1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    [red]Nỗi đau khốc liệt trên những miền quê yên ả[red]
    Viết về chiến tranh và người lính trở về sau chiến tranh với những nỗi đau từ hậu họa của chiến tranh là đề tài chiếm tỉ lệ không ít trong sáng tác của nhà văn Minh Chuyên. Hơn 10 năm qua, tên tuổi nhà văn Minh Chuyên được độc giả biết nhiều với thể loại bút ký văn học trên báo Văn Nghệ. Một số tác phẩm hay của anh còn được chuyển sang các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, sân khấu: Người không cô đơn, Vết thương không tiếng súng, Vào chùa gặp lại, Thủ tục làm người còn sống?
    Tập Di họa chiến tranh, gồm 13 bút ký hay được tuyển chọn, mang dấu ấn riêng của Minh Chuyên: văn phong giản dị, chân thực nhưng đầy sức hấp dẫn và những câu chuyện kể về nhân vật của anh đã làm xúc động biết bao trái tim con người. Đọc lại tác phẩm của anh, người đọc như bị cuốn hút, bàng hoàng trước số phận có thật, thật lạ lùng của những bộ đội, thương binh, đội ngũ nữ thanh niên xung phong sau ngày hòa bình; cuộc đời anh hùng, oanh liệt của liệt sĩ Nguyễn Đình Chính, liệt sĩ Trần Bình, hoặc cuộc đời đầy bi kịch, uẩn khúc của liệt sĩ Nguyễn Thị Kền trong chiến tranh?
    Minh Chuyên có lối viết bút ký gợi mở và tăng cấp sự hấp dẫn của câu chuyện một cách nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Người không cô đơn là câu chuyện về anh thương binh Nguyễn Đình Thúc bị thương và bị tù đày ra đảo Phú Quốc. Thúc bị địch tiêm kích thuốc mất trí nhớ, đến nỗi sau ngày miền Nam giải phóng, phải lang thang phiêu bạt gần 10 năm trời, được sự đùm bọc của những người tốt bụng, nhân ái, anh mới tìm được cội nguồn gia đình ở làng Tống Vũ, Thái Bình. Chuyện về anh bộ đội tên Thắng bị thương, mất trí nhớ, sống cùng bầy vượn rừng, được dân làng Keo Mun nuôi bằng cách thỉnh thoảng cho cơm và thức ăn. Cũng phải mất 10 năm, gia đình anh và người yêu từ huyện Vũ Thư, Thái Bình vào suối A-na, đất Tây Nguyên mới tìm được chàng trai làng Thuận ngày xưa (Chiến tranh đã đi qua). Nhưng, trong những câu chuyện ly kỳ vẫn có nhiều ?osự thực? về việc làm thủ tục giấy tờ hết sức phức tạp và có những con người tắc trách đến đau lòng. Thủ tục làm người còn sống là chuyện về anh bộ đội Trần Quyết Định bị thương trên chiến trường với cuộc hành trình đăng đẳng ?o10 năm lận đận, long đong, anh mới lo nổi cái thủ tục bình thường để được làm một người còn sống?!
    Sau chiến tranh, nỗi đau chưa nguôi về sự hy sinh của chiến sĩ, bộ đội, thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn, đường 9 Khe Sanh, Chư Pông, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắc Tô, Tân Cảnh, Plây-me?, ít ai ngờ được nỗi đau của nhiều người lính dẫu lành lặn trở về nhưng đã bị nhiễm chất độc điôxin từ những quả bom hóa học của Mỹ, còn tàn phá cơ thể họ và gia đình họ đến khôn lường. Chỉ riêng một vùng đất quê biển Thái Bình đã có hàng chục vạn người gánh chịu hậu quả chiến tranh, trong đó nhiều gia đình bị nhiễm chất độc da cam! Đọc bốn bài bút ký liên tiếp Nước mắt làng, Di họa chiến tranh, Đứa con người lính, Mười lần sinh tử, khó ai cầm được nước mắt trước những cảnh tình của gia đình anh bộ đội Nguyễn Văn Bâu, Đặng Văn Minh, Đỗ Đức Thoát, Lã Văn Dược, Đỗ Văn Cẩn, Phạm Văn Sáp, Mai Văn Hoạt, Nguyễn Văn Thắng, Lê Văn Lớp? Những đứa con dị dạng ra đời không bao lâu đã bị chết; có cháu tồn tại được một thời gian nhưng luôn bị đau đớn vì căn bệnh kỳ quái - nóng như lửa đốt từ ruột đốt ra. Có cháu vượt qua cái chết nhưng lớn lên cũng trở thành những ?ongười lớn - trẻ con?, bị tâm thần ngớ ngẩn!
    Chất độc màu da cam như những viên đạn chậm vẫn còn sức công phá âm thầm, khốc liệt trên nhiều miền quê yên ả của Việt Nam, Di họa chiến tranh được nhà văn Minh Chuyên ghi nhận như một lời lên án, tố cáo những kẻ gây hiểm họa cho con người: ?oChiến tranh đã qua, chiến tranh vào dĩ vãng? Riêng nỗi đau con người, nỗi đau do hậu quả chiến tranh tàng ẩn trong cơ thể của họ thì mãi mãi vẫn còn.?.
    * NXB Văn học, 1997.
    Báo SGGP
  2. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Chu Lai: Tâm hồn vẫn là chốn khuất nẻo...
    ?oHơn nửa cuộc đời chìm trong cánh rừng chữ nghĩa, tuy chưa hài lòng, nhưng tôi đã vắt kiệt cùng sức lực để có những giọt ngọt, giọt tinh chất nhất, để lại cho đời một số trang sách ruột gan, không dối lòng, không điếm đàng và đến nay có thể nghĩ rằng mình là người cầm bút tử tế, nói được những điều nhức nhối nhất, khát khao cháy bỏng nhất về thân phận con người?. Nhà văn, đại tá Chu Lai thổ lộ như thế khi ông vào công tác tại TP Hồ Chí Minh, tháng 7-2003.
    Nhà văn CHU LAI: - Sau giải phóng, tôi qua lại Hà Nội - Sài Gòn cũng nhiều, nhưng lần này không hiểu sao khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, tự nhiên nước mắt cứ rịn ra. Mới đó đã 30 năm trôi qua, nhanh thật, nửa cuộc đời đã trôi, quay lại thành phố mình cùng đồng đội góp phần giải phóng nó, nay vừa lạ vừa quen, mình như là người đại diện cho những đồng đội đã ngã xuống, được đi giữa chan hòa nắng gió. Nhìn phố xá hôm nay, bỗng có suy nghĩ, cuộc chiến như không có thật, nhưng nỗi đau thì hoàn toàn hiện hữu. Nó hiện hữu bởi cả ngàn người ra đi năm ấy nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
    - Hóa ra, đằng sau vẻ hầm hố, rừng rú của ông Chu Lai là cái gì hết sức mỏng rách, yếu đuối và đầy hoài niệm...
    - Nếu anh lạnh lẽo với cuộc đời, dửng dưng với số phận con người, nếu anh không đắm chìm trong hoài niệm xa xăm, không yếu đuối thì khó tạo thành nghiệp văn chương. Hoài niệm còn là bệnh của người già, người lính đã về già, 10 năm cầm súng, 30 năm cầm bút, nay đã thấm mệt. Người ta thường nhớ về kỷ niệm buồn, với tôi chiến tranh là kỷ niệm buồn.
    - Hàng ngàn trang sách của anh là trang trải những kỷ niệm ấy, ?otrả nợ? cho đồng đội, cho cuộc chiến hào hùng?
    - Đó là cách nói làm duyên, thực ra bằng trang viết của mình, tôi trang trải chính cái nợ nần trong tôi, mỗi lần trả nợ được một chút nào đó, thấy lòng mình thanh thản hơn. Như chuyến này, tôi đi một số tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ để đánh thức cảm hứng, thực hiện bổn phận người lính cầm bút, viết tiểu thuyết sử thi Đại thắng mùa xuân 1975.
