1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Tin văn học VN

    Mình xin phép được làm chân chạy tin cho box mình .

    Tin Văn Học VN

    Mở đầu bằng tin :
    Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ thích... mèo




    Tốt nghiệp khoa văn trường đại học Tổng hợp. Ðã xuất bản 5 tập truyện ngắn và nhiều kịch bản phim trong đó có phim Của để dành. Hiện đang viết kịch bản phim Ngoại tình. Chị đang cùng đoàn làm phim dựng phim Khi đàn chim trở về. Chị tâm sự:



    "Tôi là người thích hơi nhiều, và có tiền là mua sắm cho đã. Tôi thích mua tranh, đồ gốm cổ, đĩa CD nghe nhạc. Khi mua tranh, không nhất thiết phải chọn tranh chất liệu sơn mài, lụa, hay sơn dầu, mà tranh cứ đẹp là tôi dành tiền mua bằng được. Tôi mua sách hay mua đĩa nghe nhạc - không kể đĩa cổ điển hay hiện đại, và cũng rất mê mua vải may quần áo. Tôi hay chọn vải một màu, không ưa vải hoa và lắm màu sắc. Nói chung, tôi là người thích đủ thứ.



    Sau khi trình làng các tập truyện ngắn và viết kịch bản phim khá nổi đình nổi đám, tò mò một chút xin hỏi tiền nhuận bút có đủ mua tranh không?



    Không, nhuận bút chỉ đủ mua sách biếu mặc dù cuốn Nào ta cùng lãng quên phát hành nhiều nghìn bản, bán chạy nhất trong tháng 7 vừa qua.



    Chị có kén chọn khi mua sách?



    Chọn chứ. Phải nhờ các biên tập viên ở các nhà xuất bản mách cho sách hay nhưng cũng có cuốn đọc xong, chán. Một trong những thứ tôi thích nhất là mua sách hay, tranh đẹp. Các đĩa nhạc hay tôi tìm mua bằng được. Vì thích nghe nhạc nên hồi đi du lịch ở Mỹ tôi đã vác về bằng được cái thùng loa to đùng để nghe.



    Thời gian dành cho việc mua sắm sưu tập tranh, sách, đĩa CD, đồ gốm... như vừa kể, nghe nói chị còn dành khá nhiều thời gian để chăm sóc cho một ?~thú vui? khác cũng khá đặc biệt?



    Vâng, đó là mèo. Sau giờ làm việc, về chơi với hai con trai, dạy cháu học, khi chúng ngủ, tôi còn chơi với... mèo, chán mới viết. Nhà tôi lúc cao điểm có tới 16 con mèo. Mèo đẻ ra bao nhiêu tôi nuôi tất, không bán cũng không cho. Ai bảo tôi tuổi ngọ xung với mèo thì sai bét. Tôi mê mèo là đằng khác. Tôi cũng thường hay đi chợ quê để mua thêm mèo.



    Bấy nhiêu cái thích gom vào cho một người, thế là hơi nhiều phải không? Nhưng tôi lại có một đặc điểm khác là tôi không thích đi mua sắm ở siêu thị, không hiểu vì sao, đến giờ cũng không lý giải được.



    Lộc Vừng

    Theo Báo SGTT
  2. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Lý luận, phê bình văn học: "Con ngựa đang thiếu roi quất"
    Nhà phê bình Ngô Thảo tại diễn đàn hội nghị.
    Lần đầu tiên sau hơn 50 năm, kể từ sau cuộc tranh luận Việt Bắc năm 1949, giới lý luận, phê bình văn học (LL, PBVH) nước ta mới lại có được một "mảnh chiếu" đủ rộng ở quy mô toàn quốc để "đấu khẩu" chuyện nghề. Mặt trận LL, PBVH vốn đã phức tạp, lại càng dễ bị dồn nén sau già nửa thế kỷ và co lại trong một cuộc hội nghị chỉ diễn ra trong 2 ngày (14,15.8) tại Tam Đảo.


