1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga và Libăng thảo luận về tình hình Trung Đông
       (07/10/2003 -- 22:23GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN)- Ngày 7/10, phát biểu tại Mátxcơva sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Libăng Jean Obeid, đang ở thăm Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Igor Ivanov tuyên bố quan hệ hợp tác giữa Nga và Libăng thời gian gần đây phát triển hết sức năng động. 
    Đề cập tình hình Trung Đông, Bộ trưởng Ivanov cho biết hai nước đánh giá cao các cuộc đối thoại đa phương và song phương về tình hình khu vực và vấn đề Irắc. Bộ trưởng tỏ ý hy vọng rằng các cuộc đối thoại này sẽ giúp các bên liên quan tìm được giải pháp cho cuộc xung đột hiện đang là mối đe doạ nghiêm trọng đối khu vực Trung Đông và thế giới.
    Bộ trưởng Ivanov nêu rõ quan điểm của Nga cho rằng "lộ trình hoà bình" Trung Đông do nhóm "Bộ tứ" (gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Nga và Mỹ) soạn thảo cần được Hội đồng bảo an LHQ thông qua, vì điều đó có nghĩa là các bên liên quan buộc phải tuân thủ triệt để ''''lộ trình hoà bình'''' này. 
    Bộ trưởng Nga kêu gọi thành lập một cơ chế giám sát quốc tế đối với qua trình thực hiện ''''lộ trình hoà bình'''' và đề nghị tiến hành một hội nghị quốc tế thảo luận các biện pháp thúc đẩy tiến trình hoà bình Trung Đông, trong đó có quan hệ giữa Ixraen và Libăng, giữa Ixraen và Xyri. 
    Bộ trưởng Ivanov cho biết Nga hết sức lo ngại trước tình hình bạo lực gia tăng trong quan hệ giữa Ixraen và Palextin và có chiều hướng lan sang các nước láng giềng. Ông Ivanov khẳng định Nga ủng hộ hợp tác đa phương giải quyết cuộc xung đột Trung Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
    Bộ trưởng Ngoại giao Libăng Obeid tuyên bố chính sách của Ixraen tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng đang ngăn cản thực hiện ''''lộ trình hoà bình'''' Trung Đông, khiến bạo lực ngày càng leo thang. Ông Obeid nhấn mạnh để giải quyết được xung đột, các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế./.
    Chó hư
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga, Pháp tăng cường hợp tác vũ trụ
       (07/10/2003 -- 16:26GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 6/10, phát biểu trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Mátxcơva (Nga), Thủ tướng Pháp Giăng Jean-Pierre Raffarin đang ở thăm Nga và Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov cho biết hai nước đã đạt được thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, theo đó Nga có thể sử dụng sân bay vũ trụ Curu của Pháp để phóng các tên lửa đẩy "Liên hợp", giảm đáng kể chi phí cho việc phóng tàu vũ trụ.
    Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu đặt bệ phóng càng gần xích đạo sẽ giúp giảm chi phí cuả việc phóng tên lửa và việc chuyển phóng từ sân bay vũ trụ Baicônua do Nga thuê của Cadắcxtan tới sân bay vũ trụ Curu của Pháp đặt tại Guyana, trên bờ biển Đông Bắc của lục địa Nam Mỹ ở vị trí gần xích đạo hơn sẽ giúp tăng tải trọng có ích từ 1,5 tới 4 tấn .
    Kể từ khi Mỹ đình chỉ các chuyến bay lên vũ trụ sau vụ nổ tàu con thoi "Côlumbia" hồi đầu tháng 2 năm nay làm toàn bộ 7 thành viên của phi hành đoàn thiệt mạng, Nga trở thành quốc gia duy nhất có khả năng tiến hành các chuyến bay có người lái lên vũ trụ và tiếp tế cho trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Tàu vũ trụ "Tiến bộ" và "Liên hợp" của Nga phải đảm đương toàn bộ việc luân chuyển đội bay cũng như tiếp tế cho ISS. Tuy nhiên, Mỹ và các đối tác không chịu chia sẻ trách nhiệm với Nga trong việc duy trì hoạt động của ISS trong khi khả năng về tài chính và tên lửa của Nga có hạn, nên nước này buộc phải tìm giải pháp giảm chi phí cho các chuyến bay. Một trong các giải pháp là Nga tổ chức các chuyến bay du lịch vào vũ trụ với giá vé 20 triệu USD/người nhằm bù đắp cho việc chế tạo tên lửa "Đẩy" mới.
