1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Moscow kêu gọi các công ty Nga rời Iraq

    10:25'' 13/05/2004 (GMT+7)


    Duma quốc gia Nga vừa kêu gọi các doanh nghiệp của nước này xem xét việc rút khỏi Iraq, đồng thời chỉ trích liên quân để mất quyền kiểm soát ở Iraq, đặt người nước ngoài tại đây vào tình trạng nguy hiểm.

    [​IMG]

    Công nhân Nga ở Iraq.
    Động thái này của Hạ viện Nga được đưa ra sau khi một công nhân nhà máy điện của nước này ở Iraq bị giết hại và hai người khác bị bắt làm con tin hôm 10/5.
    Bản khuyến cáo nêu rõ, các công ty của Nga tại Iraq hãy "cân nhắc ngay lập tức việc có nên để chuyên viên của mình tiếp tục ở lại nước này hay không". Bên cạnh đó, họ phải xem xét lại vị thế của từng nhân viên thuộc công ty mình. Duma Nga cho rằng, liên minh do Mỹ đứng đầu ở Iraq, trên thực tế, đã mất quyền kiểm soát Iraq và điều này dẫn đến việc tính mạng của người nước ngoại tại đây bị đe doạ. Nga cũng yêu cầu liên minh phải điều tra đầy đủ về vụ giết hại và bắt cóc 3 công dân Nga, và phải áp dụng các biện pháp cần thiết ngăn chặn những hành động tương tự. Thời gian gần đây, Nga liên tục khuyến cáo công dân nước mình nên mau chóng rời khỏi Iraq. Tháng trước, Moscow sơ tán 365 người thuộc các nước Xô viết cũ khỏi quốc gia bất ổn này sau khi làn sóng bắt cóc người ngoại quốc tại đây dâng cao. Tuy nhiên, khoảng 300 người vẫn quyết định ở lại, đa phần là nhân sự của tập đoàn năng lượng Interenergoservis, trong đó có cả 8 công nhân Nga và Ukraina từng bị dân quân Iraq bắt làm con tin, sau đó đã được trả tự do.
    Interenergoservis tham gia các dự án tái thiết tại ít nhất 3 nhà máy điện chính ở Iraq. Giám đốc dự án quốc tế của tập đoàn này, ông Yevgeny Loginov, cho biết, Bộ Năng lượng Iraq kêu gọi họ đừng rời Iraq bởi "ngành năng lượng nước này đang ở trong tình trạng hết sức tồi tệ". Hôm 10/5, các tay súng Iraq đã giết chết một công nhân của Interenergoservis và bắt cóc hai người khác tại một trạm điện khi họ đang trên đường đi làm về. Theo hãng thông tấn Interfax, người bị giết hại là Alexei Konorev, 43 tuổi; hai nạn nhân còn lại là Alexander Gordiyenko, 27 tuổi, và Andrei Meshcheryakov, 33 tuổi. Hiện vẫn chưa rõ danh tính của những kẻ bắt cóc và số phận của các con tin ra sao. Tuy nhiên, theo Alexander Abramov, Tổng giám đốc Interenergoservis, hai con tin Nga vẫn "còn sống và an toàn" song không biết họ đang bị giam giữ ở đâu.
    Trong khi đó, các quan chức thuộc Đại sứ quán Nga ở Baghdad cho biết, họ không nhận được yêu cầu hay mối liên hệ nào từ phía những kẻ bắt cóc.
  2. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Chechnya: Tổ chức bầu Tổng thống vào tháng 9

    15:28'' 13/05/2004 (GMT+7)


    Bầu cử Tổng thống Chechnya được ấn định vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 9 tới. ông Vladimir Yakovlev, Phái viên của Tổng thống Nga Putin ở miền Nam, hôm nay (13/5) cho biết.  

