1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức xung quanh nước Nga (tiếng Việt xịn đấy bà con ạ)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga phóng thành công hai vệ tinh quân sự

    Hà Nội - Ngày 23/9, từ sân bay vũ trụ Plêxétxcơ (miền Bắc Nga), Nga đã phóng thành công hai vệ tinh quân sự lên quỹ đạo. Đây là lần phóng vệ tinh quân sự thứ 8 của Nga trong năm nay.
    Tên lửa Kosmos3M rời bệ phóng lúc 19 giờ 07 (15 giờ 07 GMT) và đưa hai vệ tinh trên lên quỹ đạo sau 54 phút.
    Quỹ đạo bay của hai vệ tinh Kosmos2408 và Kosmos2409 được hệ thống rađa và máy tính của Lực lượng Bộ đội Tên lửa Vũ trụ Nga điều khiển và kiểm soát từ Trạm chỉ huy trung tâm và Trung tâm thử nghiệm các thiết bị vũ trụ và kiểm soát khoảng không vũ trụ.

    Tin đầy đủ của TTXVN ở đây
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 11/10/2004
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga

    10/10/2004

    Bắc Kinh - Ngày 9/10, Hiệp hội Hữu nghị với nước ngoài của nhân dân Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Nga và thành lập Hội Hữu nghị Trung - Nga.
    Phát biểu tại cuộc chiêu đãi, Phó Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị với nước ngoài của nhân dân Trung Quốc Vương Vận Trạch nói sau 55 năm, quan hệ Trung - Nga đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định, lành mạnh và toàn diện.
    Thủ tướng Ôn Gia Bảo vừa kết thúc chuyến thăm Nga và ra Thông cáo chung về cuộc gặp định kỳ lần thứ 9 giữa hai thủ tướng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sắp sang thăm Trung Quốc. Những chuyến thăm đó góp phần đưa mối quan hệ chiến lược, hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nga lên tầm cao mới.
    (Tin của TTXVN đầy đủ ở đây)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 11/10/2004
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga

    10/10/2004

    Bắc Kinh - Ngày 9/10, Hiệp hội Hữu nghị với nước ngoài của nhân dân Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Nga và thành lập Hội Hữu nghị Trung - Nga.
    Phát biểu tại cuộc chiêu đãi, Phó Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị với nước ngoài của nhân dân Trung Quốc Vương Vận Trạch nói sau 55 năm, quan hệ Trung - Nga đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định, lành mạnh và toàn diện.
    Thủ tướng Ôn Gia Bảo vừa kết thúc chuyến thăm Nga và ra Thông cáo chung về cuộc gặp định kỳ lần thứ 9 giữa hai thủ tướng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sắp sang thăm Trung Quốc. Những chuyến thăm đó góp phần đưa mối quan hệ chiến lược, hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nga lên tầm cao mới.
    (Tin của TTXVN đầy đủ ở đây)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 11/10/2004
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    SNG: Một ngôi nhà, ba trụ cột
    (Kiều Thu-báo Quân đội Nhân dân 8/10/2004)


