phú Berezovsky đang sống theo quy chế tị nạn chính trị. Trong số 5 người khác tham gia ký tên dưới các thông điệp, có một cựu tù người Nga hiện sống ở Anh.
    Berezovsky từng là một người bán xe hơi, giàu lên nhanh chóng dưới thời tổng thống Boris Yeltsin những năm 1990. Nhân vật này bị thất sủng khi Putin lên nắm quyền, ông ta chạy sang Anh và khuấy động phong trào phản kháng Kremlin. Matxcơva muốn London dẫn độ nhà tỷ phú bị buộc tội lừa đảo này, nhưng không được. Tuần trước, Berezovsky đã được chính phủ Anh cho phép tị nạn chính trị.
    --------------

    Đừng hỏi vì sao em khóc, hãy khóc cùng em và November Rain​

Chia sẻ trang này