1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy, 10/7/2004, 07:10 GMT+7

    Tổng biên tập Forbes bằng tiếng Nga bị bắn chết
    Paul Khlebnikov, người phụ trách bản tiếng Nga của tạp chí về tài chính kể trên, đã trúng 4 viên đạn khi ông vừa ra khỏi văn phòng ở phía tây bắc Matxcơva hôm qua. 2 người đàn ông đi trên chiếc ôtô tối màu đợi nhà báo này bên ngoài tòa nhà và nã đạn vào ông rồi bỏ chạy. Khlebnikov, 41 tuổi, đã chết trên đường đến bệnh viện.
    Khlebnikov được nhiều người biết đến vào năm 1996, khi ông Boris Yeltsin làm tổng thống Nga, với bài báo gọi Boris Berezovsky, tỷ phú người Nga sống lưu vong, là "Bố già của điện Kremlin".
    Bài báo đó có ngụ ý rằng nhà tỷ phú nổi lên nhờ chương trình cải cách của Nga những năm 1990 kể trên có thể liên quan đến cái chết của một phóng viên truyền hình nổi tiếng.
    Sinh ra tại New York trong một gia đình Nga di cư, Khlebnikov làm việc cho Forbes ít nhất được 13 năm. Ông đã viết rất nhiều bài báo về giới doanh nhân Nga.
    Maxim Kashulinski, chủ tịch văn phòng của Forbes ở Nga, nói rằng việc Khlebnikov bị ám sát có thể không liên quan đến bất kỳ bài báo nào tạp chí này từng hay sắp cho đăng tải.
    Leonid Berchidski, biên tập viên của tạp chí này, cho hay Khlebnikov không viết bài nào thuộc thể loại điều tra trong vòng 6 tháng qua.

  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự
    Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov hôm qua đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc Guo Boxiong tại Nga nhằm tăng cường phát triển quan hệ song phương.
    Ông Fradkov nói: ?oChúng tôi vừa đạt được mức độ cao về hợp tác kỹ thuật và quân sự?, và cho biết sự phát triển quan hệ hợp tác Nga-Trung có triển vọng lớn.
    Ông Fradkov nói, Nga hài lòng về quan hệ cấp cao với Trung Quốc và coi trọng phát triển quan hệ song phương.
    Ông Fradkov bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ hợp tác chiến lược Nga-Trung sẽ trở nên chắc chắn và hoàn thiện hơn.
    Ông Guo cho biết, việc tăng cường hợp tác hữu nghị giữa quân đội hai nước sẽ góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Trung Quốc và Nga sẽ mãi mãi là láng giềng tốt và đối tác của nhau và sẽ có những nỗ lực mới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược.
    Ông Guo tới Moscow hôm thứ hai vừa qua, thăm chính thức Nga trong năm ngày theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov.

  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự
    Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov hôm qua đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc Guo Boxiong tại Nga nhằm tăng cường phát triển quan hệ song phương.
    Ông Fradkov nói: ?oChúng tôi vừa đạt được mức độ cao về hợp tác kỹ thuật và quân sự?, và cho biết sự phát triển quan hệ hợp tác Nga-Trung có triển vọng lớn.
    Ông Fradkov nói, Nga hài lòng về quan hệ cấp cao với Trung Quốc và coi trọng phát triển quan hệ song phương.
    Ông Fradkov bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ hợp tác chiến lược Nga-Trung sẽ trở nên chắc chắn và hoàn thiện hơn.
    Ông Guo cho biết, việc tăng cường hợp tác hữu nghị giữa quân đội hai nước sẽ góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Trung Quốc và Nga sẽ mãi mãi là láng giềng tốt và đối tác của nhau và sẽ có những nỗ lực mới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược.
    Ông Guo tới Moscow hôm thứ hai vừa qua, thăm chính thức Nga trong năm ngày theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov.

