1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và mùa hè định mệnh
    Mùa hè năm 1988 là mùa hè cuối cùng của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Đó là khoảng thời gian mà Lưu Quang Vũ làm việc hối hả, với năng suất phi thường, la?m việc như biết mình sắp bị giời bắt đi. Đó cũng là mùa hè Xuân Quỳnh phải nằm viện, trái tim nhỏ bé của chị nặng trĩu những dự cảm ưu phiền... tôi xin giới thiệu nhưfng chi tiết chưa nhiê?u ngươ?i biết vê? nhưfng nga?y cuối cu?ng cu?a anh chị. Ba?i viết của nha? báo Lưu Quang Định, em ruột cu?a Lưu Quang Vuf .
    ----------------
    Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi bước vào sân khấu - năm 1980 với vở ?oSống mãi tuổi 17? - cho đến khi nằm xuống, Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, hầu hết đã được dàn dựng. Đó là còn chưa kể hàng trăm bài thơ, truyện ngắn, bài báo... Người ta vẫn thường hỏi Lưu Quang Vũ lấy đâu ra thời gian, năng lượng để hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ như vậy trong một thời gian ngắn như vậy? Ngay cả bạn bè, đồng nghiệp, ngay cả những người thân trong gia đình nhiều lúc cũng không trả lời nổi câu hỏi đó.
    Đặc biệt, trong năm cuối cùng, mùa hè cuối cùng của đời mình, Lưu Quang Vũ làm việc hối hả hơn bao giờ hết. Sau khi Lưu Quang Vũ mất, trên bàn làm việc của anh vẫn còn để một mảnh giấy nhỏ, trong đó anh ghi: ?oCông việc phải làm từ tháng 8 tới tháng 12 (1988)?, với tên 8 vở kịch, một tập thơ cùng một số công việc khác. Cho đến khi mất, nghĩa là chỉ trong vòng một tháng kể từ khi viết mảnh giấy, anh đã kịp thực hiện và đưa lên sàn diễn trọn vẹn 3 vở: Trái tim trong trắng (đoàn Kịch Hải Phòng và Đoàn Chèo Hà nam Ninh dựng), Lời thề thứ chín (Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng 1988), Điều không thể mất (Nhà hát Tuổi trẻ, Đoàn Kịch Quân khu II dựng 1988). Vở thứ tư - Chim sâm cầm không chết ?" đã viết xong cảnh cuối, Đoàn kịch Hải Phòng đã nhận dàn dựng. Và nếu như không ra đi đột ngột thì rất có thể Lưu Quang Vũ đã có cơ hội ?ohoàn thành kế hoạch năm?, viết nốt 4 vở còn lại: Bồ câu biển, Trà hoa nữ, Thủ tục làm người sống... Cũng trong năm 1988, ngoài mấy vở trên, anh còn viết một loạt vở nữa như Đôi đũa kim giao (Đoàn ca múa Hà Nam Ninh dựng), Ông không phải bố tôi (có 4 đoàn dựng), Linh hồn của đá (Đoàn Chèo Hải Phòng dựng), Bệnh sĩ (Nhà hát kịch Trung ương dựng)...


    Mùa hè năm đó tôi mới 22 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai ở Liên xô cũ, được về phép. Sau mấy năm xa nhà, thấy HN có một số thay đổi: Chế độ tem phiếu đã bị bãi bỏ. Đồ đạc có vẻ nhiều hơn, nhưng điện vẫn thường xuyên mất, cuộc sống nhìn chung vẫn rất vất vả. Gia đình tôi sống trong một căn phòng ở gác hai số nhà 96 phố Huế. Anh Vũ, chị Quỳnh, Kít (Lưu Minh Vũ) và Mí (Lưu Quỳnh Thơ) sống trên tầng ba, trong một căn phòng rộng 6,5 mét vuông. Suốt mùa hè đó, thường thường tôi chỉ gặp Lưu Quang Vũ lúc sáng sớm, hoặc lúc 1,2 giờ sáng. Còn cả ngày anh đi vắng suốt. Lịch làm việc của anh bao giờ cũng dày đặc. Có ngày sáng anh lên Hà Bắc dựng kịch, chiều về Nhà hát kịch đọc vở mới với đạo diễn, tối lại đi Hà Tây xem duyệt vở. Có khi nửa đêm về đến nhà, anh uống vội cốc cà phê rồi lại ngồi vào bàn viết. Nhiều lúc chị Quỳnh bảo với mẹ tôi: ?oMẹ phải can anh Vũ giúp con, anh ấy làm việc chẳng kể gì đến sức khoẻ cả.? Mẹ tôi cũng thường nói với anh ?ocon làm gì cũng phải giữ lấy sức khoẻ?. Những lúc đó, anh thường bảo: ?oCon cũng biết thế nhưng mình cố một chút thì đoàn có vở dựng, mấy chục con người có công ăn việc làm...? Anh Vũ là người rất mê bóng đá nhưng giải EURO năm đó tôi thấy hầu như anh không còn thời gian để xem. Chị Quỳnh cũng ?omiễn? mọi việc nhà cho anh, không phải xuống tầng 1 xếp hàng xách nước lên tầng 3. Hồi đó nước sinh hoạt ở HN là một vấn đề rất cơ cực.
    Nhà tôi mùa hè đó lúc nào cũng có một vài ông khách ?" là người của các đoàn - đến ?ođòi? kịch bản. Mới bảnh mắt, vừa mở cửa ra đánh răng, rửa mặt đã thấy có người đứng đợi. Có người ý tứ, anh Vũ vắng nhà thì đứng ngoài cầu thang chờ. Nhưng cũng có người cứ ngồi lì trong nhà, uống hết tuần chè này sang tuần khác, đốt thuốc khói um nhà. Dường như họ nghĩ làm vậy thì gia đình Lưu Quang Vũ sẽ sốt ruột, anh sẽ chóng phải về hơn. Nhiều hôm thương anh, chúng tôi buộc phải nói dối là anh đi vắng. Khách vẫn kiên nhẫn đứng chờ bên ngoài. Anh Vũ khoá trái cửa, ngồi trong nhà viết, muốn ho cũng không dám ho. Có ông khách đứng nấp ở cầu thang. Một lúc thấy anh Vũ lò dò ra bèn reo toáng lên, xồ tới như bắt được thằng kẻ trộm.


