1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. babychicken

    babychicken Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Berezovsky đăng quảng cáo chỉ trích Tổng thống Nga

    5 nhân vật đối lập người Nga, đứng đầu là tỷ phú lưu vong, đã mua một loạt quảng cáo trọn trang trên các báo lớn của Anh và Mỹ để phê phán Kremlin, đồng thời cảnh báo Mỹ về mối quan hệ thân thiện với tổng thống Putin.
    Những lời chỉ trích đó xuất hiện hôm nay trên các tờ Financial Times, Daily Telegraph, Washington Post và New York Times.
    Boris Berezovsky và những người chỉ trích tổng thống Nga tố cáo ông Putin đe doạ dân chủ, cho phép sử dụng các thủ thuật từ thời phát xít doạ đàn áp công luận, kiểm soát quốc hội và toà án, tiến hành chiến tranh diệt chủng ở Chechnya. Chiến dịch bôi nhọ này tốn khoảng 410.000 USD, được thể hiện dưới "7 câu hỏi dành cho Tổng thống G W Bush về người bạn tổng thống Vladimir Putin". Tổng thống Mỹ từng mô tả ông Putin là "trung thực và thẳng thắn".
    "Tình bạn được xây dựng trên những giá trị chung", các mẩu quảng cáo viết. "Ông Bush, hãy nhân dịp này - một lần nữa nhìn thẳng vào mắt người bạn của ông". Tổng thống Nga đang ở New York tham dự phiên họp của đại hội đồng, và sẽ gặp riêng người đồng nhiệm chủ nhà tại trại David.
    Sứ quán Nga tại London không bình luận về những lời tố cáo trên các trang quảng cáo. Thành phố này chính là nơi tỷ phú Berezovsky đang sống theo quy chế tị nạn chính trị. Trong số 5 người khác tham gia ký tên dưới các thông điệp, có một cựu tù người Nga hiện sống ở Anh.
    Berezovsky từng là một người bán xe hơi, giàu lên nhanh chóng dưới thời tổng thống Boris Yeltsin những năm 1990. Nhân vật này bị thất sủng khi Putin lên nắm quyền, ông ta chạy sang Anh và khuấy động phong trào phản kháng Kremlin. Matxcơva muốn London dẫn độ nhà tỷ phú bị buộc tội lừa đảo này, nhưng không được. Tuần trước, Berezovsky đã được chính phủ Anh cho phép tị nạn chính trị.
    --------------

    Đừng hỏi vì sao em khóc, hãy khóc cùng em và November Rain​
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Dầu mỏ-trọng tâm trong quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung
    (24/09/2003 -- 19:49GMT+7)

    Bắc Kinh (TTXVN) - Ngày 24/9, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về các vấn đề nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc hai ngày.
    Hai thủ tướng đã chứng kiến lễ ký 6 thỏa thuận song phương, trong đó có một tuyên bố chung, một nghị định thư về cải thiện buôn bán các "sản phẩm nhạy cảm" và một thỏa thuận về ngân hàng.
    Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Kasyanov cho biết kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu trị giá 2,5 tỉ USD giữa Nga với Trung Quốc đã bị đình hoãn, tuy nhiên Mátxcơva vẫn cam kết giúp Bắc Kinh đáp ứng nhu cầu năng lượng.
    Theo Thủ tướng Kasyanov, Nga vẫn đang nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật và môi trường cho việc xây dựng đường ống dài 2.400km từ các giếng dầu ở Xibêri tới các nhà máy lọc dầu ở thành phố Đại Khánh thuộc miền Đông Bắc Trung Quốc.
    Trong khi đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói Trung Quốc đánh giá sự hợp tác trong ngành dầu mỏ là trọng tâm của "quan hệ đối tác chiến lược" đã được những nhà lãnh đạo tiền nhiệm của hai nước thiết lập vào giữa những năm 90 của thế kỷ 20. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác Trung Quốc-Nga.