    Theo thoả thuận vừa đạt được, Pháp sẽ trả một nửa trong số chi phí 300 triệu euro (345 triệu USD) của dự án. Khoản tiền còn lại sẽ do Liên minh châu Âu (EU) chịu trách nhiệm thanh toán. Phía Nga sẽ chịu trách nhiệm xây dựng tổ hợp phóng tên lửa tại sân bay vũ trụ Curu. Theo kế hoạch, chuyến bay đầu tiên của tên lửa " Đẩy'''' từ sân bay vũ trụ Curu sẽ đuợc tiến hành vào năm 2006./.
    Chó hư
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga, Pháp tăng cường hợp tác vũ trụ
       (07/10/2003 -- 16:26GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 6/10, phát biểu trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Mátxcơva (Nga), Thủ tướng Pháp Giăng Jean-Pierre Raffarin đang ở thăm Nga và Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov cho biết hai nước đã đạt được thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, theo đó Nga có thể sử dụng sân bay vũ trụ Curu của Pháp để phóng các tên lửa đẩy "Liên hợp", giảm đáng kể chi phí cho việc phóng tàu vũ trụ.
    Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu đặt bệ phóng càng gần xích đạo sẽ giúp giảm chi phí cuả việc phóng tên lửa và việc chuyển phóng từ sân bay vũ trụ Baicônua do Nga thuê của Cadắcxtan tới sân bay vũ trụ Curu của Pháp đặt tại Guyana, trên bờ biển Đông Bắc của lục địa Nam Mỹ ở vị trí gần xích đạo hơn sẽ giúp tăng tải trọng có ích từ 1,5 tới 4 tấn .
    Kể từ khi Mỹ đình chỉ các chuyến bay lên vũ trụ sau vụ nổ tàu con thoi "Côlumbia" hồi đầu tháng 2 năm nay làm toàn bộ 7 thành viên của phi hành đoàn thiệt mạng, Nga trở thành quốc gia duy nhất có khả năng tiến hành các chuyến bay có người lái lên vũ trụ và tiếp tế cho trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Tàu vũ trụ "Tiến bộ" và "Liên hợp" của Nga phải đảm đương toàn bộ việc luân chuyển đội bay cũng như tiếp tế cho ISS. Tuy nhiên, Mỹ và các đối tác không chịu chia sẻ trách nhiệm với Nga trong việc duy trì hoạt động của ISS trong khi khả năng về tài chính và tên lửa của Nga có hạn, nên nước này buộc phải tìm giải pháp giảm chi phí cho các chuyến bay. Một trong các giải pháp là Nga tổ chức các chuyến bay du lịch vào vũ trụ với giá vé 20 triệu USD/người nhằm bù đắp cho việc chế tạo tên lửa "Đẩy" mới.
    Theo thoả thuận vừa đạt được, Pháp sẽ trả một nửa trong số chi phí 300 triệu euro (345 triệu USD) của dự án. Khoản tiền còn lại sẽ do Liên minh châu Âu (EU) chịu trách nhiệm thanh toán. Phía Nga sẽ chịu trách nhiệm xây dựng tổ hợp phóng tên lửa tại sân bay vũ trụ Curu. Theo kế hoạch, chuyến bay đầu tiên của tên lửa " Đẩy'''' từ sân bay vũ trụ Curu sẽ đuợc tiến hành vào năm 2006./.
    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay bọn khủng bố là có thật
    Ngày 10 tháng 10 năm 2003
    Bài trả lời phỏng vấn RIA ?oNovosti? của thứ trưởng Ngoại giao Nga Vi-a-che-xláp Tru-pni-cốp về vấn đề hợp tác Nga-Mỹ chống khủng bố
    *Xin ông cho biết các hướng và kết quả hợp tác chống khủng bố giữa Nga và Mỹ trong thời gian gần đây?
    * Theo thoả thuận ngoại giao giữa hai nước, đã thành lập nhóm công tác đặc biệt đảm trách vấn đề đối phó với những kẻ khủng bố sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Có thể nói nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay bọn khủng bố nay không còn trên lý thuyết, hơn nữa tại các nước có vũ khí hạt nhân như Pa-ki-xtan, nơi có rất nhiều nhóm quân sự cực đoan hoạt động thì nguy cơ này càng lớn hơn. Nga và Mỹ đều liên tục cảnh báo Pa-ki-xtan về hiểm hoạ này và vận động nước này loại trừ hoạt động của những nhóm quân đó. Nga đã trình LHQ một dự thảo công ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hạt nhân.
