1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin văn học VN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoanghoatientuu, 25/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Hoan nghênh anhdialan đến với box Văn Học. Hôm nọ gặp ở Hỉa Phòng chả thấy cậu nói gì đến Văn Học, giờ mới biết cậu cũng có sở thích này.
    Hôm trước xuống đó tìm nhà ông Bùi ngọc Tấn nhưng không tìm được, cậu làm ơn tìm hộ. Tôi sẽ xuống đó chơi
  2. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn thân mến !
    Bùi Ngọc Tấn giờ đã thất thập cổ lai hi , tôi đâu có cơ may được làm bạn bè của ông , nhưng tôi đọc cái chữ của ông rất nhiều , nhất là những gì ông tái tạo lại những người bạn văn qua ''''''''''''''''Một thời để mất ''''''''''''''''.
    Tôi được biết, hiện tại ông sống với lương hưu còm, ba trăm ngàn gì đấy, nghĩa là không đủ sống ở cơ chế thị trường hôm nay. Ông viết báo, sách. Một cuốn sách viết bao lâu, nhuận bút khỏang vài triệu. Một bài báo, hai ngàn chữ, cỡ ông, trả năm trăm ngàn. Một lần đi trại viết, lĩnh vài trăm ngàn, cơm nuôi, với ông là một dịp may, một cơ may cải thiện. Với ông văn chương cốt ở sự bình dị, dễ hiểu làm trọng. Nhà ông, Bùi Ngọc Tấn, khuất nẻo trong một hẻm nhỏ thuộc đường Điện Biên. Tôi không được rõ địa chỉ lắm nhưng ông bạn đến đó hỏi thăm thì ai ai cũng biết !
    Tôi không ưa lắm cái nhìn của Bùi Ngọc Tấn về cuộc đời , bởi cũng vì ông gặp quá nhiều trắc trở trên nghiệp văn của mình .Văn ông nó thảm quá , chua chát quá , và có gì đó ấm ức , mặc dù vậy nhưng ông luôn dùng những ngôn từ bình dị , dễ hiểu , âu cũng là cái cố gắng của ông để còn tồn tại một cái danh trên văn đàn .
    Ông bạn có xuống Phòng , nếu tìm gặp Bùi Ngọc Tấn ,anhdialan chỉ ông bạn chỗ này đảm bảo nắng mưa bão tố , bất biết trời đất thế nào kiểu gì cũng gặp : 5h chiều hàng ngày quán bia HN dưới chân cầu Lạc Long .Thân !

    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 00:20 ngày 14/09/2003
  3. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Khắc Viện - Ước mơ và Hoài niệm
    Dễ đọc vì lời văn giản dị như con người ông; đúng là những lời thủ thỉ của một cụ già tám mươi kể chuyện đời mình cho vợ con nghe. Khó hiểu không phải do ý tứ rối rắm, mà khó cho những người ít có dịp đọc văn phẩm cũng như theo dõi cuộc đời dày dặn của ông. Có vấn đề phức tạp, chẳng hạn bối cảnh và nội dung bài đăng tạp chí Esprit (Tinh thần) uyên bác dày cộm, mà đối tượng là trí thức Pháp ngữ.
    Bài viết theo gợi ý của Đảng Cộng sản Pháp, nhằm thông qua kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam, bác bỏ quan điểm mao- ít của một trí thức tên tuổi gốc Algérie là F. Fanon trình bày trong cuốn sách Những người đau khổ trên trái đất mới xuất bản, đang tác động tiêu cực đến sinh viên châu Phi học tập rất đông tại châu Âu hồi bấy giờ. Chuyện ấy ông kể trong nửa trang sách. Hoặc như bài Bàn về đạo Nho, cũng đăng trên tạp chí ấy, tranh luận với ông tổ hiện sinh Albert Camus, Giải thưởng Nobel văn học, về mối quan hệ giữa Khổng giáo và chủ nghĩa Mác, tóm tắt chưa tới một trang.
