1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Giá dầu tăng kỷ lục trong vòng 21 năm qua

    Mối lo ngại về nguy cơ phá sản của tập đoàn dầu lửa Yukos, Nga và nguồn cung cấp dầu trên thế giới không ổn định đã đẩy giá dầu trên thị trường thế giới tăng lên mức kỷ lục.
    Trong phiên giao dịch ngày hôm qua tại thị trường Mỹ, giá dầu thô giao tháng chín tăng lên 43,05 USD/ thùng, mức giá kỷ lục trong vòng 21 năm qua.
    Còn tại Anh, giá dầu thô Brent là 39,68 USD/thùng, mức giá cao nhất kể từ tháng 10-1990 khi cuộc chiến vùng vịnh lần thứ nhất nổ ra.
    Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau A-rập Xê-út và tập đoàn dầu lửa Yukos chiếm 20% sản lượng dầu của nước này, khoảng 1,7 triệu thùng/ngày, một nửa trong số này dành để xuất khẩu.
    Ông Adam Sieminski, nhà nghiên cứu chiến lược dầu mỏ của Ngân hàng Đức (Deutsche Bank) tại Luân Đôn nói: ?oVụ Yukos đã đột ngột gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu trên thế giới.?
    Ông cho biết thêm, hiện nay, nguồn dầu cung cấp cho các thị trường trên thế giới đã bị thu hẹp do nguồn cung cấp từ Iraq bị hạn chế, hậu quả của các vụ phá hoại các ống dẫn dầu cũng như các cuộc tấn công vào các khu vực khai thác dầu.
    Mặc dù trong vòng ba tháng qua A-rập Xê-út đã tăng sản lượng khai thác thêm một triệu thùng/ngày, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.
    Theo ông Michael Rothman, trưởng nhóm nghiên cứu chiến lược năng lượng của hãng Merrill Lynch tại New York, nếu Yukos không tham gia thị trường xuất khẩu dầu thì có thể Hoa Kỳ sẽ phải mở kho dự trữ chiến lược để điều chỉnh giá trên thị trường trong nước.
    Hiện nay số dầu dự trữ tại Hoa Kỳ đạt 1,4 tỷ thùng, một nửa trong số này nằm trong kho dự trữ chiến lược.
    Theo số liệu hằng tuần của chính phủ Mỹ cho thấy, tuần qua Mỹ nhập khẩu hơn 11 triệu thùng dầu thô và 1,3 triệu thùng xăng. Với mức giá như hiện nay, các nhà phân tích tính toán số tiền Mỹ phải chi cho việc nhập khẩu xăng, dầu là hơn 500 triệu USD.

  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga: Một tỉnh trưởng tại CH Đaghestan bị sát hại
    30/07/2004 -- 11:10(GMT+7)
    Mátxcơva (TTXVN) - Rạng sáng 29/7, ông Arsen Haidakov, tỉnh trưởng tỉnh Novolak thuộc CH Đaghestan giáp giới với CH Tresnia, đã bị sát hại ngay tại nhà riêng của ông ở thủ phủ Makhachkala.
    Theo điều tra ban đầu, một nhóm lạ mặt có vũ trang đã đi xe con tới nhà ông Haidakov, xả súng bắn chết ông Haidakov khi ông này tự mình ra mở cửa và tẩu thoát. Kế hoạch truy bắt được triển khai ngay sau đó, tuy nhiên chưa có kết quả gì./.

  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga: Một tỉnh trưởng tại CH Đaghestan bị sát hại
    30/07/2004 -- 11:10(GMT+7)
    Mátxcơva (TTXVN) - Rạng sáng 29/7, ông Arsen Haidakov, tỉnh trưởng tỉnh Novolak thuộc CH Đaghestan giáp giới với CH Tresnia, đã bị sát hại ngay tại nhà riêng của ông ở thủ phủ Makhachkala.
    Theo điều tra ban đầu, một nhóm lạ mặt có vũ trang đã đi xe con tới nhà ông Haidakov, xả súng bắn chết ông Haidakov khi ông này tự mình ra mở cửa và tẩu thoát. Kế hoạch truy bắt được triển khai ngay sau đó, tuy nhiên chưa có kết quả gì./.

  4. beconthichdua

    beconthichdua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    3.374
    Đã được thích:
    0
    Nga mời NATO giám sát tập trận



    Hãng thông tấn Interfax ngày 29/7 cho biết, Nga đã mời NATO tới giám sát cuộc tập trận giả định tình huống đương đầu với các hậu quả của một thảm họa hạt nhân.
    Hãng thông tấn này dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nga giấu tên nói rằng, 50 quan chức thuộc các nước thành viên NATO dự kiến sẽ tới quan sát cuộc tập trận diễn ra vào tuần tới ở vùng Murmansk, miền Bắc nước Nga với sự tham gia của khoảng 700 binh sĩ và vài trăm nhân viên từ các cơ quan hành pháp của Nga.

