1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Con trai Kadyrov được ủng hộ lên cầm quyền ở Chechnya
    [​IMG]

    Ramzan Kadyrov.
    Hôm qua, nhiều quan chức cao cấp ở nước cộng hoà thuộc Nga đã kêu gọi Tổng thống Putin cho phép Ramzan Kadyrov kế thừa chức tổng thống của người cha mới bị ám sát. Họ muốn ông chủ điện Kremlin bãi bỏ hiến pháp Chechnya vốn coi Ramzan còn quá trẻ để cầm quyền.
    Ramzan là con trai cố tổng thống Akhmad Kadyrov, người bị ám sát ngay trên lễ đài sân vận động Grozny trong ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít 9/5. Dù được ủng hộ trong ban lãnh đạo, các nhóm nhân quyền lại nghi ngờ Ramzan không thích hợp với chức tổng thống Chechnya. Ông này đang cầm đầu một lực lượng an ninh gồm vài nghìn tay súng vũ trang bị cáo buộc đã tổ chức bắt cóc, tra tấn và sát hại nhiều người vô tội.
    Cái chết của Tổng thống Akhmad Kadyrov đã để lại một khoảng trống về quyền lực tại Chechnya vì hầu như không có chính trị gia nào có thể hoàn toàn thay thế được vai trò của ông. Ramzan Kadyrov cũng được nhắc đến như một trong những ứng viên cho chức tổng thống nhưng theo hiến pháp Chechnya, phải 3 năm nữa người này mới đủ tuổi để làm lãnh đạo cao nhất của nước cộng hòa.
    Do đó, những quan chức ủng hộ Ramzan đã công khai kêu gọi ông Putin can thiệp và xoá bỏ mọi cản trở đối với việc người của họ được nắm quyền. Các quan chức này khẳng định, con trai của cố tổng thống Kadyrov là nhân vật chủ chốt có tác động đến hoà bình và sự ổn định của Chechnya hiện nay.
    [​IMG]

    Ông Putin gặp Ramzan tại điện Kremlin sau vụ đánh bom.
    Theo các nhà phân tích, Matxcơva cũng đánh giá cao vai trò của Ramzan. Ngay sau vụ đánh bom ở Grozny vài giờ, Tổng thống Vladimir Putin đã tiếp con trai Kadyrov tại điện Kremlin. Đầu tuần này, Ramzan còn được bổ nhiệm làm nhân vật số hai trong chính phủ Chechnya. Ramzan Kadyrov cũng tuyên bố đã sẵn sàng làm lãnh đạo Chechnya nếu nhân dân mong muốn và hiến pháp cho phép.
    Trong khi đó, cuộc điều tra vụ nổ bom làm thiệt mạng những nhân vật cao cấp nhất ở Chechnya vẫn chưa có tiến triển. Tình trạng an ninh yếu kém tại sân vận động được kết luận là nguyên nhân chính khiến vụ ám sát xảy ra. Hiện chưa có cá nhân nào bị buộc tội đã thực hiện vụ tấn công.
  2. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Condoleezza Rice thăm Nga
    Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice hôm nay (14/5) sẽ tới Moscow hội đàm. Cuối tuần này, bà cố vấn của Tổng thống G. Bush sẽ đi tiếp sang Đức. Theo giới ngoại giao Mỹ, cả hai chuyến thăm này chủ yếu là vì hoạt động tại Iraq.
    Hiện Mỹ đang tìm cách dọn đường cho một nghị quyết Iraq mới trong Hội đồng an ninh LHQ, qua đó đảm bảo kế hoạch chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra theo đúng công pháp quốc tế.Tại Berlin, bên cạnh kế hoạch hội đàm cùng Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer bà Rice cũng sẽ gặp gỡ Thủ tướng Palestine, ông Ahmed Korei. Bà sẽ là thành viên cấp cao nhất của Chính phủ Mỹ tiếp xúc với ông Korei kể từ trước đến nay.

  3. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Condoleezza Rice thăm Nga
    Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice hôm nay (14/5) sẽ tới Moscow hội đàm. Cuối tuần này, bà cố vấn của Tổng thống G. Bush sẽ đi tiếp sang Đức. Theo giới ngoại giao Mỹ, cả hai chuyến thăm này chủ yếu là vì hoạt động tại Iraq.