    Một con người nghị lực.-
    Hồi ký không theo trình tự thời gian, mà bắt đầu từ Câu chuyện dưỡng sinh. Tôi nhớ có lần nghe ông tâm sự: Cuộc đời mình sau khi chết nếu còn lại chút gì chăng, ấy là chuyện dưỡng sinh. Đây không chỉ là một thử nghiệm khoa học mà chủ yếu là tấm gương ý chí. Sáu mươi năm trước, một thanh niên cầm trong tay hai bằng bác sĩ, đang làm nội trú Bệnh viện Paris, chẳng may mắc bệnh nan y. Mười bảy năm liền điều trị. Bảy lần lên bàn mổ. Sau lần mổ cuối, các giáo sư y học khuyên bệnh nhân yên tâm nghỉ ngơi và... chờ chết. Bằng nghị lực, con bệnh ấy đã sống, không những sống dai mà còn "làm việc ít nhất bằng một người sức khỏe bình thường" (lời NKV).
    Năm ông 70 tuổi, em trai ông làm bài thơ vui mừng thọ, có hai câu: Nhân sinh thất thập cổ lai hy / Anh Viện 70 chuyện lạ kỳ. Năm ông lên thượng thọ, Nguyễn Khắc Viện nối thêm hai câu: Nay lại 80 sao thế nhỉ / Bao giờ ông mới chịu ra đi?
    Nhờ dưỡng sinh, ông già chỉ chịu ra đi ở tuổi 85.
    Tổng kết cuộc đời sáu mươi năm làm việc không mệt mỏi, luôn ở hàng đầu cuộc sống trí tuệ Việt Nam và châu Âu, Nguyễn Khắc Viện phân làm ba bước: Tham gia giải phóng dân tộc, tham gia đấu tranh dân chủ hóa, và tham gia khoa học con người. Ông viết: "Trong cả một quá trình như thế, tôi đã học đạo lý Nho giáo, rồi đến thuyết Mác, thuyết tự do, có mặt theo đạo Lão, có mặt theo đạo Phật. Tất cả những gì tôi tiếp thu được, nay tôi không phủ nhận, phủ định một vấn đề gì. Con người tôi tiếp nhận tất cả, xem đấy như là một cái vốn riêng".
    Nhất dưỡng sinh, nhì tâm lý trẻ em.
    - Cuốn hồi ký chưa bao quát hết. Có thể gia đình, những người làm sách (hoặc chính ông) chưa muốn công bố chăng? Tôi nghĩ thế cũng phải. Đã đành ?ocái quan luận định?, sau khi đậy nắp quan tài thì những người còn sống tha hồ luận định về người đã ra đi, người ấy không cất lời nữa, song lúc này đúng là chưa nên xới lại những cuộc tranh luận không cần thiết. Hơn nữa - đây là cảm nghĩ của riêng tôi - Nguyễn Khắc Viện cho rằng đời mình có hai sự quan trọng: "Thứ nhất dưỡng sinh, thứ hai tâm lý trẻ em", những gì còn lại, dường như ông coi thứ yếu.
    Đọc Nguyễn Khắc Viện, tôi cảm giác ông viết văn Pháp hay hơn văn Việt. Được quen ông, học ông từ lâu, tôi dám quả quyết không phải tại con người ấy sống bên Tây lâu quá (26 năm, và là những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời, khi định hình nhân cách) nên giảm bớt cốt cách Việt Nam. Hoàn toàn không phải. Tôi có dịp nghe Nguyễn Khắc Viện một lần nói về nghề tân văn, lớn tiếng khuyên các nhà báo trẻ: "Ai chưa thật thuộc Kiều, ca dao, Cung oán, Chinh phụ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, và cả thơ lãng mạn nữa, thì tìm ngay mà đọc, mà nghiền ngẫm, mà ngâm nga". Cũng khó cắt nghĩa ông nhìn vào đối tượng để viết. Đối tượng văn Pháp của ông là trí thức đã đành, tác phẩm Việt ngữ của ông phần lớn cũng hướng về những người có học vấn. Thật khó lý giải. Bởi vậy, tôi rất thú vị thấy trong Tác phẩm Nguyễn Khắc Viện, có in kèm nguyên văn diễn từ ông đọc nhân lễ trao Giải thưởng lớn về Pháp ngữ, năm 1992.
    Giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Văn học Pháp.-
    Tôi đọc bài ấy khi còn là bản đánh máy. Tôi nói: "Anh không dịch ra tiếng Việt thì liệu có bao nhiêu người đọc bài của anh ?". Ông cười buồn: "Mình hết hơi thật rồi. Ông thích thì ông dịch". Tôi đã thử, nhưng không thành công. Chẳng phải ngôn từ quá khó khăn, vả chăng cũng chỉ dài có mươi trang sách. Có lẽ ông viết cho Tây đọc, chuyển ngữ thì giảm mất cái thần chăng. Thật khó lý giải. Chỉ xin được nói thêm: Nhà văn Algérie Mohammed Dib (1920-2003), nổi tiếng từ năm 1952 với tiểu thuyết Ngôi nhà lớn viết bằng Pháp ngữ, sau đó sang định cư 45 năm gần Paris, cho đến lúc qua đời, được báo Le Nouvel Observateur (Người quan sát mới) ca ngợi là "một nhà văn Pháp lớn đích thực?, báo Le Monde (Thế giới) gọi là "một nhà thơ lớn" của nước Pháp. M. Dib được Viện Hàn lâm Văn học Pháp trao Giải thưởng lớn về Pháp ngữ năm 1994. Báo chí châu Phi coi đó là một sự kiện lớn, bởi ông là "nhà văn Bắc Phi đầu tiên nhận giải thưởng?. Nguyễn Khắc Viện nhận giải trước Mohammed Dib hai năm, và là người thứ bảy trên thế giới được trao giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Văn học Pháp.
    Sau khi xem hồi ký Nguyễn Khắc Viện, tôi nghĩ cũng cần tìm đọc lại tác phẩm của ông
    Phan Quang
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Huy Thiệp: ''''Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết''''
    Nguyễn Huy Thiệp là người có khả năng cuốn hút. Ông thể hiện sự sâu sắc, quyết đoán và khá ngay thẳng trong khi đối thoại. Có thể đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, khắc khổ của con người ''''từng trải'''' đó là một tâm hồn nhạy cảm hơn ta vẫn tưởng. Để diễn đạt nỗi buồn hay sự phiền lụy trong đời sống, ông có thói quen dùng từ ''''đau khổ'''' hay ''''khổ''''... Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa ông và báo giới.
    *Ông có ý định viết tiểu thuyết hay chỉ dừng ở việc chuyển thể truyện ngắn thành kịch bản phim như hiện tại?
    - Tôi không thể ''''rửa tay gác kiếm'''' nếu mình vẫn còn tha thiết với việc viết, nhất là khi được tạo điều kiện đầy đủ. Tôi cũng chuẩn bị cho cuốn sách từ 2 năm nay. Có điều, tôi vẫn thiếu một cái gì đó; có thể là một cú hích, một sự khởi động để bật khỏi sức ỳ...
    **Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông nói, người ta thường phải xây đắp những thần tượng mới. Vậy trong các tác phẩm của ông có bóng dáng các thần tượng không?
    - Tôi không nghĩ nhiều đến điều này. Con người mà không có thần tượng thì cũng đau khổ, nhất là tuổi trẻ... Nhưng nếu ai đó phải làm ''''thần tượng'''' thì rất khổ, luôn phải ''''vào vai'''' và khổ vì nhiều điều khác. Tôi không cần đến thần tượng, nhưng một đám đông thì cần. Quan trọng là phải không được nhận nhầm.
