1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga cải tổ giới lãnh đạo quân sự và an ninh
    [​IMG]

    Tướng Anatoly Kvashnin và Tổng thống Vladimir Putin.
    Hôm nay, ông Putin đã cách chức tham mưu trưởng Anatoly Kvashnin, tư lệnh lực lượng an ninh của Bộ Nội vụ Vyachelsav Tikhomirov và phó giám đốc cơ quan an ninh liên bang (FSB) Anatoly Yezhov. Quyết định này được dự đoán từ trước, sau khi xảy ra vụ tấn công của chiến binh ở miền nam Nga, tháng trước.
    Ngoài các tướng lĩnh cao cấp nói trên, Tổng thống Vladimir Putin cũng quyết định cách chức tư lệnh quân khu Bắc Caucasus là Mikhail Labunets. FSB là cơ quan đã kế thừa chính những hoạt động của cục tình báo KGB vang bóng một thời của Liên Xô.
    Người sẽ lên thay thế chức vụ của tướng Anatoly Kvashnin là ông Yuri Baluyevsky, phó tham mưu trưởng thứ nhất quân đội Nga. Quan chức 57 tuổi này sinh tại Ukraine, từng tham gia đàm phán về hiệp ước giảm quân bị với Mỹ và thành lập một hội đồng chung giữa Nga và NATO.
    Quân đội Nga, Bộ Nội vụ và FSB đều tham gia vào chiến dịch chống phiến quân đòi ly khai ở Chechnya. Tháng trước, các chiến binh đã tấn công đồng loạt vào những cơ sở của cảnh sát tại nước cộng hoà Ingushetia, giáp Chechnya, làm 90 người thiệt mạng.
    Sự bất lực trong việc ngăn chặn những vụ tấn công quy mô lớn có sự tham gia của hàng trăm tay súng, đã cho thấy những yếu kém của quân đội Nga tại vùng Bắc Caucasus. Sự kiện này cũng chống lại những tuyên bố của Kremlin rằng, Chechnya và khu vực Bắc Caucasus đang dần ổn định trở lại.
  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    TNK, BP phát triển mỏ dầu ở Xibêria
    20/07/2004 -- 11:52(GMT+7)

    Matxcơva (TTXVN) - Ngày 18/7, hãng Interfax đưa tin, TNK-BP, một liên doanh giữa tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP, công ty TNK của Nga và khu vực Tyumen ở vùng Xibêria đã ký một hợp đồng để khai thác giếng dầu Uvatxkôie.
    Interfax dẫn lời Thống đốc Khu vực Tyumen Sergei Sobyanin cho biết, dự án này có trị giá 2 tỷ USD (1,6 tỷ ơrô) được khai thác trong 20 năm, bắt đầu từ năm 2010 và dự kiến mỗi năm sẽ cho ra khoảng 10 triệu tấn dầu.
    Liên doanh BP-TNK là nhà đầu tư chính trong dự án thông qua các công ty con là Tyumennefegaz và TNK-Uvat. Khu vực Tyumen sẽ trợ cấp cho công ty 10% chi phí của dự án.
    Theo ông thống đốc Sobyanin thì dự án này sẽ tăng thu nhập ngân sách của vùng, riêng trong năm nay thêm khoảng 68,9 triệu USD./.

  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    TNK, BP phát triển mỏ dầu ở Xibêria
    20/07/2004 -- 11:52(GMT+7)

    Matxcơva (TTXVN) - Ngày 18/7, hãng Interfax đưa tin, TNK-BP, một liên doanh giữa tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP, công ty TNK của Nga và khu vực Tyumen ở vùng Xibêria đã ký một hợp đồng để khai thác giếng dầu Uvatxkôie.
    Interfax dẫn lời Thống đốc Khu vực Tyumen Sergei Sobyanin cho biết, dự án này có trị giá 2 tỷ USD (1,6 tỷ ơrô) được khai thác trong 20 năm, bắt đầu từ năm 2010 và dự kiến mỗi năm sẽ cho ra khoảng 10 triệu tấn dầu.
    Liên doanh BP-TNK là nhà đầu tư chính trong dự án thông qua các công ty con là Tyumennefegaz và TNK-Uvat. Khu vực Tyumen sẽ trợ cấp cho công ty 10% chi phí của dự án.
    Theo ông thống đốc Sobyanin thì dự án này sẽ tăng thu nhập ngân sách của vùng, riêng trong năm nay thêm khoảng 68,9 triệu USD./.