    Theo các thống kê chính thức, Trung Quốc nhập khẩu 70 triệu tấn dầu mỏ năm 2002 và sẽ nhập khẩu khoảng 75 triệu tấn dầu trong năm nay. Trong khi đó, hiện mỗi năm Nga mới cung cấp được cho Trung Quốc 1,8 triệu tấn dầu vận chuyển bằng đường sắt. Tại cuộc họp báo chung, Thủ tướng Nga cũng công bố thỏa thuận tăng mức xuất khẩu dầu sang Trung Quốc lên 5,5 triệu tấn bằng vận chuyển đường sắt.
    Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch buôn bán giữa Nga và Trung Quốc đạt 12 tỉ USD năm 2002 và có thể tăng lên 14 tỉ USD năm nay. Hiện Nga đứng thứ 8 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đứng hàng thứ 4 trong số những bạn hàng lớn của Nga./

    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Dầu mỏ-trọng tâm trong quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung
    (24/09/2003 -- 19:49GMT+7)

    Bắc Kinh (TTXVN) - Ngày 24/9, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về các vấn đề nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc hai ngày.
    Hai thủ tướng đã chứng kiến lễ ký 6 thỏa thuận song phương, trong đó có một tuyên bố chung, một nghị định thư về cải thiện buôn bán các "sản phẩm nhạy cảm" và một thỏa thuận về ngân hàng.
    Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Kasyanov cho biết kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu trị giá 2,5 tỉ USD giữa Nga với Trung Quốc đã bị đình hoãn, tuy nhiên Mátxcơva vẫn cam kết giúp Bắc Kinh đáp ứng nhu cầu năng lượng.
    Theo Thủ tướng Kasyanov, Nga vẫn đang nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật và môi trường cho việc xây dựng đường ống dài 2.400km từ các giếng dầu ở Xibêri tới các nhà máy lọc dầu ở thành phố Đại Khánh thuộc miền Đông Bắc Trung Quốc.
    Trong khi đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói Trung Quốc đánh giá sự hợp tác trong ngành dầu mỏ là trọng tâm của "quan hệ đối tác chiến lược" đã được những nhà lãnh đạo tiền nhiệm của hai nước thiết lập vào giữa những năm 90 của thế kỷ 20. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác Trung Quốc-Nga.
    Theo các thống kê chính thức, Trung Quốc nhập khẩu 70 triệu tấn dầu mỏ năm 2002 và sẽ nhập khẩu khoảng 75 triệu tấn dầu trong năm nay. Trong khi đó, hiện mỗi năm Nga mới cung cấp được cho Trung Quốc 1,8 triệu tấn dầu vận chuyển bằng đường sắt. Tại cuộc họp báo chung, Thủ tướng Nga cũng công bố thỏa thuận tăng mức xuất khẩu dầu sang Trung Quốc lên 5,5 triệu tấn bằng vận chuyển đường sắt.
    Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch buôn bán giữa Nga và Trung Quốc đạt 12 tỉ USD năm 2002 và có thể tăng lên 14 tỉ USD năm nay. Hiện Nga đứng thứ 8 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đứng hàng thứ 4 trong số những bạn hàng lớn của Nga./

    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chạy đua vào Duma quốc gia đã bắt đầu
    Ngày 2.9, Tổng thống Nga Vladimin Putin đã ký sắc lệnh ấn định ngày bầu cử Duma (Hạ viện) Nga khoá mới vào ngày 27.12. Sắc lệnh này đã đánh dấu thời điểm chính thức bắt đầu cuộc đua vào Quốc hội Nga theo quy định của Hiến pháp LB Nga
    Luật bầu cử Duma quốc gia Nga quy định trong vòng 1 tuần, nghĩa là trước ngày 10.9, Bộ Tư pháp Nga có nghĩa vụ thông qua danh sách các chính đảng và khối được quyền ra tranh cử. Được biết trước đó, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử Trung ương Nga (SIK) Alexander Veshnyakov đã đệ trình cho Bộ trưởng Tư Pháp danh sách 44 chính đảng và khối tranh cử muốn tham gia Quốc hội khoá mới. Tuy nhiên ông Veshnyakov cho rằng chỉ có khoảng 15 - 20 chính đảng và khối sẽ được phép ra tranh cử vào đầu tháng 12. Ông có căn cứ để dự báo như vậy, bởi theo luật bầu cử của Nga, mỗi chính đảng hoặc khối ra tranh cử pháo thu thập đủ 200 nghìn chữ ký ủng hộ của cử tri và nộp số tiền "bảo lãnh" 37,5 triệu rúp (hơn 1 triệu USD).
