1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nga dự định tăng sản lượng dầu mỏ

    Bộ trưởng Tài chính Nga Aleksey Kudrin vừa cho biết, Nga dự định tăng sản lượng dầu mỏ để tận dụng cơ hội giá dầu thô đang ở mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới.
    Bộ trưởng Kudrin nói Nga cho rằng, trong bối cảnh giá dầu cao hiện nay (trên 40 USD/thùng) không nên tiếp tục hạn chế sản lượng dầu như cách các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang thực hiện. Nga sẽ tăng sản lượng nếu giá dầu tiếp tục cao và tình hình cho phép.
    Trước đó, hồi đầu tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã kêu gọi tăng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga.
    Dầu mỏ là mặt hàng chủ yếu trong hàng hoá xuất khẩu của Nga và hiện Nga là nước có sản lượng dầu mỏ đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Arập Xêút. Từ tháng 4 năm nay, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga đạt 9 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua (từ sau khi Liên Xô tan rã).

  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    WB kêu gọi Nga tăng cường cải cách kinh tế

    Ngày 3/6, phát biểu tại Moscow, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Wolfensohn tuyên bố tổ chức tài chính này sẽ cấp cho Nga khoản vay khoảng 1,5 tỷ USD trong 3 năm tới để thúc đẩy cuộc cải cách kinh tế ở Nga.
    Chủ tịch Wolfensohn hoan nghênh mục tiêu tới năm 2010 Nga sẽ tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề ra. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh quá trình cải cách kinh tế đòi hỏi phải tiến hành đồng thời các cuộc cải cách đồng bộ về bộ máy quản lý, đấu tranh chống tham nhũng và hệ thống tư pháp.
    Đề cập các khoản nợ của Irắc, ông Wolfensohn đã nhắc lại đề Nga tái cơ cấu khoản tiền 8 tỷ USD Iraq nợ Nga, và cam kết nếu Iraq giảm được nợ xuống mức tương đương 5-6% GDP, WB có thể sẽ xóa nợ cho nước này.
    Nga chính thức gia nhập WB năm 1992 và quan hệ giữa hai bên không ngừng được cải thiện gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế ở Nga. Trong vòng 10 năm (1992-2002), WB đã giải ngân cho Nga 50 khoản vay với tổng trị giá 10 tỷ USD.

  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    WB kêu gọi Nga tăng cường cải cách kinh tế

    Ngày 3/6, phát biểu tại Moscow, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Wolfensohn tuyên bố tổ chức tài chính này sẽ cấp cho Nga khoản vay khoảng 1,5 tỷ USD trong 3 năm tới để thúc đẩy cuộc cải cách kinh tế ở Nga.
    Chủ tịch Wolfensohn hoan nghênh mục tiêu tới năm 2010 Nga sẽ tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề ra. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh quá trình cải cách kinh tế đòi hỏi phải tiến hành đồng thời các cuộc cải cách đồng bộ về bộ máy quản lý, đấu tranh chống tham nhũng và hệ thống tư pháp.
    Đề cập các khoản nợ của Irắc, ông Wolfensohn đã nhắc lại đề Nga tái cơ cấu khoản tiền 8 tỷ USD Iraq nợ Nga, và cam kết nếu Iraq giảm được nợ xuống mức tương đương 5-6% GDP, WB có thể sẽ xóa nợ cho nước này.
    Nga chính thức gia nhập WB năm 1992 và quan hệ giữa hai bên không ngừng được cải thiện gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế ở Nga. Trong vòng 10 năm (1992-2002), WB đã giải ngân cho Nga 50 khoản vay với tổng trị giá 10 tỷ USD.

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga thăm Mexico
    Tổng thống Nga, Vladimir Putin hôm qua đã đến thủ đô Mexico City, bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày của một nguyên thủ quốc gia Nga đầu tiên tới Mexico, theo lời mời của Tổng thống Mexico Vicente Fox Quesada.
    Tổng thống Mexico nhận định đây sẽ là dấu son mở ra một giai đoạn mới về hợp tác kinh tế, xây dựng các mối quan hệ quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương giữa hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là cách nhìn nhận về những vấn đề của thế giới đương đại.
    Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga và Mexico chia sẻ định hướng xây dựng một hệ thống các mối quan hệ quốc tế có ý kiến đóng góp của tất cả mọi thành viên của cộng đồng; cùng theo đuổi các mục đích duy trì tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện các cơ chế thị trường, củng cố nền dân chủ liên bang và bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia.
    Cùng ngày, hai tổng thống đã tiến hành hội đàm chính thức tập trung vào các biện pháp thúc đẩy quan hệ liên kết sẽ được thể hiện qua sáu văn bản hợp tác song phương và tuyên bố chung giữa hai bên.
    Hợp tác song phương của Nga và Mexico thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo với trên 2.000 sinh viên Mexico đã tốt nghiệp tại các trường đại học Nga và 500 nhà khoa học, nghiên cứu và giáo sư Nga đang làm việc tại Mexico.