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Thượng tướng Ba-lui-ép-xki được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng các LLVT Nga

    Ngày 19-7, RIA-NOVOSTI đưa tin, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã ký quyết định bổ nhiệm Thượng tướng Y-u-ri Nhi-cô-lai-e-vích Ba-lui-ép-xki, Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất các lực lượng vũ trang LB Nga, làm Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang LB Nga-Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga, thay vị trí của Đại tướng V.Kva-snhin, người được chuyển sang cương vị khác.
    Thượng tướng Ba-lui-ép-xki sinh ngày 9-1-1947 tại thành phố Tơ-ru-xca-vét thuộc tỉnh Lơ-vốp (U-crai-na), tốt nghiệp Trường chỉ huy binh chủng hợp thành Lê-nin-grát và Học viện quân sự Phrun-de. Ông đã trải qua các chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, sĩ quan phòng tác chiến của sở chỉ huy quân đoàn ở quân khu Bê-la-rút. Từ năm 1974 đến năm 1982 phục vụ tại các phòng tác chiến thuộc sở chỉ huy tập đoàn quân Xô-viết tại Đức và quân khu Lê-nin-grát. Ông cũng đã phục vụ tại cơ quan tác chiến của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Xô-viết. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự của Bộ tổng tham mưu năm 1990, ông phục vụ tại Cơ quan chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1993 đến 1995, ông Ba-lui-ép-xki làm tham mưu trưởng-phó tư lệnh thứ nhất lực lượng Nga tại vùng Ngoại Cáp-ca-dơ. Từ năm 1995, ông làm phó chỉ huy Cơ quan tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1997 ông được chỉ định làm chỉ huy Cơ quan tác chiến Bộ tổng tham mưu kiêm Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất các lực lượng vũ trang LB Nga. Năm 2001, ông được bổ nhiệm Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất.

  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Thượng tướng Ba-lui-ép-xki được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng các LLVT Nga

    Ngày 19-7, RIA-NOVOSTI đưa tin, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã ký quyết định bổ nhiệm Thượng tướng Y-u-ri Nhi-cô-lai-e-vích Ba-lui-ép-xki, Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất các lực lượng vũ trang LB Nga, làm Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang LB Nga-Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga, thay vị trí của Đại tướng V.Kva-snhin, người được chuyển sang cương vị khác.
    Thượng tướng Ba-lui-ép-xki sinh ngày 9-1-1947 tại thành phố Tơ-ru-xca-vét thuộc tỉnh Lơ-vốp (U-crai-na), tốt nghiệp Trường chỉ huy binh chủng hợp thành Lê-nin-grát và Học viện quân sự Phrun-de. Ông đã trải qua các chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, sĩ quan phòng tác chiến của sở chỉ huy quân đoàn ở quân khu Bê-la-rút. Từ năm 1974 đến năm 1982 phục vụ tại các phòng tác chiến thuộc sở chỉ huy tập đoàn quân Xô-viết tại Đức và quân khu Lê-nin-grát. Ông cũng đã phục vụ tại cơ quan tác chiến của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Xô-viết. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự của Bộ tổng tham mưu năm 1990, ông phục vụ tại Cơ quan chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1993 đến 1995, ông Ba-lui-ép-xki làm tham mưu trưởng-phó tư lệnh thứ nhất lực lượng Nga tại vùng Ngoại Cáp-ca-dơ. Từ năm 1995, ông làm phó chỉ huy Cơ quan tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1997 ông được chỉ định làm chỉ huy Cơ quan tác chiến Bộ tổng tham mưu kiêm Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất các lực lượng vũ trang LB Nga. Năm 2001, ông được bổ nhiệm Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất.