    ***Ông quan niệm ra sao về cái Đẹp trong văn chương và cuộc đời?
    - Tôi sang Pháp, được biết một câu chuyện. Tại một ngôi nhà thờ cổ có những cửa sổ bằng sắt, được gắn thêm đều đặn giữa hai chấn song là những chiếc vòng màu vàng. Mọi người đều tin là ai ***g cổ tay vào đó sẽ gặp điều may mắn, hạnh phúc. Đó là cái Đẹp. Cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm. Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có một số tiêu chí chung. Song tôi không có quan niệm cố định, vì cái Đẹp luôn biến dịch. Có thể trong hoàn cảnh này một điều là đẹp nhưng lại không đẹp trong hoàn cảnh khác.
    ****Triết lý bao trùm trong các sáng tác và cuộc sống của ông là gì?
    - Tôi không có triết lý nào cả. Tôi chỉ hướng tới thiên nhiên. Thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất. Hãy tôn trọng tự nhiên, môi trường sống của mình. Ta không muốn thì ngoài kia hoa vẫn nở, chim vẫn hót liên miên... Thiên nhiên bao gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái Đẹp và sáng tạo, thực ra đều ẩn giấu trong tự nhiên; nhà văn chỉ việc tìm và thấy chúng.
    *****Ngoài công việc, hiện tại ông có thú vui nào không?
    - Tôi trải nghiệm nhiều cuộc sống, đi liền với các nghề nghiệp: dạy học, làm viên chức, vẽ tranh, bán quán ăn đặc sản, làm gốm... nhưng chỉ nghề viết văn là còn lại. Tôi làm mỗi nghề không quá 3 năm; giống như mở ra, đóng lại những cuộc chơi. Có thể đứng ngoài quan sát nhưng tôi muốn thực sự là người trong cuộc. Muốn mình phải trải qua những vật lộn sinh tồn của mỗi nghề. Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết.

    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Bài thơ lục bát của Nguyễn Bính còn ít người biết
    Theo tác giả Hải Ðường, Giấc mơ của tôi là một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính còn ít người biết đến. Bài thơ này ông được chính Nguyễn Bính đọc cho nghe, nhưng về sau không thấy có mặt trong ấn phẩm nào của nhà thơ chân quê.
    Từ bé tôi rất mê dân ca, vì thế nên càng yêu thơ Nguyễn Bính. Yêu thơ Nguyễn Bính, hâm mộ Nguyễn Bính... nhưng mãi đến năm 1959 tôi về làm biên tập viên buổi "Tiếng thơ" của Ðài tiếng nói Việt Nam tôi mới được gặp mặt Nguyễn Bính.
    Hồi ấy tổ "Tiếng thơ" của Ðài Tiếng nói Việt Nam chỉ có ba người: Anh Hoàng Tấn (Tức Hồ Tắng Ấn) là tổ trưởng, anh Hoàng Phố và tôi là tổ viên.
    Anh Hoàng Tấn là bạn chí cốt của Nguyễn Bính, và đã cùng Nguyễn Bính khoác áo giang hồ... lãng du khắp nơi, rồi vào Sài Gòn làm thơ, làm báo, nổi tiếng một thời. Ðến khi Nam Bộ kháng chiến, hai anh vào bưng biền tham gia chiến đấu. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, hai lãng tử giang hồ ấy lại tập kết về Hà Nội.
    Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau tại nhà anh Hoàng Tấn. Tôi đọc cho Nguyễn Bính nghe những bài thơ tình của mình chịu ảnh hưởng của trường phái Nguyễn Bính. Anh chăm chú nghe, rồi yêu cầu đọc lại... không quá ba lần anh đã thuộc, kể cả những bài thơ dài. Phải nói là anh có một trí nhớ tuyệt vời! Từ đấy chúng tôi trở thành bạn vong niên.
    Một lần trên chiếu rượu, tôi nhắc lại bài thơ của anh: Giấc mơ anh lái đò. Nguyễn Bính đặt cốc rượu xuống và bảo: "Tôi còn một giấc mơ nữa, nhưng không phải của anh lái đò, mà là giấc mơ của tôi, giấc mơ của Nguyễn Bính!".