    [​IMG]

    Tổng thống Chechnya (trái) được bầu vào tháng 10/2003 đã thiệt mạng trong vụ nổ bom hồi đầu tháng.
    Vị tổng thống vừa được bầu vào tháng 10 năm ngoái là Akhmad Kadyrov đã thiệt mạng trong vụ nổ bom ngày 9/5 vừa qua. Vụ đánh bom diễn ra tại thủ phủ Grozny đúng vào ngày Chechnya đang tổ chức lễ mừng Ngày Chiến thắng 9/5. Hiện, Thủ tướng Sergey Abramov lên nắm Quyền Tổng thống và Ramzan Kadyrov, con trai út của Tổng thống bị sát hại Akhmad Kadyrov được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất.
    Theo thông tấn xã Itar Tass, cố vấn Tổng thống Nga về vấn đề Chechnya Aslanbek Aslakhanov cho biết ông có thể ra tranh cử vào vị trí đứng đầu  nước cộng hoà này trong kỳ bầu cử sắp tới. Ông Aslakhanov nói thêm, Ramzan Kadyrov chưa thể tham gia ứng cử Tổng thống vì chưa đủ tuổi. Luật pháp Chechnya quy định, ứng cử viên Tổng thống phải ít nhất là tròn 30 tuổi.
    Khoảng một tháng sau khi bầu cử Tổng thống được tiến hành, bầu cử nghị viện Chechnya sẽ diễn ra, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin.
  3. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Chechnya: Tổ chức bầu Tổng thống vào tháng 9

    15:28'' 13/05/2004 (GMT+7)


    Bầu cử Tổng thống Chechnya được ấn định vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 9 tới. ông Vladimir Yakovlev, Phái viên của Tổng thống Nga Putin ở miền Nam, hôm nay (13/5) cho biết.  

    [​IMG]

    Tổng thống Chechnya (trái) được bầu vào tháng 10/2003 đã thiệt mạng trong vụ nổ bom hồi đầu tháng.
    Vị tổng thống vừa được bầu vào tháng 10 năm ngoái là Akhmad Kadyrov đã thiệt mạng trong vụ nổ bom ngày 9/5 vừa qua. Vụ đánh bom diễn ra tại thủ phủ Grozny đúng vào ngày Chechnya đang tổ chức lễ mừng Ngày Chiến thắng 9/5. Hiện, Thủ tướng Sergey Abramov lên nắm Quyền Tổng thống và Ramzan Kadyrov, con trai út của Tổng thống bị sát hại Akhmad Kadyrov được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất.
    Theo thông tấn xã Itar Tass, cố vấn Tổng thống Nga về vấn đề Chechnya Aslanbek Aslakhanov cho biết ông có thể ra tranh cử vào vị trí đứng đầu  nước cộng hoà này trong kỳ bầu cử sắp tới. Ông Aslakhanov nói thêm, Ramzan Kadyrov chưa thể tham gia ứng cử Tổng thống vì chưa đủ tuổi. Luật pháp Chechnya quy định, ứng cử viên Tổng thống phải ít nhất là tròn 30 tuổi.
    Khoảng một tháng sau khi bầu cử Tổng thống được tiến hành, bầu cử nghị viện Chechnya sẽ diễn ra, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin.
  4. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Mỹ muốn phát triển quan hệ chiến lược với Nga   13/05/2004 -- 16:14(GMT+7)

     



    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 12/5, trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm Nga và Đức vào cuối tuần này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice khẳng định Mỹ mong muốn phát triển mối quan hệ chiến lược với Nga.
    Bà Rice cho biết mục đích chính trong chuyến thăm Nga sắp tới của bà là nhằm tăng cường đối thoại giữa hai bên, thảo luận việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cũng như ''''những dự định phát triển'''' của Nga trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Vladimir Putin.
    Theo bà Rice hai bên sẽ ưu tiên thảo luận về cuộc chiến chống khủng bố và những vấn đề quốc tế cấp bách như tình hình Irắc và tiến trình hoà bình Trung Đông.
    Ngoài ra, hai bên cũng sẽ đề cập vấn đề Nga đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế khác.
    Bà Rice cho rằng Mỹ và Nga đã hợp tác tốt trong lĩnh vực chống khủng bố cũng như trong các vấn đề quốc tế./.

  5. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Mỹ muốn phát triển quan hệ chiến lược với Nga   13/05/2004 -- 16:14(GMT+7)

     



    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 12/5, trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm Nga và Đức vào cuối tuần này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice khẳng định Mỹ mong muốn phát triển mối quan hệ chiến lược với Nga.
    Bà Rice cho biết mục đích chính trong chuyến thăm Nga sắp tới của bà là nhằm tăng cường đối thoại giữa hai bên, thảo luận việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cũng như ''''những dự định phát triển'''' của Nga trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Vladimir Putin.
    Theo bà Rice hai bên sẽ ưu tiên thảo luận về cuộc chiến chống khủng bố và những vấn đề quốc tế cấp bách như tình hình Irắc và tiến trình hoà bình Trung Đông.
    Ngoài ra, hai bên cũng sẽ đề cập vấn đề Nga đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế khác.
    Bà Rice cho rằng Mỹ và Nga đã hợp tác tốt trong lĩnh vực chống khủng bố cũng như trong các vấn đề quốc tế./.