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nam Ossetia:
    Muốn hoà bình, nhưng sẵn sàng đối mặt với chiến tranh
    Elena Zubtsova (từ Mátxcơva) viết riêng cho Lao Động
    Một cuộc chiến mới lại sắp bùng lên ở Kavkaz. Điểm nóng lần này là Nam Ossetia, trên danh nghĩa là thành phần của Gruzia, nhưng đã tuyên bố độc lập từ năm 1992. Trong suốt 12 năm qua, quốc gia không được công nhận này cố gắng duy trì độc lập của mình với sự trợ giúp của lực lượng gìn giữ hoà bình ba bên là Nga, Ossetia và Gruzia. Nhưng tình hình ở đây không còn yên ổn nữa.


    Tham vọng của Gruzia
    Phấn khích trước thành công trong quyết định can thiệp vào khu tự trị Adzharia, lật đổ được vị thống đốc không ăn hẩu Aslan Abashidze, chính quyền mới ở Gruzia quyết định lặp lại kịch bản này ở Ossetia. Những cuộc gây hấn đang diễn ra hàng ngày ở đây và Ossetia trông chờ vào sự giúp đỡ của Nga. Không phải tình cờ mà ban lãnh đạo và người dân Ossetia lại có nguyện vọng như vậy. Cũng giống như Abkhazia, Ossetia đã từ lâu muốn được sáp nhập vào Liên bang Nga, bởi đa phần người Ossetia có quốc tịch Nga. Nhưng những người Gruzia sống trên lãnh thổ Ossetia lại không mong muốn như vậy, nên họ đã trở thành con bài trong tay chính quyền Gruzia nhằm làm mất ổn định tình hình trong khu vực.
    Cuộc xung đột Gruzia - Ossetia trở nên căng thẳng từ ngày 31.5, khi Bộ Nội vụ Gruzia quyết định đưa các đơn vị nội vụ và đặc nhiệm vào Ossetia, mà mục đích theo chính quyền Gruzia là tăng cường 4 chốt cảnh sát do Gruzia kiểm soát trong lãnh thổ Ossetia. Điều này đương nhiên khiến chỉ huy lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga và Ossetia rất không hài lòng. Đến chiều tối cùng ngày thì tình hình được giải toả và các đơn vị cảnh sát Gruzia đã rời khỏi khu vực.
    Sang ngày 2.6, tại thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia đã diễn ra phiên họp của Uỷ ban Kiểm tra Hỗn hợp giải quyết cuộc xung đột Gruzia- Ossetia (SKK) với sự tham dự của đại diện Gruzia, Nam Ossetia, Nga, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Bắc Ossetia. Các bên đã thoả thuận rằng tại khu vực xung đột sẽ chỉ có sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hoà bình. Phía Gruzia đã bày tỏ sẵn sàng rút quân bổ sung khỏi vùng thuộc trọng trách của lực lượng hỗn hợp gìn giữ hoà bình. Biên bản phiên họp của SKK đã ghi rõ ràng rằng sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp sức mạnh, kinh tế hoặc bất cứ biện pháp gây áp lực nào trong quá trình giải quyết. Không những thế, phía Gruzia còn thông báo sẵn sàng khôi phục lại nhánh đường sắt dài 6km chạy từ làng Nikozi của Gruzia đến Tskhinvali.
    Tại cuộc gặp không chính thức ngày 24.6, các vị đồng chủ tịch SKK đều thừa nhận rằng những thoả thuận đạt được ngày 2.6 đã không được thực hiện. Phiên họp chính thức của SKK dự định tiến hành vào ngày 1.7 đã không diễn ra vì phía Gruzia từ chối tham dự.