    Không phải chính đảng hay khối tranh cử nào đều có khả năng như vậy, nhất là trong bối cảnh nhiều chính đảng và khối không tin chắc vào khả năng đắc cử của mình. Theo dư luận và số liệu điều tra, chỉ có khoảng 5 chính đảng gồm đảng "Nước Nga thống nhất" (ER), Đảng cộng sản LB Nga (KPRF), Liên minh các lực lượng cánh hữu (SPS), YABLOKO và Đảng tự do - dân chủ (LDPR) là có khả năng giành quyền đại diện tại Duma quốc gia khoá mới.
    Từ nay đến 22.9, các chính đảng và khối tranh cử phải nộp cho SIK đầy đủ những hồ sơ, thủ tục và văn kiện mà luật định yêu cầu và SIK có nghĩa vụ xem xét chúng trong vòng 1 tháng để công bố danh sách tranh cử cuối cùng. SIK cho biết số tiền chi cho bầu cử Duma quốc gia khoá mới sẽ là 3,5 tỷ rúp và chi cho cuộc bầu cử tổng thống mới vào 14.3.2004 sẽ vào khoảng 4,5 tỷ rúp. Tuy nhiên đây chỉ là số tiền do ngân khố nhà nước chi trả. Luật bầu cử Duma quốc nga Nga quy định mỗi chính đảng có thể lập "quỹ tranh cử" trị giá 250 triệu rúp, còn ứng cử viên độc lập phải có số tiền vận động tranh cử 6 triệu rúp. Nhưng trên thực tế, chi phí của các chính đảng và khối tranh cửu còn cao hơn nhiều vì họ phải họp Đại hôi, in ấn quảng cáo, tổ chức các cuộc mít ting v.v...
    Khác với 3 cuộc bầu cử Duma lần trước, các chính đảng thân chính quyền, các đảng cánh tả hoặc cánh hữu tuyên bố tranh cử lần này bước đầu chưa tìm được tiếng nói chung và đều nói họ sẽ ra tranh cử độc lập. Điều này có nghĩa là ER sẽ mất đi không ít lá phiếu ủng hộ trong khi các chính đảng và khối cánh tả Nga không lập được khối tranh cử thống nhất như mong muốn. Xung đột đã nổ tung công khai giữa chính đảng cánh tả và cánh hữu và nhiều đại diện trí thức đã chuyển hướng sang ủng hộ các chính đảng thân chính phủ và thân tả khác.
    Các nhà quan sát Nga đánh giá tại cuộc bầu cử Duma sắp tới, sẽ không có chính đảng hay khối tranh cử nào giành được thắng lợi áp đảo. ER và KPRF sẽ giành khoảng 25 - 30% số phiếu ủng hộ, vài ba chính đảng khác sẽ giành được 5 - 8% số phiếu. Chính vì vậy, kết quả bỏ phiếu tại các khu vực bầu cử một đại biểu sẽ quyết định cán cân lực lượng tại Duma mới. Sẽ có khoảng 65 - 70% cử tri bỏ phiếu vào ngày bầu cử 7.12 tới. (Theo TT-TTXVN)
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  5. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chạy đua vào Duma quốc gia đã bắt đầu
    Ngày 2.9, Tổng thống Nga Vladimin Putin đã ký sắc lệnh ấn định ngày bầu cử Duma (Hạ viện) Nga khoá mới vào ngày 27.12. Sắc lệnh này đã đánh dấu thời điểm chính thức bắt đầu cuộc đua vào Quốc hội Nga theo quy định của Hiến pháp LB Nga
    Luật bầu cử Duma quốc gia Nga quy định trong vòng 1 tuần, nghĩa là trước ngày 10.9, Bộ Tư pháp Nga có nghĩa vụ thông qua danh sách các chính đảng và khối được quyền ra tranh cử. Được biết trước đó, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử Trung ương Nga (SIK) Alexander Veshnyakov đã đệ trình cho Bộ trưởng Tư Pháp danh sách 44 chính đảng và khối tranh cử muốn tham gia Quốc hội khoá mới. Tuy nhiên ông Veshnyakov cho rằng chỉ có khoảng 15 - 20 chính đảng và khối sẽ được phép ra tranh cử vào đầu tháng 12. Ông có căn cứ để dự báo như vậy, bởi theo luật bầu cử của Nga, mỗi chính đảng hoặc khối ra tranh cử pháo thu thập đủ 200 nghìn chữ ký ủng hộ của cử tri và nộp số tiền "bảo lãnh" 37,5 triệu rúp (hơn 1 triệu USD).