  6. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Bộ Nội vụ Nga đề nghị tăng quân số đến Tre-sni-a
    Trong phiên họp ngày 12-5, với 356 phiếu thuận, 72 phiếu chống và 8 phiếu trắng, Đu-ma quốc gia (Hạ viện) Nga đã chấp thuận việc bổ nhiệm ông Mi-kha-in Phrát-cốp làm Thủ tướng Nga. Ngay sau khi Đu-ma quốc gia phê chuẩn, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã tái bổ nhiệm ông Phrát-cốp làm Thủ tướng.
    Tại phiên họp ngày 12-5, ông Phrát-cốp đã trình bày một số cải cách cũng như phương hướng hoạt động của Chính phủ thời gian tới. Theo ông, cơ cấu và thành phần Chính phủ mới sẽ được thay đổi, song sự thay đổi này là không đáng kể. Chính phủ mới của Nga hoàn toàn công khai thảo luận các vấn đề cấp bách ở mọi cấp với các đại biểu Đu-ma quốc gia, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và với công dân.
    - Trước đó, ngày 11-5, ông Tau-xơ Gia-bra-i-lốp đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Tre-sni-a (thuộc Nga), thay thế cho người tiền nhiệm Hu-xê-in I-xa-ép bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 9-5 tại Grô-dơ-nưi.
    Cùng ngày, Hội đồng Nhà nước CH Tre-sni-a đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Ram-dan Ca-đư-rốp, con trai cố Tổng thống A-khơ-mát Ca-đư-rốp và nguyên là Giám đốc cơ quan an ninh Tre-sni-a, làm Phó thủ tướng thứ nhất của nước cộng hòa này.
    - Ngày 11-5, phát biểu trong chuyến thăm U-dơ-bê-ki-xtan, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây I-va-nốp cho biết, Nga không có kế hoạch tăng quân tại Tre-sni-a sau vụ khủng bố ở nước cộng hòa này.
    Ngày 11-5, tại cuộc họp Chính phủ Nga, Thứ trưởng Nội vụ Nga A-lếch-xan-đrơ Trê-ca-lin đã trình Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin dự thảo nghị quyết của Chính phủ về tăng quân số của Bộ Nội vụ Tre-sni-a. Trước đó, Tổng thống Pu-tin đã chỉ thị cho Thủ tướng và Bộ Nội vụ Nga xem xét vấn đề tăng thêm 1.125 quân thuộc Bộ Nội vụ của nước cộng hòa này.
  7. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Bộ Nội vụ Nga đề nghị tăng quân số đến Tre-sni-a
    Trong phiên họp ngày 12-5, với 356 phiếu thuận, 72 phiếu chống và 8 phiếu trắng, Đu-ma quốc gia (Hạ viện) Nga đã chấp thuận việc bổ nhiệm ông Mi-kha-in Phrát-cốp làm Thủ tướng Nga. Ngay sau khi Đu-ma quốc gia phê chuẩn, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã tái bổ nhiệm ông Phrát-cốp làm Thủ tướng.
    Tại phiên họp ngày 12-5, ông Phrát-cốp đã trình bày một số cải cách cũng như phương hướng hoạt động của Chính phủ thời gian tới. Theo ông, cơ cấu và thành phần Chính phủ mới sẽ được thay đổi, song sự thay đổi này là không đáng kể. Chính phủ mới của Nga hoàn toàn công khai thảo luận các vấn đề cấp bách ở mọi cấp với các đại biểu Đu-ma quốc gia, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và với công dân.
    - Trước đó, ngày 11-5, ông Tau-xơ Gia-bra-i-lốp đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Tre-sni-a (thuộc Nga), thay thế cho người tiền nhiệm Hu-xê-in I-xa-ép bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 9-5 tại Grô-dơ-nưi.
    Cùng ngày, Hội đồng Nhà nước CH Tre-sni-a đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Ram-dan Ca-đư-rốp, con trai cố Tổng thống A-khơ-mát Ca-đư-rốp và nguyên là Giám đốc cơ quan an ninh Tre-sni-a, làm Phó thủ tướng thứ nhất của nước cộng hòa này.
    - Ngày 11-5, phát biểu trong chuyến thăm U-dơ-bê-ki-xtan, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây I-va-nốp cho biết, Nga không có kế hoạch tăng quân tại Tre-sni-a sau vụ khủng bố ở nước cộng hòa này.
    Ngày 11-5, tại cuộc họp Chính phủ Nga, Thứ trưởng Nội vụ Nga A-lếch-xan-đrơ Trê-ca-lin đã trình Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin dự thảo nghị quyết của Chính phủ về tăng quân số của Bộ Nội vụ Tre-sni-a. Trước đó, Tổng thống Pu-tin đã chỉ thị cho Thủ tướng và Bộ Nội vụ Nga xem xét vấn đề tăng thêm 1.125 quân thuộc Bộ Nội vụ của nước cộng hòa này.
  8. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0