  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga thăm Mexico
    Tổng thống Nga, Vladimir Putin hôm qua đã đến thủ đô Mexico City, bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày của một nguyên thủ quốc gia Nga đầu tiên tới Mexico, theo lời mời của Tổng thống Mexico Vicente Fox Quesada.
    Tổng thống Mexico nhận định đây sẽ là dấu son mở ra một giai đoạn mới về hợp tác kinh tế, xây dựng các mối quan hệ quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương giữa hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là cách nhìn nhận về những vấn đề của thế giới đương đại.
    Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga và Mexico chia sẻ định hướng xây dựng một hệ thống các mối quan hệ quốc tế có ý kiến đóng góp của tất cả mọi thành viên của cộng đồng; cùng theo đuổi các mục đích duy trì tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện các cơ chế thị trường, củng cố nền dân chủ liên bang và bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia.
    Cùng ngày, hai tổng thống đã tiến hành hội đàm chính thức tập trung vào các biện pháp thúc đẩy quan hệ liên kết sẽ được thể hiện qua sáu văn bản hợp tác song phương và tuyên bố chung giữa hai bên.
    Hợp tác song phương của Nga và Mexico thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo với trên 2.000 sinh viên Mexico đã tốt nghiệp tại các trường đại học Nga và 500 nhà khoa học, nghiên cứu và giáo sư Nga đang làm việc tại Mexico.

  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Đại sứ Liên bang Nga tham gia bàn tròn trực tuyến

    (VietNamNet) - Trước thềm Quốc khánh Liên bang Nga (12/6), VietNamNet đã mời Ngài A. A. Tatarinov, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền LB Nga tại VN, Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Chủ nhiệm khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao VN thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế cùng người dẫn chương trình, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập VietNamNet - đã tham gia bàn tròn trực tuyến xung quanh tình hình nước Nga, mối quan hệ Việt - Nga và nhiều lĩnh vực khác.
    Xét về vị trí địa lý, nước Nga ở rất xa Việt Nam. Không chỉ xa về khoảng cách mà còn là vì đường đi lại rất khó khăn. Đi Moscow bằng tàu hoả phải mất cả tuần lễ. Còn bằng đường hàng không thì mất cả nửa ngày ngồi trên máy bay. Đó là bây giờ, chứ cách đây chừng tám, chín chục năm thì ngay cả cái tên nước Nga cũng chẳng ai biết đến.. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam đầu tiên đến với nước Nga lại đi qua đường... Pháp.

