1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nga phóng tên lửa đẩy Prôtôn-M lên quỹ đạo
    17/06/2004 -- 16:37(GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Sáng 17/6, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Prôtôn-M đưa vệ tinh liên lạc viễn thông Intelsat-10 của Mỹ lên quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất theo Chương trình thương mại vũ trụ quốc tế.
    Sau khi được đưa lên quỹ đạo, vệ tinh Intelsat-10 sẽ phải sử dụng động cơ riêng để bay vào quỹ đạo đã định.
    Đây được coi là một trong số các vệ tinh liên lạc viễn thông hiện đại nhất thế giới có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ phát thanh, điện thoại, truy cập Internet bằng kỹ thuật số. Vệ tinh có khối lượng bay hơn 5,5 tấn và được trang bị 70 bộ tiếp sóng.
    Công ty liên doanh Nga-Mỹ "Dịch vụ phóng tàu vũ trụ quốc tế" chuyên thực hiện các hợp đồng dùng tên lửa đẩy Prôtôn-M của Nga để đưa các vệ tinh lên quỹ đạo. Trong hai năm 2004 và 2005, công ty này có kế hoạch thực hiện 10 vụ phóng thương mại bằng tên lửa Prôtôn-M./.

  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nổi cộm Cáp-ca-dơ ​

    Vấn đề Cáp-ca-dơ đang nổi lên như một trong những tâm điểm chú ý của các nhà phân tích chính trị thế giới. Từ sau khi Liên Xô tan rã nhiều vấn đề tranh cãi và mâu thuẫn về lãnh thổ và dân tộc có dịp phục hồi, một số trong đó đã biến thành những xung đột gây đổ máu. Đó là những mâu thuẫn Gru-di-a?"Nam Ô-xê-ti-a, Gru-di-a?"Áp-kha-di-a, Ác-mê-ni-a?"A-déc-bai-gian tại vùng Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc.

    Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình tại tất cả các vùng khủng hoảng kể trên đã ở trong tình trạng đóng băng. Hiệp định Bi-skếch về ngừng bắn tại Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc đã ký kết hơn 10 năm từ năm 1993 các hoạt động quân sự tại Ap-kha-dia đã chấm dứt, trước đó nữa là tại Nam Ô-xê-ti-a. Trong suốt thời gian nói trên tại khu vực này đã hình thành một sự ổn định nào đó tuy nguy cơ xung đột chưa hết.
    Tuy nhiên, mới đây, trong không gian hậu Xô-viết đã xuất hiện một nhà chính trị kiểu mới là Tổng thống Gru-di-a M. Xa-a-ca-svi-li, người đã giành chính quyền và quyền lực tại Tbi-li-xi và sau đó tại Ba-tu-mi bằng phương pháp triệt để mới ?" bạo động không đổ máu. Ông ta đã phế truất A-ba-sít-de, người đứng đầu hợp pháp và thủ lĩnh lịch sử của dân At-gia-ri-a, một cách nhanh chóng. Đơn giản đó là một thắng lợi của ông ta và điều này đang là tiền đề cho các bước tiếp theo. Đây cùng là một thách thức đối với những thủ lĩnh chính trị khác tại miền Nam Cáp-ca-dơ, những người hiểu rằng dân chúng của họ đang chờ đợi họ làm một điều gì đó tương tự như tổng thống Gru-di-a đã làm. Về mặt tâm lý, hiện nay tổng thống A-déc-bai-gian A-li-ép (A-li-ép con) đang ở vào tình thế khó khăn hơn cách đây nửa năm. Ông không thể không cương quyết khẳng định vị trí của mình tại vùng Ca-ra-bắc. Trong khi đó, trong 10 năm qua tình hình ở khu vực này đã thay đổi. 10 năm im tiếng súng đã qua đi không phải không để lại dấu vết gì. Bản thân thuật ngữ ?ođóng băng? thật ra không hoàn toàn phản ánh được thực chất tình hình đang diễn ra trong khu vực. Bởi vì chỉ có thực phẩm mới có thể đóng băng trong tủ lạnh, chứ các diễn biễn chính trị và cuộc sống không thể đông cứng không vận động.
    Ví dụ như vấn đề người tị nạn tại Nam Cáp-ca-dơ, đã thay đổi so với 10-12 năm trước, dù cho khi ấy họ chạy khỏi Ca-ra-bắc, Áp-kha-di-a, Ba-cu hay Xum-ga-ít. Theo thống kê chính thức, một số đáng kể những người nay vẫn tiếp tục được gọi là tị nạn này đã tìm được nơi ở mới cho mình. Những biểu tượng của nỗi khổ cực của dân tị nạn như khách sạn ?oI-vê-ri-a? tại trung tâm thủ đô Tbi-li-xi cũng phai nhạt dần trong tâm trí người dân. Hàng chục nghìn người trong số đó đã tìm được việc làm và nơi sinh sống mới. Có những người sang Nga, Mỹ, Tây Âu hoặc Ca-na-đa, một số lại định cư đâu đó gần hơn như tại Gru-di-a, A-déc-bai-gian hay Ác-mê-ni-a. Hàng nghìn người cũng đã trở về Áp-kha-di-a sống ở vùng Gan-xki, nơi chính quyền địa phương chủ yếu là người Gru-di-a. Chính vì vậy, ngày nay không thể cho rằng, cần đưa hết người tị nạn trước đây về nơi sinh sống ban đầu của họ, cũng không nên gắn cho họ những số phận bi thảm để phục vụ cho con bài chính trị. Cuộc sống của họ từng một lần bị phá vỡ bởi những nhà chính trị đầy tham vọng đã gây ra xung đột sắc tộc để tranh giành quyền lực với nhau, nay không thể bị lợi dụng lần nữa.
    Các nhà ngoại giao Nga đã tuyên bố Nga luôn mong muốn cuộc xung đột tại Nam Cáp-ca-dơ nhanh chóng chấm dứt, dù chỉ vì việc tháo gỡ xung đột ở đây có mối liên quan nhất định đến việc ổn định tình hình tại khu vực miền bắc Cáp-ca-dơ của Nga. Tuy nhiên, để có thể thật sự giải quyết vấn đề mâu thuẫn mà không dẫn đến tình trạng thay thế xung đột này bằng một xung đột khác, trước hết cần phải tạo ra một bối cảnh mới về nguyên tắc tại các ổ gây căng thẳng. Theo đánh giá của các nhà phân tích Nga, có thể chính việc khôi phục lại các quan hệ kinh tế trên toàn bộ khu vực Cáp-ca-dơ sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm bớt căng thẳng. Có thể trong giai đoạn đầu những mối quan hệ đó còn khiêm tốn, song cùng với thời gian, nó sẽ trở thành tiền đề góp phần tìm ra giải pháp lâu dài để giải quyết xung đột.
    Đồng thời, theo ông Cô-giô-kin, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, thì sau khi Liên Xô tan rã, trong không gian hậu xô-viết đã diễn ra một hiện tượng mang tính chất thụt lùi về mặt lịch sử. Nhiều chính khách cách đó chưa lâu còn là những trí thức xô-viết không tên tuổi, trong chốc lát trở nên nổi tiếng nhờ vào các khẩu hiệu và ý tưởng đặc thù của châu Âu thế kỷ 18-19. Họ nói rất nhiều về việc xây dựng một nhà nước dân tộc, về chủ quyền như về một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Thật ra tiến trình này không phải là động thái tiến lên, mà là một bước quay về quá khứ lịch sử, còn xa hơn cả những gì diễn ra thời Liên Xô. Giờ đây để thật sự thoát ra khỏi những xung đột kể trên cần thiết lập ổn định chính trị xã hội, thực hiện hoà hợp hoà giải dân tộc và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc ở địa bàn phức tạp này.

  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nổi cộm Cáp-ca-dơ ​

    Vấn đề Cáp-ca-dơ đang nổi lên như một trong những tâm điểm chú ý của các nhà phân tích chính trị thế giới. Từ sau khi Liên Xô tan rã nhiều vấn đề tranh cãi và mâu thuẫn về lãnh thổ và dân tộc có dịp phục hồi, một số trong đó đã biến thành những xung đột gây đổ máu. Đó là những mâu thuẫn Gru-di-a?"Nam Ô-xê-ti-a, Gru-di-a?"Áp-kha-di-a, Ác-mê-ni-a?"A-déc-bai-gian tại vùng Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc.

    Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình tại tất cả các vùng khủng hoảng kể trên đã ở trong tình trạng đóng băng. Hiệp định Bi-skếch về ngừng bắn tại Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc đã ký kết hơn 10 năm từ năm 1993 các hoạt động quân sự tại Ap-kha-dia đã chấm dứt, trước đó nữa là tại Nam Ô-xê-ti-a. Trong suốt thời gian nói trên tại khu vực này đã hình thành một sự ổn định nào đó tuy nguy cơ xung đột chưa hết.
    Tuy nhiên, mới đây, trong không gian hậu Xô-viết đã xuất hiện một nhà chính trị kiểu mới là Tổng thống Gru-di-a M. Xa-a-ca-svi-li, người đã giành chính quyền và quyền lực tại Tbi-li-xi và sau đó tại Ba-tu-mi bằng phương pháp triệt để mới ?" bạo động không đổ máu. Ông ta đã phế truất A-ba-sít-de, người đứng đầu hợp pháp và thủ lĩnh lịch sử của dân At-gia-ri-a, một cách nhanh chóng. Đơn giản đó là một thắng lợi của ông ta và điều này đang là tiền đề cho các bước tiếp theo. Đây cùng là một thách thức đối với những thủ lĩnh chính trị khác tại miền Nam Cáp-ca-dơ, những người hiểu rằng dân chúng của họ đang chờ đợi họ làm một điều gì đó tương tự như tổng thống Gru-di-a đã làm. Về mặt tâm lý, hiện nay tổng thống A-déc-bai-gian A-li-ép (A-li-ép con) đang ở vào tình thế khó khăn hơn cách đây nửa năm. Ông không thể không cương quyết khẳng định vị trí của mình tại vùng Ca-ra-bắc. Trong khi đó, trong 10 năm qua tình hình ở khu vực này đã thay đổi. 10 năm im tiếng súng đã qua đi không phải không để lại dấu vết gì. Bản thân thuật ngữ ?ođóng băng? thật ra không hoàn toàn phản ánh được thực chất tình hình đang diễn ra trong khu vực. Bởi vì chỉ có thực phẩm mới có thể đóng băng trong tủ lạnh, chứ các diễn biễn chính trị và cuộc sống không thể đông cứng không vận động.
    Ví dụ như vấn đề người tị nạn tại Nam Cáp-ca-dơ, đã thay đổi so với 10-12 năm trước, dù cho khi ấy họ chạy khỏi Ca-ra-bắc, Áp-kha-di-a, Ba-cu hay Xum-ga-ít. Theo thống kê chính thức, một số đáng kể những người nay vẫn tiếp tục được gọi là tị nạn này đã tìm được nơi ở mới cho mình. Những biểu tượng của nỗi khổ cực của dân tị nạn như khách sạn ?oI-vê-ri-a? tại trung tâm thủ đô Tbi-li-xi cũng phai nhạt dần trong tâm trí người dân. Hàng chục nghìn người trong số đó đã tìm được việc làm và nơi sinh sống mới. Có những người sang Nga, Mỹ, Tây Âu hoặc Ca-na-đa, một số lại định cư đâu đó gần hơn như tại Gru-di-a, A-déc-bai-gian hay Ác-mê-ni-a. Hàng nghìn người cũng đã trở về Áp-kha-di-a sống ở vùng Gan-xki, nơi chính quyền địa phương chủ yếu là người Gru-di-a. Chính vì vậy, ngày nay không thể cho rằng, cần đưa hết người tị nạn trước đây về nơi sinh sống ban đầu của họ, cũng không nên gắn cho họ những số phận bi thảm để phục vụ cho con bài chính trị. Cuộc sống của họ từng một lần bị phá vỡ bởi những nhà chính trị đầy tham vọng đã gây ra xung đột sắc tộc để tranh giành quyền lực với nhau, nay không thể bị lợi dụng lần nữa.
    Các nhà ngoại giao Nga đã tuyên bố Nga luôn mong muốn cuộc xung đột tại Nam Cáp-ca-dơ nhanh chóng chấm dứt, dù chỉ vì việc tháo gỡ xung đột ở đây có mối liên quan nhất định đến việc ổn định tình hình tại khu vực miền bắc Cáp-ca-dơ của Nga. Tuy nhiên, để có thể thật sự giải quyết vấn đề mâu thuẫn mà không dẫn đến tình trạng thay thế xung đột này bằng một xung đột khác, trước hết cần phải tạo ra một bối cảnh mới về nguyên tắc tại các ổ gây căng thẳng. Theo đánh giá của các nhà phân tích Nga, có thể chính việc khôi phục lại các quan hệ kinh tế trên toàn bộ khu vực Cáp-ca-dơ sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm bớt căng thẳng. Có thể trong giai đoạn đầu những mối quan hệ đó còn khiêm tốn, song cùng với thời gian, nó sẽ trở thành tiền đề góp phần tìm ra giải pháp lâu dài để giải quyết xung đột.
    Đồng thời, theo ông Cô-giô-kin, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, thì sau khi Liên Xô tan rã, trong không gian hậu xô-viết đã diễn ra một hiện tượng mang tính chất thụt lùi về mặt lịch sử. Nhiều chính khách cách đó chưa lâu còn là những trí thức xô-viết không tên tuổi, trong chốc lát trở nên nổi tiếng nhờ vào các khẩu hiệu và ý tưởng đặc thù của châu Âu thế kỷ 18-19. Họ nói rất nhiều về việc xây dựng một nhà nước dân tộc, về chủ quyền như về một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Thật ra tiến trình này không phải là động thái tiến lên, mà là một bước quay về quá khứ lịch sử, còn xa hơn cả những gì diễn ra thời Liên Xô. Giờ đây để thật sự thoát ra khỏi những xung đột kể trên cần thiết lập ổn định chính trị xã hội, thực hiện hoà hợp hoà giải dân tộc và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc ở địa bàn phức tạp này.