    Tre-sni-a: Thách thức tiềm ẩn đối với nước Nga

    Ngày 12 tháng 05 năm 2004

    [​IMG]


    Vụ đánh bom tại sân vận động Đi-na-mô ở thành phố Grô-dơ-nưi, thủ phủ nước cộng hòa Tre-sni-a thuộc Liên bang Nga khiến cho Tổng thống A-khơ-mát Ca-đư-rốp thiệt mạng không những đã đưa nước cộng hòa này trở lại trong hàng ngũ những vấn đề thời sự nóng bỏng của thế giới, khơi dậy ám ảnh của mấy cuộc chiến tranh trước đó, mà tai hại hơn, nó tạo nguy cơ phá hoại kế hoạch hòa bình của Tổng thống Nga Pu-tin cho Tre-sni-a. Hành động bạo lực sẵn sàng quay lưng lại với những thiện chí mà Nga dành cho Tre-sni-a của phiến quân ly khai đang đe dọa đặt dấu chấm hết cho những dự định hòa bình tại khu vực này, đồng thời đặt nước Nga trong tình thế khó khăn trong chiến lược đối với Tre-sni-a.
    Cộng hòa Tre-sni-a gần như nằm lọt trong lãnh thổ Nga, trừ một phía giáp với nước Gru-di-a láng giềng với đường biên giới heo hút nằm trong miền núi Cáp-ca-dơ. Gần hai thế kỷ qua, Tre-sni-a luôn là mảnh đất "khó trị" ở miền nam đồi núi nước Nga. Đã có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra nhưng đỉnh điểm là vào tháng 8-1999, các chiến binh Tre-sni-a tràn sang cộng hòa Đa-ghe-xtan của Nga để ủng hộ một tổ chức Hồi giáo, đòi thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập ở các khu vực thuộc Đa-ghe-xtan và Tre-sni-a. Tổng thống V.Pu-tin lúc đó còn là Thủ tướng đã phản ứng cứng rắn và mau chóng. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc nổi dậy đã bị dập tắt.
    Thế nhưng Mát-xcơ-va không chỉ dùng chiến tranh để giải quyết mọi vấn đề. Trong nỗ lực nhằm thực hiện thành công kế hoạch hòa bình cho vùng đất tự trị, chính quyền Mát-xcơ-va cũng đã hết sức nhân nhượng. Nga đã từng tuyên bố sẽ không truy tố những người thuộc hàng ngũ ly khai ra đầu thú. Năm 2002, Tổng thống Nga Pu-tin tuyên bố các hoạt động quân sự tại Tre-sni-a đã kết thúc. Tháng 10-2003, một cuộc bầu cử được cộng đồng quốc tế đánh giá là dân chủ tại nước cộng hòa này đã được tổ chức với thắng lợi thuộc về ông Ca-đư-rốp, một người đang từ hàng ngũ ly khai chuyển sang hàng ngũ ôn hòa.
    Những tưởng bạo lực đã qua đi, người dân sẽ được sống trong yên bình. Nhưng trên thực tế, phiến quân tại Tre-sni-a vẫn bí mật hoạt động trên một vùng rộng lớn. Bất chấp mọi nỗ lực hòa bình đơn phương của Mát-xcơ-va, họ vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công khủng bố. Tính từ năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 11 vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Nga và lực lượng thân Nga, mà mới đây nhất là vụ ám sát ông Ca-đư-rốp. 4 năm sau khi các hoạt động quân sự tại Tre-sni-a chấm dứt, đã có hàng trăm nghìn người dân Tre-sni-a thiệt mạng hoặc phải bỏ nhà ra đi. Thêm vào đó, số lính Nga thiệt mạng ở Tre-sni-a và số người dân Nga là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Mát-xcơ-va đang ngày càng tăng.
