1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Nga: Thu giữ nhiều vũ khí nguy hiểm ở Tre-sni-a

    Ngày 26 tháng 04 năm 2004

    [​IMG]


    [​IMG]Theo nguồn tin từ Bộ Nội vụ Nga, ngày 26-4, cảnh sát liên bang Nga đã thu giữ được hơn 1000 quả lựu đạn ở  huyện Xta-rô-prôm-my-xlốp-xky ở Tre-sni-a. Số vũ khí này được cất giấu trong một ngôi nhà đổ nát và bị nghi ngờ của phiến quân Tre-sni-a. Hiện cảnh sát đang điều tra những người có liên quan tới số vũ khí này.
    Nguồn tin trên cũng cho biết, cảnh sát vừa phát hiện một khối lượng vũ khí lớn gồm hai súng trường, 2 súng lục, một quả mìn, sáu quả lựu đạn và 2.600 viên đạn trong một khu rừng. Số vũ khí này là của thủ lĩnh Kha-li-đốp, người đã bị thiệt mạng năm 2003 sau cuộc giao tranh dữ dội với cảnh sát liên bang.
    Ngoài ra, lực lượng biên phòng Nga còn phát hiện 20 quả lựu đạn, một khối lượng lớn kíp nổ và đạn cho các loại vũ khí nhỏ được giấu ở gần làng U-xca-loi, huyện I-tum-Ca-lơ. Toàn bộ số vũ khí thu được hiện đang cất giữ tại sở cảnh sát I-tum-Ca-lơ.
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 10/10/2004
  2. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Cháy nhà máy gần Moscow, 10 người chết

    13:23'' 27/04/2004 (GMT+7)


    Theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga, lúc 7h tối qua (giờ VN), hoả hoạn xảy ra tại một nhà máy ở làng Pirogovo, ngoại ô Moscow, khiến 10 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương. 


    [​IMG]

    Hoả hoạn diễn ra khá thường xuyên ở Nga thời gian gần đây.
    "Chúng tôi không biết chính xác số người chết bởi có thể còn nhiều thi thể mắc kẹt trong đống đổ nát. Hiện chúng tôi đang cố gắng xác định nguyên nhân gây cháy", phát ngôn viên của Bộ Tình trạng Khẩn cấp, ông Viktor Beltsov cho biết. Một số báo cáo điều tra ban đầu kết luận, có thể công việc hàn đã vô tình làm sơn được sử dụng bên trong nhà máy bắt lửa, dẫn tới nổ lớn và khiến toà nhà bốc cháy. Nhà máy này trước kia chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc, nhưng hiện tại được một số công ty nhỏ lẻ thuê lại.
    Hoả hoạn gây chết người xảy ra khá thường xuyên ở Nga. Sớm qua, cũng tại Moscow, tại một nhà máy hoá chất đã xảy ra cháy và làm rò rỉ khí độc ammonia.
  3. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Cháy nhà máy gần Moscow, 10 người chết

    13:23'' 27/04/2004 (GMT+7)


    Theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga, lúc 7h tối qua (giờ VN), hoả hoạn xảy ra tại một nhà máy ở làng Pirogovo, ngoại ô Moscow, khiến 10 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương. 


    [​IMG]