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Hội nhập châu Âu của Nga có bước tiến thuận lợi
    19/06/2004 -- 21:04(GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 18/6, phát biểu sau khi bế mạc Hội nghị quốc tế ''''Nga- Liên minh châu Âu: triển vọng hội nhập kinh tế và luật pháp'''' tại Xanh Pêtécbua (Nga), Bộ trưởng Tư pháp Nga Iuri Traica khẳng định tiến trình hội nhập châu Âu của Nga đã có những bước tiến thuận lợi.
    Ông nêu rõ tích cực hội nhập châu Âu là mục tiêu thiết thực trong chính sách đối ngoại của Nga.
    Trong hai ngày làm việc, bộ trưởng Tư pháp 15 nước trong Liên minh châu Âu và Nga đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) cũng như các vấn đề còn tồn tại giữa hai bên.
    EU hiện là bạn hàng lớn nhất của Nga với tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga. Nhiều tập đoàn thương mại lớn của các nước thành viên EU đã tích cực đầu tư vào thị trường Nga. Với EU, Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm.
    Đề cập vấn đề luật pháp, các bộ trưởng nhất trí cho rằng cần soạn thảo một chương trình hành động cụ thể để tiến tới xóa bỏ quy chế thị thực giữa các nước EU và Nga, tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, chặn đứng các kênh hỗ trợ tài chính cho quân khủng bố, áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm đối phó với hoạt động của các quỹ, các cá nhân hay tổ chức có liên quan tới khủng bố.
    Mới đây, các nước EU cam kết hỗ trợ Nga 122 triệu euro trong giai đoạn 2004 - 2006 để thực hiện chương trình cải cách hệ thống toà án và đấu tranh chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức và nhập cư bất hợp pháp./.