    - Anh đã ?ochuốc? lấy cái nghiệp văn chương từ khi nào?
    - Có một chút gien văn chương, cha là nhà viết kịch (Học Phi), 14 tuổi tôi đã đọc đủ văn học Nga, Pháp. 17 tuổi đã như một ông cụ non. Lớn một chút, máu nghệ thuật trào lên xung vào Trường Nghệ thuật Quân đội. Quãng đời diễn viên ngắn ngủi của tôi chỉ đóng vai ác ôn, dữ dội, không được đóng bộ đội vì mặt mũi tôi trót sinh ra là giống trùm biệt kích, ác ôn ngụy? Có mặt trong kịch ?oNổi gió?, ?oChị Nhàn?. Chính những đêm diễn cho bộ đội xem, mùi mồ hôi của người lính đã hút tôi vào trận mạc. Số phận run rủi làm anh lính đặc công, đơn vị lại rơi vào vùng khốc liệt đến nỗi buộc tôi có một định nghĩa: chiến tranh là ngày nào cũng chôn nhau, nhưng chưa đến lượt chôn mình. Bởi đội đặc công của tôi toàn những chàng trai ưu tú đẹp đẽ ở hậu phương đưa vào đã nằm xuống nhiều lắm. Ngày nào cũng đập mặt vào rừng, sáng rừng, trưa rừng, tối rừng, chiến cuộc khốc liệt, các khái niệm cơ bản nhất như về gia đình, bè bạn, thời gian cứ nhòe đi. Bèn viết, viết để lấp đầy im lặng, viết để tĩnh lặng tâm hồn, viết về những cái gì đã trải qua, dù không thể gửi đi đâu được.
    - Nhiều bạn đọc nhận xét, những tác phẩm đầu tay của anh dù non nớt nhưng tươi xanh, lãng mạn vô cùng. Người ta cũng kể, tiểu thuyết ?oNắng đồng bằng? được anh viết với động thái đang yêu, viết làm sao ngày xong một chương để đến khuya đọc lại cho cô gái, biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội. Sau này, cô gái ấy trở thành vợ anh - nhà văn Vũ Thị Hồng, nay là đại tá Trưởng ban Phụ nữ Quân đội.
    - Ngày đầu giải phóng với vốn sống ngập tràn, cộng với tuổi trẻ, tôi viết nhanh đến chính mình cũng ngạc nhiên, những truyện ngắn đầu tay đều được đăng hai kỳ trên báo Văn nghệ: ?oKỷ niệm vùng ven?, ?oAnh Hai Đởm?, ?oLửa mắt?... Sau này tôi chuyển ?oKỷ niệm vùng ven? thành phim. Rồi tiếng gọi của Hà Nội mùa đông heo hút, mưa phùn đã kéo tôi về và đi theo con đường văn chương chuyên nghiệp. ?oNắng đồng bằng? là tiểu thuyết đầu đời, được tôi viết trong hai tháng ở Đà Lạt trước khi học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Tiếp đó, loạt truyện ngắn như tập truyện ?oĐôi ngả thời gian? cũng được tôi viết nhanh, viết một cách say đắm. Sau đó là tiểu thuyết ?oVòng tròn bội bạc? nói về người lính trở về, được chuyển thành 10 tập phim ?oThời gian còn lại?.
    - Tác phẩm của anh thường đặt ra những vấn đề gai góc, đôi khi trần trụi, như tiểu thuyết ?oĂn mày dĩ vãng? chẳng hạn, dù gây tiếng vang, được trao giải, song cũng có nhiều tranh luận trái ngược?
    - Cuốn này tôi viết với gam màu chiến tranh thật nặng. Có nhiều người yêu song cũng lắm người ghét. Qua đó, tôi nghĩ văn học đích thực phải đi chông chênh một chút, hiểm nghèo một chút để có thể lay động tâm thức sâu nhất của con người.
    - Anh là người có nhiều kịch bản sân khấu khá nổi đình nổi đám: ?oĂn mày dĩ vãng?, ?oHà Nội đêm trở gió?, ?oNgười mẹ tự cháy??, sao dạo này không thấy anh sang chơi bên sân này?
    - Sau ?oĂn mày dĩ vãng?, bạn bè nói tôi như quả pháo đùng, nổ toác rỗng rồi, tôi liền viết tiểu thuyết ?oPhố? để chứng minh rằng khi nhà văn còn đau đáu với cuộc đời thì đề tài nào cũng viết ngon lành đề tài không bao giờ có tội, chỉ là cái phông rất mỏng ở đằng sau cái mình định gửi gắm và cái phông ấy càng mỏng thì số phận con người càng lên. Từ ?oPhố? cũng có tiếng vang, tôi chuyển thành kịch ?oHà Nội đêm trở gió?. Viết kịch, để đêm đêm đến nhà hát được chìm trong một cái ghế khuất nhất trong một bóng tối, được nghe trai thanh gái lịch đọc văn mình ra rả, sướng lắm. Viết sân khấu đòi hỏi công phu, nội lực nhưng có một thực tế buồn hôm nay, người viết càng nghiêm túc, càng gửi gắm nhiều ý tưởng sâu xa càng không có ai xem. Do đó, những người muốn gửi gắm ý tưởng sâu xa cứ xa dần kịch.
    - Với một ?okhay? bày trên giá các cửa hàng sách, ở đó, chỉ với ?oNắng đồng bằng?, ?oVòng tròn bội bạc?, ?oĂn mày dĩ vãng?, ?oPhố?, ?oBa lần một lần?, ?oCuộc đời dài lắm?, người ta nói ông Chu Lai đã có một binh đoàn độc giả hùng hậu.
    - Để có số độc giả đóù là những nỗ lực kinh khủng cho sự sáng tạo. Sứ mệnh của người viết văn là phải tạo ra được cái ?omùi? văn của riêng anh. Muốn vậy anh phải dụng công. Tôi sợ những trang văn nhợt nhạt, tôi thích đẩy đến tận cùng vui buồn số phận bằng những câu văn của riêng mình, cách quan sát riêng và phải bạo, lạ một chút.
    - Thông tin của truyền hình, của các loại kỹ nghệ giải trí làm người ta chóng mặt. Nền văn hóa đọc như người đàn bà đã về già đứng dạt vào góc tường nhìn các cô gái thông tin kia nở nang, lộng lẫy, đi trên mặt đường chan hòa ánh sáng?
    - Đó chỉ là sự chóng mặt nhất thời. Cơn hỗn mang của thác lũ thông tin đã tạm qua. Cái thế giới tâm hồn của con người bao giờ cũng hướng về những rì rầm, thì chỉ có một thể loại đáp ứng được sự rì rầm ấy, đó là văn chương, bởi tâm hồn con người là khuất nẻo. Gần đây, cùng với nền kinh tế đi lên, cùng với sự vận động trí tuệ, tâm thức thì các cuốn sách hay đã có bạn đọc đông đảo.
    TRẦN BẠCH TUYẾT
    Báo

  3. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi mới đọc lại thơ bà lão trẻ con này , Hoàng Hoa lượm được cái tin cũ về :
    Linh ơi? ! ?oEm vén áo lên??(i)

    Những ngày gần đây, Vi Thuỳ Linh - Ngọc Đại lại tái xuất trước công chúng với những dự định cho Nhật thực trong tương lai. ?oThơ của Vi Linh là thơ có bản quyền? - Lời tuyên bố dõng dạc của Vi Linh trước giới yêu thi ca buộc người ta phải tự hỏi: Muốn đọc thơ Linh, công chúng cũng cần phải thông thái như chính cô gái này? Mời các bạn cùng giở lại những trang viết bàn về thơ Linh - những trang viết làm nên cú sốc về một dòng thơ cũng từng gây sốc trên thi đàn Việt Nam?


