1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chuyen33e

    chuyen33e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga Putin giải tán toàn bộ Nội các của Thủ tướng Mikhail Kasyanov.
    Khoảng 8h tối (giờ VN) ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin lên truyền hình Nga và thông báo ông đã giải tán toàn bộ nội các của Thủ tướng Mikhail Kasyanov. Quyết định "giải tán nội các" ngay trước kỳ bầu cử Tổng thống Nga (dự kiến diễn ra vào ngày 14/3 tới) được phát trên truyền hình một cách đơn giản như một tuyên bố.
    Đây là một hành động hợp với Hiến pháp Nga. Khi phát biểu trên truyền hình, ông Putin cho biết ông làm điều này "chiếu theo Điều 117 của Hiến pháp Nga" (cho phép tổng thống có quyền giải tán nội các). Ông Putin đã chỉ định Phó thủ tướng Viktor Khristenko lên làm quyền thủ tướng để điều hành đất nước từ nay cho đến khi có nội các mới.
    Theo lời lý giải của chính ông Putin trên truyền hình về động thái bất ngờ này, quyết định trên không liên quan gì đến trình độ và tài năng điều hành đất nước của nội các vừa bị giải tán, mà theo ông "nhìn chung là thỏa mãn". Vị tổng thống đương nhiệm cho biết mình muốn "đưa ra quan điểm của mình về đường hướng mà nước Nga sẽ đi sau ngày 14/3/2004". Riêng việc Thủ tướng Kasyanov mất chức thì có lẽ không phải là quá ngạc nhiên, vì từ lâu đã có tin đồn rằng ông Kasyanov có liên hệ với giới tài phiệt Nga, và trước đây lại thân thiết với cựu Tổng thống Nga B.Yeltsin còn hơn là với ông Putin. Vì thế, ông Kasyanov thường bị giới bình luận gọi là "vật cản còn lại từ thời Yeltsin". Gần đây, ông Kasyanov lại chỉ trích cách thức chính quyền Nga xử lý vụ Tập đoàn Dầu khí Yukos, trong đó có việc bắt giam tỉ phú M.Khodorkovsky.
    Giới truyền thông lập tức đăng tải nhiều lời bình luận: động thái của ông Putin lập tức được coi là một trong những "chiêu" tranh cử, "gạt bỏ" Kasyanov - ngay cả khi các cuộc thăm dò và mọi nhà quan sát đều đã đồng ý rằng ông Putin sẽ ở lại Điện Kremlin thêm một nhiệm kỳ nữa. S.Markov, một nhà phân tích thuộc Viện Chính trị học Moscow (Nga) nói: "Không phải chuyện cách chức nội các đâu, đó là chuyện cách chức Kasyanov thôi. Putin không thể cách chức mỗi một mình Kasyanov được, nên phải làm luôn các bộ trưởng khác". Các bộ trưởng trong nội các vẫn có thể được bổ nhiệm trở lại vào nội các mới - chỉ mỗi việc ông Kasyanov "một đi không trở lại" là có lẽ không thể đảo ngược.
    Mikhail Kasyanov từng làm việc trong cơ quan hoạch định dưới thời Xô Viết. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông bắt đầu thăng tiến. Là Thứ trưởng Tài chính năm 1996, ông Kasyanov là người đã lập ra kế hoạch trả các món nợ mà chính quyền phải gánh từ thời Xô Viết. Hai năm sau, ông là một nhân vật chính trong nỗ lực tái xây dựng ổn định tài chính và lòng tin của giới đầu tư.
    Ông trở thành Bộ trưởng Tài chính dưới thời Yeltsin năm 1999. Một trong những thành công của Kasyanov là thuyết phục các nước trong Câu lạc bộ Paris cho Nga khất khoản nợ 8 tỷ USD.