    Gây hấn và trả đũa
    Trong vòng một tuần qua, những vụ gây hấn đã liên tiếp xảy ra trên lãnh thổ Nam Ossetia. Giới chức Nam Ossetia đã bắt giữ một số nhân viên tình báo của Gruzia giả làm nhân viên cứu trợ mang hàng cứu trợ nhân đạo đến các làng của người Gruzia. Binh sĩ Nga và Ossetia thường xuyên chạm trán với các toán quân của Gruzia không thuộc lực lượng hỗn hợp gìn giữ hoà bình.
    Ngày 6.7, một đơn vị 200 lính Gruzia dưới sự chỉ huy của Bộ trưởng Nội vụ Gruzia đã tấn công vào đoàn 8 chiếc xe tải chở binh sĩ gìn giữ hoà bình Nga. Họ đã cướp sạch tư trang của các binh sĩ Nga và không những thế còn áp tải hai xe của Nga chở khí tài cho những chiếc máy bay trực thăng của lực lượng gìn giữ hoà bình sang lãnh thổ Gruzia. Nga và Nam Ossetia đã phản đối mạnh mẽ hành động này và chính quyền Gruzia đã buộc phải trao trả xe cộ và những khí tài cho Nga ngày 9.7.
    Những biện pháp đối phó khẩn cấp đã được áp dụng: Các binh sĩ gìn giữ hoà bình Nga và Nam Ossetia đã dựng những chốt gác bổ sung trên mọi tuyến đường huyết mạch nối nước cộng hoà này với Gruzia. Ngày 8.7 một trong những chốt này đã xảy ra cuộc đọ súng đầu tiên giữa binh sĩ Nam Ossetia và binh sĩ Gruzia, khiến hai người Gruzia bị thương. Nhóm vũ trang tại làng Vanati của Nam Ossetia còn trả đũa bằng cách bắt giữ 50 binh sĩ gìn giữ hoà bình của Gruzia, khiến Tbilisi đe doạ: Nếu những người này không được thả, thì 30 nghìn lính Gruzia đang đóng sát ranh giới sẽ tràn sang Nam Ossetia. Chiều 9.7, những binh sĩ này đã được trao trả.
    Người dân Nam Ossetia muốn hoà bình, nhưng đang chuẩn bị đối mặt với chiến tranh. Hầu hết đàn ông có khả năng cầm súng ở Nam Ossetia đều ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí lúc đi hẹn hò với người yêu họ cũng mặc quân phục. Tuy nhiên cả người Ossetia lẫn người Gruzia vốn đã sống chung trên một lãnh thổ từ hàng trăm năm nay đều đang cố gắng tránh đổ máu. Ngoại trưởng Gruzia G. Khaindrava đã đến Mátxcơva để cùng Nga tìm cách tháo ngòi nổ xung đột. Núi đồi Kavkaz đã thấy quá nhiều máu và nước mắt trong vài thế kỷ gần đây, nên người ta tin rằng trí tuệ sẽ vượt qua được những tham vọng của những chính khách mới ở Gruzia
  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nam Ossetia:
    Muốn hoà bình, nhưng sẵn sàng đối mặt với chiến tranh
    Elena Zubtsova (từ Mátxcơva) viết riêng cho Lao Động
    Một cuộc chiến mới lại sắp bùng lên ở Kavkaz. Điểm nóng lần này là Nam Ossetia, trên danh nghĩa là thành phần của Gruzia, nhưng đã tuyên bố độc lập từ năm 1992. Trong suốt 12 năm qua, quốc gia không được công nhận này cố gắng duy trì độc lập của mình với sự trợ giúp của lực lượng gìn giữ hoà bình ba bên là Nga, Ossetia và Gruzia. Nhưng tình hình ở đây không còn yên ổn nữa.


