1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Cựu phó thủ tướng Chechnya bị bắn chết tại Moscow
    17:12'' 25/06/2004 (GMT+7)
    Sáng sớm nay (25/6), cựu phó thủ tướng nước cộng hoà tự trị Chechnya thuộc Nga, ông Yakov Sergunin đã bị bắn chết ngay tại trung tâm Moscow khi đang đi cùng vợ.
    Hiện bà vợ của ông Sergunin đang trong bệnh viện cấp cứu vì bị thương nặng.
    Theo hãng tin Itar-Tass, vụ ám sát xảy ra lúc 3h sáng (giờ Moscow) khi ông Sergunin và vợ vừa bước ra khỏi một nhà hàng. Thủ phạm đã bắn một vài phát đạn và tẩu thoát ngay sau đó trên một chiếc xe máy. Ông Sergunin chết ngay tại hiện trường còn bà vợ thì bất tỉnh nhân sự vì vết thương quá nặng.
    Nhà chức trách Moscow đã bắt đầu tiến hành điều tra vụ ám sát. Được biết, ông Sergunin từng giữ chức vụ Phó thủ tướng Chechnya và Chánh văn phòng cựu Tổng thống Akhamad Kadyrov trong thời gian 2001-2003.
    Ông Kadyrov - một nhân vật ủng hộ Nga, được bầu giữ chức Tổng thống Chechnya từ tháng 10 năm ngoái song bị sát hại trong một vụ tấn công bằng bom hồi tháng trước ngay tại thủ phủ Grozny.
    Các cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai Chechnya và quân đội Nga vẫn tiếp diễn khiến rất nhiều thường dân vô tội thiệt mạng và nhiều người phải sơ tán tới các khu vực láng giềng.

  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga đưa tuần dương hạm Piốt Đại đế trở lại hoạt động
    25/06/2004 -- 17:33(GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/6, tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa hạt nhân Piốt Đại đế đã trở về căn cứ Xêvêrômoócxcơ, hoạt động trong thành phần Hạm đội Biển Bắc thuộc lực lượng Hải quân Nga, sau hơn một tháng được bảo dưỡng định kỳ.
    Tuần dương hạm Piốt Đại đế có 20 bệ phóng tên lửa có cánh Granít, 12 bệ phóng tên lửa Phòng không Phoóctơ và 16 bệ phóng tên lửa Phòng không Kingian.
    Ngoài ra, tuần dương hạm này còn được trang bị 3 máy bay trực thăng chống tàu ngầm, các pháo Phòng không 130mm, các bệ phóng ngư lôi và một hệ thống vô tuyến điện tử hiện đại.
    Tuần dương hạm Piốt Đại đế được coi là ngọn cờ đầu của Hải quân Nga. Trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ vừa qua, tổ máy hạt nhân của tàu vẫn được giữ nguyên vì vẫn hoạt động tốt./.

  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga đưa tuần dương hạm Piốt Đại đế trở lại hoạt động
    25/06/2004 -- 17:33(GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/6, tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa hạt nhân Piốt Đại đế đã trở về căn cứ Xêvêrômoócxcơ, hoạt động trong thành phần Hạm đội Biển Bắc thuộc lực lượng Hải quân Nga, sau hơn một tháng được bảo dưỡng định kỳ.
    Tuần dương hạm Piốt Đại đế có 20 bệ phóng tên lửa có cánh Granít, 12 bệ phóng tên lửa Phòng không Phoóctơ và 16 bệ phóng tên lửa Phòng không Kingian.
    Ngoài ra, tuần dương hạm này còn được trang bị 3 máy bay trực thăng chống tàu ngầm, các pháo Phòng không 130mm, các bệ phóng ngư lôi và một hệ thống vô tuyến điện tử hiện đại.
    Tuần dương hạm Piốt Đại đế được coi là ngọn cờ đầu của Hải quân Nga. Trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ vừa qua, tổ máy hạt nhân của tàu vẫn được giữ nguyên vì vẫn hoạt động tốt./.