    Hoả hoạn diễn ra khá thường xuyên ở Nga thời gian gần đây.
    "Chúng tôi không biết chính xác số người chết bởi có thể còn nhiều thi thể mắc kẹt trong đống đổ nát. Hiện chúng tôi đang cố gắng xác định nguyên nhân gây cháy", phát ngôn viên của Bộ Tình trạng Khẩn cấp, ông Viktor Beltsov cho biết. Một số báo cáo điều tra ban đầu kết luận, có thể công việc hàn đã vô tình làm sơn được sử dụng bên trong nhà máy bắt lửa, dẫn tới nổ lớn và khiến toà nhà bốc cháy. Nhà máy này trước kia chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc, nhưng hiện tại được một số công ty nhỏ lẻ thuê lại.
    Hoả hoạn gây chết người xảy ra khá thường xuyên ở Nga. Sớm qua, cũng tại Moscow, tại một nhà máy hoá chất đã xảy ra cháy và làm rò rỉ khí độc ammonia.
  4. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Nga nhìn EU mới với ánh mắt lo ngại
    Việc EU đón nhận những nước một thời là đồng minh hoặc thành viên của Liên Xô (cũ) đang gây ra mối quan ngại sâu sắc ở Nga. Rất nhiều người hiểu rằng một "bức tường" mới đang xuất hiện ở châu Âu - tách "châu Âu mới" ngày một sung túc khỏi Nga cùng các đồng minh Belarus và Ukraina.
    Nga cũng thấy rằng việc EU mở rộng sang phía đông sẽ có tác động trực tiếp lớn hơn với họ hơn là NATO - vốn luôn là trung tâm trong chính sách của Matxcơva sau khi Liên Xô sụp đổ.
    Những chỉ trích của Nga liên quan đến NATO mở rộng thay đổi không nhiều. Bộ trưởng Quốc phòng nước này còn đe doạ sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân để phản ứng. Tuy nhiên, về mặt cá nhân, các quan chức Nga có vẻ lạc quan về NATO hơn nhiều, và luôn bận tâm lo lắng với tác động kinh tế sau khi EU mở rộng.
    Trước mắt, có khả năng EU mở rộng sẽ gây tác động tiêu cực với kinh tế Nga. Các nước láng giềng - những thị trường quan trọng với hàng hoá nước này - sẽ buộc phải áp dụng thuế quan và hạn ngạch của EU. Quy định này sẽ ảnh hưởng đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga tới khu vực, mà quan trọng nhất là nông sản và kim loại. Matxcơva đã yêu cầu nhiều triệu euro bồi thường cho những tổn thất thương mại mỗi năm đó. Tuy nhiên, điều này dự kiến sẽ không sớm xảy ra.
    Nga và EU tương tác trên rất nhiều lĩnh vực, mối quan hệ được thể chế hoá trong rất nhiều uỷ ban hợp tác cùng những thoả thuận liên chính phủ. Tuy nhiên, một số người Nga cảm thấy rằng châu Âu coi Nga là một nước hạng hai và chẳng hơn gì một nguồn cung cấp nhiên liệu rẻ. Và căng thẳng thực sự vẫn tồn tại ở hai bên.
    Hồi tháng 2, EU đưa ra thông báo chính sách, nêu rõ quan hệ EU - Nga đang ở mức hoặc chạm mức thấp nhất sau khi Liên Xô sụp đổ. EU nêu một số nhân tố làm quan hệ song phương xấu đi là các lạm dụng nhân quyền ở Chechnya, tái phạm rõ ràng về vi phạm dân chủ và việc Nga không ký Nghị định thư Kyoto.
    Trong khi đó, hồi đầu năm, Matxcơva tuyên bố sẽ không mở rộng Hiệp định Nga - EU về Quan hệ đối tác và Hợp tác với những nước thành viên mới chừng nào EU còn chưa giải quyết các mối lo ngại của nước này, như đảm bảo quyền của người gốc Nga ở các nước vùng Baltic. Đề xuất cho Nga hưởng quyền đi lại mà không cần visa trong EU đã bị các quan chức EU lạnh nhạt, vì họ vốn đã lo ngại về an ninh biên giới lỏng lẻo của Nga.