    Sau khi Yeltsin từ chức ngày 31/12/1999 và Putin lên làm tổng thống tạm quyền. Ông Kasyanov đã được bổ nhiệm làm thủ tướng thứ nhất
    Tiểu sử quyền Thủ tướng Nga Viktor Khristenko
    Quyền Thủ tướng Nga Viktor Khristenko sinh ngày 28/8/1957 tại thành phố Chelyabinsk. Năm 1979, ông Khristenko đã tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Chelyabinsk và Học viện Kinh tế quốc dân thuộc Chính phủ LB Nga. Sau đó ông đã được cấp danh hiệu Tiến sĩ (cấp I) Kinh tế, ở lại làm công tác giảng dạy tại trường này trong những năm 1979-1990.
    Thời kỳ 1991-1996, ông đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo tại ủy ban Kinh tế thành phố Chelyabinsk, Phó tỉnh trưởng kiêm Trưởng ban Kinh tế tỉnh Chelyabinsk, Phó tỉnh trưởng thứ nhất.
    Những năm 1997-1998, ông được cử làm Đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại tỉnh Chelyabinsk và sau đó chuyển sang làm Thứ trưởng Tài chính LB Nga.
    Từ tháng 4- 9/1998, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng LB Nga. Tháng 10/1998, ông giữ chức Quốc vụ khanh kiêm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tài chính LB Nga. Từ tháng 10/1999 đến ngày 24/2/2004, ông làm Phó thủ tướng LB Nga.
  2. chuyen33e

    chuyen33e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Chính giới Nga ủng hộ Tổng thống Putin giải tán Chính phủ
    Quyết định bất ngờ trong ngày 24/2 của Tổng thống Nga Vladimir Putin giải tán Chính phủ Nga do Thủ tướng Mikhail Kasyanov đứng đầu và bổ nhiệm Phó Thủ tướng Viktor Khristenko làm quyền Thủ tướng đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến của các quan chức Nga đều nhất trí và ủng hộ quyết định của Tổng thống Putin.
    Bản thân Thủ tướng Kasyanov chỉ biết về quyết định này sáng 24/2, và ông đã hủy cuộc gặp dự định trong ngày với lãnh đạo phái "Nước Nga Thống nhất", chiếm đa số trong Duma quốc gia, nhằm thảo luận kế hoạch hoạt động của Duma trong 3 tháng tới. Đến nay, ông Kasyanov vẫn chưa có bình luận gì về việc bị cách chức.
    Đại đa số thành viên Chính phủ Nga và các quan chức khác cũng đều đã biết về quyết định giải tán Chính phủ của Tổng thống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc được thông báo sau khi Tổng thống Putin đã tuyên bố trên truyền hình. Được phỏng vấn về bình luận của họ về sự kiện này, nhìn chung hầu hết đều tỏ ý ủng hộ quyết định này của Tổng thống. Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu:
    - Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Sergei Mironov: "Tổng thống đã hành động theo đúng quyền được Hiến pháp quy định, và Chính phủ bị giải tán là thỏa đáng vì đã không thực hiện triệt để chính sách do Tổng thống đề ra".
    - Phó Chủ tịch thứ nhất Duma quốc gia (Hạ viện) Liubov Sliska: "Quyết định của Tổng thống quá bất ngờ, nhưng sẽ không làm bất ổn cho chính trường Nga. Chính phủ vẫn tiếp tục hoạt động và Duma sẽ xem xét ứng cử viên chức Thủ tướng mới ngay sau ngày bầu cử 14/3. Chính phủ mới có thể sẽ gọn nhẹ hơn (có ít bộ hơn vì những bộ-ngành có chức năng chồng chéo sẽ được tổ chức lại)".
    - Phó Chủ tịch Duma quốc gia Vladimir Perkhtin: "Quyết định của Tổng thống được đưa ra trên cơ sở có cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với pháp luật".
    - Chủ tịch ủy ban Pháp luật của Duma Paven Krasniniscov: "Quyết định của Tổng thống sẽ làm thay đổi cơ cấu của Chính phủ và các cơ quan chính quyền Liên bang, có thể sẽ giảm bớt một loạt bộ-ngành; quyết định này tuy đột ngột, nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình thành lập Chính phủ mới.