    Các đoàn đều săn đón vở của anh. Mà tính anh Vũ thì lại cả nể, với ai cũng hứa. Hứa rồi bận quá không thực hiện được lời hứa. Khi người ta đến lại phải lỡ hẹn, hoặc phải nói dối. Có người bị anh hẹn đi hẹn lại ba bốn lần. Thành ra anh bị mang tiếng là hay nói dối. Thực ra thì anh không định nói dối mà chỉ do quá bận bịu. Có người - như đạo diễn NSND Phạm Thị Thành ?" thì thông cảm và gọi đó là ?okiểu nói dối đáng yêu?. Nhưng có người ?" như cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi - nhiều lúc phát cáu lên, nói với chị Quỳnh: ?oHay là Vũ không muốn làm việc với tôi nữa thì cứ nói thẳng ra. Việc gì cứ phải lỡ hẹn như vậy?!...? Chị Quỳnh lại phải xin lỗi, giải thích mãi.
    Anh Vũ thì bận túi bụi như vậy, còn chị Quỳnh mùa hè năm đó sức khoẻ giảm sút rất nhiều. Tháng 3 năm 1988 chị được cử tham gia Ban Giám khảo Liên hoan phim toàn quốc ở Nha Trang. Trên đường đi, chiếc xe chở cả đoàn đang qua cầu bỗng bị lật. Trong tấm ảnh ghi lại vụ tai nạn đó, chiếc xe khách nằm 1/3 trên thành cầu, còn 2/3 lửng lơ trong khoảng không. Thật hú vía! Rồi đến tháng năm, chị thường thấy khó thở, thỉnh thoảng ngực trái lại dội lên những cơn đau rất lạ. Vào viện khám, bác sĩ bảo tim chị có vấn đề. Xuân Quỳnh phải nằm viện hai tháng trời. Khi tôi về phép thì chị đã ra viện, nhưng sắc mặt kém đi nhiều so với một năm trước đó, khi tôi gặp chị ở Matxcova trong đoàn nhà văn VN sang học tại Trường viết văn Gorki. Tính chị vẫn vui, vẫn hay đùa, nhưng nhiều lúc trong câu chuyện thấy ánh mắt chị thảng thốt, như nhìn vào đâu đâu. Xuân Quỳnh đã từng có hẳn một bài thơ viết về trái tim, bài Tự hát: ?oChẳng dại gì em ước nó bằng vàng/Trái tim em anh đã từng biết đấy/Anh là người coi thường của cải/Nên nếu cần anh bán nó đi ngay... Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt đời thường ai chẳng có/Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi....? Oái ăm thay, trái tim chan chứa tình yêu thương đó giờ lại đang đau. Chị Quỳnh làm dâu trong nhà tôi đã mười lăm năm, thật sự cả mấy anh em chúng tôi đều coi chị như chị ruột. Chúng tôi vẫn nhớ ngày anh chị mới về với nhau, tài sản giá trị nhất chỉ là chiếc phích nhỏ. Những ngày hè nóng cháy, chị đi giặt ở cái máy nước công cộng ngoài phố Trần Nhân Tông về, cái chậu quần áo to tướng vẹo một bên người. Những ngày Tết chị ngồi gói bánh chưng. Thời cấp ba chị đèo tôi lên nhà thầy Trần Nhật Minh xin học thêm môn văn... Vậy mà giờ đây, khi anh Vũ bắt đầu ổn định thì chị lại đau yếu. Chắc để cho không khí trong nhà đỡ nặng nề, mọi người lúc đó thường tránh nói về bệnh tật của chị. Vì vậy tôi cũng không biết bệnh chị nghiêm trọng đến mức nào. Mãi về sau này, mẹ tôi mới kể là lúc đó, anh Vũ đã nói với bà: ?oBác sĩ bảo bệnh tim của Quỳnh rất nặng. Nếu chăm sóc tốt thì cũng chỉ sống được vài ba năm nữa thôi, phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt?...


    Về con cái của anh chị, năm đó cũng đã lớn khôn nhiều. Tuấn Anh ?" con riêng chị Quỳnh - đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, xin được vào làm ở Thông tấn xã. Kít đang học Sân khấu Điện ảnh. Đặc biệt lớn là Mí. Nó không còn bầu bĩnh, để tóc dài giống con gái như hồi nhỏ, mà cao vổng lên, chân tay lòng khòng, lại đang vỡ giọng. Nhưng Mí vẫn rất ngoan và học giỏi. Chị Quỳnh thường khoe nó rất tiết kiệm, bố cho tiền ăn phở sáng thì cu cậu chỉ ăn xôi. Mí chăm làm việc nhà, ngày nào cũng xách nước, nấu cơm giúp mẹ. Lúc rảnh thì mua vé rủ bà nội đi xem phim. Nó vẫn chơi guitare rất hay, vẽ và viết truyện ngắn đều, thỉnh thoảng lại thấy được đăng báo. Tôi đặc biệt ấn tượng với một bức tranh của Mí, vẽ một lọ hoa màu tím, đến giờ vẫn treo trên tường nhà tôi. Ấn tượng bởi đó là một bức tranh rất buồn và già dặn, như không phải là của một cậu bé 13 tuổi.
    Cũng mùa hè năm đó, anh Vũ chị Quỳnh có một tin vui : Được Hội Nhà văn phân nhà, một căn hộ hai phòng trên tầng ba khu tập thể Ngọc Khánh. Tôi đã một lần đạp xe đèo chị Quỳnh lên xem nhà. Đi đường Kim Mã, rồi rẽ trái. Hồi đó chưa có đường Liễu Giai, phải dắt xe đạp vượt qua những đống đất đá lổn nhổn mới tới khu tập thể. Chị Quỳnh tấm tắc: ?oRộng quá, ở thế nào cho hết!? Thực ra diện tích nhà tổng cộng chỉ hơn 40 mét vuông thôi , nhưng so với cái chuồng cu 6 mét mà anh chị đang ở thì quả là rộng thật. Rồi chị tính chỗ này kê giường, chỗ kia kê tủ. Suốt bao nhiêu năm, chưa bao giờ anh Vũ chị Quỳnh có giường bởi vì nhà quá chật, không đủ chỗ kê. Chỉ tiếc là chưa kịp dọn về căn hộ mới, chưa kịp nằm trên chiếc giường mơ ước ấy, anh chị đã ra đi...