    Những khó khăn với EU có vẻ như gây ra một loạt thay đổi trong cách thức phát triển chính sách đối ngoại của Matxcơva, đặc biệt là sự xuất hiện một chính sách EU sắc nét hơn, chặt chẽ hơn. Cho tới nay, Kremlin vẫn thích quan hệ trực tiếp và riêng rẽ với London, Paris hay Berlin. Đây là chính sách làm các nước Trung Âu nghi ngờ rằng Nga có thể cố gắng dùng nước thành viên lớn hơn chống lại những nước mới hơn, nhỏ hơn, nơi tâm lý bài Nga vẫn rất cao.
  5. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Nga nhìn EU mới với ánh mắt lo ngại
    Việc EU đón nhận những nước một thời là đồng minh hoặc thành viên của Liên Xô (cũ) đang gây ra mối quan ngại sâu sắc ở Nga. Rất nhiều người hiểu rằng một "bức tường" mới đang xuất hiện ở châu Âu - tách "châu Âu mới" ngày một sung túc khỏi Nga cùng các đồng minh Belarus và Ukraina.
    Nga cũng thấy rằng việc EU mở rộng sang phía đông sẽ có tác động trực tiếp lớn hơn với họ hơn là NATO - vốn luôn là trung tâm trong chính sách của Matxcơva sau khi Liên Xô sụp đổ.
    Những chỉ trích của Nga liên quan đến NATO mở rộng thay đổi không nhiều. Bộ trưởng Quốc phòng nước này còn đe doạ sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân để phản ứng. Tuy nhiên, về mặt cá nhân, các quan chức Nga có vẻ lạc quan về NATO hơn nhiều, và luôn bận tâm lo lắng với tác động kinh tế sau khi EU mở rộng.
    Trước mắt, có khả năng EU mở rộng sẽ gây tác động tiêu cực với kinh tế Nga. Các nước láng giềng - những thị trường quan trọng với hàng hoá nước này - sẽ buộc phải áp dụng thuế quan và hạn ngạch của EU. Quy định này sẽ ảnh hưởng đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga tới khu vực, mà quan trọng nhất là nông sản và kim loại. Matxcơva đã yêu cầu nhiều triệu euro bồi thường cho những tổn thất thương mại mỗi năm đó. Tuy nhiên, điều này dự kiến sẽ không sớm xảy ra.
    Nga và EU tương tác trên rất nhiều lĩnh vực, mối quan hệ được thể chế hoá trong rất nhiều uỷ ban hợp tác cùng những thoả thuận liên chính phủ. Tuy nhiên, một số người Nga cảm thấy rằng châu Âu coi Nga là một nước hạng hai và chẳng hơn gì một nguồn cung cấp nhiên liệu rẻ. Và căng thẳng thực sự vẫn tồn tại ở hai bên.
    Hồi tháng 2, EU đưa ra thông báo chính sách, nêu rõ quan hệ EU - Nga đang ở mức hoặc chạm mức thấp nhất sau khi Liên Xô sụp đổ. EU nêu một số nhân tố làm quan hệ song phương xấu đi là các lạm dụng nhân quyền ở Chechnya, tái phạm rõ ràng về vi phạm dân chủ và việc Nga không ký Nghị định thư Kyoto.
    Trong khi đó, hồi đầu năm, Matxcơva tuyên bố sẽ không mở rộng Hiệp định Nga - EU về Quan hệ đối tác và Hợp tác với những nước thành viên mới chừng nào EU còn chưa giải quyết các mối lo ngại của nước này, như đảm bảo quyền của người gốc Nga ở các nước vùng Baltic. Đề xuất cho Nga hưởng quyền đi lại mà không cần visa trong EU đã bị các quan chức EU lạnh nhạt, vì họ vốn đã lo ngại về an ninh biên giới lỏng lẻo của Nga.
    Những khó khăn với EU có vẻ như gây ra một loạt thay đổi trong cách thức phát triển chính sách đối ngoại của Matxcơva, đặc biệt là sự xuất hiện một chính sách EU sắc nét hơn, chặt chẽ hơn. Cho tới nay, Kremlin vẫn thích quan hệ trực tiếp và riêng rẽ với London, Paris hay Berlin. Đây là chính sách làm các nước Trung Âu nghi ngờ rằng Nga có thể cố gắng dùng nước thành viên lớn hơn chống lại những nước mới hơn, nhỏ hơn, nơi tâm lý bài Nga vẫn rất cao.
  6. Aladin_Aladin