    "Này gương kia, ta muốn biết trí tuệ của ta,
    Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều, so với tuổi"(i)
    Biết viết gì về một tập thơ khi nó đã được xuất bản... Viết rằng nó khá dài, và có vẻ vô cùng thông minh?(2)
    Vi Linh - Ngọc Đại: cặp bài trùng từng sứt mẻ không phải vì thi ca

    Borges, trong một buổi nói chuyện với các nhà thơ trẻ, có trích dẫn một câu của Oscar Wilde, một câu mà ông nói có tính chất tiên tri - "nếu không có thơ vần, tất cả chúng ta đều là thiên tài". Làm rõ thêm một chút ý của ông già nhà văn mù loà xứ Argentina, người nhiệt thành khuyên các nhà thơ trẻ "trước khi muốn phá luật thì phải học luật đã": thơ có vần là phép thử của tài năng. Không có gì dễ bộc lộ sự bất tài bằng một bài thơ đúng niêm luật mà chán ngắt.
    Bây giờ, hãy thử nhìn nhận ý kiến của Oscar Wilde ở một khía cạnh khác, khía cạnh mà, khác với bản tính thẳng thắn của người châu Mỹ Latinh, Borges đã ý nhị im lặng trong buổi nói chuyện đó: thơ không vần là cái cách dễ nhất che dấu sự bất tài của mình. Một bài thơ không vần, dù có chán ngắt, cũng không làm chúng ta bực bội như một bài thơ có vần. Những người núp bóng thể thơ tự do thừa biết ưu thế của họ: con người dễ chấp nhận một bài thơ dài và lủng củng như một đoạn văn xuôi ý nghĩa mù mờ. Và vì thế, chúng ta có thể thờ ơ bỏ qua nó chứ không nhọc công bực bội.
    Thơ không vần, trong cái cấu trúc tự do mà nó tự đặt ra cho mình, còn là một bộ quần áo của hoàng đế: ai cũng sợ bản chất ngu độn của mình đã bỏ mất cơ may nhìn thấy con kỳ lân (3), do vậy, trước một bài thơ không vần, im lặng không phải là đỉnh cao của âm thanh, mà là đỉnh cao của sự thông minh.
    Linh - tập thơ của Vi Thuỳ Linh, một tác giả mới hai mươi tuổi, đã tự lựa chọn cho mình con đường dễ dàng nhất, và cũng khó khăn nhất của một nhà thơ trẻ: bốn mươi bài thơ tự do, rất mới, rất "cách tân"- theo như nhận xét của đông đảo công chúng yêu thơ và các nhà thơ, các nhà phê bình. Vậy viết gì về một tập thơ "câu nào cũng hàm ngôn"(4) một tập thơ thông minh như vậy...!
    Thông minh? Liệu thông minh có là cái đích của một tập thơ? Tại sao tôi cứ mãi băn khoăn, cái gì là cái khác nhau lớn nhất giữa nhà hiền triết và một kẻ tự cho mình thông minh? Câu trả lời có lẽ là: nhà hiền triết bao giờ cũng tin những gì mình đang nói ai cũng biết, bởi vậy, không chỉ có ngôn ngữ của ông ta giản dị dễ hiểu, mà giọng điệu của ông ta bao giờ cũng có một chút hài hước nhẹ nhàng. Kẻ tự cho mình thông minh tin rằng, những điều mình đang nói chỉ duy nhất có một mình biết, vì vậy ngôn ngữ của hắn vừa to tát vừa rối rắm, giọng điệu của hắn vừa cao ngạo vừa trống rỗng.
    Tập thơ của Linh, mới chỉ đọc mười bài thơ đầu, đã thấy dày đặc những ngôn từ to tát, những huyễn hoặc, kính động, cực đại, khuếch tán, phi thường, hợp nhất, trầm cảm, khủng hoảng, bạo động, tối khẩn, huỷ diệt... Nếu ví nhà thơ như một người thợ gốm, và bài thơ như chiếc bình, Linh- cũng giống như nhiều nhà thơ trẻ tuổi khác, những người luôn muốn mô tả tình cảm trong cái cực đại của nó, và không thể chờ đợi để tìm ra những từ ngữ thích đáng- đã chẳng mấy bận tâm đến việc giữ cho lửa đều, mà chỉ chăm chăm đốt lửa trong lò thật bốc.
    Và vì thế, không nên ngạc nhiên khi mở những chiếc bao thơ, thay vì chiếc bình với chất men mịn màng, ta lại thấy những mảnh vụn méo mó của những câu thơ quá lửa. Không phải một rừng biểu tượng, trên các bài thơ của Linh là một rừng khẩu hiệu.
    Vi Linh: "Em như bông lúa chín..."


    Thơ của Linh đầy chất cách tân- bà đỡ của nhà trẻ, những nhà thơ quá lứa đang sốt ruột chờ phiên đổi gác nói thế. Ðối với tôi, "hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft. Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình. Ngày đêm, những nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu. Con người không ngây thơ, không nhiều mơ ước và mất dần lãng mạn. Màu dollar sắp nhuộm cả da trời" (5) không thể gọi là cách tân. Dù rằng ngôn ngữ có vẻ hiện đại, chất đầy những phần mềm, cập nhật, mã hoá, nhưng không vì thế mà rõ ràng hơn, và nhất là, hay hơn. Có thể cực đoan, nhưng tôi từ chối gọi những dòng trên là thơ.
    Có người an ủi tôi rằng, đôi khi, do những may mắn tình cờ, những chiếc bình quí nhất thường được những người thợ gốm làm ra trong những mẻ lò không có gì chung với ý niệm người ta thường có về sự tính toán. "Thơ phải cực đoan"- họ nói vậy. Làm thơ phải trông chờ vào sự may rủi, (poetry is given to the poet (ii)- thơ ca được trao cho thi sĩ), và không thể không công nhận, trong sự may rủi, đôi lúc Linh cũng có những câu thơ hay, nhất là khi viết về mình, hay về những suy tư táo bạo của một cô bé đang tưởng tượng mình đang trở thành thiếu phụ:
    "Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em
    Làm thế giới hoá lỏng
    Em như bông lúa chín" (6)
    hoặc
    "Anh hiện diện bên em sau giấc mơ vừa nhấc cánh
    Cùng mùi thịt da..." (7)
    hay cuồng nhiệt hơn
    "Em vén áo lên để cho anh tràn tinh khôi và mãnh liệt" (8)
    đáng tiếc, ngay sau đó, mẫn cảm phụ nữ tinh tế của cô lại nhường chỗ cho đầu óc thông minh của những luận đề vô nghĩa:
    "Hiện thực không thoả thuận với sắp đặt chủ quan
    Tôi biến mình thành cái motor, một robot, bằng cơ chế điều khiển
    Vẫn phải làm việc và rời xa mình
    (Chúng ta ngày càng rời xa mình)
    Bèn duy trì hứng khởi bằng lãng mạn, tưởng tượng bất ngờ
    Cả loài người ngộ nhận tham vọng vật chất" (9)


    Mâu thuẫn lớn nhất của Linh và đồng thời cũng là hạn chế lớn nhất của cô, nằm ở cái cách cô tập làm người lớn. Linh "già hơn nhiều, so với tuổi", nhưng đáng lẽ tin tưởng vào sự già dặn trẻ trung của thơ mình, cô lại không vững tin để đến độ luôn luôn phải khoác cho mình chiếc mặt nạ của một thiếu phụ cô độc, một con người đã biết tất cả, và do vậy, mọi lời nói phải hàm ngôn." Câu nào cũng hàm ngôn" (10)...!