    Nhưng khoảng cách xa vời vợi đã không thể ngăn được hai dân tộc đến với nhau. Chẳng hiểu sao trong lịch sử hai dân tộc lại có một điểm tương đồng là luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách do thiên tai và địch hoạ đưa lại. Chính trong những lúc khó khăn, hai dân tộc đã đến với nhau, chân thành, vô tư và hào hiệp. Ngạn ngữ Việt Nam nói: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Ngạn ngữ Nga thì nói: "Chỉ trong hoạn nạn mới biết bạn bè" Có lẽ đó chính là lý do tại sao, mối quan hệ giữa hai dân tộc lại nẩy nở một cách hết sức tự nhiên và lại thuỷ chung, trong sáng, bền chặt đến vậy.
    Đối với đa số người Việt Nam, Liên Xô, sau đó là Nga, không chỉ là tên của một quốc gia, một dân tộc mà còn là một điều gì đó vừa cụ thể lại vừa khó có thể diễn tả bằng lời. Trong sâu thẳm tâm hồn nhiều người Việt luôn có một góc sáng mang tên: nước Nga. Đó có thể là hình ảnh về những cánh rừng bạch dương tha thướt, dòng sông Volga với những điệu nhạc Nga đằm thắm trữ tình. Đó có thể là những vần thơ của Puskin bất hủ, hoặc hình ảnh những người chiến sĩ Hồng quân tung vó ngựa trên thảo nguyên...Nhiều hơn tất cả, đó là tâm hồn, tính cách hào hiệp, những gương mặt đôn hậu của những người Nga dù chỉ gặp đôi lần, khi những người Việt Nam sang học tập ở nước bạn, hoặc khi những người Nga sang giúp chúng ta trong thời kỳ chiến tranh giải phóng. Nhiều người thậm chí còn chưa bao giờ đặt chân lên đất Nga, chỉ sự gặp gỡ người Nga trong trang sách, bộ phim hoặc qua những câu chuyện kể...nhưng cũng giữ trong tâm trí những hình ảnh đẹp về đất nước này.
    Vượt qua thời gian, vượt qua thử thách, tình cảm đó đã hun đúc, kết tinh thành một tài sản vô cùng to lớn và vô cùng quý giá, hiếm thấy trong các mối quan hệ thông thường giữa các dân tộc. Chính tài sản to lớn và quý giá ấy đã là bệ phóng và sự đảm bảo cho những bước phát triển của mỗi nước, nhất là Việt Nam. Biết bao công trình mọc lên trên đất nước ta đều có dấu ấn của CCCP, của Rossia, hàng vạn cán bộ Việt Nam đã trưởng thành từ các nhà trường của nước Nga.
    Vào những năm 1990, Liên Xô sụp đổ, nước Nga trải qua những biến động to lớn về chính trị, xã hội, kinh tế... Những người dân Nga phải vật lộn với những khó khăn to lớn để tồn tại. Việt Nam cũng phải vươn lên tự cứu lấy mình, tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Mối quan hệ giữa hai nước bước vào thời kỳ trầm lắng, thậm chí giá băng. Nhưng đó chỉ là khoảng lặng tạm thời. Ngay sau khi qua được điểm "cực tiểu", mối quan hệ giữa hai nước dần được khôi phục trở lại. Những đoàn Đại biểu cấp cao của hai bên lại thăm viếng lẫn nhau, gần đây nhất là chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đức Lương đến Liên bang (LB) Nga. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển mới. Năm 2003, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 651 triệu USD, nhưng chiếm 0,43% tổng kim ngạch buôn bán của LB Nga và 2% của Việt Nam. Nga có 46 dự án đầu tư ở Việt Nam, với tổng số vốn đạt 251 triệu USD. Việt Nam đã đầu tư 11 dự án ở Nga với số vốn 33 triệu USD. Hiện có tới 4.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở các nhà trường của Liên bang Nga.

    Những con số đó quả là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, như lãnh đạo hai nước đã nhiều lần nhấn mạnh, hợp tác kinh tế nói chung, trao đổi buôn bán giữa hai nước vẫn đứng ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của mỗi nước và càng chưa xứng với những khối tài sản to lớn dựa trên nền tảng tình cảm và sự đồng cảm giữa hai dân tộc. Điều gì đang cản trở sự hợp tác đó? Phải làm gì để tạo ra một xung lực mới cho sự hợp tác đó?
    Toàn bộ nội dung cuộc bàn tròn trực tuyến này, chúng tôi sẽ cập nhật đến quý vị và các bạn trong thời gian sớm nhất.

  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Đại sứ Liên bang Nga tham gia bàn tròn trực tuyến

    (VietNamNet) - Trước thềm Quốc khánh Liên bang Nga (12/6), VietNamNet đã mời Ngài A. A. Tatarinov, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền LB Nga tại VN, Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Chủ nhiệm khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao VN thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế cùng người dẫn chương trình, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập VietNamNet - đã tham gia bàn tròn trực tuyến xung quanh tình hình nước Nga, mối quan hệ Việt - Nga và nhiều lĩnh vực khác.
    Xét về vị trí địa lý, nước Nga ở rất xa Việt Nam. Không chỉ xa về khoảng cách mà còn là vì đường đi lại rất khó khăn. Đi Moscow bằng tàu hoả phải mất cả tuần lễ. Còn bằng đường hàng không thì mất cả nửa ngày ngồi trên máy bay. Đó là bây giờ, chứ cách đây chừng tám, chín chục năm thì ngay cả cái tên nước Nga cũng chẳng ai biết đến.. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam đầu tiên đến với nước Nga lại đi qua đường... Pháp.