    Aladin_Aladin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    EU xoa dịu Nga trước khi "đông tiến"

    18:20'' 28/04/2004 (GMT+7)


    5 ngày trước lễ kết nạp thành viên mới, EU giải quyết nốt những vấn đề tồn tại với Nga bằng lễ ký kết một hiệp định "cho và nhận" giữa đại diện EU và Ngoại trưởng Sergey Lavrov.

    [​IMG]

    Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Ireland Cowen nâng cốc trong lễ ký hết hiệp định mới.

    Theo nội dung hiệp định được ký kết hôm qua (27/4), Hiệp định Hợp tác Nga - Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực đối với cả 10 nước sắp gia nhập EU ngày 1/5. Để đổi lại, EU sẽ giảm thuế hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa Nga và Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga lọt thỏm trong EU.
    Ngoài ra, liên minh sẽ giảm thuế quan, tăng hạn ngạch thép của Nga và duy trì các hợp đồng cung cấp nguyên liệu hạt nhân giữa Nga với các thành viên mới, đồng thời tiếp tục ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). EU còn cam kết bảo đảm các quyền lợi, đặc biệt là quyền tự do ngôn ngữ đối với người nói tiếng Nga tại Estonia và Latvia.

    10 nước sẽ gia nhập EU ngày 1/5: Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia, Slovenia, đảo Síp và  Malta.
    Hai bên sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 21/5 để bàn về 4 vấn đề lớn: kinh tế, nội vụ và tư pháp, an ninh, giáo dục và nghiên cứu. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết ông mong muốn EU và Nga sớm bãi bỏ thị thực nhập cảnh cho công dân của nhau. Trong khi đó, EU muốn Nga tăng cường kiểm soát đường biên giới với các nước thành viên mới.
    Việc EU kết nạp các nước vệ tinh và các nước cộng hòa của Liên Xô cũ sẽ làm giảm ảnh hưởng chính trị và tác động đến quyền lợi kinh tế của Nga tại 8 nước này.
  7. Aladin_Aladin

    Aladin_Aladin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    EU xoa dịu Nga trước khi "đông tiến"

    18:20'' 28/04/2004 (GMT+7)


    5 ngày trước lễ kết nạp thành viên mới, EU giải quyết nốt những vấn đề tồn tại với Nga bằng lễ ký kết một hiệp định "cho và nhận" giữa đại diện EU và Ngoại trưởng Sergey Lavrov.

    [​IMG]

    Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Ireland Cowen nâng cốc trong lễ ký hết hiệp định mới.

    Theo nội dung hiệp định được ký kết hôm qua (27/4), Hiệp định Hợp tác Nga - Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực đối với cả 10 nước sắp gia nhập EU ngày 1/5. Để đổi lại, EU sẽ giảm thuế hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa Nga và Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga lọt thỏm trong EU.
    Ngoài ra, liên minh sẽ giảm thuế quan, tăng hạn ngạch thép của Nga và duy trì các hợp đồng cung cấp nguyên liệu hạt nhân giữa Nga với các thành viên mới, đồng thời tiếp tục ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). EU còn cam kết bảo đảm các quyền lợi, đặc biệt là quyền tự do ngôn ngữ đối với người nói tiếng Nga tại Estonia và Latvia.

    10 nước sẽ gia nhập EU ngày 1/5: Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia, Slovenia, đảo Síp và  Malta.
    Hai bên sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 21/5 để bàn về 4 vấn đề lớn: kinh tế, nội vụ và tư pháp, an ninh, giáo dục và nghiên cứu. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết ông mong muốn EU và Nga sớm bãi bỏ thị thực nhập cảnh cho công dân của nhau. Trong khi đó, EU muốn Nga tăng cường kiểm soát đường biên giới với các nước thành viên mới.
    Việc EU kết nạp các nước vệ tinh và các nước cộng hòa của Liên Xô cũ sẽ làm giảm ảnh hưởng chính trị và tác động đến quyền lợi kinh tế của Nga tại 8 nước này.
  8. Aladin_Aladin

    Aladin_Aladin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tiền thuê toà ĐSQ Mỹ tại Moscow: 3 USD/năm

    17:52'' 28/04/2004 (GMT+7)


    Nga vừa yêu cầu Mỹ phải hoàn 9 triệu USD tiền thuê toà nhà dùng làm Đại sứ quán tại Moscow. Do từ năm 1985 đến nay, đồng rúp mất giá đến 99,9% nên Mỹ chỉ phải trả chưa đầy 3 USD mỗi năm. 

    [​IMG]

    Toà đại sứ Mỹ ở Moscow.
    Khoản tiền thuê hàng năm đã được định rõ trong bản hợp đồng thuê toà nhà được hai bên ký kết từ năm 1985 là 72.500 rúp song giá trị đồng nội tệ của Nga kể từ đó đến nay bị mất giá tới trên 99,9%, hãng thông tấn Interfax cho biết. Trong khi đó, Spaso House hiện là một trong những toà nhà sang trọng nhất ở Moscow - nơi tiền thuê nhà đất được xếp vào diện "đắt" nhất so với thủ đô của các nước phương Tây khác. Trước đó, Moscow cũng nhiều lần lên tiếng về vấn đề trên; cụ thể là năm 2001, Văn phòng Bộ Ngoại giao Nga doạ sẽ đưa việc này lên Uỷ ban Trọng tài quốc tế. Trước yêu cầu của Nga, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow cho biết, Washington sẵn lòng giải quyết vấn đề này song ông nhấn mạnh rằng khi dàn xếp ký kết hợp đồng, các quan chức Xô Viết khi xưa cam kết sẽ không có dự liệu nào cho sự thay đổi giá trị đồng rúp.
    Spaso House được xây năm 1914, dành cho một thương gia giàu có. Sau cách mạng Nga, toà nhà này được "sung công" và trở thành nơi cư trú của các nhà ngoại giao Mỹ hồi những năm 1930.
  9. Aladin_Aladin

    Aladin_Aladin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tiền thuê toà ĐSQ Mỹ tại Moscow: 3 USD/năm

    17:52'' 28/04/2004 (GMT+7)


    Nga vừa yêu cầu Mỹ phải hoàn 9 triệu USD tiền thuê toà nhà dùng làm Đại sứ quán tại Moscow. Do từ năm 1985 đến nay, đồng rúp mất giá đến 99,9% nên Mỹ chỉ phải trả chưa đầy 3 USD mỗi năm. 

