1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga tạo môi trường làm việc tốt cho nhân tài
    08/08/2004
    (Báo Người Lao Động)
    Sau nhiều năm chảy máu chất xám, khoa học Nga giờ đây có hy vọng hồi sinh cùng với sự hồi phục của nền kinh tế
    Nhấm nháp chút cà phê từ một chiếc cốc quá khổ tại một quán cà phê, trong một khung cảnh mà những thuật ngữ máy tính phải ?ocạnh tranh? với âm thanh của ban nhạc U2 và cà phê sữa nóng đang sủi bọt, chuyên gia thiết kế phần mềm Yuri Bannov cứ như đang ở Sillicon Valley. Chỉ có các cây bạch dương cùng những chiếc khăn choàng của phụ nữ thắt nút dưới cằm ở bên ngoài mách bảo vị trí thực sự của anh: Siberia.
    ?oĐóng đô? tại Akademogorodok ?" một thời là trung tâm của sức mạnh khoa học Nga - công ty của Bannov cung cấp gần như toàn bộ sản phẩm của họ cho các khách hàng ở Mỹ và châu Âu. Anh thuộc một thế hệ của Nga giúp chấm dứt nạn chảy máu chất xám đã lấy đi của nước này những tài năng hứa hẹn nhất kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
    Những người có nhiệt huyết như Bannov quyết định ở lại Nga vì họ không muốn, chứ không phải là không thể, ra nước ngoài. Nền kinh tế xứ sở cây bạch dương đã cải thiện nhiều kể từ cuối thập kỷ 1990 và nhu cầu ra nước ngoài của người Nga cũng đã bớt bức thiết. ?oTôi đã đi nước ngoài nhiều và tôi thích đi chơi ở nước ngoài, nhưng tôi không nghĩ là tôi thích sống ở những nơi đó? ?" Bannov, người từ bỏ cơ hội học cao học về toán để lao vào lĩnh vực thiết kế phần mềm đang là ngành hái ra tiền ở Nga.
    Cái tên Akademogorodok, tiếng Nga có nghĩa là Thành phố hàn lâm nhỏ, đến từ việc có khoảng 30 viện nghiên cứu khoa học tọa lạc trên những con đường nhiều cây xanh. Nó được thành lập ở một địa điểm cách thủ đô Moscow 2.800 km về phía Đông vào cuối những năm 1950 do Chính phủ Liên Xô khi đó muốn phát triển Siberia và vượt khoa học phương Tây. Giờ đây, một trong những hoạt động của thành phố này là cung cấp dịch vụ cho các công ty phương Tây. ?oKhông có gì để khoe khoang ở đây cả, chẳng phải là lương cao hay bất kỳ thứ gì khác, nhưng mọi thứ đã dần trở nên ổn định? ?" Gennady Kulipanov, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Nga ở Akademogorodok, cho biết.
    Thực tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga vẫn đang chật vật thu hút và giữ chân những sinh viên tốt nghiệp sáng giá, trong đó có biện pháp cho vay tiền mua nhà. Học bổng từ các nguồn nước ngoài và Nga đã giúp giữ chân một số nhà khoa học, trong khi những người khác thực hiện các chuyến đi làm việc dài ngày ở nước ngoài trước khi quay về Nga. ?oChúng tôi không thể cạnh tranh với Mỹ, Nhật Bản hay Đức về khoản lương bổng. Cái chúng tôi cạnh tranh được là mức độ hứng thú của công việc?- Kulipanov nói.
    Khi Pavel Logachev tự hào khoe thiết bị gia tốc phân tử đang được xây dựng trong một căn phòng ngầm dưới lòng đất tại phòng thí nghiệm của ông ở Viện Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Nga, có thể thấy rõ sự yêu thích công việc là lý do chủ yếu giữ chân người cha 39 tuổi của 2 đứa trẻ vị thành niên này ở lại quê hương. ?oTôi có thể làm ở đây những việc tôi không thể làm ở nước ngoài, chúng tôi có một công việc lý thú và làm việc trên vị thế thượng phong về khoa học của Nga?. Từng là một trung tâm nghiên cứu hữu hiệu thời Liên Xô trước đây, Viện Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Nga hiện đang chế tạo máy gia tốc và các thiết bị khác theo đơn đặt hàng của nước ngoài.