    Một sự kiện hiếm có vừa diễn ra trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): hội nghị thượng đỉnh các nước SNG diễn ra ở A-xta-na của Ca-dắc-xtan trung tuần tháng 9-2004. Vừa giải quyết xong vụ khủng bố đẫm máu ở Bê-xlan, Tổng thống Nga V.Pu-tin bay đến A-xta-na trong tâm trạng lo âu.
    Mới 4 năm trước, các nguyên thủ SNG đã ký Hiệp định Thành lập trung tâm chống khủng bố, cam kết phối hợp hành động để diệt trừ tận gốc chủ nghĩa khủng bố ở Nga, các nước cộng hoà tự trị thuộc Nga cũng như tại các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô trước đây. Thế nhưng, làn sóng khủng bố vẫn lan tràn như nấm độc mọc sau cơn mưa. Vậy đâu là chiếc đũa thần chống khủng bố? A-xta-na trở thành tâm điểm của sự quan tâm đặc biệt.
    Từ một không gian kinh tế chung
    SNG ra đời cách đây hơn 10 năm dưới thời cựu Tổng thống Bô-rít En-xin. Nuôi tham vọng xây ngôi nhà SNG thành một lâu đài kinh tế hoành tráng, trong đó Nga đóng vai trò ông chủ lớn nhằm lấp vào khoảng trống địa-chính trị sau khi Liên Xô tan rã.
    Thực tế là trên lãnh thổ các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô có các cơ sở kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cho toàn liên bang Xô-viết, đặc biệt là hệ thống năng lượng thống nhất, các trung tâm công nghiệp khổng lồ về cơ khí chế tạo, hàng không vũ trụ, đóng tàu...
    Trở thành các nhà nước độc lập, các nước cộng hoà vừa thừa vừa thiếu, vậy nên tất yếu phải liên kết trong khoảng một không gian kinh tế chung. Nhưng do lực bất tòng tâm, từ Nga đến U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan cũng như các nước cộng hoà Trung Á bị cuốn vào vòng xoáy các vấn đề xung đột sắc tộc, li khai, hoạt động khủng bố nên việc xây dựng các mối liên kết gặp nhiều khó khăn.
    Chính vì thế, trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng an ninh Nga trước thềm cuộc họp thượng đỉnh SNG ở A-xta-na trong các ngày 15 và 16-9-2004, Tổng thống Pu-tin buộc phải thốt lên: "Ngôi nhà chung của không gian kinh tế thống nhất SNG còn quá mong manh, khó đương đầu với dông bão. Mặc dù chúng ta đã đạt tới một giới hạn nhất định trong sự phát triển của SNG, giờ đây, chúng ta có hai lựa chọn. Hoặc là chúng ta đẩy mạnh sự củng cố về chất của SNG, thành lập một cơ cấu của một liên minh khu vực có hiệu quả và có uy tín trên thế giới. Hoặc là chúng ta phải đối mặt với sự tan rã không tránh khỏi của không gian địa-chính trị này do các nước thành viên đang mất dần sự quan tâm đến việc xây dựng ngôi nhà chung SNG".
    Quan điểm này của ông Pu-tin được các tổng thống U-crai-na, Bê-la-rút, Gru-di-a tán thành. Tuy nhiên, các nước nhỏ của SNG thì tỏ ra dè dặt, vì lo ngại Mát-xcơ-va muốn biến SNG thành một liên minh chính trị-kinh tế do Nga lãnh đạo. Chính tâm trạng này khiến cuộc họp thượng đỉnh SNG ở A-xta-na bị bao trùm bầu không khí ảm đạm. Nhưng vào phút chót hội nghị, đã hé ra tia sáng hy vọng ở cuối đường hầm.
    Một ngôi nhà lớn với ba trụ cột
    SNG là tổ chức quá ư lỏng lẻo, không có sự ràng buộc chặt chẽ về pháp lý và cơ chế hoạt động như liên minh châu Âu hay các tổ chức kinh tế liên khu vực, vì vậy, trong 12 nước thành viên của SNG đã bột phát hình thành các nhóm nước khác nhau theo các mục tiêu nhất định.
    Chẳng hạn, Nga và Bê-la-rút ký hiệp ước liên minh chính trị-kinh tế, hy vọng tiến tới một nhà nước liên bang. Hay các nước Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Nga thành lập Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (ODKB) nhằm hợp tác về quốc phòng, an ninh và chống khủng bố. Rồi thì cộng đồng kinh tế Á-Âu cũng ra đời bao gồm các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô ở hai phía Đông và Tây dãy U-ran.
    Các nước SNG còn liên kết với Trung Quốc để thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải, hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Chính các tổ chức cỡ nhỏ này đã khiến SNG mất dần vai trò là một liên minh xuyên quốc gia thống nhất và có tầm cỡ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của SNG đã tụ họp ở A-xta--na để đưa ra mô hình mới về SNG: một ngôi nhà với ba trụ cột.
    Đó là ý tưởng biến SNG thành một thực thể chính trị-kinh tế có các cơ sở pháp lý và cơ chế ràng buộc lẫn nhau. Ba trụ cột đó là: Hợp tác về chính trị-đối ngoại; Hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hợp tác phối hành động chống khủng bố. Theo mô hình này, SNG sẽ có các tiểu ban để soạn thảo các chương trình hợp tác cụ thể.
    Về chính trị, trước hết là việc Nga và các nước SNG thiết lập đường dây nóng giữa các nguyên thủ nhằm thông báo về tình hình mỗi nước và toàn khối, kịp thời giải quyết các vấn đề chính trị cấp bách, nhạy cảm.
    Điều này càng có ý nghĩa khi các thành viên SNG chịu sức ép chính trị từ hai phía: Mỹ và các nước Tây Âu. Chẳng hạn, Mỹ một mặt hợp tác với các nước SNG trong các diễn đàn chính trị ở châu Âu, mặt khác dùng con bài dân chủ nhân quyền gây sức ép với Nga hoặc dùng con bài viện trợ kinh tế để lôi kéo các nước xa dần vòng ảnh hưởng của Nga.
    Về kinh tế là dành các ưu đãi về liên kết, liên doanh, về xuất nhập khẩu, về tài chính ngân hàng để các nước thành viên SNG phát huy thế mạnh và giảm thiểu các mặt mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế, hậu quả của thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá.
    Vấn đề nóng bỏng nhất là Hợp tác chống khủng bố, đang gây nhức nhối không chỉ với Nga mà với hầu hết các nước SNG. Do đó, Nga đề nghị cơ chế phối hợp hành động trên 3 điểm chủ yếu: Cung cấp thông tin; dẫn độ tội phạm; thực hiện các biện pháp kiên quyết trấn áp bọn khủng bố.
    Từ mô hình SNG trong không gian kinh tế thống nhất đến mô hình một ngôi nhà SNG với ba trụ cột là một bước tiến về đổi mới tư duy của các nhà lãnh đạo SNG. Đó vừa là để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, đồng thời phản ánh xu thế tất yếu trên con đường hợp tác song phương và đa phương của Nga và các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô cũ./.