    - Chủ tịch Uỷ ban xây dựng Nhà nước thuộc Duma quốc gia Vladimir Plighin: "Tổng thống có lý do chính đáng để giải tán Chính phủ, và đó là thẩm quyền được Hiến pháp quy định".
    - Chủ tịch ủy ban Tín dụng-Tài chính Duma quốc gia Vladislav Resenik nhận xét: "Quyết định của Tổng thống là biện pháp hợp lý và đúng đắn".
    - Hai Phó thủ tướng Nga Vladimir Yacolev và Alexei Kudrin: "Tổng thống đã hành động đúng khi giải tán Chính phủ trước ngày bầu cử để mọi cử tri có thể hình dung rõ "diện mạo" của Chính phủ mới".
    Tuy vậy, vẫn có dư luận phản đối từ phía các đối thủ của ông Putin trong cuộc đua vào Điện Kremlin. Những nhân vật này cho rằng quyết định trên của ông Putin là nhằm thu hút sự tham gia của cử tri vào cuộc bầu cử Tổng thống ngày 14/3 tới, cuộc bầu cử mà ông Putin dường như chắc chắn giành thắng lợi.
    Trước mắt, quyền Thủ tướng Khristenko có 1 tuần để đệ trình Tổng thống danh sách và cơ cấu của Chính phủ mới. Ngay ngày 24/2, ông Khristenko đã thảo luận với Phó Thủ tướng Alexei Kudrin để chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ dự kiến vào 26/2. Theo Hiến pháp Nga, ông Khristenko có 2 tháng để đảm đương cương vị quyền Thủ tướng LB Nga.
    Thị trường chứng khoán Nga đã lập tức có biến động sau quyết định giải tán Chính phủ: chỉ số cổ phiếu chuẩn RTS đã giảm 1,41% vào lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/2.
  3. chuyen33e

    chuyen33e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Chính giới Nga ủng hộ Tổng thống Putin giải tán Chính phủ
    Quyết định bất ngờ trong ngày 24/2 của Tổng thống Nga Vladimir Putin giải tán Chính phủ Nga do Thủ tướng Mikhail Kasyanov đứng đầu và bổ nhiệm Phó Thủ tướng Viktor Khristenko làm quyền Thủ tướng đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến của các quan chức Nga đều nhất trí và ủng hộ quyết định của Tổng thống Putin.
    Bản thân Thủ tướng Kasyanov chỉ biết về quyết định này sáng 24/2, và ông đã hủy cuộc gặp dự định trong ngày với lãnh đạo phái "Nước Nga Thống nhất", chiếm đa số trong Duma quốc gia, nhằm thảo luận kế hoạch hoạt động của Duma trong 3 tháng tới. Đến nay, ông Kasyanov vẫn chưa có bình luận gì về việc bị cách chức.
    Đại đa số thành viên Chính phủ Nga và các quan chức khác cũng đều đã biết về quyết định giải tán Chính phủ của Tổng thống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc được thông báo sau khi Tổng thống Putin đã tuyên bố trên truyền hình. Được phỏng vấn về bình luận của họ về sự kiện này, nhìn chung hầu hết đều tỏ ý ủng hộ quyết định này của Tổng thống. Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu:
    - Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Sergei Mironov: "Tổng thống đã hành động theo đúng quyền được Hiến pháp quy định, và Chính phủ bị giải tán là thỏa đáng vì đã không thực hiện triệt để chính sách do Tổng thống đề ra".
    - Phó Chủ tịch thứ nhất Duma quốc gia (Hạ viện) Liubov Sliska: "Quyết định của Tổng thống quá bất ngờ, nhưng sẽ không làm bất ổn cho chính trường Nga. Chính phủ vẫn tiếp tục hoạt động và Duma sẽ xem xét ứng cử viên chức Thủ tướng mới ngay sau ngày bầu cử 14/3. Chính phủ mới có thể sẽ gọn nhẹ hơn (có ít bộ hơn vì những bộ-ngành có chức năng chồng chéo sẽ được tổ chức lại)".