  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Hội nhập châu Âu của Nga có bước tiến thuận lợi
    19/06/2004 -- 21:04(GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 18/6, phát biểu sau khi bế mạc Hội nghị quốc tế ''''Nga- Liên minh châu Âu: triển vọng hội nhập kinh tế và luật pháp'''' tại Xanh Pêtécbua (Nga), Bộ trưởng Tư pháp Nga Iuri Traica khẳng định tiến trình hội nhập châu Âu của Nga đã có những bước tiến thuận lợi.
    Ông nêu rõ tích cực hội nhập châu Âu là mục tiêu thiết thực trong chính sách đối ngoại của Nga.
    Trong hai ngày làm việc, bộ trưởng Tư pháp 15 nước trong Liên minh châu Âu và Nga đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) cũng như các vấn đề còn tồn tại giữa hai bên.
    EU hiện là bạn hàng lớn nhất của Nga với tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga. Nhiều tập đoàn thương mại lớn của các nước thành viên EU đã tích cực đầu tư vào thị trường Nga. Với EU, Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm.
    Đề cập vấn đề luật pháp, các bộ trưởng nhất trí cho rằng cần soạn thảo một chương trình hành động cụ thể để tiến tới xóa bỏ quy chế thị thực giữa các nước EU và Nga, tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, chặn đứng các kênh hỗ trợ tài chính cho quân khủng bố, áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm đối phó với hoạt động của các quỹ, các cá nhân hay tổ chức có liên quan tới khủng bố.
    Mới đây, các nước EU cam kết hỗ trợ Nga 122 triệu euro trong giai đoạn 2004 - 2006 để thực hiện chương trình cải cách hệ thống toà án và đấu tranh chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức và nhập cư bất hợp pháp./.

  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0

    Putin: ''Iraq đã chuẩn bị tấn công Mỹ''


    [​IMG]

    Ông Putin trong cuộc họp tại Astana
    Trong một tuyên bố gây nhiều bất ngờ, Tổng thống Nga V.Putin ngày 18/6 cho biết sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, Chính phủ Iraq của cựu Tổng thống Saddam Hussein đã chuẩn bị các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ và các cơ sở nước này ở hải ngoại.

    Phát biểu tại thủ đô Astana trong chuyến thăm Kazakhstan, Tổng thống Putin cho biết, sau vụ 11/9 và trước khi cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu, tình báo Nga đã nhận được những thông tin rằng các quan chức chế độ Saddam Hussein đang chuẩn bị các vụ tấn công vào nước Mỹ cũng như các cơ sở quân sự và dân sự của nước này trên toàn thế giới.
     
    Sau đó, phía Nga đã chuyển những thông tin này cho Mỹ kèm theo lời cảnh báo Washington phải đề phòng. Nhà lãnh đạo Nga không nói chi tiết về các âm mưu của chính quyền Saddam hoặc đề cập đến việc liệu chúng có liên quan đến al-Qaeda hay không, nhưng cho biết thêm là đích thân Tổng thống Mỹ Bush đã cảm ơn một trong những lãnh đạo cơ quan tình báo Nga về các thông tin mà phía Nga cung cấp.
     
    Ngoài ra, ông không thể nhận xét những thông tin này có vai trò quan trọng như thế nào trong quyết định tấn công Iraq của Mỹ cũng như không biết liệu chính quyền Saddam có đứng đằng sau bất cứ vụ tấn công khủng bố đã xảy ra nào hay không. Tuy nhiên, Tổng thống Putin khẳng định: "Bất chấp những thông tin như vậy, lập trường chống chiến tranh Iraq của Nga vẫn không đổi".
     
    Về phần mình, Nhà Trắng không đưa ra tuyên bố nào mang tính xác nhận những gì Tổng thống Nga đã tiết lộ, mà chỉ nói chung chung rằng, vẫn đang luôn hợp tác với Nga, kể cả trong các vấn đề tình báo và Saddam Hussein rõ ràng là một mối đe dọa đối với Mỹ - thế giới.
     
    Hiện vẫn chưa rõ vì sao nhà lãnh đạo Nga lại công bố những thông tin trên vào lúc này, đặc biệt là chỉ một ngày sau khi Tổng thống Bush cáo buộc Saddam Hussein có "nhiều mối quan hệ" với al-Qaeda và các nhân viên tình báo Iraq đã gặp thủ lĩnh bin Laden tại Sudan. Còn trước đó 2 ngày, Ủy ban Điều tra sự kiện 11/9 của Quốc hội Mỹ kết luận rằng, không tìm ra bằng chứng cho thấy chính quyền Saddam có dính dáng đến al-Qaeda.
     
    Trước khi cuộc chiến Iraq nổ ra, Tổng thống Putin là người chỉ trích Mỹ nặng nề vì đã phát động chiến tranh, bất chấp sự chống đối trong Hội đồng Bảo an LHQ và cảnh báo mối đe dọa của cuộc chiến này đối với an ninh thế giới còn lớn hơn là mối đe dọa từ Saddam.
     