  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    SNG: Một ngôi nhà, ba trụ cột
    (Kiều Thu-báo Quân đội Nhân dân 8/10/2004)


    Một sự kiện hiếm có vừa diễn ra trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): hội nghị thượng đỉnh các nước SNG diễn ra ở A-xta-na của Ca-dắc-xtan trung tuần tháng 9-2004. Vừa giải quyết xong vụ khủng bố đẫm máu ở Bê-xlan, Tổng thống Nga V.Pu-tin bay đến A-xta-na trong tâm trạng lo âu.
    Mới 4 năm trước, các nguyên thủ SNG đã ký Hiệp định Thành lập trung tâm chống khủng bố, cam kết phối hợp hành động để diệt trừ tận gốc chủ nghĩa khủng bố ở Nga, các nước cộng hoà tự trị thuộc Nga cũng như tại các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô trước đây. Thế nhưng, làn sóng khủng bố vẫn lan tràn như nấm độc mọc sau cơn mưa. Vậy đâu là chiếc đũa thần chống khủng bố? A-xta-na trở thành tâm điểm của sự quan tâm đặc biệt.
    Từ một không gian kinh tế chung
    SNG ra đời cách đây hơn 10 năm dưới thời cựu Tổng thống Bô-rít En-xin. Nuôi tham vọng xây ngôi nhà SNG thành một lâu đài kinh tế hoành tráng, trong đó Nga đóng vai trò ông chủ lớn nhằm lấp vào khoảng trống địa-chính trị sau khi Liên Xô tan rã.
    Thực tế là trên lãnh thổ các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô có các cơ sở kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cho toàn liên bang Xô-viết, đặc biệt là hệ thống năng lượng thống nhất, các trung tâm công nghiệp khổng lồ về cơ khí chế tạo, hàng không vũ trụ, đóng tàu...
    Trở thành các nhà nước độc lập, các nước cộng hoà vừa thừa vừa thiếu, vậy nên tất yếu phải liên kết trong khoảng một không gian kinh tế chung. Nhưng do lực bất tòng tâm, từ Nga đến U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan cũng như các nước cộng hoà Trung Á bị cuốn vào vòng xoáy các vấn đề xung đột sắc tộc, li khai, hoạt động khủng bố nên việc xây dựng các mối liên kết gặp nhiều khó khăn.
    Chính vì thế, trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng an ninh Nga trước thềm cuộc họp thượng đỉnh SNG ở A-xta-na trong các ngày 15 và 16-9-2004, Tổng thống Pu-tin buộc phải thốt lên: "Ngôi nhà chung của không gian kinh tế thống nhất SNG còn quá mong manh, khó đương đầu với dông bão. Mặc dù chúng ta đã đạt tới một giới hạn nhất định trong sự phát triển của SNG, giờ đây, chúng ta có hai lựa chọn. Hoặc là chúng ta đẩy mạnh sự củng cố về chất của SNG, thành lập một cơ cấu của một liên minh khu vực có hiệu quả và có uy tín trên thế giới. Hoặc là chúng ta phải đối mặt với sự tan rã không tránh khỏi của không gian địa-chính trị này do các nước thành viên đang mất dần sự quan tâm đến việc xây dựng ngôi nhà chung SNG".
    Quan điểm này của ông Pu-tin được các tổng thống U-crai-na, Bê-la-rút, Gru-di-a tán thành. Tuy nhiên, các nước nhỏ của SNG thì tỏ ra dè dặt, vì lo ngại Mát-xcơ-va muốn biến SNG thành một liên minh chính trị-kinh tế do Nga lãnh đạo. Chính tâm trạng này khiến cuộc họp thượng đỉnh SNG ở A-xta-na bị bao trùm bầu không khí ảm đạm. Nhưng vào phút chót hội nghị, đã hé ra tia sáng hy vọng ở cuối đường hầm.