    * Theo thông tin từ Ca-bun thì quân Ta-li-ban đang tích cực tái tập hợp, chúng sử dụng cả lãnh thổ Ap-ga-ni-xtan và vùng các bộ tộc tự trị ở Pa-ki-xtan cho hoạt động này. Tình hình nói trên có được nhóm công tác chống khủng bố Nga-Mỹ thảo luận hay không?
    * Tình hình khu vực nói trên quả thật đáng lo ngại. Không phải ngẫu nhiên tại những vùng đó hiện đang tập trung lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Khu vực nói trên đã trở thành nơi trú ngụ của các cánh quân Ta-li-ban hiện đang tấn công vào lực lượng an ninh quốc gia và quốc tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ đang đóng tại Ap-ga-ni-xtan. Những cuộc tập kích đơn lẻ đang thường xuyên xảy ra. Tình hình nói trên một phần do có những người tham gia chính quyền chuyển tiếp lâm thời tại Ap-ga-ni-xtan đã thoả thuận được với một số nhân vật Ta-li-ban ôn hoà về khả năng đưa những người này tham gia cơ cấu chính quyền Ap-ga-ni-xtan trong tương lai. Ngoài ra có thể nói rằng có một số thế lực Pa-ki-xtan tạo điều kiện cho quá trình tái tập hợp này của Ta-li-ban.
                Trong nhóm công tác Nga-Mỹ và tại các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Pa-ki-xtan chúng tôi đều thống nhất đề nghị lãnh đạo nước này triệt để duy trì chính sách cứng rắn đối với Ta-li-ban. Ngành ngoại giao Nga sẽ tiếp tục tác động phía Pa-ki-xtan để nước này thực hiện đến cùng trách nhiệm tham gia liên minh chống khủng bố. LHQ cũng nên theo dõi gắt gao hơn việc tuân thủ Tuyên bố chung về láng giềng thân thiện với Ap-ga-ni-xtan đã được các nước lân cận, trong đó có Pa-ki-xtan ký kết.
    * Giữa Nga và Mỹ đã từ lâu đã thảo luận về việc dẫn độ và chuyển giao cho các cơ quan pháp luật Nga những công dân Nga bị Mỹ bắt làm tù binh tại Ap-ga-ni-xtan hiện đang bị giam giữ ở căn cứ Guan-ta-na-mô. Bộ Ngoại giao Nga có tham gia vào nội dụng thảo luận này không?
    * Bộ Ngoại giao Nga là kênh trao đổi thông tin  quan trọng nhất về việc dẫn độ về Nga những công dân này. Còn cơ quan chính chịu trách nhiệm là Viện Kiểm sát tối cao. Mới đây vừa có một phái đoàn Mỹ tới Mát-xcơ-va thảo luận vấn đề nói trên. Nhóm công tác chống khủng bố cũng bàn đến nội dung này.
    * Hoạt động phối hợp Nga-Mỹ trong khuôn khổ nhóm công tác đã duy trì được 3 năm. Trong thời gian đó giữa hai bên có nảy sinh khó khăn gì không?
    * Có thể khẳng định rằng cơ cấu hợp tác nói trên là một phần không thể tách rời trong quan hệ Nga-Mỹ. Sự tin cậy lẫn nhau có được chính nhờ những cuộc gặp gỡ tiếp xúc công việc này. Chúng tôi cũng đã nói thẳng rằng trong đấu tranh chống khủng bố không thể có chính sách ?ochuẩn mực hai mặt?. Có lẽ trong chừng mực nào đó nhờ sự hợp tác này mà chính quyền Mỹ có nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề Tre-sni-a tại Nga.
                Tất nhiên không thể nói rằng tất cả các nước trên thế giới, Mỹ và nhiều tổ chức phi chính phủ khác đã hoàn toàn chia sẻ với ban lãnh đạo Nga về vấn đề Tre-sni-a. Tuy nhiên hiện nay các giới chức Mỹ được thông tin đầy đủ hơn về tình hình tại nước cộng hoà này. Chính vì vậy nên hoạt động của các nhóm ly khai Tre-sni-a được Mỹ ?otheo dõi? chặt chẽ hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đưa vào danh sách các tổ chức và nhân vật đặc biệt nguy hiểm ba nhóm quân ly khai và ?onhà tư tưởng? của quân phiến loạn Tre-sni-a I-an-đa-rơ-bi-ép. Cả U-đu-gốp, một kẻ cầm đầu khác, cũng chuẩn bị được đưa vào danh sách nói trên. Có thể nói trong thái độ của chính phủ Mỹ đối với vấn đề Tresnia đã có chuyển biến tích cực.