    - Phó Chủ tịch Duma quốc gia Vladimir Perkhtin: "Quyết định của Tổng thống được đưa ra trên cơ sở có cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với pháp luật".
    - Chủ tịch ủy ban Pháp luật của Duma Paven Krasniniscov: "Quyết định của Tổng thống sẽ làm thay đổi cơ cấu của Chính phủ và các cơ quan chính quyền Liên bang, có thể sẽ giảm bớt một loạt bộ-ngành; quyết định này tuy đột ngột, nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình thành lập Chính phủ mới.
    - Chủ tịch Uỷ ban xây dựng Nhà nước thuộc Duma quốc gia Vladimir Plighin: "Tổng thống có lý do chính đáng để giải tán Chính phủ, và đó là thẩm quyền được Hiến pháp quy định".
    - Chủ tịch ủy ban Tín dụng-Tài chính Duma quốc gia Vladislav Resenik nhận xét: "Quyết định của Tổng thống là biện pháp hợp lý và đúng đắn".
    - Hai Phó thủ tướng Nga Vladimir Yacolev và Alexei Kudrin: "Tổng thống đã hành động đúng khi giải tán Chính phủ trước ngày bầu cử để mọi cử tri có thể hình dung rõ "diện mạo" của Chính phủ mới".
    Tuy vậy, vẫn có dư luận phản đối từ phía các đối thủ của ông Putin trong cuộc đua vào Điện Kremlin. Những nhân vật này cho rằng quyết định trên của ông Putin là nhằm thu hút sự tham gia của cử tri vào cuộc bầu cử Tổng thống ngày 14/3 tới, cuộc bầu cử mà ông Putin dường như chắc chắn giành thắng lợi.
    Trước mắt, quyền Thủ tướng Khristenko có 1 tuần để đệ trình Tổng thống danh sách và cơ cấu của Chính phủ mới. Ngay ngày 24/2, ông Khristenko đã thảo luận với Phó Thủ tướng Alexei Kudrin để chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ dự kiến vào 26/2. Theo Hiến pháp Nga, ông Khristenko có 2 tháng để đảm đương cương vị quyền Thủ tướng LB Nga.
    Thị trường chứng khoán Nga đã lập tức có biến động sau quyết định giải tán Chính phủ: chỉ số cổ phiếu chuẩn RTS đã giảm 1,41% vào lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/2.
  4. chuyen33e

    chuyen33e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ Nga - Qatar căng thẳng
    Quan hệ giữa Nga và Quatar đang trở nên căng thẳng sau khi 3 nhân viên an ninh của Nga tại Quatar bị bắt giữ. Quyền ngoại trưởng Nga Igor Ivanov ngày 26-2 đã gọi đây là "hành động khiêu khích" và yêu cầu Qatar phải thả họ ngay lập tức. Đại sứ Qatar tại Moskva trong hai ngày 25 và 26-2 đã bị Bộ ngoại giao Nga triệu hồi tới để phản đối.
    Theo hãng tin RIA, ba người này vào đêm 18 rạng sáng 19-2 đã bị bắt sau khi hai trong số họ bị cáo buộc đã tổ chức sát hại cựu phó Tổng thống cộng hoà ly khai Chechnya Zelimkhan Yandarbyev.
    Thông cáo của Bộ ngoại giao Nga nói ba người Nga này đã bị mật vụ Qatar "sử dụng vũ khí và vũ lực thô bạo để bắt giữ", một hành động Nga cáo buộc không chỉ "bắt công dân Nga bằng vũ lực mà còn vượt qua những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, không chịu thông báo ngay lập tức cho Toà đại sứ Nga tại Doha". Ngoài ra, Nga cho rằng Qatar vi phạm luật quốc tế vì suốt bảy ngày sau khi bắt đã không cho đại sứ quán Nga tiếp xúc với công dân của mình. Thông cáo của Nga cho biết một trong số ba người này có hộ chiếu ngoại giao, và cả ba đều thuộc Đại sứ quán Nga, đang thực hiện nhiệm vụ phân tích tin tức chống khủng bố quốc tế và không có hành động vi phạm luật Qatar.