    Mục tiêu của cuộc tập trận là luyện tập các biện pháp nhằm ngăn chặn các phần tử khủng bố chiếm đoạt vũ khí hạt nhân và giải quyết hậu quả của một thảm họa hạt nhân. Được biết, tháng trước Nga và NATO cũng đã hợp tác, cùng diễn tập trên biển Baltic với những mục tiêu giả định như giàn khoan dầu bị khủng bố tấn công, giải cứu con tin trên biển....


  5. beconthichdua

    beconthichdua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    3.374
    Đã được thích:
    0
    Nga mời NATO giám sát tập trận



    Hãng thông tấn Interfax ngày 29/7 cho biết, Nga đã mời NATO tới giám sát cuộc tập trận giả định tình huống đương đầu với các hậu quả của một thảm họa hạt nhân.
    Hãng thông tấn này dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nga giấu tên nói rằng, 50 quan chức thuộc các nước thành viên NATO dự kiến sẽ tới quan sát cuộc tập trận diễn ra vào tuần tới ở vùng Murmansk, miền Bắc nước Nga với sự tham gia của khoảng 700 binh sĩ và vài trăm nhân viên từ các cơ quan hành pháp của Nga.

    Mục tiêu của cuộc tập trận là luyện tập các biện pháp nhằm ngăn chặn các phần tử khủng bố chiếm đoạt vũ khí hạt nhân và giải quyết hậu quả của một thảm họa hạt nhân. Được biết, tháng trước Nga và NATO cũng đã hợp tác, cùng diễn tập trên biển Baltic với những mục tiêu giả định như giàn khoan dầu bị khủng bố tấn công, giải cứu con tin trên biển....


  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ Nga thông qua chương trình hành động
    Ngày 31/7, Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov đã thông qua Chương trình hoạt động và mục tiêu của Chính phủ trong giai đoạn từ nay tới năm 2008.

    Các mục tiêu cơ bản của Chính phủ Nga là tăng mức sống của người dân, củng cố năng lực quốc phòng và vị thế kinh tế của Nga trên thế giới trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
    Chính phủ đặt ưu tiên củng cố và phát triển nguồn nhân lực, xóa bỏ những quy tắc cản trợ tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa cũng như các công ty Nga trên thị trường quốc tế, thúc đẩy phát triển khu vực và hội nhập kinh tế thế giới.
    Trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, Chính phủ dự định thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhà ở cho người lao động thông qua việc mở rộng hoạt động của các tổ chức tín dụng nhà ở với các khỏan vay dài hạn.
    Ngoài ra, Nga sẽ tiến hành hiện đại hóa hệ thống giáo dục với việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia mới, thành lập thị trường cung ứng dịch vụ giáo dục, thực hiện các quy tắc đảm bảo tài chính ở các trường học, bao gồm cả hệ thống tín dụng giáo dục.
    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ y tế, chính phủ dự định miễn phí hoàn tòan các dịch vụ y tế cho người dân, phát triển ngành bảo hiểm và tăng lương cho các nhân viên y tế. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Chính phủ dự kiến sẽ tăng lương đồng bộ ở các khu vực hưởng lương ngân sách, đặc biệt là y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, hưu trí đồng thời tạo thêm nhiều chỗ làm mới.
    Trong chương trình hành động mới, Chính phủ Nga cũng đặt ưu tiên cho phát triển các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, mở rộng các ngành công nghiệp nguyên tử và hàng không vũ trụ, liên lạc và viễn thông, dược phẩm và công nghệ sinh học...
    Đối với ngành dầu khí và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, Nga chủ trương tăng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang các nước châu Âu và khu vực Nam Á, đồng thời xúc tiến các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu và khí mới, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển dầu khí bằng đường sắt, nâng cấp và phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia.
    Chính phủ cam kết sẽ cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý tài sản quốc gia.

  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ Nga thông qua chương trình hành động
    Ngày 31/7, Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov đã thông qua Chương trình hoạt động và mục tiêu của Chính phủ trong giai đoạn từ nay tới năm 2008.