    Không phải chính đảng hay khối tranh cử nào đều có khả năng như vậy, nhất là trong bối cảnh nhiều chính đảng và khối không tin chắc vào khả năng đắc cử của mình. Theo dư luận và số liệu điều tra, chỉ có khoảng 5 chính đảng gồm đảng "Nước Nga thống nhất" (ER), Đảng cộng sản LB Nga (KPRF), Liên minh các lực lượng cánh hữu (SPS), YABLOKO và Đảng tự do - dân chủ (LDPR) là có khả năng giành quyền đại diện tại Duma quốc gia khoá mới.
    Từ nay đến 22.9, các chính đảng và khối tranh cử phải nộp cho SIK đầy đủ những hồ sơ, thủ tục và văn kiện mà luật định yêu cầu và SIK có nghĩa vụ xem xét chúng trong vòng 1 tháng để công bố danh sách tranh cử cuối cùng. SIK cho biết số tiền chi cho bầu cử Duma quốc gia khoá mới sẽ là 3,5 tỷ rúp và chi cho cuộc bầu cử tổng thống mới vào 14.3.2004 sẽ vào khoảng 4,5 tỷ rúp. Tuy nhiên đây chỉ là số tiền do ngân khố nhà nước chi trả. Luật bầu cử Duma quốc nga Nga quy định mỗi chính đảng có thể lập "quỹ tranh cử" trị giá 250 triệu rúp, còn ứng cử viên độc lập phải có số tiền vận động tranh cử 6 triệu rúp. Nhưng trên thực tế, chi phí của các chính đảng và khối tranh cửu còn cao hơn nhiều vì họ phải họp Đại hôi, in ấn quảng cáo, tổ chức các cuộc mít ting v.v...
    Khác với 3 cuộc bầu cử Duma lần trước, các chính đảng thân chính quyền, các đảng cánh tả hoặc cánh hữu tuyên bố tranh cử lần này bước đầu chưa tìm được tiếng nói chung và đều nói họ sẽ ra tranh cử độc lập. Điều này có nghĩa là ER sẽ mất đi không ít lá phiếu ủng hộ trong khi các chính đảng và khối cánh tả Nga không lập được khối tranh cử thống nhất như mong muốn. Xung đột đã nổ tung công khai giữa chính đảng cánh tả và cánh hữu và nhiều đại diện trí thức đã chuyển hướng sang ủng hộ các chính đảng thân chính phủ và thân tả khác.
    Các nhà quan sát Nga đánh giá tại cuộc bầu cử Duma sắp tới, sẽ không có chính đảng hay khối tranh cử nào giành được thắng lợi áp đảo. ER và KPRF sẽ giành khoảng 25 - 30% số phiếu ủng hộ, vài ba chính đảng khác sẽ giành được 5 - 8% số phiếu. Chính vì vậy, kết quả bỏ phiếu tại các khu vực bầu cử một đại biểu sẽ quyết định cán cân lực lượng tại Duma mới. Sẽ có khoảng 65 - 70% cử tri bỏ phiếu vào ngày bầu cử 7.12 tới. (Theo TT-TTXVN)
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  6. babychicken

    babychicken Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Thời điểm kịch tính trong quan hệ Nga - Mỹ
    Hai năm sau khi xây dựng tình giao hảo bằng cách ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay sẽ gặp riêng người đồng nhiệm tại Trại David, để kiểm tra lại sức mạnh của những mối liên kết vốn đã bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc chiến tranh Iraq.