    Hàm ngôn, ai đó sẽ tranh luận, là đặc điểm không thể thiếu được của thơ ca. Không thể tưởng tượng thơ ca nếu thiếu những ý tại ngôn ngoại, những liên tưởng bí ẩn, những mối dây mơ hồ dễ cảm nhận mà lại khó diễn giải. Nhưng mặc cảm chưa trở thành người lớn khiến hàm ngôn của Linh chỉ bao gồm những câu nói cố làm cho tối nghĩa, những từ- gạch- nối bất tận và vô lý như những từ in đậm trong tạp chí Thế giới Phụ nữ, tỷ như: vũ- trụ- sơ- sinh, có- phải- tôi- đấy- không, để- biết- mình- đang- sống, triệt- tiêu- nỗi- khổ...vv. Nếu xếp những câu thơ đó bên cạnh những câu thơ tuổi xanh như:
    "Tôi như ổi chín
    Với đôi mắt của Mecghi đăm đắm nhìn cha Ran" (11)
    (lại cha Ran!), chúng ta sẽ có một món nộm - thơ nhạt nhẽo.
    Vậy, biết viết gì về một tập thơ của một nhà thơ khi nó đã được xuất bản. Viết rằng cô còn rất trẻ, và có vẻ vô cùng thông minh...
    Tôi cũng rất mong được nhẹ (12), mong rằng mình không phải phi ngựa xéo lên mạ non (13), nhưng chính vì nghĩ về Linh như một nhà thơ - không có những tính từ (trẻ, phụ nữ) đi kèm - tính từ, như chúng ta đều biết, luôn giả dối, nó chỉ là cái cách người ta che đậy cho việc không tìm ra một danh từ đắc địa và đúng nghĩa - nên tôi nghĩ, tác giả nên mau chóng vượt qua giai đoạn đại ngôn của tập thơ này, lắng lòng mình lại hơn, chăm chút cho từ ngữ hơn để có thể có được những vần thơ chân thành và có giá trị.
    (Theo TTVN)
    (i) Linh - thơ Vi Thuỳ Linh - NXB Thanh niên 2000. Thằn lằn trắng-tr 16
    (2) "Biết kể gì về một người con gái khi nàng đã chết. Kể rằng nàng đẹp. Và vô cùng thông minh. Nàng yêu Moza, yêu Bach, yêu nhóm Beatles..." (Câu chuyện tình yêu - Erich Segal)
    (3) Có một chuyện ngụ ngôn mà Borges rất thích và được ông nhắc tới nhiều lần trong các tiểu luận của mình, đó là câu chuyện của Hàn Dũ ông tìm được trong cuốn Anthologie raisonnée de la littérature chinoise của Margaulies: Câu chuyện về con kỳ lân. Ai cũng biết con kỳ lân là con vật thiêng mang điềm lành, nhưng không ai trong chúng ta biết mặt mũi nó thế nào, vì thế, hoàn toàn có khả năng một lúc nào đó chúng ta đã thấy nó lướt qua trước mặt mà hoàn toàn không biết nó là con kỳ lân.
    (4) Chân dung - tr 6. Linh- đã dẫn
    (5) Thế giới hiện hữu ?" Linh - tr. 27 - đã dẫn
    (ii) Dẫn theo Nguyễn Quốc Trụ
    (6) Sinh ngày 4 tháng 4 ?" Linh - tr.14- đã dẫn
    (7) Một ngày chưa có trong sự thật - Linh- tr.78- đã dẫn
    (8) Và chúng ta bắt đầu một cuộc sống khác ?" Linh - trang 77 - đã dẫn
    (9) Một ngày chưa có trong sự thật - Linh - tr79- đã dẫn
    (10) Chân dung - tr 6. Linh - đã dẫn
    (11) Mùa đông cuối cùng - tr.44 ?" Linh - đã dẫn
    (12) Chữ dùng của nhà thơ Thường Quán
    (13) Chữ của Lỗ Tấn

  4. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Võ Thị Xuân Hà: ''Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế''

    Nhà văn Võ Thị Xuân Hà.

    Đôi mắt to với cái nhìn vừa cay nghiệt vừa dịu dàng, vừa trần trụi vừa mơ mộng, Võ Thị Xuân Hà biến ảo và khó nắm bắt như màu sắc một hạt cườm dưới ánh mặt trời. Những trang viết của chị cũng lóng lánh y hệt một thứ nhà gương mà người ta có thể nhận diện đủ loại gương mặt của mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi.
    Thế giới nhân vật của chị chủ yếu là những người đàn bà. Đó là một cô Diễm biệt danh cáo Ecmơlin, thường gọi bố chồng là đồ tể, thích nghiền ngẫm khoái cảm xác thịt và thường mơ những giấc mơ quái gở. Thế giới của Diễm là sự pha trộn giữa cõi sống và cõi chết, giữa cõi âm và cõi dương và có vẻ gì đó không bình thường. Nhưng hình như cũng nhờ thế mà người ta có thể hiểu nhau hơn (Đàn sẻ ri bay ngang rừng). Đó là một cô gái theo đuổi nghề viết văn với tâm trạng nửa bụi bặm, nửa thánh thiện, nửa muốn phá phách, nửa muốn xây dựng, nửa muốn sống theo bản năng, nửa lại bị khuôn vào những phép tắc, những quy ước xã giao, những định kiến xã hội (Người đàn bà và những con rối). Và nữa, một người đàn bà tên Linh. Nàng không bao giờ thoả mãn với tình yêu và luôn muốn tìm cảm giác mới. Nàng đã tự đánh giá mình quá cao và rồi chợt tỉnh ra khi nhìn thấy những nốt mụn đỏ dưới chân mình (Mùa biển)... Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có một đặc điểm giống nhau: mặc kệ cuộc sống nghèo khó hay sung túc, họ luôn bị trộn lẫn giữa thực tại và mộng tưởng. Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ. Bởi họ bị ám ảnh bởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc.
    Chị kể, có một nhà phê bình bảo rằng những nhà văn nữ như chị chỉ giỏi sáng tác các truyện "vặt vãnh" đời thường như ngoại tình, ghen tuông hoặc than thân trách phận, tóm lại là rất không "có tầm" và khó đi xa được. Thế là chị đỏ mặt phản kháng. "Thú thực, tôi không hề có ý định chia thế giới làm 2 phần và xác định phải viết để tranh đấu cho một nửa thế giới đàn bà như mình. Ngòi bút của tôi viết về những con người, và vì con người. Nhưng bởi tôi là đàn bà nên việc thể hiện cảm xúc nội tại sẽ thiên về giọng nữ hơn. Còn nếu như tác phẩm của tôi góp phần đấu tranh cho một hay hàng vạn chị em thì đơn giản chỉ vì tôi là nhà văn. Nhà văn là người đấu tranh cho quyền con người, là lương tâm nhân loại..." - chị vẫn thường say sưa nói về nghề và hăng hái với những phát ngôn như vậy. Bởi trong chị, khát khao "phải nói một cái gì đó" với chính mình, với thế giới xung quanh đã trở thành nhu cầu nội tại, thành mục đích sống.
    Và bởi vậy, cũng không có gì lạ khi Võ Thị Xuân Hà bộc lộ rằng từ bé chị đã nuôi ý định trở thành nhà văn chỉ để "phát ngôn một cái gì đó". Và chị đã nuôi văn chương bằng tất cả phương cách mà một người đàn bà bình thường có thể làm được. Chị miệt mài viết báo, viết hàng chục tờ báo đủ loại với gần một tá bút danh. Rồi mở quán cà phê. Hệt như nuôi con mọn, vất vả, cực nhọc, nhưng không sao bỏ được.
    Một gia đình có cha mẹ trốn theo cách mạng, nhưng 3 người chú và 3 người cậu lại phải cầm súng cho chính quyền Sài Gòn, trong đó một người bị đạn lạc của lính cộng hoà bắn chết hồi Tết Mậu Thân ở Huế. Giải phóng đất nước, một nửa ở lại VN xây dựng cuộc sống, một nửa lang thang phiêu bạt nơi quê người và vì vĩnh viễn mang trong lòng sự hoài nghi, mặc cảm. Thỉnh thoảng, họ gặp nhau nơi quê nhà, bàn chuyện đời, chuyện Phật. Nhưng chẳng ai dám nhắc tới quá khứ đau lòng, vì biết đâu đã có lần anh và em hướng họng súng vào nhau mà không biết... Đấy là hình ảnh của gia đình Võ Thị Xuân Hà, của ba mẹ chị. Bởi vậy, ngoài những thiên truyện về cuộc sống thường nhật, phần lớn trang viết của Võ Thị Xuân Hà đều ám ảnh nỗi đau chiến tranh. "Nếu bảo rằng tôi không bị ảnh hưởng hoặc không đau đớn vì cuộc chiến tranh mình không trực tiếp tham gia, thì đó chỉ là một cách cố che giấu đi những mất mát của mình mà thôi", chị nói.