    Một ngôi nhà lớn với ba trụ cột
    SNG là tổ chức quá ư lỏng lẻo, không có sự ràng buộc chặt chẽ về pháp lý và cơ chế hoạt động như liên minh châu Âu hay các tổ chức kinh tế liên khu vực, vì vậy, trong 12 nước thành viên của SNG đã bột phát hình thành các nhóm nước khác nhau theo các mục tiêu nhất định.
    Chẳng hạn, Nga và Bê-la-rút ký hiệp ước liên minh chính trị-kinh tế, hy vọng tiến tới một nhà nước liên bang. Hay các nước Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Nga thành lập Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (ODKB) nhằm hợp tác về quốc phòng, an ninh và chống khủng bố. Rồi thì cộng đồng kinh tế Á-Âu cũng ra đời bao gồm các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô ở hai phía Đông và Tây dãy U-ran.
    Các nước SNG còn liên kết với Trung Quốc để thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải, hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Chính các tổ chức cỡ nhỏ này đã khiến SNG mất dần vai trò là một liên minh xuyên quốc gia thống nhất và có tầm cỡ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của SNG đã tụ họp ở A-xta--na để đưa ra mô hình mới về SNG: một ngôi nhà với ba trụ cột.
    Đó là ý tưởng biến SNG thành một thực thể chính trị-kinh tế có các cơ sở pháp lý và cơ chế ràng buộc lẫn nhau. Ba trụ cột đó là: Hợp tác về chính trị-đối ngoại; Hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hợp tác phối hành động chống khủng bố. Theo mô hình này, SNG sẽ có các tiểu ban để soạn thảo các chương trình hợp tác cụ thể.
    Về chính trị, trước hết là việc Nga và các nước SNG thiết lập đường dây nóng giữa các nguyên thủ nhằm thông báo về tình hình mỗi nước và toàn khối, kịp thời giải quyết các vấn đề chính trị cấp bách, nhạy cảm.
    Điều này càng có ý nghĩa khi các thành viên SNG chịu sức ép chính trị từ hai phía: Mỹ và các nước Tây Âu. Chẳng hạn, Mỹ một mặt hợp tác với các nước SNG trong các diễn đàn chính trị ở châu Âu, mặt khác dùng con bài dân chủ nhân quyền gây sức ép với Nga hoặc dùng con bài viện trợ kinh tế để lôi kéo các nước xa dần vòng ảnh hưởng của Nga.
    Về kinh tế là dành các ưu đãi về liên kết, liên doanh, về xuất nhập khẩu, về tài chính ngân hàng để các nước thành viên SNG phát huy thế mạnh và giảm thiểu các mặt mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế, hậu quả của thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá.
    Vấn đề nóng bỏng nhất là Hợp tác chống khủng bố, đang gây nhức nhối không chỉ với Nga mà với hầu hết các nước SNG. Do đó, Nga đề nghị cơ chế phối hợp hành động trên 3 điểm chủ yếu: Cung cấp thông tin; dẫn độ tội phạm; thực hiện các biện pháp kiên quyết trấn áp bọn khủng bố.
    Từ mô hình SNG trong không gian kinh tế thống nhất đến mô hình một ngôi nhà SNG với ba trụ cột là một bước tiến về đổi mới tư duy của các nhà lãnh đạo SNG. Đó vừa là để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, đồng thời phản ánh xu thế tất yếu trên con đường hợp tác song phương và đa phương của Nga và các nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô cũ./.