    Trong những năm gần đây, viện đã cung cấp 40 máy gia tốc sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Đức và một máy cho thị trường trong nước. Theo Kulipanov, điều nước Nga cần hiện nay là hình thành một thị trường nội địa và đầu tư nhiều hơn vào công nghiệp và khoa học.
    Trùng Quang (Theo AP)

  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Năm tới, người Nga sẽ bay lên sao Hỏa
    07/08/2004
    (Báo Người Lao Động)
    Những dự án độc đáo trong lĩnh vực không gian đang được các nhà khoa học Nga âm thầm tiến hành. Phóng viên báo Pravda đã được phép vào tìm hiểu và ghi lại một số hoạt động của các nhà nghiên cứu vũ trụ trong thời gian này.
    Chuyến bay vào không gian được chờ đợi đã lâu này sẽ diễn ra vào một buổi sáng năm 2005 ở vùng ngoại ô Moskva. Các phi hành gia sẽ ngồi vào chỗ, người đứng đầu dự án sẽ ra lệnh xuất phát và chuyến bay có người lên sao Hỏa đầu tiên trong lịch sử thế giới sẽ khởi hành.
    Con tàu mà các nhà phi hành sẽ ngồi vào được gọi là Liên hợp Thử nghiệm Bề mặt do Sergey Korolev chế tạo. Trong suốt thời gian qua, nhiều thế hệ các nhà khoa học đã liên tục thử nghiệm liên hợp này để tìm hiểu xem các nhà phi hành thực sự sẽ cảm thấy ra sao khi ở trên quỹ đạo. Lần này, các phi hành gia sẽ lên đến sao Hỏa và trở về Trái đất trong vòng khoảng 500 ngày. Chuyến bay này đã được một số nước biết đến và họ đã tiến hành đàm phán với Nga để được tham gia. Như vậy chuyến bay này có thể sẽ là một chuyến bay quốc tế. Phi hành đoàn dự kiến bao gồm sáu người: thuyền trưởng, phi công, kỹ sư chuyến bay, bác sĩ và hai chuyên gia điều tra nghiên cứu.
    Được biết, Viện Các vấn đề y học và sinh học đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay lên sao Hỏa từ những năm 1970. Các nhà nghiên cứu quan sát hoạt động của các phi hành gia và nghiên cứu các phản ứng của cơ thể con người đối với chế độ sống ngoài quỹ đạo, và với các điều kiện trong không gian.
    Các nhà khoa học Nga là những người đầu tiên trên thế giới thực hiện một loạt thử nghiệm liên quan đến chuyến bay dài ngày và mô phỏng tình trạng trọng lực bằng 0 trong không gian ngay ở trên Trái đất. Một nhóm nhà nghiên cứu đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ vài ngày đến 12 tháng, nằm bất động trên giường trong tư thế đầu thấp hơn 15 cm so với thân người. Những người này đã ngủ, ăn, vệ sinh, xem tivi và thực hiện những yêu cầu của các nhà nghiên cứu trong lúc vẫn ở trong tình trạng trên. Họ không được phép thay đổi góc nghiêng hoặc đặt tay dưới đầu.
    Lịch tập luyện khá nghiệt ngã: Các nhà du hành tương lai làm việc hằng ngày với các nhà nghiên cứu, trải qua các cuộc thử nghiệm với dụng cụ, xét nghiệm máu, các chức năng của cơ bắp và cơ quan được kiểm tra và phải trả lời những câu hỏi khác nhau. Khi nghỉ ngơi, họ được phép đọc sách báo, xem tivi và chơi trò chơi trên máy vi tính nhưng vẫn phải nằm trên giường. Yevgenia Chelnokova, một thành viên tham gia cuộc thử nghiệm bốn tháng dành cho nữ giới, nói rằng bốn tháng đó là ?ogiai đoạn căng thẳng nhất trong đời mình?.