    Vậy mà mất đứt một ngày đầu, không khí lại không "nóng" như mong đợi, dù đã có 20 bản tham luận được đọc. Nỗi thất vọng - nói như cây bút Nguyễn Thanh Sơn: "Hiện trạng LL, PB ở ta có lẽ phần nào được bộc lộ khá rõ ở hội nghị này: Nói rất nhiều nhưng có quá ít dấu ấn, ít giọng điệu riêng được đọng lại" và: "Dân phê bình nước ta: Viết thì giống nói mà nói thì lại giống viết!". Trong khi đó, "đoàn kết" lại được BTC hội nghị xem là tiêu chí cần hướng tới. Còn dân tình lại cho rằng: "Đã gọi là LL, PB thì phải "mất đoàn kết", phải "hục hặc" một chút mới thích!".
    Sự "hục hặc" như mong muốn chỉ thực sự diễn ra vào buổi sáng cuối cùng của hội nghị khi mà BTC, thay vì cho đọc tham luận "chay", đã chuyển sang "cơ chế" cho đại biểu được quyền "nói vo", thậm chí, "cướp diễn đàn". Một hội nghị suýt gây thất vọng đã được "cứu" chỉ trong một buổi sáng cuối cùng ấy, một lần nữa lại chứng minh: "Sự thật mất lòng" - đúng - nhưng dù sao cũng còn là điều dễ chịu hơn".
    LL, PBVH - như vẫn được ví: "Là chiếc roi quất cho con ngựa văn học ***g lên" thì rốt cuộc chính nó lại đang dần trở thành một "con ngựa không có roi quất". Từ hội nghị, nhà nghiên cứu văn học VN Phạm Xuân Nguyên nêu ra 3 cái sợ - có lẽ không chỉ của riêng anh - trước thực trạng đáng buồn này: "Sợ 1: Chúng ta nói "lý luận" nhiều quá, mà hoặc là lý luận cũ, hoặc là lý luận vô lý luận. Sợ 2: Chúng ta "phê bình" nhiều quá, mà hoặc là phê bình dưới góc độ chính trị và đạo đức, chứ ít khi dưới góc độ học thuật. Sợ 3: LL, PB là một sân chơi thiếu luật và không công bằng, bởi lẽ: Chúng ta luôn được hô hào viết, hô hào đổi mới nhưng... sẽ đăng ở đâu?". ít đất, hoặc ngại đăng các bài LL, PBVH rõ ràng là thái độ khá phổ biến của các tờ báo có độc giả rộng hiện nay, khiến các nhà LL, PB hăng bút lắm lúc đã phải "chạy... đăng từng bữa toát mồ hôi".
    Không chỉ là vấn đề "chất" và "lượng", cũng không chỉ vấn đề "đầu ra", là "đất" cho LL, PB. được coi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong làng phê bình nước ta vì nó quyết định đến tất cả các vấn đề trên chính là: Đạo đức phê bình và văn hoá phê bình. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: Hiện nay, cái gọi là LLPB của ta đang chủ yếu dùng cách "lấy tay đánh vào mặt nhau", nhà phê bình Chu Xuân Sơn gọi đó là bệnh "suy lương tâm" ở một số người cầm bút quen thói "bé xé ra to, lành bành ra dữ, với những thủ thuật ngày một tinh vi như: Lập "hiện trường giả", đánh tráo khái niệm, xiên xẹo, la lối, tạo ra những giá trị rởm trong phê bình và gây nhiễu cho đời sống văn học".
    Trong cố gắng dù muộn của Hội Nhà văn, hội nghị nói trên ít nhiều cũng đã xác định được một số vấn đề bất cập hiện nay của LLPB. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn và cần được tổ chức thường xuyên hơn những hội thảo, hội nghị có tính tranh luận cao hơn, bàn về những vấn đề chuyên sâu, cụ thể, nóng bỏng và thiết thực hơn.
    Thuỷ Lê lược thuật
    Báo Lao Động
    Được hoanghoatientuu sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 25/08/2003
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Nhà phê bình Nguyễn Hoà sau khi kể lại đối thoại trực tiếp của ông và GS Hoàng Trinh về cuốn sách Văn Luận của Tiến sĩ Đoàn Hương mà ông đã "cãi" lại lời tựa của GS đã đánh giá khá cao mặc dù nó khá hổng hểnh và nhiều sai lạc. " Tại quán cafe, gần nhà giáo sư Hoàng Trinh, GS công nhận với tôi lời tán dương quá đáng của mình rồi ông bảo rằng nên chiếu cố " vì dù sao Hương nó cũng là phụ nữ".
    Ô hay, tôi tranh luận về khoa học chứ có về giới tính đâu?" ( GS HTrinh ngồi nghe nhưng ko cải chính gì). Rồi Nguyễn Hoà kết luận bài nói của mình: Chúng ta ngồi đây bàn về giải pháp cho lý luận phê bình tiến lên, nhưng chừng nào báo của hội còn dành in cho những bài của GS Trần Thanh Đạm, của bố con ông Tiến sĩ Đỗ Văn Khang, và chừng nào ông Trịnh Đình Khôi còn ngồi ở Hội Đồng lý luận phê bình của Hội thì tôi còn cảm thấy nó lo cho nó"''
    Thật là quyết liệt và thẳng tưng!!!
    VLC ...
  4. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã cùng tham gia !
    Nhà phê bình và phê bình văn học ]
    NGÔ VĨNH BÌNH
    Theo SGGP
    ----------------------
    Các nhà phê bình chuyên nghiệp của chúng ta - chuyên nghiệp được hiểu theo một nghĩa nào đó - với mức độ chuyên nghiệp ít hay nhiều, đang làm việc ở một số viện, nhà trường và báo chí. Hoặc họ viết phê bình nhiều hơn viết các thể loại khác. Hoặc văn phê bình của họ nổi hơn văn họ viết ở những thể loại khác. Trong số này, có người ?otrực chiến?, thường có tiếng nói tức thời trước những gì vừa xảy ra, hay hoặc dở, trong đời sống văn học; có người theo dõi tình hình thường xuyên, phát hiện và đặt vấn đề từ tất cả những gì nảy sinh trong đời sống văn học một cách có hệ thống.
    Nhưng có điều dễ nhận thấy là, nếu ta có thể tìm được một người chỉ làm thơ, có thể tìm được một người chỉ viết truyện ngắn, có thể tìm được một người chỉ viết tiểu thuyết v.v... thì không bao giờ ta tìm được một người chỉ viết phê bình. Vì sao vậy? Một phần vì phê bình ?odễ tính? đến mức ai cũng làm quen được, nhưng lại ?okhó tính? đến mức hiếm chọn ra người chỉ gắn bó suốt đời với một mình nó. Phần khác, xin nói thẳng: phê bình là một cái nghề bạc bẽo. Đã nhiều người nói rồi. Nhuận bút thấp, in tác phẩm khó, được đầu tư ít (nếu có dịp được đầu tư), lại luôn đối diện với những va chạm, xung khắc, đến mức có nhà văn - chứ không phải nhà phê bình - đã nửa đùa nửa thật mà yêu cầu: ngoài nhuận bút ra, phải có thêm một khoản gọi là ?odũng cảm phí? dành cho các nhà phê bình! Vì vậy, nếu không thực sự có năng khiếu, không thực sự có một niềm say mê khác thường với cái nghề này, thì người ta không thể làm một nhà phê bình được. Nhìn chung, nhiều nhà phê bình chỉ hăng hái, xông xáo làm phê bình vài ba năm, dăm bảy năm, rồi... nản chí, chuyển sang dành nhiều thì giờ để làm các việc khác như nghiên cứu, khảo luận, biên soạn... dính dáng rất ít đến phê bình, hay là làm những việc cũng trong lĩnh vực văn học thôi nhưng hầu như không dính dáng gì đến phê bình nữa!
    Khảo sát về ?olực lượng? viết phê bình văn học như trên là để có một cái nhìn toàn cảnh về ?ochủ thể? của bộ môn này, và để thấy phê bình cần có (và đã có) một sức mạnh tổng hợp. Có thể so sánh, với đôi chút khập khiễng, thành phần của lực lượng này với lực lượng vũ trang của chúng ta. Lực lượng phê bình có công chúng người đọc, có nhà văn và có nhà phê bình, cũng như lực lượng vũ trang có dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Giữ vai trò quan trọng nhất là bộ đội chủ lực nhưng không thể coi nhẹ dân quân tự vệ và bộ đội địa phương!
    Từ cách nhìn, cách nghĩ như vậy, có thể nêu ra ít nhất mấy ?okiến nghị? sau đây:
    1. Phê bình là một hoạt động đã được xã hội hóa. Không nên cho rằng một người ngoài nghề phê bình viết phê bình là ?ochơi nhầm sân?. Cái sân phê bình - nếu có thể gọi như vậy - ai cũng có thể đến; còn ở lại đấy được hay không lại là chuyện khác. Hình như Trang bạn đọc của báo Văn nghệ xuất hiện mấy năm gần đây là có dụng ý khẳng định tính xã hội hóa của phê bình nói chung và phê bình văn học nói riêng vậy.
    2. Phải coi trọng tính đặc thù của phê bình và quan tâm đến người viết phê bình hơn nữa. Chẳng hạn, theo chúng tôi, thành phần các hội đồng của Hội Nhà văn như Hội đồng văn xuôi, Hội đồng thơ... và thành phần Ban giám khảo các giải thưởng, các cuộc thi văn xuôi, thi thơ... nên có các nhà phê bình.
    3. Trách nhiệm của phê bình với một nền văn học, dĩ nhiên trước hết thuộc về các nhà phê bình, nhưng không nên quên: đó còn là một phần trách nhiệm của công chúng, của nhà văn và của các nhà quản lý nữa.
  5. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0