  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga cân nhắc việc xây dựng ống dẫn dầu
    14/10/2004

    Mátxcơva (TTXVN) - Ba ngày trước khi đến thăm Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mátxcơva sẽ lưu ý đến nhu cầu của các đối tác nước ngoài khi xây dựng các đường ống năng lượng ở khu vực Viễn Đông của nước này nhưng sẽ dựa trên cơ sở các lợi ích quốc gia của Nga.
    Bình luận trên không đủ đảm bảo cho Trung Quốc có được một dự án mà nước này đang tìm kiếm trị giá khoảng 2,5 tỷ USD (thiết lập một đường ống dẫn dầu từ Xibêri, Nga, tới thành phố Đại Khánh, Trung Quốc).
    Ông Putin nói: "Để đạt được mục tiêu phát triển tại khu vực Viễn Đông, Nga phải tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở đó. Đây là lý do tại sao quyết định cuối cùng phải dựa trên những cân nhắc này, nhưng chúng tôi cũng sẽ lưu ý đến lợi ích của các đối tác"./.

    Nga: Thủ tướng Đaghextan từ chức
    13/10/2004

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 13/10, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Đaghextan (thuộc Nga) chấp nhận đơn xin từ chức của Thủ tướng Khítri Sikhơxaiđốp.
    Chính phủ của ông Sikhơxaiđốp cũng sẽ từ chức nhưng các thành viên nội các sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi Đaghextan thành lập được chính phủ mới thay thế.
    Ông Sikhơxaiđốp đã đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đaghextan từ năm 1997. Mặc dù lý do từ chức không được công bố, song ông khẳng định ông không phải chịu bất kỳ sức ép nào trong quyết định này.
    Đaghextan là nước cộng hòa ở miền Nam, giáp với Cộng hòa Tresnia (cũng thuộc Nga). Tại đây, thường xuyên xảy ra các vụ bạo loạn, gồm đánh bom khủng bố và đọ súng mà thủ phạm tình nghi số một là các nhóm Hồi giáo có vũ trang, mục tiêu của họ thường là các sĩ quan cảnh sát và nhân viên an ninh.
    Tổng thống Putin: Nga và Trung Quốc là đối tác chiến lược của nhau
    13/10/2004

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 13/10, trả lời phỏng vấn của phóng viên Trung Quốc trước chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, hai nước là đối tác chiến lược của nhau.
    Ông Putin cho biết, giữa Nga và Trung Quốc hiện không còn tồn tại bất đồng. Hai bên sẵn sàng thảo luận các vấn đề biên giới cũng như hợp tác khu vực trên cơ sở có tính tới lợi ích quốc gia của cả hai bên.
    Tổng thống Putin khẳng định Nga hết sức coi trọng quan hệ hợp tác song phương với cường quốc ở châu Á này. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong mọi lĩnh vực luôn là hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga.
    Đề cập mức độ hợp tác kinh tế hiện nay giữa hai nước, Tổng thống Putin cho biết, trong thời gian tới, Nga và Trung Quốc cần tăng tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa lên 20 tỷ USD/năm và đặt mục tiêu đạt 60 tỷ USD trong những năm tiếp theo. Theo ông, hai bên có tiềm năng to lớn để mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
    Tổng thống cho rằng, Nga luôn tính tới lợi ích của các đối tác nước ngoài, gồm cả Trung Quốc, khi quyết định thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế vùng lãnh thổ phía Đông và Viễn Đông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh những dự án luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia của Nga.
    Tổng thống Putin khẳng định Trung Quốc sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống dẫn dầu trên của Nga nhờ lợi thế địa lý.
    Về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Tổng thống Putin khẳng định các nước cần từ bỏ chính sách ''''hai mặt'''' trong lĩnh vực này. Theo ông, để đương đầu hiệu quả với mối hiểm họa chung này, cộng đồng quốc tế cần liên kết các nỗ lực và đồng lòng nhất trí.
    Ông nhấn mạnh mọi cơ cấu chính trị, mọi cơ quan an ninh và sức mạnh của các nước cần ý thức được rằng thời kỳ ''''chiến tranh lạnh'''' đã kết thúc, trật tự thế giới hai cực không còn tồn tại. Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới đòi hỏi các quốc gia cần tăng cường hợp tác và phối hợp hành động.
    Theo dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc bắt đầu từ ngày 14/10, Tổng thống Putin sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai bên sẽ ký kết một loạt văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân đạo và mở rộng hợp tác./.