    Tham vọng của Gruzia
    Phấn khích trước thành công trong quyết định can thiệp vào khu tự trị Adzharia, lật đổ được vị thống đốc không ăn hẩu Aslan Abashidze, chính quyền mới ở Gruzia quyết định lặp lại kịch bản này ở Ossetia. Những cuộc gây hấn đang diễn ra hàng ngày ở đây và Ossetia trông chờ vào sự giúp đỡ của Nga. Không phải tình cờ mà ban lãnh đạo và người dân Ossetia lại có nguyện vọng như vậy. Cũng giống như Abkhazia, Ossetia đã từ lâu muốn được sáp nhập vào Liên bang Nga, bởi đa phần người Ossetia có quốc tịch Nga. Nhưng những người Gruzia sống trên lãnh thổ Ossetia lại không mong muốn như vậy, nên họ đã trở thành con bài trong tay chính quyền Gruzia nhằm làm mất ổn định tình hình trong khu vực.
    Cuộc xung đột Gruzia - Ossetia trở nên căng thẳng từ ngày 31.5, khi Bộ Nội vụ Gruzia quyết định đưa các đơn vị nội vụ và đặc nhiệm vào Ossetia, mà mục đích theo chính quyền Gruzia là tăng cường 4 chốt cảnh sát do Gruzia kiểm soát trong lãnh thổ Ossetia. Điều này đương nhiên khiến chỉ huy lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga và Ossetia rất không hài lòng. Đến chiều tối cùng ngày thì tình hình được giải toả và các đơn vị cảnh sát Gruzia đã rời khỏi khu vực.
    Sang ngày 2.6, tại thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia đã diễn ra phiên họp của Uỷ ban Kiểm tra Hỗn hợp giải quyết cuộc xung đột Gruzia- Ossetia (SKK) với sự tham dự của đại diện Gruzia, Nam Ossetia, Nga, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Bắc Ossetia. Các bên đã thoả thuận rằng tại khu vực xung đột sẽ chỉ có sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hoà bình. Phía Gruzia đã bày tỏ sẵn sàng rút quân bổ sung khỏi vùng thuộc trọng trách của lực lượng hỗn hợp gìn giữ hoà bình. Biên bản phiên họp của SKK đã ghi rõ ràng rằng sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp sức mạnh, kinh tế hoặc bất cứ biện pháp gây áp lực nào trong quá trình giải quyết. Không những thế, phía Gruzia còn thông báo sẵn sàng khôi phục lại nhánh đường sắt dài 6km chạy từ làng Nikozi của Gruzia đến Tskhinvali.
    Tại cuộc gặp không chính thức ngày 24.6, các vị đồng chủ tịch SKK đều thừa nhận rằng những thoả thuận đạt được ngày 2.6 đã không được thực hiện. Phiên họp chính thức của SKK dự định tiến hành vào ngày 1.7 đã không diễn ra vì phía Gruzia từ chối tham dự.
    Gây hấn và trả đũa
    Trong vòng một tuần qua, những vụ gây hấn đã liên tiếp xảy ra trên lãnh thổ Nam Ossetia. Giới chức Nam Ossetia đã bắt giữ một số nhân viên tình báo của Gruzia giả làm nhân viên cứu trợ mang hàng cứu trợ nhân đạo đến các làng của người Gruzia. Binh sĩ Nga và Ossetia thường xuyên chạm trán với các toán quân của Gruzia không thuộc lực lượng hỗn hợp gìn giữ hoà bình.
    Ngày 6.7, một đơn vị 200 lính Gruzia dưới sự chỉ huy của Bộ trưởng Nội vụ Gruzia đã tấn công vào đoàn 8 chiếc xe tải chở binh sĩ gìn giữ hoà bình Nga. Họ đã cướp sạch tư trang của các binh sĩ Nga và không những thế còn áp tải hai xe của Nga chở khí tài cho những chiếc máy bay trực thăng của lực lượng gìn giữ hoà bình sang lãnh thổ Gruzia. Nga và Nam Ossetia đã phản đối mạnh mẽ hành động này và chính quyền Gruzia đã buộc phải trao trả xe cộ và những khí tài cho Nga ngày 9.7.
    Những biện pháp đối phó khẩn cấp đã được áp dụng: Các binh sĩ gìn giữ hoà bình Nga và Nam Ossetia đã dựng những chốt gác bổ sung trên mọi tuyến đường huyết mạch nối nước cộng hoà này với Gruzia. Ngày 8.7 một trong những chốt này đã xảy ra cuộc đọ súng đầu tiên giữa binh sĩ Nam Ossetia và binh sĩ Gruzia, khiến hai người Gruzia bị thương. Nhóm vũ trang tại làng Vanati của Nam Ossetia còn trả đũa bằng cách bắt giữ 50 binh sĩ gìn giữ hoà bình của Gruzia, khiến Tbilisi đe doạ: Nếu những người này không được thả, thì 30 nghìn lính Gruzia đang đóng sát ranh giới sẽ tràn sang Nam Ossetia. Chiều 9.7, những binh sĩ này đã được trao trả.
    Người dân Nam Ossetia muốn hoà bình, nhưng đang chuẩn bị đối mặt với chiến tranh. Hầu hết đàn ông có khả năng cầm súng ở Nam Ossetia đều ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí lúc đi hẹn hò với người yêu họ cũng mặc quân phục. Tuy nhiên cả người Ossetia lẫn người Gruzia vốn đã sống chung trên một lãnh thổ từ hàng trăm năm nay đều đang cố gắng tránh đổ máu. Ngoại trưởng Gruzia G. Khaindrava đã đến Mátxcơva để cùng Nga tìm cách tháo ngòi nổ xung đột. Núi đồi Kavkaz đã thấy quá nhiều máu và nước mắt trong vài thế kỷ gần đây, nên người ta tin rằng trí tuệ sẽ vượt qua được những tham vọng của những chính khách mới ở Gruzia
  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga đứng trước nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng

    Người Nga đăng ký rút tiền tại các ngân hàng

    Hệ thống ngân hàng Nga đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1998 sau hàng loạt động thái của Ngân hàng Trung ương Nga và các ngân hàng lớn của nước này.
    Ngày 9- 7, Guta Bank, một trong 20 ngân hàng lớn nhất của Nga, tuyên bố tạm khóa các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong 6 tháng vượt 10 tỷ rúp ( 345 triệu USD ). Nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản tiền gửi, Guta Bank còn quyết định đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy rút tiền tự động ATM ( mặc dù ban lãnh đạo giải thích là do trục trặc kỹ thuật). Nhiều nguồn tin cho biết trước đó ngân hàng này đã đồng ý bán lại cho Ngân hàng Vneshtorgbank, ngân hàng thương mại lớn thứ 2 của Nga.
    Quyết định của ngân hàng Guta bank được thông báo chỉ một ngày sau khi ngân hàng lớn thứ tư của Nga là Alfa Bank quyết định áp dụng mức phạt 10% đối với các khách hàng rút tiền trước thời hạn, nhằm hạn chế số lượng người rút tiền ồ ạt trong những ngày qua. Chỉ riêng trong ngày 8 - 7, lượng tiền rút ra khỏi Alfa Bank là 100 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với bình thường.
    Hiện ngân hàng đang giữ 1,4 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Quyết định của ban lãnh đạo Alfa Bank được đưa ra một ngày Ngân hàng trung ương Nga quyết định giảm mức dự trữ tối thiểu của các ngân hàng thương mại Nga từ 7% xuống còn 3,5% đối với các tài khoản gửi bằng đồng nội tệ (rúp) của các cá nhân, và các tài khoản gửi bằng đồng rúp và ngoại tệ của các công ty, tập đoàn. Theo Chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng Nga, giải pháp tình thế này có thể mang lại cho hệ thống ngân hàng 130 tỷ rúp (khoảng 4,47 tỷ USD).
    Những rối loạn trong hệ thống ngân hàng Nga nảy sinh sau khi Ngân hàng trung ương Nga đình chỉ hoạt động của một số ngân hàng vì vi phạm pháp luật. Hồi tháng 5, Ngân hàng Sodbiznesbank bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh sau nhiều cáo buộc ngân hàng này vi phạm pháp luật, thực hiện các vụ rửa tiền, trong đó có tiền thanh toán các vụ ám sát theo đơn đặt hàng. Đến tháng 6, hai ngân hàng khác của Nga lần lượt đóng cửa và ngừng nhận tiền gửi. Đầu tuần qua, ngân hàng Guta đã buộc phải ngừng nhận tiền gửi của khách hàng. Lãi suất vay tiền giữa các ngân hàng tăng đột biến và nhiều ngân hàng lớn ở Nga đã từ chối cho các ngân hàng nhỏ vay tiền.
    Trước tình hình này, Ngân hàng Trung ương Nga đã nhóm họp và chuẩn bị đưa ra biện pháp trợ giúp khẩn cấp, tránh nguy cơ gây hiệu ứng dây chuyền trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của ngành ngân hàng, người dân Nga vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền ồ ạt tại một số ngân hàng.