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga giao Hy Lạp chiếc tàu chạy trên đệm không khí thứ ba
    25/06/2004 -- 17:35(GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Hãng thông tấn ITAR-TASS ngày 25/6 cho biết nhà máy đóng tàu Anmadơ tại thành phố Xanh Pêtécbua của Nga đã cho hạ thủy chiếc tàu chạy trên đệm không khí mang tên Kêkira theo đơn đặt hàng của hải quân Hy Lạp.
    Đây là chiếc tàu được đóng theo mẫu thiết kế tàu chạy trên trên đệm không khí Dubrơ và là chiếc thứ 3 loại này Nga đóng cho hải quân Hy Lạp.
    Tàu Kêkira dài 57m, rộng 22,3m, có thể chở 3 xe tăng và 100 lính đổ bộ, đạt vận tốc tối đa 60 hải lý (tương đương 111km/h) trên mặt nước, bãi bồi, đầm lầy và vượt qua chướng ngại vật cao 2m.
    Trước đó, Nga đã giao cho hải quân Hy Lạp hai chiếc tàu loại Dubrơ vào năm 2000 và 2001./.

  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga giao Hy Lạp chiếc tàu chạy trên đệm không khí thứ ba
    25/06/2004 -- 17:35(GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Hãng thông tấn ITAR-TASS ngày 25/6 cho biết nhà máy đóng tàu Anmadơ tại thành phố Xanh Pêtécbua của Nga đã cho hạ thủy chiếc tàu chạy trên đệm không khí mang tên Kêkira theo đơn đặt hàng của hải quân Hy Lạp.
    Đây là chiếc tàu được đóng theo mẫu thiết kế tàu chạy trên trên đệm không khí Dubrơ và là chiếc thứ 3 loại này Nga đóng cho hải quân Hy Lạp.
    Tàu Kêkira dài 57m, rộng 22,3m, có thể chở 3 xe tăng và 100 lính đổ bộ, đạt vận tốc tối đa 60 hải lý (tương đương 111km/h) trên mặt nước, bãi bồi, đầm lầy và vượt qua chướng ngại vật cao 2m.
    Trước đó, Nga đã giao cho hải quân Hy Lạp hai chiếc tàu loại Dubrơ vào năm 2000 và 2001./.

  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga và Nhật thảo luận việc cải thiện quan hệ hợp tác
    25/06/2004 -- 22:05(GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/6, tại Mátxcơva, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoriko Kawaguchi đã hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để thảo luận việc chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản vào đầu năm 2005 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tình hình Irắc và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
    Bà Kawaguchi nêu rõ cuộc hội đàm này là bước tiến đầu tiên cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin và điều quan trọng là để cuộc gặp cấp cao Nhật-Nga thành công và mang lại những kết quả to lớn.
    Về vấn đề hiệp ước hòa bình giữa hai nước, bà Kawaguchi cho biết hai bên bày tỏ sự thống nhất lập trường về đường lối mang tính nguyên tắc ký văn kiện quan trọng này và để đạt được điều đó, cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán cấp chuyên viên.
    Phía Nhật Bản cho rằng điều quan trọng trong chuyến thăm của Tổng thống Putin là phải đạt được những bước chuyển biến cụ thể về việc ký hiệp ước hòa bình vì vấn đề lãnh thổ là "trở ngại đối với việc phát triển quan hệ bình thường giữa Nga và Nhật Bản". Bà cho rằng cần phải ký hiệp ước hòa bình sau khi đã giải quyết vấn đề chủ quyền của quần đảo Curin và điều này đặt cơ sở cho quan hệ đối tác tin cậy giữa hai nước.
    Theo bà Kawaguchi, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và năng lượng. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước trong 5 tháng đầu năm nay tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, và đầu tư của Nhật Bản vào dự án Xakhalin 2 là gần 4,5 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng đầu tư nước ngoài của dự án.
    Bà Kawaguchi cũng cho biết Nhật Bản coi trọng việc hợp tác với Nga trong lĩnh vực tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân nguyên tử đã hết thời hạn sử dụng và có kế hoạch tiếp tục hợp tác với Nga trong lĩnh vực này.
    Về các vấn đề quốc tế, hai bên ủng hộ việc tăng cường sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên./.