    Nhưng khoảng cách xa vời vợi đã không thể ngăn được hai dân tộc đến với nhau. Chẳng hiểu sao trong lịch sử hai dân tộc lại có một điểm tương đồng là luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách do thiên tai và địch hoạ đưa lại. Chính trong những lúc khó khăn, hai dân tộc đã đến với nhau, chân thành, vô tư và hào hiệp. Ngạn ngữ Việt Nam nói: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Ngạn ngữ Nga thì nói: "Chỉ trong hoạn nạn mới biết bạn bè" Có lẽ đó chính là lý do tại sao, mối quan hệ giữa hai dân tộc lại nẩy nở một cách hết sức tự nhiên và lại thuỷ chung, trong sáng, bền chặt đến vậy.
    Đối với đa số người Việt Nam, Liên Xô, sau đó là Nga, không chỉ là tên của một quốc gia, một dân tộc mà còn là một điều gì đó vừa cụ thể lại vừa khó có thể diễn tả bằng lời. Trong sâu thẳm tâm hồn nhiều người Việt luôn có một góc sáng mang tên: nước Nga. Đó có thể là hình ảnh về những cánh rừng bạch dương tha thướt, dòng sông Volga với những điệu nhạc Nga đằm thắm trữ tình. Đó có thể là những vần thơ của Puskin bất hủ, hoặc hình ảnh những người chiến sĩ Hồng quân tung vó ngựa trên thảo nguyên...Nhiều hơn tất cả, đó là tâm hồn, tính cách hào hiệp, những gương mặt đôn hậu của những người Nga dù chỉ gặp đôi lần, khi những người Việt Nam sang học tập ở nước bạn, hoặc khi những người Nga sang giúp chúng ta trong thời kỳ chiến tranh giải phóng. Nhiều người thậm chí còn chưa bao giờ đặt chân lên đất Nga, chỉ sự gặp gỡ người Nga trong trang sách, bộ phim hoặc qua những câu chuyện kể...nhưng cũng giữ trong tâm trí những hình ảnh đẹp về đất nước này.
    Vượt qua thời gian, vượt qua thử thách, tình cảm đó đã hun đúc, kết tinh thành một tài sản vô cùng to lớn và vô cùng quý giá, hiếm thấy trong các mối quan hệ thông thường giữa các dân tộc. Chính tài sản to lớn và quý giá ấy đã là bệ phóng và sự đảm bảo cho những bước phát triển của mỗi nước, nhất là Việt Nam. Biết bao công trình mọc lên trên đất nước ta đều có dấu ấn của CCCP, của Rossia, hàng vạn cán bộ Việt Nam đã trưởng thành từ các nhà trường của nước Nga.
    Vào những năm 1990, Liên Xô sụp đổ, nước Nga trải qua những biến động to lớn về chính trị, xã hội, kinh tế... Những người dân Nga phải vật lộn với những khó khăn to lớn để tồn tại. Việt Nam cũng phải vươn lên tự cứu lấy mình, tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Mối quan hệ giữa hai nước bước vào thời kỳ trầm lắng, thậm chí giá băng. Nhưng đó chỉ là khoảng lặng tạm thời. Ngay sau khi qua được điểm "cực tiểu", mối quan hệ giữa hai nước dần được khôi phục trở lại. Những đoàn Đại biểu cấp cao của hai bên lại thăm viếng lẫn nhau, gần đây nhất là chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đức Lương đến Liên bang (LB) Nga. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển mới. Năm 2003, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 651 triệu USD, nhưng chiếm 0,43% tổng kim ngạch buôn bán của LB Nga và 2% của Việt Nam. Nga có 46 dự án đầu tư ở Việt Nam, với tổng số vốn đạt 251 triệu USD. Việt Nam đã đầu tư 11 dự án ở Nga với số vốn 33 triệu USD. Hiện có tới 4.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở các nhà trường của Liên bang Nga.

    Những con số đó quả là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, như lãnh đạo hai nước đã nhiều lần nhấn mạnh, hợp tác kinh tế nói chung, trao đổi buôn bán giữa hai nước vẫn đứng ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của mỗi nước và càng chưa xứng với những khối tài sản to lớn dựa trên nền tảng tình cảm và sự đồng cảm giữa hai dân tộc. Điều gì đang cản trở sự hợp tác đó? Phải làm gì để tạo ra một xung lực mới cho sự hợp tác đó?
    Toàn bộ nội dung cuộc bàn tròn trực tuyến này, chúng tôi sẽ cập nhật đến quý vị và các bạn trong thời gian sớm nhất.