    Nghe một bà má Long An kể chuyện.
    -------------------------------------------------
    Nhà văn Trầm Hương: Dòng sông trôi và phù sa đọng lại
    LƯU XÁ



    Nhà văn Trầm Hương, tên thật là Bùi Thị Thủy, sinh năm 1963 tại Bình Đại, Bến Tre. Có khiếu và mê văn chương từ nhỏ. Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp Đại học Cần Thơ, cử nhân báo chí, cử nhân sân khấu điện ảnh. Làm phóng viên Đài Phát thanh ?" Truyền hình Vũng Tàu ?" Côn Đảo. Năm 1990 về làm việc ở Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. Hội viên Hội Nhà văn TPHCM và Hội Nhà văn Việt Nam.
    Chân dung và lời tự bạch
    Đó là một phụ nữ Nam bộ, phụ nữ Việt Nam không lẫn vào đâu được khi ta gặp chị, nói chuyện với chị. Trầm Hương để lại ấn tượng mạnh bằng cuộc sống đời thường, bằng công việc, bằng hàng loạt tác phẩm ngày mỗi ngày cứ nối tiếp ra đời. Nói theo cách văn hóa - chính trị, thì đó là người phụ nữ Nam bộ, phụ nữ Việt Nam không cam chịu, luôn vươn tới, một phụ nữ hành động và hành động với một đam mê tự lựa chọn, dấn thân không mệt mỏi. Trầm Hương có khóe mắt sâu, ánh mắt sáng nhìn thẳng, mạnh bạo, khuôn mặt gợi nhớ câu thơ Hàn Mạc Tử ?olá trúc che ngang mặt chữ điền?. Mê say Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu, nhưng Trầm Hương thích tính cách, phong độ của tác giả hơn là nhân vật. Người ta chọc là Trầm Hương có máu Cụ Đồ, máu ông già Ba Tri!
    Trầm Hương sáng tác bằng bút pháp hiện thực chân thật, thậm chí giản dị, trần trụi tới mức trong suốt của tình thương vị tha chia sẻ và thúc nhắc. Với khối lượng sáng tác từ năm 1990 tới nay, Trầm Hương được bạn đọc cả nước biết đến qua 31 tác phẩm (và 3 tác phẩm sắp hoàn thành) gồm các tập truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết, thơ, kịch bản phim truyện, phim tài liệu, trong đó văn xuôi chiếm hơn một nửa.
    Trầm Hương tự bạch:
    ?" Tôi cũng được một số giải thưởng văn chương. Nhà văn được giải thưởng rất vui, rất hạnh phúc, nhưng tôi vẫn nghĩ phần thưởng lớn nhất của tôi là lòng yêu mến của bạn đọc. Chuyện vui, tôi có truyện ?oThị trấn không đèn? viết về Bến Tre quê tôi thời kham khó sau hòa bình với nhiều cuộc đời có quá nhiều hy sinh, bất hạnh. Sau này khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên, các anh, các chị lãnh đạo tỉnh nhắn rằng: Trầm Hương, quê hương mình hồi này khá rồi, viết thêm mấy chương về ?oThị trấn đã sáng điện?. Khi sáng tác của mình mang lại công bằng, an ủi cho nhiều số phận bị lãng quên, tôi thấy mình hạnh phúc thực sự. Tỷ như chuyện chị Nguyễn Thị Ấm ở Đức Hòa - Long An, trong chiến dịch Mậu Thân 68, đã giấu 3 đứa con nhỏ dưới hầm bí mật và bụng đang mang bầu 3 tháng, lặng lẽ và thông minh đưa được 374 bộ đội vượt cánh đồng bưng thoát hiểm?Tôi mới về thăm nhà chị, nhà chị vẫn nghèo khổ quáù.
    ?" Cái tên Trầm Hương gợi lên điều gì?
    ?" Tôi nghĩ là cái thơm thảo kín đáo dạng bè trầm và cũng có thể là hương thơm của cây trầm. Anh nghĩ sao?
    Chúng tôi nhớ lại những tác phẩm của chị. Vâng, tác phẩm của chị là những bó nhang thơm hương trầm.
    Cánh diều quê bay ngược chiều gió chướng
    Một cô gái như bao cô gái khác của quê hương Bến Tre đồng khởi cắp sách đến trường sau những ngày đất nước hòa bình thống nhất và xây dựng. Nhưng khác họ, dù cảm thông, cô sinh viên nông học Bùi Thị Thủy lao vào ruộng đất, con người như tự nhủ, niềm tự hào lớn lao quá khiến người ta cười vui mà quên bao nhiêu số phận đã làm nên chiến thắng còn quá nhiều mất mát, hy sinh. Cây tràm, cây dừa còn mang thẹo đạn bom, thớ đất ta đứng thẳng còn rập rình mìn kẻ thù gài lại? Dòng sông Hàm Luông chiều về phẳng lặng êm đềm vậy ai biết được con sông thương người được sống hôm nay, mà bao nhiêu con sóng nhỏ dịu dàng vuốt mặt ru hồn bao nhiêu liệt sĩ hy sinh nằm sâu chưa có mộ chí. Phải có một phần kỷ niệm lớn lao sâu sắc về quê hương mình, về đồng bào mình, về thời sinh viên Đại học Cần Thơ, làm báo ở Vũng Tàu, làm việc ở Bảo tàng Phụ Nữ Nam bộ? nhà văn nữ Trầm Hương mới viết được tập truyện ký ?oMẹ? (xuất bản năm 2002, 438 trang), một trong những sáng tác thành công nhất của chị về đề tài truyền thống phụ nữ Việt Nam. Đó là thành quả của quá trình làm việc miệt mài đầy hứng khởi và trách nhiệm công dân, mà bước chân chị đến mọi miền quê Việt Nam tìm lại chân dung của những người mẹ có con hy sinh. Trầm Hương tâm sự:
    ?" Đối với những người được ghi nhận, có tên tuổi, tôi cố gắng dùng văn học để họ sống lại, nhưng còn nhiều lắm gương anh hùng dân gian, như huyền thoại, giai thoại mà có thật tôi còn mắc nợ.
    ?" Rồi Trầm Hương sẽ dùng tiểu thuyết?
    ?" Tôi sẽ viết theo sự mách bảo của trái tim!
    Giọng nói quả quyết thể hiện tính cách bản lãnh một nhà văn nữ.
    Trầm Hương thuở đi học mê văn chương nhưng lại thích thi vào đại học y. Làm kỹ sư nông nghiệp chị lại thích viết văn, viết báo. Là một nghệ sĩ sáng tác, chị lại còn làm việc ở một đơn vị hành chánh công chức. Phụ nữ làm thơ dễ hay, Trầm Hương lại viết văn xuôi. Làm văn chương thời kinh tế thị trường nhưng không mốt, Trầm Hương chọn lựa, mê say và thành công trong đề tài người yêu nước, đặc biệt là người phụ nữ trong quá trình đấu tranh cách mạng.
    ?" Chính vì những khối mâu thuẫn ấy mà người ta gọi Trầm Hương là ?ocánh hoa trôi ngược dòng?, là ?odề lục bình trong chợ hoa cảnh Đà Lạt?, là ?ocánh diều bay ngược chiều gió chướng?, là ?ophù sa của dòng sông trôi?? và là ?olá cờ bay trong trời lộng nắng?.
    ?" Gọi sao cũng vui! Tôi cám ơn mọi người, nhất là cám ơn những người mẹ sống khó khăn, không hạnh phúc mà hy sinh để tạo ra hạnh phúc cho đời, đã sinh ra những người con làm nên lịch sử.
    ?" Các con của Trầm Hương có quấy lắm không?
    ?" Con người không ai hoàn thiện đầy đủ. Rất mừng là các cháu ngoan, học được và nhất là vẽ tranh đẹp và có khiếu ca nhạc nữa.Chúng nó yêu má nó vì má nó rất thành thật với chúng. Tôi dạy con bằng cả những điều chưa hoàn thiện của mình.
    Về tập truyện ký ?oMẹ? của Trầm Hương
    Nhà văn Anh Đức, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam:
    ?" ?o?Tôi nghĩ rằng, những người Mỹ nên kiếm cuốn sách này mà coi.Coi để biết cuộc chiến tranh xâm lược mà nước Mỹ gây ra ở Việt Nam đã làm đau đớn, thương tổn đến người phụ nữ, người mẹ Việt Nam như thế nào.Và nước Mỹ sẽ thấy xuyên suốt cuốn sách này, điều gì đã khiến nước Mỹ thua trận?.
    Nhà văn Trần Kim Trắc:
    ?" ??oCuốn truyện ký ?oMẹ? của nhà văn Trầm Hương có giá trị kép: vừa là tư liệu lịch sử vừa là tác phẩm văn học. Cuốn sách thật hấp dẫn, sâu sắc. Chứng nhân lịch sử vẫn còn đây, chúng ta phải có trách nhiệm, khẩn trương ghi lại để giữ lấy hiện thực hào hùng oanh liệt mà vô cùng khốc liệt. Đầy chất anh hùng ca và bi tráng ca cách mạng?.
    Nhà thơ Nguyễn Duy:
    ?" ??oTrầm Hương là một cây bút nữ rất đặc biệt. Thứ nhất chị là nữ. Thứ hai, một mình gánh vác công việc vừa làm lụng nuôi con, vừa sáng tác. Chị là người viết khỏe, viết hay, viết tốt. Các tác phẩm của chị giàu tính nhân văn, giàu tình cảm - nhất là những trang viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ?.
    Được hoanghoatientuu sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 26/08/2003
  6. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Lê Lựu: Xài lại... Giang Minh Sài (*)
    Thuỷ Lê
    Sau 16 năm chờ đợi, tiểu thuyết "Thời xa vắng" với nhân vật Giang Minh Sài đã được chuẩn bị "xài" lại bằng phim. Tác giả - VIP nhà văn Lê Lựu - khẳng định: "Tôi đã viết ra được, tức là tôi đã chín muồi!".
    ´ Thế là cuối cùng, sau bao bận nhấc lên đặt xuống, "Thời xa vắng" (TXV) cũng đã chuẩn bị bấm máy...
    - 16 năm cho một sự chờ đợi, đủ để khiến TXV càng thêm "xa vắng"!
    ´ Ông không nghĩ TXV lên phim lúc này thì dễ "thu phục nhân tâm" hơn sao, vì cái nhìn của chúng ta đã cởi mở hơn?
    - Đã là nghệ thuật thì vấn đề không phải là cởi mở hay không cởi mở. Vấn đề là anh phải dám nói, dám chịu trách nhiệm về những điều đã nói đó trong mọi nơi, mọi lúc.