    Hai nhà lãnh đạo Putin và Bush đang chịu sức ép phải chứng tỏ rằng tình đoàn kết có được sau sự kiện 11/9 vẫn tồn tại, đã và đang biến thành sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
    Bush và Putin có mối quan hệ cá nhân thân thiện, và cùng quan điểm đối với nhiều vấn đề. Cách nhìn nhận về Iran, Iraq và Bắc Triều Tiên đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Giới chức hai bên đang xì xào về một thương vụ lớn mà trong đó Mỹ đang đi tìm nhà cung cấp dầu, khí, còn Nga thì khát vốn đầu tư để phát triển và xuất khẩu nguồn tài nguyên.
    Tổng thống Nga tới New York trước, nơi ông có bài phát biểu trước đại hội đồng hôm qua. Ông cũng sẽ gặp gỡ các lính cứu hoả thành phố và đi thăm Sở giao dịch chứng khoán New York - hai sự kiện hàm ý rằng tình đoàn kết chống khủng bố và hợp tác kinh tế sẽ là hai hòn đá tảng trong quan hệ Matxcơva - Washington sau chiến tranh Lạnh.
    Tuy nhiên, cùng với sự ra đi của tuần trăng mật, đôi bên đang đối mặt với nhiều thử thách nghiêm trọng. "Giờ đây, mối quan hệ Nga - Mỹ... chưa bị phá vỡ, nhưng vẫn chỉ ở mức thấp", Dmitry Trenin, phó giám đốc tổ chức nghiên cứu Carnegie Moscow Center, nhận xét.
    Về kinh tế, các công ty châu Âu đã nhanh chân hơn đối thủ Mỹ, xâm nhập vào thị trường bán lẻ đang bùng nổ ở Nga; kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu để thuận lợi hoá việc xuất nhiên liệu sang Mỹ vẫn chỉ nằm trên giấy; và những cuộc tranh cãi kịch liệt đã làm trì hoãn việc huỷ áp dụng điều luật sửa đổi Jackson-Vanik về hạn chế thương mại với Matxcơva.
    Chechnya đã trở thành một nguy cơ gây bất đồng, sau khi giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng liệu chính sách của Kremlin có đủ khả năng đem lại hoà bình cho khu vực bị tàn phá này hay không. Tuyên bố này khác hẳn với lập trường mềm dẻo của Washington đối với Chechnya ngay sau sự kiện 11/9, khiến người Nga cho rằng Mỹ đang thực hiện chính sách hai mặt trong cuộc chiến chống khủng bố.
    Mỹ cũng có mối ngờ riêng đối với sự hợp tác của Nga trong lĩnh vực này, cũng như trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân. Gần 10 năm sau khi Washington phàn nàn về dự án lò phản ứng hạt nhân trị giá 800 triệu USD do Nga xây cho Iran, Matxcơva tuyên bố sẽ tiếp tục, bất chấp việc Mỹ cho rằng nhà máy đó sẽ tạo điều kiện cho Tehran theo đuổi vũ khí hạt nhân.
    Nga và Mỹ đều nói rằng lập trường đôi bên đang xích lại gần, với việc Mat xcơva chia sẻ lo ngại của Washington và đã hối thúc Iran chấp nhận để IAEA thanh sát toàn diện hơn nữa. Nhưng mặt khác, Kremlin không tuyên bố từ bỏ dự án nhà máy điện nếu Iran từ chối IAEA.
    Cho dù bất đồng về cuộc chiến Iraq đã qua, nhưng những cuộc tranh cãi về vai trò của LHQ ở đất nước này thời hậu chiến vẫn tồn tại, và sẽ là phần đáng kể trong chương trình thảo luận giữa hai nguyên thủ.
    Putin từng phải đối mặt với những lời chỉ trích từ trong nước, rằng ông đã nhượng bộ Mỹ quá nhiều trong các vấn đề quốc tế kể từ sau sự kiện 11/9. Tuy nhiên, theo Andrei Piontkovsky, giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Matxcơva, Tổng thống Nga cần hỗ trợ mạnh mẽ cho ông Bush trong vấn đề Iraq, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định toàn cầu, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.