    [​IMG]

    Toà đại sứ Mỹ ở Moscow.
    Khoản tiền thuê hàng năm đã được định rõ trong bản hợp đồng thuê toà nhà được hai bên ký kết từ năm 1985 là 72.500 rúp song giá trị đồng nội tệ của Nga kể từ đó đến nay bị mất giá tới trên 99,9%, hãng thông tấn Interfax cho biết. Trong khi đó, Spaso House hiện là một trong những toà nhà sang trọng nhất ở Moscow - nơi tiền thuê nhà đất được xếp vào diện "đắt" nhất so với thủ đô của các nước phương Tây khác. Trước đó, Moscow cũng nhiều lần lên tiếng về vấn đề trên; cụ thể là năm 2001, Văn phòng Bộ Ngoại giao Nga doạ sẽ đưa việc này lên Uỷ ban Trọng tài quốc tế. Trước yêu cầu của Nga, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow cho biết, Washington sẵn lòng giải quyết vấn đề này song ông nhấn mạnh rằng khi dàn xếp ký kết hợp đồng, các quan chức Xô Viết khi xưa cam kết sẽ không có dự liệu nào cho sự thay đổi giá trị đồng rúp.
    Spaso House được xây năm 1914, dành cho một thương gia giàu có. Sau cách mạng Nga, toà nhà này được "sung công" và trở thành nơi cư trú của các nhà ngoại giao Mỹ hồi những năm 1930.
  10. Aladin_Aladin

    Aladin_Aladin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Nga: Tư nhân hoá các lâu đài St Petersburg

    11:13'' 22/04/2004 (GMT+7)


    Các nhà chức trách St Petersburg đang lên kế hoạch chuyển quyền sở hữu hàng loạt lâu đài cổ trong thành phố cho tư nhân. Đây là cách duy nhất để cứu các lâu đài khỏi bị hư hỏng hoàn toàn.

    [​IMG]

    Cung điện Mùa đông.
    Đó là tuyên bố của Thị trưởng St Petersburg Valentina Matvienko. Theo lời bà Matvienko, chính phủ không đủ khả năng để trang trải chi phí cho việc tu sửa và phục hồi một số lượng quá lớn các lâu đài cổ nằm rải rác trên những con phố dọc theo bờ sông Neva. "Nhiều thương nhân đã nói với tôi rằng nếu hợp đồng thuê dinh thự quy định quyền sở hữu tài sản, họ sẽ không ngần ngại bỏ tiền vào những dự án nâng cấp", Thị trưởng Matvienko nói.
    Các quan chức thành phố hiện đang lên danh sách những lâu đài có thể bán cho tư nhân mà không cần họ phải mở cửa cho công chúng tham quan. Danh sách này sẽ không bao gồm những toà lâu đài nổi tiếng như Lâu đài Peterhof, dinh thự của người sáng lập thành phố và Cung điện Mùa đông.

    [​IMG]

    Các lâu đài cổ dọc sông St Petersburg.
    Tuy nhiên, kế hoạch này hiện vấp phải sự phản đối của các nhà nghiên cứu lịch sử và chuyên gia phục chế. Những người này tuyên bố sẽ "đấu tranh tới cùng" để giữ các toà nhà không bị rơi vào tay tư nhân. Họ lo ngại những chủ nhân mới có thể không tuân thủ quy định và sẽ dẫn tới một sự "hỗn loạn kiến trúc", trái với dự án phục chế của thành phố.
    Đáp lại, các quan chức trong hội đồng bảo tồn kiến trúc thành phố nhấn mạnh việc bán dinh thự cho tư nhân sẽ không được chấp thuận chừng nào chưa có những điều kiện phục hồi nghiêm ngặt và chỉ những công ty lớn, có tổ chức tốt mới có thể đáp ứng điều kiện này.

Chia sẻ trang này