  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ Nga mở rộng quyền kiểm soát kinh tế
    Nguy cơ phá sản của Yukos - tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Nga - cho thấy Matxcơva đang chuyển từ kinh tế thị trường tự do hồi thập kỷ 90 sang một hình thức mới. Chính phủ có vẻ như sắp chấm dứt tư nhân hoá trên diện rộng và tăng quyền kiểm soát đối với nền kinh tế.
    Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, năm nay, chính phủ Nga sẽ mua nhiều tài sản hơn là bán. Động thái này nằm trong nỗ lực giành thêm quyền kiểm soát của Kremlin, đặc biệt là ngành năng lượng đóng vai trò chiến lược.
    Ông Putin bác bỏ quốc hữu hoá tài sản tư nhân, nhưng cuộc chiến thuế má giữa chính phủ Matxcơva và tập đoàn dầu mỏ Yukos là một ví dụ đáng chú ý nhất về sức mạnh ngày càng lớn của nhà nước. Hôm 7/7, các quan chức tịch thu tài sản của hãng dầu mỏ khổng lồ sau khi công ty không thể trả khoản thuế 3,5 triệu USD cho năm 2000 đúng hạn do toà án quy định. Nếu tình hình tiếp tục như vậy, nhà nước có thể chiếm quyền sở hữu các nhà máy lọc dầu, giếng dầu hoặc bán cho các công ty được đặc ân.
    "Rõ ràng nhà nước đang tăng cường kiểm soát đối với nền kinh tế", Vladimir Ryzhkov, nghị sĩ độc lập chủ trương cải cách thị trường, nhận xét. "Hiện nay, kinh doanh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Họ bị tấn công từ tất cả các hướng".
    Theo giới phân tích, Putin có vẻ như đang thiết lập một thực thể lai giữa nền kinh tế chỉ huy trong thời kỳ XHCN và nền kinh tế thị trường tự do mà người tiền nhiệm Boris Yeltsin đã mở ra. Không tự do hoá thêm nền kinh tế, Tổng thống Nga gần đây áp đặt các quy tắc của mình và thu về phần lợi nhuận lớn hơn thông qua thuế.
    "Không tránh khỏi chuyện xây dựng lại nhà nước Nga cũng sẽ cần tái cơ cấu những kết quả của quá trình tư nhân hoá", Stanislav Belkovsky, nhà phân tích chính trị có quan hệ với phe phái cứng rắn trong Kremlin và là người thúc đẩy kiểm soát oligarch, nhận xét. "Từ góc nhìn này, vụ Khodorkovsky đóng vai trò quan trọng".
    Sự tái xác nhận ảnh hưởng của nhà nước chứng tỏ một bước thụt lùi trong cuộc tư nhân hoá hồi thập kỷ 90 - quá trình làm một số ít người trở nên cực kỳ giàu có. Vladimir Mau, nhà kinh tế giúp phát triển cải cách thị trường thời kỳ đó, cho rằng giảm chi là phản ứng thông thường với cách mạng. "Chắc chắn bạn có thể tìm thấy điểm này trong lịch sử kinh tế Tây Âu", ông nói.
    Ngoài vụ Yukos, chính phủ đã tạm ngưng kế hoạch tư nhân hoá một phần Hệ thống năng lượng hợp nhất - công ty độc quyền về điện của nhà nước, liên tục trì hoãn bán đấu giá cổ phần quản lý Svyazinvest -công ty viễn thông lớn của nhà nước, và không thực hiện cam kết dỡ bỏ hạn chế sở hữu nước ngoài với Gazprom - tập đoàn độc quyền khí thiên nhiên do nhà nước quản lý.
    Đánh mạnh vào một công ty nước ngoài, hồi tháng Giêng năm nay, chính phủ Nga huỷ bỏ đề nghị từ năm 1993 cho phép Exxon Mobil và các đối tác phát triển dự án Sakhalin-3 ở Thái Bình Dương. Matxcơva dự định đem tái đấu giá giấy phép với giá 1 tỷ USD hoặc hơn.
    Cuộc khủng hoảng ngân hàng đang tích tụ mở thêm một cánh cửa nữa cho chính phủ tăng vai trò của mình. Nhiều ngân hàng đã sụp đổ hoặc hạn chế chi trả trong những tuần gần đây. Những người gửi tiền tràn đến các nhà băng để rút liền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả đời.
    Phản ứng của chính phủ bao gồm kế hoạch để Vneshtorgbank của nhà nước mua lại Ngân hàng Guta. "Đây có vẻ là một giải pháp hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng nó cũng là bước đi đầu tiên tiến đến tái quốc hữu hoá ngành ngân hàng trên diện rộng hơn", bản báo cáo của hãng môi giới Aton Capital nhận định.