  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga đứng trước nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng

    Người Nga đăng ký rút tiền tại các ngân hàng

    Hệ thống ngân hàng Nga đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1998 sau hàng loạt động thái của Ngân hàng Trung ương Nga và các ngân hàng lớn của nước này.
    Ngày 9- 7, Guta Bank, một trong 20 ngân hàng lớn nhất của Nga, tuyên bố tạm khóa các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong 6 tháng vượt 10 tỷ rúp ( 345 triệu USD ). Nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản tiền gửi, Guta Bank còn quyết định đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy rút tiền tự động ATM ( mặc dù ban lãnh đạo giải thích là do trục trặc kỹ thuật). Nhiều nguồn tin cho biết trước đó ngân hàng này đã đồng ý bán lại cho Ngân hàng Vneshtorgbank, ngân hàng thương mại lớn thứ 2 của Nga.
    Quyết định của ngân hàng Guta bank được thông báo chỉ một ngày sau khi ngân hàng lớn thứ tư của Nga là Alfa Bank quyết định áp dụng mức phạt 10% đối với các khách hàng rút tiền trước thời hạn, nhằm hạn chế số lượng người rút tiền ồ ạt trong những ngày qua. Chỉ riêng trong ngày 8 - 7, lượng tiền rút ra khỏi Alfa Bank là 100 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với bình thường.
    Hiện ngân hàng đang giữ 1,4 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Quyết định của ban lãnh đạo Alfa Bank được đưa ra một ngày Ngân hàng trung ương Nga quyết định giảm mức dự trữ tối thiểu của các ngân hàng thương mại Nga từ 7% xuống còn 3,5% đối với các tài khoản gửi bằng đồng nội tệ (rúp) của các cá nhân, và các tài khoản gửi bằng đồng rúp và ngoại tệ của các công ty, tập đoàn. Theo Chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng Nga, giải pháp tình thế này có thể mang lại cho hệ thống ngân hàng 130 tỷ rúp (khoảng 4,47 tỷ USD).
    Những rối loạn trong hệ thống ngân hàng Nga nảy sinh sau khi Ngân hàng trung ương Nga đình chỉ hoạt động của một số ngân hàng vì vi phạm pháp luật. Hồi tháng 5, Ngân hàng Sodbiznesbank bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh sau nhiều cáo buộc ngân hàng này vi phạm pháp luật, thực hiện các vụ rửa tiền, trong đó có tiền thanh toán các vụ ám sát theo đơn đặt hàng. Đến tháng 6, hai ngân hàng khác của Nga lần lượt đóng cửa và ngừng nhận tiền gửi. Đầu tuần qua, ngân hàng Guta đã buộc phải ngừng nhận tiền gửi của khách hàng. Lãi suất vay tiền giữa các ngân hàng tăng đột biến và nhiều ngân hàng lớn ở Nga đã từ chối cho các ngân hàng nhỏ vay tiền.
    Trước tình hình này, Ngân hàng Trung ương Nga đã nhóm họp và chuẩn bị đưa ra biện pháp trợ giúp khẩn cấp, tránh nguy cơ gây hiệu ứng dây chuyền trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của ngành ngân hàng, người dân Nga vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền ồ ạt tại một số ngân hàng.