    Thấm thoắt thế mà đã sắp hết hè. Tôi nhớ cái tuần cuối cùng trước ngày tôi trả phép, cùng lúc có hai vở kịch của anh Vũ chuẩn bị công diễn. Vở đầu là Bệnh sĩ, một hài kịch cười ôm bụng từ đầu đến cuối. Vở thứ hai là Lời thề thứ chín, đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng. Hôm chạy suốt vở này lần đầu, anh Vũ chở tôi vào Mai Dịch xem. Hai anh em đi trên chiếc xe Peugeot 103 màu đỏ, anh Vũ vừa mua cách đó mấy hôm. Dọc đường đi, anh nói chuyện với tôi rất nhiều, về Mí, về sức khoẻ chị Quỳnh, về những chuyện tức cười hồi anh đi Liên xô. Anh bảo: ?oĐịnh và Bi (thằng em út nhà tôi) ở bên đó cứ yên tâm học cho thật giỏi, ở nhà mẹ đã có anh Vũ chị Quỳnh lo chu đáo. Năng viết thư cho mẹ đỡ mong. Khi nào Định cần gì bảo anh Vũ sẽ mua gửi sang...? Tôi kém anh Vũ tới mười tám tuổi. Vừa học xong phổ thông thì tôi đi xa, nên ngoài lúc thư từ, chẳng mấy khi anh nói chuyện với tôi như với một người lớn thế này. Rồi một cơn mưa rào xối xả ập đến. Anh Vũ lấy trong xắc ra một tấm nylon nhựa choàng cho cả hai anh em rồi lại phóng đi. Vào đến Mai Dịch thì ướt lướt thướt hết cả...
    Ngày 23/8, mẹ tôi cùng mấy cụ trong tổ hưu đi Sài Gòn chơi. Từ sáng sớm anh Vũ đã xuống chào mẹ và nói: ?oHôm nay con bận đi làm việc nên không tiễn mẹ được. Khi nào mẹ ra con sẽ đi đón.? Miệng nói như vậy, tay anh cầm bút viết lên cuốn lịch treo tường dòng chữ: 8/9 mẹ ra, có mặt? Ngày 25/8, tôi bay trở lại nước Nga. Hôm đó anh Vũ cũng đi vắng đâu. Xe sắp chuyển bánh lên Nội Bài thì chị Quỳnh và Mí chạy về. Tôi đã ngồi trong xe, chị Quỳnh đứng ngoài nắm lấy tay tôi, cười: ?oHôm nào anh chị đi Liên xô, Định lại dẫn ra chụp ảnh ở Quảng trường Đỏ nhé...? Có ngờ đâu đó là những lời cuối cùng chị Quỳnh nói với tôi.


    Ngày 27/8, anh Vũ và hoạ sĩ Doãn Châu xuống làm việc với đoàn kịch Hải Phòng, đưa cả chị Quỳnh, Mí và gia đình anh Doãn Châu đi cùng, tranh thủ kết hợp cho trẻ con tắm biển Đồ Sơn trước khi bước vào năm học mới. Chiều 29/8 trở về, vừa qua đầu cầu Phú Lương thì tai nạn xảy ra.
    Ba ngày sau, tôi mới biết tin. Hôm đó tôi sang trường Bưu điện chơi. Vừa vào phòng một anh bạn nghiên cứu sinh thì thấy mắt anh đẫm nước, rồi bảo: ?oXin chia buồn với Định?. Tôi ngớ người chẳng hiểu gì cả. Anh đưa cho tôi tờ báo Nhân dân, ở trang 8 có một ô nhỏ đóng khung bắt đầu bằng hai chữ :Tin buồn...
    Đã 15 năm trôi qua. Có thể thời gian đã mài mòn bớt những sắc cạnh so với ban đầu, nhưng nỗi đau thì vẫn là nỗi đau. Anh Vũ có một vở kịch tên là ?oMùa hạ cuối cùng?, một vở rất nhiều chất thơ, do Nhà hát Tuổi trẻ dựng. Chí Trung, Đức Hải, Lan Hương, Minh Hằng... lúc đó đóng vai các cô cậu học sinh lớp 10, đều trẻ măng. Đã bao nhiêu năm, tôi vẫn nhớ vở kịch đó. Cũng như tôi không thể nào quên được cái ?omùa hạ cuối cùng? đó. Không phải là người mê tín nhưng tôi thấy dường như có cái gì như là định mệnh. Anh Vũ đã làm việc ngày đêm hối hả, như biết rằng mình sắp bị giời bắt đi. Còn chị Quỳnh thì trái tim trĩu nặng bao nhiêu lo lắng. Chỉ có một điều an ủi duy nhất là ngay cả cái chết, cái chết định mệnh, phũ phàng cũng không thể chia lìa anh chị.

    Lưu Quang Định
    9.2003
  2. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Hai bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
    viết trong mùa hè năm 1988
    Thư viết cho Quỳnh trên máy bay
    Lưu Quang Vũ
    Có phải vì mười lăm năm yêu anh
    Trái tim em đã mệt?
    Cô gái bướng bỉnh
    Cô gái hay cười ngày xưa
    Mẹ của các con anh
    Một tháng nay nằm viện
    Chiếc giường trắng, vách tường cũng trắng
    Một mình em với giấc ngủ chập chờn
    Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn
    Trái tim lỡ yêu người trai phiêu bạt
    Luôn mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa không có thật
    Vẫn là gã trai nông nổi của em
    Người chồng đoảng của em
    15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài
    Người yêu ơi
    Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?
    Thôi đừng buồn nữa, đừng lo phiền
    Rồi em sẽ khoẻ lên
    Em phải khoẻ lên
    Bởi ta còn rất nhiều dặm đường phải đi
    Nhiều việc phải làm nhiều biển xa phải tới
    Mùa hè náo động dưới kia
    Tiếng ve trong vườn nắng
    Và sau đê sông Hồng nước lớn
    Đỏ phập phồng như một trái tim đau
    Từ nơi xa anh vội về với em
    Chiếc máy bay dọc sông Hồng
    Hà Nội sau những đám mây
    Anh dõi tìm: đâu giữa chấm xanh nào
    Có căn phòng bệnh viện nơi em ở?
    Trái tim anh trong ngực em rồi đó
    Hãy giữ gìn cho anh
    Đêm hãy mơ những giấc mớ lành
    Ngày yên tĩnh như anh luôn ở cạnh
    Ta chỉ mới bắt đầu những ngày đẹp nhất
    Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
    Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
    Tấm màn nhung đỏ thắm
    Mới bắt đầu kéo lên
    Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc
    Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát
    Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
    Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh...
    7/5/1988
    Thời gian trắng
    Xuân Quỳnh
    Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ
    Những vui buồn khao khát đã từng qua
    Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ
    Con đường gạch ao bèo hoa tím ngát
    Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
    Những mùa hè chân đất, tóc râu ngô
    Quá khứ em không chỉ ngày xưa
    Mà ngay cả hôm nay là quá khứ
    Quá khứ của em ngoài cánh cửa
    Gương mặt anh, gương mặt các con yêu...
    Em ở đây không sớm không chiều
    Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng
    Trái tim buồn sau lần áo mỏng
    Từng đập vì anh vì những trang thơ
    Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ
    Chỉ có đập cho em mình em đau đớn
    Trái tim này chẳng còn có ích
    Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè
    Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia
    Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện
    Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết
    Ngày với đêm có phân biệt gì đâu
    Gương mặt người nhợt nhạt như nhau
    Và quần áo một màu xanh ố cũ
    Người ta khuyên ?olúc này đừng suy nghĩ
    Mà cũng đừng xúc động, lo âu?
    Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu
    Dường trong suốt một màu vô tận trắng
    Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc
    Tới thăm em, rồi anh lại ra đi
    Đôi mắt lo âu, lời âu yếm xẻ chia
    Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ
    Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa
    Của con đường, trang viết, câu thơ
    Mùa vải thiều lại tới mùa dưa
    Mùa hoa phượng chắc rơi hồng mái phố
    Đường cuốn bụi bờ đê tràn ngập gió
    Những phố phường lầm lụi với lo toan.
    Dù cùng một thời gian, cùng một không gian
    Ngoài cánh cửa với em là quá khứ
    Còn hiện tại của em là nỗi nhớ
    Thời gian ơi sao không đổi sắc màu.
    6/1988
    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 08/09/2003
  3. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Văn tự tấm lòng

    So với các nhà văn cùng thời như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng... thì Kim Lân (ảnh bên) là người viết ít, nhưng chỉ với một vài tác phẩm độc đáo và bất hủ như "Làng", "Vợ nhặt", ông đã được người trong giới và bạn đọc coi là "thần viết". Sau đây là cuộc trò chuyện về văn chương của ông với nhà văn Trung Trung Đỉnh và nhà thơ Trần Anh Thái.

    Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Độ này con thấy ông khỏe ra, không biết còn ham chơi với bọn trẻ nữa không, có viết gì mới nữa không?
    Nhà văn Kim Lân: Lạy thánh mớ bái, người anh em ?ođếch? viết được nữa. Mấy hôm nay cái anh thời tiết dở chứng, cơn hen kéo lên, người nó nhọc. Độ rày văn chương xôm trò đấy nhỉ. Cánh chúng tớ nói ?ođếch? gì được.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Thưa nhà văn, thời chiến khu, cái thời ?orừng xanh, núi đỏ? ấy đối với lớp trẻ vẫn còn nhiều điều chưa biết. Bao nhiêu chuyện của Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác chưa viết hết lên trang giấy, chưa nói được ra?
    Nhà văn Kim Lân: Có nhẽ như thế thật. Người viết văn nào mà chả có nỗi niềm, nhiều tâm sự, việc đời cũng còn dằn vặt lắm.
    Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Ông lên rừng từ hồi nào nhỉ, truyện "Đứa con người vợ lẽ? in từ năm 1942, lúc ấy ông còn là anh thợ sơn guốc?
    Nhà văn Kim Lân: Chuyện mình viết văn, lên chiến khu cùng với Nguyên Hồng gian nan lắm. Mình dân làng chợ Dầu, tỉnh Bắc Ninh, thích vẽ và mê đóng kịch. Dân làng mình là dân buôn bán. Làng sát bên ga tàu, bến ô-tô, chợ búa nhộn nhịp suốt ngày, nói như thời nay là "thông tin" thời sự cũng rất gần gũi. Vì thế cái làng mới rộn rịp, mới có chạm khắc, kịch cọc, hội họa... Nếu đẻ ra ở một vùng hẻo lánh, có khi mình cũng chỉ là cái anh hát chèo, vẽ truyền thần nhì nhằng.
    Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Nguyên Hồng hồi ấy đã viết "Bỉ vỏ", "Những ngày thơ ấu", "Bảy Hựu"... buổi đầu gặp Nguyên Hồng, ông thấy thế nào?
    Nhà văn Kim Lân: Hồi ấy mình nhận đóng một vai trong vở kịch "Cái tủ chè". Trụ sở là nhà một cô đầu, nhân tình của ông chủ nhà máy dệt Hà Đông, thích văn nghệ, muốn đóng vai Mạnh Thường Quân. Ở đây, mình gặp mấy ông văn nghệ sĩ gương mặt phờ phạc, mệt mỏi trộn lẫn với đủ thứ mùi hôi hôi, gây gây của chiếu giường ẩm ướt và bàn đèn thuốc phiện. Mình thấy sờ sợ, dầu lòng khâm phục văn chương nhưng đã nghĩ tới việc bỏ về. Đúng lúc ấy thì Nguyên Hồng đến, xuề xòa trong bộ quần áo nâu, da dẻ sắt lại như một anh thợ cày. Ông ấy giản dị, tự nhiên, nồng nhiệt nên đã chiếm đoạt hồn mình; từ đấy chúng mình gắn bó với nhau. Truyện nào mình viết Nguyên Hồng cũng góp ý. Anh đưa mình về Hội Văn hóa cứu quốc, làm báo, làm trường, làm trại. Nguyên Hồng lúc thường tất bật, vội vàng, qua quýt nhưng khi viết lại cẩn trọng, thành kính như một tín đồ đến trước bàn thờ Chúa. Chữ anh viết như cào xuống giấy, nét chữ to, đậm, gãy góc xô vào nhau gập ghềnh xốc lên, dằn xuống. Tính Nguyên Hồng bạn bè đều biết cả. Anh say sưa, vồ vập; cái gì cũng quá một tý, lúc bộc trực, lúc sôi nổi, nhạy cảm, bộc lộ hết cả ra. Anh rất hay khóc. Gặp một người bạn, đọc một bài thơ, chỉ một xúc động nhỏ anh đã rơi nước mắt, thương quá, kính trọng quá.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Truyện ngắn đầu tiên được đăng báo nhà văn có nghĩ mình thoát khỏi nghề sơn guốc. Nhuận bút thời ấy chắc cũng kha khá?
    Nhà văn Kim Lân: Mình học hành chẳng ra làm sao. Đang học dở lớp nhất thì bố mất, mình bỏ đi xa kiếm việc làm, không được, lại quay về làng học nghề sơn guốc. Mình là con trai người vợ ba của bố mình. Ở làng, nhiều bạn bè đồng học vẫn nhởn nhơ đèn sách, mình buồn bực và tự ái. Chung quanh lại nhiều sự nhăng nhít, vô lý, nhất là lòng ham thích viết văn nung nấu, mình viết với ý nghĩa: Chẳng kém gì các người. Mình muốn đòi một nhân phẩm, một thân phận, một chỗ đứng trong cuộc sống. Hồi ấy mình viết nhiều, gửi tới các báo chẳng ma nào đăng. ?oĐứa con người vợ lẽ? là truyện ngắn đầu tiên được in vào năm 1942 trên báo Trung Bắc chủ nhật. Sau đó, mình còn đăng tiếp hai truyện nữa mới được báo Trung Bắc chủ nhật trả nhuận bút, được năm đồng. Năm đồng hồi ấy to lắm. Mình sung sướng cầm tờ báo đến thẳng nhà cô Ng, cô ấy xinh lắm, là bạn học cùng lớp hồi nhỏ, đưa cho cô ấy đọc. Sau đó mình còn viết nữa, nhưng chỉ đến khi gặp Nguyên Hồng mình mới thực sự coi viết văn là một nghề.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Quan niệm truyền thống trước nay đều coi truyện nói chung thiên về tự sự, hư cấu. Nhưng nhà văn thì thật độc đáo. Đọc truyện ?oĐứa con người vợ lẽ?, ?oCon chó xấu xí?, ?oLàng?, ?oVợ nhặt? đều thấy rất rõ con người thật của nhà văn hiện lên. Có phải vì thế mà nhà văn viết ít, không thể viết cái gì mà mình không có trong đó?
    Nhà văn Kim Lân: ?oĐứa con người vợ lẽ? đúng là chuyện của mình, nỗi hờn tủi của mẹ con mình. Ông anh cả (con bà cả) cứ lục vấn, hạch sách mình mãi. Còn ông lão Hai trong truyện "Làng" chính là mình. Nhân vật Tràng trong "Vợ nhặt" mình lấy ở mình nhiều hơn. Bà mẹ mình là hình ảnh bà cụ Tứ, vợ anh Tràng cũng là hình ảnh vợ mình. Tuy nhiên một số chi tiết cụ thể trong truyện không phải y nguyên như ngoài đời.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Truyện "Con chó xấu xí" có một dạo ồn lên. Có phải người có tài thường đi với "cái tai một vần"?
    Nhà văn Kim Lân: Mình viết truyện "Con chó xấu xí" với sự chân thành, trong sáng. Truyện in, người ta đồn thổi không đâu vào đâu. Họ cứ nghĩ nhắc đến chó là xấu, có một thời nó buồn cười thế. Sau này, trong một hội nghị văn nghệ, anh Lành (Tố Hữu) gặp mình, chỉ tay vào ngực mình bảo: Truyện thì Lành nhưng mà không mạnh - ý Tố Hữu muốn nói là tính chiến đấu của truyện không cao. Chúng mình cùng cười, không ai còn nói gì đến chuyện ấy nữa.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Các truyện ngắn của nhà văn thường gọn ghẽ, tinh lọc, chứa nhiều ẩn dụ và chỉ viết về làng quê Việt Nam. Nhà văn nào trong nước và thế giới nhà văn chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