    Ngoài Yukos, kế hoạch quan trọng nhất của Kremlin nhằm giành quyền kiểm soát tài sản tư nhân tập trung vào Gazprom, một trong những công ty lớn nhất nước quản lý những mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sau nhiều năm bán cổ phần, Matxcơva giữ 37% cổ phần công ty. Giờ đây, chính phủ Nga có kế hoạch mua 13%, trị giá khoảng 5,3 tỷ USD, để giành lại ưu thế.
    Một số nhà phân tích cho rằng Kremlin dự định biến Gazprom thành công ty năng lượng thống trị, tương tự các công ty dầu mỏ nhà nước ở Trung Đông. Gần đây, các quan chức Gazprom đã nói đến chuyện thiết lập một công ty con về dầu mỏ, rõ ràng là để quản lý tài sản dầu mỏ từ Yukos.
    Đồng thời, chính phủ đã giảm tốc độ tư nhân hoá. Năm 2002, Matxcơva bán tài sản trị giá 2,9 tỷ USD; tính tới thời điểm này của năm 2004, họ mới bán được 100 triệu USD và chỉ có một kế hoạch tư nhân hoá lớn là bán 7,6% cổ phần Lukoil - hãng sản xuất dầu lớn thứ hai - để thu về 1,6 tỷ USD.
    Nhưng số tiền thu về từ Lukoil sẽ không bù đắp được khoản ngân sách để mua lại Gazprom. Điều này có nghĩa nhà nước nhận nhiều tài sản hơn là bán ra năm 2004, và nhiều hơn những gì đã bán ra trong suốt nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của ông Putin. Các nhà phân tích cho rằng tình hình này không tốt với phát triển kinh tế. "Sở hữu nhà nước là một liều thuốc cũ kỹ, với chính trị đỡ đầu cho các sáng kiến để tối đa hoá lợi nhuận", bản báo cáo công ty đầu tư Troika Dialog nhận định.
    Kremlin đã tập trung tái lập ảnh hưởng vào ngành năng lượng, lực đẩy kinh tế Nga. Trong khi nhà nước vẫn sở hữu khoảng 21% thị phần, họ chỉ giữ 4% trong ngành dầu khí. Nhiều quan chức thừa nhận nhà nước cần phải có vai trò lớn hơn trong khu vực dầu khí. "Quan điểm này hợp lý không chỉ vì đây là ngành mang tính chiến lược, mà vì ngành đó cho chúng ta ít nhất 55% xuất khẩu và gần 25% tổng sản lượng quốc gia (GNP)", Mikhail Zadornov, cựu bộ trưởng tài chính và một trong số ít nghị sĩ ủng hộ kinh tế thị trường, nhấn mạnh.
  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ Nga mở rộng quyền kiểm soát kinh tế
    Nguy cơ phá sản của Yukos - tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Nga - cho thấy Matxcơva đang chuyển từ kinh tế thị trường tự do hồi thập kỷ 90 sang một hình thức mới. Chính phủ có vẻ như sắp chấm dứt tư nhân hoá trên diện rộng và tăng quyền kiểm soát đối với nền kinh tế.
    Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, năm nay, chính phủ Nga sẽ mua nhiều tài sản hơn là bán. Động thái này nằm trong nỗ lực giành thêm quyền kiểm soát của Kremlin, đặc biệt là ngành năng lượng đóng vai trò chiến lược.
    Ông Putin bác bỏ quốc hữu hoá tài sản tư nhân, nhưng cuộc chiến thuế má giữa chính phủ Matxcơva và tập đoàn dầu mỏ Yukos là một ví dụ đáng chú ý nhất về sức mạnh ngày càng lớn của nhà nước. Hôm 7/7, các quan chức tịch thu tài sản của hãng dầu mỏ khổng lồ sau khi công ty không thể trả khoản thuế 3,5 triệu USD cho năm 2000 đúng hạn do toà án quy định. Nếu tình hình tiếp tục như vậy, nhà nước có thể chiếm quyền sở hữu các nhà máy lọc dầu, giếng dầu hoặc bán cho các công ty được đặc ân.
    "Rõ ràng nhà nước đang tăng cường kiểm soát đối với nền kinh tế", Vladimir Ryzhkov, nghị sĩ độc lập chủ trương cải cách thị trường, nhận xét. "Hiện nay, kinh doanh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Họ bị tấn công từ tất cả các hướng".
    Theo giới phân tích, Putin có vẻ như đang thiết lập một thực thể lai giữa nền kinh tế chỉ huy trong thời kỳ XHCN và nền kinh tế thị trường tự do mà người tiền nhiệm Boris Yeltsin đã mở ra. Không tự do hoá thêm nền kinh tế, Tổng thống Nga gần đây áp đặt các quy tắc của mình và thu về phần lợi nhuận lớn hơn thông qua thuế.
    "Không tránh khỏi chuyện xây dựng lại nhà nước Nga cũng sẽ cần tái cơ cấu những kết quả của quá trình tư nhân hoá", Stanislav Belkovsky, nhà phân tích chính trị có quan hệ với phe phái cứng rắn trong Kremlin và là người thúc đẩy kiểm soát oligarch, nhận xét. "Từ góc nhìn này, vụ Khodorkovsky đóng vai trò quan trọng".