    Hiện Mỹ đang tìm cách dọn đường cho một nghị quyết Iraq mới trong Hội đồng an ninh LHQ, qua đó đảm bảo kế hoạch chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra theo đúng công pháp quốc tế.Tại Berlin, bên cạnh kế hoạch hội đàm cùng Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer bà Rice cũng sẽ gặp gỡ Thủ tướng Palestine, ông Ahmed Korei. Bà sẽ là thành viên cấp cao nhất của Chính phủ Mỹ tiếp xúc với ông Korei kể từ trước đến nay.

  4. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Nga sẽ hoàn thành việc phá huỷ các tàu ngầm hạt nhân bị hư hỏng nặng vào năm 2010
    [​IMG]
    Ngày 13-5, trong cuộc hội đàm giữa Nga và Đức về việc thực hiện Hiệp định thực thi chương trình hạt nhân-sinh thái đa phương diễn ra tại Đức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này sẽ hỗ trợ Nga 300 triệu ơ-rô để xây dựng kho cất giữ các lò phản ứng hạt nhân được lấy từ các tàu ngầm hạt nhân đã quá thời gian sử dụng và bị hư hỏng nặng của Hải quân Nga.
    Theo lời người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nga Xéc-gây An-ti-pốp, hải quân Nga có 193 tàu ngầm hạt nhân bị hư hỏng buộc phải phá huỷ bằng cách cắt từng đoạn nhỏ để xử lý. Đến nay, 96 tàu đã được xử lý xong, 35 tàu đang trong quá trình cắt, 62 chiếc khác đang chờ xử lý. Trong tổng số 193 tàu, có 55 tàu ngầm vẫn còn chứa nhiên liệu hạt nhân. Chi phí cho việc loại bỏ số tàu ngầm cũ kỹ trên phải cần đến 3 tỷ đô-la. Mỗi năm, Nga phải chi ra 65-70 triệu đô-la cho mục đích này. Với tốc độ cắt và xử lý trung bình 15 tàu ngầm/năm, Nga sẽ hoàn thành công việc phá huỷ các tàu ngầm hạt nhân bị hư hỏng nặng trên trước năm 2010.
  5. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Nga sẽ hoàn thành việc phá huỷ các tàu ngầm hạt nhân bị hư hỏng nặng vào năm 2010
    [​IMG]
    Ngày 13-5, trong cuộc hội đàm giữa Nga và Đức về việc thực hiện Hiệp định thực thi chương trình hạt nhân-sinh thái đa phương diễn ra tại Đức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này sẽ hỗ trợ Nga 300 triệu ơ-rô để xây dựng kho cất giữ các lò phản ứng hạt nhân được lấy từ các tàu ngầm hạt nhân đã quá thời gian sử dụng và bị hư hỏng nặng của Hải quân Nga.
    Theo lời người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nga Xéc-gây An-ti-pốp, hải quân Nga có 193 tàu ngầm hạt nhân bị hư hỏng buộc phải phá huỷ bằng cách cắt từng đoạn nhỏ để xử lý. Đến nay, 96 tàu đã được xử lý xong, 35 tàu đang trong quá trình cắt, 62 chiếc khác đang chờ xử lý. Trong tổng số 193 tàu, có 55 tàu ngầm vẫn còn chứa nhiên liệu hạt nhân. Chi phí cho việc loại bỏ số tàu ngầm cũ kỹ trên phải cần đến 3 tỷ đô-la. Mỗi năm, Nga phải chi ra 65-70 triệu đô-la cho mục đích này. Với tốc độ cắt và xử lý trung bình 15 tàu ngầm/năm, Nga sẽ hoàn thành công việc phá huỷ các tàu ngầm hạt nhân bị hư hỏng nặng trên trước năm 2010.
  6. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có ?oHọc thuyết kinh tế toàn cầu Pu-tin?? ​
    Trong thời đại hiện nay, trên thế giới, cạnh tranh kinh tế đang có phần lấn lướt cuộc cạnh tranh về quân sự. Nếu như trước kia Nga và phương Tây luôn tranh đua hơn kém thông qua số đầu đạn hạt nhân, thì nay quyền lực đó lại thuộc về những đường ống dẫn dầu. Là một nước có tiềm năng nhiên liệu và năng lượng dồi dào, Nga có đủ khả năng để tham gia vào cuộc cạnh tranh kinh tế này với một vai trò lớn. Về phía đông, Nga có dầu lửa vùng Xi-bi-ri, phía Tây và phần châu Âu, Nga có lợi thế trong việc cung cấp khí đốt thông qua tập đoàn Gaz-prôm. Ở phương Nam các tập đoàn năng lượng Nga đang tích cực tìm kiếm các cổ phần cung cấp điện tại Ac-mê-ni, Gru-di-a và Ca-dắc-xtan.