    Đây không phải là lần đầu tiên các nhà điều tra nghiên cứu Nga thực hiện những chuyến bay dài ngày tương tự. Đã có năm bảy cuộc thử nghiệm kéo dài từ 90 đến 270 ngày được thực hiện trong khoảng thời gian 1994 - 2000. Heider Khobikhozhin đã từng tham gia trong dự án Sphinx kéo dài chín tháng trời. Ông nói: ?oTrở về Trái đất là phần khó khăn nhất của các cuộc thử nghiệm này. Trên con tàu vũ trụ, tôi cảm thấy thời gian hoàn toàn khác biệt: thậm chí thời kỳ dài nhất dường như chỉ là một ngày dài chưa kết thúc... Tuy nhiên, nếu được chấp thuận, tôi muốn tham gia một cuộc thử nghiệm như vậy một lần nữa?.
    NGỌC THANH (Theo Pravda)
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Năm tới, người Nga sẽ bay lên sao Hỏa
    07/08/2004
    (Báo Người Lao Động)
    Những dự án độc đáo trong lĩnh vực không gian đang được các nhà khoa học Nga âm thầm tiến hành. Phóng viên báo Pravda đã được phép vào tìm hiểu và ghi lại một số hoạt động của các nhà nghiên cứu vũ trụ trong thời gian này.
    Chuyến bay vào không gian được chờ đợi đã lâu này sẽ diễn ra vào một buổi sáng năm 2005 ở vùng ngoại ô Moskva. Các phi hành gia sẽ ngồi vào chỗ, người đứng đầu dự án sẽ ra lệnh xuất phát và chuyến bay có người lên sao Hỏa đầu tiên trong lịch sử thế giới sẽ khởi hành.
    Con tàu mà các nhà phi hành sẽ ngồi vào được gọi là Liên hợp Thử nghiệm Bề mặt do Sergey Korolev chế tạo. Trong suốt thời gian qua, nhiều thế hệ các nhà khoa học đã liên tục thử nghiệm liên hợp này để tìm hiểu xem các nhà phi hành thực sự sẽ cảm thấy ra sao khi ở trên quỹ đạo. Lần này, các phi hành gia sẽ lên đến sao Hỏa và trở về Trái đất trong vòng khoảng 500 ngày. Chuyến bay này đã được một số nước biết đến và họ đã tiến hành đàm phán với Nga để được tham gia. Như vậy chuyến bay này có thể sẽ là một chuyến bay quốc tế. Phi hành đoàn dự kiến bao gồm sáu người: thuyền trưởng, phi công, kỹ sư chuyến bay, bác sĩ và hai chuyên gia điều tra nghiên cứu.
    Được biết, Viện Các vấn đề y học và sinh học đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay lên sao Hỏa từ những năm 1970. Các nhà nghiên cứu quan sát hoạt động của các phi hành gia và nghiên cứu các phản ứng của cơ thể con người đối với chế độ sống ngoài quỹ đạo, và với các điều kiện trong không gian.
    Các nhà khoa học Nga là những người đầu tiên trên thế giới thực hiện một loạt thử nghiệm liên quan đến chuyến bay dài ngày và mô phỏng tình trạng trọng lực bằng 0 trong không gian ngay ở trên Trái đất. Một nhóm nhà nghiên cứu đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ vài ngày đến 12 tháng, nằm bất động trên giường trong tư thế đầu thấp hơn 15 cm so với thân người. Những người này đã ngủ, ăn, vệ sinh, xem tivi và thực hiện những yêu cầu của các nhà nghiên cứu trong lúc vẫn ở trong tình trạng trên. Họ không được phép thay đổi góc nghiêng hoặc đặt tay dưới đầu.
    Lịch tập luyện khá nghiệt ngã: Các nhà du hành tương lai làm việc hằng ngày với các nhà nghiên cứu, trải qua các cuộc thử nghiệm với dụng cụ, xét nghiệm máu, các chức năng của cơ bắp và cơ quan được kiểm tra và phải trả lời những câu hỏi khác nhau. Khi nghỉ ngơi, họ được phép đọc sách báo, xem tivi và chơi trò chơi trên máy vi tính nhưng vẫn phải nằm trên giường. Yevgenia Chelnokova, một thành viên tham gia cuộc thử nghiệm bốn tháng dành cho nữ giới, nói rằng bốn tháng đó là ?ogiai đoạn căng thẳng nhất trong đời mình?.