    Vậy mà nhiều lúc Võ Thị Xuân Hà đã tưởng mình cạn vốn rồi, chẳng còn gì để đeo đuổi cái nghề nhọc nhằn, thậm chí quá nhọc nhằn đối với một phụ nữ muốn giữ nếp sống bình lặng của gia đình. Chị cảm thấy ghen tỵ với những "bộ mặt dửng dưng và khinh khỉnh", để rồi than trách "từng đêm, ta ngồi khổ sở bên ngọn đèn, vắt kiệt trí não viết ra những trang bản thảo chẳng nơi nào nhận in" và nảy ra ý nghĩ "hay là ta quay về với cuộc đời thường? Sẽ dốc những đồng vốn cuối cùng sắm một cái tủ hàng. Ngày ngày ta ngồi nhìn lướt trên đầu thiên hạ" (Những trang bản thảo).
    Nhưng rồi cái "bệnh Đan Thiềm" lại dày vò chị. Chị kể: "Tôi từng cùng bạn đi lễ chùa. Đã cùng nhau chen chân, ngồi xệp trước khán đài Nhà hát Tuổi Trẻ để xem hết vở Vũ Như Tô. Và đêm đó, tôi đã ngủ một giấc rất ngon và nghiệm ra rằng không phải chỉ riêng mình khóc khi người ta cười, thương khi người ta ghét, buồn khi người ta vui". Thế là chị lại bật dậy và viết...
    Trung bình một năm chị viết hơn 100 bài báo, 2 kịch bản phim, 1 tập truyện thiếu nhi và 6 truyện ngắn. Võ Thị Xuân Hà lao động chăm chỉ và có tiềm lực theo kiểu của nhà thơ Xuân Diệu "cục ta cục tác, hết trứng này tôi còn trứng khác". Thế mà chị vẫn chưa hài lòng. Chị nói: "Người ta bảo Lúa hát của tôi giống Giamylya của Aimatova, Bên đống lửa giống phong cách Sucsin, Con đường đi qua sườn đồi hay Bầy hươu nhảy múa thì giống truyện Pautovski, Đàn sẻ ri bay ngang rừng thì mang hơi hướng Tchekhov. Có thể người ta nghĩ rằng, so sánh tôi với một nhà văn nổi tiếng tức là đánh giá cao tôi. Và nếu như tôi kiên quyết phủ nhận sự so sánh đó thì chẳng qua là do thói đỏng đảnh của phụ nữ. Nhưng thực tình, tôi chỉ mong người đọc nhìn nhận tôi như một Võ Thị Xuân Hà biết tưởng tượng chứ không phải ông X, ông Y nào hết. Có thể một lúc nào đó tôi sẽ đóng cửa để viết tiểu thuyết. Tôi đã đăng ký viết một cuốn tiểu thuyết trong kế hoạch của Hội Nhà văn. Chẳng biết tôi có hoàn thành được không. Nhưng vẫn phải cố. Nhiều khi cứ phải huyễn hoặc mình để viết, nếu không thì tôi đến... cắt tóc đi tu mất...".
    Thèm khát một cuộc sống yên ổn nhưng không được, và cũng không thể sống nổi với đồng lương 1 triệu đồng ở NXB Văn Học, Võ Thị Xuân Hà phải xê dịch với đủ loại nghề. Hiện, chị mở một quán cà phê nhỏ để sinh sống. Và chị vẫn lao động không ngừng. Bởi chị sợ rằng một ngày nào đó linh hồn mình sẽ mòn mỏi vì cơm áo như nhân vật Đoá trong truyện Cô gái đúc Thánh. Chị tâm sự: "Tôi viết để nhận ra rằng mình Phải Lớn. Và để đỡ đau đớn hơn khi nhìn vào thực tế... Dự định trước mắt của tôi là xây lại căn nhà cho rộng rãi hơn".
    Vài nét về tiểu sử:
    Võ Thị Xuân Hà quê gốc Vĩ Dạ (Huế), hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
    Tốt nghiệp khoá 4 Trường viết văn Nguyễn Du. Hiện là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội điện ảnh Việt Nam.
    Các tác phẩm đã xuất bản:
    - Tập truyện ngắn Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào (NXB Văn học - 1992)- Tập truyện ngắn Bầy hươu nhảy múa (NXB Văn học - 1994)- Tập truyện ngắn Cổ tích cho tuổi học trò (NXB Kim Đồng - 1994)- Tập truyện dài Chiếc hộp gia bảo (NXB Kim Đồng - 1997)- Tập truyện ngắn Kẻ đối đầu (NXB Hội nhà văn - 1998)- Tập truyện dài Chuyện ở rừng sồi (NXB Trẻ - 1998, NXB Kim Đồng - 1999)- Tập truyện ngắn Giá nhang đèn và những chuyện khác (NXB Hà Nội - 1999)- Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (NXB Phụ nữ - 2002)
    Các giải thưởng:
    1997 - giải C kịch bản điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam1998 - giải sách hay của NXB Hội nhà văn.1999 - giải khuyến khích kịch bản điện ảnh 2000 của Cục Điện ảnh2000 - giải C kịch bản điện ảnh của Điện ảnh Quân đội.2001 - giải nhất truyện ngắn Báo Thiếu Niên.2002 - giải khuyến khích kịch bản điện ảnh của Cục Điện ảnh và giải B Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật VN với tập ''''Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà''''.
    Theo Tin Nhanh VN
  5. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Ba tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn


    Đó là tác phẩm của hai tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới Georger Simenon (Kẻ thủ phạm, Thanh tra Megrê và tên chỉ điểm) và Agatha Christie (Thế giới ngầm) vừa được NXB Công an Nhân dân ấn hành. Agatha Christie từng được mệnh danh là ?onữ hoàng truyện trinh thám thế giới? với loạt truyện về chàng thám tử Hercule Poirot tài hoa, thông thái, đã thắng mọi âm mưu của những kẻ đại diện cho một thế giới tội ác.
    Còn Georger Simenon từng được biết đến là tác giả có tác phẩm dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất thế giới, gồm gần 600 triệu bản được in (theo thống kê của Liên Hiệp Quốc) với các tuyến nhân vật đa dạng và bối cảnh địa lý trải dài trên nhiều nước.
    Tiểu thuyết Thế giới ngầm là hành trình thám tử Poirot đấu tranh với một thế lực, giấu mặt cùng những âm mưu đen tối và hiểm ác. ?oBộ tứ thế giới ngầm? tập hợp 4 ?onhân vật số một? gồm: một người đàn ông Trung Quốc, một tỉ phú người Mỹ, một nữ nghiên cứu khoa học người Pháp và một nghệ sĩ sân khấu người Anh. Hệ thống gián điệp xuyên quốc gia này, đe dọa rất nhiều công dân với ý đồ thiết lập một nền độc quyền trên toàn thế giới, bọn chúng dùng địa vị xã hội và tiền bạc gây ra những thảm họa khủng khiếp dưới đáy biển châu Mỹ, những tai nạn của ngành hàng không, cả việc chuẩn bị cho chiến tranh và tuyên truyền bạo lực của chủ nghĩa cực đoan... Lần đầu tiên thám tử Poirot gặp phải đối thủ đáng gờm và có lúc chúng đã làm cho chàng thám tử rối trí. Thất bại thảm hại liên tục xảy ra với thám tử, ngày càng nhiều người vô tội bị giết chết bởi ham muốn cai trị thế giới của ?obộ tứ?. Nhưng từ đó, Poirot đã dựng nên một ?ovở kịch giả chết? với đám tang của chính mình để dụ kẻ thù ?oxuất đầu lộ diện?...