    Tại Nga, các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu nói đến một ?ohọc thuyết kinh tế toàn cầu mang tên Pu-tin?. Nếu như quả thật có một học thuyết như vậy thì nó không chỉ giới hạn ở ngành năng lượng. Tổng thống Nga và chính phủ mới của ông đang rất khuyến khích các công ty Nga hội nhập vào thị trường thế giới và chính sách này được giới kinh doanh Nga nhiệt liệt hưởng ứng. Ca-ha Ben-đu-kít-de, người đứng đầu tập đoàn chế tạo máy lớn nhất tại Nga nhận thức rằng: ?oNếu anh không vươn ra thị trường thế giới thì các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ tấn công anh ngay tại thị trường truyền thống trong nước của anh. Nói cách khác, nếu không tham gia vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu thì anh sẽ bị thua ngay trên sân nhà?. Ben-đu-kít-de là một trong những người soạn thảo một bộ luật mới của Nga sẽ có hiệu lực sau mấy tháng nữa. Luật này giảm những quy định đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Nga. Song nhiều nhà kinh doanh cỡ lớn của Nga không chờ đến khi luật ban hành đã cố gắng tham gia vào thị trường toàn cầu bằng nguồn vốn của mình và cả nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài.
    Đầu năm nay công ty ?oThép miền Bắc? của Nga đã mua lại công ty sản xuất thép Rouge Industries tại bang Mi-chi-gân của Mỹ với giá 286 triệu đô-la. Hãng ?oNô-rin-xki Ni-ken? cũng đã dùng 1,16 tỷ USD vay của City-group để mua 20% cổ phần của công ty khai thác vàng Nam Phi Gold Fields. Cho đến thời điểm này đây là thương vụ lớn nhất của các công ty Nga đầu tư ra nước ngoài. Để thấy hết được sự mạnh bạo của giới kinh doanh Nga cần hiểu rõ hiện trạng của nước Nga ngày nay. Nga hiện chưa có các chương trình lớn của nhà nước trợ giúp cho hoạt động xuất khẩu và đầu tư như tại Mỹ và Đức. Chính phủ Nga không bỏ tiền cho mục đích này và cũng không bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động nói trên. Chính vì vậy, những doanh nghiệp nào ?odấn thân? vào cuộc tìm kiếm cổ phần nước ngoài đều phải trả lãi vay cao hơn so với các đối thủ ngoại quốc.
    Về phần mình, ban lãnh đạo Nga cũng bắt đầu tiến hành các bước đi đáng chú ý nhằm chiếm vai trò trung gian trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC. Mới đây Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nga Ghéc-man Greph đã có một tuyên bố gây xôn xao dư luận. Greph nói rằng năm nay sẽ là năm cuối cùng Nga để lượng dầu xuất khẩu của mình tăng cao như vậy. Ngay năm 2004 này Nga cũng sẽ khống chế mức tăng trưởng xuất khẩu dầu ở con số 14% và xuất tối đa 266 triệu tấn. Trong những năm tới chỉ số tăng trưởng đó sẽ chỉ ở mức 2%/năm. Một tuyên bố như vậy không làm Mỹ hài lòng và về thực chất cho thấy Nga đang xích lại gần OPEC. Các nước OPEC hiện đang hạn chế sản lượng khai thác để nâng giá dầu, nhằm đối phó với nỗ lực của Mỹ hạ giá đồng đô-la trên thị trường thế giới hiện nay.
    OPEC hiện đang trong thời kỳ khó khăn, trước hết là do cuộc khủng hoảng tiến trình hoà bình tại Trung Đông. Đồng thời ngay trong nội khối cũng đang hình thành và gia tăng một lực ly tâm có thể bứt một số nước ra khỏi khối này như Ni-giê-ri-a và Vê-nê-xu-ê-la. Trong bối cảnh đó, quyết định hạn chế tăng sản lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga có thể hỗ trợ cho OPEC. Kết quả của đường lối này, theo một số nhà phân tích, có thể là các nước trong khối A-rập sẽ khôi phục lại quan hệ với Nga như với một đồng minh thân thiện và ảnh hưởng của Nga trong khối A-rập theo đó cũng gia tăng. Có một số dấu hiệu trên phương diện kinh tế đang chứng tỏ xu hướng này. Ví dụ hãng ?oLu-côi? của Nga là một trong số ít các công ty nước ngoài được quyền thăm dò và khai thác mỏ khí đốt dự báo có trữ lượng lớn tại A-rập Xê-út. Trong số này không có công ty nào của Mỹ.
    Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Pu-tin khi tiếp xúc với dân chúng đã nói rằng, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ trở thành một tư tưởng chỉ đạo mới của nhà nước, giúp thống nhất sức mạnh của nước Nga thời kỳ hậu Xô-viết. Nhiều tầng lớp dân chúng, đặc biệt là các doanh nhân Nga hết sức ủng hộ chủ trương này./.

  7. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có ?oHọc thuyết kinh tế toàn cầu Pu-tin?? ​
    Trong thời đại hiện nay, trên thế giới, cạnh tranh kinh tế đang có phần lấn lướt cuộc cạnh tranh về quân sự. Nếu như trước kia Nga và phương Tây luôn tranh đua hơn kém thông qua số đầu đạn hạt nhân, thì nay quyền lực đó lại thuộc về những đường ống dẫn dầu. Là một nước có tiềm năng nhiên liệu và năng lượng dồi dào, Nga có đủ khả năng để tham gia vào cuộc cạnh tranh kinh tế này với một vai trò lớn. Về phía đông, Nga có dầu lửa vùng Xi-bi-ri, phía Tây và phần châu Âu, Nga có lợi thế trong việc cung cấp khí đốt thông qua tập đoàn Gaz-prôm. Ở phương Nam các tập đoàn năng lượng Nga đang tích cực tìm kiếm các cổ phần cung cấp điện tại Ac-mê-ni, Gru-di-a và Ca-dắc-xtan.
    Tại Nga, các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu nói đến một ?ohọc thuyết kinh tế toàn cầu mang tên Pu-tin?. Nếu như quả thật có một học thuyết như vậy thì nó không chỉ giới hạn ở ngành năng lượng. Tổng thống Nga và chính phủ mới của ông đang rất khuyến khích các công ty Nga hội nhập vào thị trường thế giới và chính sách này được giới kinh doanh Nga nhiệt liệt hưởng ứng. Ca-ha Ben-đu-kít-de, người đứng đầu tập đoàn chế tạo máy lớn nhất tại Nga nhận thức rằng: ?oNếu anh không vươn ra thị trường thế giới thì các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ tấn công anh ngay tại thị trường truyền thống trong nước của anh. Nói cách khác, nếu không tham gia vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu thì anh sẽ bị thua ngay trên sân nhà?. Ben-đu-kít-de là một trong những người soạn thảo một bộ luật mới của Nga sẽ có hiệu lực sau mấy tháng nữa. Luật này giảm những quy định đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Nga. Song nhiều nhà kinh doanh cỡ lớn của Nga không chờ đến khi luật ban hành đã cố gắng tham gia vào thị trường toàn cầu bằng nguồn vốn của mình và cả nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài.
    Đầu năm nay công ty ?oThép miền Bắc? của Nga đã mua lại công ty sản xuất thép Rouge Industries tại bang Mi-chi-gân của Mỹ với giá 286 triệu đô-la. Hãng ?oNô-rin-xki Ni-ken? cũng đã dùng 1,16 tỷ USD vay của City-group để mua 20% cổ phần của công ty khai thác vàng Nam Phi Gold Fields. Cho đến thời điểm này đây là thương vụ lớn nhất của các công ty Nga đầu tư ra nước ngoài. Để thấy hết được sự mạnh bạo của giới kinh doanh Nga cần hiểu rõ hiện trạng của nước Nga ngày nay. Nga hiện chưa có các chương trình lớn của nhà nước trợ giúp cho hoạt động xuất khẩu và đầu tư như tại Mỹ và Đức. Chính phủ Nga không bỏ tiền cho mục đích này và cũng không bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động nói trên. Chính vì vậy, những doanh nghiệp nào ?odấn thân? vào cuộc tìm kiếm cổ phần nước ngoài đều phải trả lãi vay cao hơn so với các đối thủ ngoại quốc.