    Nhà văn Kim Lân: Nguyên Hồng vừa là người anh vừa là người thầy của mình, rồi Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố. Mình thích đọc Gorki, Tsekhov. Ấy là những nhà văn, nhà báo kỳ tài.
    Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Còn Nguyễn Tuân thì sao, có lần con nghe ông bảo, ông ấy là người sung sướng nhất?
    Nhà văn Kim Lân: Thì rõ đúng chứ còn gì. Lúc còn sống anh ấy được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước yêu mến, anh em trong nghề nể trọng, bạn đọc ngưỡng mộ. Nhưng làm cái anh viết cũng gian nan. Nguyễn Tuân viết Phở, viết Giò, thậm chí viết đến Rau muống là cái món ăn dân dã thì cả phở, giò, rau muống đều bị có ý kiến!; thật không làm sao hiểu được. Tính khí ông Nguyễn Tuân ai còn lạ gì, ngang bướng, ương ổi, bất cần, không bằng lòng điều gì là nói mất mặn, mất nhạt. Ai biên tập của ông ấy mà sửa một chữ thì khốn. Còn khi chết làm hoa Hà Nội vơi hẳn đi, tề tựu cả ở đám tang của anh, thế thì sung sướng nhất đời rồi còn gì!
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Các nhà văn thế hệ chống Mỹ và sau năm 1975, nhà văn thích ai?
    Nhà văn Kim Lân: Mình thích văn Nguyễn Khải, Đỗ Chu. Nguyễn Huy Thiệp thì được cái ?oTướng về hưu?. Các truyện ngắn sau này mình không thích. Một số truyện ngắn bây giờ, tác giả cứ hay "dở" tên Cái của người ta ra mà gọi. Chọc chọi cả vào những chuyện sâu xa, thầm kín đả kích, chửi bới lung tung. Phàm là văn chương thì cứ phải mộc, cái gì mộc cũng tốt, cũng hay.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Không những trọng văn, nhà văn Kim Lân còn được bạn đọc rất yêu quý trong khi đóng phim. Nhà văn Trung Trung Đỉnh kể: có lần vào Buôn Ma Thuột, mấy cô gái trông thấy ông, họ xúm lại reo hò gọi ông là: Lão Hạc. Khi trở về ông bảo: "Chán bỏ mẹ, làm cái anh nhà văn mấy chục năm chẳng ma nào nó biết, đóng mỗi bộ phim, ra đường có người gọi...?.
    Nhà văn Kim Lân: Mình thích đóng phim để được đi đây đi đó. Có vai được, vai không. Mới lại vai nào hợp với mình, na ná như mình mà mình thể hiện được ra thì sướng quá chứ còn gì.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Các nhà văn trẻ rất muốn nghe nhà văn nói vài điều về kinh nghiệm viết truyện ngắn của mình.
    Nhà văn Kim Lân: Cụ Nguyễn Siêu ngày trước có một đoạn câu đối rất hay, đề ở đền Ngọc Sơn: ?oLuận sự thường tồn trung hậu tâm?. Thế là công việc của nhà văn chứ còn gì nữa. Nếu nói cụ thể ra thì văn viết ra tự tấm lòng, thoát ra tự nhiên, trong sáng, chớ có quan trọng gò ép. Gò cố cho lấy được thì lại bí, lại tắc. Nhân vật của mình thường tự nhiên, không giả tạo, sáo rỗng. Ví như truyện "Vợ nhặt". Có người bảo sao vợ lại không có tên, không có quê hương bản quán, anh em dòng họ? Bối cảnh xã hội lúc đó nó thế. Những người tha hương, nghèo đói có khi chỉ vài khoanh bánh đúc là theo nhau, làm vợ làm chồng. Mà đã là "Vợ nhặt" thì làm gì có tên, có tuổi. Nó là thật đấy. Trong các truyện, mình thích đi vào chi tiết. Hồi mình viết truyện "Con chó xấu xí", Văn Cao đọc xong bảo ?oTruyện viết kín võ nhỉ". Kín võ ở đây có nghĩa là hàm chứa nhiều ẩn dụ. Và quan trọng nữa là trung thực, dám phê phán cái xấu, cái không lương thiện. Ngày trước, những truyện ngắn hài hước, châm biếm, có tính chiến đấu cao của Nguyễn Công Hoan được bạn đọc rất hâm mộ. Nay thể loại này mất hẳn, thật tiếc, giá mà ta phục hồi được loại truyện này. Tôi sợ nhất thứ văn chương kêu quá, bóng bảy quá, cứ như là đánh bóng mạ kền, cái đó không cần cho văn chương. Điều quan trọng là văn chương phải thật, phải giản dị, nói được tiếng nói của mình và suy nghĩ của mình.
    Nhà thơ Trần Anh Thái: Cảm ơn nhà văn, mong sớm được đọc tác phẩm mới của nhà văn.
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Xuất bản đầy đủ và nguyên gốc tập thơ Nhật ký trong tù
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa xuất bản tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ viết bài cuối cùng của tập thơ. Đây là lần đầu tiên Nhật ký trong tù đến tay bạn đọc với toàn bộ nội dung được in từ bản gốc bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Trong cuốn sổ tay bản gốc Nhật ký trong tù Bác có ghi rõ từ ngày 28-9-1942 đến 10-9-1943, khi Người từ Việt Bắc ra nước ngoài hoạt động và bị đế quốc giam giữ hơn một năm.
    Trong lần xuất bản này, toàn bộ bản gốc tập thơ viết tay của Bác và các trang viết bằng văn xuôi của Người đã được in lại đầy đủ. Bên cạnh đó, 60 bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về Nhật ký trong tù trên báo, tạp chí, sách được giới thiệu một cách có hệ thống theo trình tự được xuất bản trong gần 60 năm qua. Đây là lần đầu tiên Nhật ký trong tù đến tay bạn đọc với toàn bộ nội dung được in từ bản gốc bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo đảm tính nguyên gốc, tính chính xác của tài liệu hiện vật. Các nhà nghiên cứu và bạn đọc có thể tiếp cận văn bản một cách thuận lợi. Đây cũng là tài liệu quý, đủ độ tin cậy để phục vụ thiết thực cho quá trình tiếp nhận, nghiên cứu, tra cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm Nhật ký trong tù.
    TRỊNH THÚC HUỲNH
    Quyền Giám đốc,
    Tổng Biên tập Nhà xuất bản
    Chính trị quốc gia