    Nếu như Thế giới ngầm hấp dẫn bạn đọc bởi những tình huống bất ngờ, thì hai tác phẩm của Georger Simenon lôi cuốn người đọc qua ngòi bút khắc họa tinh tế tính cách và tâm lý nhân vật. Thanh tra Megrê và tên chỉ điểm kể về một vụ án mạng, mà nạn nhân là một chủ nhà hàng ở một khu gò Mác-mông đầy tội phạm của nước Pháp. Kẻ giết người, thật bất ngờ, chính là người vợ và người bạn thân của một tên cướp, đơn giản chỉ vì bọn chúng cặp bồ với nhau và mong chiếm đoạt tài sản. Nhưng dựa vào đâu thanh tra Megrê có thể tìm ra thủ phạm vì mọi bằng chứng không thể cho thấy điều gì? Thanh tra Megrê đã dùng cách khai thác thông tin từ những kẻ thù của tên tội phạm để phanh phui tội ác.
    Lôi cuốn và sâu sắc hơn là tiểu thuyết Kẻ thủ phạm. Frank mới 18 tuổi, nhưng hắn đã mang một khuôn mặt cay đắng và u buồn vì có một tuổi thơ nghèo khổ, hiện tại lại sống trong một ổ điếm vì nhà ở là nơi mẹ hắn hành nghề chăn dắt gái... Frank đã giết hai mạng người chỉ vì những ham muốn trẻ con, muốn khẳng định mình và ?othưởng thức? một cảm giác lạ lẫm... Từ đó, gã trở thành một con người ghê tởm, hết ngủ với cô điếm này đến cô điếm khác và sẵn sàng nhường bạn gái cho bạn thân... Với tài năng của các thám tử, cuối cùng hắn đã bị bắt. Qua hàng tháng trời, cảnh sát đã dùng mọi biện pháp, kể cả nhục hình hòng bắt Frank phải thú nhận tội, nhưng Frank vẫn không hề hé răng. Cuối cùng, chính tình yêu với cô Missi đã thức tỉnh con người chai cứng. Gã đã thú nhận tất cả tội lỗi với cảnh sát; ông bố của cô Missi đồng ý cho hai người làm đám cưới. Đêm tân hôn của Frank chỉ có mình hắn trong phòng biệt giam. Trước ngày bị xử bắn, Frank đã yêu và được yêu. Chính những giây phút cuối đời, Frank mới cảm thấy thanh thản và trở thành một con người đúng nghĩa. Một cái kết rất lạ và chan chứa tình người.
    Tính chất hồi hộp, hấp dẫn và gay cấn được phản ánh đa dạng ở cả ba tiểu thuyết trinh thám này, đưa bạn đọc đến với những câu chuyện về mọi thành phần xã hội, kẻ tốt, người xấu... nhưng cuối cùng đều khẳng định chân lý: Cái thiện sẽ chiến thắng cái gian tà trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
    Nguyễn Trâm Anh
    Báo NLĐ
    Được hoanghoatientuu sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 31/08/2003
    Được hoanghoatientuu sửa chữa / chuyển vào 19:53 ngày 31/08/2003
  6. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Nêu nguồn gốc những bài viết này cụ thể và chính xác hơn thì tốt. Nếu không thì hiệu quả kém cực. Người đọc không chỉ đọc nội dung của nó, biết ai viết, đăng ở đâu mà chứng thực. Hình như bài về Vi Thuỳ Linh là do NTS viết? Theo TTVN là sao?
  7. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục nào !
    Phát động cuộc thi viết truyện ngắn cho HSSV
    Nhà Xuất bản Giáo dục và Hội Nhà văn Việt Nam vừa phát động cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
    Nội dung của cuộc thi tập trung vào các đề tài: quan hệ thầy trò, gia đình, bạn bè; tuổi trẻ với công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, sự lựa chọn nghề nghiệp, ứng xử với cộng đồng xã hội; ý thức đấu tranh với các tệ nạn xã hội, đấu tranh với những hành vi phá hủy môi trường, cảnh quan thiên nhiên?
    Cuộc thi nhận bài từ 1-9-2003 và kết thúc vào 25-8-2004 (theo dấu bưu điện) ở địa chỉ: 25 phố Hàn Thuyên - Hà Nội. Cuộc thi có nhiều thưởng: giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng; giải nhất 20 triệu đồng; giải nhì 15 triệu đồng; giải ba 10 triệu đồng; giải khuyến khích 5 triệu đồng.
    Báo SGGP
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  8. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    "Nghìn lẻ một đêm" - bản dịch mới hoàn chỉnh nhất
    Trong kho tàng văn học thế giới, "Nghìn lẻ một đêm" được coi là một trong những tác phẩm kinh điển, một công trình sáng tạo phong phú và hoàn mỹ. Người A Rập tự hào gọi "Nghìn lẻ một đêm" là tác phẩm vĩ đại bậc nhất trong nền văn học của họ. Độc giả có thể hình dung rõ nét và sinh động cái thế giới muôn mặt của đời sống xã hội A Rập thời trung cổ, thông qua trí tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề khác lạ, cốt truyện ly kỳ, tình tiết bất ngờ, nhân vật muôn vẻ và khung cảnh muôn màu của hàng trăm câu chuyện trong "Nghìn lẻ một đêm".
    Về hình thức, "Nghìn lẻ một đêm" là một kết cấu hoàn chỉnh, rất đột xuất, bất ngờ trong dẫn dắt mạch truyện, rất phức tạp mà cũng rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện về mặt ngôn ngữ. Đó cũng là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và giá trị bất hủ của bộ sách này.
    Bản in lần thứ 15 bộ sách "Nghìn lẻ một đêm" của Nhà xuất bản Văn học lần này là bản dịch công phu nhất từ trước đến nay. Dịch giả, nhà văn, nhà báo lão thành Phan Quang đã có nhiều bổ sung, sửa chữa, viết lời giới thiệu và đích thân ông sửa morát cho bộ sách này, để mong sao đưa đến độc giả một bản dịch chính thức và hoàn chỉnh nhất.
    Anhdialan lược trích từ báo Lao Động .
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  9. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Hồng Diệu: ?oNhà phê bình văn học cần có năng khiếu, sự say mê và khả năng tự học?
    Trong giới phê bình văn học nước ta hiện nay, Hồng Diệu thuộc độ tuổi trung niên. Anh là người phê bình thơ có uy tín với khả năng thẩm định chín chắn. Chúng tôi trao đổi với anh xung quanh một số vấn đề nóng bỏng của lý luận văn học hiện nay.
    - Nhiều người muốn biết con đường đến với văn học của anh?
    - Khác với một số đồng nghiệp, khi sáng tác không thành thì quay sang lý luận phê bình, tôi trình làng bằng bài viết phê bình thơ. Có điều, để đến với văn học, tôi không được đi đường thẳng mà phải đi đường vòng (nhưng tôi nghiệm ra rằng mỗi cách đi có cái hay, cái dở của nó). Tôi nhập ngũ, được đi nước ngoài học kỹ thuật quân sự, về nước công tác đến mười năm rồi mới chính thức bước vào con đường văn học. Tôi viết vài bài phê bình đăng báo Văn nghệ, sau đó được mấy nơi ngỏ ý ?oxin? về. Tôi chọn Tạp chí Văn nghệ Quân đội và làm việc ở đây cho đến nay.
    - Anh thấy tình hình lý luận, phê bình văn học của ta hiện nay thế nào? Tại sao yếu kém đến vậy?