    Về phần mình, ban lãnh đạo Nga cũng bắt đầu tiến hành các bước đi đáng chú ý nhằm chiếm vai trò trung gian trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC. Mới đây Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nga Ghéc-man Greph đã có một tuyên bố gây xôn xao dư luận. Greph nói rằng năm nay sẽ là năm cuối cùng Nga để lượng dầu xuất khẩu của mình tăng cao như vậy. Ngay năm 2004 này Nga cũng sẽ khống chế mức tăng trưởng xuất khẩu dầu ở con số 14% và xuất tối đa 266 triệu tấn. Trong những năm tới chỉ số tăng trưởng đó sẽ chỉ ở mức 2%/năm. Một tuyên bố như vậy không làm Mỹ hài lòng và về thực chất cho thấy Nga đang xích lại gần OPEC. Các nước OPEC hiện đang hạn chế sản lượng khai thác để nâng giá dầu, nhằm đối phó với nỗ lực của Mỹ hạ giá đồng đô-la trên thị trường thế giới hiện nay.
    OPEC hiện đang trong thời kỳ khó khăn, trước hết là do cuộc khủng hoảng tiến trình hoà bình tại Trung Đông. Đồng thời ngay trong nội khối cũng đang hình thành và gia tăng một lực ly tâm có thể bứt một số nước ra khỏi khối này như Ni-giê-ri-a và Vê-nê-xu-ê-la. Trong bối cảnh đó, quyết định hạn chế tăng sản lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga có thể hỗ trợ cho OPEC. Kết quả của đường lối này, theo một số nhà phân tích, có thể là các nước trong khối A-rập sẽ khôi phục lại quan hệ với Nga như với một đồng minh thân thiện và ảnh hưởng của Nga trong khối A-rập theo đó cũng gia tăng. Có một số dấu hiệu trên phương diện kinh tế đang chứng tỏ xu hướng này. Ví dụ hãng ?oLu-côi? của Nga là một trong số ít các công ty nước ngoài được quyền thăm dò và khai thác mỏ khí đốt dự báo có trữ lượng lớn tại A-rập Xê-út. Trong số này không có công ty nào của Mỹ.
    Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Pu-tin khi tiếp xúc với dân chúng đã nói rằng, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ trở thành một tư tưởng chỉ đạo mới của nhà nước, giúp thống nhất sức mạnh của nước Nga thời kỳ hậu Xô-viết. Nhiều tầng lớp dân chúng, đặc biệt là các doanh nhân Nga hết sức ủng hộ chủ trương này./.

  8. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    [B] Ramzan - quá trẻ để làm tổng thống Chechnya?[/B]
    Cái chết của Tổng thống Chechnya Akhmad Kadyrov trong vụ khủng bố tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9.5 ở Grozny đã làm thay đổi cục diện lực lượng tại Bắc Kavkaz. Đặt nền tảng cho toàn bộ chính quyền Chechnya, ông Kadyrov là nhà lãnh đạo hầu như không thể thay thế. Rất khó đoán biết lần này Kremlin sẽ đặt hy vọng vào nhân vật nào.
    Phương án Ramzan

    Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Trung ương Nga Aleksandr Veshnyakov tuyên bố, cuộc bầu cử tổng thống mới của Chechnya sẽ không được tiến hành chậm hơn ngày chủ nhật đầu tiên của tháng chín (5.9). Tuyên bố của ông Veshnyakov thể hiện rõ quan điểm của Kremlin: Kế nhiệm ông Kadyrov phải là người được nhân dân Chechnya bầu, chứ không phải người do Nga bổ nhiệm, đồng thời bác bỏ những tin đồn của báo chí về việc Chechnya sẽ được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của tổng thống.
    Không loại trừ những đối thủ đã từng đua tranh chiếc ghế tổng thống với ông Kadyrov hồi tháng 10 năm ngoái là đại biểu quốc hội Nga Aslambek Aslakhanov và nhà doanh nghiệp Malik Saidullayev sẽ lại ra tranh cử lần này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng uy tín của họ trong con mắt người dân Chechnya đã bị giảm sút nghiêm trọng, sau khi họ từ chối tham gia vào cuộc bầu cử lần trước. Dẫu vậy phương án một trong hai người này nắm quyền với sự trợ giúp của một số cơ cấu liên bang có toàn quyền trong một số lĩnh vực nào đó có thể được chính quyền Nga coi trọng hơn là việc tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một người, giống như dưới thời Kadyrov.