    "So với hai năm trước, đây là thời điểm không kém kịch tính đối với tổng thống Nga, với chính sách đối ngoại của chúng ta", Piontkovsky nhận xét. "Sự lựa chọn cũng không kém kịch tính".
    --------------

    Đừng hỏi vì sao em khóc, hãy khóc cùng em và November Rain​
  7. babychicken

    babychicken Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Thời điểm kịch tính trong quan hệ Nga - Mỹ
    Hai năm sau khi xây dựng tình giao hảo bằng cách ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay sẽ gặp riêng người đồng nhiệm tại Trại David, để kiểm tra lại sức mạnh của những mối liên kết vốn đã bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc chiến tranh Iraq.
    Hai nhà lãnh đạo Putin và Bush đang chịu sức ép phải chứng tỏ rằng tình đoàn kết có được sau sự kiện 11/9 vẫn tồn tại, đã và đang biến thành sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
    Bush và Putin có mối quan hệ cá nhân thân thiện, và cùng quan điểm đối với nhiều vấn đề. Cách nhìn nhận về Iran, Iraq và Bắc Triều Tiên đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Giới chức hai bên đang xì xào về một thương vụ lớn mà trong đó Mỹ đang đi tìm nhà cung cấp dầu, khí, còn Nga thì khát vốn đầu tư để phát triển và xuất khẩu nguồn tài nguyên.
    Tổng thống Nga tới New York trước, nơi ông có bài phát biểu trước đại hội đồng hôm qua. Ông cũng sẽ gặp gỡ các lính cứu hoả thành phố và đi thăm Sở giao dịch chứng khoán New York - hai sự kiện hàm ý rằng tình đoàn kết chống khủng bố và hợp tác kinh tế sẽ là hai hòn đá tảng trong quan hệ Matxcơva - Washington sau chiến tranh Lạnh.
    Tuy nhiên, cùng với sự ra đi của tuần trăng mật, đôi bên đang đối mặt với nhiều thử thách nghiêm trọng. "Giờ đây, mối quan hệ Nga - Mỹ... chưa bị phá vỡ, nhưng vẫn chỉ ở mức thấp", Dmitry Trenin, phó giám đốc tổ chức nghiên cứu Carnegie Moscow Center, nhận xét.
    Về kinh tế, các công ty châu Âu đã nhanh chân hơn đối thủ Mỹ, xâm nhập vào thị trường bán lẻ đang bùng nổ ở Nga; kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu để thuận lợi hoá việc xuất nhiên liệu sang Mỹ vẫn chỉ nằm trên giấy; và những cuộc tranh cãi kịch liệt đã làm trì hoãn việc huỷ áp dụng điều luật sửa đổi Jackson-Vanik về hạn chế thương mại với Matxcơva.
    Chechnya đã trở thành một nguy cơ gây bất đồng, sau khi giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng liệu chính sách của Kremlin có đủ khả năng đem lại hoà bình cho khu vực bị tàn phá này hay không. Tuyên bố này khác hẳn với lập trường mềm dẻo của Washington đối với Chechnya ngay sau sự kiện 11/9, khiến người Nga cho rằng Mỹ đang thực hiện chính sách hai mặt trong cuộc chiến chống khủng bố.
    Mỹ cũng có mối ngờ riêng đối với sự hợp tác của Nga trong lĩnh vực này, cũng như trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân. Gần 10 năm sau khi Washington phàn nàn về dự án lò phản ứng hạt nhân trị giá 800 triệu USD do Nga xây cho Iran, Matxcơva tuyên bố sẽ tiếp tục, bất chấp việc Mỹ cho rằng nhà máy đó sẽ tạo điều kiện cho Tehran theo đuổi vũ khí hạt nhân.
    Nga và Mỹ đều nói rằng lập trường đôi bên đang xích lại gần, với việc Mat xcơva chia sẻ lo ngại của Washington và đã hối thúc Iran chấp nhận để IAEA thanh sát toàn diện hơn nữa. Nhưng mặt khác, Kremlin không tuyên bố từ bỏ dự án nhà máy điện nếu Iran từ chối IAEA.