    Sự tái xác nhận ảnh hưởng của nhà nước chứng tỏ một bước thụt lùi trong cuộc tư nhân hoá hồi thập kỷ 90 - quá trình làm một số ít người trở nên cực kỳ giàu có. Vladimir Mau, nhà kinh tế giúp phát triển cải cách thị trường thời kỳ đó, cho rằng giảm chi là phản ứng thông thường với cách mạng. "Chắc chắn bạn có thể tìm thấy điểm này trong lịch sử kinh tế Tây Âu", ông nói.
    Ngoài vụ Yukos, chính phủ đã tạm ngưng kế hoạch tư nhân hoá một phần Hệ thống năng lượng hợp nhất - công ty độc quyền về điện của nhà nước, liên tục trì hoãn bán đấu giá cổ phần quản lý Svyazinvest -công ty viễn thông lớn của nhà nước, và không thực hiện cam kết dỡ bỏ hạn chế sở hữu nước ngoài với Gazprom - tập đoàn độc quyền khí thiên nhiên do nhà nước quản lý.
    Đánh mạnh vào một công ty nước ngoài, hồi tháng Giêng năm nay, chính phủ Nga huỷ bỏ đề nghị từ năm 1993 cho phép Exxon Mobil và các đối tác phát triển dự án Sakhalin-3 ở Thái Bình Dương. Matxcơva dự định đem tái đấu giá giấy phép với giá 1 tỷ USD hoặc hơn.
    Cuộc khủng hoảng ngân hàng đang tích tụ mở thêm một cánh cửa nữa cho chính phủ tăng vai trò của mình. Nhiều ngân hàng đã sụp đổ hoặc hạn chế chi trả trong những tuần gần đây. Những người gửi tiền tràn đến các nhà băng để rút liền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả đời.
    Phản ứng của chính phủ bao gồm kế hoạch để Vneshtorgbank của nhà nước mua lại Ngân hàng Guta. "Đây có vẻ là một giải pháp hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng nó cũng là bước đi đầu tiên tiến đến tái quốc hữu hoá ngành ngân hàng trên diện rộng hơn", bản báo cáo của hãng môi giới Aton Capital nhận định.
    Ngoài Yukos, kế hoạch quan trọng nhất của Kremlin nhằm giành quyền kiểm soát tài sản tư nhân tập trung vào Gazprom, một trong những công ty lớn nhất nước quản lý những mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sau nhiều năm bán cổ phần, Matxcơva giữ 37% cổ phần công ty. Giờ đây, chính phủ Nga có kế hoạch mua 13%, trị giá khoảng 5,3 tỷ USD, để giành lại ưu thế.
    Một số nhà phân tích cho rằng Kremlin dự định biến Gazprom thành công ty năng lượng thống trị, tương tự các công ty dầu mỏ nhà nước ở Trung Đông. Gần đây, các quan chức Gazprom đã nói đến chuyện thiết lập một công ty con về dầu mỏ, rõ ràng là để quản lý tài sản dầu mỏ từ Yukos.
    Đồng thời, chính phủ đã giảm tốc độ tư nhân hoá. Năm 2002, Matxcơva bán tài sản trị giá 2,9 tỷ USD; tính tới thời điểm này của năm 2004, họ mới bán được 100 triệu USD và chỉ có một kế hoạch tư nhân hoá lớn là bán 7,6% cổ phần Lukoil - hãng sản xuất dầu lớn thứ hai - để thu về 1,6 tỷ USD.
    Nhưng số tiền thu về từ Lukoil sẽ không bù đắp được khoản ngân sách để mua lại Gazprom. Điều này có nghĩa nhà nước nhận nhiều tài sản hơn là bán ra năm 2004, và nhiều hơn những gì đã bán ra trong suốt nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của ông Putin. Các nhà phân tích cho rằng tình hình này không tốt với phát triển kinh tế. "Sở hữu nhà nước là một liều thuốc cũ kỹ, với chính trị đỡ đầu cho các sáng kiến để tối đa hoá lợi nhuận", bản báo cáo công ty đầu tư Troika Dialog nhận định.
    Kremlin đã tập trung tái lập ảnh hưởng vào ngành năng lượng, lực đẩy kinh tế Nga. Trong khi nhà nước vẫn sở hữu khoảng 21% thị phần, họ chỉ giữ 4% trong ngành dầu khí. Nhiều quan chức thừa nhận nhà nước cần phải có vai trò lớn hơn trong khu vực dầu khí. "Quan điểm này hợp lý không chỉ vì đây là ngành mang tính chiến lược, mà vì ngành đó cho chúng ta ít nhất 55% xuất khẩu và gần 25% tổng sản lượng quốc gia (GNP)", Mikhail Zadornov, cựu bộ trưởng tài chính và một trong số ít nghị sĩ ủng hộ kinh tế thị trường, nhấn mạnh.
  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Mafia Nga làm phim về thế giới ngầm