  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga: Gia tăng tỉ lệ tội phạm liên quan đến ĐTDĐ
    11/07/2004 7:59:59 PM GMT +7Năm nay, số người sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) của nước Nga dự kiến tăng vọt lên hơn 60 triệu người. Nhưng cơn sốt này cũng kéo theo sự gia tăng số vụ phạm pháp liên quan đến ĐTDĐ
    Tuần rồi, cảnh sát vừa bắt thanh niên 19 tuổi người gốc St.Petersburg, Yury Gantsovsky, sau khi anh ta bị nghi ngờ cưỡng dâm một cô gái 21 tuổi tại công viên Neskuchny Sad, gần nhà ga điện ngầm Oktyabraskaya và lấy cắp ĐTDĐ của cô. Theo phát ngôn viên cảnh sát Moscow, Gantsovsky sống ở Moscow 1 năm rưỡi để trốn lính và sống bằng ?onghề? ăn cắp ĐTDĐ của khách bộ hành gần Neskuchny Sad.
    ĐTDĐ cũng là nguyên nhân của các vụ giết người. Tháng 12 năm ngoái, cảnh sát Nga bắt được hai kẻ bị nghi là giết người hàng loạt gần các nhà ga ở Đông Bắc Moscow. Hai kẻ này đã bị bắt sau khi một bệnh nhân tại Bệnh viện Sklifosovsky khai rằng họ đã cắt cổ ông để lấy ĐTDĐ. Người đàn ông này sau đó đã chết. Phụ nữ trẻ gần đây thường xuyên là mục tiêu của một thanh niên 19 tuổi gốc Moldova sống tại trung tâm Moscow. Gã này thường tìm cách tán tỉnh phụ nữ, trao đổi số ĐTDĐ. Ở lần hẹn thứ hai hoặc ba, gã sẽ mượn ĐTDĐ gọi nhờ sau khi giả vờ để quên ĐTDĐ của mình ở nhà hoặc tài khoản cuộc gọi hết tiền rồi chuồn mất. Không may cho gã là có lần gã đã trao số ĐTDĐ thật của mình cho người phụ nữ và nhờ đó, cảnh sát đã lần ra dấu vết. Có 4 phụ nữ khai đã bị gã này cướp ĐTDĐ bằng mánh khóe nói trên.
    Trong khi đó, 3 cựu sinh viên khoa vật lý Trường Đại học Moscow đối mặt với án tù 18 năm sau khi bị tình nghi thực hiện nhiều vụ cướp ĐTDĐ của những người giao hàng tại những căn hộ 3 gã này thuê.

  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga: Gia tăng tỉ lệ tội phạm liên quan đến ĐTDĐ
    11/07/2004 7:59:59 PM GMT +7Năm nay, số người sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) của nước Nga dự kiến tăng vọt lên hơn 60 triệu người. Nhưng cơn sốt này cũng kéo theo sự gia tăng số vụ phạm pháp liên quan đến ĐTDĐ
    Tuần rồi, cảnh sát vừa bắt thanh niên 19 tuổi người gốc St.Petersburg, Yury Gantsovsky, sau khi anh ta bị nghi ngờ cưỡng dâm một cô gái 21 tuổi tại công viên Neskuchny Sad, gần nhà ga điện ngầm Oktyabraskaya và lấy cắp ĐTDĐ của cô. Theo phát ngôn viên cảnh sát Moscow, Gantsovsky sống ở Moscow 1 năm rưỡi để trốn lính và sống bằng ?onghề? ăn cắp ĐTDĐ của khách bộ hành gần Neskuchny Sad.
    ĐTDĐ cũng là nguyên nhân của các vụ giết người. Tháng 12 năm ngoái, cảnh sát Nga bắt được hai kẻ bị nghi là giết người hàng loạt gần các nhà ga ở Đông Bắc Moscow. Hai kẻ này đã bị bắt sau khi một bệnh nhân tại Bệnh viện Sklifosovsky khai rằng họ đã cắt cổ ông để lấy ĐTDĐ. Người đàn ông này sau đó đã chết. Phụ nữ trẻ gần đây thường xuyên là mục tiêu của một thanh niên 19 tuổi gốc Moldova sống tại trung tâm Moscow. Gã này thường tìm cách tán tỉnh phụ nữ, trao đổi số ĐTDĐ. Ở lần hẹn thứ hai hoặc ba, gã sẽ mượn ĐTDĐ gọi nhờ sau khi giả vờ để quên ĐTDĐ của mình ở nhà hoặc tài khoản cuộc gọi hết tiền rồi chuồn mất. Không may cho gã là có lần gã đã trao số ĐTDĐ thật của mình cho người phụ nữ và nhờ đó, cảnh sát đã lần ra dấu vết. Có 4 phụ nữ khai đã bị gã này cướp ĐTDĐ bằng mánh khóe nói trên.
    Trong khi đó, 3 cựu sinh viên khoa vật lý Trường Đại học Moscow đối mặt với án tù 18 năm sau khi bị tình nghi thực hiện nhiều vụ cướp ĐTDĐ của những người giao hàng tại những căn hộ 3 gã này thuê.