    Đây không phải là lần đầu tiên các nhà điều tra nghiên cứu Nga thực hiện những chuyến bay dài ngày tương tự. Đã có năm bảy cuộc thử nghiệm kéo dài từ 90 đến 270 ngày được thực hiện trong khoảng thời gian 1994 - 2000. Heider Khobikhozhin đã từng tham gia trong dự án Sphinx kéo dài chín tháng trời. Ông nói: ?oTrở về Trái đất là phần khó khăn nhất của các cuộc thử nghiệm này. Trên con tàu vũ trụ, tôi cảm thấy thời gian hoàn toàn khác biệt: thậm chí thời kỳ dài nhất dường như chỉ là một ngày dài chưa kết thúc... Tuy nhiên, nếu được chấp thuận, tôi muốn tham gia một cuộc thử nghiệm như vậy một lần nữa?.
    NGỌC THANH (Theo Pravda)
  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tranh cãi xung quanh luật cải cách phúc lợi xã hội ở Nga

    Đu-ma quốc gia Nga (hạ viện) vừa thông qua Luật cải cách phúc lợi xã hội với 309 phiếu thuận, 118 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Đạo luật mới này bãi bỏ một loạt tiêu chuẩn phúc lợi xã hội có từ thời Liên Xô dành cho đông đảo các đối tượng, trong đó có những người về hưu và các cựu chiến binh. Thay thế chúng là các khoản trợ cấp bồi hoàn tính bằng tiền mặt. Việc thông qua luật này gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội Nga hiện nay.
    Những nhà kinh tế theo phái tự do nói chung hài lòng vì theo họ, để tiếp tục phát triển và hiện đại hoá nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn Nga đang chủ trương hội nhập sâu rộng vào dòng chảy chung của kinh tế toàn cầu thì việc từ bỏ những chính sách phúc lợi xã hội đó là điều không thể tránh khỏi. Còn những người phản đối thì cho rằng, việc thi hành đạo luật này không chỉ là bất công đối với hàng triệu người già ở Nga hiện nay, mà còn vi phạm Hiến pháp quy định kinh tế Nga không phải theo chính sách tự do hoá hoàn toàn, mà còn có những quy định về giải quyết các vấn đề xã hội của người dân.
    Theo các nhà phân tích Nga, nói ai được ai thua ngay lúc này là còn quá sớm. Trước hết, luật cho đến năm 2005 mới có hiệu lực và chỉ có thể chứng tỏ các điểm mạnh yếu của mình sau một thời gian nhất định. Thứ hai, những người theo trường phái tự do kinh tế trong chính phủ còn cần chứng tỏ cho đất nước thấy họ biết cách tận dụng những ưu thế đã đạt được đến đâu. Cuối cùng, việc đánh giá sẽ thuộc về chính những người đang hưởng phúc lợi hiện nay. Sau khi đã nhận trợ cấp bồi hoàn bằng tiền mặt, họ sẽ thấy là chính phủ, Đu-ma quốc gia, nơi đảng "Nước Nga thống nhất" chiếm đa số phiếu và Tổng thống Pu-tin thực sự giúp đỡ hay lừa dối họ.
    Tuy nhiên, ngay từ lúc này, trong xã hội Nga cũng đã ghi nhận một số quan điểm khác nhau của tầng lớp đang hưởng phúc lợi kể trên. Những người về hưu ở các vùng quê hẻo lánh chưa một lần được nhìn thấy tàu điện ngầm, ô tô điện hoặc xe buýt thì vui mừng khi hàng tháng sau này họ có thể đến ngay thị trấn hoặc trung tâm thôn, xã lĩnh trợ cấp bồi hoàn cho những khoản phúc lợi giao thông thật ra chưa bao giờ họ được hưởng. Còn các cư dân đô thị thì sẽ rất khó khăn khi phải dè xẻn khoản tiền trợ cấp bồi hoàn đó để trả tiền đi lại trong thành phố. Việc chính quyền thủ đô có hỗ trợ thêm cho họ trong vấn đề nan giải này như đã hứa hay không vẫn còn là câu hỏi đang có nguy cơ trở thành nỗi ám ảnh lớn cho tầng lớp này.