    Cho dù bất đồng về cuộc chiến Iraq đã qua, nhưng những cuộc tranh cãi về vai trò của LHQ ở đất nước này thời hậu chiến vẫn tồn tại, và sẽ là phần đáng kể trong chương trình thảo luận giữa hai nguyên thủ.
    Putin từng phải đối mặt với những lời chỉ trích từ trong nước, rằng ông đã nhượng bộ Mỹ quá nhiều trong các vấn đề quốc tế kể từ sau sự kiện 11/9. Tuy nhiên, theo Andrei Piontkovsky, giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Matxcơva, Tổng thống Nga cần hỗ trợ mạnh mẽ cho ông Bush trong vấn đề Iraq, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định toàn cầu, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.
    "So với hai năm trước, đây là thời điểm không kém kịch tính đối với tổng thống Nga, với chính sách đối ngoại của chúng ta", Piontkovsky nhận xét. "Sự lựa chọn cũng không kém kịch tính".
    --------------

    Đừng hỏi vì sao em khóc, hãy khóc cùng em và November Rain​
  8. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Cuộc gặp thượng đỉnh Bush - Putin:
    Khắc phục bất đồng về Iran
    Vấn đề hạt nhân của Iran được cho là tâm điểm thảo luận trong cuộc gặp kéo dài hai ngày 26-27.9 giữa Tổng thống Mỹ G. Bush với người đồng nhiệm Nga V. Putin tại Trại David ở phía bắc Washington. Theo dự đoán của giới ngoại giao, tại cuộc gặp này, Mỹ tiếp tục gây sức ép buộc Nga không ký kết một hiệp ước với Iran để tiếp tục dự án trị giá 800 triệu USD xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại Bushehr (phía nam Iran) với mục tiêu sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2005.
    Tuy là nước đang giúp đỡ chương trình hạt nhân vì mục đích dân sự của Iran, song Nga vẫn khẳng định sẽ không cung cấp bất kỳ nguồn nhiên liệu hạt nhân nào cần thiết cho hoạt động của nhà máy tại Bushehr, trừ phi Tehran ký kết một thoả thuận cam kết hoàn lại nguyên liệu đã qua sử dụng cho Nga. Bất đồng đã nảy sinh giữa đôi bên vì Iran khăng khăng đòi Nga phải trả tiền để lấy lại nguyên liệu đã qua sử dụng này, trong khi thông thường thì nguyên liệu đã qua sử dụng được trả lại miễn phí.
    Qua cuộc gặp lần này, Mỹ còn muốn Nga gây sức ép buộc Iran chấp thuận sự thanh sát nghiêm ngặt của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) với hệ thống máy móc hạt nhân mới được lắp đặt. IAEA đã định ra thời hạn cuối cùng là vào ngày 31.10 Iran phải chứng minh được nước này không bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Nga kêu gọi Tehran tuân thủ quyết định này, song Tổng thống Iran Khatami vẫn khẳng định Tehran phản đối vũ khí huỷ diệt, nhưng có quyền phát triển công nghệ vì mục tiêu hoà bình.
    L
    Que je suis malheureux !
  9. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Cuộc gặp thượng đỉnh Bush - Putin:
    Khắc phục bất đồng về Iran
    Vấn đề hạt nhân của Iran được cho là tâm điểm thảo luận trong cuộc gặp kéo dài hai ngày 26-27.9 giữa Tổng thống Mỹ G. Bush với người đồng nhiệm Nga V. Putin tại Trại David ở phía bắc Washington. Theo dự đoán của giới ngoại giao, tại cuộc gặp này, Mỹ tiếp tục gây sức ép buộc Nga không ký kết một hiệp ước với Iran để tiếp tục dự án trị giá 800 triệu USD xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại Bushehr (phía nam Iran) với mục tiêu sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2005.