    Điện Kremlin cần gấp rút tìm ra một người thay thế xứng đáng vị tổng thống xấu số. Con trai của ông - chàng trai 27 tuổi Ramzan không thể ra tranh cử vào năm nay, vì hiến pháp của nước cộng hoà quy định công dân phải trên 30 tuổi mới được làm tổng thống. Nhưng dù thế nào thì Ramzan vẫn sẽ là một trong những nhân vật chủ chốt của Chechnya. Dưới trướng của anh có hàng nghìn người được vũ trang và họ sẽ có phản ứng không lường hết được nếu như anh ta bị gạt khỏi quyền lực. Bên cạnh đó cuộc diện kiến của anh ta với Tổng thống Putin tại Điện Kremlin vào đúng ngày cha anh bị sát hại cho thấy chính quyền Nga đặt những kỳ vọng nghiêm túc trong tương lai lên vai của Kadyrov con. Điều đó được thể hiện qua việc bổ nhiệm Ramzan làm phó thủ tướng. Các nhà phân tích không loại trừ trường hợp là vì Ramzan mà có thể xem xét lại hiến pháp của Chechnya.
    Địch trong hàng ngũ ta
    Cái chết của ông Kadyrov không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị ở Chechnya, mà còn làm thay đổi toàn bộ tình hình, bởi vụ khủng bố làm tiêu tan khát vọng duy trì ổn định mà Điện Kremlin đặt cược vào ông Kadyrov. Dư luận lo ngại rằng tình hình ở đây có thể leo thang vì phiến quân sẽ hoạt động trở lại.
    Vụ khủng bố ở Grozny cho thấy, mặc dù lực lượng đặc nhiệm do Ramzan Kadyrov chỉ huy thực hiện tốt chiến dịch tiễu trừ phiến quân, nhưng lại thất bại trong nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ an toàn cho tổng thống. Cơ quan điều tra khẳng định rằng quả mìn sát hại ông Kadyrov đã được đặt vào sân vận động Dinamo từ vài tháng trước và nếu không có sự tiếp tay của bảo vệ, thì không thể làm được. Tính nghiệp dư (hoặc sự vô trách nhiệm) của lực lượng đặc nhiệm còn được thể hiện ở chỗ khi rà soát sân vận động sau sự cố, công binh và chó nghiệp vụ còn phát hiện ra một quả bom tự tạo nữa. Nó lọt vào đây bằng cách nào vẫn còn là câu hỏi của các nhà điều tra.
    Phó Tổng Chưởng lý LB Nga Sergei Fridinsky, người đứng đầu cuộc điều tra, khẳng định rằng trong "hàng ngũ ta" có những kẻ tiếp tay cho bọn khủng bố. "Người ngoài không thể chuẩn bị được vụ khủng bố và cũng không thể kích hoạt được quả mìn. Do vậy việc điều tra chủ yếu sẽ xoay quanh những người được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh và những công nhân xây dựng đã tham gia vào quá trình sửa chữa nâng cấp sân vận động" - ông Fridinsky tuyên bố.
    Theo vị Phó Tổng Chưởng lý, cuộc khủng bố vừa qua thực ra không nhằm thủ tiêu Tổng thống Kadyrov, mà vào bất cứ ai có mặt trên khán đài, vì quả mìn được đặt vào đó từ rất lâu. Ông Kadyrov đến dự cuộc mít tinh hoàn toàn do sự run rủi của số phận. Ông Rudnik Dudaev, Thư ký Hội đồng An ninh Chechnya, cho hay theo kế hoạch ngày hôm đó ông Kadyrov dự lễ diễu binh tại sân bay Severnyi, nhưng không hiểu sao ông lại thay đổi ý định. Sự thay đổi đó đã kéo theo biến cố lịch sử không ai ngờ tới được. Quỳnh An dịch
  9. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    [B] Ramzan - quá trẻ để làm tổng thống Chechnya?[/B]
    Cái chết của Tổng thống Chechnya Akhmad Kadyrov trong vụ khủng bố tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9.5 ở Grozny đã làm thay đổi cục diện lực lượng tại Bắc Kavkaz. Đặt nền tảng cho toàn bộ chính quyền Chechnya, ông Kadyrov là nhà lãnh đạo hầu như không thể thay thế. Rất khó đoán biết lần này Kremlin sẽ đặt hy vọng vào nhân vật nào.