    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Để tăng thêm tính sinh động cho trang tin Văn học một số chân dung các nhà Thơ _Văn của Nguyễn Đình Phúc sẽ được lần lượt đăng tải .Đồng thời qua đây mong được sự góp ý và phê bình của đông đảo thành viên nhằm cho trang tin của chúng ta ngày một chất lượng và có giá trị hơn .Thay mặt nhóm 13To xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm !
    @anhdialan

    Người đầu tiên anhdialan xin được chân trọng giới thiệu : cố nhà văn Nguyễn Tuân , người đã có những bút ký tuyệt tác, người đùa chơi cùng ngôn ngữ , người đã để lại trong lòng người yêu Văn học nhiều tình cảm trừu mến mỗi khi nghĩ về những giai thoại của người .Anhdialan luôn cười khi nghĩ về câu nói này của người khi người nhận xét về một bản thảo của một nhà văn Liên Xô :Các cụ Hà Nội bảo được !
    Sẽ có rất nhiều điều để nói về Nguyễn Tuân , nhưng cho phép anhdialan chỉ dừng lại ở những nhận xét này bởi nếu có nói thì có lẽ sẽ không bao giờ hết được với sự nghiệp của một nhà cầm bút - Chơi chữ .
    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 19:33 ngày 11/09/2003
  6. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sẽ có một tác phẩm văn học về nhân bản gene người?

    QUỐC DŨNG thực hiện
    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho biết, anh đang ấp ủ dự định viết một cuốn sách về nhân bản người, trong đó chỉ đơn giản là trình bày một nỗi sợ hãi về tương lai, vừa mang tính viễn tưởng vừa ghi lại dấu ấn xã hội hiện tại. Sau đây là cuộc trò chuyện của anh
    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Tôi thực sự có ý định bởi ở đó tôi có ý tưởng. Nhưng không phải viết về nhân bản gene, cũng không phải làm một cuốn tiểu thuyết.
    Đơn giản chỉ là trình bày nỗi sợ hãi ở một tương lai rất gần khi người ta có thể thực hiện công nghệ nhân bản lên con người, làm cho người chết sống lại từ một tế bào còn lưu giữ được, có thể nhân một người thành rất nhiều người hay cái gì đó tương tự. Tôi sẽ viết về nỗi sợ hãi ấy, không phải nỗi sợ hãi về khoa học mà là sợ hãi về một tương lai bất ổn trong tư duy con người. Sinh sản vô tính đưa con người đến đỉnh điểm rất cao trên xa lộ khoa học. Bộ óc con người thật kỳ vĩ nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thứ tồi tệ vô cùng.
    *Anh nảy ra ý tưởng viết về nhân bản người khi nào?
    + Đấy là khi tôi đọc tin về các nhà khoa học Anh thành công trong việc tạo ra con cừu Dolly. Trong tôi đầy tính tò mò. Tôi đợi chờ ngày nào đó sẽ gặp các sứ giả ở một hành tinh khác bởi tôi thực sự cảm thấy cô đơn. Câu chuyện cừu Dolly mà các nhà khoa học nói rằng có thể tạo ra những con người mới khiến tôi thích thú vô cùng đồng thời lại là cảm giác kinh hoàng.
    Các nhà khoa học có thể nhân bản một vật thể hữu hình, cho dù vật thể đó là động vật cao cấp nhất là con người. Nhưng họ đã thất bại và nhất định thất bại một khi họ muốn tái sinh tinh thần. Chúng ta có thể nhân bản một nhà độc tài, một cơ cấu tổ chức, thậm chí cả một nội các. Nhưng không thể làm lại một tinh thần như mong muốn.
    *Tại sao không thể vượt qua được rào cản đó?
    + Nó thuộc về cái gì đó rất khó lý giải. Tôi không muốn bàn về tôn giáo, về những gì mang tính tâm linh ở chỗ này. Chúng ta chỉ là phần rất nhỏ trong triệu triệu phần tử của vũ trụ. Chúng ta trồng ra một cái cây, làm ra một bông hoa không phải đơn thuần vì miếng đất dưới chân nó. Những cây và hoa đó sinh ra từ tất cả những gì có trong vũ trụ này mà không bao giờ chúng ta nhìn thấy hết. Nếu ai đó có thể sinh ra một vũ trụ tương đồng với vũ trụ hiện thời, may ra người đó mới có khả năng tái tạo một con người hoàn chỉnh. Mà điều đó thật hài hước, thật phi logic. Anh ta chỉ là một phần vô cùng nhỏ của vũ trụ, chỉ có thể sinh ra một phần nhỏ của vũ trụ chứ không bao giờ sinh ra được cái vũ trụ anh ta sống. Đó không chỉ là thất bại đơn thuần trong phòng thí nghiệm, mà là thất bại của trí thông tuệ, là sự trình bày dấu hiệu khủng hoảng tâm lý con người. Phòng thí nghiệm thể hiện khát vọng vừa là nơi chứng minh tính rồ dại không giới hạn của con người.
    Tôi không hề muốn Nguyễn Du sống lại. Tôi không đợi chờ một Truyện Kiều thứ hai. Tôi cần những giá trị mới. Cuốn Truyện Kiều hiện có đã trọn vẹn lắm rồi, không cần phải thêm gì nữa. Nếu Nguyễn Du định viết tập hai, tôi nhất định gọi điện thoại cho ông rằng ông sẽ thất bại. Tôi cầu nguyện đừng ai nhân bản Nguyễn Du, đừng bắt ông phải gánh chịu một lần nữa sự đau đớn cho cô Kiều và cho nhân loại lúc đó.
    Tôi cũng muốn báo động con người đang ngày càng trở nên lạnh lùng hơn, tàn nhẫn hơn, phi nhân tính hơn. Đến một ngày nào đó một hậu quả nào đó sẽ xảy ra. Cuốn sách sẽ vừa mang tính viễn tưởng vừa mang đậm dấu ấn của xã hội tôi đang sống. Những gì trong cuốn sách có thể xảy ra trong tương lai. Tôi không tin đến thế kỷ 25, tình yêu con người sẽ khác đi, sẽ không run rẩy như tình yêu thời nay. Tôi sẽ viết rất thoải mái và sẽ chẳng có gì để cảnh giác. Tôi sẽ viết tất cả những gì có thể viết, kể cả sự rồ dại nhất, kể cả những điều nếu nói ra sẽ cảm thấy xấu hổ nhất. Sau đó tôi mới xem lại bản thảo.