  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga cân nhắc việc xây dựng ống dẫn dầu
    14/10/2004

    Mátxcơva (TTXVN) - Ba ngày trước khi đến thăm Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mátxcơva sẽ lưu ý đến nhu cầu của các đối tác nước ngoài khi xây dựng các đường ống năng lượng ở khu vực Viễn Đông của nước này nhưng sẽ dựa trên cơ sở các lợi ích quốc gia của Nga.
    Bình luận trên không đủ đảm bảo cho Trung Quốc có được một dự án mà nước này đang tìm kiếm trị giá khoảng 2,5 tỷ USD (thiết lập một đường ống dẫn dầu từ Xibêri, Nga, tới thành phố Đại Khánh, Trung Quốc).
    Ông Putin nói: "Để đạt được mục tiêu phát triển tại khu vực Viễn Đông, Nga phải tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở đó. Đây là lý do tại sao quyết định cuối cùng phải dựa trên những cân nhắc này, nhưng chúng tôi cũng sẽ lưu ý đến lợi ích của các đối tác"./.

    Nga: Thủ tướng Đaghextan từ chức
    13/10/2004

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 13/10, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Đaghextan (thuộc Nga) chấp nhận đơn xin từ chức của Thủ tướng Khítri Sikhơxaiđốp.
    Chính phủ của ông Sikhơxaiđốp cũng sẽ từ chức nhưng các thành viên nội các sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi Đaghextan thành lập được chính phủ mới thay thế.
    Ông Sikhơxaiđốp đã đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đaghextan từ năm 1997. Mặc dù lý do từ chức không được công bố, song ông khẳng định ông không phải chịu bất kỳ sức ép nào trong quyết định này.
    Đaghextan là nước cộng hòa ở miền Nam, giáp với Cộng hòa Tresnia (cũng thuộc Nga). Tại đây, thường xuyên xảy ra các vụ bạo loạn, gồm đánh bom khủng bố và đọ súng mà thủ phạm tình nghi số một là các nhóm Hồi giáo có vũ trang, mục tiêu của họ thường là các sĩ quan cảnh sát và nhân viên an ninh.
    Tổng thống Putin: Nga và Trung Quốc là đối tác chiến lược của nhau
    13/10/2004

    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 13/10, trả lời phỏng vấn của phóng viên Trung Quốc trước chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, hai nước là đối tác chiến lược của nhau.
    Ông Putin cho biết, giữa Nga và Trung Quốc hiện không còn tồn tại bất đồng. Hai bên sẵn sàng thảo luận các vấn đề biên giới cũng như hợp tác khu vực trên cơ sở có tính tới lợi ích quốc gia của cả hai bên.
    Tổng thống Putin khẳng định Nga hết sức coi trọng quan hệ hợp tác song phương với cường quốc ở châu Á này. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong mọi lĩnh vực luôn là hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga.
    Đề cập mức độ hợp tác kinh tế hiện nay giữa hai nước, Tổng thống Putin cho biết, trong thời gian tới, Nga và Trung Quốc cần tăng tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa lên 20 tỷ USD/năm và đặt mục tiêu đạt 60 tỷ USD trong những năm tiếp theo. Theo ông, hai bên có tiềm năng to lớn để mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
    Tổng thống cho rằng, Nga luôn tính tới lợi ích của các đối tác nước ngoài, gồm cả Trung Quốc, khi quyết định thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế vùng lãnh thổ phía Đông và Viễn Đông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh những dự án luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia của Nga.
    Tổng thống Putin khẳng định Trung Quốc sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống dẫn dầu trên của Nga nhờ lợi thế địa lý.
    Về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Tổng thống Putin khẳng định các nước cần từ bỏ chính sách ''''hai mặt'''' trong lĩnh vực này. Theo ông, để đương đầu hiệu quả với mối hiểm họa chung này, cộng đồng quốc tế cần liên kết các nỗ lực và đồng lòng nhất trí.
    Ông nhấn mạnh mọi cơ cấu chính trị, mọi cơ quan an ninh và sức mạnh của các nước cần ý thức được rằng thời kỳ ''''chiến tranh lạnh'''' đã kết thúc, trật tự thế giới hai cực không còn tồn tại. Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới đòi hỏi các quốc gia cần tăng cường hợp tác và phối hợp hành động.
    Theo dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc bắt đầu từ ngày 14/10, Tổng thống Putin sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai bên sẽ ký kết một loạt văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân đạo và mở rộng hợp tác./.