    Và anh đọc cho tôi nghe... Tôi thích quá, yêu cầu anh đọc lại và tôi nhập tâm ngay.
    Nhưng có một điều mà tôi quên hỏi là bài thơ được sáng tác năm nào; chưa đăng, hay đã đăng trên báo nào. Thậm chí tên bài thơ: Giấc mơ của tôi, hay Giấc mơ của Nguyễn Bính?
    Bao nhiêu năm qua, đọc lại các thi phẩm của Nguyễn Bính, từ Lỡ bước sang ngang, Mười hai bến nước, Mây Tần và cả những tuyển tập thơ của Nguyễn Bính, xuất bản ở Hà Nội, Nam Hà, v.v... đều không thấy bài thơ mà Nguyễn Bính đã đọc cho tôi nghe.
    Tôi nghĩ: Ðây có thể là một bài thơ bị lãng quên.
    Vì vậy tôi xin cáo lỗi vong linh của nhà thơ Nguyễn Bính chép lại bài thơ này để giới thiệu với các bạn yêu thơ... Và cũng hy vọng đóng góp thêm một tư liệu nhỏ vào kho tàng thi ca của Nguyễn Bính.
    Vì không biết chính xác tên của bài thơ, cho nên tôi cũng xin mạo muội đặt tên: Giấc mơ của tôi hay Giấc mơ của Nguyễn Bính như nhà thơ đã nói. Bài thơ như sau:
    Bỗng dưng đúc được nhà vàng
    Sắm xe tứ mã rước nàng vu quy
    Vợ hiền cử án tề my
    Nửa năm đèn sách đi thi đỗ đầu
    Ý không cho cưới nàng hầu
    Nửa đêm vợ khóc hoen mầu mắt xanh
    Quan to nhất phẩm triều đình
    Lầu cao, cửa cuốn buông mành có hoa
    Ðêm đêm gối cánh tay ngà
    Nồi kê chưa chín... canh gà đã sôi.
    Cánh tay ngọc biến đâu rồi?
    Gối chăn còn giữ nguyên mùi phấn hương.
    Theo như anh Hoàng Tấn nói thì Nguyễn Bính suốt đời nghèo... Tiền nhuận bút có bao nhiêu chỉ một cái vung tay là hết. Không nhà không cửa, suốt đời chỉ ở nhờ nhà bạn bè và nhà trọ. Cuối đời về lại Nam Ðịnh tục huyền với một người phụ nữ từ xưa đã yêu "Lỡ bước sang ngang" thì Nguyễn Bính mới có một mái che khiêm tốn.
    Hoàn cảnh như vậy, cho nên mơ đúc được nhà vàng thì cũng giống như giấc mơ trúng số độc đắc... xây biệt thự cao tầng của nghệ sĩ nghèo chúng ta ngày nay vậy.
    Nhưng giấc mơ vĩ đại là chuyện thi cử... Ngày xưa các cụ phải mười năm đèn sách, thuộc làu Tứ thư, Ngũ kinh, mà lều chõng đi thi còn trượt lên trượt xuống. Tài như cụ Tú Xương: "học đã toi cơm nhưng chửa chín", bao nhiêu lần không kiếm nổi cái cử nhân để vào thi Hội. Thế mà Nguyễn Bính chỉ có nửa năm đèn sách đã giật được thủ khoa (đỗ đầu). Ðỗ thủ khoa đã là giỏi, nhưng càng giỏi hơn lại là quan to nhất phẩm triều đình.
    Ngày xưa, đỗ Cử nhân, Phó bảng mới được cử làm Tri huyện. Ðỗ Tiến sĩ mới được cử làm Tri phủ... Từ đấy tiến dần lên Án sát, Tuần phủ, Bố chính, rồi hàng chục năm dư mới được hàm Tứ phẩm, Tam phẩm. Ðể có hàm Nhị phẩm thì bét ra phải là Hiệp tá đại học sĩ. Hiệp biện đại học sĩ.