    Đối với chính phủ Nga, Ca-đư-rốp ra đi là một tổn thất lớn. Ông là nhân vật kiên quyết ủng hộ Mát-xcơ-va ở bên trong lãnh thổ Tre-sni-a. Trên thực tế, Nga rất khó tìm một người xứng đáng thay thế. Ông Ca-đư-rốp đã đóng một vai trò trọng yếu trong kế hoạch bình ổn Tre-sni-a của Mát-xcơ-va. Với vụ ám sát này, lực lượng ly khai đã sẵn sàng ngoảnh mặt lại với những việc giải quyết vấn đề Tre-sni-a. Nó đang tạo nguy cơ gây bất ổn cho tương lai của nước cộng hòa này. Trước đây, khi trật tự bắt đầu được thiết lập lại, đã có rất nhiều người tị nạn trở về. Công việc tu sửa cơ sở vật chất phải được thực thi, việc làm phải được tạo ra cho người dân và trường học được xây dựng cho trẻ em. Những dự tính thay đổi là điều rất quan trọng đối với tương lai của một nước cộng hòa như Tre-sni-a. Nhưng với vụ ám sát tổng thống vừa qua, một "mầm" bạo loạn đã được gieo và việc nước cộng hòa trở lại tình trạng hỗn loạn sẽ là một điều không dễ tránh khỏi trong tương lai.
    Theo các nhà quan sát, vụ sát hại người đứng đầu chính quyền Tre-sni-a đã đẩy ông Pu-tin vào một thế khó khăn. Chỉ vài ngày trước đó, trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Pu-tin đã điểm qua một loạt những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ mới, trong đó không hề đề cập đến Tre-sni-a-một vấn đề mà Mát-xcơ-va coi như đã giải quyết xong kể từ khi tổ chức được cuộc bầu cử Tổng thống Tre-sni-a hồi tháng 10 năm ngoái, mà kết quả là ông Ca-đư-rốp thắng cử với 80% số phiếu. Tác động tai hại của vụ đánh bom khủng bố này đối với nước Nga là ở chỗ nó tạo cảm giác rằng Mát-xcơ-va chưa kiểm soát được hoàn toàn tình hình ở Tre-sni-a, an ninh và ổn định ở đây vẫn chưa được đảm bảo. Như vậy, trong tương lai, nước Nga sẽ phải ít nhiều điều chỉnh lại chính sách của mình dành cho Tre-sni-a, có thể sẽ là thương thuyết, hoặc vẫn giữ nguyên chính sách cứng rắn ban đầu. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, Tre-sni-a lại đang trở thành một thách thức không dễ vượt qua đối với Mát-xcơ-va, trong đó vụ ám sát có thể sẽ kích động làn sóng xung đột mới tại khu vực này.
     
  9. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0

    Tre-sni-a: Thách thức tiềm ẩn đối với nước Nga

    Ngày 12 tháng 05 năm 2004

    [​IMG]