    Còn về phần các đảng phái chính trị hiện nay thì ngay lúc này chưa thể nói gì về lợi hại thu được quanh câu chuyện phúc lợi này. Uy tín của đảng ?oNước Nga thống nhất? đã sụt giảm, song uy tín của các đảng khác cũng không nhờ đó được nâng cao mà cũng trong tình trạng tương tự. Đảng Cộng sản LB Nga đang trong giai đoạn khủng hoảng và chia rẽ sâu sắc. Uy tín của các đảng tự do cánh hữu như SPS và ?oIablôcô? từ lâu đã ở con số không. Hơn nữa, khi những người ?otự do" nhất còn ở trong quốc hội thì những dự luật "tự do" như thế này không thể được thông qua, vậy mà giờ đây nó lại được ?othông đồng bén giọt? khi biểu quyết, trong khi đảng tự do cánh hữu đã mất ghế tại diễn đàn tối quan trọng này. Các nhà phân tích Nga đã đặt ra câu hỏi: Đâu là giải pháp tốt hơn cho nền kinh tế Nga ?" các đảng mang danh tự do cánh hữu SPS và ?oIablôcô? hay là đảng mang danh trung dung ?oNước Nga thống nhất? cùng với Tổng thống Pu-tin? Cũng cần lưu ý rằng, những ý kiến thăm dò cho thấy uy tín của Tổng thống Pu-tin cũng sụt giảm thật ra không hoàn toàn chính xác. Chủ yếu là cách đặt câu hỏi thăm dò như thế nào. Ngay trong tháng 6 vừa qua, khi cuộc tranh cãi về dự luật cải cách phúc lợi xã hội đang hồi gay cấn nhất, thì theo số liệu thăm dò của trung tâm thăm dò dư luận xã hội toàn liên bang VSIOM, hoạt động và các quyết sách của tổng thống được 75% dân chúng ủng hộ.
    Tuy vậy, có thể thấy trước một điều rằng đối với nhiều người, việc luật mới có hiệu lực sẽ gây thiệt hại không chỉ về tâm lý mà còn về phương diện vật chất và tài chính. Nhưng nhìn chung, cải cách này là việc phải làm không sớm thì muộn trong bối cảnh Nga muốn gia nhập WTO và phát triển kinh tế thị trường. Thực tế sẽ chứng minh nó có thể giúp giảm bớt tệ nạn quan liêu và tạo ra sự công bằng thật sự trong xã hội mới của Nga hay không.

  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tranh cãi xung quanh luật cải cách phúc lợi xã hội ở Nga

    Đu-ma quốc gia Nga (hạ viện) vừa thông qua Luật cải cách phúc lợi xã hội với 309 phiếu thuận, 118 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Đạo luật mới này bãi bỏ một loạt tiêu chuẩn phúc lợi xã hội có từ thời Liên Xô dành cho đông đảo các đối tượng, trong đó có những người về hưu và các cựu chiến binh. Thay thế chúng là các khoản trợ cấp bồi hoàn tính bằng tiền mặt. Việc thông qua luật này gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội Nga hiện nay.
    Những nhà kinh tế theo phái tự do nói chung hài lòng vì theo họ, để tiếp tục phát triển và hiện đại hoá nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn Nga đang chủ trương hội nhập sâu rộng vào dòng chảy chung của kinh tế toàn cầu thì việc từ bỏ những chính sách phúc lợi xã hội đó là điều không thể tránh khỏi. Còn những người phản đối thì cho rằng, việc thi hành đạo luật này không chỉ là bất công đối với hàng triệu người già ở Nga hiện nay, mà còn vi phạm Hiến pháp quy định kinh tế Nga không phải theo chính sách tự do hoá hoàn toàn, mà còn có những quy định về giải quyết các vấn đề xã hội của người dân.