  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga và Nhật thảo luận việc cải thiện quan hệ hợp tác
    25/06/2004 -- 22:05(GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 25/6, tại Mátxcơva, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoriko Kawaguchi đã hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để thảo luận việc chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản vào đầu năm 2005 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tình hình Irắc và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
    Bà Kawaguchi nêu rõ cuộc hội đàm này là bước tiến đầu tiên cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin và điều quan trọng là để cuộc gặp cấp cao Nhật-Nga thành công và mang lại những kết quả to lớn.
    Về vấn đề hiệp ước hòa bình giữa hai nước, bà Kawaguchi cho biết hai bên bày tỏ sự thống nhất lập trường về đường lối mang tính nguyên tắc ký văn kiện quan trọng này và để đạt được điều đó, cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán cấp chuyên viên.
    Phía Nhật Bản cho rằng điều quan trọng trong chuyến thăm của Tổng thống Putin là phải đạt được những bước chuyển biến cụ thể về việc ký hiệp ước hòa bình vì vấn đề lãnh thổ là "trở ngại đối với việc phát triển quan hệ bình thường giữa Nga và Nhật Bản". Bà cho rằng cần phải ký hiệp ước hòa bình sau khi đã giải quyết vấn đề chủ quyền của quần đảo Curin và điều này đặt cơ sở cho quan hệ đối tác tin cậy giữa hai nước.
    Theo bà Kawaguchi, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và năng lượng. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước trong 5 tháng đầu năm nay tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, và đầu tư của Nhật Bản vào dự án Xakhalin 2 là gần 4,5 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng đầu tư nước ngoài của dự án.
    Bà Kawaguchi cũng cho biết Nhật Bản coi trọng việc hợp tác với Nga trong lĩnh vực tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân nguyên tử đã hết thời hạn sử dụng và có kế hoạch tiếp tục hợp tác với Nga trong lĩnh vực này.
    Về các vấn đề quốc tế, hai bên ủng hộ việc tăng cường sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên./.

  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp quốc phòng Nga trên đường phục hưng
    Ngày 25 tháng 06 năm 2004

    Mới đây, theo các nguồn tin ngành công nghiệp quân sự và các phương tiện truyền thông Nga, nước này đang lên kế hoạch tăng chi ngân sách cho việc mua sắm trang thiết bị quân sự vào năm 2005 lên con số kỷ lục hơn 6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2004. Mục đích của việc tăng chi tiêu cho quân sự này là nhằm khôi phục các ngành quốc phòng khỏi sự suy thoái dưới thời hậu Liên Xô. Ngành công nghiệp quốc phòng-ngành trọng yếu trong nền kinh tế Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh-đã bị thu hẹp lại vào những năm 90 của thế kỷ trước. Ngành này chỉ bắt đầu được đầu tư phát triển trở lại trong vòng 3 năm gần đây, nhưng sản lượng vẫn thấp hơn nhiều so với thời Liên Xô cũ.
    Theo kế hoạch mới này, dự kiến, khoản ngân sách năm 2005 của Nga sẽ có thể dành riêng khoảng 180 tỷ rúp (tương đương 6,2 tỷ USD) chỉ để mua sắm vũ khí. Một quan chức cao cấp trong một công ty công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nhà nước nói: "Đây là một dấu hiệu rất tốt, lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, chi ngân sách cho việc mua sắm vũ khí đạt bằng giá trị xuất khẩu vũ khí hàng năm: khoảng 5 tỷ - 6 tỷ USD. Nhưng cũng còn một chặng đường rất dài ở phía trước, bởi vì ở các nước phương Tây, con số đầu tư này còn cao hơn rất nhiều lần so với Nga?.
    Như vậy, theo như bản dự kiến chi tiêu ngân sách ban đầu, tổng chi tiêu cho quốc phòng, bao gồm cả vấn đề an ninh và chi trong các tình trạng khẩn cấp, sẽ tăng từ 146 tỷ rúp lên 894 tỷ rúp (tương đương 30,8 tỷ USD) vào năm 2005-chiếm khoảng 5% GDP.
    Việc tăng chi tiêu cho quốc phòng này được thực hiện đồng thời với kế hoạch tăng cường năng lực quân sự bằng việc cải cách các lực lượng quân sự có tư tưởng giã đám và trang thiết bị cũng như vũ khí; tổ chức lại các ngành hạt nhân và tăng cường xuất khẩu vũ khí sang châu Á để bù cho phần thiếu hụt do giảm lượng bán sang Đông Âu.
    Thế nhưng, nhiều quan chức quốc phòng lại cho rằng chính phủ hiện muốn tập trung vào nghiên cứu những công nghệ thế hệ mới hơn là tập trung vào việc mua sắm các phiên bản thay thế các thiết bị, vũ khí hiện có.
    Lại có thông tin khác cho rằng hiện nay, ngành công nghiệp hàng không, luôn đạt mức tăng trưởng 2 con số nhờ tăng xuất khẩu, sẽ là ngành cho lợi nhuận cao nhất. Việc chế tạo và xuất khẩu máy bay phản lực là xương sống của hoạt động xuất khẩu vũ khí, và những người trong ngành nói rằng chính phủ cần ưu tiên cho ngành này do nó đem lại lợi nhuận cao cho ngành công nghiệp nói chung. Chẳng hạn, những nhà sản xuất máy bay trực thăng chiến đấu của Nga như Sukhoi và MiG đã kiếm được hàng triệu USD nhờ xuất khẩu trong vài năm trở lại đây-hiện rất cần thêm tiền mặt để đầu tư nghiên cứu chế tạo loại máy bay lên thẳng thế hệ mới vì những mẫu hiện có sẽ hết hạn sử dụng trong khoảng 10 năm nữa.
    Cho dù chính phủ Nga quyết định phân bổ ngân sách cho quốc phòng cho từng ngành như thế nào đi chăng nữa, thì việc tăng chi ngân sách cho quốc phòng lên mức kỷ lục như vậy cho thấy quyết tâm muốn khôi phục lại ngành công nghiệp quốc phòng nước này-từng là ngành công nghiệp mạnh nhất nhì thế giới trong thời chiến tranh lạnh.