    Còn Nhất phẩm triều đình thì phải là Tứ trụ: Ðông các đại học sĩ, Cần chánh đại học sĩ, Biên tu đại học sĩ, Võ hiển đại học sĩ.
    Ðèn sách có nửa năm mà đã là Nhất phẩm triều đình thì quả là: Quá giỏi! Quá giỏi!
    Một hình ảnh nữa cũng rất đẹp, rất thơ... đó là cảnh Vinh quy bái tổ. Nguyễn Bính không tả cảnh trống rung cờ mở của chính quyền địa phương và dân làng đón rước. Cũng không có cảnh ngựa anh đi trước võng nàng theo sau. Mà chỉ có:
    Vợ hiền cử án tề mi.
    Hình ảnh người vợ nâng khay rượu ngang mày... đón chồng, thật không kể xiết những tình cảm kính yêu, trân trọng.
    Chắc rằng những đại giáo sư, đại tiến sĩ ngày nay chả có vị nào được cái diễm phúc, cái vinh quang như vậy. Rồi:
    Ðêm đêm... gối cánh tay ngà.
    Thì phải nói là cực điểm, cực điểm!
    Chao ôi! Giấc mơ đẹp quá! Giấc mơ lớn quá! Nhưng giấc mơ cũng ngắn quá!
    Nồi kê chưa chín... thì canh gà đã sôi!
    Cái tiếng gà quái ác đã làm tan giấc mộng của nhà thơ.
    Vùng tỉnh giấc... cánh tay ngọc không còn... nhưng gối chăn vẫn thương tình nên giữ vẹn mùi hương phấn.
    Than ôi!
    Mơ là mơ... Mơ là mộng!
    Còn thực vẫn là thực!
    Cho nên suốt đời Nguyễn Bính phải vất vả long đong.
    Hải Đường
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  6. H3124

    H3124 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bác dialan thân mến, cái đoạn này, hình như có ở đâu rồi thì phải, em đọc thấy quen quen, có phải bác đọc trên báo không a?
    Hôm nao` có mấy ảnh hoa lan, bác gửi cho em nhé, em sẽ pm cho bác sau.

    học, học nữa, hộc máu...
    thà ngu vì thiếu iôt còn hơn thiếu iôt mà vẫn ngu (hic, chúng nó nói gì thế nhỉ?)
  7. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Đọc sách Tứ Thư

    Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, nền văn hóa Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu đậm của ba luồng tư tưởng chính: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Một trong số những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất có lẽ chính là Nho giáo Trung Hoa với tư tưởng của Khổng Mạnh được tập trung vào trong bộ sách Tứ Thư.
    Nội dung của Tứ Thư phong phú, đề cập tới nhiều lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, luật pháp... vì thế mà cả thời gian dài bộ sách này được dùng làm nền tảng cho Quốc học của Việt Nam. Một trong những điểm nổi bật của Tứ Thư là việc tập trung xây dựng nhân cách con người xã hội với những vấn đề căn cốt như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những chuẩn mực mà Tứ Thư đề ra cho cá nhân, đặc biệt ở khía cạnh đạo đức đến nay vẫn còn mang tính thời sự và trình tự hệ thống: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ xem ra ngày càng chứng tỏ sự ưu việt. Ở Tứ Thư giá trị cá nhân được đánh giá qua nhiều khía cạnh với những quan niệm đôi khi chênh nhau giữa Khổng Tử và Mạnh Tử. Đặc biệt với Mạnh Tử, ông đánh giá rất cao sự tự thức tỉnh của cá nhân, nghĩa là nỗ lực đào sâu vào chính bản thân mình để tìm lại cái ?otính bản thiện? của mình. Với Khổng Tử, cá nhân chỉ được đề cao khi mà nó gắn bó mật thiết với trật tự chung, nói cách khác khi nó hoàn thành triệt để nghĩa vụ, bổn phận của mình với toàn bộ xã hội xung quanh. Tựu trung lại thì cái đích hướng tới cuối cùng của Tứ Thư chính là sự phát triển trong bình ổn với một quy định nghiêm ngặt về đạo đức cho tất cả các tầng lớp xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà bắt đầu từ cuối thế kỷ 20 phương Tây đã chú trọng tới tinh thần Khổng - Mạnh và đang cố gắng ?ophủ sóng? nó trên diện rộng thế giới. Đặc biệt ở những nước mà sự dân chủ quá độ và sức mạnh lợi nhuận đã dẫn tới những hành vi hiểm nguy không chỉ cho chính phủ mà cho chính đời sống của người dân thì Tứ Thư được nghiên cứu khá kỹ càng. Rõ ràng người ta đã nhìn thấy ở Tứ Thư phép điều hòa từ tốn, chừng mực để có thể đưa từng cá nhân và đưa cả thế giới vào một trật tự ôn hòa, bác ái. Phép ấy chính sự biết mình, biết người, thanh đạm, hòa nhã, nền nếp và sống với lòng ngay thẳng. Con người ngày nay đang rất cần quay lại với những điều đó.