  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga đối mặt với khủng hoảng ngân hàng​
    Các ngân hàng Nga hiện từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng lên song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn bên ngoài các toà nhà để chờ đến lượt rút tiền. Nhiều người thà vác tiền về để trong nhà còn hơn sợ bị mất trắng trong vài ngày tới.
    Sau khi Ngân hàng Guta tuyên bố đóng cửa hầu hết các chi nhánh, dân chúng Nga đã lo sợ cuộc khủng hoảng tài chính như hồi những năm 1998 xảy ra. Tâm lý này càng lan rộng hơn khi mới đây Alfa - đại gia thứ tư trong ngành tài chính quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn. Cùng lúc, báo chí trích lời một quan chức đứng đầu cơ quan quản lý tài chính Nga tuyên bố 10 ngân hàng nữa có thể sẽ bị đóng cửa trong nay mai. Thông tin được dân chúng chú ý nhất là một số cơ quan thông tin đại chúng tiết lộ họ có trong tay danh sách đen với 27 ngân hàng đang bên bờ vực phá sản. Một loạt sự kiện đó đánh gục những người có lòng tin sắt đá nhất khiến họ vội vã đổ xô đi rút tiền. Kết quả là hệ thống ngân hàng Nga có nguy cơ mất khả năng chi trả.
    Trên thị trường, đồng rúp mất giá mạnh so với USD. Phiên giao dịch trước 1 USD ăn tới 29,12 rúp - tỷ giá hoán đổi cao nhất kể từ đầu năm tới nay.
    Trước tình hình này, Chính phủ Nga lên tiếng trấn an dư luận và thực hiện một số liệu pháp nhằm cứu vãn cảnh đổ vỡ có thể xảy ra. Thống đốc ngân hàng Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên bố không hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý. Ông Sergei Ignatiev quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng từ 7% xuống 3,5% nhằm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời ra tay cứu Guta. Tổng thống Nga ngay sau đó đã triệu tập người đứng đầu hệ thống tài chính tới làm việc nhưng kết quả vẫn trong vòng bí mật. Dư luận đang mong chờ quyết định cứng rắn của ông Putin.
    Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga hiện có quá nhiều ngân hàng trong đó phần nhiều là tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp. Theo thống kê sơ bộ, Nga có tới 1.760 tổ chức tài chính trong đó chỉ có 1.300 cơ sở thực sự hoạt động kinh doanh.
    Một nguyên nhân khác là các ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé. Theo tiêu chuẩn quốc tế các tổ chức này phải đảm bảo mức tối thiểu 8% thì ở Nga chỉ tiêu này là 2%. Hiện 90% ngân hàng ở đây có số vốn dưới 10 triệu USD. Khi người dân phản ứng dây chuyền, mất khả năng thanh toán là nguy cơ dễ nhìn thấy nhất.
    Xáo trộn trên thị trường tài chính Nga xuất phát từ một sự việc rất nhỏ nhưng như đám cháy lan nhanh. Giữa tháng 5, Sodbiznesbank bị cáo buộc rửa tiền và buộc phải đóng cửa, sau đó một số ngân hàng từ chối cho vay tiền khiến tin đồn về sự phá sản của các quỹ tiền ngày càng lan rộng. Trong khi đó, Chính phủ không hề có động thái can thiệp ngay khiến cuộc khủng hoảng ngày càng hiển hiện rõ nét.

Chia sẻ trang này