    ´ Can thiệp của ông vào kịch bản là ở mức độ nào?
    - Tôi chỉ đóng vai "cố vấn" giúp đạo diễn làm một phép cộng giữa phần 1 của TXV và truyện "Bến sông" của tôi, để không khí của phim không bị mỏng. Trong vai trò "cố vấn", tôi cũng đồng thời vừa là một nhà "ngôn ngữ học" kiêm một nhà "thiết kế thời trang" cho những nhân vật "nhà quê" trong phim.
    ´ Một đạo diễn Việt Kiều làm phim về ... "chuyện làng" - ông tin được sao?
    - Nếu có ai đó theo đuổi bạn suốt 16 năm mà không "mỏi", bạn có thể yên tâm về việc người đó sẽ lo được cho đời bạn hay không? ĐD Hồ Quang Minh đã dành điều đó cho TXV.
    ´ Giang Minh Sài mà ra mắt ở thời điểm này thì ông nghĩ, mọi người sẽ nghĩ về anh ta như thế nào?
    - Dù ở thời điểm nào thì Sài vẫn bị coi là một thằng đàn ông hèn. Một thằng đàn ông không dám sống cho mình, không dám chịu trách nhiệm trong tình yêu chỉ để "bán đứng" mình cho một đám đông thừa lòng tốt nhưng thiếu nhạy cảm.
    ´ Xin lỗi, cấp bậc hiện nay của ông trong quân đội là gì nhỉ?
    - Đại tá.
    ´ "Đại tá (thì thường) không biết đùa"! Nhưng Lê Lựu thì quen "đùa" nhiều hay sao mà hầu như ra cuốn nào cũng bị "thổi còi" cả nhỉ?
    - Người ta bảo: có nhiều chuyện, chưa tiện nói mà tôi đã nói?
    ´ Giống như "tỏ tình không phải lúc"?
    - Giống là giống thế nào? "Tỏ tình không phải lúc" tức là: chưa xây dựng "hoàn cảnh điển hình" đã xuất hiện "nhân vật điển hình". Đây tôi đã viết ra được, tức là tôi đã chín muồi!
    ´ Non một năm ngồi ghế Giám đốc Trung tâm Văn hoá doanh nhân (TTVHDN), ông thấy thế nào?
    - Tôi thấy giới doanh nghiệp và giới cầm bút nên chơi với nhau là phải! Trò đời, người ta hay cần cái mình thiếu chứ mấy ai cần cái mình thừa!
    ´ Kí chữ kí nào thì ông cảm thấy sướng hơn: nhà văn hay giám đốc?
    - Nếu có thể sướng vì?một chữ kí thì đâu phải đợi đến lúc về chiều người ta mới lo phấn đấu!
    ´ Ông Giám đốc TTVHDN nghĩ sao khi có không ít "cú tặc lưỡi" cho rằng: làm ăn buôn bán thời buổi này mà không biết đằng trốn thuế thì đừng mơ có lãi !
    - Một kẻ quen làm ăn chộp giật thì không đáng được gọi là một doanh nhân chứ đừng nói là một doanh nhân có văn hoá!
    ´ Lúc này ông bị "đóng đanh câu rút" trên cái ghế giám đốc ấy, vẻ như chả buồn viết văn nữa - chẳng phải ông cũng đang "trốn thuế cuộc đời" đấy thôi?
    - Văn chương cũng như tình yêu, trốn đi đâu cho lại!
    ´ Nếu Sài kinh doanh, ông nghĩ anh ta nên buôn mặt hàng nào?
    - ...Tăm tre! Món đó, mấy người mù cũng làm được! Mà tôi cá, ngữ như anh Sài chắc cũng chỉ có gan "bỏ vốn" ở tầm ấy là cùng!
    ´ Nếu ông là một doanh nhân, liệu ông có gan.. đưa chân lên "ngửi tất" trước mặt đối tác như ... Lê Lựu trong "Chân dung và đối thoại" không?
    - Là doanh nhân hay nhà văn thì tôi nghĩ cũng chả có ai dại gì mà đi? "ngửi tất" cả! Chuyện đó, bất quá cũng chỉ là một "chuyện làng cuội" thôi mà! Thể tất! Thể tất!
    (*) Bài còn có titre khác là: "Doanh nhân không ngửi tất".
    Báo Lao Động
  7. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Năm nhà văn Việt Nam dự Hội chợ sách quốc tế Gothenburg tại Thuỵ Điển
    Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam sẽ cử 5 nhà văn sang Thụy Điển tham dự Hội chợ sách quốc tế Gothenburg, diễn ra từ 24/9 đến 3/10 trong khuôn khổ hợp tác của Quỹ Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Thụy Điển do tổ chức SIDA tài trợ. Các nhà văn gồm Nguyễn Văn Lưu (Giám đốc Nhà Xuất bản Văn học), Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái và Phan Thị Vàng Anh, đều đã có tác phẩm được chọn in và dịch ra tiếng Thụy Điển.
    Cũng trong chương trình hợp tác văn học giữa hai nước, tháng 9 tới, Nhà Xuất bản Văn học sẽ giới thiệu với độc giả Việt Nam cuốn tiểu thuyết "Tung hoành trên biển" của nhà văn Thụy Điển nổi tiếng F.G Bengtsson và một tập truyện ngắn của các nhà văn Thụy Điển./.
    Theo VOV News