    Mặc dù hiện nay trên thị trường đang lưu hành nhiều bản dịch Tứ Thư nhưng mới đây Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân vẫn mạnh dạn tổ chức biên dịch và xuất bản lại bộ sách này. Điều khác của bản in lần này là không có phần nguyên bản chữ Hán, không phiên âm mà chỉ có bản dịch nghĩa; và những lời bình chú do nhiều giáo sư danh tiếng thế giới đảm nhận và nội dung bình chú cập nhật với những vấn đề mà thế giới và con người ngày nay đang phải đối diện.
    --------------------

    * Trần Trọng Sâm và Kiều Bách Vũ Thuận dịch. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - 2003.

    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  8. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn cậu, hôm gặp dưới đó, định hỏi cậu nhưng Hoà Thượng nói tranh hết, lúc sau quay ra chả thấy cậu đâu. Tôi đang ở Quảng Ninh, lúc về sẽ ghé sang bên ấy.
  9. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến Lão Tu dở ấy làm gì thêm phiền lòng , về Phòng nhé ! Hoàng Hoa tiên tửu còn nhiều đủ dùng để tiếp bạn hiền .Anhdialan luôn rộng lòng đón tiếp bạn bè !
    H1324 ! Cô bạn tinh tế thật :Tôi được biết, hiện tại ông sống với lương hưu còm, ba trăm ngàn gì đấy, nghĩa là không đủ sống ở cơ chế thị trường hôm nay. Ông viết báo, sách. Một cuốn sách viết bao lâu, nhuận bút khỏang vài triệu. Một bài báo, hai ngàn chữ, cỡ ông, trả năm trăm ngàn. Một lần đi trại viết, lĩnh vài trăm ngàn, cơm nuôi, với ông là một dịp may, một cơ may cải thiện.
    Đoạn này anhdialan được Thi Hoàng kể lại cho nghe về trại sáng tác Đồ Sơn năm vừa rồi về Bùi Ngọc Tấn đấy , còn nhà thơ Thi Hoàng túm nó ở đâu thì anhdialan không được rõ lắm , bởi cái này nó chạ người nên H3124 thấy quen quen cũng phải thôi .Nào còn gì thắc mắc không hỏi đi nhé anhdialan trả lời một thể .Hoa lan hả ? Gửi cho cả topic luôn :http://www.ttvnol.com/forum/t_194457/?0.1161749

    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  10. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thêm những tư liệu về Phan Khôi


    Với gần 700 trang, tập sách Phan Khôi - Tiếng Việt, Báo chí và Thơ mới của tác giả Vu Gia đã giúp bạn đọc có thêm tư liệu về một con người góp mặt trong lịch sử văn học. Tôi muốn nói đến công trình Phan Khôi - Tiếng Việt, Báo chí và Thơ mới của Vu Gia (NXB Đại học Quốc gia TPHCM). Cuốn sách thiếu hai đầy bảy trăm trang, cầm khá nặng tay. Đề tài quả thật hấp dẫn nhưng nghĩ đến chuyện đọc, không thể không ngại ngần.