    Phương án Ramzan

    Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Trung ương Nga Aleksandr Veshnyakov tuyên bố, cuộc bầu cử tổng thống mới của Chechnya sẽ không được tiến hành chậm hơn ngày chủ nhật đầu tiên của tháng chín (5.9). Tuyên bố của ông Veshnyakov thể hiện rõ quan điểm của Kremlin: Kế nhiệm ông Kadyrov phải là người được nhân dân Chechnya bầu, chứ không phải người do Nga bổ nhiệm, đồng thời bác bỏ những tin đồn của báo chí về việc Chechnya sẽ được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của tổng thống.
    Không loại trừ những đối thủ đã từng đua tranh chiếc ghế tổng thống với ông Kadyrov hồi tháng 10 năm ngoái là đại biểu quốc hội Nga Aslambek Aslakhanov và nhà doanh nghiệp Malik Saidullayev sẽ lại ra tranh cử lần này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng uy tín của họ trong con mắt người dân Chechnya đã bị giảm sút nghiêm trọng, sau khi họ từ chối tham gia vào cuộc bầu cử lần trước. Dẫu vậy phương án một trong hai người này nắm quyền với sự trợ giúp của một số cơ cấu liên bang có toàn quyền trong một số lĩnh vực nào đó có thể được chính quyền Nga coi trọng hơn là việc tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một người, giống như dưới thời Kadyrov.
    Điện Kremlin cần gấp rút tìm ra một người thay thế xứng đáng vị tổng thống xấu số. Con trai của ông - chàng trai 27 tuổi Ramzan không thể ra tranh cử vào năm nay, vì hiến pháp của nước cộng hoà quy định công dân phải trên 30 tuổi mới được làm tổng thống. Nhưng dù thế nào thì Ramzan vẫn sẽ là một trong những nhân vật chủ chốt của Chechnya. Dưới trướng của anh có hàng nghìn người được vũ trang và họ sẽ có phản ứng không lường hết được nếu như anh ta bị gạt khỏi quyền lực. Bên cạnh đó cuộc diện kiến của anh ta với Tổng thống Putin tại Điện Kremlin vào đúng ngày cha anh bị sát hại cho thấy chính quyền Nga đặt những kỳ vọng nghiêm túc trong tương lai lên vai của Kadyrov con. Điều đó được thể hiện qua việc bổ nhiệm Ramzan làm phó thủ tướng. Các nhà phân tích không loại trừ trường hợp là vì Ramzan mà có thể xem xét lại hiến pháp của Chechnya.
    Địch trong hàng ngũ ta
    Cái chết của ông Kadyrov không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị ở Chechnya, mà còn làm thay đổi toàn bộ tình hình, bởi vụ khủng bố làm tiêu tan khát vọng duy trì ổn định mà Điện Kremlin đặt cược vào ông Kadyrov. Dư luận lo ngại rằng tình hình ở đây có thể leo thang vì phiến quân sẽ hoạt động trở lại.
    Vụ khủng bố ở Grozny cho thấy, mặc dù lực lượng đặc nhiệm do Ramzan Kadyrov chỉ huy thực hiện tốt chiến dịch tiễu trừ phiến quân, nhưng lại thất bại trong nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ an toàn cho tổng thống. Cơ quan điều tra khẳng định rằng quả mìn sát hại ông Kadyrov đã được đặt vào sân vận động Dinamo từ vài tháng trước và nếu không có sự tiếp tay của bảo vệ, thì không thể làm được. Tính nghiệp dư (hoặc sự vô trách nhiệm) của lực lượng đặc nhiệm còn được thể hiện ở chỗ khi rà soát sân vận động sau sự cố, công binh và chó nghiệp vụ còn phát hiện ra một quả bom tự tạo nữa. Nó lọt vào đây bằng cách nào vẫn còn là câu hỏi của các nhà điều tra.
    Phó Tổng Chưởng lý LB Nga Sergei Fridinsky, người đứng đầu cuộc điều tra, khẳng định rằng trong "hàng ngũ ta" có những kẻ tiếp tay cho bọn khủng bố. "Người ngoài không thể chuẩn bị được vụ khủng bố và cũng không thể kích hoạt được quả mìn. Do vậy việc điều tra chủ yếu sẽ xoay quanh những người được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh và những công nhân xây dựng đã tham gia vào quá trình sửa chữa nâng cấp sân vận động" - ông Fridinsky tuyên bố.