  8. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa giải trí của giới trẻ: Hãy nói không với tiểu thuyết đen, truyện tranh xám
    Sau bài phóng sự ?oSách đen - hiểm họa từ Net? đăng ngày 22-6, và bài ?oGames đen, games xám? đăng ngày 13-7 trên báo SGGP chúng tôi cảm thấy vẫn còn đó một nỗi lo khác từ sách truyện giải trí cho thanh thiếu niên. Hiện nay trên thị trường sách đang tràn lan những tiểu thuyết ?ođen?, truyện tranh ?oxám? ẩn náu dưới những vỏ bọc hoa mỹ. Rất dễ bị nhầm lẫn. Cần tỉnh táo lựa chọn.
    Tiểu thuyết đen, truyện tranh xám - nỗi lo còn đó
    Dạo quanh một vòng các nhà sách cũ bạn sẽ có thể lựa được một bộ tiểu thuyết bất kỳ với giá thuê rẻ như bèo, chỉ 500 đồng/cuốn. Xem tiểu thuyết cũng có cảm giác thú vị như đang xem phim vậy, giá thuê lại ?omềm? hơn cho nên thu hút được nhiều tầng lớp người, nhất là công nhân, lao động và sinh viên. Bạn Nhung (Đại học KHXH & NV) cho biết: ?oTrước đây mình ghiền đọc tiểu thuyết tình cảm của Quỳnh Dao nhưng đọc hết rồi, giờ thấy gì đọc đó. Tiểu thuyết giờ kinh lắm! Toàn ***g vào tả mấy cảnh ?ochốn phòng the?, riết rồi sợ, không dám đọc?. Tiểu thuyết kiếm hiệp cũng không chịu ?okém chị kém em?, xuất hiện trên hàng chục trang sách liền chỉ toàn những cảnh tả các cô gái xinh đẹp uốn éo chào mời trong trang phục thiếu vải đến tội. Bản thân người viết bài này đã từng là fan của tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng giờ thì ?ocạch mặt? luôn. Đó là chưa kể đến nội dung khá đơn điệu của nó, chỉ xoay quanh các mối tình tay ba, tay tư loạn xạ và xen vào đó là vài pha đánh đấm dai nhách, quen thuộc được xào tới xào lui.
    Theo chân một số bạn đến một nhà sách cũ trên đường Lê Văn Sỹ, chúng tôi chứng kiến khoảng 5 em học sinh lớp 9 đang thuê đọc tại chỗ vài cuốn truyện tranh. Mượn vài cuốn lướt sơ qua nội dung thấy giật mình: toàn những cảnh đâm chém rùng rợn, còn nhân vật nữ của truyện cứ bị bắt tắm lộ thiên trong trang phục che nửa kín nửa hở... Đa số những truyện này thường do các nhà xuất bản (NXB) tỉnh xuất bản. Còn nhớ trước đây báo chí cũng đã từng lên án báo động tình trạng loạn truyện tranh cho thiếu nhi và được sự quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh nhưng giờ thì đâu lại vào đấy. Ngay cả những truyện được cho là khá sạch như Đôrêmon, Cô bé chăm chỉ, Nữ hoàng Ai Cập, Một nửa Ranma, Hội mắt nai... của những NXB uy tín cũng còn vài chỗ ?oxám? đối với trẻ (dù đã được bôi đen những cảnh không lành mạnh).
    Các bậc phụ huynh hãy là người trong cuộc...
    Một thực tế hiện nay là phụ huynh ít có thời gian quan tâm tới nhu cầu đọc sách truyện của trẻ. Phụ huynh chỉ là người cho tiền, còn người mua và xem lại là các em. Thậm chí có phụ huynh mướn truyện tiểu thuyết về nhà nhưng để lộn xộn không kiểm soát, để con trẻ đọc được và chúng cũng bị tiêm nhiễm dần. Một học sinh tên An học lớp 8 mà chúng tôi tình cờ gặp tại tiệm sách cũ trên đường Trường Chinh, khi được hỏi ?oSao em đọc loại tiểu thuyết này??, đã trả lời: ?oDạ mướn về cho mẹ đọc nữa?. Thiết nghĩ đã đến lúc phụ huynh phải vào cuộc, cùng với con em mình nói ?okhông? với những văn hóa phẩm xấu, đồi trụy. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay vội lên án các nhà NXB mà hãy dành chút thời gian cho con em, tìm hiểu sở thích của các em, hướng chúng vào những truyện có nội dung lành mạnh như truyện Cô tiên xanh, truyện tranh lịch sử... những truyện có tính giáo dục cao. Hãy đồng hành cùng các em không chỉ trong việc ăn, học mà còn trong cả việc giải trí, vui chơi lành mạnh nữa.
    HƯƠNG NGUYỄN - DIỆP ĐỒNG - Sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
    Báo SGGP
  9. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Thu Phương: "Quá khó để viết vừa sâu sắc, vừa ăn khách"
    Trong nghề sân khấu, kiếm được một người trẻ, chịu khó ngồi viết, viết nhanh và khoẻ, lại thuộc loại "viết được" như Thu Phương quả không dễ. Viết văn và viết kịch bản (KB) từ năm 1995, cô gái sinh tại Hà Nội, quê Bình Dương này hiện đang học ĐD sân khấu năm thứ ba. Từng giành khá nhiều giải thưởng trong các cuộc thi viết KB và là tác giả của những KB được nhiều đoàn dàn dựng, như: Cây lẻ bạn, Thời con gái đã xa, Con yêu..., nhưng Thu Phương dạo này có vẻ "im ắng". Phải chăng nguồn cảm hứng đã... cạn sau một thời "xông pha", hay chỉ có những dự định mới?