    Vậy mà tôi cả tin nhiều bạn đọc chắc cũng sẽ lâm vào tình trạng này nếu đã đọc vài ba trang đầu tiên của chuyên luận thì khó mà cưỡng lại sức hút của nó, sẽ đeo đẳng nó đến trang chót một cách hào hứng. Vu Gia đã rất công phu và chu đáo trong suốt quá trình triển khai 15 chương sách. Anh giúp người đọc hiểu rõ, kỹ và đúng chân dung tinh thần một nhân cách: Tinh thần yêu nước nồng nhiệt từ thuở thiếu niên đến lúc bạc đầu; khát vọng và nhiệt tình đổi mới sôi sục; lối sống trong sáng, rạch ròi, ngay thẳng đến mức cực đoan (chương 1: Huyền thoại của một thời, chương 2: Người làm chủ được bản ngã)...
    Tôi hình dung, trong quá trình xử lý đề tài, hẳn Vu Gia rất "đau đầu? trước hai thử thách lớn: Đời văn của Phan Khôi phong phú quá, đồng thời éo le, đặc biệt quá. Có thể nói Vu Gia về cơ bản đã vượt qua được cả hai thử thách trên. Về tư liệu, tôi thành thực phục anh. Không hiểu bằng cách nào anh đã "khui" được vô số những trang in quý hiếm để từ đó có thể trình bày rất hệ thống với tinh thần "nói có sách" những giá trị đặc sắc của ngòi bút Phan Khôi.
    Dù rất quý mến tôn trọng đối tượng nghiên cứu, nhưng Vu Gia đã có ý thức giữ cho ngòi bút mình tính khách quan, công bằng. Anh khen truyện ngắn Phan Khôi, nhưng chê tiểu thuyết của ông. Anh đề cao sự sắc sảo, "cứng cựa" của Phan Khôi qua các bài viết phê phán Phạm Quỳnh, tranh luận với Trần Trọng Kim, đồng thời anh cũng chỉ ra sự lúng túng, bị động hiếm thấy của ông trong cuộc tranh luận với Hải Triều. Anh chiêu tuyết khá nhiều điều quan trọng cho Phan Khôi qua việc phân tích, nhận định các bài viết của ông trong vụ Nhân văn Giai phẩm, nhưng mặt khác anh vẫn không đồng tình với việc làm của Phan Khôi và nhóm Nhân văn Giai phẩm ngày ấy, cho đó là "lỗi nhịp và lạc điệu" (trang 461).
    Tất nhiên, khi đọc một công trình đề cập đến một hiện tượng văn học vừa phong phú vừa éo le, phức tạp như thế, người đọc từ nhiều góc độ khác nhau có thể chưa thỏa mãn, thậm chí chưa đồng tình với tác giả về mặt này, điểm khác. Đó cũng là lẽ thường tình. Quý trọng công sức lao động khoa học của Vu Gia, nhưng tôi cứ thấy... tiêng tiếc. Giá mà khi dựng lại hành trang sự nghiệp của Phan Khôi, anh nhắc thêm sự chăm sóc chu đáo, tế nhị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ông trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Giá mà khi cấu trúc của chương, đoạn anh gộp hai chương tiểu thuyết và truyện ngắn lại, để tránh tình trạng vênh lệch giữa các chương... Nhưng tôi tin những điều ấy Vu Gia đã rõ và đó là việc của anh trong lần tái bản. Vâng, công trình này chắc chắn sẽ được tái bản, vì chất lượng cao của nó, vì tinh thần đổi mới rất có trách nhiệm của nhà nghiên cứu đã đến độ chín.
    Trần Hữu Tá
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO

Chia sẻ trang này