    Các mục tiêu cơ bản của Chính phủ Nga là tăng mức sống của người dân, củng cố năng lực quốc phòng và vị thế kinh tế của Nga trên thế giới trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
    Chính phủ đặt ưu tiên củng cố và phát triển nguồn nhân lực, xóa bỏ những quy tắc cản trợ tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa cũng như các công ty Nga trên thị trường quốc tế, thúc đẩy phát triển khu vực và hội nhập kinh tế thế giới.
    Trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, Chính phủ dự định thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhà ở cho người lao động thông qua việc mở rộng hoạt động của các tổ chức tín dụng nhà ở với các khỏan vay dài hạn.
    Ngoài ra, Nga sẽ tiến hành hiện đại hóa hệ thống giáo dục với việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia mới, thành lập thị trường cung ứng dịch vụ giáo dục, thực hiện các quy tắc đảm bảo tài chính ở các trường học, bao gồm cả hệ thống tín dụng giáo dục.
    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ y tế, chính phủ dự định miễn phí hoàn tòan các dịch vụ y tế cho người dân, phát triển ngành bảo hiểm và tăng lương cho các nhân viên y tế. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Chính phủ dự kiến sẽ tăng lương đồng bộ ở các khu vực hưởng lương ngân sách, đặc biệt là y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, hưu trí đồng thời tạo thêm nhiều chỗ làm mới.
    Trong chương trình hành động mới, Chính phủ Nga cũng đặt ưu tiên cho phát triển các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, mở rộng các ngành công nghiệp nguyên tử và hàng không vũ trụ, liên lạc và viễn thông, dược phẩm và công nghệ sinh học...
    Đối với ngành dầu khí và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, Nga chủ trương tăng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang các nước châu Âu và khu vực Nam Á, đồng thời xúc tiến các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu và khí mới, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển dầu khí bằng đường sắt, nâng cấp và phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia.
    Chính phủ cam kết sẽ cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý tài sản quốc gia.

  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga cáo buộc Grudia gây căng thẳng ở Nam Ôxêtia
    Ngày 31/7, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cáo buộc chính quyền trung ương Grudia cố tình làm căng thẳng tình hình ở khu vực xung đột Nam Ôxêtia và cảnh báo việc tăng cường sự hiện diện của các quan sát viên thuộc Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại đây có thể làm cho tình hình xấu đi.

    Tuyên bố nêu rõ thời gian gần đây nhiều quan chức Grudia thường xuyên có những phát biểu bóp méo, xuyên tạc tình hình Nam Ôxêtia, khiến cho căng thẳng ở đây có xu hướng leo thang.
    Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc Grudia đề xuất OSCE đóng vai trò lớn hơn tại Nam Ôxêtia như tăng số lượng nhân viên, gia hạn họat động và triển khai tại các khu vực giáp giới Nga là "không thực tế".
    Phía Nga cho rằng để công tác của Phái đoàn OSCE tại Grudia thực sự hiệu quả, không cần phải tăng số lượng các quan sát viên mà phải xác định rõ ràng quy chế hoạt động của phái đoàn này, như phối hợp với lãnh đạo nước sở tại và các bên liên quan để xây dựng "khung chính trị" để sớm có giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột phối hợp hoạt động với Uỷ ban kiểm soát hỗn hợp về Nam Ôxêtia (gồm đại diện Nga, Grudia, Nam Ôxêtia và Cộng hòa Bắc Ôxêtia thuộc Nga) để đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên.
    Cùng ngày, trả lời phỏng vấn tờ "Tin tức", Thư ký Hội đồng an ninh LB Nga Igor Ivanov tái khẳng định lập trường của Nga, luôn tôn trọng chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ của Grudia, và kêu gọi Grudia thiện chí hợp tác trên tinh thần xây dựng để giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Nam Ôxêtia.

  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga cáo buộc Grudia gây căng thẳng ở Nam Ôxêtia
    Ngày 31/7, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cáo buộc chính quyền trung ương Grudia cố tình làm căng thẳng tình hình ở khu vực xung đột Nam Ôxêtia và cảnh báo việc tăng cường sự hiện diện của các quan sát viên thuộc Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại đây có thể làm cho tình hình xấu đi.

    Tuyên bố nêu rõ thời gian gần đây nhiều quan chức Grudia thường xuyên có những phát biểu bóp méo, xuyên tạc tình hình Nam Ôxêtia, khiến cho căng thẳng ở đây có xu hướng leo thang.
    Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc Grudia đề xuất OSCE đóng vai trò lớn hơn tại Nam Ôxêtia như tăng số lượng nhân viên, gia hạn họat động và triển khai tại các khu vực giáp giới Nga là "không thực tế".
    Phía Nga cho rằng để công tác của Phái đoàn OSCE tại Grudia thực sự hiệu quả, không cần phải tăng số lượng các quan sát viên mà phải xác định rõ ràng quy chế hoạt động của phái đoàn này, như phối hợp với lãnh đạo nước sở tại và các bên liên quan để xây dựng "khung chính trị" để sớm có giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột phối hợp hoạt động với Uỷ ban kiểm soát hỗn hợp về Nam Ôxêtia (gồm đại diện Nga, Grudia, Nam Ôxêtia và Cộng hòa Bắc Ôxêtia thuộc Nga) để đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên.
    Cùng ngày, trả lời phỏng vấn tờ "Tin tức", Thư ký Hội đồng an ninh LB Nga Igor Ivanov tái khẳng định lập trường của Nga, luôn tôn trọng chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ của Grudia, và kêu gọi Grudia thiện chí hợp tác trên tinh thần xây dựng để giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Nam Ôxêtia.