    * Các vở kịch dàn dựng từ KB của chi liên tục đoạt giải của Hội NSSK và nhiều giải thưởng khác trong các liên hoan, các kỳ hội diễn... được một số sân khấu ở TPHCM "đặt hàng", vậy có thể gọi chị là cây viết KB sân khấu ăn khách được không?
    - Ăn khách ở thị trường sân khấu hiện nay thì tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc KB có được sức sống, có được tầm lan toả trong khán giả (và thêm nữa, người viết sẽ sống được bằng nghề cầm bút). Nhưng rồi lại phải bàn đến chất lượng nghệ thuật, tầm tư tưởng, giá trị nhân văn... của tác phẩm. Thôi, tốt nhất cứ gọi tôi bằng... tên của tôi.
    * Nhiều người trong nghề nhận xét, những trang viết của chị có "sức hút" bởi người viết tái tạo được những tình huống rất "đời", vì thế các KB của chị khi dàn dựng dễ thuyết phục người xem. Nghe nói chị phải lăn lộn và trả giá cho những quan sát cuộc sống đó?
    - Tôi rất vui vì những nhận xét đó. Vế sau của câu hỏi này nghe hơi "to tát" nhỉ. Tôi nghĩ rằng, muốn hiểu cuộc sống một cách sâu sắc và thấu đáo, chỉ còn cách dấn thân vào đó.
    * Những câu chuyện vụ án có vẻ lắt léo, ly kỳ, rồi chuyện loạn luân, ngoại tình... không hiếm trên sân khấu xưa và nay..., trong khi các KB gần đây của chị thường đề cập đến những vấn đề này. Vậy chị muốn đưa ra thông điệp nào mới khi mạo hiểm đi trên "sợi dây" mong manh giữa cái đẹp, cái cao thượng với cái xấu xa, trần trụi này?
    - Có thể nói, cho đến nay, tôi cố gắng vượt lên sự "trần trụi" để với tay chạm tới cái đẹp.
    * Có ý kiến cho rằng, sau này chị có khuynh hướng lạm dụng nhiều "mảng tối" làm cho câu chuyện kịch ít tính nhân hậu, nhân bản?
    - Cuộc đời SK vốn có 2 mặt: tối và sáng. Viết KB trên nền móng xung đột giữa 2 mặt sáng - tối đó cũng đâu phải là điều gì mới. Tôi không chủ tâm đi theo hướng này, hướng kia, vì tôi là người viết theo cảm hứng.
    * Việc KB của chị qua tay ĐD, họ sửa chữa rất nhiều để dựng liệu có tiếp tục diễn ra?
    - Tôi cũng đang học nghề ĐD. Ít nhất thì tôi đã học được một điều: phải biết tôn trọng công việc của người dàn dựng tác phẩm của mình. Ngược lại, từ góc độ tác giả, tôi có quyền đòi hỏi ĐD phải tôn trọng mình.
    * Theo kinh nghiệm của chị, người viết làm thế nào để đáp ứng được thị hiếu của khán giả lại không bị sa vào những chuyện nhạt nhẽo?
    - Những tên tuổi tác giả và ĐD từng tham gia sân khấu kịch được coi là "bình dân" đều đáng rất nể trọng: NSND Doãn Hoàng Giang, NSƯT Đoàn Bá, NSƯT Trần Ngọc Giàu, NSƯT Trần Minh Ngọc... Thiết nghĩ, một sân khấu có đối tượng khán giả bình dân vẫn có thể làm được những vở nghiêm túc và tử tế nếu họ thật sự tâm huyết. Nhiều tác giả đã phải "lao đao" khi bắc lên bàn cân giữa một bên là những tâm huyết của người sáng tác và bên kia là sự thoả mãn thị hiếu của công chúng. Rốt cuộc họ cứ loay hoay không biết làm thế nào để dung hoà cả hai, đành tặc lưỡi thở dài chọn một. Tôi nhận ra, quá khó để viết được một tác phẩm vừa sâu sắc, ý nghĩa lại vừa ăn khách.
    * Chị có hay nghe ngóng phản ứng của khán giả sau vở diễn của mình và thăm dò dư luận của họ trước khi cầm bút viết một KB mới?
    - Trước đây thì có. Bây giờ thì khác, điềm tĩnh, chủ động và từ tốn hơn. Quan niệm của tôi cũng thay đổi: vấn đề không phải là cái đã làm được, mà là cái chưa làm được.
    * Và xin tò mò được hỏi: Sao chị... im lặng lâu thế?
    - Cũng có lúc phải nghỉ ngơi chứ. Nói vui thôi, với một người viết theo cảm hứng như tôi, khi không hứng thì đành chịu.
    * Xin cảm ơn và chúc Thu Phương sớm có thêm nhiều KB hay.
    (Theo TT&VH)
  10. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Sách "đội mũ"- ai quản lý?
    Có thể nói chưa bao giờ tình trạng sách "đội mũ" lại phổ biến trên thị trường như hiện nay. Sự "bung ra" của các nhà xuất bản (NXB) để kiếm lợi đã đến lúc cần phải đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Vậy mà tiếc thay, cho đến nay, Cục Xuất bản lại chưa có biện pháp cương quyết, hữu hiệu.