  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Những đột phá trong quan hệ Nga - Trung
    Elena Zubtsova
    Chuyến thăm nhà nước của Tổng thống Nga V. Putin đến Trung Quốc (14 - 16.10) nói theo ngôn ngữ ngoại giao là "cắm một cột mốc mới" trong quan hệ Nga - Trung. Điều đó cũng trùng hợp với đánh giá của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: "Chuyến thăm này có thể gọi là cuộc thượng đỉnh của những quyết định mang tính đột phá".
    WTO và đường ống dẫn dầu
    Công bằng mà nói thì vẫn còn một số vấn đề trong quan hệ Nga - Trung chưa tìm được câu trả lời rõ ràng. Chẳng hạn như Nga vẫn chưa đưa ra lộ trình của đường ống dẫn dầu Đông Siberia từ Angarsk. Một số nhà phân tích cho rằng nhánh rẽ vào Daqing (Trung Quốc) chỉ là mục tiêu số hai, Nakhodka mới là ưu tiên hàng đầu của Nga. Tuy nhiên, tới tháng 12 này quyết định chính thức sẽ phải được công bố, do vậy về mặt lý thuyết Trung Quốc vẫn có thời gian tác động để thay đổi tình thế theo hướng có lợi cho mình.
    Toàn bộ bài trên báo Lao Động ở đây
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Những đột phá trong quan hệ Nga - Trung
    Elena Zubtsova
    Chuyến thăm nhà nước của Tổng thống Nga V. Putin đến Trung Quốc (14 - 16.10) nói theo ngôn ngữ ngoại giao là "cắm một cột mốc mới" trong quan hệ Nga - Trung. Điều đó cũng trùng hợp với đánh giá của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: "Chuyến thăm này có thể gọi là cuộc thượng đỉnh của những quyết định mang tính đột phá".
    WTO và đường ống dẫn dầu
    Công bằng mà nói thì vẫn còn một số vấn đề trong quan hệ Nga - Trung chưa tìm được câu trả lời rõ ràng. Chẳng hạn như Nga vẫn chưa đưa ra lộ trình của đường ống dẫn dầu Đông Siberia từ Angarsk. Một số nhà phân tích cho rằng nhánh rẽ vào Daqing (Trung Quốc) chỉ là mục tiêu số hai, Nakhodka mới là ưu tiên hàng đầu của Nga. Tuy nhiên, tới tháng 12 này quyết định chính thức sẽ phải được công bố, do vậy về mặt lý thuyết Trung Quốc vẫn có thời gian tác động để thay đổi tình thế theo hướng có lợi cho mình.
    Toàn bộ bài trên báo Lao Động ở đây
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga đã cứu nghị định thư Kyoto