  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp quốc phòng Nga trên đường phục hưng
    Ngày 25 tháng 06 năm 2004

    Mới đây, theo các nguồn tin ngành công nghiệp quân sự và các phương tiện truyền thông Nga, nước này đang lên kế hoạch tăng chi ngân sách cho việc mua sắm trang thiết bị quân sự vào năm 2005 lên con số kỷ lục hơn 6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2004. Mục đích của việc tăng chi tiêu cho quân sự này là nhằm khôi phục các ngành quốc phòng khỏi sự suy thoái dưới thời hậu Liên Xô. Ngành công nghiệp quốc phòng-ngành trọng yếu trong nền kinh tế Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh-đã bị thu hẹp lại vào những năm 90 của thế kỷ trước. Ngành này chỉ bắt đầu được đầu tư phát triển trở lại trong vòng 3 năm gần đây, nhưng sản lượng vẫn thấp hơn nhiều so với thời Liên Xô cũ.
    Theo kế hoạch mới này, dự kiến, khoản ngân sách năm 2005 của Nga sẽ có thể dành riêng khoảng 180 tỷ rúp (tương đương 6,2 tỷ USD) chỉ để mua sắm vũ khí. Một quan chức cao cấp trong một công ty công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nhà nước nói: "Đây là một dấu hiệu rất tốt, lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, chi ngân sách cho việc mua sắm vũ khí đạt bằng giá trị xuất khẩu vũ khí hàng năm: khoảng 5 tỷ - 6 tỷ USD. Nhưng cũng còn một chặng đường rất dài ở phía trước, bởi vì ở các nước phương Tây, con số đầu tư này còn cao hơn rất nhiều lần so với Nga?.
    Như vậy, theo như bản dự kiến chi tiêu ngân sách ban đầu, tổng chi tiêu cho quốc phòng, bao gồm cả vấn đề an ninh và chi trong các tình trạng khẩn cấp, sẽ tăng từ 146 tỷ rúp lên 894 tỷ rúp (tương đương 30,8 tỷ USD) vào năm 2005-chiếm khoảng 5% GDP.
    Việc tăng chi tiêu cho quốc phòng này được thực hiện đồng thời với kế hoạch tăng cường năng lực quân sự bằng việc cải cách các lực lượng quân sự có tư tưởng giã đám và trang thiết bị cũng như vũ khí; tổ chức lại các ngành hạt nhân và tăng cường xuất khẩu vũ khí sang châu Á để bù cho phần thiếu hụt do giảm lượng bán sang Đông Âu.
    Thế nhưng, nhiều quan chức quốc phòng lại cho rằng chính phủ hiện muốn tập trung vào nghiên cứu những công nghệ thế hệ mới hơn là tập trung vào việc mua sắm các phiên bản thay thế các thiết bị, vũ khí hiện có.
    Lại có thông tin khác cho rằng hiện nay, ngành công nghiệp hàng không, luôn đạt mức tăng trưởng 2 con số nhờ tăng xuất khẩu, sẽ là ngành cho lợi nhuận cao nhất. Việc chế tạo và xuất khẩu máy bay phản lực là xương sống của hoạt động xuất khẩu vũ khí, và những người trong ngành nói rằng chính phủ cần ưu tiên cho ngành này do nó đem lại lợi nhuận cao cho ngành công nghiệp nói chung. Chẳng hạn, những nhà sản xuất máy bay trực thăng chiến đấu của Nga như Sukhoi và MiG đã kiếm được hàng triệu USD nhờ xuất khẩu trong vài năm trở lại đây-hiện rất cần thêm tiền mặt để đầu tư nghiên cứu chế tạo loại máy bay lên thẳng thế hệ mới vì những mẫu hiện có sẽ hết hạn sử dụng trong khoảng 10 năm nữa.
    Cho dù chính phủ Nga quyết định phân bổ ngân sách cho quốc phòng cho từng ngành như thế nào đi chăng nữa, thì việc tăng chi ngân sách cho quốc phòng lên mức kỷ lục như vậy cho thấy quyết tâm muốn khôi phục lại ngành công nghiệp quốc phòng nước này-từng là ngành công nghiệp mạnh nhất nhì thế giới trong thời chiến tranh lạnh.