                Thực tế đang chứng tỏ rằng chống khủng bố quốc tế cần có sự hợp tác chặt chẽ./.   
    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay bọn khủng bố là có thật
    Ngày 10 tháng 10 năm 2003
    Bài trả lời phỏng vấn RIA ?oNovosti? của thứ trưởng Ngoại giao Nga Vi-a-che-xláp Tru-pni-cốp về vấn đề hợp tác Nga-Mỹ chống khủng bố
    *Xin ông cho biết các hướng và kết quả hợp tác chống khủng bố giữa Nga và Mỹ trong thời gian gần đây?
    * Theo thoả thuận ngoại giao giữa hai nước, đã thành lập nhóm công tác đặc biệt đảm trách vấn đề đối phó với những kẻ khủng bố sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Có thể nói nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay bọn khủng bố nay không còn trên lý thuyết, hơn nữa tại các nước có vũ khí hạt nhân như Pa-ki-xtan, nơi có rất nhiều nhóm quân sự cực đoan hoạt động thì nguy cơ này càng lớn hơn. Nga và Mỹ đều liên tục cảnh báo Pa-ki-xtan về hiểm hoạ này và vận động nước này loại trừ hoạt động của những nhóm quân đó. Nga đã trình LHQ một dự thảo công ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hạt nhân.
    * Theo thông tin từ Ca-bun thì quân Ta-li-ban đang tích cực tái tập hợp, chúng sử dụng cả lãnh thổ Ap-ga-ni-xtan và vùng các bộ tộc tự trị ở Pa-ki-xtan cho hoạt động này. Tình hình nói trên có được nhóm công tác chống khủng bố Nga-Mỹ thảo luận hay không?
    * Tình hình khu vực nói trên quả thật đáng lo ngại. Không phải ngẫu nhiên tại những vùng đó hiện đang tập trung lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Khu vực nói trên đã trở thành nơi trú ngụ của các cánh quân Ta-li-ban hiện đang tấn công vào lực lượng an ninh quốc gia và quốc tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ đang đóng tại Ap-ga-ni-xtan. Những cuộc tập kích đơn lẻ đang thường xuyên xảy ra. Tình hình nói trên một phần do có những người tham gia chính quyền chuyển tiếp lâm thời tại Ap-ga-ni-xtan đã thoả thuận được với một số nhân vật Ta-li-ban ôn hoà về khả năng đưa những người này tham gia cơ cấu chính quyền Ap-ga-ni-xtan trong tương lai. Ngoài ra có thể nói rằng có một số thế lực Pa-ki-xtan tạo điều kiện cho quá trình tái tập hợp này của Ta-li-ban.
                Trong nhóm công tác Nga-Mỹ và tại các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Pa-ki-xtan chúng tôi đều thống nhất đề nghị lãnh đạo nước này triệt để duy trì chính sách cứng rắn đối với Ta-li-ban. Ngành ngoại giao Nga sẽ tiếp tục tác động phía Pa-ki-xtan để nước này thực hiện đến cùng trách nhiệm tham gia liên minh chống khủng bố. LHQ cũng nên theo dõi gắt gao hơn việc tuân thủ Tuyên bố chung về láng giềng thân thiện với Ap-ga-ni-xtan đã được các nước lân cận, trong đó có Pa-ki-xtan ký kết.
    * Giữa Nga và Mỹ đã từ lâu đã thảo luận về việc dẫn độ và chuyển giao cho các cơ quan pháp luật Nga những công dân Nga bị Mỹ bắt làm tù binh tại Ap-ga-ni-xtan hiện đang bị giam giữ ở căn cứ Guan-ta-na-mô. Bộ Ngoại giao Nga có tham gia vào nội dụng thảo luận này không?
    * Bộ Ngoại giao Nga là kênh trao đổi thông tin  quan trọng nhất về việc dẫn độ về Nga những công dân này. Còn cơ quan chính chịu trách nhiệm là Viện Kiểm sát tối cao. Mới đây vừa có một phái đoàn Mỹ tới Mát-xcơ-va thảo luận vấn đề nói trên. Nhóm công tác chống khủng bố cũng bàn đến nội dung này.
    * Hoạt động phối hợp Nga-Mỹ trong khuôn khổ nhóm công tác đã duy trì được 3 năm. Trong thời gian đó giữa hai bên có nảy sinh khó khăn gì không?