    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  7. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Nguyên Hồng viết văn sớm. Sáng tác của ông hướng về những con người cùng khổ trong xã hội thành thị Việt nam đương thời. Ông là nhà văn sớm nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán, nhận thức được chân lý Cách mạng vô sản và đã thể hiện được phần nào trong tác phẩm của mình.Có lẽ trong số các bạn ở đây ít biết được nhà văn cũng tham gia sáng tác thơ , anhdialan chân trọng giới thiệu một trong số lớn những bài thơ của nhà văn luôn lỉnh kỉnh chai lọ bên mình .
    Cửu long giang ta ơi!
    Ngày xưa ta đi học
    Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
    Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
    Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ
    Bản đồ mới tường vôi cũng mới
    Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
    Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
    Ðưa ta đi sông núi tuyệt vời
    Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu
    Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh
    Nguồn tự Trung Hoa có Vạn lý trường thành
    Có Hy Mã lạp sơn, Ðộng Ðình hồ, Tây du, Thủy Hử
    Mê Kông chảy
    Cây lao đá đổ
    Ngẫm nghĩ voi đi
    Thác Khôn cười trắng xóa
    Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
    Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn
    Rừng Lào- Miên rộng quá
    Dân Lào - Miên mến yêu
    Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói
    Ta đi...bản đồ không còn nhìn nữa
    Sáng trời thu lại còn **** với trời xanh
    Trúc đào tươi chim khuyên riả cánh sương đọng long lanh
    Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
    Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
    Rừng núi lùi xa
    Ðất phẳng thở chan hòa
    Sóng tỏa chân trời buồm trắng
    Nam bộ
    Nam bộ
    Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng...
    Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
    Bến nước Mê kông tôm cá ngập thuyền
    Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
    Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả
    Mê Kông quặn đẻ...
    Chín nhánh sông vàng
    Nông dân Nam bộ gối đất nằm sương
    Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
    Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
    Những Hà tiên, Gia định, Long Châu
    Những Gò công, Gò vấp, Ðồng tháp, Cà mau
    Những mặt đất
    Cha ông ta nhắm mắt
    Truyền cháu con không bao giờ chia cắt
    Ta đã lớn
    Thầy giáo già đã khuất
    Thước bản to nay thành cán cờ sao
    Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
    Ðã thấm máu của bao hồn bất tử
    Những Minh Khai, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú
    Những bông hoa dân tộc anh hùng
    Mười sáu tuổi xanh
    Em Ðuốc Sống đốt mình phá tan kho giặc
    Võ thị Sáu vùng răng cắn chặt
    Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng
    Ðạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non
    Ðỏ thắm nụ cười
    Chào Bác Hồ và Việt nam bất diệt.
    Ðêm nay
    Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
    Sao khuya lấp lánh
    Lửa chài thức sáng nhịp hát hò ơ
    Ðồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
    Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát.....
    ----------------------------------------------------------------



    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  8. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Kim Tuấn ra đi giữa mùa trung thu
    Vậy là, giữa mùa trung thu, nhà thơ của Anh cho em mùa xuân đã bước Những bước chân âm thầm đi vào cõi vĩnh hằng. Đêm 10-9-2003, sau khi dự lễ phát quà trung thu cho học sinh nghèo Trường Dạy tiếng Anh và Dạy nghề Thăng Long, quận 4 - nơi anh đang làm hiệu trưởng, trở về nhà vui vẻ bên vợ con, thì đến nửa khuya, một cơn nhồi máu cơ tim đã bất ngờ cướp mất anh.
    Kim Tuấn tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh năm 1938, tại Hà Tĩnh, là hậu duệ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Anh trưởng thành tại Phan Thiết và Sài Gòn, sau đó dạy tiếng Anh tại thị xã Pleiku, rồi về công tác tại Phòng Giáo dục quận 4 - TPHCM, đi dạy và viết sách tiếng Anh. Từ ngày Trường Dạy tiếng Anh và Dạy nghề Thăng Long, quận 4 - TPHCM (Saigon Children?Ts Charity) thành lập, anh được cử về làm hiệu trưởng cho đến nay. Với cương vị một người thầy và một nhà quản lý giáo dục, anh luôn là một người bạn hiền hậu, chân tình của đồng nghiệp, một ?oông già Noel? của học sinh nghèo. Còn với gia đình, anh là một người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Bản chất đó đã hòa vào tác phẩm của anh, dâng hiến cho đời những vần thơ lãng mạn, đậm nghĩa giàu tình.
    Kim Tuấn đến với thơ ca từ rất sớm, năm 1959, anh đã xuất bản tập thơ đầu tay Hoa mười phương. Sau đó là các tập Ngàn thương (1969, in chung với Định Giang), Dấu bụi hồng (1971) Thơ Kim Tuấn, (1975), Thời của trái tim hồng (1990), Tuổi phượng hồng (1991) Tạ tình phương Nam (1994)... Thơ anh rất mặn duyên với nhạc. Một số bài thơ của anh đã trở thành ca khúc của nhiều nhạc sĩ như: Nguyễn Hiền, Y Vân, Vũ Hoàng, Nguyễn Phú Yên... Nhiều người có thể không nhớ kỹ tên anh, nhưng những lời thơ đã trở thành ca từ như: Anh cho em mùa xuân, Nụ hoa vàng mới nở (Nụ hoa vàng ngày xuân) hay: Từng bước từng bước thầm, Hoa vông rừng tuyết trắng, Rặng thông già lặng câm... (Kỷ niệm), hoặc: Khi con đường một mình, Hai hàng cây nhớ gió... (Một mình) thì đã và sẽ còn mãi ngân nga trong lòng họ. Vốn biết anh cao huyết áp, mọi người đều từng khuyên anh nên quan tâm giữ gìn sức khỏe. Vậy mà, anh vẫn bám lớp bám trường.
    Vĩnh biệt nhà thơ Kim Tuấn, vĩnh biệt thầy Vĩnh Khuê! Từ nay, tôi và bạn hữu không chỉ nhớ đến anh mỗi độ xuân về, những lúc một mình, mà còn cả giữa đêm Trung thu ngời sáng...
    Trần Hoàng


    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  9. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Các nhà văn trẻ: Sống rồi hãy viết!

    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Tối 9.9, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cùng hàng trăm độc giả đã đội mưa đến với chương trình giao lưu do Trung tâm văn hóa Pháp tổ chức, mà ông là nhân vật chính. Với vẻ trầm tĩnh pha chút dí dỏm, tác giả của tiểu thuyến đang được chờ đón Tuổi 20 yêu dấu khéo léo giải đáp tất cả những thắc mắc về văn chương và con người Nguyễn Huy Thiệp.
    Ông hay nói đến sự "dấn thân". Vậy sự dấn thân của ông trong văn học là gì?