    15:25'' 21/07/2004 (GMT+7)


    Khó chịu trước những bộ phim hình sự nửa mùa trên các đài truyền hình Nga, một số tay anh chị quyết định tự dựng phim dài tập về xã hội đen.

    [​IMG]

    Hình ảnh trong một bộ phim hình sự của Nga.

    Hiện bộ phim "Spets" đã được hoàn thành và khán giả có thể xem nó trên một kênh truyền hình địa phương ở thành phố Ussuriisk, gần cảng Vladivostok.
    Để đảm bảo tính chân thực của "tác phẩm", trùm xã hội đen Vitaly Dyomochka tự đảm nhiệm vai trò nhà sản xuất, tự tay viết kịch bản, quay phim và... diễn viên chính. Ngoài đời Dyomochka (biệt danh Bondar) là chủ một chợ trời chuyên buôn bán xe không rõ nguồn gốc và đã vài lần vào tù ra khám.
    Nhà sản xuất còn mời các chiến hữu tham gia nhiều vai khác trong phim. Vai duy nhất cần đến diễn viên chuyên nghiệp là... cảnh sát.
    Tập đầu tiên kể lại vụ án thật xảy ra cách đây vài năm, bọn cướp đã cướp một toa tầu chở đầy ôtô Nhật đi qua Ussuriisk.
    Đến giờ, cảnh sát vẫn chưa nói năng gì về hiện tượng này, còn Dyomochka đang chuẩn bị dựng các tập sau.
  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Mafia Nga làm phim về thế giới ngầm

    15:25'' 21/07/2004 (GMT+7)


    Khó chịu trước những bộ phim hình sự nửa mùa trên các đài truyền hình Nga, một số tay anh chị quyết định tự dựng phim dài tập về xã hội đen.