  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0

    Putin: ''Iraq đã chuẩn bị tấn công Mỹ''


    [​IMG]

    Ông Putin trong cuộc họp tại Astana
    Trong một tuyên bố gây nhiều bất ngờ, Tổng thống Nga V.Putin ngày 18/6 cho biết sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, Chính phủ Iraq của cựu Tổng thống Saddam Hussein đã chuẩn bị các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ và các cơ sở nước này ở hải ngoại.

    Phát biểu tại thủ đô Astana trong chuyến thăm Kazakhstan, Tổng thống Putin cho biết, sau vụ 11/9 và trước khi cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu, tình báo Nga đã nhận được những thông tin rằng các quan chức chế độ Saddam Hussein đang chuẩn bị các vụ tấn công vào nước Mỹ cũng như các cơ sở quân sự và dân sự của nước này trên toàn thế giới.
     
    Sau đó, phía Nga đã chuyển những thông tin này cho Mỹ kèm theo lời cảnh báo Washington phải đề phòng. Nhà lãnh đạo Nga không nói chi tiết về các âm mưu của chính quyền Saddam hoặc đề cập đến việc liệu chúng có liên quan đến al-Qaeda hay không, nhưng cho biết thêm là đích thân Tổng thống Mỹ Bush đã cảm ơn một trong những lãnh đạo cơ quan tình báo Nga về các thông tin mà phía Nga cung cấp.
     
    Ngoài ra, ông không thể nhận xét những thông tin này có vai trò quan trọng như thế nào trong quyết định tấn công Iraq của Mỹ cũng như không biết liệu chính quyền Saddam có đứng đằng sau bất cứ vụ tấn công khủng bố đã xảy ra nào hay không. Tuy nhiên, Tổng thống Putin khẳng định: "Bất chấp những thông tin như vậy, lập trường chống chiến tranh Iraq của Nga vẫn không đổi".
     
    Về phần mình, Nhà Trắng không đưa ra tuyên bố nào mang tính xác nhận những gì Tổng thống Nga đã tiết lộ, mà chỉ nói chung chung rằng, vẫn đang luôn hợp tác với Nga, kể cả trong các vấn đề tình báo và Saddam Hussein rõ ràng là một mối đe dọa đối với Mỹ - thế giới.
     
    Hiện vẫn chưa rõ vì sao nhà lãnh đạo Nga lại công bố những thông tin trên vào lúc này, đặc biệt là chỉ một ngày sau khi Tổng thống Bush cáo buộc Saddam Hussein có "nhiều mối quan hệ" với al-Qaeda và các nhân viên tình báo Iraq đã gặp thủ lĩnh bin Laden tại Sudan. Còn trước đó 2 ngày, Ủy ban Điều tra sự kiện 11/9 của Quốc hội Mỹ kết luận rằng, không tìm ra bằng chứng cho thấy chính quyền Saddam có dính dáng đến al-Qaeda.
     
    Trước khi cuộc chiến Iraq nổ ra, Tổng thống Putin là người chỉ trích Mỹ nặng nề vì đã phát động chiến tranh, bất chấp sự chống đối trong Hội đồng Bảo an LHQ và cảnh báo mối đe dọa của cuộc chiến này đối với an ninh thế giới còn lớn hơn là mối đe dọa từ Saddam.
     
  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bạo lực bùng phát ở miền nam nước Nga

    09:40'' 22/06/2004 (GMT+7)


    Trong nhiều cuộc tấn công gần như cùng một lúc, các tay súng đã chiếm gọn trụ sở Bộ Nội vụ và khu cảnh sát tỉnh Ingushetia của Nga, giáp với Chechnya, quan chức địa phương hôm nay (22/6) cho biết.