    &gt;&gt; Sau khi "dấn thân" vào văn chương, tôi thấy rõ một điều, nhà văn là đối tượng dễ bị hiểu lầm nhất, hiểu lầm từ trong gia đình cho tới ngoài xã hội. Thậm chí có những điều nhà văn viết, thì mãi nhưng thế hệ sau người ta mới nhận ra giá trị.
    Chuyển sang tiểu thuyết, với ông, cũng là sự "dấn thân"?

    &gt;&gt; Những nhà văn cổ điển thế giới thường khuyên các nhà văn trẻ: nên bắt đầu từ thể loại truyện ngắn. Cho đến nay, tôi có khoảng hơn 50 truyện ngắn, đều "đứng vững" suốt nhiều năm qua. Ở một khía cạnh nào đó, tôi coi đấy như những tác phẩm "luyện tập". Tiểu thuyết đòi hỏi dụng công hơn rất nhiều. Cũng may, cuộc sống thay đổi từng ngày và đấy là thuận lợi cho người viết. Viết tiểu thuyết cũng không phải nhu cầu của riêng tôi. Cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam phát động từ 2002 - 2004, chỉ trong vòng 1 năm đã "gặt hái" hơn 60 tiểu thuyết. Đáng kinh ngạc!
    Một nhà phê bình văn học, sau khi đọc bản thro cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông đã nhận định: Tuổi 20 yêu dấu là một bước lùi trong sự nghiệp của Nguyễn Huy Thiệp...

    &gt;&gt; Nói như thế vừa đúng vừa không đúng. Nếu so với các truyện ngắn tôi đã viết thì nó đúng là... một bước lùi. Nhưng tiểu thuyết này mở ra một thời kỳ mới của tôi, vậy thì nó lại là một bước tiến. Tôi mong Tuổi 20 yêu dấu sớm đước xuất bản để lắng nghe dư luận. Phải lắng nghe, mới điều chỉnh mình được.
    Thông điệp của Tuổi 20 yêu dấu?

    &gt;&gt; Cuốn tiểu thuyết của tôi nhằm vào đối tượng thanh niên mới lớn. Lớp thanh niên mới lớn thường rất trong sáng, nhưng phải đối viện với nhiều cạm bẫy: ma tuý, mại dâm và những tệ nạn xã hội khác, đồng thời phải đối diện với sự dốt nát của chính mình và một số người xung quanh. Bằng nỗ lực của mỗi cá nhân trong cộng đồng, chúng ta có thể "cải tạo" bản thân mình và môi trường sống. Hai thông điệp tôi muốn gửi đến các bản trẻ: Hãy trở về với tự nhiên cuộc sống là tươi đẹp, tuổi trẻ là tươi đẹp. Chúng ta đừng huỷ hoại nó.
    Là nhà văn xuất ngoại nhiều. Theo ông, có một khảng cách giữa văn học Việt Nam và thế giới?
    &gt;&gt; Thực ra, văn chương ở đâu cũng thế thôi, có cái hay và cái dở. Nhưng riêng lĩnh vực văn học, có 2 yếu tố tạo nên khảng cách: năng lực cá nhân và môi trường sống. Đây là điều các nhà văn Việt Nam phải vượt qua nếu muốn hội nhập với thế giới. Thế hệ chúng tôi đã gắng hết sức rồi. Giờ phải trông chờ vào thế hệ sau. Tôi thấy tiếc co các nhà văn trẻ của chúng ta; lắm khi, người ta không chịu dấn thân, không chịu nỗ lực.
    Một lời khuyên với các cây bút trẻ?
    &gt;&gt; Sống chứ đừng viết vội! Ông Nguyễn Công Hoan ngày xưa có nói về một người rất muốn bơi, nhưng cứ đứng trên bờ loay hoay, thì sao mà bơi được. Hãy nhảy ùm xuống nước mà khua khoắng loạn lên. Viết văn và mọi công việc ở đời cũng như vậy thôi!
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  10. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Đọc sách: "Chúng tôi ăn rừng"


    Georges Condominas gắn bó máu thịt với VN là điều gần như đương nhiên. Trong dòng máu có một phần Á Đông, ông sinh ra tại Hải Phòng năm 1921, nói như lời ông là "con một giám binh (người Pháp) chỉ huy lính khố xanh hạng bét", nhưng theo ông về nhân cách và trình độ văn hoá, ông là "một con người tuyệt vời". Condo (tên gọi thân mật của G.Condoninas) là nhà nghiên cứu dân tộc học và từ vựng những nhóm Nam Á ở Tây Đông Dương. Có thể nói ông như một đứa con của tộc người Mnông Gar ở Tây Nguyên (VN). Tháng 9.1948, Condo một mình đến sống tại làng Sar Luk heo hút ở phía tây tỉnh Đắc Lắc hơn một năm với mong muốn viết một tác phẩm: "Trình bày những tư liệu thô về cuộc sống một làng Mnông Gar hiện đại... các tư liệu được thu thập trong diễn biến của một chu kỳ nông nghiệp trọn vẹn trong một năm...". Ông viết thành thực và khiêm tốn: "Đây chỉ đơn giản là những tư liệu, tức là một mặt không hề có ý định xây dựng cấu trúc xã hội học, mặt khác cũng chẳng hề muốn làm văn học...". Thế nhưng khi tác phẩm "Chúng tôi ăn rừng..." xuất hiện (1957), ngay lập tức được nhà dân tộc học nổi tiếng thế giới Claude-Lévi Strauss đánh giá: "Chúng tôi ăn rừng... đánh dấu sự đăng quang trong nền văn học dân tộc học của một thể loại hoàn toàn mới, nổi bật vì sự gắn bó với hiện thực bản địa, sâu sắc hơn tất cả những gì đã từng có trước nay".
    Ngoài giá trị khoa học, cuốn sách (vừa được NXB Thế giới, Bảo tàng DT học VN xuất bản, 448 trang) mà sau gần nửa thế kỷ người VN mới được đọc bằng tiếng Việt, thì điều đáng cảm phục Condo còn ở chỗ, như C.Lévi Strauss nói một cách bài bản là "sự gắn bó với hiện thực bản địa". Condo đã từng suýt chết vì bệnh tật ở làng Sar Luk ấy. Tôi thật khó hình dung ra lúc ấy ông đã sống thế nào, bởi ngay cả bây giờ, rất ít nhà khoa học chuyên nghiệp nào của chúng ta dám dấn thân như ông. Bởi thế đằng sau những trang viết của Condo, con người giản dị chân thành này quả thực, là một tấm gương sáng không chỉ cho những nhà dân tộc học VN.
    Y Trang

    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO

Chia sẻ trang này