    Theo các nhà phân tích Nga, nói ai được ai thua ngay lúc này là còn quá sớm. Trước hết, luật cho đến năm 2005 mới có hiệu lực và chỉ có thể chứng tỏ các điểm mạnh yếu của mình sau một thời gian nhất định. Thứ hai, những người theo trường phái tự do kinh tế trong chính phủ còn cần chứng tỏ cho đất nước thấy họ biết cách tận dụng những ưu thế đã đạt được đến đâu. Cuối cùng, việc đánh giá sẽ thuộc về chính những người đang hưởng phúc lợi hiện nay. Sau khi đã nhận trợ cấp bồi hoàn bằng tiền mặt, họ sẽ thấy là chính phủ, Đu-ma quốc gia, nơi đảng "Nước Nga thống nhất" chiếm đa số phiếu và Tổng thống Pu-tin thực sự giúp đỡ hay lừa dối họ.
    Tuy nhiên, ngay từ lúc này, trong xã hội Nga cũng đã ghi nhận một số quan điểm khác nhau của tầng lớp đang hưởng phúc lợi kể trên. Những người về hưu ở các vùng quê hẻo lánh chưa một lần được nhìn thấy tàu điện ngầm, ô tô điện hoặc xe buýt thì vui mừng khi hàng tháng sau này họ có thể đến ngay thị trấn hoặc trung tâm thôn, xã lĩnh trợ cấp bồi hoàn cho những khoản phúc lợi giao thông thật ra chưa bao giờ họ được hưởng. Còn các cư dân đô thị thì sẽ rất khó khăn khi phải dè xẻn khoản tiền trợ cấp bồi hoàn đó để trả tiền đi lại trong thành phố. Việc chính quyền thủ đô có hỗ trợ thêm cho họ trong vấn đề nan giải này như đã hứa hay không vẫn còn là câu hỏi đang có nguy cơ trở thành nỗi ám ảnh lớn cho tầng lớp này.
    Còn về phần các đảng phái chính trị hiện nay thì ngay lúc này chưa thể nói gì về lợi hại thu được quanh câu chuyện phúc lợi này. Uy tín của đảng ?oNước Nga thống nhất? đã sụt giảm, song uy tín của các đảng khác cũng không nhờ đó được nâng cao mà cũng trong tình trạng tương tự. Đảng Cộng sản LB Nga đang trong giai đoạn khủng hoảng và chia rẽ sâu sắc. Uy tín của các đảng tự do cánh hữu như SPS và ?oIablôcô? từ lâu đã ở con số không. Hơn nữa, khi những người ?otự do" nhất còn ở trong quốc hội thì những dự luật "tự do" như thế này không thể được thông qua, vậy mà giờ đây nó lại được ?othông đồng bén giọt? khi biểu quyết, trong khi đảng tự do cánh hữu đã mất ghế tại diễn đàn tối quan trọng này. Các nhà phân tích Nga đã đặt ra câu hỏi: Đâu là giải pháp tốt hơn cho nền kinh tế Nga ?" các đảng mang danh tự do cánh hữu SPS và ?oIablôcô? hay là đảng mang danh trung dung ?oNước Nga thống nhất? cùng với Tổng thống Pu-tin? Cũng cần lưu ý rằng, những ý kiến thăm dò cho thấy uy tín của Tổng thống Pu-tin cũng sụt giảm thật ra không hoàn toàn chính xác. Chủ yếu là cách đặt câu hỏi thăm dò như thế nào. Ngay trong tháng 6 vừa qua, khi cuộc tranh cãi về dự luật cải cách phúc lợi xã hội đang hồi gay cấn nhất, thì theo số liệu thăm dò của trung tâm thăm dò dư luận xã hội toàn liên bang VSIOM, hoạt động và các quyết sách của tổng thống được 75% dân chúng ủng hộ.
    Tuy vậy, có thể thấy trước một điều rằng đối với nhiều người, việc luật mới có hiệu lực sẽ gây thiệt hại không chỉ về tâm lý mà còn về phương diện vật chất và tài chính. Nhưng nhìn chung, cải cách này là việc phải làm không sớm thì muộn trong bối cảnh Nga muốn gia nhập WTO và phát triển kinh tế thị trường. Thực tế sẽ chứng minh nó có thể giúp giảm bớt tệ nạn quan liêu và tạo ra sự công bằng thật sự trong xã hội mới của Nga hay không.