    Về phần Zelimkhan Yandarbyev, thông cáo nói Nga đã nhiều lần yêu cầu Qatar giao nộp ông này vì các cáo buộc ám sát thường dân Nga, trong đó có chiến dịch bắt con tin ở Nhà hát Dubrovka Nga mà ông này điều khiển từ Qatar. Zelimkhan Yandarbyev chết ngày 13-2 khi chiếc xe jeep của ông bị nổ tại Doha. Ngay trong ngày, Bộ ngoại giao Qatar đã thông báo cho Bộ ngoại giao Nga. Tình báo Nga đã nhiều lần khẳng định họ không dính líu vào vụ sát hại này.
    www.vitinfo.com.vn
  5. chuyen33e

    chuyen33e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ Nga - Qatar căng thẳng
    Quan hệ giữa Nga và Quatar đang trở nên căng thẳng sau khi 3 nhân viên an ninh của Nga tại Quatar bị bắt giữ. Quyền ngoại trưởng Nga Igor Ivanov ngày 26-2 đã gọi đây là "hành động khiêu khích" và yêu cầu Qatar phải thả họ ngay lập tức. Đại sứ Qatar tại Moskva trong hai ngày 25 và 26-2 đã bị Bộ ngoại giao Nga triệu hồi tới để phản đối.
    Theo hãng tin RIA, ba người này vào đêm 18 rạng sáng 19-2 đã bị bắt sau khi hai trong số họ bị cáo buộc đã tổ chức sát hại cựu phó Tổng thống cộng hoà ly khai Chechnya Zelimkhan Yandarbyev.
    Thông cáo của Bộ ngoại giao Nga nói ba người Nga này đã bị mật vụ Qatar "sử dụng vũ khí và vũ lực thô bạo để bắt giữ", một hành động Nga cáo buộc không chỉ "bắt công dân Nga bằng vũ lực mà còn vượt qua những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, không chịu thông báo ngay lập tức cho Toà đại sứ Nga tại Doha". Ngoài ra, Nga cho rằng Qatar vi phạm luật quốc tế vì suốt bảy ngày sau khi bắt đã không cho đại sứ quán Nga tiếp xúc với công dân của mình. Thông cáo của Nga cho biết một trong số ba người này có hộ chiếu ngoại giao, và cả ba đều thuộc Đại sứ quán Nga, đang thực hiện nhiệm vụ phân tích tin tức chống khủng bố quốc tế và không có hành động vi phạm luật Qatar.
    Về phần Zelimkhan Yandarbyev, thông cáo nói Nga đã nhiều lần yêu cầu Qatar giao nộp ông này vì các cáo buộc ám sát thường dân Nga, trong đó có chiến dịch bắt con tin ở Nhà hát Dubrovka Nga mà ông này điều khiển từ Qatar. Zelimkhan Yandarbyev chết ngày 13-2 khi chiếc xe jeep của ông bị nổ tại Doha. Ngay trong ngày, Bộ ngoại giao Qatar đã thông báo cho Bộ ngoại giao Nga. Tình báo Nga đã nhiều lần khẳng định họ không dính líu vào vụ sát hại này.
    www.vitinfo.com.vn
  6. QUEKINHBAC

    QUEKINHBAC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Putin bất ngờ chọn đại diện tại EU làm thủ tướng

    Ông Mikhail Fradkov.
    Tổng thống Nga hôm nay đề cử ông Mikhail Fradkov, nguyên trưởng cơ quan thanh tra thuế, hiện là đại diện của Nga tại Liên minh châu Âu, làm người đứng đầu chính phủ. Lựa chọn này gây ngạc nhiên cho hầu hết các nhà phân tích.
    Tổng thống Nga giải tán toàn bộ chính phủ
    Ông Fradkov không nằm trong số những người được cho là ứng viên nặng ký, theo đánh giá của giới quan sát.
    Tổng thống Putin công bố đề xuất của mình trong cuộc họp với các nhà lập pháp thuộc đảng Nước Nga thống nhất thân Kremlin.