    Vụ đánh bom tại sân vận động Đi-na-mô ở thành phố Grô-dơ-nưi, thủ phủ nước cộng hòa Tre-sni-a thuộc Liên bang Nga khiến cho Tổng thống A-khơ-mát Ca-đư-rốp thiệt mạng không những đã đưa nước cộng hòa này trở lại trong hàng ngũ những vấn đề thời sự nóng bỏng của thế giới, khơi dậy ám ảnh của mấy cuộc chiến tranh trước đó, mà tai hại hơn, nó tạo nguy cơ phá hoại kế hoạch hòa bình của Tổng thống Nga Pu-tin cho Tre-sni-a. Hành động bạo lực sẵn sàng quay lưng lại với những thiện chí mà Nga dành cho Tre-sni-a của phiến quân ly khai đang đe dọa đặt dấu chấm hết cho những dự định hòa bình tại khu vực này, đồng thời đặt nước Nga trong tình thế khó khăn trong chiến lược đối với Tre-sni-a.
    Cộng hòa Tre-sni-a gần như nằm lọt trong lãnh thổ Nga, trừ một phía giáp với nước Gru-di-a láng giềng với đường biên giới heo hút nằm trong miền núi Cáp-ca-dơ. Gần hai thế kỷ qua, Tre-sni-a luôn là mảnh đất "khó trị" ở miền nam đồi núi nước Nga. Đã có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra nhưng đỉnh điểm là vào tháng 8-1999, các chiến binh Tre-sni-a tràn sang cộng hòa Đa-ghe-xtan của Nga để ủng hộ một tổ chức Hồi giáo, đòi thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập ở các khu vực thuộc Đa-ghe-xtan và Tre-sni-a. Tổng thống V.Pu-tin lúc đó còn là Thủ tướng đã phản ứng cứng rắn và mau chóng. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc nổi dậy đã bị dập tắt.
    Thế nhưng Mát-xcơ-va không chỉ dùng chiến tranh để giải quyết mọi vấn đề. Trong nỗ lực nhằm thực hiện thành công kế hoạch hòa bình cho vùng đất tự trị, chính quyền Mát-xcơ-va cũng đã hết sức nhân nhượng. Nga đã từng tuyên bố sẽ không truy tố những người thuộc hàng ngũ ly khai ra đầu thú. Năm 2002, Tổng thống Nga Pu-tin tuyên bố các hoạt động quân sự tại Tre-sni-a đã kết thúc. Tháng 10-2003, một cuộc bầu cử được cộng đồng quốc tế đánh giá là dân chủ tại nước cộng hòa này đã được tổ chức với thắng lợi thuộc về ông Ca-đư-rốp, một người đang từ hàng ngũ ly khai chuyển sang hàng ngũ ôn hòa.
    Những tưởng bạo lực đã qua đi, người dân sẽ được sống trong yên bình. Nhưng trên thực tế, phiến quân tại Tre-sni-a vẫn bí mật hoạt động trên một vùng rộng lớn. Bất chấp mọi nỗ lực hòa bình đơn phương của Mát-xcơ-va, họ vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công khủng bố. Tính từ năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 11 vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Nga và lực lượng thân Nga, mà mới đây nhất là vụ ám sát ông Ca-đư-rốp. 4 năm sau khi các hoạt động quân sự tại Tre-sni-a chấm dứt, đã có hàng trăm nghìn người dân Tre-sni-a thiệt mạng hoặc phải bỏ nhà ra đi. Thêm vào đó, số lính Nga thiệt mạng ở Tre-sni-a và số người dân Nga là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Mát-xcơ-va đang ngày càng tăng.
    Đối với chính phủ Nga, Ca-đư-rốp ra đi là một tổn thất lớn. Ông là nhân vật kiên quyết ủng hộ Mát-xcơ-va ở bên trong lãnh thổ Tre-sni-a. Trên thực tế, Nga rất khó tìm một người xứng đáng thay thế. Ông Ca-đư-rốp đã đóng một vai trò trọng yếu trong kế hoạch bình ổn Tre-sni-a của Mát-xcơ-va. Với vụ ám sát này, lực lượng ly khai đã sẵn sàng ngoảnh mặt lại với những việc giải quyết vấn đề Tre-sni-a. Nó đang tạo nguy cơ gây bất ổn cho tương lai của nước cộng hòa này. Trước đây, khi trật tự bắt đầu được thiết lập lại, đã có rất nhiều người tị nạn trở về. Công việc tu sửa cơ sở vật chất phải được thực thi, việc làm phải được tạo ra cho người dân và trường học được xây dựng cho trẻ em. Những dự tính thay đổi là điều rất quan trọng đối với tương lai của một nước cộng hòa như Tre-sni-a. Nhưng với vụ ám sát tổng thống vừa qua, một "mầm" bạo loạn đã được gieo và việc nước cộng hòa trở lại tình trạng hỗn loạn sẽ là một điều không dễ tránh khỏi trong tương lai.
    Theo các nhà quan sát, vụ sát hại người đứng đầu chính quyền Tre-sni-a đã đẩy ông Pu-tin vào một thế khó khăn. Chỉ vài ngày trước đó, trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Pu-tin đã điểm qua một loạt những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ mới, trong đó không hề đề cập đến Tre-sni-a-một vấn đề mà Mát-xcơ-va coi như đã giải quyết xong kể từ khi tổ chức được cuộc bầu cử Tổng thống Tre-sni-a hồi tháng 10 năm ngoái, mà kết quả là ông Ca-đư-rốp thắng cử với 80% số phiếu. Tác động tai hại của vụ đánh bom khủng bố này đối với nước Nga là ở chỗ nó tạo cảm giác rằng Mát-xcơ-va chưa kiểm soát được hoàn toàn tình hình ở Tre-sni-a, an ninh và ổn định ở đây vẫn chưa được đảm bảo. Như vậy, trong tương lai, nước Nga sẽ phải ít nhiều điều chỉnh lại chính sách của mình dành cho Tre-sni-a, có thể sẽ là thương thuyết, hoặc vẫn giữ nguyên chính sách cứng rắn ban đầu. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, Tre-sni-a lại đang trở thành một thách thức không dễ vượt qua đối với Mát-xcơ-va, trong đó vụ ám sát có thể sẽ kích động làn sóng xung đột mới tại khu vực này.
     