    * Có thể khẳng định rằng cơ cấu hợp tác nói trên là một phần không thể tách rời trong quan hệ Nga-Mỹ. Sự tin cậy lẫn nhau có được chính nhờ những cuộc gặp gỡ tiếp xúc công việc này. Chúng tôi cũng đã nói thẳng rằng trong đấu tranh chống khủng bố không thể có chính sách ?ochuẩn mực hai mặt?. Có lẽ trong chừng mực nào đó nhờ sự hợp tác này mà chính quyền Mỹ có nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề Tre-sni-a tại Nga.
                Tất nhiên không thể nói rằng tất cả các nước trên thế giới, Mỹ và nhiều tổ chức phi chính phủ khác đã hoàn toàn chia sẻ với ban lãnh đạo Nga về vấn đề Tre-sni-a. Tuy nhiên hiện nay các giới chức Mỹ được thông tin đầy đủ hơn về tình hình tại nước cộng hoà này. Chính vì vậy nên hoạt động của các nhóm ly khai Tre-sni-a được Mỹ ?otheo dõi? chặt chẽ hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đưa vào danh sách các tổ chức và nhân vật đặc biệt nguy hiểm ba nhóm quân ly khai và ?onhà tư tưởng? của quân phiến loạn Tre-sni-a I-an-đa-rơ-bi-ép. Cả U-đu-gốp, một kẻ cầm đầu khác, cũng chuẩn bị được đưa vào danh sách nói trên. Có thể nói trong thái độ của chính phủ Mỹ đối với vấn đề Tresnia đã có chuyển biến tích cực.
                Thực tế đang chứng tỏ rằng chống khủng bố quốc tế cần có sự hợp tác chặt chẽ./.   
    Chó hư
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga và Đức tăng cường hợp tác song phương
       (08/10/2003 -- 22:34GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN)- Ngày 8/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Aleksander Yavenkotuyên bố Đức hiện là đối tác thương mại-kinh tế hàng đầu của Nga.
    Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Nga và Đức năm 2002 đạt 24,7 tỷ euro và các công ty của Đức chiếm 17,2% vốn đầu tư nước ngoài ở Nga.
    ÔngYavenkokhẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian gần đây phát triển hết sức năng động, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Gerhard Schroederđã tạo động lực cho sự hợp tác chặt chẽ đó. Hiện hai bên đang duy trì hợp tác tích cực cấp liên quốc hội và đẩy mạnh quan hệ liên khu vực.
    Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Đức kéo dài hai ngày, kể từ ngày 8/10 tại thành phố Êcatơrinbuốc (Nga). Dự kiến trong cuộc gặp lần thứ 7 trong năm nay của nguyên thủ hai nước, hai bên sẽ thảo luận việc tăng cường hợp tác kinh tế trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp khai thác gỗ.
    Ngoài ra, Tổng thống Putin và Thủ tướng Schroedersẽ xem xét các vấn đề quốc tế cùng quan tâm như vai trò của Liên Hợp Quốc trong công cuộc tái thiết Irắc, việc LHQ sẽ thông qua một nghị quyết mới về nước này, tình hình Ápganixtan và CH Tresnia trực thuộc Nga và việcLiên minh châu Âu (EU) chuẩn bị kết nạp thêm các thành viên mới vào năm 2004 gồm những quốc gia láng giềng của Nga.
    Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Schroedersẽ ra Tuyên bố chung về hợp tác trong dự án xây dựng đường ống dẫn dầu chạy qua biển Ban-tích ; tuyên bố về nới lỏng các quy định thị thực./
    Chó hư
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga và Đức tăng cường hợp tác song phương
       (08/10/2003 -- 22:34GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN)- Ngày 8/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Aleksander Yavenkotuyên bố Đức hiện là đối tác thương mại-kinh tế hàng đầu của Nga.
    Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Nga và Đức năm 2002 đạt 24,7 tỷ euro và các công ty của Đức chiếm 17,2% vốn đầu tư nước ngoài ở Nga.
    ÔngYavenkokhẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian gần đây phát triển hết sức năng động, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Gerhard Schroederđã tạo động lực cho sự hợp tác chặt chẽ đó. Hiện hai bên đang duy trì hợp tác tích cực cấp liên quốc hội và đẩy mạnh quan hệ liên khu vực.
    Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Đức kéo dài hai ngày, kể từ ngày 8/10 tại thành phố Êcatơrinbuốc (Nga). Dự kiến trong cuộc gặp lần thứ 7 trong năm nay của nguyên thủ hai nước, hai bên sẽ thảo luận việc tăng cường hợp tác kinh tế trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp khai thác gỗ.
    Ngoài ra, Tổng thống Putin và Thủ tướng Schroedersẽ xem xét các vấn đề quốc tế cùng quan tâm như vai trò của Liên Hợp Quốc trong công cuộc tái thiết Irắc, việc LHQ sẽ thông qua một nghị quyết mới về nước này, tình hình Ápganixtan và CH Tresnia trực thuộc Nga và việcLiên minh châu Âu (EU) chuẩn bị kết nạp thêm các thành viên mới vào năm 2004 gồm những quốc gia láng giềng của Nga.
    Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Schroedersẽ ra Tuyên bố chung về hợp tác trong dự án xây dựng đường ống dẫn dầu chạy qua biển Ban-tích ; tuyên bố về nới lỏng các quy định thị thực./
    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Malaixia bán 300 triệu USD dầu cọ cho Nga
       (10/10/2003 -- 10:21GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN)- Ngày 9/10, Thứ trưởng Quốc phòng Malaixia Mohamad Shafie Apdal nói Nga sẽ mua dầu cọ của Malaixia với trị giá 300 triệu USD.
    Hãng tin Bernama dẫn lời ông Mohamad Shafie nói Chính phủ Nga đã thỏa thuận mua dầu cọ với trị giá 30% giá của hợp đồng 1 tỷ USD của Malaixia mua 18 máy bay phản lực Sukhoi-30-MKM của Nga mà trong đó còn bao gồm việc thành lập một trung tâm dịch vụ ở Malaixia và đưa một nhà du hành đầu tiên của Malaixia lên vũ trụ.
    Phát biểu trước quốc hội Malaixia ngafy 9/10, ông Mohamad Shafie nói rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện trong 5 năm tới và việc chuyển giao máy bay Sukhoi sẽ được thực hiện vào năm 2006-2007./.
    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Malaixia bán 300 triệu USD dầu cọ cho Nga
       (10/10/2003 -- 10:21GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN)- Ngày 9/10, Thứ trưởng Quốc phòng Malaixia Mohamad Shafie Apdal nói Nga sẽ mua dầu cọ của Malaixia với trị giá 300 triệu USD.
    Hãng tin Bernama dẫn lời ông Mohamad Shafie nói Chính phủ Nga đã thỏa thuận mua dầu cọ với trị giá 30% giá của hợp đồng 1 tỷ USD của Malaixia mua 18 máy bay phản lực Sukhoi-30-MKM của Nga mà trong đó còn bao gồm việc thành lập một trung tâm dịch vụ ở Malaixia và đưa một nhà du hành đầu tiên của Malaixia lên vũ trụ.
    Phát biểu trước quốc hội Malaixia ngafy 9/10, ông Mohamad Shafie nói rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện trong 5 năm tới và việc chuyển giao máy bay Sukhoi sẽ được thực hiện vào năm 2006-2007./.
    Chó hư
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga chú trọng cải thiện môi trường đầu tư trong nước
     
     Ngày 10/10, phát biểu khai mạc diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ hai mang tên "Cuban - 2003" tại thành phố biển Xôtri, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói diễn đàn này sẽ thảo luận các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư tại các vùng kinh tế thuộc miền Nam nước Nga.
    Ông Putin nhấn mạnh miền Nam nước Nga là khu vực kinh tế giàu tiềm năng và rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
    Đề cập vấn đề này, Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov cũng khẳng định Chính phủ Nga và chính quyền các vùng liên bang đặt ưu tiên hàng đầu là chuyển nguồn đầu tư từ ngành khai thác nguyên liệu thô sang lĩnh vực chế biến.
    Thủ tướng Kasyanov nhấn mạnh một trong những mục tiêu chính của diễn đàn là thúc đẩy tiến trình hội nhập các địa phương của Nga với nền kinh tế thế giới. Ông khẳng định nền kinh tế ổn định của Nga đã tạo dựng được lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở việc đầu tư nước ngoài vào Nga không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây và đạt tới 200 tỷ USD.
    Tham dự diễn đàn kinh tế có hơn 100 đại diện các cơ quan chính quyền lập pháp, hành pháp LB Nga và vùng liên bang miền Nam, các ngân hàng và doanh nghiệp Nga và nước ngoài./.
    Chó hư

Chia sẻ trang này