    Việc đề cử thủ tướng mới diễn ra 6 ngày sau khi tổng thống giải tán chính phủ của ông Mikhail Kasyanov, ngay trước thềm bầu cử tổng thống.
    Người được đề cử thủ tướng phải nhận được sự chấp thuận của Duma. Tuy nhiên, đảng ủng hộ Putin chiếm đa số tại cơ quan lập pháp, nên chắc chắn không có nhiều sự phản đối với đề xuất của tổng thống.
  7. QUEKINHBAC

    QUEKINHBAC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Putin bất ngờ chọn đại diện tại EU làm thủ tướng

    Ông Mikhail Fradkov.
    Tổng thống Nga hôm nay đề cử ông Mikhail Fradkov, nguyên trưởng cơ quan thanh tra thuế, hiện là đại diện của Nga tại Liên minh châu Âu, làm người đứng đầu chính phủ. Lựa chọn này gây ngạc nhiên cho hầu hết các nhà phân tích.
    Tổng thống Nga giải tán toàn bộ chính phủ
    Ông Fradkov không nằm trong số những người được cho là ứng viên nặng ký, theo đánh giá của giới quan sát.
    Tổng thống Putin công bố đề xuất của mình trong cuộc họp với các nhà lập pháp thuộc đảng Nước Nga thống nhất thân Kremlin.
    Việc đề cử thủ tướng mới diễn ra 6 ngày sau khi tổng thống giải tán chính phủ của ông Mikhail Kasyanov, ngay trước thềm bầu cử tổng thống.
    Người được đề cử thủ tướng phải nhận được sự chấp thuận của Duma. Tuy nhiên, đảng ủng hộ Putin chiếm đa số tại cơ quan lập pháp, nên chắc chắn không có nhiều sự phản đối với đề xuất của tổng thống.
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thủ lĩnh phiến quân Chechnya bị giết ở Dagestan
    Đại diện Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Sergei Ignatchenko ngay 2-3 cho biết, nhà chức trách đã xác định thi thể của người đàn ông thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lính biên phòng hồi tuần trước là Ruslan Gelayev, một trong những thủ lĩnh phiến quân quyền lực nhất Chechnya.
    Phó trưởng ban điều tra thuộc văn phòng công tố Dagestan, Seifudin Kaziakhmedov, cho biết 8 nghi phạm đang bị điều tra đã nhận dạng thi thể đó là Gelayev. Đoạn băng ghi hình thi thể trong phòng kiểm tra pháp y ở nhà xác cũng được công bố. Xác Gelayev được tìm thấy gần 2 thi thể lính biên phòng bên ngoài một ngôi làng ở khu vực phía tây nam Dagestan.
    Gelayev, 39 tuổi, trở nên khét tiếng trong cuộc chiến chống phiến quân Chechnya của Nga hồi những năm 1994-96. Anh ta cũng đóng vai trò quan trong trong cuộc chiến thứ hai, bắt đầu tháng 9/1999, và lãnh đạo nhiều cuộc tấn công và phục kích nhằm vào quân đội liên bang.
    Các hãng thông tấn đưa tin Gelayev đã chết sau khi các quan chức cáo buộc ông ta đứng đầu nhóm phiến quân giết hại 9 lính biên phòng, trong cuộc đột kích gần biên giới giữa Dagestan và Chechnya, hồi tháng 12. Tuy nhiên, các quan chức Nga liên tục bác bỏ tin Gelayev đã chết.
    Nguyễn Hạnh (theo AP
    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thủ lĩnh phiến quân Chechnya bị giết ở Dagestan
    Đại diện Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Sergei Ignatchenko ngay 2-3 cho biết, nhà chức trách đã xác định thi thể của người đàn ông thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lính biên phòng hồi tuần trước là Ruslan Gelayev, một trong những thủ lĩnh phiến quân quyền lực nhất Chechnya.