  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Người Nga tức giận với cơ chế phúc lợi mới
    Hạ viện Nga hôm qua đã thông qua chương trình cái tổ hệ thống phúc lợi xã hội. Trong khi đó những người phản đối, chủ yếu là cựu chiến binh, viên chức hưu trí biểu tình ở bên ngoài và gọi kế hoạch này là không công bằng.
    Theo dự luật mà Duma đã biểu quyết, hệ thống phúc lợi tự động kiểu Liên Xô như bao cấp giao thông, thuốc men và chăm sóc y tế dành cho các đối tượng nói trên sẽ bị cắt.
    Thay vì được bao cấp các dịch vụ như trước, theo cơ chế mới, cựu chiến binh, thương binh và hưu trí viên sẽ được nhận tiền mặt. Đây là một phần trong chương trình cải cách xã hội mà Tổng thống Putin cam kết sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ hai.
    Chính phủ cho rằng hệ thống mới sẽ tạo lập sự công bằng và hiệu quả, tránh được các vấn đề gây ra từ những kẻ giả mạo để nhận bao cấp, đồng thời giảm bộ máy hành chính cồng kềnh ở các địa phương.
    Tuy nhiên, cơ chế này khiến những người về hưu tức giận, bởi họ vốn đã chẳng có tiền. Theo các nhà quan sát, cách tính phúc lợi mới sẽ làm cuộc sống của họ khó khăn hơn.
    Trong khi các nhà lập pháp đang thảo luận thì bên ngoài, gần tượng Karl Marx, nhiều người, chủ yếu là đảng viên Cộng sản, tụ tập phản đối. Họ vẫy cao những biểu ngữ, yêu cầu ngừng cải cách. Các cựu chiến binh cảm thấy bị xúc phạm, đối với họ, bao cấp là một trong những dấu hiệu chứng tỏ sự kính trọng. Một số khác thì chỉ đơn giản là muốn duy trì hình thức cũ, lo ngại rằng trợ cấp bằng tiền sẽ nhanh chóng cuốn theo gió vì lạm phát. Một số cựu quân nhân khẳng định rằng những đặc quyền như ưu tiên việc làm cho thương binh là thứ không thể tính bằng tiền.
    Quyết định mới này sẽ tác động tới khoảng 30 triệu người vốn có cuộc sống không dễ dàng gì về tài chính trên khắp nước Nga. Trong tuần qua, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở các địa phương, không kể những cuộc tuần hành phản đối gần như hằng ngày ở Matxcơva.
    "Thật là không công bằng nếu so sánh giữa những gì họ lấy đi với những gì sẽ trao cho chúng tôi", Mikhail Novikov, một người hoạt động vì thương binh, nói. Ông cho biết khoản tiền 35 USD sẽ được nhận hằng tháng không đủ trang trải các nhu cầu đi lại, mua thuốc men và khám sức khoẻ thường xuyên.
    Một số thành viên trẻ của đảng tự do Yabloko quấn vải trắng quanh mình giả làm xác chết, và đeo thêm dòng chữ: "Đây là tương lai của chúng ta sau khi họ cắt trợ cấp".
    Tamara Kondratyeva, hưu trí viên 76 tuổi đang sống bằng lương hưu 85 USD hằng tháng, nói rằng bà sẽ không có đủ tiền trả cho chi phí khám chữa bệnh và đi lại nếu chế độ bao cấp bị huỷ.
    "Thật là đau lòng. Chúng tôi đã vật lộn để đánh thắng người Đức trong thế chiến II, thế mà giờ đây họ (chính quyền) lại huỷ hoại chúng tôi", Kondratyeva chua chát.
    "Các nhà khoa học thì thí nghiệm trên động vật. Nhưng chính phủ thí nghiệm trên con người và cả đất nước", Gennady Seleznyov, cựu chủ tịch Duma Nga và hiện là nghị sĩ độc lập, phát biểu.

Chia sẻ trang này