    [​IMG]

    Bạo lực ở Chechnya đã lan ra các vùng lân cận.
    Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ingushetia thiệt mạng vì bị thương nặng. Theo các nhân chứng, có ít nhất 6 người chết và một số khác bị thương. Ước tính, khoảng 100-300 kẻ tấn công có vũ trang đã tham gia vào vụ việc tại Nazran, thị trấn Karabulak và làng Sleptsovskaya.Các quan chức thuộc Bộ Nội vụ Ingushetia cho biết, họ không rõ những kẻ tấn công là ai song đã nghe thấy một vài tên trong số chúng hét to "Allahu akhbar" - một tiếng hô thương thấy của phiến quân ly khai Chechnya. Theo hãng tin ITAR-Tass, toà nhà của Cục bảo vệ biên giới Nazran và một nhà kho của Bộ Nội vụ đã bốc cháy. Một nhóm gồm 3 phóng viên của Đài Truyền hình Nga NTV đưa tin, họ đã bắt gặp một số kẻ tấn công khi đang cố gắng vào Nazran từ Bắc Ossetia. "Bước ra! - một giọng nói vang lên. Dừng lại! Đưa hai tay lên đầu!", thông tín viên Maxim Berezin của NTV kể lại. "Một tên mang theo vũ khí tự động bước tới và hỏi: Chúng mày là ai?. - Chúng tôi là người của Đài Truyền hình NTV!. Nghe vậy, hắn lùi lại vài bước cứ như là để bắn chúng tôi. Sau đó hắn bảo: Hãy nói chúng tao là Lữ đoàn Tử vì đạo. Tôi cũng không nhớ của ai, Abu, Alyua, tôi không nhớ hắn nói gì. - Chúng tao đã bắn chết hết những thằng nào có ở đây. Giờ thì biến đi mà thông báo điều đó". Theo Berezin, bọn này chắc chắn là các chiến binh bởi chúng nói tiếng Nga nghe rất nặng.Ở Dagestan, phía đông Chechnya, giao tranh cũng diễn ra quyết liệt ở thủ phủ Makhachkala. Tuy nhiên, các quan chức địa phương khẳng định, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy vụ này có mối liên hệ với sự kiện ở Ingushetia. Theo Isamudin Rabudanov, một phát ngôn viên cho Cục An ninh Liên bang ở Makhachkala, các lực lượng an ninh đang cố gắng truy bắt những kẻ gây rối. Các vụ tấn công mới nhất này diễn ra sau khi lãnh đạo phiến quân ly khai tuyên bố sẽ tập trung chiến dịch hành động tại một số khu vực ngoài Chechnya. Trả lời phỏng vấn trên Đài Tự do tuần trước, Thủ lĩnh ly khai Chechnya Aslan Maskhadov cho biết, lực lượng của ông ta đang chuẩn bị nhiều đợt tấn công mới. "Chúng tôi đang lên kế hoạch thay đổi chiến thuật. Trước kia chúng tôi tập trung vào các hành động phá hoại nhưng giờ chúng tôi sẽ chuyển sang hành động quân sự".
  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bạo lực bùng phát ở miền nam nước Nga

    09:40'' 22/06/2004 (GMT+7)


    Trong nhiều cuộc tấn công gần như cùng một lúc, các tay súng đã chiếm gọn trụ sở Bộ Nội vụ và khu cảnh sát tỉnh Ingushetia của Nga, giáp với Chechnya, quan chức địa phương hôm nay (22/6) cho biết.


    [​IMG]