    Hằng năm thải ra 17% lượng khí thải toàn cầu, Nga là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới trong lĩnh vực này, nhưng cũng chỉ bằng nửa lượng khí thải hằng năm của Mỹ.
    Với số phiếu áp đảo 334/417, Đu-ma quốc gia Nga đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nghị định này sẽ có hiệu lực 90 ngày kể từ khi Crem-lin thông báo với LHQ.
    Tuy nhiên, nghị định thư sẽ phải được thượng viện và Tổng thống Pu-tin phê chuẩn trước khi trình lên LHQ - điều được hy vọng sẽ sớm diễn ra vì trước đó chính phủ Nga đã thông qua nghị định thư và được Tổng thống Pu-tin bật đèn xanh.
    Sau khi mọi thủ tục cần thiết được tiến hành ở Mát-xcơ-va, Nga sẽ là nước thứ 55 phê chuẩn nghị định thư Kyoto và lượng khí thải của 55 nước thành viên này thải ra tương đương 55% lượng khí thải của năm 1990.
    Đây là bước tiến quan trọng để Nghị định thư có thể sớm trở thành một hiệp ước quốc tế. Theo nghị định thư này, Nga sẽ có 8 năm để giảm 5,2% lượng phát thải của năm 1990.
    Với việc Nga cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nghị định Kyoto được củng cố đáng kể. Sau khi Đu-ma quốc gia Nga phê chuẩn nghị định thư Kyoto, báo chí Mê-hi-cô đã bình luận rằng, Nga đã cứu sống Nghị định thư Kyoto thông qua một quyết định lịch sử, được cộng đồng thế giới mong đợi. Nhật báo ?oReforma? của chính phủ Mê-hi-cô viết: "Ai cũng biết Crem-li tìm cách cải thiện quan hệ với EU để sớm gia nhập WTO nhưng rõ ràng việc phê chuẩn Kyoto của Nga, quốc gia sản sinh 17% lượng khí độc gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, thể hiện nỗ lực lớn trong cuộc chiến bảo vệ môi trường và trái đất".
    Đồng thời, tờ báo này cũng đã lên án Mỹ, nước thải ra 36% khí thải toàn cầu, lẩn tránh trách nhiệm, không chịu hy sinh những lợi ích kinh tế trước mắt mà tiếp tục quay lưng lại Nghị định thư Kyoto.
    Nghị định thư Kyoto ra đời năm 1997 theo sáng kiến của Nhật Bản. Nga là một trong những nước không muốn ký ngay vì muốn dùng nó làm con bài để mặc cả trong các cuộc đàm phán với các nước để gia nhập WTO.
    Nghị định thư Kyoto cho phép các nước giành quota về lượng khí thải bằng cách đầu tư vào dự án tại các nước phát triển như Nga. Các nước cũng có quyền bán quota cho các nước đã có lượng khí thải quá mức được phép. Thêm vào đó, nghị định cũng cấp thêm quota cho những nước có rừng làm giảm khí các-bon đi-ô-xít.
    Năm 2001, các nhà thương thuyết đã nhất trí sẽ phạt những nước trong nghị định không đạt được mục tiêu đề ra, bằng cách tước quyền mua và bán quota. Việc xử lý các vi phạm được tiến hành bởi một ủy ban, mà thành viên là đại diện các chính phủ tham gia nghị định thư.
    Mới chỉ cách đây nửa năm, do cả Nga và Mỹ - hai nước thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất ?" cũng như một loạt nước khác vẫn lạnh lùng với nghị định thư Kyoto, đã có những ý kiến cho rằng nghị định này coi như đã chết và nên bỏ nó vào sọt rác. Nay tình hình đã đổi khác, cho dù Mỹ vẫn kiên quyết từ chối ký kết nhưng việc Nga tham gia đã được Quỹ Các-bon, một tổ chức theo dõi khí gây hiệu ứng nhà kính, đánh giá là một bước ngoặt quan trọng trong vấn đề này vì từ đây mới có thể thực thi các biện pháp và chỉ tiêu để kiểm soát tình trạng đang nóng lên của Trái đất.
    Nghiên cứu của LHQ cảnh báo Trái đất sẽ nóng lên từ 1,4 đến 5,8 độ C vào năm 2100 kéo theo những biến đổi thời tiết khôn lường như triều cường, lũ lụt và hạn hán gây mất mùa, bệnh dịch.
    Nghị định thư Kyoto sẽ sớm bắt đầu có hiệu lực và từ năm tới sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về chỉ tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Nghị định thư Kyoto sẽ trở thành một hiệp ước quốc tế quan trọng sau khoảng hơn 3 tháng nữa. Đến năm 2012, những nước thành viên sẽ phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo chỉ tiêu đã cam kết. Nước nào không hoàn thành chỉ tiêu có thể sẽ bị phạt hoặc chỉ tiêu tương lai sẽ tăng lên.
    Tổng thống Mỹ Bush vẫn tuyên bố đứng ngoài nghị định thư Kyoto trong chính sách đơn phương vốn được chính quyền của ông tiến hành trong những năm qua và bị dư luận lên án gay gắt.
    (QDND)

Chia sẻ trang này