  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Con trai Kadyrov được ủng hộ lên cầm quyền ở Chechnya
    [​IMG]

    Ramzan Kadyrov.
    Hôm qua, nhiều quan chức cao cấp ở nước cộng hoà thuộc Nga đã kêu gọi Tổng thống Putin cho phép Ramzan Kadyrov kế thừa chức tổng thống của người cha mới bị ám sát. Họ muốn ông chủ điện Kremlin bãi bỏ hiến pháp Chechnya vốn coi Ramzan còn quá trẻ để cầm quyền.
    Ramzan là con trai cố tổng thống Akhmad Kadyrov, người bị ám sát ngay trên lễ đài sân vận động Grozny trong ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít 9/5. Dù được ủng hộ trong ban lãnh đạo, các nhóm nhân quyền lại nghi ngờ Ramzan không thích hợp với chức tổng thống Chechnya. Ông này đang cầm đầu một lực lượng an ninh gồm vài nghìn tay súng vũ trang bị cáo buộc đã tổ chức bắt cóc, tra tấn và sát hại nhiều người vô tội.
    Cái chết của Tổng thống Akhmad Kadyrov đã để lại một khoảng trống về quyền lực tại Chechnya vì hầu như không có chính trị gia nào có thể hoàn toàn thay thế được vai trò của ông. Ramzan Kadyrov cũng được nhắc đến như một trong những ứng viên cho chức tổng thống nhưng theo hiến pháp Chechnya, phải 3 năm nữa người này mới đủ tuổi để làm lãnh đạo cao nhất của nước cộng hòa.
    Do đó, những quan chức ủng hộ Ramzan đã công khai kêu gọi ông Putin can thiệp và xoá bỏ mọi cản trở đối với việc người của họ được nắm quyền. Các quan chức này khẳng định, con trai của cố tổng thống Kadyrov là nhân vật chủ chốt có tác động đến hoà bình và sự ổn định của Chechnya hiện nay.
    [​IMG]

    Ông Putin gặp Ramzan tại điện Kremlin sau vụ đánh bom.
    Theo các nhà phân tích, Matxcơva cũng đánh giá cao vai trò của Ramzan. Ngay sau vụ đánh bom ở Grozny vài giờ, Tổng thống Vladimir Putin đã tiếp con trai Kadyrov tại điện Kremlin. Đầu tuần này, Ramzan còn được bổ nhiệm làm nhân vật số hai trong chính phủ Chechnya. Ramzan Kadyrov cũng tuyên bố đã sẵn sàng làm lãnh đạo Chechnya nếu nhân dân mong muốn và hiến pháp cho phép.
    Trong khi đó, cuộc điều tra vụ nổ bom làm thiệt mạng những nhân vật cao cấp nhất ở Chechnya vẫn chưa có tiến triển. Tình trạng an ninh yếu kém tại sân vận động được kết luận là nguyên nhân chính khiến vụ ám sát xảy ra. Hiện chưa có cá nhân nào bị buộc tội đã thực hiện vụ tấn công.

Chia sẻ trang này