    Bạo lực ở Chechnya đã lan ra các vùng lân cận.
    Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ingushetia thiệt mạng vì bị thương nặng. Theo các nhân chứng, có ít nhất 6 người chết và một số khác bị thương. Ước tính, khoảng 100-300 kẻ tấn công có vũ trang đã tham gia vào vụ việc tại Nazran, thị trấn Karabulak và làng Sleptsovskaya.Các quan chức thuộc Bộ Nội vụ Ingushetia cho biết, họ không rõ những kẻ tấn công là ai song đã nghe thấy một vài tên trong số chúng hét to "Allahu akhbar" - một tiếng hô thương thấy của phiến quân ly khai Chechnya. Theo hãng tin ITAR-Tass, toà nhà của Cục bảo vệ biên giới Nazran và một nhà kho của Bộ Nội vụ đã bốc cháy. Một nhóm gồm 3 phóng viên của Đài Truyền hình Nga NTV đưa tin, họ đã bắt gặp một số kẻ tấn công khi đang cố gắng vào Nazran từ Bắc Ossetia. "Bước ra! - một giọng nói vang lên. Dừng lại! Đưa hai tay lên đầu!", thông tín viên Maxim Berezin của NTV kể lại. "Một tên mang theo vũ khí tự động bước tới và hỏi: Chúng mày là ai?. - Chúng tôi là người của Đài Truyền hình NTV!. Nghe vậy, hắn lùi lại vài bước cứ như là để bắn chúng tôi. Sau đó hắn bảo: Hãy nói chúng tao là Lữ đoàn Tử vì đạo. Tôi cũng không nhớ của ai, Abu, Alyua, tôi không nhớ hắn nói gì. - Chúng tao đã bắn chết hết những thằng nào có ở đây. Giờ thì biến đi mà thông báo điều đó". Theo Berezin, bọn này chắc chắn là các chiến binh bởi chúng nói tiếng Nga nghe rất nặng.Ở Dagestan, phía đông Chechnya, giao tranh cũng diễn ra quyết liệt ở thủ phủ Makhachkala. Tuy nhiên, các quan chức địa phương khẳng định, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy vụ này có mối liên hệ với sự kiện ở Ingushetia. Theo Isamudin Rabudanov, một phát ngôn viên cho Cục An ninh Liên bang ở Makhachkala, các lực lượng an ninh đang cố gắng truy bắt những kẻ gây rối. Các vụ tấn công mới nhất này diễn ra sau khi lãnh đạo phiến quân ly khai tuyên bố sẽ tập trung chiến dịch hành động tại một số khu vực ngoài Chechnya. Trả lời phỏng vấn trên Đài Tự do tuần trước, Thủ lĩnh ly khai Chechnya Aslan Maskhadov cho biết, lực lượng của ông ta đang chuẩn bị nhiều đợt tấn công mới. "Chúng tôi đang lên kế hoạch thay đổi chiến thuật. Trước kia chúng tôi tập trung vào các hành động phá hoại nhưng giờ chúng tôi sẽ chuyển sang hành động quân sự".
  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga: 600.000 người dự buổi biểu diễn của Pôn Mắc Cát-ni
    Ngày 21 tháng 06 năm 2004

    Tối 20/6, hơn 60.000 khán giả Nga đã tới xem buổi biểu diễn của nghệ sĩ Pôn Mắc Cát-ni (Anh), cựu thành viên ban nhạc huyền thoại Bít-tơn, tại quảng trường trung tâm thành phố Xanh Pê-téc-bua.
    Tại đêm biểu diễn thứ 3.000 trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, danh ca kiêm nhạc sĩ Mắc Cát-ni đã nhận được sự hoan nghênh và đón chào nồng nhiệt của khán giả Nga, khi ông hát lại các bài ca bất tử của Bít-tơn. Cả quảng trường tràn ngập những giai điệu cháy bỏng một thời, từng làm rung động hàng triệu triệu người hâm mộ âm nhạc trên thế giới. Cả một biển người xem đã cùng Mắc Cát-ni hát vang một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Bít-tơn " Trở về LB Xô Viết" (Back to USSR). Khi rời sân khấu lúc kết thúc buổi biểu diễn, Mắc Cát-ni đã giơ cao lá quốc kỳ Nga để thể hiện lòng ngưỡng mộ và tôn kính của ông đối với nước Nga.
    Buổi biểu diễn của Pôn Mắc Cát-ni kéo dài hơn 2 giờ 30 phút trên quảng trường trước Cung điện Mùa Đông huyền thoại của nước Nga trong tình trạng đảm bảo an ninh tuyệt đối. Hơn 2.500 cảnh sát đã được huy động bảo vệ cho buổi biểu diễn, giao thông ở khu trung tâm thành phố bị tê liệt hoàn toàn. Khán giả phải qua ít nhất ba vòng kiểm soát mới vào được khu xem biểu diễn. Giá mỗi vé của buổi biểu diễn lịch sử này là khoảng 500 USD.
    Sau buổi biểu diễn, đích thân Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã gọi điện chúc mừng nghệ sĩ Mắc Cát-ni nhân sinh nhật lần thứ 62 của ông (18/6). Năm ngoái, Mắc Cát-ni đã có một buổi biểu diễn tương tự tại quảng trường Đỏ ở thủ đô Mát-xcơ-va nhưng với quy mô nhỏ hơn (khoảng 20.000 người xem).

Chia sẻ trang này