  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Đuma Nga phê chuẩn bản sửa đổi hiệp ước ECWT
    26/06/2004 -- 17:30(GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Với 355 phiếu ủng hộ, 28 phiếu chống và 2 phiếu trắng, ngày 25/6, Đuma Quốc gia Nga đã phê chuẩn bản sửa đổi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (ECWT).
    Phát biểu nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov khẳng định ECWT là một trong những thành tố quan trọng nhất của hệ thống an ninh của châu Âu.
    Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu đặt ra các quy định về triển khai máy bay chiến đấu, xe tăng và các loại vũ khí hạng nặng thông thường khác trên toàn bộ châu Âu. Bản sửa đổi Hiệp ước này đã được 22 nước thành viên NATO và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Vácxava ký năm 1999. Tuy nhiên, từ đó đến nay chỉ có một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Cadắcxtan, Ucraina và Bêlarút phê chuẩn.
    Trước đây, Nga trì hoãn việc phê chuẩn vì muốn thúc ép các nước vùng Bantích thuộc Liên Xô trước đây gồm Lítva, Látvia và Êxtônia (gia nhập NATO từ tháng 3 năm nay) cam kết phê chuẩn Hiệp ước này. Nga lo ngại việc 3 nước này không tham gia Hiệp ước sẽ đe doạ an ninh của Nga. Giới phân tích cho rằng việc Nga thay đổi lập trường và phê chuẩn ECWT vì hy vọng điều đó sẽ tác động tới các nước khác phê chuẩn Hiệp ước này.
    Tuy nhiên, các nước NATO lại gắn việc phê chuẩn Hiệp ước này với việc Nga rút các căn cứ quân sự khỏi Mônđôva và Grudia. Nga cam kết sẽ rút quân khỏi hai nước này nhưng nói đây là vấn đề riêng không liên quan tới ECWT.
    Cùng ngày 25/6, trong khi hoan nghênh việc Nga phê chuẩn ECWT, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn nói rằng NATO chỉ phê chuẩn Hiệp ước này khi Nga rút quân khỏi Mônđôva và Grudia./.

Chia sẻ trang này