    - Câu hỏi này rộng quá. Tôi chỉ xin nói mấy ý, theo cách nhìn của mình, và cũng chỉ nói riêng về lĩnh vực phê bình, không đụng đến lý luận và nghiên cứu - dù ba thứ ấy liên quan hữu cơ với nhau. Báo chí ta lâu nay vẫn đăng nhiều bài phê bình, trong đó có những bài của các nhà văn, những bài phê bình ấy phản ánh được một phần cái hay, cái dở của văn chương đương đại. Chỉ có điều, những bài đặc sắc, những bài có ấn tượng còn quá ít. Có một hiện tượng đáng buồn là rất hiếm người chuyên tâm với phê bình, người ta thường chỉ viết theo hứng hay theo ?ođơn đặt hàng?. Các cây bút phê bình chuyên nghiệp (nghĩa là thời gian viết phê bình của họ là chủ yếu) thưa vắng như sao buổi sớm. Thường thì làm phê bình vài ba năm, người ta chuyển sang nghiên cứu cho... yên ổn, vì không có động lực nào giữ người ta gắn bó với phê bình - một công việc có rất nhiều phiền toái.
    - Mấy năm gần đây, phê bình văn học chững lại, nhiều người không bám sát vào sáng tác mà chỉ ham trộ kiến thức góp nhặt ở nước ngoài, lòe độc giả, dọa người yếu bóng vía. Một số khác, viết theo kiểu đấu đá, đọc tác phẩm theo lối dọn vườn. Ngay trong giới phê bình cũng dàn trận đấu, thiếu tôn trọng nhau. Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình có lần đã phải lên tiếng kêu gọi nâng cao văn hóa trong phê bình văn học. Trước tình trạng ấy, theo anh, yêu cầu nào cần được nhấn mạnh trong phê bình văn học?
    - Đúng như anh nói, tình trạng phê bình văn học hiện nay là đáng báo động, Hội nghị lý luận phê bình vừa qua cũng là để giải quyết vấn đề ấy. Nhiều người ham lý luận chay, đó cũng là căn bệnh lười đọc. Theo tôi, lý luận phê bình văn học là phải đi từ thực tế tác phẩm. Tuy nhiên, có nhiều yêu cầu đối với một bài phê bình văn học, một tác phẩm phê bình văn học, nhưng có một yêu cầu không phải nhà phê bình nào cũng coi trọng, đó là chất văn. Chất văn trong phê bình phải qua ngôn ngữ văn học, qua hình tượng, qua cách diễn đạt, qua giọng điệu? thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả để người đọc tiếp nhận chúng một cách dễ dàng, hứng thú. Chất văn cũng là một yếu tố quan trọng để phân biệt phong cách của nhà phê bình này với nhà phê bình khác.
    - Cuối cùng vẫn là phẩm chất của một nhà phê bình, đó là tài phải đi đôi với tâm?
    - Theo tôi, một người phê bình theo đúng nghĩa của nó, ít nhất phải có năng khiếu, sự say mê và khả năng tự học. (Tôi nghĩ điều này cũng đúng với cả người sáng tác nữa). Năng khiếu thì rõ rồi, sự say mê cũng rõ rồi, nhưng khả năng tự học thì không phải người cầm bút nào cũng ý thức được. Có tự học ta mới biết được nhiều điều mà không trường học nào dạy, ta mới biết được mình, biết sở trường, sở đoản của mình, từ đó tạo cho mình một bản lĩnh để làm việc, nhất là trong công việc phê bình lắm khó khăn, phiền hà, rắc rối, chỉ có người thực sự say mê mới làm được. Cũng nên lưu ý: năng khiếu, sự say mê và khả năng tự học mới là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ.
    - Xin cản ơn anh!
    Theo Báo SGGP

    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  10. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thơ là thiên bẩm

    Cuộc trò chuyện sau đây của Huy Cận, Viện sĩ Viện Hàn lâm thế giới, với hai nhà thơ thế hệ sau là Trần Đăng Khoa và Trần Anh Thái đề cập tới những vấn đề thú vị chung quanh Phong trào thơ mới 1932 - 1945, mà ông là một đại biểu đặc sắc.
    Nhà thơ (NT) Trần Anh Thái: Thưa nhà thơ Huy Cận, ở nước ta có một thời kỳ người ta ghẻ lạnh với "cái tôi". Cho tới nay vẫn có người cho rằng "cái tôi" trong thơ mới là "cái tôi" chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ Pháp. Theo ông, đâu là nguồn mạch dân tộc, đâu là sự ảnh hưởng?
    Nhà thơ Huy Cận: Người ta đã bàn khá nhiều về nguồn gốc, giá trị của Thơ mới. Đó là cuộc cách mạng lớn của thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20, sự ảnh hưởng của nó sẽ còn phát sáng sang đầu thế kỷ 21. Về nguồn gốc Thơ mới, ai đó cho rằng nó chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ Pháp là sai, là xuyên tạc. Thơ mới trước hết nhận ảnh hưởng trực tiếp thơ ca dân tộc, thấm đẫm văn hóa Việt Nam, sau đó là văn hóa cổ Á Đông: Trung Quốc, Ấn Độ và sau nữa mới đến ảnh hưởng thơ Pháp, Anh, Đức với những tác giả như Shakespeare, Gớt, Ranh-bo, Véc-len, Bô-đờ-le...
    NT Trần Anh Thái: Như vậy theo nhà thơ, trước khi xảy ra cuộc cách mạng, Thơ mới đã có sự manh nha?
    NT Huy Cận: Đúng như vậy. Sự ra đời chữ "tôi" ở Việt Nam vốn tiềm tàng từ trước những năm ba mươi của thế kỷ 20. Chính "cái tôi" ấy là động lực thúc đẩy cái tôi trong thơ ca phát triển. Có một điều mà ít người phân biệt là chữ "tôi" Việt Nam khác chủ nghĩa cá nhân phương Tây thời Phục Hưng. Cá nhân thời Phục Hưng ra đời đồng thời với chủ nghĩa tư bản; nó ăn khớp, máu thịt với chủ nghĩa tư bản. Khái niệm cá nhân ở nước ta ra đời sau, và nó bắt nguồn từ tinh thần dân tộc được hâm nóng lại bằng các cuộc hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Trong bối cảnh tinh thần dân tộc được hâm nóng, mỗi người đều gắn bó máu thịt với dân tộc, nó làm thức dậy tinh thần văn hóa dân tộc, thúc đẩy ý thức về nền quốc học Việt Nam. Đến đây có thể thấy, "cái tôi" Việt Nam không phải một cá nhân đơn lẻ mà là Cái tôi - Việt Nam; Cá nhân - dân tộc.
    NT Trần Đăng Khoa: Ở ta, có một số nhà thơ ảnh hưởng thơ Pháp. Ví như Xuân Diệu chẳng hạn. Còn Huy Cận thì không. Thơ Huy Cận vẫn thuần hồn cốt dân tộc, nếu có chút phảng phất đâu đó thì có thể là thơ Đường chăng? Câu thơ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" gợi cho người đọc nhớ đến câu thơ Đường "Yên ba giang thượng cử nhân sầu...".
    NT Huy Cận: Hồn dân tộc!
    NT Trần Đăng Khoa: "Lửa thiêng" là tập thơ hay nhất của Huy Cận. Tập thơ ấy có rất nhiều bài đặc sắc. Tôi thích nhất là bài "Tràng giang". Bài thơ có thể xem là toàn bích. Trong "Tràng giang" có một câu khá gần với một câu thơ Đoàn Văn Cừ. Tả bãi bờ trong lúc đang đi bên sông, Đoàn Văn Cừ viết: "Cồn xanh bãi tía kề liên tiếp". Câu thơ thật thà và có phần hơi vụng. Cũng ý ấy, Huy Cận viết: "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng" thì óng nuột hơn nhiều...
    NT Trần Anh Thái: Còn các nhà thơ khác. Thời kỳ Thơ mới có nhiều lớp sóng, thí dụ "lớp sóng" Hàn Mặc Tử. Trước đây người ta chê cũng nhiều, khen cũng không ít, gần đây lại có khuynh hướng đề cao, nhà thơ có nhận xét gì?