    Từ "đội mũ" được giới làm sách hiểu ngầm là "dùng râu ông nọ cắm cằm bà kia". Các NXB "linh động" dùng một số thứ tự - trong giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản (KHXB) để cấp cho một vài, hay thậm chí cả chục sản phẩm của cả chục tác giả khác nhau! Bởi lẽ, nếu chỉ chấp nhận in ra một cuốn theo đúng kế hoạch XB thì lợi nhuận thấp; trong khi đó, nếu cùng lúc bán "giấy phép" cho nhiều đối tác thì phần lợi sẽ tăng gấp nhiều lần. Cụ thể, chỉ riêng về mảng sách tham khảo (STK) trong nhà trường, một trong những mảng sách bán chạy, và có thể tái bản dài dài không sợ lỗ, có gần 10 NXB trong cả nước vào cuộc, kể cả những NXB không có chức năng XB những loại này... Ở đây có hai trường hợp vi phạm nổi rõ: Một là một giấy trích ngang KHXB dùng cho 10, có khi lên đến 20 cuốn sách với những "mũ" thông dụng khá phổ biến; hai là nội dung STK bám chặt vào... sách giáo khoa (SGK), là một điều trái với những quy định đã ghi rõ trong Thông tư 35/1999/TTLT của Bộ GDĐT và Bộ VHTT ký ngày 15.9.1999. Thông tư này nhấn mạnh chỉ có NXB Giáo dục được làm STK bổ trợ SGK từ lớp 1 đến 12. Các NXB khác chỉ được tổ chức xuất bản những STK không thuộc dạng trên - loại sách không được đưa vào trường phổ thông theo chỉ đạo của Bộ GDĐT.
    Vì là "mảnh đất màu mỡ" nên mảng STK bị cày xới khá kỹ, bất chấp quy định ở Thông tư 35. Vậy nên hậu quả là các bậc phụ huynh và học sinh phải vô cùng bối rối khi đứng trước một rừng sách "đội mũ" mà không biết chất lượng như thế nào. Không chỉ mảng STK, còn rất nhiều mảng đề tài khác cũng bị "khai thác" cạn kiệt và vô tội vạ như vậy: Sách nấu ăn, vi tính, Anh văn.
    Vai trò quản lý ở đâu?
    Lâu nay, Cục XB vẫn biết "nhiều đối tác in tăng số lượng, sai tên sách ghi trong giấy chấp nhận KHXB, giấy trích ngang in của NXB mà không báo để tránh nộp quản lý phí hoặc đóng thuế theo quy định của Nhà nước". Tuy nhiên, phần lớn các số liệu thống kê của Cục XB còn chưa chỉ ra hết những trường hợp vi phạm của nhiều NXB, và thường "trút" trách nhiệm lên các nhà này. Song về thực chất, chỉ cần kiểm tra số đăng ký kế hoạch XB và tên sách, tên tác giả trong kế hoạch đề tài thì Cục sẽ biết ngay sự "đội mũ" đang bành trướng trong ngành như thế nào. Và tại sao bị nhắc nhở nhiều mà một số NXB vẫn tiếp tục sai phạm? Bên cạnh một số nơi chỉ muốn làm ăn chụp giật để kiếm lời, vẫn có những NXB cũng như những đối tác muốn làm ăn nghiêm túc, in sách có chất lượng thực sự để giữ uy tín đối với bạn đọc. Thế nhưng ngay cả ở khâu duyệt kế hoạch XB, phòng XB của Cục còn bị "quá tải", thì huống hồ là khâu kiểm duyệt tác phẩm sau khi in? Và một điều quan trọng nữa, cơ chế nào đã khiến cho các NXB luôn bị "ám ảnh" và tìm mọi cách "vượt rào"? Nên quy hoạch lại ngành XB, xác định chức năng những nơi nào có đủ năng lực, làm ăn đàng hoàng và có đủ đội ngũ biên tập viên chuyên ngành XB thì cho phép XB sách tham khảo; còn những nơi nào vi phạm quá ba lần thì đóng cửa theo thời hạn. Và không nên giao quá nhiều quyền hạn cho các NXB được làm đủ mọi loại sách khi đội ngũ BTV chuyên ngành của các nhà này vừa thiếu lại vừa yếu. Việc thanh kiểm tra cũng cần được chú trọng nhiều hơn.
    Minh Thi
    Báo Lao Động

    Dành trọn đời này cho em !

Chia sẻ trang này