    [​IMG]

    Hình ảnh trong một bộ phim hình sự của Nga.

    Hiện bộ phim "Spets" đã được hoàn thành và khán giả có thể xem nó trên một kênh truyền hình địa phương ở thành phố Ussuriisk, gần cảng Vladivostok.
    Để đảm bảo tính chân thực của "tác phẩm", trùm xã hội đen Vitaly Dyomochka tự đảm nhiệm vai trò nhà sản xuất, tự tay viết kịch bản, quay phim và... diễn viên chính. Ngoài đời Dyomochka (biệt danh Bondar) là chủ một chợ trời chuyên buôn bán xe không rõ nguồn gốc và đã vài lần vào tù ra khám.
    Nhà sản xuất còn mời các chiến hữu tham gia nhiều vai khác trong phim. Vai duy nhất cần đến diễn viên chuyên nghiệp là... cảnh sát.
    Tập đầu tiên kể lại vụ án thật xảy ra cách đây vài năm, bọn cướp đã cướp một toa tầu chở đầy ôtô Nhật đi qua Ussuriisk.
    Đến giờ, cảnh sát vẫn chưa nói năng gì về hiện tượng này, còn Dyomochka đang chuẩn bị dựng các tập sau.
  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga bắt giữ nhóm tống tiền qua mạng
    [​IMG]

    Grand National, cuộc đua thu hút nhiều người cá cược tại Anh.
    Nhà chức trách Nga hôm qua đã bắt giữ 3 thành viên một tổ chức tội phạm mạng bị cáo buộc tội danh tống tiền các hãng cá cược Anh bằng cách làm tê liệt những trang web của họ.
    Mẻ lưới vừa qua là kết quả hợp tác của các đơn vị chống tội phạm đặc biệt Anh, Nga và 4 quốc gia khác. 3 đối tượng bị bắt là một phần của âm mưu tống tiền toàn cầu bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái. Cùng các đồng phạm, những người này đã tấn công các website của một hãng cá cược Anh, gây thiệt hại hàng triệu USD.
    Băng nhóm này dội bom máy chủ của nạn nhân với hàng nghìn vấn tin (kiểu tấn công từ chối dịch vụ), nhằm làm chúng tê liệt và không cho người dùng khác truy cập vào các website. Kết quả là, một số trang web đánh cá hàng đầu phải ngừng hoạt động và "mất tích" trên mạng - một số trang bị gián đoạn ngắn nhưng trong những vụ nghiêm trọng, thời gian tê liệt kéo dài tới vài ngày. Sau đó, chúng đòi những khoản chi trả, cao nhất lên tới 40.000 USD để ngừng tấn công.
    Nạn nhân của băng nhóm này bao gồm những nhà cái tên tuổi như William Hill, Ladbrokes, Coral và Betfair and BetDaq. Họ thường bị tấn công trước các sự kiện thể thao lớn, khi doanh thu cá cược ở mức cao nhất.
    Đơn vị chống tội phạm công nghệ cao quốc gia (NHTCU) đã phát hiện ra những kẻ tống tiền bằng cách lần theo dấu vết những cuộc chuyển tiền giữa 3 đối tượng trên và 10 thành viên khác trong băng bị bắt giữ tại Latvia hồi tháng 10 năm ngoái. Một phát ngôn viên của NHTCU cho biết, những vụ bắt giữ này chỉ là bước đi đầu tiên trong việc triệt phá tội phạm có tổ chức trong khu vực.

Chia sẻ trang này