    Tuy là nước đang giúp đỡ chương trình hạt nhân vì mục đích dân sự của Iran, song Nga vẫn khẳng định sẽ không cung cấp bất kỳ nguồn nhiên liệu hạt nhân nào cần thiết cho hoạt động của nhà máy tại Bushehr, trừ phi Tehran ký kết một thoả thuận cam kết hoàn lại nguyên liệu đã qua sử dụng cho Nga. Bất đồng đã nảy sinh giữa đôi bên vì Iran khăng khăng đòi Nga phải trả tiền để lấy lại nguyên liệu đã qua sử dụng này, trong khi thông thường thì nguyên liệu đã qua sử dụng được trả lại miễn phí.
    Qua cuộc gặp lần này, Mỹ còn muốn Nga gây sức ép buộc Iran chấp thuận sự thanh sát nghiêm ngặt của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) với hệ thống máy móc hạt nhân mới được lắp đặt. IAEA đã định ra thời hạn cuối cùng là vào ngày 31.10 Iran phải chứng minh được nước này không bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Nga kêu gọi Tehran tuân thủ quyết định này, song Tổng thống Iran Khatami vẫn khẳng định Tehran phản đối vũ khí huỷ diệt, nhưng có quyền phát triển công nghệ vì mục tiêu hoà bình.
    L
    Que je suis malheureux !
  10. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Putin
    Nga sẵn sàng gạt bỏ những bất đồng về cuộc chiến tại Iraq và hợp tác với Mỹ tái thiết nước này
    Ngày 26-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới trại David, ngoại ô thủ đô Washington (Mỹ) để tiến hành các cuộc thảo luận với Tổng thống George Bush về một số vấn đề trong quan hệ song phương và quốc tế.
    Theo báo chí Mỹ, vấn đề tái thiết Iraq và chương trình vũ khí hạt nhân của Iran sẽ là chủ đề chính trong nghị trình cuộc gặp thượng đỉnh trong hai ngày 26-27-9 giữa hai tổng thống.
    Trả lời phỏng vấn các phóng viên Mỹ, ông Putin nói rằng Nga sẵn sàng gạt bỏ những bất đồng về cuộc chiến tại Iraq và hợp tác với Mỹ trong việc tái thiết nước này ông Putin thậm chí còn đưa ra khả năng Nga đóng góp quân tới Iraq. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng LHQ phải có vai trò thực sự tại Iraq, lập trường đã được ông nhắc lại trong bài diễn văn tại Đại hội đồng LHQ hôm 25-9.
    Chính quyền Bush cho rằng công nghệ của Nga dành cho Iran đang giúp Tehran phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân. Phía Nga phủ nhận lời quy kết này, đồng thời nói rằng, Moscow dự kiến sẽ vẫn tiếp tục thực hiện dự án trị giá 800 triệu USD nhằm xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Iran.
    Celeste Wallander, giám đốc chương trình Nga và Âu- Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington, một nhà quan sát lâu năm về quan hệ Mỹ - Nga, nói rằng cuộc gặp thượng đỉnh Trại David có thể là một điểm bước ngoặt trong quan hệ hai nước.
    Trong khi đó, hãng Interfax dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ngày 26-9 rằng ông hy vọng đạt được một bước đột phá trong quan hệ kinh tế với Mỹ, đồng thời chỉ trích gay gắt việc Washington chưa chịu dỡ bỏ những hạn chế thương mại mà Mỹ áp đặt từ thời Liên Xô (trước đây).
    Phát biểu tại trung tâm chứng khoán New York, ông Putin nói: "Chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng vào bước đột phá như vậy trong quan hệ kinh doanh của chúng ta. "Chúng tôi thấy rằng giới kinh doanh Mỹ tin tưởng vào các cơ hội và lợi thế của nền kinh tế mới của Nga".
    Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự bất bình về luật Jackson-Vanik sửa đổi vẫn chưa được dỡ bỏ, một động thái áp đặt các hạn chế thương mại với Moscow. Ông nói: "Chúng tôi đã chán ngấy khi phải nói về luật sửa đổi này. Rõ ràng, nó phương hại cho quan hệ của chúng ta, trước hết là thiệt hại về tinh thần".
    Que je suis malheureux !

Chia sẻ trang này