    Phó trưởng ban điều tra thuộc văn phòng công tố Dagestan, Seifudin Kaziakhmedov, cho biết 8 nghi phạm đang bị điều tra đã nhận dạng thi thể đó là Gelayev. Đoạn băng ghi hình thi thể trong phòng kiểm tra pháp y ở nhà xác cũng được công bố. Xác Gelayev được tìm thấy gần 2 thi thể lính biên phòng bên ngoài một ngôi làng ở khu vực phía tây nam Dagestan.
    Gelayev, 39 tuổi, trở nên khét tiếng trong cuộc chiến chống phiến quân Chechnya của Nga hồi những năm 1994-96. Anh ta cũng đóng vai trò quan trong trong cuộc chiến thứ hai, bắt đầu tháng 9/1999, và lãnh đạo nhiều cuộc tấn công và phục kích nhằm vào quân đội liên bang.
    Các hãng thông tấn đưa tin Gelayev đã chết sau khi các quan chức cáo buộc ông ta đứng đầu nhóm phiến quân giết hại 9 lính biên phòng, trong cuộc đột kích gần biên giới giữa Dagestan và Chechnya, hồi tháng 12. Tuy nhiên, các quan chức Nga liên tục bác bỏ tin Gelayev đã chết.
    Nguyễn Hạnh (theo AP
    Chó hư
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    7 tù nhân Nga ở Guantanamo được trả về nước
    Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngay 1/3 cho biết, Moscow đã tiếp nhận số tù nhân này từ ngày 28/2. Hiện tại, họ đang bị tạm giam để chờ ra xét xử.

    Điều kiện giam giữ tại nhà tù vịnh Guantanamo bị rất nhiều các tổ chức nhân quyền lên án.
    Đây là kết quả của nỗ lực đàm phán kéo dài giữa Nga và Mỹ. Cách nay một tháng, một quan chức ngoại giao Nga cho biết, Moscow hy vọng sẽ có 8 tù nhân được trao trả. Tuy nhiên, tới thời điểm này vẫn chưa có một lời giải thích nào về việc con số này mới dừng lại ở 7.
    Số tù nhân trên đều bị bắt ở Afghanistan khi đang chiến đấu cho lực lượng Taliban. Danh tính của họ vẫn chưa được xác định. Theo công tố viên, những đối tượng này bị cáo buộc các tội danh vượt biên trái phép, đánh thuê và tham gia băng đảng tội phạm. Văn phòng công tố Nga tiết lộ 7 người này là cư dân của các nước cộng hoà tự trị Tatarstan, Bashkortostan, nơi có đa số dân theo đạo Hồi, thành phố Chelyabinsk ở phía tây Siberia, và vùng Caucasus.
    Lầu Năm Góc cho biết: "Quyết định trao trả hoặc phóng thích bất cứ một tù nhân nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm việc liệu anh ta có thể tiếp tục cung cấp thông tin tình báo và có còn là mối đe doạ đối với nước Mỹ nữa hay không". Hiện tại, Mỹ cũng đang tổ chức các cuộc thảo luận với chính phủ một số nước về vấn đề xử lý số tù nhân bị giam ở Guantanamo.
    Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vyacheslav Trubnikov, Washington và Moscow đã thống nhất trên nguyên tắc về việc trao trả tù nhân. Về phía Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này Richard Boucher khẳng định rằng Mỹ và Nga đã đạt được một số thoả thuận trong đó có việc Nga cam kết sẽ tạm giam, điều tra và khởi tố một cách công bằng đối với các tù nhân, đồng thời đối xử nhân đạo với họ theo luật pháp nước này".
    Tuy nhiên, tổ chức nhân quyền quốc tế Amnesty tỏ ra nghi ngờ điều này. "Không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ thực hiện trách nhiệm của mình là sẽ không giao bất cứ một tù nhân nào cho bất cứ nước nào mà ở đó, anh ta có thể bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như bỏ tù không qua xét xử, xét xử không công bằng hoặc bị tra tấn dã man" - Maureen Greenwood thuộc tổ chức Amnesty nói.
    (H.T - Theo AP, BBC)
    Chó hư

Chia sẻ trang này