    NT Huy Cận: Hàn Mặc Tử là người có tài. Gia đình ông ba đời theo đạo Thiên Chúa. Thơ Hàn Mạc Tử bắt nguồn từ hai nguồn cảm hứng: Đời và Đạo. Hàn Mạc Tử có niềm tin về đạo, có nhiều thơ về đạo, có bài hay như bài: Ave Maria... còn một số bài viết về đạo đi hơi xa "nằm ngoài cảm xúc, ngoài thơ". Thơ đời Hàn Mặc Tử nhiều bài hay hơn. "Trường tương tư" là bài tôi mê. Cái bài "Giữa trời sầu", "Mùa xuân chín", "Gái quê" là những bài hay. Riêng bài "Bẽn lẽn" Hàn Mặc Tử viết là "Trăng nằm bẽn lẽn trên cành liễu", đăng trên báo Phong Hóa, Thế Lữ sửa lại: "Trăng nằm sõng soài trên cành liễu". Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới. Hiện nay có khuynh hướng đề cao quá, tôi không có ý kiến gì.
    NT Trần Đăng Khoa: Chung quanh Hàn Mặc Tử có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Cả khen và chê đều có phần thái quá, tôi có cảm giác nhiều khi sự khen chê này lại nằm ngoài văn học. Dừng lại ở đánh giá của Hoài Thanh là chuẩn nhất. Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch...
    NT Trần Anh Thái: Còn Xuân thu nhã tập (XTNT), đã có một thời người ta bỉ báng. Nhưng lại cũng có ai đó cho rằng: Thơ chỉ có hay và dở chứ không có thơ trung bình. Nếu quan niệm như vậy nhà thơ đánh giá thế nào cho thỏa đáng về tính cách tân của XTNT?
    NT Huy Cận: Một trong những đại biểu của nhóm XTNT là Nguyễn Xuân Sanh - bạn tôi. Vào thời ấy có một số nhà thơ gồm cả Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc... muốn đẩy thơ đi xa hơn nữa. Nghĩ rằng muốn có một cái gì mới hơn Thơ mới. Báo chí đã có nhận xét về XTNT "Chí cao - tài mọn". Tôi cho rằng ý đồ tìm tòi của XTNT không rõ. Câu thơ, bài thơ chủ yếu dùng cách đảo câu, đảo chữ; triết lý không rõ ràng, không gắn với truyền thống văn hóa dân tộc, vì vậy mà thành đạt ít. Ngay một số bài được coi là thành công như "Giọt sương hoa" của Phạm Văn Hạnh, đọc thì thích nhưng lửng lơ không rõ; còn bài "Mầu thời gian" của Đoàn Phú Tứ là bài hay.
    NT Trần Đăng Khoa: Tôi không thích bài thơ này lắm. Vì nó vẫn nghiêng về phía hình thức. Quá dụng công thường làm mất đi sự tự nhiên. Thơ lại rất cần sự giản dị, hồn nhiên. Hình thức phải do nội dung ứa ra. Bài thơ này không phải như vậy. Tôi ngờ lời bình bài thơ này trong "Thi nhân Việt Nam" là của chính Đoàn Phú Tứ viết. Hoài Thanh "đồ" lại. Vì hơi văn không phải hơi Hoài Thanh. Và lời bình cũng không hay. Văn Hoài Thanh là thứ văn siêu thoát. Ông thường nắm bắt hồn vía bài thơ chứ không lẩn mẩn sờ sịt từng con chữ cụ thể. Tất nhiên bài thơ và lời bình bài thơ này có mặt trong "Thi nhân Việt Nam..." lại làm đẹp cho Hoài Thanh. Nhờ nó mà cuốn sách Hoài Thanh đa dạng. Người đọc thấy cái "tông" của ông rất rộng...
    NT Huy Cận: Đúng là bài bình ấy của Đoàn Phú Tứ tự viết. Rồi Hoài Thanh đưa vào tập "Thi nhân Việt Nam"...
    NT Trần Anh Thái: Trở lại với tập thơ "Lửa thiêng". Trên bìa sách tập thơ này có vẽ hình ngọn lửa và người đàn bà khỏa thân, điều này có ý nghĩa gì?
    NT Huy Cận: Hồi ấy tôi nhờ Tô Ngọc Vân vẽ bìa. Lúc đầu Tô Ngọc Vân vẽ người phụ nữ nằm, mặc váy dài. Tôi nói: Tên tập thơ là "Lửa thiêng" - ngang; Xuân Diệu viết lời tựa - ngang; bây giờ đến người đàn bà nằm thì có tới ba ngang. Tôi nghĩ đã có mấy cái ngang thì phải có một cái đứng. Hơn nữa người đàn bà tượng trưng cho sự sáng tạo phải là người đàn bà đứng. Vả lại, tôi thích chiêm ngưỡng người phụ nữ ở tư thế đứng, nó đẹp, lung linh hơn!
    NT Trần Đăng Khoa: Bài thơ "Buồn đêm mưa" của nhà thơ sao không bỏ chữ "buồn", vì nỗi buồn tự nó nói ra, thêm "buồn" vào làm gì.
    NT Huy Cận: Tôi viết bài thơ ấy năm 1938 ở đê Yên Phụ. Lúc ấy tâm trạng rất buồn: "Tai nương nước giọt mái nhà; Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn; Nghe đi rời rạc trong hồn; Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...".
    NT Trần Anh Thái: Còn bài thơ "Với bàn tay ấy" đăng báo Phong Hóa vào mùa hè 1935 Xuân Diệu có tặng đề Ranh-bo Véc-len. Huy Cận và Xuân Diệu là hai người bạn thân, lời đề tặng ấy có ý nghĩa gì?
    NT Huy Cận: Vào tháng 9-1936, tôi mới gặp Xuân Diệu ở trường Quốc học Huế, khi ấy mới biết nhau. Vì tôi thích bài thơ ấy nên Xuân Diệu tặng tôi chứ không dính dáng gì đến tình bạn của chúng tôi!
    NT Trần Anh Thái: Gần đây một số tờ báo công bố những câu thơ, đoạn thơ Huy Cận tặng Xuân Diệu. Điều này có người bảo là tốt, có người cho là hạ thấp Xuân Diệu, theo nhà thơ?
    NT Huy Cận: Các nhà thơ tặng thơ, sửa thơ, góp ý về thơ cho nhau là chuyện bình thường. Thí dụ trong bài "Với bàn tay ấy" Xuân Diệu viết câu thơ "Một tối đầy". Thế Lữ sửa lại là "Một tối đây". Từ "đây" hay hơn hẳn. Một lần Xuân Diệu viết một bài thơ "Thu". Câu đầu của khổ thứ hai là "gió thầm, mây lặng, dáng thu xa" đến câu thơ thứ hai thì Xuân Diệu bí quá nên đề tạm là "tí tị, ti ti tỉ tĩ tì", cốt để giữ âm điệu rồi ông tiếp tục viết câu thứ ba, thứ tư. Huy Cận góp ý: "Diệu cứ đọc một câu mà mình nghĩ theo ý muốn vào câu thứ hai". Thế là Xuân Diệu đọc: "Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà". Và khổ thơ trọn vẹn là:
    Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
    Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà
    Buồn ở sông xanh nghe đã lại
    Mơ hồ trong một tiếng chim qua.
    Huy Cận nghe xong thốt lên: "Hay rồi!". Lúc ấy Xuân Diệu còn chưa tin đó là câu thơ hay, nhưng hai ngày sau Xuân Diệu công nhận là câu thơ ấy hay thật.
    NT Trần Anh Thái: Trong tập "Lửa thiêng" chỉ có tám bài thơ lục bát, bài nào cũng toàn bích, nhà thơ có bí quyết gì?
    NT Huy Cận: Ấy là bản năng thơ, tôi không có bí quyết gì, không có lý luận gì, thơ là thiên bẩm.
    NT Trần Anh Thái: Cảm ơn nhà thơ Huy Cận!
    Tin từ bộ văn hoá thông tin
    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 08/09/2003

Chia sẻ trang này