  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga kiên quyết chống việc phổ biến vũ khí hủy diệt

    Nhân kỷ niệm lần thứ 59 ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma (6-8-1945) và Na-ga-xa-ki (9-8-1945) của Nhật Bản, ngày 9-8, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố khẳng định một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga là ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trước hết là vũ khí hạt nhân.
    Tuyên bố khẳng định trước sau như một, LB Nga ủng hộ việc củng cố Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, coi đó là cơ sở để củng cố quy chế không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Hiện nay, trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị quốc tế thường kỳ 5 năm một lần để xem xét việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Nga chủ trương sẽ đề nghị tất cả các nước có vũ khí hạt nhân phải cam kết nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp ước trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nước. Nga đã nêu sáng kiến để Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết 1540 nhằm ngăn chặn tình trạng vũ khí hủy diệt hàng loạt lọt vào tay bọn khủng bố. Tháng 5-2004, LB Nga đã tham gia nhóm các nước đưa ra sáng kiến đấu tranh chống buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đồng thời, Nga luôn tuân thủ các quy chế và hiệp định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) về bảo đảm an toàn và lưu giữ an toàn các nguồn phóng xạ, ra sức ủng hộ IAEA trong hoạt động ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân, và điều này đã nhận được sự đánh giá tích cực của Tổng giám đốc IAEA Mô-ha-mét Ba-ra-đây trong chuyến thăm Nga vừa qua.

  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga kiên quyết chống việc phổ biến vũ khí hủy diệt

    Nhân kỷ niệm lần thứ 59 ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma (6-8-1945) và Na-ga-xa-ki (9-8-1945) của Nhật Bản, ngày 9-8, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố khẳng định một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga là ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trước hết là vũ khí hạt nhân.
    Tuyên bố khẳng định trước sau như một, LB Nga ủng hộ việc củng cố Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, coi đó là cơ sở để củng cố quy chế không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Hiện nay, trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị quốc tế thường kỳ 5 năm một lần để xem xét việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Nga chủ trương sẽ đề nghị tất cả các nước có vũ khí hạt nhân phải cam kết nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp ước trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nước. Nga đã nêu sáng kiến để Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết 1540 nhằm ngăn chặn tình trạng vũ khí hủy diệt hàng loạt lọt vào tay bọn khủng bố. Tháng 5-2004, LB Nga đã tham gia nhóm các nước đưa ra sáng kiến đấu tranh chống buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đồng thời, Nga luôn tuân thủ các quy chế và hiệp định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) về bảo đảm an toàn và lưu giữ an toàn các nguồn phóng xạ, ra sức ủng hộ IAEA trong hoạt động ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân, và điều này đã nhận được sự đánh giá tích cực của Tổng giám đốc IAEA Mô-ha-mét Ba-ra-đây trong chuyến thăm Nga vừa qua.

  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Trùm maphia Nga - I-xra-en bị ám sát
    An-đrây Du-ra-li-ốp vừa bị bắn chết tại làng I-ơ-sô-vô, phía tây ngoại ô Mát-xcơ-va. Trong thế giới tội phạm, hắn được biết đến với cái tên Tê-ra-đi-ni. Cơ quan luật pháp Nga tin rằng, Du-ra-li-ốp bị giết bởi những băng nhóm tội phạm khác. Qua nghiên cứu vỏ đạn, cơ quan điều tra cho biết, 2 kẻ ám sát đã bắn Du-ra-li-ốp bằng một khẩu súng tiểu liên nhập ngoại và một khẩu súng trường Ka-la-xni-cốp.
    Du-ra-li-ốp được coi là một tên trùm maphia khét tiếng và bị nghi ngờ dính líu tới rất nhiều vụ giết người hàng loạt, đánh bom và tấn công bằng vũ khí? Năm 1999, hắn chạy trốn tới I-xra-en, theo đạo Do thái và đã được nhận quốc tịch I-xra-en. Sau khi Nga yêu cầu dẫn độ, năm 2002, I-xra-en đã trục xuất hắn với điều kiện nếu bị kết án hắn sẽ phải lĩnh án ở Nga. Đây là lần duy nhất trong lịch sử quan hệ hai nước, I-xra-en đồng ý dẫn độ một kiều dân của mình tới Nga.