    Theo vị Phó Tổng Chưởng lý, cuộc khủng bố vừa qua thực ra không nhằm thủ tiêu Tổng thống Kadyrov, mà vào bất cứ ai có mặt trên khán đài, vì quả mìn được đặt vào đó từ rất lâu. Ông Kadyrov đến dự cuộc mít tinh hoàn toàn do sự run rủi của số phận. Ông Rudnik Dudaev, Thư ký Hội đồng An ninh Chechnya, cho hay theo kế hoạch ngày hôm đó ông Kadyrov dự lễ diễu binh tại sân bay Severnyi, nhưng không hiểu sao ông lại thay đổi ý định. Sự thay đổi đó đã kéo theo biến cố lịch sử không ai ngờ tới được. Quỳnh An dịch
  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Pháp, Nga, Canađa không có kế hoạch đưa quân tới Irắc
    Hà Nội (TTXVN) - Ngoại trưởng ba nước Pháp, Nga và Canađa đã ra tuyên bố khẳng định các nước này sẽ tham gia công cuộc tái thiết Irắc sau chiến tranh, nhưng không có kế hoạch đưa quân tới Irắc, kể cả sau khi chính quyền lâm thời Irắc tiếp quản quyền điều hành đất nước vào ngày 30/6 tới.
    Bên lề hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước phát triển (G-8) ở Oasinhtơn, Cả Pháp và Nga đều bày tỏ sẵn sàng thảo luận bất kỳ nghị quyết nào của Liên Hợp Quốc để chấm dứt tình trạng rối loạn hiện nay ở Irắc. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Yuri Fedotov nhấn mạnh bất kỳ nghị quyết nào của LHQ về Irắc cũng phải vạch ra được khuôn khổ cho một giải pháp về vấn đề này và Nga muốn chính phủ chuyển tiếp của Irắc sẽ điều hành đất nước cho tới khi tiến hành tổng tuyển cử.
    Ngoại trưởng Pháp Michel Barnier cho biết Pháp sẵn sàng hợp tác "với tinh thần tích cực" về một nghị quyết của LHQ, đồng thời khẳng định chỉ có chính phủ Irắc điều hành các công việc của Irắc. Theo ông Barnier, Bátđa phải có quyền chỉ huy các lực lượng Irắc và có tiếng nói trong việc quyết định cho lực lượng đa quốc gia hoạt động ở Irắc như thế nào.
    Cũng bên lề hội nghị, 4 nước gồm Mỹ, Anh, Italia và Nhật Bản tuyên bố sẽ rút quân khỏi Irắc nếu chính quyền lâm thời mới của Irắc đưa ra đề nghị trên. Ngoại trưởng Italia Franco Frattini cho biết nếu không được sự cho phép của Irắc, quân đội Italia sẽ rút khỏi lực lượng liên quân do Mỹ cầm đầu sau thời điểm 30/6. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cho rằng ít có khả năng chính quyền lâm thời Irắc đưa ra đề nghị như vậy.
    Tình trạng lính Mỹ ngược đãi tù nhân Irắc cũng khiến chính phủ Đan Mạch bối rối trong việc quyết định có nên kéo dài sự hiện diện của 1.000 binh sĩ nước này ở Irắc sau ngày 30/6 hay không.
    Trong khi đó, các cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng trung thành với giáo sĩ dòng Hồi giáo Shiite Moqtada Sadr và lực lượng Mỹ ở thánh địa Nagiáp trong ngày 14/5 đã làm ít nhất 10 tay súng Irắc thiệt mạng. Tại thánh địa Cabala, các tay súng ủng hộ giáo sĩ Sadr đã đột nhập một đồn cảnh sát và cướp đi nhiều khẩu súng.
    Cùng ngày, các tay súng dòng Shiite đã dùng súng phóng lựu tấn công văn phòng của chính quyền dân sự do Mỹ cầm đầu ở thành phố Nasiriya (miền Nam Irắc). Sau hơn một giờ giao tranh với lính Italia và các nhân viên an ninh Philíppin, các tay súng đã chiếm văn phòng này.
    Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công có 20 nhân viên quốc tế và 4 nhà báo Italia trong tòa nhà này, song chưa có thông tin về số thương vong. Trước đó vài giờ, một nhóm tay súng Irắc mang súng phóng lựu đã đột nhập các văn phòng của chính quyền thành phố ở trung tâm Nasiriya và chiếm các văn phòng này./.

Chia sẻ trang này