  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga sẽ không tham gia lực lượng đa quốc gia tại Iraq



    Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh có chừng mực nghị quyết mới về Iraq vừa được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua hôm 8.6, trong đó công nhận chủ quyền của Chính phủ Iraq sẽ tiếp nhận quyền lực sau ngày 30.6, dọn đường cho các cuộc bầu cử vào năm tới.
    Ngoài ra, nghị quyết mới cho phép lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu ở lại Iraq đến cuối tháng 1-2006 và cũng trao cho Chính phủ Iraq quyền yêu cầu lực lượng liên quân rời khỏi Iraq.

    Trong khi Mỹ và Anh tỏ ra lạc quan về sự ra đời của nghị quyết mới, một số thành viên Hội đồng Bảo an, như Pháp, vẫn thận trọng cho rằng bản dự thảo trên không đủ bảo đảm thành công cho chính phủ lâm thời Iraq vốn chưa chiếm được lòng tin của người dân nước này.

    Đại sứ Algeria tại Liên Hợp Quốc Abdallah Baali cảnh báo Iraq vẫn còn đầy rẫy nguy hiểm và bất ổn và nghị quyết trên không giải quyết được hết những vấn đề này.

    Ngoài ra, hiện chưa rõ các nước sẽ phản ứng như thế nào trước lời kêu gọi đóng góp quân và tiền cho công việc tái thiết Iraq. Trước mắt, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Yury Fedotov hôm 9.6 cho biết nước này hiện không có kế hoạch tham gia vào lực lượng đa quốc gia ở Iraq.

  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga sẽ không tham gia lực lượng đa quốc gia tại Iraq



    Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh có chừng mực nghị quyết mới về Iraq vừa được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua hôm 8.6, trong đó công nhận chủ quyền của Chính phủ Iraq sẽ tiếp nhận quyền lực sau ngày 30.6, dọn đường cho các cuộc bầu cử vào năm tới.
    Ngoài ra, nghị quyết mới cho phép lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu ở lại Iraq đến cuối tháng 1-2006 và cũng trao cho Chính phủ Iraq quyền yêu cầu lực lượng liên quân rời khỏi Iraq.

    Trong khi Mỹ và Anh tỏ ra lạc quan về sự ra đời của nghị quyết mới, một số thành viên Hội đồng Bảo an, như Pháp, vẫn thận trọng cho rằng bản dự thảo trên không đủ bảo đảm thành công cho chính phủ lâm thời Iraq vốn chưa chiếm được lòng tin của người dân nước này.

    Đại sứ Algeria tại Liên Hợp Quốc Abdallah Baali cảnh báo Iraq vẫn còn đầy rẫy nguy hiểm và bất ổn và nghị quyết trên không giải quyết được hết những vấn đề này.

    Ngoài ra, hiện chưa rõ các nước sẽ phản ứng như thế nào trước lời kêu gọi đóng góp quân và tiền cho công việc tái thiết Iraq. Trước mắt, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Yury Fedotov hôm 9.6 cho biết nước này hiện không có kế hoạch tham gia vào lực lượng đa quốc gia ở Iraq.

  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0

    Hai nghi phạm ám sát tổng thống Chechnya bị bắt
    [​IMG]

    Ramzan, 27 tuổi, con trai tổng thống Chechnya Akhmad Kadyrov.
    Hai nghi phạm, 28 tuổi và 22 tuổi, tham gia việc chuẩn bị và vận chuyển thuốc nổ trong vụ tấn công làm ông AkhmadKadyrov và 5 người thiệt mạng - Phó trưởng công tố Nga Sergei Fridinsky thông báo hôm qua.
    Ông Kadyrov khi đó đang tham dự lễ kỷ niệm 59 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Chỉ huy phiến quân Chechnya Shamil Basayev đã nhận trách nhiệm vụ tấn công Kadyrov, trong một tuyên bố trên website của tổ chức ly khai này, và nói rằng đó là ?omột chiến thắng nhỏ nhưng quan trọng?.
    Bầu cử tổng thống Chechnya sẽ diễn ra vào 29/8. Các đồng minh của ông Kadyrov (trong đó có con trai ông - Ramzan Kadyrov, đứng đầu cơ quan an ninh và hiện là phó thủ tướng nước này) đã chính thức chọn Alu Alkhanov làm ứng viên của họ.
    Alkhanov, 47 tuổi, là người phản đối cuộc chiến giành độc lập của Chechnya hồi những năm 1990. Ông được chỉ định làm bộ trưởng nội vụ tháng 4/2003.



Chia sẻ trang này