  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Trùm maphia Nga - I-xra-en bị ám sát
    An-đrây Du-ra-li-ốp vừa bị bắn chết tại làng I-ơ-sô-vô, phía tây ngoại ô Mát-xcơ-va. Trong thế giới tội phạm, hắn được biết đến với cái tên Tê-ra-đi-ni. Cơ quan luật pháp Nga tin rằng, Du-ra-li-ốp bị giết bởi những băng nhóm tội phạm khác. Qua nghiên cứu vỏ đạn, cơ quan điều tra cho biết, 2 kẻ ám sát đã bắn Du-ra-li-ốp bằng một khẩu súng tiểu liên nhập ngoại và một khẩu súng trường Ka-la-xni-cốp.
    Du-ra-li-ốp được coi là một tên trùm maphia khét tiếng và bị nghi ngờ dính líu tới rất nhiều vụ giết người hàng loạt, đánh bom và tấn công bằng vũ khí? Năm 1999, hắn chạy trốn tới I-xra-en, theo đạo Do thái và đã được nhận quốc tịch I-xra-en. Sau khi Nga yêu cầu dẫn độ, năm 2002, I-xra-en đã trục xuất hắn với điều kiện nếu bị kết án hắn sẽ phải lĩnh án ở Nga. Đây là lần duy nhất trong lịch sử quan hệ hai nước, I-xra-en đồng ý dẫn độ một kiều dân của mình tới Nga.

  10. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Nga trình diễn máy bay cổ ​
    Màn trình diễn của máy bay chiến đấu SU-27.
    Những phi cơ của thế kỷ trước đến từ nhiều nước lần đầu tiên bay lượn trên bầu trời Matxcơva hôm qua. Cuộc triển lãm hàng không cổ điển Nga thu hút hàng nghìn du khách và cựu binh Thế Chiến II.
    Triển lãm mang tên Flying Legend được tổ chức nhân kỷ niệm ngày Không quân Nga. Phi hành đoàn từ các nước Áo, Bỉ và CH Czech cưỡi những con chim sắt cũ kỹ thẳng tới sân bay Monimo.

    Màn trình diễn của máy bay chiến đấu SU-27.
    Sân bay từng được dùng làm căn cứ của các máy bay ném bom Liên Xô giờ biến thành Bảo tàng không quân Nga, chứa đầy các máy bay sơn nguỵ trang thời Xô Viết.
    Một trong những máy bay thu hút nhiều chú ý nhất là chiếc B-25 màu bạc của Mỹ, máy bay huyền thoại từng tiến hành cuộc không kích đầu tiên nhằm vào Tokyo và các thành phố khác, sau trận Trân Châu cảng.
    "Tôi đã làm việc trong các máy bay 30 năm qua, và chưa từng nghĩ lại có ngày bay sang Nga trên một chiếc phi cơ Mỹ để tham gia triển lãm hàng không", Mark Calderwood, một kỹ sư làm việc cho hãng sản xuất B-25 nói.
    Hai năm một lần, Nga tổ chức triển lãm hàng không ở ngoại ô Matxcơva, nhưng chưa từng làm chủ nhà một triển lãm máy bay cổ điển nào. Lần này, những chim sắt đồ cổ được trưng bày và biểu diễn cùng các các phản lực cơ hiện đại của Nga.
    Tướng về hưu Vasily Reshetnikov (85 tuổi) người đã 300 lần xuất kích trong Thế Chiến II và là người phụ trách các máy bay ném bom hạt nhân của Liên Xô thời đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, tỏ ý quan tâm đến việc bảo tồn các phi cơ cổ.
    "Hàng chục nghìn máy bay đã bị xẻ thành sắt vụn, mãi đến tận bây giờ chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến chúng", ông nói.
    Mấy năm gần đây, một nhà máy quốc phòng ở thành phố Ural đã bắt tay phục hồi các phi cơ chiến đấu thời Xô Viết hoặc chế tạo mới các mẫu máy bay cũ theo đơn đặt hàng của nước ngoài.
    T. Huyền (theo AP)

Chia sẻ trang này